Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề thi HKI môn Địa lý 12 trường Lấp Vò 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.12 KB, 6 trang )

Trường THPT Lấp vò I
GV: Lê hoàng Dũng Em
SĐT: 0949447101

Kiểm Tra Học Kì I
Địa lí Khối 12

ĐỀ THAM KHẢO
Câu 1: Điểm cực Nam của Việt Nam có hệ tọa độ địa lí là
A. Vĩ độ: 23023'B
B. Vĩ độ: 8034' B
C. Kinh độ: 102009'Đ
D. Kinh độ: l09024'Đ
Câu 2: Chiều dài đường bờ biển Việt Nam là (km)
A. 1300
B. 1100
C. 2100
D. 3260
Câu 3: Được coi như lãnh thổ trên đất liền của nước ta là
A.Vùng nội thuỷ
B.Vùng lãnh hải
C.Vùng đặc quyền kinh tế
D.Vùng thềm lục địa.
Câu 4: Đây không phải là ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lí Việt Nam?
A. Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mù .
B. Nằm trên vành đai sinh khoáng nên có nhiều tài nguyên sinh vật và khoáng sản.
C. Thiên nhiên có sự phân hoá Bắc – Nam, Đông – Tây.
D. Thuận lợi để phát triển cả về giao thông đường bộ, đường biển, đường không với các nước
trên thế giới.
Câu 5: Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy xác định Quốc gia nào sau đây không có
chung Biển Đông với Việt Nam?


A.Trung Quốc.
B.Xingapo.
C.Mianma.
D.Philippin.
Câu 6: Đặc điểm nổi bật của địa hình nước ta là
A. Địa hình chủ yếu là đồng bằng châu thổ. '
B. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích.
C. Chủ yếu là đia hình cao nguyên.
D. Địa hình bán bình nguyên chiếm phần lớn diện tích.
Câu 7: Khu vực có địa hình cao nhất nước ta là
A. Tây BắC.
B. Bắc Trường Sơn.
C. Đông Bắc
D. Tây Nguyên.
Câu 8: Nhận định không chính xác về đồng bằng ven biển miền Trung là
A. Hẹp ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.


B. Đất nhiều cát, ít phù sA.
C. Chủ yếu do phù sa biển bồi đắp
D. Đất phù sa màu mỡ, phì nhiêu
Câu 9: Thế mạnh phát triển nông nghiệp của thiên nhiên khu vực đồi núi là
A. Khai thác tài nguyên rừng và khoáng sản
B. Tiềm năng lớn về phát triển thủy điện và du lịch sinh thái
C. Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiêp và chăn nuôi gia súc lớn
D. Trồng rừng và chế biến lâm sản
Câu 10: Đây không phải là thế mạnh của vùng đồng bằng nước ta
A. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản.
B.Tiềm năng lớn về thủy điện, du lịch sinh thái, cây công nghiêp và chăn nuôi gia súc.
C. Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như khoáng sản, thuỷ sản và lâm sản.

D. Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm
thương mại.
Câu 11: Hoạt động nào của con người tác động trực tiếp đến địa hình Việt Nam?
A.Khai thác lâm sản.
B.Khai thác thủy sản.
C.Khai thác khoáng sản.
D.Khai thác tài nguyên du lịch.
Câu 12: Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 10, hãy xác định Sông Chảy, Sông Lô, Sông Gâm
thuộc vùng núi nào của Việt Nam?
A. Đông Bắc.
B. Tây Bắc.
C. Trường Sơn Bắc.
D. Trường Sơn Nam.


Câu 13: Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 13, hãy xác định Núi Khoan La San là nơi “ khi gà cất
lên tiếng gáy trên đỉnh núi thì cả ba nước cùng nghe” thuộc tỉnh nào?
A.Điện Biên.
B.Lai Châu.
C. Kom Tum.
D. Đắc LắC.
Câu 14: Nhận định không chính xác về đặc điểm của Biển Đông.
A. Có tính chất nhiệt đới gió mùa.
B. Giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản.
C. Vùng biển rộng, tương đối kín.
D. Nhiệt độ nước biển thấp.
Câu 15: Các thiên tai ít gặp ở Biển Đông là
A.Bão lớn kèm sóng lừng, lũ lụt
B. Sụt lở bờ biển.
C. Hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng.

D. động đất, sóng thần.
Câu 16: Ảnh hưởng chủ yếu của biển Đông đến khí hậu nước ta là
A.Nóng ẩm mưa nhiều.
B.Lượng mưa lớn, độ ẩm cao.
C.Nhiệt độ trung bình năm cao.
D.Một năm có hai mùa: mùa mưa và mùa khô.
Câu 17: Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy xác định ba quốc gia thuộc khu vực Đông
Nam Á không tiếp giáp với biển Đông.
A.Malaisia, Thái Lan, Philippin.
B. Brunay, Indonexia, Singapo.
C.Lao, Mianma, Đông Timo
D.Việt Nam, Campuchia, Trung QuốC.
Câu 18: Khoáng sản có trong biển Đông là
A.Dầu khí, muối, cát, than bùn, nước khoáng.
B.Dầu khí, muôi, cat, quặng titan, băng cháy
C.Dầu khí, muối, quặng titan, lưu quỳnh.than nâu.
D.Dầu khí, muôi, cat, quặng titan, sắt.
Câu 19: Tính chất nào sau đây không thể hiện tính nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta?
A.Nền nhiệt cao, bức xạ các tháng trong năm đều dương.
B.Hoàn lưu khí quyển chuyển động theo mùa rõ rệt.
C.Lượng mưa phong phú, độ ẩm tương đối của không khí cao.
D. Nền nhiệt thấp, bức xạ các tháng trong năm đều dương.
Câu 20: Kiểu thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn diễn ra ở phía Bắc nước ta hằng năm vào
A. Thời kỳ nửa đầu mùa đông.
B.Thời kỳ đầu mùa hạ.
C.Thời kỳ nửa sau mùa đông.
D.Thời kỳ cuối mùa hạ.
Câu 21: Nhận định không chính xác về đặc điểm sông ngòi Việt Nam?
A.Mạng lưới sông ngòi dày đặc.



B.Tất cả các sông đều có độ dốc lớn, tốt độ dòng chảy mạnh.
C.Sông nhiều nước, giàu phù sa.
D.Chế độ nước theo mùa.
Câu 22: Trở ngại lớn nhất của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở nước ta là
A.Diễn biến thất thường.
B.Tính nóng, ẩm.
C.Phân hóa theo mùA.
D.Phân hóa theo vùng.
Câu 23: Hoạt động luân phiên của các khối khí theo mùa trên lãnh thổ nước ta đã tạo ra
A.Chế độ mưa mùa.
B. Phân hóa khí hậu theo Bắc – Nam.
C.Vùng mưa nhiều, vùng mua ít.
D. Khí hậu phân hoá theo độ cao.
Câu 24: Cho bảng số liệu:
Địa điểm
Lạng
Hà Nội
Huế
Đà Nẵng Quy Nhơn
TP. Hồ Chí
Sơn
Minh
Nhiệt độ trung
13,3
16,4
19,7
21,3
23,0
25,8

0
bình tháng I ( C)
Nhiệt độ trung
27,0
28,9
29,4
19,1
29,7
27,1
bình tháng VII
(0C)
Nhân xét nào dưới đây không đúng với bảng số liệu:
A.Nhiệt độ trung bình tháng I giảm dần từ Bắc vào Nam.
B.Nhiệt độ trung bình tháng VII không có sự chênh lệch lớn từ Bắc vào Nam.
C.Biên độ nhiệt độ tháng I lớn, biên độ nhiệt độ tháng VII nhỏ.
D.Nhiệt độ trung bình tháng I nhỏ hơn Nhiệt độ trung bình tháng VII.
Câu 25: Đợt rét mà tục ngữ nước ta gọi là “ rét nàng Bân ” thường diễn ra ở phía Bắc nước ta
vào:
A.Tháng ba.
B.Tháng sáu.
C.Tháng chin.
D.Tháng mười hai.
Câu 26: Đây không phải là đặc điểm khí hậu của miền Bắc Việt Nam.
A.Có khí hậu cân xích đạo gió mùa , nóng quanh năm.
B.Một năm có hai mùa: mùa mưa và mùa khô.
C.Nhiệt độ trung bình năm: trên 20 0C.
D. Có mùa Đông lạnh kéo dài .
Câu 27: Đất mùn thô ở nước ta có nhiều nhất ở đâu?
A.Đai nhiệt đới gió mùa.
B.Đai cận nhiệt đới gói mùa trên núi.

C.Đai ôn đới gió mùa trên núi.
D. các đồng bằng giữa núi .
Câu 28: Tại sao miền Bắc có mùa đông lạnh còn miền Nam không có?
A. Miền Bắc địa hình chủ yếu là đồi núi.


B. Miền Nam có số giờ nắng nhiều hơn miền Bắc.
C. Miền Bắc có ảnh hưởng của gió mùa đông bắc còn miền Nam thì không.
D. Miền Nam địa hình chủ yếu là đồng bằng.
Câu 29: Biện pháp nào sau đây không nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học
A. đưa vào “Sách đỏ Việt Nam” những động, thực vật quý hiếm cần bảo vệ.
B. xây dựng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
C. tăng cường làm ruộng bâc thang, đào hố vẩy cá, trông cây theo băng.
D. nghiêm cấm việc khai thác rừng, săn bắn động vật.
Câu 30: Tại sao ở miền Nam bò nuôi nhiều hơn trâu, ở miền Bắc thì ngược lại?
A.Miền Bắc nhiệt độ trung bình thấp hơn miền Nam.
B.Khả năng chịu lạnh của trâu tốt hơn bò, chịu nóng của bò tốt hơn trâu.
C.Trâu ăn nhiều hơn bò, miền Bắc nhiều đồng cỏ hơn miền Nam.
D.Bò ăn nhiều hơn trâu, miền Nam đồng cỏ nhiều hơn miền BắC.
Câu 31: Đặc điểm của đất feralit là:
A. Thường có màu đỏ, vàng, rất màu mỡ.
B. Thường có màu đỏ, vàng, chua nghèo mùn.
C. Thường có màu đen, xốp thoát nước.
D. Thường có màu nâu, khô, không thích hợp với trồng lúa
Câu 32: Rừng nào không phải là rừng phòng hộ ở nước ta?
A.Các khu rừng đầu nguồn trong lưu vực các sông lớn.
B.Rừng chắn cát bay dọc theo dải ven biển miền trung.
C.Rừng ngập mặn ở ven biển.
D.Rừng tre nứa .
Câu 33: Khoáng sản có ý nghĩa quan trọng, tạo nguồn thu ngoại tệ lớn nhất nước ta hiện nay là

A.Than đá.
B.Dầu khí.
C.Vàng.
D.Sắt.
Câu 34: Tài nguyên có ý nghĩa đặc biệt đối với việc phát triển kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay là
A.Tài nguyên đất.
B.Tài nguyên khoáng sản.
C.Tài nguyên nướC.
D.Tài nguyên sinh vật.
* Cho bảng số liệu: Sự đa dạng thành phần loài và sự suy giảm số lượng loài thực vật, động
vật.
Số lượng loài
Thực vật
Thú
Chim
Bò sát lưỡng


Đã biết
14500
300
830
400
2550
Bị mất dần
600
158
86
62
90

Câu 35: Dạng biểu đồ thích hợp nhất phản ánh bảng số liệu trên là:
A.Hình cột đơn.
B.Hình cột đôi.
C.Hình cột chồng.
D.Đường biểu diễn.


Câu 36: Dựa vào bảng số liệu trên hãy cho biết hai loài sinh vật có tốc độ suy giảm mạnh nhất nhì
là:
A.Thực vật, thú.
B.Chim, bò sát lưỡng cư.
C.Cá, thực vật.
D.Thú, bò sát lưỡng cư.
Câu 37: Ngập lụt xảy ra nhiều nhất ở đâu của nước ta?
A.Xảy ra đột ngột ở miền núi.
B.Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.
C.Tây Nguyên.
D.Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 38: Nguyên nhân làm nước ta có nhiều lũ quét:
A.Địa hình dốc, mưa nhiều, rừng suy giảm.
B.Địa hình thấp, mưa nhiều, thủy triều dân cao.
C.Địa hình bằng phẳng, ít mưa, rừng suy giảm.
D.Địa hình chủ yếu là đồi núi cao.
Câu 39: Biện pháp phòng chống hạn lâu dài ở nước ta là
A. Bảo vệ rừng và trồng rừng.
B. Xây dựng công trình thủy lợi hợp lí.
C. Hạn chế dòng chảy mặt và chống xói mòn.
D.Làm mưa nhân tạo.
Câu 40: Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 9, hãy xác định thời gian hoạt động nhiều nhất của
bảo ở Việt Nam

A.tháng 5, 6, 7.
B.Tháng 8, 9, 10.
C.Tháng 11, 12, 01.
D.Tháng 02, 03, 04.



×