Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

MÔN HỌC MÁY XÂY DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.32 KB, 11 trang )

CÂU HỎI THI MÔN HỌC MÁY XÂY DỰNG
Nhóm 1 – câu hỏi 2 điểm
A. Câu hỏi:
1. Công dụng, phân loại máy xúc một gầu? Phạm vi sử dụng của máy xúc gầu
ngoạm?
2. Công dụng, phân loại máy xúc nhiều gầu? Phạm vi sử dụng của máy xúc
nhiều gầu hệ xích?
3. Công dụng, phân loại máy nâng vận chuyển. Các thông số cơ bản của máy
nâng vận chuyển?
4. Các cơ cấu công tác chính của máy nâng vận chuyển?
5. Công dụng, phân loại máy ủi? Phạm vi sử dụng của máy ủi bánh xích?
6. Các phương pháp phân loại máy xây dựng?
7. Công dụng, phân loại máy san? Phạm vi sử dụng của máy san tự hành?
8. Công dụng, phân loại máy cạp? Phạm vi sử dụng máy ?
9. Khái niệm, phân loại hệ thống truyền động trên máy xây dựng. Các thông số
đặc trưng của bộ truyền?
10. Nêu sơ đồ nguyên lí cấu tạo và làm việc của bộ truyền đai. Ưu, nhược điểm
và các lưu ý khi sử dụng bộ truyền đai?
11. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy cắm bấc thấm?
12. Cấu tạo chung của ôtô máy kéo dùng làm xe cơ sở cho máy xây dựng?


B. Đáp án:
Câu 1
Câu hỏi: Công dụng, phân loại máy xúc một gầu? Phạm vi sử dụng của

máy xúc gầu ngoạm?
* Công dụng của máy xúc một gầu:
Máy xúc là một trong những loại máy chủ đạo trong công tác làm đất
nói riêng và trong công tác xây dựng nói chung, làm nhiệm vụ:
0.5đ


- Khai thác đất và đổ vào phương tiện vận chuyển.
- Tự đào và vận chuyển đất trong phạm vi cự ly ngắn như đào đắp kênh
mương, xây dựng đường xá, đê đập, thuỷ điện, khai thác mỏ v.v...
- Trục cẩu các thiết bị và vật liệu nâng lên cao, làm búa đóng cọc v.v.
* Phân loại máy xúc một gầu:
- Theo đặc điểm bộ công tác: máy xúc gầu thuận, máy xúc gầu ngược,
máy xúc gầu ngoạm, máy xúc gầu dây, máy xúc gầu bào…
- Theo hệ thống treo bộ công tác: hệ treo mềm (cáp) và hệ treo cứng (xi
lanh thuỷ lực).
- Theo hệ thống di chuyển: di chuyển xích và di chuyển bánh hơi.
1.0đ
- Theo cơ cấu điều khiển: máy xúc điều khiển cơ khí, máy xúc điều
khiển thuỷ lực, máy xúc điều khiển hỗn hợp.
- Theo dung tích gầu đào người ta chia ra các loại: Máy xúc loại nhỏ có
dung tích gầu từ 0,15 ÷ 1 m3;máy xúc loại trung có dung tích gần từ 1,25
÷ 4 m3; máy xúc loại lớn có dung tích gầu trên 4 m3.
* Phạm vi sử dụng của máy xúc gầu ngoạm:
Máy xúc gầu ngoạm thường dùng để đào đất mềm, đất hố móng, đào 0.5đ
giếng, vét kênh mương, xúc các loại vật liệu như cát, đá dăm, sỏi.
Câu 2
Câu hỏi: Công dụng, phân loại máy xúc nhiều gầu? Phạm vi sử dụng
của máy xúc nhiều gầu hệ xích?
* Công dụng của máy xúc nhiều gầu:
- Máy xúc nhiều gầu là loại máy làm đất hoạt động liên tục và có năng
suất cao. Dùng để đào rãnh đặt đường dây điện ngầm, đường ống dẫn
nhiên liệu, dẫn nước, các giao thông hào trong quân sự.
- Trong thuỷ lợi, dùng để thi công mương máng, nạo vét bùn khơi thông
dòng chảy.
- Trong lĩnh vực khai thác dùng để khai thác đất và khoáng sản ở các mỏ
lộ thiên.

* Phân loại máy xúc nhiều gầu:
- Theo kết cấu thiết bị công tác: Máy xúc nhiều gầu hệ xích (gầu được gắn
vào dải xích); máy xúc nhiều gầu hệ rôto (gầu được gắn vào vành rôto).
- Theo phương làm việc của thiết bị công tác: Máy xúc dọc (phương làm
việc của thiết bị trùng với phương di chuyển của máy); Máy xúc ngang
(phương làm việc của thiết bị vuông góc với phương di chuyển của máy).



0.5đ

1.0đ


- Theo dung tích gầu: Loại cỡ nhỏ (dung tích gầu từ 0,05 ÷ 0,1m 3); loại
cỡ vừa (dung tích gầu từ 0,1 ÷ 0,45m3); loại cỡ lớn (dung tích gầu từ
0,45 ÷ 4,5m3).
- Theo công dụng: Máy chuyên khai thác đất, quặng...v.v; Máy chuyên
đào đường hào, rãnh, mương v.v...
- Ngoài ra, còn có thể phân loại máy theo hệ thống di chuyển, nguồn
động lực v.v...
* Phạm vi sử dụng của máy xúc nhiều gầu hệ xích
Máy đào nhiều gầu hệ xích được sử dụng để đào mương, rãnh, giao 0.5đ
thông hào 0,2 - 3,6 m, chiều sâu rãnh 0,5 - 8m.
Câu 3
Câu hỏi: Công dụng, phân loại máy nâng vận chuyển. Các thông số cơ
bản của máy nâng vận chuyển.
Công dụng: Trong xây dựng, máy nâng dùng để lắp ráp các cấu kiện
xây dựng, trong các nhà xưởng và kho bãi dùng để xếp dỡ và vận
chuyển hàng hoá và các thiết bị. Máy nâng còn dùng để lắp ráp, xếp dỡ

và vận chuyển các thiết bị, máy móc trên các công trường hay trong các
nhà máy sửa chữa, trên các bến cảng, nhà ga, hoặc trong giao thông,
khai thác mỏ
Phân loại:
- Máy nâng đơn giản bao gồm: kích; tời; palăng; thang nâng xây dựng.
- Máy trục (máy cẩu) bao gồm:
+ Các loại cần trục nhỏ và cần trục cố định.
+ Cần trục tự hành (dùng để lắp ráp và xếp dỡ).
+ Cần trục di chuyển trên ray.
+ Cần trục tháp;
+ Cần trục kiểu cổng hoặc kiểu cầu.
+ Cần trục cáp.
Các thông số cơ bản của máy nâng:
a. Tải trọng nâng Q
b. Tầm với R, khẩu độ L, m.
c. Mô men tải lớn nhất Mt ,t.m, kN.m
d. Trọng lượng bản thân của máy trục G,
e. Chiều cao nâng H, m
g. Vận tốc chuyển động
h. Tổng công suất máy N, (KW).

Câu 4



0.5đ

1.0đ

0.5đ



Câu hỏi: Các cơ cấu công tác chính của máy nâng vận chuyển.
- Cơ cấu nâng: Cơ cấu nâng (CCN) là một trong các cơ cấu công tác
quan trọng và không thể thiếu được dùng để nâng hạ vật (hàng hoá) theo
phương thẳng đứng (trong một số trường hợp dùng để kéo vật theo
phương ngang hoặc nghiêng). Cơ cấu nâng thông thường được cấu tạo
bởi các bộ phận chính như: động cơ dẫn động (có thể là động cơ điện,
mô tơ thuỷ lực hoặc động cơ đốt trong), hộp giảm tốc (hộp giảm tốc có
thể dạng bánh răng trụ, dạng trục vít bánh vít, dạng hộp giảm tốc hành
tinh .v.v.), tang cuốn cáp (tang có thể là tang đơn, tang kép, tang hình
trụ, tang hình côn.v.v.), pa lăng thắng lực (có thể là pa lăng đơn hoặc pa
lăng kép), cụm móc treo để liên kết vật nâng với cơ cấu nâng và phanh
để đảm bảo an toàn cho quá trình làm việc.
- Cơ cấu thay đổi tầm với: Cơ cấu thay đổi tầm với (CCTĐTV) dùng để
thay đổi phạm vi phục vụ của cần trục (có thể thay đổi cả chiều cao nâng
hàng và bán kính phục vụ) nhằm đảm bảo cho cần trục làm việc ổn định
và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng. Cơ cấu thay đổi tầm với
gồm nhiều loại khác nhau. Loại cơ cấu thay đổi tầm với phổ biến nhất
đó là thay đổi tầm với theo phương pháp nâng hạ cần nhờ cáp kéo. Cơ
cấu TĐTV loại này dùng phổ biến trên cần trục ôtô và cần trục bánh
xích dần động cơ khí và dẫn động điện. Dẫn động cho cơ cấu này cũng
tương tự như cơ cấu nâng vật chỉ có khác nhau là không dùng móc treo
mà cụm puli di động của pa lăng lực liên kết trực tiếp vào một điểm trên
cần. Bên cạnh cơ cấu thay đổi tầm với loại này là loại cơ cấu hoạt động
theo nguyên lý cần cố định theo phương ngang nhưng xe tời di chuyển
trên đó bằng cáp kéo để thay đổi tầm với. Cơ cấu thay đổi tầm với loại
này thường dùng trên các cần trục tháp. Ngoài ra trên các cần trục thuỷ
lực ống lồng còn gặp cơ cầu thay đổi tầm với trên cơ sở kết hợp nâng hạ
cần và co duỗi cần bằng các xi lanh thuỷ lực.

c. Cơ cấu quay: Cơ cấu quay (CCQ) dùng để tăng phạm vi phục vụ của
máy trong quá trình làm việc. Cơ cấu quay gồm hai bộ phận chính đó là
thiết bị tựa quay dùng để liên kết phần cố định với phần quay của máy
trục và dẫn động cơ cấu quay dùng để quay phần sàn quay. Thiết bị tựa
quay thông thường là một ổ đỡ loại lớn đỡ toàn bộ phần quay và một
vành răng lớn cố định để cho bánh răng chủ động ăn khớp, còn dẫn động
CCQ là cơ cấu gồm động cơ, hộp giảm tốc và một bánh răng luôn luôn
ăn khớp với vành răng trên thiết bị tựa quay.
d. Cơ cấu di chuyển: Cơ cấu di chuyển dùng để di chuyển một cơ cấu
hoặc cả máy trong quá trình làm việc. Cơ cấu di chuyển gồm hai nhóm



0.5đ

0.5đ

0.5đ

0.5đ


chính đó là cơ cấu di chuyển chạy trên đuờng ray (thường thấy trên máy
trục dạng cầu) và cơ cấu di chuyển chạy trên đường không cần ray (như
trên cần trục ôtô và cần trục xích).
Câu 5
Câu hỏi: Công dụng, phân loại máy ủi? Phạm vi sử dụng của máy ủi

bánh xích?
* Công dụng của máy ủi:

Máy ủi thuộc loại máy chủ đạo trong nhóm máy đào, vận chuyển đất với
bộ công tác ủi. Máy được sử dụng rất hiệu quả để làm các công việc sau: 0.5đ
- Đào vận chuyển đất trong cự ly tới 100m, tốt nhất ở cự ly 10 – 70m.
- Lắp hào, hố và san bằng nền móng công trình.
- Đào và đắp nề cao tới 2m.
- ủi và san rải vật liệu như đá răm, cát, sỏi…vv
- Ngoài ra, máy còn có thể làm các công việc chuẩn bị mặt nền như: bào
cỏ, bóc lớp tầng phủ, hạ cây, nhổ gốc cây.... Máy còn làm nhiệm vụ kéo
hoặc đẩy các phương tiện khác.
* Phân loại máy ủi :
- Dựa vào kết cấu bộ di chuyển: máy ủi bánh xích và máy ủi bánh lốp.
- Dựa vào cơ cấu điều khiển lưỡi ben: máy ủi điều khiển bằng cơ học,
loại máy điều khiển bằng thuỷ lực.
- Dựa vào kết cấu lưỡi ủi và khả năng thay đổi vị trí của lưỡi ủi:
+ Loại máy ủi thường: Có lưỡi ủi và khung đẩy lắp cố định.
+ Loại máy ủi vạn năng: Có lưỡi ủi và khung đẩy lắp không cố định, có
1.0đ
khả năng quay lưỡi ủi trong mặt phẳng ngang và mặt phẳng thẳng đứng.
- Tuỳ thuộc vào độ lớn của công suất động cơ và lực kéo danh nghĩa ở
móc kéo của máy cơ sở: Loại rất nặng (Công suất trên 300 mã lực, lực
kéo trên 30 tấn), loại nặng (công suất từ 150-300 mã lực, lực kéo từ 2030 tấn), loại trung bình (công suất từ 75-150 mã lực, lực kéo từ 13,5-20
tấn), loại nhẹ (công suất từ 35-75 mã lực, lực kéo từ 2,5-13,5 tấn), loại
rất nhẹ (công suất tới 35 mã lực, lực kéo tới 2,5 tấn).
* Phạm vi sử dụng của máy ủi bánh xích
Máy ủi bánh xích đ ược sử dụng khi:
0.5đ
- Khối lượng thi công đất tập trung, không cần di chuyển máy nhiều;
- Thi công trên nền đất yếu (máy ổn định hơn khi làm việc và di chuyển)
- Khi thi công đất đá nhám (bánh lốp sẽ mòn nhanh hơn).
- Khi thi công đất đá cứng, đòi hỏi có lực đào lớn.


Câu 6
Câu hỏi: Các phương pháp phân loại máy xây dựng.

* Theo nguồn động lực: dẫn động bằng động cơ đốt trong; động cơ điện; 0.25đ


thuỷ lực.
* Theo cấu tạo phần vận hành: chạy bằng bánh lốp; xích; bánh bánh sắt trên
ray.
* Theo phương pháp điều khiển: cơ khí; điện; thuỷ lực và khí nén.
* Theo công dụng và chức năng.
- Tổ hợp máy phát lực: Đó là các tổ hợp động cơ điêzel- máy phát điện, tổ
hợp động cơ điêzel - bơm thuỷ lực hoặc máy nén khí. Các tổ hợp này dùng
để cung cấp nguồn năng lượng cho các máy xây dựng khác làm việc.
0.25đ
- Các phương tiện vận tải: Đó là ôtô tải, máy kéo, đầu kéo, xe chuyên
dụng như xe chở đường ống xây dựng, xe chở các cấu kiện bêtông tấm
lớn, xe chở ximăng rời.v.v.
- Các máy nâng vận chuyển:
+ Các thiết bị nâng đơn giản: như kích, tời; palăng; vận thăng.
+ Các máy trục bao gồm máy trục quay tĩnh tại; máy trục tháp xây dựng;
máy trục tự hành như cần trục ôtô, cần trục bánh xích; cầu trục và cổng 0.5đ
trục; các máy trục chuyên dụng dùng vào các mục đích đặc biệt.
- Máy vận chuyển liên tục: gồm các máy như băng tải; xích tải tấm; gầu
tải; vít tải.
- Máy bốc xếp: Đó là các máy dùng để xếp hàng và cấu kiện xây dựng
thành đống hoặc đưa hàng từ một điểm lên các phương tiện vận chuyển
khác.
- Máy làm đất:

+ Máy đào (hay còn gọi là máy xúc);
0.5đ
+ Máy vận chuyển đất (như máy ủi, máy san, máy cạp);
+ Máy xới đất;
+ Máy đầm nén.v.v.
- Máy gia cố nền móng: máy đóng cọc, máy khoan cọc nhồi, máy cắm
bấc thấm.v.v.
- Máy gia công đá:
0.5đ
+ Máy nghiền;
+ Máy sàng;
+ Máy rửa đá.
- Máy phục vụ công tác bê tông và bê tông cốt thép:
+ Máy trộn bêtông;
+ Máy bơm và máy vận chuyển bê tông;
+ Máy đầm bêtông;
+ Máy uốn sắt, máy cắt sắt thép, máy hàn cốt thép.
- Các máy chuyên dùng cho từng ngành: như máy sản xuất bê tông


nhựa, máy rải bêtông, máy hoàn thiện.
Câu 7
Câu hỏi: Công dụng, phân loại máy san? Phạm vi sử dụng của máy san

tự hành?
* Công dụng của máy san:
- Máy san chủ yếu dùng san nền móng công trình, nền đường, nền sân bay
0.5đ
- Ngoài ra nó còn làm các công việc: xới đất, đào, đắp đất, bào cỏ cây,
đào rãnh thoát nước, bạt ta-luy, san rải trộn cấp phối đá dăm, sỏi, cát…

* Phân loại máy san :
- Theo khả năng di chuyển: Máy san không tự hành; Máy san tự hành.
- Theo phương pháp điều khiển thiết bị công tác: Loại điều khiển cơ khí,
loại điều khiển thuỷ lực.
- Theo công suất và trọng lượng: Loại nhẹ (trọng lượng từ 7-9 tấn, công
suất động cơ từ 50-63 mã lực); Loại trung bình (trọng lượng từ 10-13
1.0đ
tấn, công suất động cơ từ 65-100 mã lực); loại nặng (trọng lượng từ 1319 tấn, công suất động cơ từ 130-160 mã lực); Loại rất nặng (trọng
lượng >19 tấn, công suất động cơ >160 mã lực);
- Theo công thức trục của máy san: AxBxC
Trong đó: A – Số trục mang bánh dẫn hướng ; B – Số trục mang bánh
chủ động; C – Tổng số trục.
- Theo kết cấu khung chính của máy san:
* Phạm vi sử dụng của máy san tự hành
Máy san tự hành với cơ cấu di chuyển bánh lốp được sử dụng rộng rãi vì
0.5đ
có tính cơ động cao (gần như ôtô) và nhất là lưỡi ben của nó có tính linh
hoạt thích hợp với các điều kiện theo ý muốn của người điều khiển, máy
có thể san đất được cả khi máy chạy tiến và lùi.
Câu 8
Câu hỏi: Công dụng, phân loại máy cạp? Phạm vi sử dụng máy ?
* Công dụng của máy cạp:
- Máy cạp làm nhiệm vụ đào và vận chuyển đất , khả năng vận chuyển
đất xa mà năng suất vẫn cao.
- Máy cạp thường được dùng để đào và đắp nền đường, xây dựng sân
bay và vận chuyển vật liệu với khối lượng lớn và tương đối tập trung.
* Phân loại máy cạp :
- Theo hình thức di chuyển: máy cạp tự hành, bán tự hành và máy cạp
không tự hành.
- Theo đặc điểm của bộ di chuyển: loại bánh xích và loại bánh lốp.

- Theo dung tích thùng chứa: loại nhỏ (tới 2,5 m 3), loại trung bình (từ
2,5÷10 m3), loại lớn (lớn hơn 10 m3).
- Theo khả năng đưa đất vào thùng chứa: loại tự do và loại cưỡng bức.
- Theo phương pháp đổ đất: đổ đất tự do về phía trước và phía sau, đổ
đất cưỡng bức và bán cưỡng bức, đổ đất qua khe hở.


0.5đ

1.0đ


- Theo đặc tính thiết bị điều khiển: điều khiển bằng cơ học, điều khiển
bằng thủy lực.
* Phạm vi sử dụng của máy cạp
- Đặc điểm sử dụng của máy cạp
0.5đ
- Phạm vi sử dụng của máy cạp
Câu 9
Câu hỏi: Khái niệm, phân loại hệ thống truyền động trên máy xây dựng.
Các thông số đặc trưng của bộ truyền.
- Khái niệm: Hệ thống truyền động (gọi tắt là truyền động) dùng để
truyền chuyển động (công suất) từ động cơ tới các cơ cấu và các bộ
phận công tác. Trong quá trình truyền chuyển động cho phép biến đổi
tốc độ, lực, mô men, đôi khi biến đổi cả dạng và quy luật chuyển động.
- Tại sao lại cần có hệ thống truyền động?
- Phân loại:
+ Truyền động cơ khí;
+ Truyền động điện;
+ Truyền động thuỷ lực;

+ Truyền động khí nén;
+ Truyền động hỗn hợp.
- Các thông số đặc trưng của bộ truyền:
+ Công suất trục dẫn N1 và trục bị dẫn N2 , KW.
+ Hiệu suất
+ Tỉ số truyền
+ Mô men xoắn trên trục dẫn
+ Mô men xoắn trên trục bị dẫn.



0.5đ

0.5đ

1.0đ

Câu 10
Câu hỏi: Nêu sơ đồ nguyên lí cấu tạo và làm việc của bộ truyền đai.

Ưu, nhược điểm và các lưu ý khi sử dụng bộ truyền đai.
Vẽ sơ đồ bộ truyền đai, nêu được các chi tiết chính
1.0đ
Nguyên lí làm việc: bánh đai dẫn và bị dẫn, một vòng đai mắc căng trên
hai bánh ấy. Nhờ ma sát giữa đai và các bánh đai, bánh dẫn quay sẽ kéo
bánh bị dẫn quay. Do đó, cơ năng được truyền từ bánh dẫn sang bánh bị 0.25đ
dẫn. Đai được chế tạo dạng đai dẹt, đai hình thang, đai tròn, đai côn
nhiều bậc.
Ưu điểm: có khả năng truyền công suất giữa các trục ở khá xa nhau, làm 0.25đ
việc êm và không ồn do vật liệu đai có tính đàn hồi, giữ an toàn cho chi

tiết máy khi quá tải (trượt trơn toàn phần), giá thành hạ, kết cấu đơn giản


và bảo quản dễ.
Nhược điểm: khuôn khổ kích thước lớn, tỷ số truyền không ổn định, lực
tác dụng lên trục và ổ lớn do phải căng đai.
Lưu ý: - Khi sử dụng tránh dầu mỡ bám vào dây đai và bánh đai.
-Khoảng cách giữa các trục bánh đai:
+ Đối với đai dẹt:
amin=2(D1+D2)
+ Đối với đai thang: amin=0,55(D1+D2)+h; amax=2(D1+D2)
trong đó: D1, D2 - đường kính bánh đai; h- chiều dày đai

0.5đ

Câu 11
Câu hỏi: Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy cắm bấc thấm?



* Sơ lược về xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm:
Để xử lý nền đất yếu, tăng cường độ của đất, giảm độ lún tổng thể trong
thi công đường, bến cảng, sân bay... sử dụng hệ thống mao dẫn thẳng 0.25đ
đứng chế tạo sẵn mà ta thường gọi là bấc thấm. Nhờ bấc thấm nước
trong lòng đất được thoát nhanh và đều nên các công trình trên nền đất
yếu sẽ lún nhanh hơn, tốc độ cố kết nhanh, công trình ổn định hơn.
* Cấú tạo bấc thấm gồm:
- Lõi có rãnh được chế tạo từ vật liệu nhựa như polyeste, polyamid,
polyetylen có độ bền cao.
- Lớp vải bọc địa kỹ thuật rất bền vững dệt từ các sợi tổng hợp có tính 0.5đ

năng lọc rất cao, cho phép nước thấm qua một cách dễ dàng; đồng thời
lại có khả năng cản các hạt đất để tránh trường hợp tắc đường dẫn nước.


- Bấc thấm thường có chiều rộng 100mm, chiều dày 3 ÷ 4mm, độ dai 1,8
÷ 3kN/m, đóng gói thành cuộn có tổng chiều dài 200 ÷ 300m.
* Cấu tạo máy cắm bấc thấm
- Chú thích và giải thích hình vẽ.
- Máy cơ sở 1: Dùng để di chuyển toàn bộ thiết bị trong quá trình thi
công, cung cấp hệ thống dẫn động cho dùi bấc thấm, giữ cho thiết bị ổn
định trong quá trình thi công (cắm, rút dùi, và di chuyển máy). Máy cơ 0.75đ
sở có thể là máy đào, máy ủi, cần cẩu có hệ thống truyền động cơ khí
hay thuỷ lực, trong đó máy đào thuỷ lực là phù hợp hơn cả.
- Cột thép chính: Cột là bộ phận chính của thiết bị cắm bấc thấm, có
dạng hộp hoặc giàn không gian. Trên giàn có gắn cơ cấu dẫn động, giá
dẫn hướng cho dùi dẫn bấc thấm và hệ thống palăng cáp để ấn và rút
dùi. Giàn cột thường có chiều cao lớn hơn chịều sâu tối đa mà bấc thấm
phải cắm. Giàn có thể chế tạo thành một hay nhiều đoạn có tiết diện
giống nhau hoặc khác nhau và liên kết với nhau bằng bulông. Giàn cột
được treo giữ trên máy cơ sở.
* Nguyên lý làm việc của máy cắm bấc thấm .
- Khi làm việc bấc thấm được luồn qua dùi và được cài giữ bởi một
chiếc neo mỏng bằng tôn có diện tích lớn hơn diện tích mặt cắt ngang
của dùi để khi dùi cắm xuống đất sẽ kéo theo bấc thấm cùng cắm xuống. 0.5đ
Khi rút dùi lên, nhờ chiếc neo này bấc được giữ lại trong nền đất.
- Dùi được tựa trên các con lăn dẫn hướng. Hệ thống gối đỡ con lăn gắn
với cột. Dùi được cắm xuống đất và rút lên nhờ hệ thống palăng cáp,
được dẫn động từ hệ thống thuỷ lực của máy cơ sở.
Câu 12
Câu hỏi: Cấu tạo chung của ôtô máy kéo dùng làm xe cơ sở cho máy


xây dựng.
Cấu tạo chung của ôtô máy kéo gồm có các bộ phận, hệ thống chính sau:
động cơ, hệ thống truyền lực, hệ thống treo, hệ thống điều khiển, hệ
thống di chuyển, khung xe (sát xi), buồng điều khiển và hệ thống điện.
0.5đ
Động cơ: Động cơ thường dùng là loại động cơ đốt trong (động cơ xăng
hoặc động cơ điêzel) làm nguồn động lực của ôtô và máy kéo, có công
dụng biến nhiệt năng do nhiên liệu cháy thành cơ năng.
Hệ thống truyền lực: Hệ thống truyền lực của ôtô hoặc máy kéo có tác
dụng truyền mômen quay từ động cơ cho bánh xe chủ động hoặc bánh
0.25đ
sao chủ động, gồm có: ly hợp, hộp số, truyền động các đăng, truyền
động chính, cơ cấu vi sai và truyền lực cuối cùng
Hệ thống treo: Hệ thống treo của ôtô hoặc máy kéo, có tác dụng nối đàn
hồi giữa khung hay thân xe với hệ thống di chuyển, gồm có: bộ phận 0.25đ
đàn hồi (nhíp hoặc lò xo) và bộ phận giảm xóc (loại tay đòn hoặc ống).
Hệ thống di chuyển: Hệ thống di chuyển tác dụng lên mặt đường để biến 0.25đ


chuyển động quay tròn của bánh xe hoặc bánh sao chủ động thành
chuyển động tịnh tiến của ôtô, máy kéo. Ngoài ra, hệ thống di chuyển
còn có tác dụng đỡ toàn bộ khối lượng và thay đổi hướng chuyển động
của xe. Hệ thống di chuyển của ôtô và máy kéo gồm có: bánh xe chủ
động, bánh xe dẫn hướng hoặc xích.
Hệ thống điều khiển: Hệ thống điều khiển (lái, phanh) có tác dụng thay
0.25đ
đồi hướng chuyển động hoặc giảm tốc độ của ôtô và máy kéo
Trang bị điện: Điện là một trong những loại năng lượng được sử dụng
rộng rãi trên ôtô và máy kéo. Điện năng dùng để khởi động máy, đốt

cháy hỗn hợp hay hoà khí trong động cơ xăng hay động cơ có bộ chế 0.25đ
hoà khí (các-bua-ra-tơ), cung cấp cho các thiết bị chiếu sáng, còi, tín
hiệu ánh sáng, các bộ phận kiểm tra đo lường và các thiết bị phụ khác.
Thân xe, buồng lái và các thiết bị phụ:
- Thân xe của ôtô tải gồm có khung và thùng xe. Hai dầm dọc nối liền
bằng các dầm ngang, dùng làm đáy sàn. Dầm này bắt chặt vào dầm dọc
của ôtô bằng bu lông hình chữ U.
- Buồng lái (cabin): được làm bằng những tấm thép dập và hàn lại với 0.25đ
nhau. Cửa buồng lái ôtô có kính điều khiển lên xuống và cả kính hứng
gió xoay được. Các cửa đều có cửa khoá và tay nắm để mở cửa từ trong
hay bên ngoài buồng lái.
- Các thiết bị phụ.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×