Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ĐỀ 15 PHÚT- LẦN 5-LỚP 11(cb)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.37 KB, 2 trang )

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH
TỔ: VẬT LÝ
-----------
KIỂM TRA 15 PHÚT ( LẦN 5)
MÔN: VẬT LÝ - LỚP: 11( CƠ BẢN)
(10 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 132
Họ, tên học sinh:...................................................Lớp:.....................
I. Trắc nghiệm:( 4 điểm) Học sinh khoanh tròn đáp án đúng.
Câu 1: Khi có hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra thì
A. mọi tia tới đều bị phản xạ và tuân theo định luật phản xạ ánh sáng.
B. toàn bộ chùm ánh sáng tới bị giữ ở mặt phản xạ.
C. tia khúc xạ rất sáng còn tia phản xạ rất mờ.
D. chỉ có một phần nhỏ của chùm tia tới bị khúc xạ.
Câu 2: Khi một tia sáng truyền xiên góc từ môi trường 1 sang môi trường 2 thì tia khúc xạ
A. đi xa pháp tuyến nếu mội trường 2 chiết quang hơn.
B. lại gần pháp tuyến nếu môi trường 2 chiết quang kém.
C. lại gần pháp tuyến nếu môi trường 2 chiết quang hơn.
D. luôn luôn lại gần pháp tuyến.
Câu 3: Chiết suất tuyệt đối của một môi trường trong suốt là
A. chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với chân không.
B. chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với nước cất.
C. đại lượng cho biết vận tốc truyền của ánh sáng trong môi trường đó lớn hơn vận tốc truyền ánh sáng trong
chân không bao nhiêu lần.
D. chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với một môi trường bất kỳ.
Câu 4: Chọn câu sai.
A. Chiết suất là đại lượng không có đơn vị.
B. Chiết suất tỉ đối của hai môi trường trong suốt bất kỳ luôn lớn hơn 1.
C. Chiết suất tuyệt đối của chân không bằng 1.
D. Chiết suất tuyệt đối của các môi trường luôn lớn hơn 1.
Câu 5: Khi ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ thì


A. luôn xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
B. chỉ xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần khi góc tới bằng i = 0
0
.
C. có thể xảy ra phản xạ toàn phần.
D. không thể có phản xạ toàn phần.
Câu 6: Theo định luật khúc xạ ánh sáng thì
A. tia khúc xạ và tia tới nằm cùng phía so với pháp tuyến tại điểm tới.
B. góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới.
C. khi góc tới tăng bao nhiêu lần thì góc khúc xạ cũng tăng bấy nhiêu lần.
D. tia khúc xạ và tia tới nằm trong cùng mặt phẳng gọi là mặt phẳng tới.
Câu 7: Những ngày nắng nóng khi đi trên xa lộ (bằng ô tô hay xe máy ) nhìn về phía trước ta có cảm giác mặt
đường bị ướt. Hiện tượng trên xuất hiện là do
A. phản xạ toàn phần đã xảy ra trên lớp nhựa đường phủ trên xa lộ.
B. phản xạ toàn phần xảy ra từ lớp không khí bị đốt nóng nằm sát mặt đường.
C. khúc xạ của ánh sáng mặt trời qua lớp không khí bị đốt nóng ở phía trên mặt đường
D. khúc xạ của tia sáng qua mặt đường.
Câu 8: Hiện tượng phản xạ toàn phần chỉ có thể xảy ra khi
A. ánh sáng truyền trong các môi trường có chiết suất lớn.
B. ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất nhỏ sang môi trường có chiết suất lớn hơn.
C. ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn.
D. ánh sáng truyền trong các môi trường có chiết suất nhỏ.
II. Tự luận: (6 điểm) Làm ở mặt sau của đề này.
Bài 1. Một tia sáng truyền từ thủy tinh có chiết suất n =
2
vào môi trường chân không. Tính góc giới hạn
phản xạ toàn phần giữa hai môi trường này ?
Bài 2. Một tia sáng truyền từ môi trường (1) sang môi trường (2) với góc tới i = 30
0
thì thấy tia phản xạ và tia

khúc xạ vuông góc nhau. Tính chiết suất tỉ đối n
21
của môi trường (2) đối với môi trường (1)?
Bài 3. Một tia sáng truyền từ không khí vào thủy tinh với góc tới i = 45
0
, người ta đo được góc khúc xạ r = 30
0
.
Coi chiết suất tuyệt đối của không khí bằng 1. Tính chiết suất tuyệt đối của thủy tinh?
----------- HẾT ----------
Trang 1/2 - Mã đề thi 132
Trang 2/2 - Mã đề thi 132

×