Trường THPT Lai Vung 1
GV: Đỗ Văn Còn
ĐT: 0989082025
ĐỀ THI HỌC KỲ 1 – MÔN ĐỊA LÝ KHỐI 12
( ĐỀ XUẤT)
Câu 1: Vị trí địa lí nước ta không tạo điều kiện thuận lợi cho việc
A. phát triển các ngành kinh tế biển.
B. mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.
C. phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
D. phát triển cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
Câu 2: Dựa vào atlat trang 23. Hãy cho biết đi từ bắc vào nam theo biên giới Việt - Lào, ta
đi qua lần lượt các cửa khẩu
A. Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang, Bờ Y.
B. Cầu Treo, Tân Thanh, Lao Bảo, Bờ Y.
C. Tây Trang, Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y.
D. Bờ Y, Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang.
Câu 3: Lãnh thổ nước ta trải dài
A. Gần 17º vĩ.
B. Gần 18º vĩ.
C. Trên 12º vĩ.
D. Gần 15º vĩ.
Câu 4: Dựa vào atlat trang 4 – 5, hãy cho biết quần đảo Trường Sa thuộc
A. tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
B. tỉnh Khánh Hoà.
C. thành phố Đà Nẵng.
D. tỉnh Quảng Ngãi.
Câu 5: Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhờ
A. nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên vành đai sinh khoáng của thế giới.
B. lãnh thổ kéo dài từ 8º34’B đến 23º23’B nên thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng.
C. nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực châu Á gió mùa.
D. nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên đường di lưu của các loài sinh vật.
Câu 6: Địa danh nào sau đây đúng với tên của vùng núi có các bộ phận: những đỉnh núi cao
trên 2000m nằm ở thượng nguồn sông, các khối núi đá vôi đồ sộ nằm ở biên giới, vùng đồi
núi thấp 500 – 600 m nằm ở trung tâm, đồi thấp khoảng 100m nằm dọc ven biển?
A. Tây Bắc
B. Đông Bắc
C. Trường Sơn Bắc
D. Trường Sơn
Nam
Câu 7: Dựa vào atlat trang 13 , hãy cho biết vùng núi Trường Sơn Bắc có giới hạn
A. từ sông Cả đến dãy Bạch Mã
B. phía Đông sông Hồng
C. giữa sông Hồng và sông Cả
D. từ Bạch Mã đến vùng núi thấp cực Nam Trung Bộ
Câu 8: Dựa vào Atlat trang 14, cho biết các cao nguyên Lâm Viên, Mơ Nông nằm ở vùng
núi nào:
A. Tây Bắc
B. Trường Sơn Bắc
C. Trường Sơn Nam D. Đông Bắc
Câu 9: Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là
A. có nhiều sơn nguyên, cao nguyên
B. đồi núi thấp chiếm ưu thế
C. nghiêng theo hướng Tây Bắc – Đông Nam D. có nhiều khối núi cao đồ sộ.
Câu 10: Dựa vào atlat trang 6,7, hay cho biết dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở vùng núi nào của
nước ta
A. Đông Bắc
B. Tây Bắc C. Trường Sơn Bắc D. Trường Sơn Nam
Câu 11: Địa hình nào thích hợp đối với việc trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả ở nước
ta?
Trang 1/5 - Mã đề thi 01
A. Các cao nguyên và bán bình nguyên, đồi và trung du.
B. Các vùng đồng bằng châu thổ.
C. Các vùng núi cao có khí hậu cận nhiệt và ôn đới
D. Các vùng đồng bằng ven biển.
Câu 12: Điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi là
A. nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.
B. được hình thành do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ.
C. có đất phù sa cổ lẫn đất bazan
D. được nâng lên yếu trong vận động Tân kiến tạo.
Câu 13: Dựa vào atlat trang 6 – 7, hãy cho biết hướng vòng cung là hướng chính của
A. các hệ thống sông lớn
C. vùng núi Đông Bắc
B. dãy Hoàng Liên Sơn
D. vùng núi Bắc Trường Sơn
Câu 14: Đặc điểm nào không đúng khi nói về ảnh hưởng của Biển Đông đối với khí hậu
nước ta ?
A. Biển Đông làm tăng độ lạnh của gió mùa đông bắc .
B. Biển Đông làm giảm độ lục địa của các vùng phía tây đât nước .
C. Biển Đông mang lại một lượng mưa lớn .
D. Biển Đông làm tăng độ ẩm tương đối của không khí .
Câu 15: Nguyên nhân làm cho khí hậu nước ta có đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa là
A. nước ta ở trong vùng nội chí tuyến, nằm gần trung tâm gió mùa châu Á, tiếp giáp với
biển Đông rộng lớn .
B. trong năm mặt trời luôn đứng cao trên đường chân trời và vị trí nước ta nằm gần trung
tâm gió mùa châu Á
C. trong năm được hai lần mặt trời lên thiên đỉnh và vị trí nước ta tiếp giáp với biển Đông
rộng lớn
D. vị trí nước ta nằm gần trung tâm gió mùa châu Á và tiếp giáp với biển Đông rộng lớn
Câu 16: Thiên tai bất thường, khó phòng tránh, thường xuyên hàng năm đe dọa, gây hậu
quả nặng nề cho vùng đồng bằng ven biển nước ta là
A. Bão
B. Sạt lở bờ biển
C. Cát bay , cát chảy D. Động đất
Câu 17: Phần biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam rộng khoảng
A. 2 triệu km2.
B. 1 triệu km2.
C. 0,5 triệu km2.
D. 3 triệu km2.
Câu 18: Độ mặn trung bình của biển Đông khoảng
A. 29 – 30%o
B. 34 - 36%o
C. 30 – 33%o
D. 36 – 37%o
Câu 19: Cho bảng số liệu nhiệt đô trung bình của 1 số địa điểm ở nước ta ( 0C)
Địa điểm
Nhiệt độ TB tháng 1
Nhiệt độ TB tháng 7
Nhiệt độ TB năm
Lạng Sơn
13,3
27,0
21,2
Hà Nội
16,4
28,9
23,5
Huế
19,7
29,4
25,1
Đà Nẵng
21,3
29,1
25,7
TP HCM
25,8
27,1
27,1
1) Vẽ biểu đồ thể hiện nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm, thích hợp nhất là
A. Biểu đồ đường B. Biểu đồ cột đơn
C. Biểu đồ cột ghép D. Câu B và C
đúng
2) TP HCM có nhiệt độ trung bình năm cao nhất trong các địa điểm, vì
Trang 2/5 - Mã đề thi 01
A. càng vào Nam càng gần xích đạo
B. càng vào Nam càng gần vĩ độ cao
C. chịu ảnh hưởng gió Tây Nam
D. càng vào Nam càng xa xích đạo
Câu 20: Cho bảng số liệu: ( đơn vị: mm )
Địa điểm
Lượng mưa
Lượng bốc hơi
Cân bằng ẩm
Hà Nội
1676
989
+687
Huế
2868
1000
+1868
TP Hồ Chí Minh
1931
1686
+245
1) Để tính cân bằng ẩm các địa điểm trên ta lấy:
A. lượng mưa nhân lượng bốc hơi
B. Lượng mưa chia lượng bốc hơi
C. lượng mưa – Lượng bốc hơi
D. Lượng mưa + lượng bốc hơi chia 2
2) Lượng mưa ở Huế cao nhất trong 3 địa điểm, vì
A. Bức chắn địa hình là dãy Trường Sơn Nam
B. Bão và hội tụ nhiệt đới
C. Ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam
D. ảnh hưởng gió Tín Phong
Câu 21: Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới là do vị trí
A. Tiếp giáp với vùng biển rộng lớn.
B. Nằm ở bán cầu Đông.
C. Nằm ở bán cầu Bắc.
D. Nằm trong vùng nội chí tuyến.
Câu 22: Tính chất ẩm của khí hậu nước ta thể hiện ở:
A. lượng mưa từ 1000 – 1500 mm/năm, độ ẩm trên 90%.
B. lượng mưa từ 1800 – 2000 mm/năm, độ ẩm từ 60 – 80%.
C. lượng mưa từ 1500 – 2000 mm/năm, độ ẩm trên 80%.
D. lượng mưa từ 2000 – 2500 mm/năm, độ ẩm từ 60 – 80%.
Câu 23: Đặc điểm của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta là do
A. Ảnh hưởng của Biển Đông cùng với các bức chắn địa hình.
B. Vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ quy định.
C. Sự phân hóa phức tạp của địa hình vùng núi, trung du và đồng bằng ven biển.
D. Ảnh hưởng của các luồng gió thổi theo mùa từ phương bắc xuống và từ phía nam lên.
Câu 24: Nguyên nhân tạo nên sự phân hoá khí hậu theo Bắc – Nam ở nước ta là do
A.Sự tăng lượng bức xạ mặt trời, đồng thời giảm sút ảnh hưởng khí lạnh về phía nam
B.Góc nhập xạ tăng đồng thời với sự giảm sút ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, đặc biệt từ
160 B trở vào
C.Do càng vào nam càng gần xích đạo, đồng thời với sự tác động mạnh mẽ của gió mùa Tây
Nam
D.Sự di chuyển của dải hội tụ từ Bắc vào Nam, đồng thời cùng với sự suy giảm của khối khí
lạnh
Câu 25: Sự phân hoá địa hình vùng biển – thềm lục địa, vùng đồng bằng, vùng đồi núi là
biểu hiện của sự phân hoá
A. Bắc – Nam
B. Đông – Tây
C. Độ cao
D. theo hướng núi.
Câu 26: Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao trung bình từ (m)
A. Từ 2400 trở lên
B. Từ 2500 trở lên
C. Từ 2600 trở lên
D. Từ 2700 trở lên
Câu 27: Nhóm đất có diện tích lớn trong đai nhiệt đới gió mùa chân núi là
A. Đất đồng bằng
B. Đất feralit vùng đồi núi thấp
C. Đất feralit
D. Đất mùn alit núi cao
Câu 28: Đặc trưng của địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là
A. Đồi núi cao chiếm ưu thế
B. Các dãy núi có hướng vòng cung
C. Đồng bằng nhỏ hẹp
D. Đồi núi chạy theo hường Tây Bắc - đông
Nam
Trang 3/5 - Mã đề thi 01
Câu 29: Đặc điểm nào sau đây không thể hiện sự đa dạng sinh vật của nước ta ?
A. Thành phần loài B. Kiểu hệ sinh thái
C. Nguồn gen
D. diện tích rừng suy
giảm
Câu 30: Biện pháp nào sau đây không nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học
A. đưa vào “Sách đỏ Việt Nam” những động, thực vật quý hiếm cần bảo vệ.
B. xây dựng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
C. tăng cường làm ruộng bâc thang, đào hố vẩy cá, trông cây theo băng.
D. nghiêm cấm việc khai thác rừng, săn bắn động vật.
Câu 31: Dựa vào bảng số liệu về sự suy thoái tài nguyên rừng thời kì 1976- 1995, hãy trả lời
các câu hỏi dưới đây sau khi đã xử lý số liệu
(đơn vị: 1000 ha)
Năm
1976
1980
1990
1995
Tông diện tích có rừng
11.169,3
10.608,3
9.175,6
9.802.2
Rừng tự nhiên
11.076,7
10.186,0
8.430,7
8.252,5
Rừng trồng
92,6
422,3
744,9
1.047,7
1) Từ năm 1976 đến năm 1995, diện tích rừng tự nhiên của nước ta đã giảm bao
nhiêu triệu ha:
A. 2,0
B. 1,4
C. 1,8
D. 1,2
2) Trong thời gian từ 1976-1995, tổng diện tích rừng đã có xu hướng:
A. Tiếp tục giảm mạnh
B. Tăng liên tục
C. Đã có sự phục hồi từ sau năm 1990 D. Còn biến động về diện tích rừng
Câu 32: Mặc dù tổng diện tích rừng đang dần tăng lên nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy
thoái, vì:
A. Rừng giàu hiện nay còn rất ít ( chỉ vài trăm nghìn ha).
B. Chất lượng rừng không ngừng giảm sút.
C. Diện tích rừng nghèo và rừng nguyên sinh chiếm phần lớn.
D. Diện tích rừng nghèo và rừng phục hồi tăng lên.
Câu 33: Để bảo vệ đất ở đồi núi cần quan tâm đến việc
A. Quản lí sử dụng vốn đất hợp lý.
B. Sử dụng các biện pháp chống suy thoái đất.
C. Áp dụng tổng thể các biện pháp chống xói mòn đất.
D. Phòng ngừa ô nhiễm môi trường đất.
Câu 34: Mùa bão ở nước ta có đặc điểm là:
A. Ở miền Bắc muộn hơn miền Nam.
B. Ở miền Trung sớm hơn ở miền Bắc.
C. Chậm dần từ Bắc vào Nam.
D . Chậm dần từ Nam ra Bắc.
Câu 35: Mưa bão lớn, nước biển dâng, lũ nguồn đã làm cho ở nhiều vùng trũng Bắc Trung
Bộ và đồng bằng hạ lưu các sông lớn Nam Trung Bộ bị ngập úng mạnh vào các tháng:
A. 8 - 9
B. 9 - 10
C. 10 - 11
D. 8 - 11
Câu 36: Nội dung chủ yếu trong 5 nhiệm vụ của Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên
môi trường là:
A. Đảm bảo sự bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
B. Chú trọng việc bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm.
C. Bảo vệ tài nguyên khỏi cạn kiệt và môi trường khỏi bị ô nhiễm.
D. Đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với sự phát triển bền vững
Trang 4/5 - Mã đề thi 01
Câu 37: Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước trên diện rộng chủ yếu hiện nay ở nước ta là
A. Chất thải của hoạt động du lịch.
B. Nước thải công nghiệp và đô thị.
C. Lượng thuốc trừ sâu và hoá chất dư thừa trong hoạt động nông nghiệp.
D. Chất thải sinh hoạt của các khu dân cư.
---------- HẾT ------------
Trang 5/5 - Mã đề thi 01