Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

TÌM HIỂU VĂN NGHỆ DÂN GIAN CỦA DÂN TỘCTÀ – ÔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 46 trang )

ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU VĂN NGHỆ DÂN GIAN CỦA DÂN TỘC TÀ – ÔI
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới các thầy cô trường Đại học Nội vụ Hà Nội
đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức là những bài giảng trên lớp và
những ví dụ sát với thực tế để chúng em tích luỹ được kiến thức làm hành trang
khi bước vào cuộc sống. Để hoàn thành tốt Bài Tiểu Luận của em .
Em xin gửi lời cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của tất cả mọi người đã giúp
đỡ em và đặc biệt là cô Trần Thị Phương Thúy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi
trong quá trình làm bài tiểu luận này cũng như những kinh nghiệm và kiến thức
mà cô đã truyền đạt lại trong suốt quá trình học tập bộ môn Văn Hóa các dân tộc
thiểu số với thực tế của bản thân để tìm hiểu kỹ hơn và phát hiện ra những thiếu
xót mà mình cần khắc phục .
Do thời gian trình độ chuyên môn còn hạn chế trong quá trình nghiên cứu
và thực hiện đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định.
Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các giảng viên và các bạn để
bản đề tài này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
- DTTS: Dân tộc thiểu số


LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc sinh sống trên cùng một lãnh thổ.
Cộng đồng các dân tộc Việt Nam sống đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau


như anh em ruột thịt trong đó có dân tộc Tà Ôi. Mỗi dân tộc có một nét đăc
trưng riêng, bản sắc riêng của mình góp phần làm cho nền văn hóa của các dận
tộc thiểu số của Việt Nam ngày cang phong phú và đặc sắc hơn.
Trong đó 54 dân tộc được chia ra thành các nhóm ngôn ngữ khác nhau, và
văn hóa dân gian có sự đang dạng đặc biệt là nhóm ngôn ngữ Môn khơme. Cư
dân ngôn ngữ Mon – Khơme Nhưng đây không phải là một khối thống nhất mà
bao gồm nhiều dân tộc riêng biệt. Nhóm cư dân Môn-Khơme có số dân không
đông lắm, nhưng lại là nhóm cư dân có nhiều thành phấn dân tộc nhất Việt
Nam, có 21 dân tộc là: Bana, Brâu, Bru-Vân Kiều, Chơ Ro, Co, Cơ Ho, Cơ
Tu, Gié-Triêng, Hrê, Kháng, Mảng, Mnông, Ơ Đu, Rơ Măm, Tà Ôi, Xinh
Mun, Xơ Đăng, Xtiêng, Mạ, Khơme, Khơ Mú.
Và bài tiểu luận này tôi muốn nói tới một dân tộc trong số các dân tộc
thuộc nhom ngữ hệ Môn-Khơme ở Việt Nam, sinh sống chủ yếu ở miền núi
phía Tây miền trung Việt nam, trong địa phận các huyện A Lưới thuộc tỉnh Thừa
Thiên-Huế và hai huyện Hướng Hóa, Đa Krông thuộc tỉnh Quảng Trị.đó là dân
tộc Tà Ôi.
Đứng trước sự phát triển chung của kinh tế xã hội, cộng với sự giao thoa,
hội nhập về văn hóa giữa các nên nền văn hóa đã làm cho các di sản văn hóa,
văn nghệ nói chung của dân tộc Tà Ôi đang đứng trước nguy cơ bị mai một.
Hiểu rõ điều này cũng như góp phần vào công cuộc giữ gìn các nét đặc sắc trong
di sản văn hóa văn nghệ của dân tộc Tà Ôi, vậy tôi thực hiện đề tài “Tìm Hiểu
văn nghệ dân gian của dân tộc Tà Ôi” với mong muốn tìm hiểu những nét đặc
sắc trong văn nghệ dân gian của dân tộc Tà Ôi. Qua đó đưa ra một số ý kiến,
kiến nghị một số giải pháp để gìn giữ phát huy và quảng bá những nét đặc sắc
này đến bạn bè, du khách trong và ngoài nước biết đến dân tộc Tà Ôi nói riêng
và nên văn hóa của các dân tộc thiểu số của Việt Nam nói chung.

4



PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DÂN TỘC TÀ ÔI
1.1.

Tên gọi, nguồn gốc lịch sử và phân bố dân cư của dân tộc Tà Ôi
1.1.1. Tên gọi
Người Tà Ôi là một dân tộc thiểu số tại Việt Nam và Lào. Dân tộc Tà Ôi

còn có nhiều tên gọi khác nhau như Tôi Ôi, Pa Cô, Ba Hi hay Pa Hi.
Ngôn ngữ của họ là tiếng Tà Ôi, thuộc nhóm ngôn ngữ Ka Tu trong ngữ
tộc Môn-Khmer.
1.1.2. Phân bố dân cư
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Tà Ôi ở Việt Nam
có dân số 43.886 người, có mặt tại 39 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Tà
Ôi cư trú tập trung tại các tỉnh Thừa Thiên-Huế (29.558 người, chiếm 67,35 %
tổng số người Tà Ôi tại Việt Nam), Quảng Trị (13.961 người, chiếm 31,81 %
tổng số người Tà Ôi tại Việt Nam), Thanh Hóa (37 người), Quảng Nam (33
người)... (6)
1.2.

Văn hóa vật chất của dân tộc Tà Ôi
1.2.1. Điều kiện kinh tế
Dân tộc Tà Ôi sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt trên nương rẫy-

nương rẫy đa canh và du canh, theo phương thức canh tác cổ truyền là: phát cây,
đốt rẫy, trỉa hạt. Cây lương thực chính là cây lúa nương, cây ngô.
Làm rẫy, trồng lúa rẫy là nguồn sống chính của người Tà Ôi. Cách thức
canh tác tương tự như ở các tộc Cơ Tu, Bru - Vân Kiều. Ruộng nước đã phát
triển ở nhiều nơi. Săn bắn, đánh cá, hái lượm đem lại thức ăn đáng kể. Nghề dệt
chỉ có ở một số nơi, sản phẩm được các dân tộc láng giềng ưa chuộng (nhất là y
phục có đính hoa văn bằng chì và cườm trắng). Ðồ đan mây tre chủ yếu đáp ứng

nhu cầu tự cung tự cấp. Ðồ sắt, đồ gốm, đồ đồng chủ yếu do trao đổi với người
Việt và các dân tộc khác; quan hệ hàng hoá với bên Lào cũng khá quan trọng.
Nay đã sử dụng tiền, nhưng tập quán dùng vật đổi vật vẫn thông dụng.
Người Tà Ôi có truyền thống chăn nuôi trâu, bò, lợn. dê, gà… Đồng bào
chăn nuôi trâu không để làm sức kéo, mà chủ yếu làm vật tế sinh cúng Giàng và
sau đó là bán xuống miền xuôi hoặc bán sang nước Lào.
5


Sinh sống ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên – Huế và Quảng Trị, là vùng rừng
núi, đồng bào Tà Ôi hết sức tận dụng khai thác các sản vật từ núi rừng. Đó là
nấm khô, măng tươi, song, mây, mật ong rừng, các loại thảo dược. Đồng bào
khai thác những sản vật này vừa để sử dụng như một nguồn thu phẩm quý giá,
vừa để trao đổi, bán cho khách hàng ở ngoài chợ.
Người Tà Ôi một số nơi giỏi nghề dệt vải sợi bông, hoa văn được tạo bằng
sợi màu vàng và bằng cườm trắng. Loại vải có hoa văn cườm được ưa thích. (8)
1.2.2. Sinh hoạt hàng ngày
1.2.2.1. Nhà ở của người Tà ôi
Nhà ở của người Tà Ôi có hai loại là nhà sàn dài và nhà đất,là các loại nhà
phổ biến ở Trường Sơn.
Cà hai loại nhà đều có kiến trúc giống nhau,nóc hình mai rùa và đều có
trang trí hình hai đầu chim cu ở hai bên nóc nhà.
Nhà đất là loại nhà nhỏ,chỉ có diện tích gần 23 mét vuông,được cất theo
kiểu truyền thống. (7)
Nhà ở dân tộc Tà Ôi xây dựng theo kiểu cột chính , các xà dọc,các bộ
kèo ,đòn tay,gắn kết với nhau tạo thành khung nhà.Mái nhà lợp bằng tranh,vách
nhà che bằng cây lồ ô đập dập đan vào nhau.
Nhà sàn bố trí cửa mở ở hai đầu hồi nhà ,có cầu thang lên xuống, cửa
chính có chiều cao 1m30 chiều rộng 70 cm.
Vị trí chính giữa ngôi nhà là nơi thờ tự, tiếp khách, diện tích còn lại được

ngăn thành từng buồng nhỏ,được bố trí thành hai hàng theo chiều dọc,ở giữa là
hành lang để đi lại, đây là nơi sinh hoạt của các thành viên.
Trong nhà có một bếp lửa hình vuông rộng 1m vuông làm nơi nấu nướng,
trên bếp có gác bếp là nơi để các loại thức ăn. Đối diện với bếp lửa là nơi nghỉ
ngơi của chủ nhà.
Ngoài ra người Ta ôi còn có hai kiểu nhà đặc trưng khác là: ngôi déng
Roong (nhà rông) và déng achoar (nhà dài).
Với người Việt có đình làng thì với người Ta ôi có nhà rông. Với người Ta
ôi nhà rông là biểu tượng của cộng đồng, là linh hồn của làng bản, tộc người. Ở
6


đó sẽ diễn ra tất cả những công việc liên quan đến cộng đồng dưới sự điều khiển
của sasai veel (chủ làng) như hội họp, cúng bái, tiếp khách...; đồng thời đây
cũng là nơi vui chơi diễn xướng văn nghệ dân gian, nơi nam nữ tìm hiểu yêu
đương và cũng là nơi tập trung trai làng để chiến đấu với các bộ tộc xâm lăng
hay giặc ngoại xâm hoặc với thú dữ, thiên tai... Ở các cột và mặt ngoài cũng như
mặt trong thân nhà rông của người Ta ôi được đẽo khắc rất công phu và được
sắp xếp theo bố cục nhất định. Ở các cột thường được khắc hình các loại hổ báo,
rắn rết, thuồng luồng; 4 góc mặt sàn nhà được tạc hình người, thường là tổ tiên
của họ hoặc người có uy tín, uy lực của làng. Ở các mặt ngoài, phía hai đầu hồi,
nơi có hai cầu thang lên xuống, ta thường khắc hình ảnh làm nương rẫy, săn bắt
hái lượm và sinh hoạt thường nhật. Ở đó, chúng sẽ bắt gặp những hình ảnh
người phụ nữ giã gạo, cõng con trỉa lúa làm nương và người đàn ông gùi cung
nỏ, vác giáo đi săn... Cũng mặt ngoài nhưng ở mặt sau nhà rông, không được
trang trí gì. Vì theo người Ta ôi vạn vật sinh tồn đều có mặt khuất của nó, đặc
biệt nơi ngự trị của tổ tiên, của thần linh lại càng không thể nhìn thấy, không
được phép nhìn thấy. Còn ở mặt trước, thường được khắc hình piyea (con rồng)
và kalang Niêt Ka (chim Thiên Nga) - đó là những biểu tượng của sức mạnh phi
thường và vẻ đẹp huyền bí. Bốn mặt thân nhà rông không chắn bằng những tấm

vách kín, tù túng mà chúng được đẽo, khoét thành những đường lằn có chủ ý
theo hình vòm hay hình vòng cung. Nhìn tổng thể, ta sẽ nhận thấy đó là chu kỳ
chuyển động của mặt trăng (khuyết-tròn-khuyết-khuất). Phải chăng đó là chiếc
đồng hồ của người Ta ôi! Hai nóc nhà rông thường được gắn hình sừng trâu
hoặc đầu rồng hoặc gà trống. Không như các nhà rông ở các dân tộc ở Tây
Nguyên, thiên về chiều cao, nhà rông của người Ta ôi lại thiên về chiều rộng và
dài nhằm biểu hiện ý tưởng mở rộng và thâu tóm mọi mối liên hệ của mọi sự vật
hiện tượng đang cùng nhau sinh tồn. Nguyên vật liệu xây dựng ngoài những cột
trụ và sạp sàn, phên vách vững chắc từ gỗ quý (sến, lim, trường, kiền...) còn có
tranh, cọ, lá mây rừng (cho mái lợp), tre, nứa, mây dùng làm phần mềm chung
quanh. Nhà dài của người Ta ôi cũng hết sức đặc trưng. Nếu nhà rông là linh hồn
của cộng đồng, làng bản thì nhà dài là nơi kết nối và hội tụ nghĩa gia tộc. Tính
7


chất cố kết dòng tộc, họ tộc biểu hiện rất rõ qua nhà dài của họ. Mặc dù gia tộc
của người Ta ôi sống theo ba dạng khác nhau (ở chung - làm chung - ăn chung
hay ở chung - làm chung - ăn riêng hay ở chung - làm riêng - ăn riêng) nhưng
khi đã cư trú dưới cùng một mái nhà họ luôn giữ mối quan hệ tốt đẹp, bền chặt,
ứng xử với nhau bằng tình yêu thương sâu sắc và sống có nề nếp, kỷ cương. Mọi
sự bất hoà giữa người này với người khác, giữa bếp này với bếp khác đều được
giải quyết ổn thoả, êm thấm. Phong tục, lễ nghi của bộ tộc, của gia tộc được giữ
gìn, phát huy. Lương thực, thực phẩm (gạo, ngô, rau, quả, thịt, cá...) là do công
sức của cả gia tộc làm ra. Nó được phân chia rất công bằng cho từng bếp.
Mỗibếp tự nấu nướng, vợ chồng, con cái ăn riêng với nhau, trừ lúc cả gia tộc có
việc chung như lễ tết, cưới hỏi, ma chay... Cha mẹ già thì sống với con trưởng,
song các bếp và mọi thành viên của gia tộc đều có trách nhiệm chăm nom, săn
sóc, nuôi dưỡng người đã sinh thành ra mình.
Người Ta ôi rất hiếu khách. Cách tiếp khách của họ rất độc đáo. Nếu
khách đến nhà mà vào nhà rông ở lại thì cả làng lo cơm nước, rượu thuốc. Nếu

vào nhà chi họ thì tất cả các hộ trong chi họ lo tiếp đãi, dẫu rằng chỉ là khách của
một hộ nào đó.
Nhà dài gồm nhiều gian nối với nhau và kéo dài tới mấy chục mét, đặc
biệt có nhà dài trên dưới một trăm mét (độ dài của nhà tuỳ vào quy mô và số
bếp, số người trong gia tộc). Sàn, cột, xà nhà làm bằng các loại gỗ quý như sến,
dổi... Chúng được đẽo, đục công phu và liên kết với nhau theo kĩ thuật riêng của
người thợ mộc Ta ôi. Để chống ẩm, chống mối mọt người ta kê cột lên các tảng
đá dày to và vuông vức. Ngôi nhà cũng nhờ vậy mà thêm vững chãi, chắc chắn,
bề thế. Vách nhà cũng được thưng bằng các tấm gỗ mỏng đã bào nhẵn. Trên
vách các ông thợ thường chạm, khắc nhiều hình thù như hoa lá, chim muông...
để trang trí. Đáng lưu ý là lá lợp nhà. Thường người Ta ôi dùng lá mây rừng để
lợp nhà dài. Loại lá mây có độ bền hơn tranh, rạ và lại mang tính thẩm mỹ cao.
Người ta vào rừng chọn các phiến lá không già quá mà cũng không non quá, cắt
lấy và đem về phơi héo, rồi ép cho phẳng theo từng lớp. Khi lợp các lớp lá mây
được nối kết với nhau bằng các sợi mây nhỏ chuốt nhẵn. Từng lớp lá được lợp
8


chồng lên nhau theo một thứ tự nhất định, rất kĩ thuật đã tạo nên các mái nhà
vừa phẳng phiu, vừa đẹp mắt. Đầu hồi nhà người ta thường gắn khúc gỗ cong
như chiếc sừng trâu chĩa thẳng lên trời Vật này được xem như vật thiêng bảo trợ
và mang đến cho gia đình, gia tộc cuộc sống bình an, no ấm...
Nhà dài được phân thành nhiều gian khác nhau, có gian dùng làm phòng
khách hoặc hội họp, vui chơi; có gian được dùng làm bếp, làm phòng ngủ, gian
sinh hoạt của từng gia đình nhỏ (bếp). Phòng khách nằm ở gian giữa và rộng
hơn các gian khác nhiều. Các đồ thờ cúng cồng, chiêng... được đặt ở gian này.
Ngoài ra, nơi đây còn được trưng bày các loại cung tên, sừng thú v.v... Vào các
ngày vui của gia tộc, mọi người cùng quây quần nơi gian phòng khách để cùng
trò chuyện, hò hát rất say sưa, ấm cúng... Các con lớn của các bếp cũng thường
tới ngủ ở gian khách. Nối kết giữa các gian nhà là một dải hành lang dài bên

ngoài và ba cầu thang được bố trí ở ba nơi: hai ở đầu hồi và một dẫn vào gian
chính. Do vậy, mà việc đi lại, vào ra rất thông suốt và tiện lợi. Bên cạnh loại nhà
dài có hành lang bên ngoài, còn có loại nhà lối đi lại được bố trí giữa lòng nhà.
Nhà kiểu này, giữa các gian (các bếp) không có vách ngăn. Các đôi vợ chồng trẻ
được bố trí ở trong các phòng lồi có phên tre che kín. Đây cũng là phòng cất giữ
của cải của mỗi bếp riêng biệt.
1.2.2.2. Ẩm thực
Là cư dân sinh sống chủ yếu bằng nương rẫy cùng cơ cấu bữa ăn chỉ 2
bữa/ngày nên lúa nếp là nguồn lương thực chủ yếu của người Ta ôi. Loại lúa nếp
này phù hợp với địa hình, thổ nhưỡng và khí hậu gió Lào ở vùng Thừa Thiên
Huế. Các loại nếp họ thường dùng là Atut (nếp đen), Kachăh (nếp than), Trang
(nếp trắng), Abung (nếp tro), Amuk (nếp tím). Song ở những đồng trũng họ cũng
có trỉa lúa gạo nhưng mà là loại lúa dẻo có tên gọi là rayư, tahuk, alia, alao,
kupoaiq, tarro... ăn chẳng khác gì nếp. Ngoài ra, bà con còn trồng ngô, khoai,
sắn, kê và bo bo(1)(9).
Về thức ăn, phần lớn là do đi kiếm ở ngoài về chứ lượng chăn nuôi không
đáng kể. Gia súc chỉ được giết thịt khi có lễ hội hoặc tiếp khách, cho nên hàng
ngày, những người đàn ông trưởng thành phải lên rừng, xuống suối săn bắt chim
9


chuột, cá mú để phục vụ bữa ăn hàng ngày cho gia đình, làng bản. Loại vật họ
chuộng nhất là chimoót poang/amoot poóng (chuột rừng), ayoang/kune yoóng
(nai), chimoót oos/ajơơnh (mang), vook/adơaih (khỉ), chimoót pêq/tupia (chồn
hương), kabưq (con dúi), kéh (sơn dương),... Các loại cá thì có abur (cá giống
như cá trấm), kaching (cá chình), aka (cá giống như mõm trâu), pităi (cá giống
như cá thu lớn). Những loại cá này chỉ sống ở sông lớn nơi có các tảng đá lớn ở
đầu nguồn của các con sông: ntrool, pale, asap, nơi họ định cư. Rau quả thì có
măng, rau khoai, rau rớn, xà lách song, quả khế, chuối, mít, dứa được dân bản
địa dùng thường xuyên(2) . Món gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của họ là ớt,

thứ đến là muối(3). Ớt vừa có chức năng khử chất tanh (4) của thức ăn là động vật
vừa giúp cho con người chống đỡ trước giá buốt của núi rừng thăm thẳm. (9)
Thức uống của cư dân Trường Sơn - Tây Nguyên nói chung và cư dân Ta
ôi nói riêng không thể không kể đến buah (rượu cần), aveat (rượu mía), tuvak
(rượu đoác), pardin (rượu đình đình), siêu (rượu các loại nói chung)... Buah
được làm từ nếp và chỉ dùng nó trong các dịp lễ hội của làng hoặc của dòng tộc,
dòng họ lớn. Aveat được làm từ nước cây mía và nó chỉ được sử dụng theo mùa
mía vào dịp lễ cưới, lễ tang của gia đình, dòng họ. Những loại rượu còn lại có
thể vào những ngày thường ngoài lễ hội. Đặc biệt, đồng bào Ta ôi có hai loại
rượu (tuvak và pardin) được khai thác trực tiếp từ thiên nhiên. Nước từ cây đoác
và đình đình, khi chưa bỏ vỏ cây apăng (cây chuông) có thể dùng thay sữa cho
trẻ sơ sinh (khi mẹ không đủ sữa) hoặc người già ốm yếu. Hiện nay, ở nhiều
vùng đồng bào đang được triển khai trồng nhân rộng loại cây này để sử dụng
vào nhiều mục đích của cuộc sống.
1.2.2.3. Trang phục
Trang phục, trang sức của người Ta ôi cũng hết sức độc đáo. Trang phục
thổ cẩm là sản phẩm của nghề dệt zèng truyền thống của đồng bào. Sản phẩm ấy
được làm nên trước hết bởi bàn tay và khối óc của người phụ nữ Ta ôi. Họ đã
thổi vào vô số nét hoa văn trên tấm zèng những sự sống và sức sống của nhân
sinh quan và vũ trụ quan; tiếp đến là hệ thống công cụ và nguyên vật liệu đa
năng. Hệ thống này vừa là phương tiện vừa là phương thức thực hiện của người
10


dệt; cuối cùng là không gian, thời gian tạo sản phẩm. Để trồng bông phải chọn
đất có độ dốc trung bình, mềm, nhiều mun, cách nhà ở không xa. Khi dệt cần
không gian thoáng đãng và có ánh sáng.
Trang phục giữa nam và nữ có sự phân biệt rạch ròi: nam giới quấn ta-óh
(khố) và choàng pakoóm (khăn choàng). Pakoóm là tấm thổ cẩm dài 3m, dùng
để che phần ngực và hông của nam giới. Đó là chiếc áo truyền thống của nam Ta

ôi (không cắt, không khâu mà chỉ quấn quanh người từ vai xuống bụng thành hai
đường xéo làm thành áo mặc. Nữ giới vấn nnai (váy) và mặc ayóh (áo cổ lòn).
Nam và nữ đều có các loại khăn mũ đội đầu tùy thuộc vào chức sắc, lứa tuổi và
thành phần xã hội (giàu - nghèo). Trang phục của nam giới ít được chèn cườm
(chỉ chèn cườm ở mặt trước và sau hai tà khố hoặc tà khăn choàng). Ngược lại
nữ giới muốn tô thêm vẻ đẹp của mình bằng những đường hoa văn, họa tiết bằng
cườm trên trang phục. Và, người Ta ôi thường xếp vị thứ trị giá thổ cẩm phụ nữ
như sau: rtoong - trabóq - ngăq.
Một điểm đặc biệt về nghề truyền thống của người Ta ôi là sản phẩm làm
ra không chỉ để phục vụ nhu cầu ăn mặc của người bản địa mà còn cung ứng cho
hai tộc người khác là Pa Cô và Cơ Tu - vốn không thể tự tạo cho mình - bằng
phương thức trao đổi hàng hoá, chẳng hạn đổi thổ cẩm để lấy trâu, bò, chiêng,
thanh la, bạc, hạt sa phia... Song để làm ra một bộ trang phục thổ cẩm không
đơn giản chút nào mà rất công phu, tốn nhiều thời gian và sức lực, trải qua nhiều
quy trình, nhiều công đoạn, sử dụng một hệ thống dụng cụ đa năng nhưng rất chi
tiết. Hơn nữa, đòi hỏi phải có tính kiên trì, nhẫn nại và năng khiếu của người
thực hiện. Mỗi sản phẩm là một chỉnh thể được tạo thành bởi sự pha hợp của
nhiều yếu tố, trong đó có các màu sắc của sợi, của cườm. Chúng hiển hiện ngay
trước mặt người thưởng thức bằng vẻ uyển chuyển mà sắc sảo, đằm thắm mà rực
rỡ,... Các dải hoa văn cườm vốn được trang trí theo từng bậc. Mỗi bậc là sự hội
tụ của không biết bao nhiêu nét hoa văn không chỉ để làm đẹp mà còn để chuyển
tải đặc trưng văn hoá của một tộc người. Chính những vẻ lung linh huyền ảo của
hình ảnh, hình tượng hoa văn đó đã đẩy sản phẩm thổ cẩm này lên một bậc giá
trị và làm cho nó tồn tại mãi với thời gian. (10)
11


Kèm với trang phục là trang sức. Trang sức của người Ta ôi bên cạnh làm
đẹp còn để đánh dấu thời điểm trưởng thành, biến đổi của một đời người. 13 tuổi
người Ta ôi xem như tuổi trưởng thành, cả nam và nữ được xâu tai và cho đeo

tằm. So với nam, nữ còn có những quy định rườm rà hơn: con gái - có chồng đứng tuổi (từ 30 tuổi trở lên) phải đeo những loại tằm tương ứng: titoi - pirăq tahâl. Chúng đều được làm bằng bạc nhưng trọng lượng tăng dần. Tương tự, đeo
cườm cũng được quy định rạch ròi: người đàn ông có chức tước trong dòng tộc,
làng bản và những già làng mới được đeo và chỉ đeo một sợi dài quá ngực.
Ngược lại, nữ từ khi còn bé đã được đeo và số lượng được tăng dần từ 1-10
chuỗi cườm dài ngắn khác nhau. Chất liệu cườm thường là hạt saphia, chì và từ
vỏ ốc xoăn được chế biến thành hạt cườm đeo cổ. Ngoài ra, người Ta ôi còn xăm
một số biểu tượng tín ngưỡng trên tay, mặt… Nhìn chung, trang sức của người
Ta ôi không đến nỗi cầu kì, nặng nhọc như của một số DTTS khác ở phía Bắc và
phía Nam.
1.2.2.4. Phương tiện lao động sản xuất
Về phương tiện lao động sản xuất của người Ta ôi cần chú ý hai điểm.
Thứ nhất, dụng cụ lao động sản xuất của họ đã phản ảnh hình thức canh
tác nương rẫy và địa hình sinh sống. Dụng cụ phổ biến, bao gồm nhóm lưỡi sắn
tra bằng cán tre, gỗ như achop (rìu), akoóq (rựa), avinh (cuốc nhỏ), talleau
(giáo), kos (mác)...; nguyên gỗ hoặc tre hoặc mây như kưl (bẫy sập), tiho (bẫy
đâm), panneenh (cung nỏ), túm (đờm dọc), aroi (đờm gai), apét (gậy thọc lỗ),
atéh (gùi), atơơch (gùi nhỏ)...; làm bằng anghén (cây dây đằng đằng) trong rừng
như mbeen (lưới chài cá), anoók (cái vợt các) anuaq (cái xúc cá)... Những dụng
cụ có lưỡi sắt thường dùng vào việc phát rẫy làm nương, làm cỏ, trồng màu,
đốn, đẽo, chặt gỗ, tre... làm nhà hoặc chiến đấu. Những dụng cụ được làm từ dây
đằng đằng chủ yếu để chài lưới, bắt cá tôm. Những dụng cụ còn lại, dùng vào
việc trỉa, trồng, tuốt, gùi lúa ngô hoặc săn bắt thú rừng phá rẫy nương. Nhìn
chung, bộ dụng cụ này có nhiều chức năng tương xứng với hình thức canh tác
nương rẫy truyền thống của người Ta ôi.
Thứ hai, người Ta ôi có hệ thống đơn vị thời gian đặc thù dùng để tính
ngày tháng và nông lịch. Với người Ta ôi, thời gian được tri nhận rõ nhất qua sự
12


chuyển động và biến đổi của con trăng(1). Từng bước chuyển của trăng sẽ làm

biến đổi các sự vật hiện tượng khác và chuyển động theo hướng: khuyết-trònkhuyết-khuất. Kết thúc một chu kì như thế tương ứng với một tháng trong năm.
Lịch tháng của người Ta ôi chỉ có tháng đủ ngày và tháng thiếu ngày, không có
tháng nhuận như của người Việt (tức chỉ có 29 hoặc 30 ngày/tháng). Chính dựa
vào hình dạng khác nhau của trăng như vậy mà người Ta ôi hoạch định thời
điểm trồng trỉa các loại cây trồng cho phù hợp đưa lại năng suất cao. Theo người
Ta ôi, khoảng thời gian trồng trỉa lúa và ngô cũng như các loại cây lương thực,
hoa màu khác, tốt nhất là vào các ngày 22 đến 25. Trỉa đúng vào thời gian đó,
lúa ngô sẽ cho chắc, đầy hạt, ngô to bẹ, lúa dài dé. Ngày 29 cũng là ngày trồng
trỉa nhưng không tốt bằng. Riêng các ngày từ 14 đến 16, nếu được trồng chuối
sẽ cho hiệu quả cao, chuối sẽ được dài buồng to quả. Ngày 01 và 02 chỉ phhù
hợp với một loại giống cây lương thực là sắn. Ngô cũng có thể trồng vào những
ngày này nhưng không được tốt. Trong việc chọn ngày trồng trỉa, bà con Ta ôi
đặc biệt chú ý và tránh gieo trồng vào các ngày 20 và 21. Vì đó là những ngày
sinh sôi của các loại sâu bọ phá hoại mùa màng, của mọi thú rừng làm hại đến
cây trồng vật nuôi.
1.2.2.5. Phương tiện di chuyển
Chủ yếu và thường thật là đeo gùi sau lưng. Có các loại, các cỡ gùi khác
nhau, đan bằng mây hoặc tre lồ ô. Ðàn ông có riêng loại gùi 3 ngăn (gùi "cánh
dơi") như gùi của đàn ông Cơ Tu, dùng khi đi săn, đi rừng, đi sang làng khác.
1.3.

Văn hóa tinh thần của dân tộc Tà Ôi
1.3.1. Tôn giáo
Thờ cúng: Người Tà Ôi tin mọi vật đều có siêu linh, từ trời, đất, núi,

rừng, suối nước, cây cối cho đến lúa gạo, con người, con vật đều có "thần" hoặc
hồn. Việc bói toán và cúng lễ là một phần quan trọng trong đời sống cá nhân
cũng như cộng đồng dân làng. Mỗi dòng họ có một bàn thờ ở nhà trưởng họ,
mọi gia đình đều có thể tới đó làm lễ cúng khi ốm yếu, rủi ro, cần khẩn một điều
gì đó. Nhiều làng còn thờ cúng chung vật "thiêng" là hòn đá, cái vòng đồng,

chiêng, ché... Chúng dị dạng hoặc có xuất xứ khác lạ, được coi là có quan hệ
13


huyền bí đối với cuộc sống của làng.
Lễ tết: Có rất nhiều lễ cúng, liên quan đến sức khoẻ, tài sản, việc ngăn
chặn dịch bệnh, việc làm rẫy... Những lễ lớn đều có đâm trâu tế thần và trở thành
ngày hội trong làng. Gắn với chu kỳ canh tác có những lễ thức quan trọng nhằm
cúng cầu thần lúa, mong bội thu, no đủ. Tết cổ truyền vào thời kỳ nghỉ ngơi sau
khi tuốt lúa, trước mùa rẫy mới.
1.3.2. Tín Ngưỡng
Người Tà Ôi quan niệm vạn vật đều có linh hồn, tín ngưỡng đa thần chi
phối hầu hết các mặt trong cuộc sống của họ. Trong thế giới thần linh của người
Tà Ôi trước tiên phải kể đến hồn, hồn được nằm ở khoảng từ ngực cho đến đầu
khi người còn sống. Khi người chết rồi thì cũng chỉ có một hồn (avai ving) và
hồn đó lang thang ở nghĩa địa. Khi người chết không bằng lòng với gia đình thì
hồn này về quấy phá người sống.
Các thần linh đều có tên gọi chung là giàng. Có nhiều loại giàng khác
nhau như: giàng núi rừng, giàng sông suối, giàng đất làng. Người ta thờ giàng ở
trong nhà rông của làng, hoặc trong một miếu trong rừng. Các giàng này, mỗi
năm được cúng một lần bằng trâu. Nghi lễ này được gọi là a riêu giàng sự, do
người đứng đầu làng làm chủ lễ.
1.3.3. Lễ hội
Lễ mừng nhà mới của người Tà Ôi được tiến hành với một cây nêu cao
được dựng lên trước cửa nhà; thầy cúng, đội cồng chiêng và rất đông đồng bào
Pa Coh tham dự lễ cùng nhau nhảy múa trên nhà, dưới đất, trảy lửa đuổi ma quỷ
để gia cư được yên ổn, người nhà an tâm làm ăn.
Sau lễ mừng nhà mới là lễ Cúng nhà mồ với rất nhiều các nghi lễ như: lễ
hiến tế, lễ đâm trâu hoặc dê, lễ đưa Mả vào lăng, lễ Cầu kết… tất cả đều do thầy
cúng điều hành

1.3.4. Văn nghệ dân gian
Vốn tục ngữ, ca dao, câu đố, truyện cổ khá phong phú. Người già am hiểu
thường kể cho con cháu các truyện thời xưa, có tác dụng vừa giải trí, vừa giáo
dục. Dân ca có điệu Calơi đối đáp khi uống rượu, hội hè, điệu Ba boih hát một
14


mình khi lao động hoặc đi đường, điệu Roih gửi gắm, dặn dò đối với các bậc
con cháu nhân các dịp vui vẻ, điệu Cha chap dành cho tình cảm trai gái của
thanh niên...
Nhạc cụ gồm nhiều loại: cồng, chiêng, tù và sừng trâu hay sừng dê, khèn
14 ống nứa, sáo 6 lỗ, nhị vừa kéo vừa điều khiển âm thanh bằng miệng, đàn Ta
lư... Chúng được dùng vào những hoàn cảnh, tình huống khác nhau và theo các
tập quán sẵn có của đồng bào. Ví dụ: Trong đám ma thì gõ một chiêng với một
trống, ở lễ hội vui lại có thêm một tù và, một khèn bè...
1.4.

Đời sống xã hội của dân tộc Tà Ôi
1.4.1. Quan hệ xã hội
Người Tà Ôi sống theo tập tục cổ truyền, trọng người già, tin theo "già

làng", quý trẻ em không phân biệt trai hay gái. Mỗi làng bao gồm người của các
dòng họ khác nhau, từng dòng họ có người đứng đầu, có kiêng cữ riêng và tên
gọi riêng. Xã hội đã phân hoá giàu - nghèo và có sự khác nhau nhất định về vị
thế, nhưng nếp cộng đồng dân làng vẫn đậm nét. Làng là đơn vị tổ chức xã hội
cơ bản và tự quản trong xã hội cổ truyền.
1.4.2. Hôn nhân
Cũng thể hiện tính cộng đồng và sống chung trong một ngôi nhà dài như
các DTTS ở Tây Nguyên nhưng quan hệ gia đình của người Ta ôi phổ biến là đại
gia đình phụ hệ như các DTTS khác ở miền Trung và miền Bắc.

Sống chung trong một ngôi nhà dài thường là ông bà, cha mẹ và gia đình
các anh em trai thân tộc. Các chị em gái khi có chồng thì phải về làm dâu nhà
chồng. Người chủ của ngôi nhà dài có thể là vợ chồng anh cả (nếu ông bà và bố
mẹ đã già), người ta gọi là lla déng. Anh cả là người quyết định tất cả các công
việc liên quan đến tổ chức đời sống (kinh tế - văn hóa - xã hội) trong ngôi nhà
dài. Tuy nhiên, chị dâu cả lại là người giữ vai trò hướng dẫn, điều hành các công
việc sản xuất kinh tế (chủ yếu là làm nương rẫy cùng các nghi lễ liên quan); nuôi
dạy con cái; điều hòa các mối quan hệ trong đại gia đình; huy động và tập hợp
các lễ vật cho các loại hình lễ hội do dòng tộc hoặc làng bản tổ chức. Ở phạm vị
dòng họ/tộc, xút yaq (trưởng họ/tộc) lại được quyết định trên cơ sở tuổi đời và
15


uy tín của những anh em con chú con bác. Không phân biệt con bác hay con
chú, hễ ai sinh ra trước và có uy tín thì người đó được bầu chọn làm trưởng
họ/tộc. Xút yaq là chiếc “cầu nối” giữa các gia đình trong một dòng họ/tộc và
với các dòng họ/tộc khác trong một làng, và ngược lại.
Hôn nhân của người Ta ôi thường theo con đường hôn nhân cùng huyết
thống một chiều: con trai của các chị em gái lấy con gái của các anh em trai.
Tuyệt nhiên không có trường hợp ngược lại. Quan hệ hôn nhân kiểu này được
người Ta ôi gọi là khơâi - nnoo (nội - ngoại, thuận - thành thân). Xét cho cùng
cơ chế hôn nhân này cũng giống như tục “nối nòi” của người Ê Đê, biểu hiện ở
chỗ: khi chồng chết, người đàn bà góa chồng bị gả cho một người khác trong
dòng tộc, có thể là anh, em hoặc chú, bác không nhất thiết đã có vợ hay chưa.
Ngược lại, khi vợ chết, người đàn ông có quyền đặt vấn đề cưới một người trong
thân tộc của vợ nhưng người đó phải là người chưa chồng hoặc chồng chết.
Bên canh đó người Tà ôi còn có Tục đi sim.
Theo tục lệ này, thông thường vào các buổi tối tuần trăng sáng, các chàng
trai – la lâu và các cô gái – cu môr, theo nhau vào rừng hoặc đến các nhà xu để
trò chuyện thổ lộ tâm tình. Có khi họ tự động tập hợp lại thành tốp dăm, bảy

người hay đông hơn lũ lượt từ làng này sang làng khác, để hò hẹn, tìm gặp nhau
trò chuyện tình cảm. Đây hoàn toàn là một sinh hoạt lành mạnh, một nét đẹp.
độc đáo trong văn hoá của người Tà Ôi.
1.4.3. Tang ma
Người Ta ôi quan niệm sự tồn tại của cá nhân trong cộng đồng và của cả
cộng đồng là nhờ vào tình nghĩa nối kết và hội tụ để cuộc sống của họ được sinh
sôi, nảy nở trên trần thế. Và cũng theo người Ta ôi, người chết có thế giới riêng
của họ nên người sống phải “tạo cửa” cho người chết bước vào thế giới của
mình bằng nhiều phương thức, trong đó có phương thức “kiến trúc nhà mồ”.
Kiến trúc nhà mồ xưa kia của người Ta ôi cũng là một trong những công trình
nghệ thuật đặc sắc. Ở trên một triền dốc hoặc một gò đồi, gần khu rừng thiêng
và cách khá xa làng bản cư ngụ, những ngôi nhà mồ của người Ta ôi nhấp nhô
hiển hiện. Khi đến gần, điểm đầu tiên đập vào mắt người xem là hai tượng
người, và cũng chính là 2/4 cột trụ làm nhà mồ. Chúng tượng trưng cho sự bảo
16


vệ, canh gác thế giới bên kia. Hai đầu mái được gắn hai khúc gỗ đẽo uốn cong
và hơi xòe tựa như tay chèo của một con thuyền. Ở các gốc đầu hồi, người ta
gắn các khúc gỗ đẽo hình sừng trâu - linh vật của đồng bào. Khác với nhà mồ
của dân tộc Cơ Tu, Bru Vân Kiều, Raglai, Ê Đê, 4 cột trụ không chạm đất,
chúng được đính vào một khung đế cũng được làm bằng gỗ quý, mà đồng bào
gọi là kaning, trông thật vững chắc. Mái lợp (gọi là apok) được kết bằng nhiều
lớp lồ ô rọc đôi và đặt sấp - ngửa để che mưa nắng khá bền (từ 5-10 năm). Trên
bề mặt của khung đế người ta chạm trổ hình các con vật quen thuộc (chó, lợn,
gà...) và các loại cây màu làm nương rẫy cũng như phục vụ sinh hoạt khác. Ở
phía trong nhà mồ được đặt cái đựng hài cốt của các thành viên trong cùng một
dòng tộc theo thứ bậc, cấp sắc, tuổi tác tính từ vị trí trung tâm. Cái để hài cốt của
người chết có ba loại: cheéh (chum trắng) thường cho những người đàn ông
quyền lực, giàu có của làng; tirang paloq (quan tài hình ngà voi) thường dành

cho người đàn ông có công đóng góp, xây dựng làng bản và người phụ nữ quyền
quý được dân làng tin yêu; tirang achee (quan tài bằng gỗ) dành cho các đối
tượng còn lại. Điều đặc biệt, nhà mồ chỉ được làm đồng hành với lễ dời mả sau
khi chết được 5-10 năm. Thường một dòng tộc có một khu nhà mồ, mỗi khu nhà
mồ có từ 1-3 nhà mồ được xây dựng theo trình tự thời gian.
Nhìn toàn cảnh nhà mồ người Ta ôi, chúng ta thấy nó như hình ảnh một
con thuyền đang vươn mình vượt sóng dữ để tìm đến vùng trời bình lặng, an
nhiên. Đó cũng chính là tri thức bản địa khi họ bước vào xây dựng không gian
nhà mồ. Qua tìm hiểu kết cấu nhà rông, nhà dài và cả nhà mồ, loại hình kiến trúc
đặc trưng của dân tộc Ta ôi đã toát lên: vừa thực tại vừa huyền bí.

17


PHẦN 2: TÌM HIỂU VĂN HÓA DÂN GIAN CỦA DÂN TỘC TÀ ÔI
2.1. Văn học dân gian của dân tộc Tà Ôi
Người Tà Ôi ở Việt Nam thật sự đã có một kho tàng văn học dân gian rất
phong phú với các thể loại: Ca dao (Pracăm), câu đố (Pralau), truyện cổ dân gian
(Axoar), tục ngữ và dân ca.
Người Tà Ôi có một nền văn hóa rất gần với các dân tộc làng giềng nhưng
nền văn hóa của người Tà Ôi cũng có những nét đặc sắc riêng, thể hiện qua nghệ
thuật trạm, khắc, kiến trúc nơi cư trú và cách ăn mặc. Với kho tàng sáng tác
nghệ thuật dân gian như: tục ngữ, ca dao, câu đố, hay những truyện cổ kể các
chủ đề phong phú về nguồn gốc tộc người, nguồn gốc dòng họ, cuộc đấu tranh
giữa kẻ giàu với người nghèo, giữa cái thiện với cái ác, tình yêu chung thủy
v.v… Sử thi “Achất” đặc thù của họ là một thí dụ. Người có tuổi Tà Ôi am hiểu
thường kể cho con cháu các truyện xưa, có tác dụng vừa giải trí, vừa giáo dục.
Dân ca có các điệu Kalơi/Calơi đối đáp khi uống rượu, hội hè. Điệu Baboih hát một mình khi lao động hoặc đi đường. Điệu Rơih/Roih gửi gắm, dặn dò
đối với các con cháu nhân các dịp vui chơi. Đặc biệt là điệu Cha chap/Cha chấp
trữ tình dành cho tình cảm nam nữ thanh niên…

Một đặc tính rõ nét nhất của người Tà ôi là: “Cho dù ngày cũ thiếu cơm,
thiếu chữ nhưng mọi thế hệ nối tiếp nhau qua đi vẫn trân trọng giữ gìn bản sắc
phong phú độc đáo của mình thể hiện trong nền văn hoá văn nghệ dân gian đa
dạng, hồn nhiên, khoẻ mạnh giàu tính chiến đấu và giáo dục truyền thống tốt
đẹp của dân tộc”(5). Chính những truyền thống tốt đẹp đó mà ngày hôm nay thế
hệ trẻ Tà Ôi vẫn còn nghe được những bài hát lối, những câu chuyện kể mang
đầy tính triết lý và nhân bản sâu xa.
2.1.1. Vài nét về ca dao Tà Ôi
Trong kho tàng văn học dân gian Tà Ôi, thể loại ca dao có một vị trí rất
quan trọng trong sự hình thành nền văn hoá bản địa. Ca dao Tà Ôi có lối thể hiện
bằng các ngôn từ đằm thắm nhằm gửi gắm những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng
của mình qua từng lời nói như:

18


“Ngủ ngon Akay ơi! Ngủ ngon Akay hỡi
Mai sau khôn lớn được ở nhà dài”.
“Mẹ như con chồn nằm ấp con
Gấu con của mẹ ơi hãy ngủ ngon”.
“Gió sớm bay về anh nhớ em
Ngọn gió muộn màng vẫn chưa tan nỗi nhớ”.
“Rượu dở mình cũng không chê
Vì tình cảm rượu chua mình cũng uống”.
Những hình ảnh có trong ca dao Tà Ôi đều mang những sắc thái riêng so
với ca dao người Việt. Một điều cho chúng ta thấy rằng, ở những nơi có địa
hình, địa vật đặc thù, cho nên trong ca dao của họ vắng bóng hình ảnh con
thuyền, bến nước, cây đa mà trong lúc đó họ lại đưa vào trong những câu ca dao
các hình ảnh về núi đồi, rượu, nương rẫy và cồng chiêng.
“Nghe tiếng trống, tiếng chiêng hay quá

Nhà bạn dù nhỏ, cũng xin được vào chơi
Mình sang chơi mà chưa thấy ai mời
Có hội hè, mình muốn cùng vui có được không?
Những lời anh nói tôi vui sướng biết bao
Tôi chỉ có một lời nói chân thành
Rất vui lòng mời anh về dự lễ
Hãy cảm thông nhau trước cảnh nghèo nàn”.
Hoặc:
“Anh sinh ra lúc trăng tròn
Qua bao mùa nương, mùa rẫy
Qua mấy mùa rừng thay lá
Em như mặt trăng, mặt trời như sao anh muốn ngắm
Em sinh ra lúc trăng tròn
Em lớn lên vào mùa trăng tối
Nghĩ phận mình nghèo khó
Như cây khô trong rừng
Không biết có xứng cho anh ngắm không?”
Không gian và thời gian trong ca dao Tà Ôi thường lấy cảnh núi đồi,
nương rẫy, lấy thời gian buổi sáng là chủ đạo, tiếp đến là thời gian lễ hội và thời
19


gian khi đêm về:
“Buổi sáng em ra rẫy
Lấy lá môn múc nước suối trong
Em đứng soi bóng mình
Sao em thấy cả bóng anh”.
Ca dao Tà Ôi cùng một lúc chuyển tải đến cho người thưởng thức thấy
được nhiều nội dung phong phú như tình yêu trai gái, tình cảm mẹ con, tình yêu
nương rẫy, núi đồi. Tất cả đều hướng mọi người sống chan hoà với vạn vật và

thời gian.
2.1.2.

Vài nét về câu đố Tà Ôi
Ở người Tà Ôi, mỗi lần có sinh hoạt mang tính tập thể thì các già làng,

trưởng bản thường xuyên đặt ra những câu đố mang đầy tính trí tuệ nhằm để cho
con cháu có khả năng linh động, động não để trả lời. Câu đố Tà Ôi cũng lấy đề
tài ở xung quanh họ, cuộc sống nơi nương rẫy, các hiện tượng tự nhiên, các vật
dụng trong gia đình... đều trở thành đối tượng để đố, ví như:
Nhìn thì chướng, chân đi không vướng (Sương núi)
Ngọn có thấy, gốc thì không (Mưa)
Chân thì bốn, đầu thì một (Nhà chòi)
Càng bế, càng ẵm lại càng khóc (Cái thanh la khi đánh)
Đói bụng to, no bụng xép (Cái bẫy)
Số lượng câu đố của người Tà Ôi cho đến nay vẫn đang còn ít, tuy không
thông dụng như thể loại ca dao, dân ca và truyện cổ song câu đố Tà Ôi vẫn mang
một nét rất riêng; vì với số lượng ngôn từ ít nhưng cũng đủ toát lên được một vài
khía cạnh của cuộc sống. Người Tà Ôi vẫn có câu đố về quả ớt “nhỏ thì mặc áo
xanh, già thì mặc áo đỏ” mang nét phảng phất câu đố của người Việt cũng về
quả ớt “Khi nhỏ em mặc áo xanh, lớn lên em mặc áo đỏ”. Thế nhưng, người Việt
chúng ta lại không thể sáng tạo bằng khi cùng nói đố về các hiện tượng tự nhiên:
mưa, sương mù.
Đi lên non bỏ quên hạt cườm trắng (Sương mù).
Chó đỏ liếm đít chó đen (Bếp lửa nồi cơm).
Ở trên rừng như con sâu róm
Về làng xóm giống chiếc ngà voi (Mây).
20



Người Tà Ôi hay lấy các hình ảnh vừa quen thuộc, vừa đặc trưng của họ
để đưa vào câu đố nhằm nói đến vật kia như: Ngà voi (đặc tính trắng) chỉ mây
trắng, hạt cườm trắng - chỉ sương, bụng to, bụng xép - chỉ căng bẫy miệng há to,
sập bẫy miệng khép lại... Như vậy chỉ chừng đó câu đố đặc trưng cũng cho
chúng ta thấy rằng, người Tà Ôi biết dùng vị trí để lí giải mọi hiện tượng, sự vật,
sự việc mang tính lôgíc cao.
1.2.3. Vài nét về truyện cổ dân gian
Theo như các nhà nghiên cứu mô tả thì: “Chuyện kể (Axoar) của người
Tà Ôi là sinh hoạt của những ngày mưa, lúc rảnh rỗi đêm về... Sinh hoạt chuyện
cổ là tiếng gọi của sự quây quần, nhiều thế hệ cùng ngồi với nhau, nhiều người
từ dung (nhà) này, vel (làng) nọ đến bên nhau. Ngồi nghe chuyện cổ để giải trí,
để được giáo dục tri thức truyền thống và đạo lý làm người, làm “đứa con
ngoan” của rẫy, của vel...”(2). Đi sâu vào việc tìm hiểu truyện cổ Tà Ôi chúng
ta sẽ thấy cả một thế giới quan và nhân sinh quan rộng lớn, phản ánh đầy đủ mọi
mặt của cuộc sống cộng đồng.
Về nguồn gốc ra đời của người Tà Ôi. Theo như người Tà Ôi kể trong
truyện cổ của họ rằng dân tộc này được sinh ra từ một quả bầu và con chó được
xem như là vật tổ. “Ngày xưa khi trên trái đất chỉ có loài thú sống với nhau, con
người chưa xuất hiện thì bỗng xảy ra một tiếng nổ dữ dội. Sau tiếng nổ thì mặt
đất bỗng dưng thay đổi hẳn, các con thú vắng bóng. Chỉ may mắn còn sống sót
mỗi hai con chó, một đực, một cái.
Hai chó sống chung với nhau. Bỗng một hôm trời hạn hán, nước sông
suối khô cạn, cây sim, cành móc đều chết cháy. Hai con chó tìm lên vùng cao để
tìm thức ăn và nước uống. Vượt qua nhiều núi đèo hiểm trở, cuối cùng hai con
chó cũng tìm được nguồn nước. Con chó cái lúc này đang bụng mang dạ chửa,
nó cố lê mình đến bên bờ suối. Lúc nó chui đầu xuống dòng nước, cũng là lúc
nó chuyển dạ, đẻ ra một quả bầu dài, một nửa quả bầu nằm dưới nước, một nửa
nằm vắt lên bờ.
Quả bầu cứ nằm vậy suốt bao tháng liền. Nửa trên bờ của trái bầu bị
nắng hạn nung nóng ngày càng đen thẫm lại. Còn nửa dưới mát mẻ nên trắng

bợt ra. Mãi khi mùa xuân đến, khi trời ấm áp dần lên thì quả bầu bỗng vỡ ra và
21


con người từ trong quả bầu đó vươn dậy. Số người nằm nửa trên bờ của quả
bầu có nước da ngăm đen, còn số được nước bảo vệ nên có làn da trắng trẻo.
Số người có làn da trắng xuôi theo dòng suối, dòng sông về đồng bằng sinh
sống trở thành người Kinh sau này. Những người có làn da ngăm đen lại đi
ngược về phía đầu nguồn tìm rừng phát rẫy trở thành người Tà Ôi bây giờ”(3).
Câu chuyện này thể hiện mối quan hệ giữa người Tà Ôi và người Việt chủ thể chính trong cộng đồng các dân tộc Việt . Điều này đã có một đánh giá
cho rằng: “Ngày xưa, mọi người cùng nằm chung trong một quả bầu. Sau đó
Yang Arơbang (Thần trời) mài đỏ một thỏi đá, dùi thủng quả bầu cho mọi người
bước ra. Các anh Tà Ôi, Pa Cô, Vân Kiều, Cơtu ra trước, mình đầy khói than
nên đen, tóc quăn và người Yoan (Việt) ra sau cùng nên da sáng, tóc thẳng hơn.
Điểm kết của câu chuyện được nhấn mạnh ở chỗ, họ đều là anh em ruột thịt và
sau đó chia nhau đất đai để sống như bây giờ(4).
Nhìn chung, trong truyện cổ các dân tộc thiểu số Việt , hình tượng quả
bầu là khơi nguồn cho cảm hứng sáng tạo mà nổi bật nhất là phải kể đến truyện
quả bầu mẹ của người Khơ Mú. Vậy thì ở truyện trên, giải thích nguồn gốc ra
đời của người Tà Ôi cũng một phần nào đó có sự ảnh hưởng từ các dân tộc anh
em khác và ngược lại. Ngay cả một số nước trên thế giới cũng có những trường
hợp: “Các vị thần sáng tạo hay những anh hùng văn hoá làm ra những con
người đầu tiên từ những chất liệu khác nhau: Xương cốt các con vật (trong một
số thần thoại thổ dân da đỏ Bắc Mỹ, thần sáng tạo mahabus tạo ra con người
bằng bộ xương của thú, chim và cá), quả cây họ cọ (trong thần thoại Melenedi
từ quả dừa, trong thần thoại của người da đỏ Pêru từ quả cây cọ...)”(5). Đây
chính là giải pháp tốt nhất để giải thích nguồn gốc ra đời của một tộc người.
Một nội dung khác của truyện cổ Tà Ôi là đi sâu vào việc giải thích nguyên nhân
ra đời của các dòng họ. Bởi vì một lẽ, người Tà Ôi xưa và thậm chí cho đến cả
ngày nay vẫn còn bảo lưu những dòng họ cổ xưa của dân tộc mình như: Pơ

Loong, A har, A moong, A Kơơ, Pihôih, Vien, Aviét, Kê, Kêr... và mỗi dòng họ
đều có vật tổ để thờ, để kiêng cữ cho nên mới lưu truyền được trong cộng đồng
người Tà Ôi những câu chuyện cổ về các dòng họ.
Đã có một sự đánh giá cho rằng “Ở người Tà Ôi dấu vết của tổ tiên còn
22


đậm nét trong các tổ chức dòng họ”.(6) Đây chính là vấn đề thờ vật tổ ở người
Tà Ôi, một tín ngưỡng của tôtem giáo và là một biểu hiện văn hoá có nhiều nét
tương đồng với các dân tộc cận cự trên dãy Trường Sơn và Tây Nguyên. Theo
đánh giá của các nhà nghiên cứu thì “Hình thức cơ sở nhất là tôtem, là ông tổ
huyền thoại thường là con vật, cây cối hay vật dụng nào đó. Những người cùng
một ông tổ huyền thoại này đều coi nhau là anh em, cùng kiêng cữ không ăn
hoặc sử dụng tôtem của mình có các tập tục liên quan khi cúng lễ vật tổ và
thường không có quan hệ hôn nhân...”.(7) Bởi vậy người Tà Ôi có tập tục kiêng
cữ ở các dòng họ như: Họ Avô không bắt, giết, ăn thịt con vượn, họ Pihôih kiêng
bắt và ăn con ong mật, họ Kêr không bắt con chim Tutiết, họ Blup Akol không
bắt, giết con thằn lằn, họ Patả không ăn thịt mèo, họ A Kơơ không ăn thịt con
trút... Trong kho tàng truyện cổ Tà Ôi cho đến nay theo như chúng tôi được biết
đã có tới 15 dòng họ được lưu truyền bằng những câu chuyện kể đó là Ya Aviét,
Ya Avô, Ya Ahar, Ya La Lay, Ya Pihôih, Ya Piriu, Ya Prung, Ya Riêh, Ya Kê, Ya
Kêr, Ya Patả, Ya Kraai, Ya Vien, Ya Blup Akol, Ya A kơơ. Đây thực sự là một
nguồn tri thức phong phú của cư dân bản địa mà chúng ta cần bảo tồn và phát
triển.
Bên cạnh hai nội dung trên, truyện cổ Tà Ôi còn đem đến cho người đọc
những câu chuyện hay về việc giải thích nguồn gốc các địa danh. Mỗi địa danh
thường gắn liền với những câu chuyện tình cảm hết sức lý tưởng và dũng cảm.
Những câu chuyện kể về sông Đăkrông, Dốc Parsee, núi Đan Lai, Koonh Seam
Sai, sông Asáp, hồ A Co... đã ăn sâu vào trong tâm khảm của họ. Và ngày nay
những địa danh đó vẫn còn hiện hữu như một minh chứng nhằm giáo dục thế hệ

trẻ một lối sống ứng xử tốt với hai môi trường tự nhiên và xã hội.
Trong kho tàng truyện cổ Tà Ôi khi tiếp cận chúng tôi thấy có sự liên hệ
mật thiết với những sự vật ngoài đời, họ biết kể về sự ra đời của các nhạc cụ âm
nhạc dân gian như cái trống, chiếc Tingát, chiếc khèn bè, Đàn Ta lư, chiếc A
màm, chiếc A reeng... Điều này đã chứng tỏ người Tà Ôi ưa thích sự phóng túng,
vì khi đi rẫy, khi có hội hè luôn muốn tạo cho mình một niềm vui hay mong
muốn có một người bạn để tâm sự, thì họ thường lấy những thứ vật liệu có sẵn
trong thiên nhiên như lồ ô, nứa gọt dũa nó đi để rồi thổi và nghe những âm thanh
23


vui tai. Từ đó mới hình thành nên những loại nhạc cụ và thường kèm theo những
câu chuyện kể.
Người Tà Ôi có lối kể chuyện chất phác và giản dị, chuyện kể của họ
chiếm một số lượng lớn kể về các loài vật, điều này có lẽ do lấy cuộc sống săn
bắt và thuần hoá súc vật đã làm nền tảng cho lĩnh vực kinh tế nên họ xem các
loài vật làm hình tượng nhân vật là chủ yếu. Một điều đặc biệt ở trong hầu hết
các câu chuyện cổ Tà Ôi thường sử dụng lối kể chuyện đồng thoại. Những câu
chuyện kể lồng ghép với những lời văn vần đã làm cho chuyện cổ thêm tăng giá
trị biểu cảm và dễ đi sâu vào lòng ngườ
1.2.4. Vài nét về tục ngữ Tà Ôi
Người Tà Ôi có một kho tàng tục ngữ khá phong phú về số lượng lẫn nội
dung. Đọc tục ngữ Tà Ôi chúng ta cũng bắt gặp những sáng tác dân gian ngắn
gọn, có đơn vị là câu. Nội dung ghi lại những điều quan sát được về các hiện
tượng thiên nhiên, con người mang tính triết lý lớn.
- Gà chọi thì mưa, chó chơi thì nắng.
Đây là câu tục ngữ điển hình nói đến kinh nghiệm về thời tiết.
- Không lao động thì sướng một lúc còn nghèo khổ sẽ theo sau.
Khuyên răn mọi người hãy cần cù, siêng năng lao động để được ấm no.
- Làm rẫy mong trời mưa, làm ruộng mong trời râm mát.

Nêu lên vai trò quan trọng của thời tiết trong sản xuất nông nghiệp.
- Có đổ mồ hôi thì mới ấm no.
Kinh nghiệm của người dân lao động, có siêng năng thì mới hưởng được
thành quả lao động thích đáng do chính mình làm ra.
Những câu tục ngữ này cho chúng ta thấy họ lấy hình ảnh các con vật
thường ngày mà họ gặp khi đi nương rẫy. Gà rừng, chó, sau đó nhờ việc thực thi
trí thức bản địa mà họ đã đúc kết được các kinh nghiệm về sản xuất, về thời
tiết... Nếu như người Việt lấy hình ảnh con chuồn chuồn làm chủ thể chính trong
dự báo thời tiết thì người Tà Ôi lại lấy con gà rừng và con chó làm chủ thể
chính.
Như vậy cho chúng ta thấy được rằng, sự sáng tạo của người Tà Ôi ở
trong những câu tục ngữ đã một phần nào nói lên được những tư tưởng của họ.
1.2.5. Vài nét về dân ca
Đây là loại hình mà người Tà Ôi rất thích, bất kể giới tính, tuổi tác. Bởi vì
bản tính của người Tà ôi ưa hò hát, nhảy múa vui nhộn suốt đêm. Mọi người có
24


thuộc nhiều làn điệu dân ca.
Về phân loại, hầu hết các nhà nghiên cứu cũng như qua sự kể lại của các
nghệ nhân Tà Ôi đều thống nhất chia ra làm 6 điệu.
1. Ba bói: Đối với thể loại dân ca này mang đậm tính chất quen thuộc của
những công việc hằng ngày. Đối tượng hát cũng có sự quy định rõ ràng, đó là
dành cho những người đã lập gia đình.
Nội dung chủ yếu làn điệu này là bàn chuyện làm ăn, họ hát khi trên
đường lên nương rẫy, hát như để xua đi cái mệt nhọc của đường xa, hát để tâm
sự với bạn đồng hành.
“Ta đi trong rừng sâu
Chim ơi về với bản
Với thần mặt trời sáng

Cúng thần mặt trời tròn”
Hoặc là khi các thiếu phụ Tà Ôi điểm những ngón tay khéo léo lên khung
dệt để dệt nên cả một bức tranh cuộc sống của cộng đồng mình. Để cho đôi tay
đỡ mỏi cũng như ngợi ca công việc làm của mình họ lại hát lên để mô tả sự tài
hoa cho bàn tay thiện nghệ.
“Úp bàn tay trái lên nét hoa lan
Ngửa bàn tay phải đã thành bông hoa chuối
Ngồi xổm thêu được hình con chim én
Ngồi nghiêng quay sợi thành bông gạo, bông lau”
Với làn điệu Ba bói, thời gian và không gian hát rất đơn giản, mọi lúc đều
có thể hát được. Những lời bài hát thường mượt mà về ca từ, đằm thắm về làn
điệu, du dương êm thấm làm cho người nghe cảm thụ một cách dễ dàng.
2. Cà lơi: Đây là thể loại hát đối đáp giàu tính triết lý. Đối tượng hát dành
cho các vị già làng, trưởng bản, trưởng các gia tộc, trưởng dòng họ và các cụ
ông lớn tuổi trong thôn bản. Đa số những người này thường có những kinh
nghiệm sống lâu đời, đủ khả năng diễn cảm những suy nghĩ của mình nghiêng
về mặt lí trí để tỏ ý khuyên răn các thế hệ hãy chăm lo cuộc sống, siêng năng
làm việc.
“Buổi tối thức khuya như con chim A vang
Buổi sáng mọi người ra rẫy nó vẫn còn nằm”
Những bài ca của làn điệu cà lơi thường được thể hiện trong các lễ hội hè,
sinh hoạt cộng đồng mang tính chất trân trọng nhằm thắt chặt mối quan hệ cộng
25


×