Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Ảnh hà nội xưa một nguồn sử liệu cần được trân trọng (2013) trần thị hồng ánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5 MB, 9 trang )

ẢNH HÀ NỘI XƯA M Ộ T NGUÒN SỬ LIỆU CẦN




Được TRÂN


TRỌNG


Trần Thị Hồng Ánh

1. Bối cảnh ra đời và vai trò của tư liệu ảnh Hà Nội xưa
/. 1. Bổi cảnh ra đời của tư liệu ảnh Hà Nội xưa
Ảnh, một thành tựu khoa học và công nghệ của nhân loại được phát kiến cách
đày đã hơn 170 năm (1839). 30 năm sau khi nhà sáng chế Dagueưe thực hiện những
bức ảnh đầu tiên ở châu Âu, thì Việt Nam đã có người mở hiệu chụp ảnh. Đó là Đặng
Huy Trứ, một vị quan có tư tường canh tân lập ra hiệu ảnh “Cảm Hiếu Đường” ở phố
Thanh Hà gần cửa Ô Quan Chưởng. Trong lời quàng cáo, Đặng Huy Trứ đã giải thích
thương hiệu của mình để nhấn mạnh vào đạo lý của nhà nho: Nhờ tấm ảnh mà con
cháu muôn đời lưu giữ được hình ảnh của các bậc tiền nhân để giữ tròn chữ hiếu.
Cách giải thích như vậy đã cho ta một ý niệm về giá trị lịch sử của những tấm ảnh, về
khả năng nhận thức những hiện thực của quá khứ một cách trực quan.
Điều đáng tiếc là sau đỏ “Cảm Hiếu Đường” đã không tồn tại vì nhiều yếu tố
cùa thời cuộc, nhưng đã cho ta một ý niệm về giá trị lịch sử của những tẩm ảnh.
Lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam gắn liền và chịu sự tác động của giai đoạn quân
viễn chinh Pháp xâm chiếm. Quân viễn chinh Pháp đến Đông Dương đã mang theo
phát minh ấy, họ sử dụng máy ảnh cho việc nghiên cứu và chinh phục thuộc địa.
Một bức ảnh hiện được lưu giừ tại Bảo tàng Nhiếp ảnh ở Pháp có tên “Ảnh chụp
đồn Non Nay xứ Đàng Trong” là bằng chứng nói về thời kỳ đó.


Trong đoàn quân viễn chinh Pháp, bác sĩ quân y Charles Edouard Hocquard
là người say mê chụp ảnh. Đi đâu ông cũng mang theo chiếc máy ảnh nên được
giao thêm nhiệm vụ chụp địa hình. Ông ở Hà Nội, theo quân đội đi khẳp các tỉnh
thành Hài Phòng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hoà Bình, Nam Định, Ninh Bình, Sơn
Tây, Huế, Đà Nằng. Vì vậy bộ sưu tập của ông khá phong phú. Năm 1885 ông gửi
217 bức ảnh tới triển lãm quốc tế Anves và được tặng thưởng Huy chương vàng.
Cuốn sách "Một chiến dịch ở Bắc K ỳ ” do ông viết, xuất bản năm 1892 có 229 ảnh.

ThS., Tạp chí Xưa & Nay - Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.

275


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUÓC TÉ LẨN THỨ T ư

Những tấm ảnh của ông đã giúp cho việc nghiên cứu quang cảnh đô thị Hà Nội và
các tầng lớp nhân dân thời kỳ đó.
Nhà nhiếp ảnh Dieuleufils sinh năm 1862, năm 1883 ông vào lính và đến Bắc
Kỳ năm 1885, sau khi xuất ngũ ông lấy vợ, sinh sống ở Hà Nội và làm nghề nhiểp
ảnh. Năm 1890, ông ở phố Hàng Trống mở cửa hàng chụp ảnh, cạnh tranh với
người Hoa. Ông cũng làm khá nhiều bưu thiếp, tính từ năm 1902 đến 1925 ông in
gần 6 ngàn bưu thiếp.
Bộ sưu tập của Albert Kahn (1860-1940) mang tên “Hồ sơ của hành tinh” sử
dụng kính Autochrome để ghi lại cuộc sống ở Đông Dương. Ông chủ trương ghi lại
những hình ảnh của thế giới cùng những phong tục tập quán của dân chúng vì lo
ngại chúng sẽ bị xóa nhòa với thời gian. Quyết định của ông khá sáng suốt, ngày
nay một bảo tàng mang tên ông lưu giữ những hình ảnh ấy tại Pháp với số lượng
khoảng 600 tấm.
Một trong những tác gia nổi tiếng người Pháp nữa là trung uý hậu cần Leon
Busy, sinh năm 1874, tham gia quân đội thuộc địa năm 1889 tại Hà Nội. ông chụp

ở Bắc Kỳ từ năm 1915 đến 1920 với khoảng 1.700 bức ảnh và đã đoạt được nhiều
giải thưởng trong lĩnh vực này, ông còn là người có nhiều sáng kiến trong kỹ thuật
chụp ảnh và phóng ảnh.
Bước vào đầu thế kỷ XX, cùng với cuộc khai thác thuộc địa, thực dân Pháp
coi Việt Nam là một quốc gia tươi đẹp giàu tiềm năng nên đã tích cực tuyên truyền
những hình ảnh về một miền đất hứa vừa mới chiếm được nhằm thu hút sự di dân
và đầu tư chính quốc. Đây cũng là thời kỳ công nghệ in ảnh đã phát triển làm dấy
lên phong trào in những tấm bưu ảnh. Một khối lượng bưu ảnh rất lớn về Hà Nội
nói riêng và Việt Nam nói chung đã được phát hành ở đầu thế kỷ XX. Đây có thể
được coi là một nguồn ảnh sử liệu quý giá bởi nó phản ánh rất nhiều lĩnh vực từ
thẳng cảnh đến đời sống đô thị đang phát triển, từ các lễ tục cùa người bàn xứ đến
cuộc sống của giới thượng lưu mà ngày nay chúng ta vẫn còn biết đến bộ sưu tập
đến hơn 50 chiếc phản ánh cuộc khởi nghĩa Yên Thế nhằm biểu dương sức mạnh
của nước Pháp, hay bộ ảnh chụp đám tang nhà ái quốc Phan Châu Trinh...
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân đẩy mạnh cuộc khai thác thuộc
địa lần thứ hai và ảnh đã trờ thành một phương tiện phục vụ rất đắc lực cho mục
tiêu này. Năm 1916, tại Phủ Toàn quyền Đông Dương đã hình thành một cơ quan
chuyên trách về phim và ảnh. Đen giữa những năm 1920, thực dân đã sử dụng máy
bay chụp không ảnh và gần 500 bức không ảnh đầu tiên dành để chụp khảo sát phục
vụ xây dựng đường quốc lộ. Còn có thể kể đến sự ra đời của một số cơ quan văn
hoá đặc hiệt là Trường Viễn Đông Bác c ổ (École Fracaise d ’Extrême Orient) đã

276


ẢNH HÀ NỘI XƯA - MỘT NGUỒN s ử LIỆU...

tiến hành chụp ảnh một cách có hộ thống và khoa học nhừne dữ liệu xã hội học và
các di sàn văn hoá bản địa. Khối lượng rất lớn hiện dược lưu giữ ở Việt Nam (Viện
Thông tin Khoa học Xã hội đang kế thừa) và Pháp. Ngoài ra nhiều bảo tàng trong

nước cũne đang lưu giữ một khối lượng ảnh không nhỏ.
Cùng với quá trinh phát triển của thuộc địa, ảnh dần dần trở thành nhu cầu của
một bộ phận dân cư. Ở các dô thị như Hà Nội, hoạt động nhiếp ảnh thương mại dàn
dần phát triển như hiệu ảnh của một số chủ người Hoa, hiệu ảnh nổi tiếng như
Khánh Ký, Hương Ký...mà hiện nay làng Lai Xá (Hoài Đức, Hà Nội) dược coi là
làng nghề tổ cùa nhiếp ảnh Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
Ảnh cũng trờ thành một phần của neôn ngừ báo chí hiện đại, trong việc tuyên
truyền quàng bá về Hà Nội nói chung. Những tấm ảnh phóng sự có giá trị lịch sử
cao như bộ ảnh về Cách mạng tháng Tám năm 1945 và những ngày đầu toàn quốc
kháng chiến của Nguyễn Bá Khoản, bộ ảnh về nạn đói năm Ất Dậu của Võ An Ninh
và ảnh của nhiều nhà nhiếp ảnh tên tuổi khác như Vũ Năng An, Đỗ Huân, Nguyễn
Duy Kiên, v.v...
Cùng với sự ra đời của Nhà nước Việt Nam độc lập, một đội ngũ những chiến
sĩ cầm máy ảnh đã hình thành và theo suốt hai cuộc kháng chiến cũng như công
cuộc xây dựng đất nước đã để lại khối lượng ảnh to lớn về cách mạng Việt Nam,
trong chiến tranh cũng như trong xây dựng một thủ đô văn minh giàu đẹp.
1.2. Vai trò của tư liệu ảnh Hà Nội xư a với đời sống xã hội
Tư liệu ảnh có thể nói là một dạng vật chất hàm chứa lượng thông tin lớn mà
người ta nhìn vào đó để dễ dàng nắm bắt nội dung mà không cần nhiều thời gian để
nghiên cứu. Chẳng hạn để mô tả một công trình kiến trúc hay một cổ vật, một toà
lâu đài hay một vương triều bằng những bài viết, thậm chí những cuốn sách cũng
không thể khiến độc già cảm nhận được rõ ràng và khách quan như khi họ xem một
bức ảnh hay một bộ phim về những đối tượng đó. Chính vì vậy, bản khuyến cáo của
Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) công bố
năm 1980 đã xác định phim, ảnh là loại hình di sản lưu trừ đặc biệt quỷ giá không
những cùa mỗi dân tộc mà còn của cả nhân loại, do đó mỗi quốc gia cần phải đầu
tư, tổ chức lưu giữ, bảo tồn thật tốt các tác phẩm phim ảnh cho các thế hệ mai sau.
Ờ Việt Nam, công tác này cũng đã được đề cao. Cụ thể là ngay sau khi giành độc
lập, Chù tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 18/SL ngày 31/01/1946 về việc lưu
trữ, lưu chiểu văn hoá phẩm, trong đó nhấn mạnh “việc tàng trừ văn hoá phẩm là

một việc cần thiết cho quốc gia về phương diện văn hoá” với quy định văn hoá
phẩm ẹồm các ấn phẩm văn hóa, trong đó có tư liệu ảnh.

277


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN THỦ TU

*. Với nhu cầu của người sử dụng
Đổi với bạn đọc, ảnh là một bộ phận tư liệu phàn ánh chân dung lịch sử mà giá
trị đã được khăng định. Thông qua tư liệu ảnh, phong cảnh, con người hay cuộc
sông sinh hoạt, nét văn hoá của các vùng miên qua các thời kỳ,... được lưu trữ
khách quan và chân thực. Và như vậy, những tấm ảnh tư liệu đã đi vào đời sồng
kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội, có mặt trên tất cả mọi lĩnh vực như hoạt động
báo chí, tư liệu, mỹ thuật, kiến trúc, v.v... qua đó giúp các thế hệ sau hiểu rõ hơn,
toàn diện hơn về quá khứ của Hà Nội.
*. Với sự phát triển chung của Thủ đô Hà Nội
- Tư liệu ảnh phản ánh những thông tin, những tri thức toàn diện về Hà Nội, là
nguồn lực thông tin đặc biệt quan trọng, là bức tranh toàn cảnh, chân thực về Thủ đô
ngàn năm văn hiến, góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu toàn diện, đặc biệt là
trong các lĩnh vực lịch sử, chính trị, kinh tế, địa lý, văn hoá, quân sự... cùa Hà Nội.
- Tư liệu ảnh cung cấp những thông tin phong phú, đa dạng, quý giá phục vụ
cho việc phát triển văn hoá, kinh tế, khoa học của Hà Nội, cung cấp cứ liệu kioa
học cho các nhà quản lý hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội
của Hà Nội.
- Cũng thông qua mảng tài liệu này, góp phần tích cực vào việc giải quyết
những vấn đề quan trọng cùa Hà Nội, nhứ: Phân vùng quy hoạch kinh tế, nhận Diết
và khai thác đúng mức những tiềm năng thiên nhiên, về con người, bảo vệ môi
trường, phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới của Thủ đô.
- Góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền, giáo dục lòng yêu quê hương đát

nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, thôi thúc thể hệ trẻ hăng say hoạt động, ò n g
tác, sẵn sàng cống hiến sức lực và trí tuệ cho việc bảo vệ và xây dựng quê hương
- Góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá, trí tuệ của ông cha. Giới
thiệu cho không chỉ nhân dân trong nước mà cà bạn bè quổc tế về Thủ đô Hà Nội,
về một Việt Nam hào hùng với lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước.
2.
thông tin

Công tác lưu giữ, bảo quản tư liệu ảnh tại các th ư viện và cơ qian

N h ậ n th ứ c đ ư ợ c tầ m q u a n trọ n g c ủ a v iệ c gìn giữ, b ả o q u ả n lâu dài v à tổ c iứ c
khai thác, p h ụ c v ụ c ũ n g n h ư p h á t h u y g iá trị cùa n g u ồ n tư liệu ản h Hà N ộ i xưa. các
th ư viện v à c ơ q u a n th ô n g tin đ ã từ n g b ư ớ c xây d ự n g c ác b ộ sư u tập c h o dù chưa
thật hệ th ố n g vớ i đ ú n g c h u y ê n m ô n c h u y c n ng àn h. T u y n h iê n , trên th ự c tế, cá: c ơ
chế, chính sách th u th ậ p v à lưu g iữ n g u ồ n tư liệu ảnh Hà N ộ i x ư a c h ư a đ ư ợ c x á y
d ự n g hiệu q u à đ ể p h á t h u y giá trị. B ê n c ạ n h đó, cán b ộ làm c ô n g tác lưu giữ b ão
quàn c ũ n g c h ư a đ ư ợ c đ à o tạ o bài bàn, c h u y ê n nghiệp.

278


ẢNH HÀ NỘI XƯA - MỘT NGUỒN s ử LIÊU...

Nguyên nhân
- C òn th iế u n h ữ n g v ăn bản q u a n tr ọ n g cù a N h à n ư ớ c q u y đ ịn h cụ thể về c ơ chế
siru tầm , b ả o q u ả n v à ch ín h s á c h v ề k in h phí, th iếu s ự q u a n tâ m d ú n g m ứ c của lãnh
đ ạo n h iều b ộ , n g à n h đố i với c ô n g tác này.
- Do trình độ n g h iệ p v ụ v ề tổ c h ứ c lư u giữ b ả o q u ả n c ò n h ạn ch ế, c h ư a thật sự
đ áp ứ n g y ê u cầ u m à n h iệ m v ụ đ ặ t ra
- C h ư a có sự liên k ết, c h ia sẻ n g u ồ n tư liệu ả n h g iữ a các th ư v iệ n v à c ơ quan

th ô n g tin. C h ư a có c h ín h s á c h th u th ập, q u ả n lý n g u ồ n tư liệu ả n h p h ân tán ở nh iều
c ơ q u an th ô n e tin, th ư viện , tr o n é a lb u m c á c gia đình ,...
- V iệc c h ú th ích ản h bị th ấ t lạc sẽ là m g iả m g iá trị sử liệu c ủ a n h ữ n g tư liệu
ảnh, n h iề u khi sẽ làm sai lệch c h ín h n h ữ n g giá trị lịch sử v ố n có c ù a b ứ c ảnh.

- Việc thiếu kho tàng, trang thiết bị chuyên dụng cũng ảnh hường đến việc lưu
giữ, bảo quản tư liệu ảnh.
3.Giải pháp tăng cường công tác lưu giữ, bảo quản tư liệu ảnh Hà Nội xưa
3.1. Bỗ sung kinh p h ỉ thỏa đáng
Theo quy định, các cơ quan thông tin, thư viện ở Hà Nội vẫn duy trì công tác
tổ chức bổ sung và bảo quản các loại tài liệu bàng nguồn vốn ngân sách. Ngân sách
dành cho công tác này chiếm phần lớn trong hoạt động, nhưng nguồn kinh phí đó
không được tách riêng cho công tác lưu giừ và bảo quản ảnh, mà nằm trong kinh
phí của tất cả các tài liệu hiện đang được lưu giữ tại cơ quan. Do tầm quan trọng của
còng tác này, bên cạnh nguồn vổn từ ngân sách nhà nước, các cơ quan thông tin, thư
viện cần có những động thái tích cực tìm kiếm các nguồn tài trợ từ các dự án trong
nước và nước ngoài.
Căn cứ vào tình hình thực tể và nhu cầu sử dụng tư liệu ảnh Hà Nội, các cơ
quan thông tin cần xây dựng và trình thủ trường danh mục nhóm tư liệu ảnh cần thu
thập, lưu giừ và bào quản. Hàng quý, hàng năm đặc biệt là sau những sự kiện các
ngày lễ lớn của đất nước, cần có kế hoạch thu thập tư liệu ảnh kịp thời. Xây dựng,
lập kể hoạch kinh phí hàne năm để thu thập, chỉnh lý, bảo quản khối tư liệu ảnh của
đem vị đang có.
3.2. Nâng cao hiệu quả công tác lưu giữ, bảo quản tư liệu ảnh
*

Đ ẩy m ạnh ứng d ụ n g cô n g nghệ th ô n g tin tro n g c ô n g tác liru giữ, bảo quản

tư liệu ảnh
C ô n g n g h ệ th ô n g tin là m ộ t tro n g c á c đ ộ n g lực q u a n trọ n g n hất củ a sự phát

triển, c ù n e với m ộ t số n g à n h c ô n g n g h ệ c a o k h ác đ a n g làm b iế n đổi sâu săc đời

279


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN THỨ TU

Sống kinh tế, văn hóa, xà hội cùa thế giới hiện đại. ử ng dụng và phát triển cóng
nghệ thông tin nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của
toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hóa các
ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu
quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sổng
của nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng và tạo khả năng đi tất đón đầu để thực
hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, ncày 17
tháng 10 năm 2000, Bọ Chính trị (khóa VIII) đã ra Chỉ thị sổ 58-CT/TW về \iệc
“Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
* Đẩy mạnh việc sổ hóa tư liệu ảnh
Để số hóa tài liệu, các cơ quan thông tin nên đầu tư kinh phí trang bị các thiết
bị số hóa như máy quét hình - scanner, máy ảnh, máy tính, các trang thiết bị máy
móc để lưu trữ, phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu phù hợp.
Trong giai đoạn hiện nay, khi công nghệ Internet và Website đang trở nên
thông dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, sổ hóa tài liệu, đặc biệt là những
tư liệu có giá trị lịch sử lâu dài, đã trở thành một xu hướng tất yếu trong hoạt động
thông tin. Thực tế cho thấy những lợi ích của việc số hóa tài liệu là rất lớn, nếu
đứng ở góc độc bảo quản tải liệu, đổi với tài liệu nói chung và tư liệu ảnh nói riéng,
thì số hóa là một phương thức bảo quản có nhiều ưu việt, vừa bảo đảm duy trì điợc
tài liệu gốc ở trạng thái nguyên vẹn, vừa tạo điều kiện cho việc khai thác, thông qua
mạng máy tính, người đọc có thể tiếp cận ở mọi lúc, mọi nơi và đồng thời nhiều
người sử dụng.

Nhiều quốc gia, công ty, thư viện lớn trên thế giới đã tiến hành những chưyng
trình và dự án số hóa, trong đó phải kể đến dự án số hóa tài liệu của Google, cùa
Thư viện Quốc hội Mỹ và gần đây nhất là tuyên bổ của Chính phù Pháp dành iền
cho việc số hóa toàn bộ di sản văn hóa bao gồm sách báo các dạng, phim, ảnh, tư
liệu âm thanh và các tác phẩm nghệ thuật với mục tiêu đảm bảo quyền bình đảng về
văn hóa cho tất cả mọi người thông qua việc đảm bảo quyền tiếp cận với những giá
trị văn hóa đích thực.
* N âng cao ỷ thức về cô n g tác lư u giữ, bào quàn tư liệu ả n h

Với bàn chất đặc biệt là phản ánh trung thực, khách quan, nhiếp ảnh đã ghi
chép chính xác các sự kiện, các hoạt động trong đời sống xã hội. Quá khứ càng xa
thì giá trị các tấm ảnh càng cao và chúng trở thành một di sản văn hoá như bao đấu
ấn thiên nhiên, lịch sử khác được gọi là di sản của loài người. Ông Vũ Quốc Klánh
- Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam nhận định: Nhiếp ảnh có những cóng
280


ẢNH HÀ NỘI XƯA - MỘT NGUỒN s ử LIỆU.

góp quan trọng trong việc lưu giữ những tư liệu quý về quá trình hình thành, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc và trở thành nhân chứng giá trị sổng mãi với thời gian. TS.
Nguyễn Thị Minh Lý, Phó Cục trường Cục Di sản (Bộ Văn hoá thể thao và du lịch)
cho biết: Bức ảnh là vật mang thông tin, nội dung ảnh chính là thông tin và đó chính
là di sản và là sản phẩm văn hoá cùa nhân loại, vì vậy cần phải nâng cao ý thức cho
mọi người trong việc lưu giữ, bảo quản để phát huy giá trị cùa di sản tư liệu ảnh.
* Tăng c ư ờ n g h ợ p tác g iữ a các th ư viện và c ơ q u a n lư u trữ

Hoạt động liên kết giữa các thư viện và cơ quan lưu trữ, đặc biệt là mở rộng
quan hệ với thư viện các nước trên thế giới trên thực tế đã có từ nhiều năm nay,
nhưng nó chỉ thực sự phát triển mạnh trong những năm gần đây, khi Việt Nam thiết

lập quan hệ ngoại giao và hội nhập quốc tế về mọi mặt, yếu tố văn hóa cũng không
nàm ngoài sự hợp tác đó. Những hình thức phổi họp là việc biên soạn mục lục liên
hựp, trao đổi sách giữa các thư viên, hiện nay thêm phần trao đổi và tạo dựng các cơ
sờ dữ liệu. Sự phối hợp đó đã mang lại lợi ích và hiệu quả hoạt động của các thư
viện là rất đáng kể.
Mặc dù hầu hết các thư viện và cơ quan lưu trữ đều nhận thức rất rõ về lợi ích
và tầm quan trọng của việc hợp tác và chia sẻ nguồn lực thông tin, nhưng đã gặp
không ít khó khăn do sự khác biệt bời đặc thù riêng của mỗi cơ quan thư viện, về
công nghệ hay nguồn kinh phí và trình độ đội ngũ cán bộ. Do đó, sự phối hợp giữa
các thư viện đạt hiệu quả chưa thực sự như mong muốn.
Vì vậy, trong thời gian tới cần có một sự hợp tác giữa các trung tâm thông tin,
cơ quan lưu trữ, những nơi có tư liệu ảnh Hà Nội trong và ngoài nước, lập kế hoạch
tìm kiếm trong những bộ sách, công trình đã xuất bản.Triển khai công tác sưu tầm
tư liệu ảnh Hà Nội trong nhân dân, trong các cơ quan nghiên cứu lịch sử...để làm
phong phú và đầy đủ thêm nguồn tư liệu ảnh Hà Nội xưa cho mỗi đom vị.
Đồng thời các thư viện lớn ờ Hà Nội cần thống nhất các quy chuẩn biên mục,
xây dựng cơ sở dữ liệu, xây dựng các thư viện điện tử, thư viện số cho vổn tài liệu
này, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện,
nhằm quản lý và phục vụ khai thác hiệu quả hơn.
* Đ ẩv m ạ n h h o ạ t đ ộ n g tuyên truyền, q u ả n g bả

Tư liệu ảnh Hà Nội xưa là di sản vãn hóa của cha ông ta để lại, cùng với
những loại hình tài liệu khác như tài liệu cổ, tài liệu quý hiếm, thì giá trị và vai trò
của nó trong tiến trình phát triển đất nước đã rõ, nhưng không phải ai cũng hiểu và
nhận thức đầy đủ tầm quan trọng cùa việc lưu giữ và bảo tồn cũng như phát huy vốn
quý đó của dân tộc. Trung tâm di sản các nhà khoa học Việt Nam, cơ quan lưu giữ
khá nhiều ảnh về các nhà khoa học cùng những công trình nghiên cứu của họ như
281



VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉƯ HỘI THẢO QUÓC TÉ LÀN THỨ T ư

Bác sỹ Tôn Thất Tùng, gia đình Hồ Đắc Di...những người có cống hiến lớn cho
lịch sử phát triển của thủ đô Hà Nội. Tiến sỹ Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Trung
tâm này cho biết, di sản ảnh trong các sưu tập cá nhân, gia đình là sợi chỉ đa sẳc
màu trong tấm thảm di sản của dân tộc, nếu tập hợp được theo từng chủ đề, các bức
ảnh sẽ kể về nhừng câu chuyện thú vị, sinh động về một phần lịch sử của đất nước,
nó góp phần không nhỏ trong công tác tuyên truyền, quảng bá về những thành tựu
khoa học nói chung của nước nhà.
* Đẩy mạnh xã hội hỏa công tác quảng bá tư liệu ảnh Hà Nội
Xã hội hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đã tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho các tầng lớp xã hội tiếp cận và hường thụ các giá trị di sản văn
hóa tiêu biểu của quốc gia và đã thu hút được sự tham gia rộng rãi của các cá nhân,
tổ chức, cộng đồng... Thực tế xã hội hóa hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sàn
văn hóa đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc tuyên truyền giáo dục, qua đó không
ngừng nâng cao nhận thức của công chúng về trách nhiệm đổi với sự nghiệp bảo vệ
và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Theo đó, để đẩy mạnh xã hội hóa thu thập và quảng bá tư liệu ảnh Hà Nội,
việc xã hội hoá hoạt động này tại các cơ quan thông tin, thư viện là một giải pháp
không thể thiếu được, nhằm làm phong phú thêm vốn tư liệu ảnh Hà Nội xưa cho
các thư viện, đồng thời giúp cho khai thác tốt hơn nguồn tư liệu này. Trên cơ sở đó,
thu hút nguồn đầu tư, khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước đỏng góp (hoặc biểu, tặng) tư liệu ảlih Hà Nội từ các nguồn tài liệu khác nhau
thông qua việc tuyên truyền, quảng bá.
Công tác lưu giữ và bảo quản các giá trị văn hóa nói chung, ảnh Hà Nội xưa
nói riêng là việc cần và nên làm của các cơ quan thông tin, trong thực tế thì các cơ
quan này cũng đã và đang làm, song chưa có sự đồng bộ, thống nhất, cần thường
xuyên phối hợp tổ chức các hoạt động hom nữa, cần có sự quan tâm và đầu tư thỏa
đáng từ các cấp có thẩm quyền, nhàm phát huy hiệu quả nguồn tư liệu ảnh Hà Nội
xưa - một nguồn sử liệu đáng được trân trọng.

Tài liệu tham khảo
1. Đ.H (2000), Vài mấu ghi chép cùa bác s ĩ Hocquard, Tạp chí X ưa & Nay (71 ), tr. F-H

"Để hiểu
, truy cập ngày 26/01/2010

2. Dân

Hùng

-



Thành

(2010),

hơn

vể

một



Nội

xưa",


3. Đào Hùng (2005), Những bưu ảnh đầu tiên ờ Việt Nam, Tạp chí X ưa & Nay, (229+230)
tr. 15-18.

2 82


ẢNH HÀ NỘI XƯA - MỘT NGUỒN s ử LIỆU...

4. Đô Hữu Dư (2004), Tài liệu địa chí với sự nghiệp xây dựng vù phút triên Thủ đô

(chuyên khảo), I là Nội
5. Dương Trung Quốc (2002), Anh - nguồn sử liệu, Tạp chí Xưa & N ay (114) tr.3
6. Ngô Thế Long (2010), Một sổ bưu ảnh Hà Nội đầu thế kỳ X X tại Thư viện Khoa học Xã

hội, Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội (6) tr. 37-42
7. Nguyễn Mạnh Hùng (2005), Chữ viết và hình ảnh - nguồn sử liệu quý giá cùa dân tộc,
Tạp chí Xưa & Nay (229-230), tr.23-49.
8. Nguyễn Ngọc Nguyên (2010), Công tác địa chí tại Thư viện Hù N ội , Tạp chí Thư viện
Việt N a m (5) tr. 40-44.
9. Phan Huy Lê (2004), Album ảnh Cách mạng Việt Nam 1945-1946, Tạp chí Xưa & Nay
(220), tr. 8-9.
10. Thanh Đạm (1994), Hiệu ảnh đầu tiên ờ Việt Nam, Xưa & N ay (5) tr. 22.

11. Trần Manh Thường (1999), Lịch sứ nhiếp ảnh thế giới, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
12. Viện Thòng tin Khoa học Xã hội (2011 ), Thư viện Khoa học Xã hội, Nxb KHXH, Hà Nội.

283




×