Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề thi HKI môn Địa lý 12 trường Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.74 KB, 5 trang )

TRƯỜNG THCS-THPT HÒA BÌNH
Người soạn: Trương Minh Trường
Số điện thoại: 01685850369
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2016 -2017
MÔN: ĐỊA LÍ - KHỐI 12
Câu 1. Chiều dài 3.260 km là
A. đường biên giới trên đất liền của nước ta.
B. đường biên giới trên biển của nước ta.
C. đường bờ biển của nước ta.
D. đường biên giới của nước ta với Trung Quốc.
Câu 2. Địa hình Việt Nam có đặc điểm
A. rừng rậm nhiệt đới chiếm đa số diện tích.
B. địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn nhất.
C. thảo nguyên chiếm đa số diện tích.
D. địa hình đồng bằng chiếm diện tích lớn nhất.
Câu 3. Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân làm nguồn lợi hải sản của nước ta giảm
sút?
A. Chưa có qui định và biện pháp kiểm soát chặt chẽ về việc đánh bắt hải sản.
B. Ô nhiễm môi trường.
C. Đánh bắt hải sản quá mức.
D. Quy định đánh bắt hải rất nghiêm ngặt.
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây là của sông ngòi nước ta?
A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa và chế độ nước theo mùa.
B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước, nghèo phù sa và chế độ nước theo mùa.
C. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước, ít phù sa và chế độ nước theo mùa.
D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa và chế độ nước không theo mùa.
Câu 5: Đai nhiệt đới gió mùa ở miền Nam lên đến độ cao?
A. 600 – 700m.
B. 900 – 1000m.
C. Trên 2600m.
D. Dưới 2600m.


Câu 6: Nước ta có bao nhiêu loài thực vật?
A. 16.000
B. 15.000
C. 14.500
D. 400
Câu 7. Ý nào sao đây không đúng là những ảnh hưởng của Biển Đông đối với thiên nhiên
nước ta?
A. Biển Đông làm cho địa hình ven biển Việt Nam đa dạng và đặc sắc.
B. Nguồn lợi mà Biển Đông đem đến cho Việt Nam rất đa dạng và to lớn.


C. Biển Đông làm cho khí hậu Việt Nam mang tính chất hải dương điều hòa.
D. Biển Đông làm tăng tính khắc nghiệt của thời tiết, làm hoang mạc hóa đất đai.
Câu 8. Vì sao đồi núi là dạng địa hình quan trọng nhất nước ta?
A. Vì địa hình đồi núi làm nước ta có nhiều sông lớn.
B. Vì địa hình đồi núi làm thiên nhiên nước ta có sự phân hoá đa dạng.
C. Vì địa hình đồi núi làm cho nước ta giàu tài nguyên.
D. Vì đồi núi làm phong cảnh nước ta đẹp.
Câu 9. Do ảnh hưởng của Biển Đông nên khí hậu của nước ta mang tính chất
A. nhiệt đới hải dương.
B. cận nhiệt gió mùa.
C. Nhiệt đới gió mùa.
D. Ôn đới hải dương.
Câu 10. Ở nước ta, khu vực nào có khả năng xảy ra động đất mạnh nhất?
A. Khu vực Đông Bắc.
B. Khu vực Tây Bắc.
C. Khu vực Miền Trung.
D. Khu vực Nam Bộ.
Câu 11. Trong những năm gần đây, đồng bằng sông Cửu Long bị hạn mặn diễn ra ngày
càng gây gắt là do

A. mưa bão thường xuyên xảy ra.
B. đẩy mạnh mạnh sản xuất nông nghiệp.
C. nước từ thượng nguồn của sông Mê Kông về ít.
D. mạng lưới sông ngòi dày đặc.
Câu 12. Lãnh hải Việt Nam có chiều rộng là
A. 21 hải lí.
B. 12 hải lí.
C. 15 hải lí.
D. 24 hải lí.
Câu 13. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện qua yếu tố địa hình là
A. đồi núi bị chia cắt, đồng đằng bị thu hẹp diện tích.
B. xâm thực mạnh ở miền đồi núi, bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.
C. xâm thực mạnh ở vùng trung du, bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.
D. bồi tụ mạnh ở miền đồi núi, bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.
Câu 14. Ý nào sao đây không đúng là những trở ngại do khí hậu nhiệt đới ẩm gây ra cho
sản xuất nông nghiệp nước ta?
A. Nước ta có 1 mùa khô thiếu nước và một mùa mưa thừa nước.
B. Có năm rét sớm, có năm rét muộn.
C. Năm ngập úng, năm hạn hán.
D. Trồng được nhiều loại cây với năng suất sinh học cao.
Câu 15. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết vùng nào của Việt Nam tập
trung nhiều cao nguyên badan?
A. Đông Nam Bộ.
B. Tây Bắc.
C. Tây Nguyên.
D. Bắc Trung Bộ.
Câu 16. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết nằm giữa các dãy núi của
vùng Tây Bắc là thung lũng các sông nào?



A. Sông Đà, sông Hồng, sông Gâm.
B. Sông Đà, sông Mã, sông Chu.
C. Sông Đà, sông Lô, sông Chu.
D. Sông Gâm, sông Mã, sông Chu.
Câu 17. Biện pháp nào sau đây hiệu quả nhất để phòng chống thiệt hại do hạn hán gây ra?
A. Xây dựng các công trình thủy lợi.
B. Thâm canh tăng vụ để giữ độ phì của đất.
C. Bảo vệ các loài động vật.
D. Không canh tác vào mùa khô.
Câu 18. Để hạn chế xói mòn đất canh tác ở miền núi, ta phải
A. phá rừng.
B. cày xới đất.
C. áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác hợp lí.
D. sử dụng tiết kiệm nước.
Câu 19. Khó khăn nào sao đây là của đồng bằng sông Cửu Long?
A. Mùa đông lạnh nhất cả nước.
B. Lũ ống, lũ quét.
C. Nạn cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng.
D. Về mùa cạn, nước triều xâm nhập mặn 2/3 diện tích.
Câu 20. Cho bảng số liệu sau
LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM

(Đơn vị: mm)

Địa điểm
Lượng mưa
Lượng bốc hơi
Cân bằng ẩm
Hà Nội
1676

989
+ 687
Huế
2868
1000
+ 1868
TP Hồ Chí Minh
1931
1686
+ 245
Để thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của Hà Nội, Huế và Tp Hồ Chí
Minh thì biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Biểu đồ cột.
B. Biểu đồ tròn.
C. Biểu đồ đường.
D. Biểu đồ miền.
Câu 21. Ở nước ta, gió mùa Tây Nam thổi vào thời gian nào trong năm?
A. Tháng 11– 4.
B. Tháng 5 – 10.
C. Tháng 5 – 7.
D. Tháng 6 – 12.
Câu 22. Diện tích của Biển Đông là
A. 3.447.000 km2.
B. 2.576.000 km2.
C. 5.000.000 km2.
D. 4.337.000 km2.
Câu 23. Nguyên nhân chính làm cho Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng,
phong phú là
A. điều kiện khí hậu thuận lợi.
B. việc khai thác luôn đi đôi với việc cải tạo và bảo vệ.



C. vị trí địa lý, lịch sử hình thành lãnh thổ lâu dài và thuận lợi.
D. cấu trúc địa chất.

Câu 24. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết những tỉnh nào của nước ta
giáp với Capuchia?
A. Kon Tum, Bình Phước, Đồng Tháp, Kiên Giang.
B. Kon Tum, Hòa Bình, An Giang, Kiên Giang.
C. Gia Lai, Điện Biên, An Giang, Kiên Giang.
D. Gia Lai, Nghệ An, An Giang, Kiên Giang.
Câu 25. Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở nửa cầu Bắc nên
A. khí hậu có bốn mùa rõ rệt.
B. chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
C. có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá.
D. Có nền nhiệt độ cao.
Câu 26. Nguyên nhân nào sau đây làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa Bắc – Nam?
A. Do khí hậu.
B. Do lãnh thổ kéo dài và địa hình.
C. Do sông ngòi.
D. Do biển.
Câu 27. Đỉnh núi nào cao nhất nước ta?
A. Yên Tử.
B. Lang-bi-ang.
C. Ngọc Linh.
D. Phan-xi-păng.
Câu 28. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có ý nghĩa như thế nào trong
nền kinh tế Việt Nam?
A. Vùng công nghiệp trọng điểm.
B. Vùng phát triển du lịch và dịch vụ.

C. Vùng nông nghiệp trọng điểm.
D. Vùng khai khoáng và luyện kim.
Câu 29:. Diện tích rừng ở Việt Nam năm 2005 là
A. 14,3 triệu ha.
B. 12,7 triệu ha.
C. 10,2 triệu ha
D. 7,2 triệu ha.
Câu 30. Ý nào sau đây không đúng là những thuận lợi để phát triển kinh tế do vị trí địa lí
và hình dạng của Việt Nam tạo nên?
A. Nhiều nền văn hóa du nhập vào Việt Nam.
B. Hội nhập và giao lưu dễ dàng với kinh tế các nước Đông Nam Á và thế giới.
C. Kinh tế Việt Nam hội tụ nhiều điều kiện để phát triển bền vững.
D. Tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng.
Câu 31. Đồng bằng nào có diện tích lớn nhất nước ta?
A. Đồng bằng Thanh – Nghệ Tĩnh.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đồng bằng Bình - Trị - Thiên.
Câu 32. Những việc cần làm để phòng chống bão
A. chống bão phải kết hợp với chống lũ lụt, chống úng ở đồng bằng và chống lũ, xói mòn ở
miền núi.
B. chống bão phải kết hợp với chống úng ở miền núi.
C. chống bão phải kết hợp với chống xói mòn ở miền núi.
D. chống bão phải kết hợp với chống sóng thần ở Biển Đông.


Câu 33. Những vấn đề quan trọng trong bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay là
A. ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh B. xâm nhập mặn và ô nhiễm không khí.
thái.
C. mất cân bằng sinh thái và trượt đất, lỡ đất.

D. Ô nhiễm môi trường và cháy rừng.
Câu 34. Tại sao ta phải trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn?
A. Để hạn chế lũ lụt ở hạ lưu.
B. Đem lại nguồn kinh tế lớn.
C. Thu nhiều loại gỗ quí.
D. Làm sạch không khí.
Câu 35. Vì sao Huế là một trong những nơi có lượng mưa lớn nhất nước ta?
A. Do nằm trên núi cao.
B. Do có núi cao và hướng núi chắn gió mang mưa.
C. Do núi chắn gió mang mưa.
D. Do nằm gần biển.
Câu 36. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết vườn quốc gia U Minh
Thượng và U Minh Hạ thuộc 2 tỉnh nào?
A. Cà Mau, An Giang.
B. An Giang, Kiên Giang.
C. Cà Mau, Hậu Giang.
D. Kiên Giang, Cà Mau.
Câu 37. Vùng nào của nước ta chịu ảnh hưởng của bão nhiều nhất?
A. Vùng Đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ.
B. Vùng Tây Nguyên.
C. Vùng Nam Bộ.
D. Vùng Tây Bắc.
Câu 38. Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành
A. 1 dải
B. 2 dải
C. 3 dải
D. 4 dải
Câu 39. Ý nào sau đây không đúng là khó khăn của vùng đồi núi?
A. Khí hậu khắc nghiệt, nhiều thiên tai.
B. Các sông có tiềm năng thủy điện lớn.

C. Giao thông vận tải không thuận lợi.
D. Giao lưu kinh tế giữa các vùng gặp khó khăn.
Câu 40. Ý nào sao đây không đúng là tên khu vực đồi núi nước ta?
A. Vùng Đông Bắc.
B. Vùng Tây Bắc.
C. Vùng Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
D. Vùng Thất Sơn.

----- Hết ----(Lưu ý: Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Bộ Giáo dục phát hành từ 2007 đến nay khi làm bài).



×