Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Một vài đặc điểm về thủy lợi ở châu thổ sông hồng thế kỷ XX( triều nguyễn) trước thời kỳ thực dân (2013) olivier tessier

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.11 MB, 22 trang )

MOT
VÀI DÀC
01ÉM VÈ THÛY LOI



Ô CHÂU THÔ SÔNG HONG THÉ KŸ XX (TRIÈU NGUYÈN)
TRlTCÎC THÔI KŸ THU'C DÂN
Olivier Tessier*

Ljch sur khai thâc và tu eu trên châu thô sông Hong gàn chat vôi viêc chù dông
vê nircrc và hê thông thûy lçri dirge tao nên mot quâ trinh bôi dàp lâu dài. Môi quan
tâm chinh dôi vôi viêc dàp dê nhàm bào vê cuôc sông cüa ngirài dân chông nhùng
trân lut lôn cùa càc dông sông là mot hàng sô trong lich sù cô dai và hiên dai cüa Viêt
Nam, dà gôp phân Ion vào viêc câu truc nên môi quan hê giîra Nhà nuôc và nông dân.
Chi vi à dât nuôc chü yêu là nông thôn này, sàn xuât nông nghiêp là nguôn thu nhâp
quan trçng nhât cüa Nhà nuôc quân chü thông qua sir chiêm hüu dât dai cüa nguôi
nông dân (dâ dàng bô). Nhu vây phâi tien hành công viêc trong hàng thé kÿ nhàm bào
dàm tôt nhât cho nguôn thu nhâp không thê thiêu dôi vâi su ton tai cüa vuang trièu,
và viêc dô phài làm trong m0t vùng cô dàc diêm là tinh bâp bênh cüa nông nghiçp
xày ra triên miên, khi han hân de dç>a vy müa thâng 5, tiêp dên là nguy ca lü lyt tàn
phâ vy müa thâng 10. Cô thê rut ra dàc tinh chü yêu cüa châu thô: dây là mot dông
bàng phù sa rçng lôn (14.700 km2) bj tê liçt tir lâu trong quâ trinh phât trién do bàn
tay con nguài. Viçc dàp dê dçc hai con sông chinh là sông Thâi Binh và sông Hong,
dà khiên cho trong hàng thê kÿ dja hinh trà nên không dông dêu, mà thyc ra chi là
tam thài, khi phù sa ty nhiên cüa câc trân lü së bôi dàp dân nêu dông sông không bj
giori han trong hç thông dê dieu dài hom 2.000 km.
Sông Thâi Binh chày phia Dông - Bàc châu thô, là mçt con sông cô chê dç
manh nhung dêu, vâi hç thông gôm câc hop luu và chi luu, cô dàc diêm là lü không
lôn cô thê kiêin chê bàng viçc dàp dê. Hç thông sông Hong hinh nhu là nguac lai,
nhüng trân lü duçrc tàng cuàng do nuâc cüa hai hçrp luu chinh (sông Dà và sông Lô)


dêu rât du dôi và là nguyên nhân cüa nhùng trân lut. Nhung dông sông côn là nguôn
tao thành châu thô và là nguôn dem lai phi nhiêu dâu tien nhà lâp phù sa dâng kê
làng dong hàng bao thê kÿ mà chiêu dày cüa lâp trâm tich lên dên hàng chuc met1.
Luu luçmg cô thê dat dên 28.000 m3/giây vào mùa lü, dâng mue nuâc lên rât cao,
* EFEO, Hà Nôi.
!. Lâp phù sa sông Hong, ucrc tinh 130 trièu tàn môi nam, xêp con sông dimg vào hàng thir 8
trên thê gicri vè krong phù sa tài di (Bcthemont, 2000).

499


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI TIIẢO QUÓC TÉ LẦN THÚ TU

lại nằm chênh vênh bên trên dồne, bằng nhưng dòng chày dổ qua các Giồng dát vào
lúc thường đã được đê ngăn chặn. Cụ thể ra, vào mùa nirức Ihắp mùa đông, mực
nước trung bình của đòne sông ở vào khoảng 2,50 mét trên mực nước biển. Vào
đầu mùa nước cao (tháng sáu-mười), mực nước lên nhanh và có thể dạt dến 10
mét trong vài ngày: cao độ của kinh thành là 5 mét, như vậy Hà Nội sẽ bị con sône
đe dọa trong suốt mùa mưa.
Map 1 - Two main fluvial systems: Red River and Thái Bình River

Source: Atlas Bac Hung Hai, GRET-INSA-UCL
Mối đe dọa định kỳ đó là một thực tế dối với đại bộ phận các khu vực tụ cư và
đất đai trên châu thổ, trừ vùng đất cao phía Tây - Bắc. Vì vậy, thành phố dirợc cài
tên là Hà Nội năm 1831, và nhữnu làng mạc trung du và hạ châu thổ, được tồn tại
bền lâu một cách kỳ lạ nhờ vào lao động khỏrm nuừnc, của nhừim người nông dân
đắp đê, trổ các cửa cống và đào kênh mương.
Mục tiêu của báo cáo này là bàn về chính sách tlniy lợi trôn châu thổ sông
Hồng do các vua triều Nguyễn thực hiện, trước và dầu cuộc can thiệp thực dân, dặt
trong tính năng động lịch sử lâu dài. Ngoài những ntihi nuại vè dưừng lối theo đuổi

công trinh dap đê rất tổn kcin mà vẫn khôntỉ dem lại một sự bao vệ thỏa mãn dù
chống lại lũ lụt và sự đôi dòne dột ngột của các con sônu. elnìim tôi cố chứnc, minh
ràng các vua của triều đại này trên một vài khía cạnh n ào dỏ vần là nlũrim người đi
đầu trong lĩnh vực làm chủ nước và dặt cơ sở CỈ10 một sự qui hoạch hợp lý châu thổ
sông Hồng.

500


MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM VỀ THỦY LỢI...

Vài môc lịch sử: đăp đê, một ưu tiên lâu đòi
Ở Việt Nam, cũng như ờ Trung Quốc, xây dựng đê điều thường trực tiếp do
các vị hoàng đê điều hành. Thiên mệnh giao cho một người “quyền uy tối
thượng”, nghĩa là quyền hợp pháp cai trị thiên hạ (Cadière L., 1914), dòi hỏi nhà
vua phải quan tâm bào vệ các thần dân. Song sone với việc đi tìm một sự hồ trợ
cùa Trời, được khẳng định hàng năm và dịp lỗ tịch điền (hay hạ điền) mở đầu mỗi
mùa canh tác, việc bảo vệ dân chúng và mùa màng cũng đòi hỏi vương triều phải
can thiệp trực tiếp vào những công trình thủy lợi để cổ gắng bảo vệ các cánh đồng
khỏi bị lũ lụt.
Đề cập đầu tiên đến công trình đê điều sau thời gian dài đô hộ của Trung
Quốc, được nhắc đến vào cuối thế kỷ XI trong Cương mục (Chb. IV, 6): Tháng hai
năm Mậu Tí, năm thứ 8 (1108) đời vua Lý Nhân Tông, “Mùa hạ đắp đê ờ phường
Cơ Xá”1.
Câu trích dẫn đầu tiên đó không có nghĩa rằng đê điều chưa được đắp trong
thời gian trước đó: sự tồn tại của những công trình bảo vệ ở hai tỉnh Sơn Tây và
Hưng Hóa xưa đã được xác nhận có từ đầu Công nguyên2 và là kết quả sự vay
mượn kỹ thuật của Trung Quốc. Quả thật, như p. Gourou viết: “Khi cư dân châu thổ
[sông Hồng] không còn là dân chài nữa, khi họ đã trở nên quá đông để có thể chỉ
khai thác vùng đất cao và các giồng dọc sông, họ buộc phải đắp đê” (1936: 83). Nói

chung, giả thiết được các tác giả ghi nhận về nguồn gốc của đê điều là tính năng
động có nguồn gốc nội sinh: nhầm chổng lại lũ muộn mùa hè hay lũ mùa xuân,
nông dân và các làng biệt lập phải đắp đê nhỏ dọc các dòng sông nhỏ bao quanh
ruộng đồng của họ. Theo thời gian, biện pháp đó được phổ biến và các con đê nhỏ
được nổi liền nhau để phác thảo nên một hệ thống không ngừng dày đặc qua thời
gian (Rouen, 1915: 10).
Vấn đề còn bỏ ngỏ với giả thiết văn hóa đó là vai trò của Nhà nước và khả
năng can thiệp của nó. v ề điểm chủ yếu này, nếu lập luận của Karl Wittfogel đưa ra
trong công trình gây tranh cãi Tính chuyên chế phương Đông đã bị phê phán nhiều
từ khi ra đời, thi tác giả đã biết nhắc ràng việc làm chù và kiểm soát nước đã tất yếu
đưa đến mối quan hệ quyền lực giữa chính quyền trung ương với xã hội nông dân.
Và trên thực tế, từ thế kỷ XIII, nghĩa là khi nhà Trần đặt cơ sở cho sự thành lập một
chính quyền mang tính quí tộc và quân sự, biên niên sử hoàng gia mới nói đến việc
thực hiện những công trình thủy lợi lớn và yết lộ từng mẩu sự phác thảo một tổ
1. Việt sử thông giám cương mục tiết yểu, Nxb. KHXFI, Hà Nội, 2000, tr. 118.
2. Được dẫn trong công trình cùa Cao Xuân Dục, Đại Nam dư địa chí ước biên, q 6, dẫn theo
Hậu Hán thư.

501


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉƯ HỘI THẢO QUỐC TẾ LÀN THỨ T ư

chức hành chính và quân sự chuyên biệt. Sau trận lụt do com lũ lớn làm vỡ đê Long
Đàm (thành phổ Hà Nội ngày nay) tháng mười 12451, sự kiện cho thấy đê sông
Hồng ít ra cũng đã được xây đắp một phần. Sách Đại Việt sử ký viết: “Đời Thái Tôn
Hoàng đế (1225-1258). - Triều Thiên ứ ng chính bình [...] Mậu Thân năm thứ 17
(1248). Tháng 3, sai các lộ đắp đê giữ nước sông, gọi là đê Đỉnh nhĩ (quai vạc), đắp
suốt từ đầu nguồn cho đến bờ biển để giữ nước lụt tràn ngập. Đặt chức Hà đê chánh
phó sứ để trông coi. Chỗ đắp thì đo xem đắp vào mất bao nhiêu ruộng đất của dân,

theo giá trả lại tiền. Đắp đê Đình nhĩ bắt đầu từ đấy. [...] Năm thứ 5 niên hiệu
Nguyên Phong cùng triều vua [...] Mùa hạ tháng 4 (5-1255)chọn các tản quan làm
Hà đê chánh phó sứ các lộ, khi nào rỗi việc làm ruộng thì đốc thúc quân lính đấp bờ
đê đào mương lạch để phòng lụt hạn.”
Quả thật các nguồn sử liệu có được không đồng nhất và thiếu dấu vết hay bằng
chứng từ bên dưới ở cấp làng xã, phải chấp nhận nguy cơ một sự thổi phồng khả
năng của quyền lực vương triều áp đặt có hiệu quả đối với nông thôn. Dù sao, đoạn
trích trên cho thấy đối diện với công trình lớn lao phải hoàn thành, việc đắp đê toàn
bộ sông Hồng đã được nhà vua định ra phương hướng cho các tỉnh thực hiện bằng
việc sử dụng nguồn nhân lực dễ huy động là quân đội. Nhưng mặc cho hình thức tổ
chức đầu tiên và quản lý các công trình thủy lợi đỏ, nỗ lực đắp đê thực hiện trong
thế kỷ XIII và XIV không được tiến hành theo một qui hoạch tổng thể trên châu thổ
và phải dựa vào các kỹ thuật xây dựng theo kinh nghiệm và có chất lượng không
đều từ tỉnh này sang tỉnh khác. Hậu quả là sự mong manh của đê điều đắp nên và
chỗ tiếp nổi thành hệ thống đôi khi không vững chắc, không đủ để chống lại những
trận lũ trung bình của sông Hồng và các chi lưu, chứng cớ là có nhiều ghi chép về
đê vỡ, lụt lội, về gia cố đê điều và những công trình mới.
Đen thế kỷ XV, với triều đại nhà Lê, đất nước trải qua một thời kỳ yên ổn và
hòa bình tương đối với Trung Quốc và Champa, mà Đại Việt vừa áp đặt thắng lợi
quyền uy của mình. Đường lối lớn về nông nghiệp của vua Lê Thái Tổ được tiếp tục
dưới triều vua Lê Thánh Tông: do việc vỡ đê sông Tô Lịch, Hoàng đế chỉ dụ sửa
sang đê điều và đường xá khắp cả nước và đặt các chức quan mới về khuyến nông
và hà đê2. Ý chí đó được tiếp tục đến những năm đầu thế kỷ XVI và không chỉ xây
1. Năm Át Tỵ, năm thứ 14 (1245). “ Mùa thu tháng 7, nước to, vỡ đê Long Đàm”, Cương mục ,
sđd, tr. 157.
2. “Át Mùi năm thứ 6 (1475). Tháng 7, mùa thu. Có thủy tai lớn, vỡ đê Tô Lịch. Đặt chức
quan hà đê và quan khuyến nông” . “Nhà vua ra sắc lệnh cho trong nước sừa đắp đè điều và
đường sá, đặt chức quan hà đê trông coi công việc này: lại đặt chức quan khuyến nông dể
đôn đốc về việc cày cây.” Việt sử thông giám cương mục, T. XII, Nxb. Văn Sử Địa, Hà
Nội, 1959, tr. 1082.


502


MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM VỀ THỦY LỢI.

dựng và gia cố đè điều mà còn khuyến khích các công trình dẫn thủy nhập điền.
Cho nên năm 1503, dưới triều vua Lê Hiển Tông, Dương Trực Nguyên, Tả thị lang
Bộ Lễ tâu xin: “Đắp đê sông Tô Lịch trên từ càu Trát xuống đến sông cổng để
phòng bị thủy hoạn, lại xin khai cừ Yên Phúc xuống đến cừ Thương Phúc để lấy
nước tưới ruộng. Nhà vua chuần y.”
Không còn nghi ngờ gì, việc thiết lập dưới triều Lê, một Nhà nước Nho giáo
trung ương tập quyền, chi đạo cả nước dựa trên bộ máy quan liêu hiện diện đến tận
các huyện nông thôn, là một nhân tố quyết định để thực hiện công trình thủy lợi và
chống lũ lụt. Ý chí hợp lý hóa và hệ thống hóa việc bảo dưỡng và gia cố hệ thống đê
điều đã được nêu trong luật nhà Lê, chi rõ các quan ở các cấp hành chính là người
duy nhất chịu trách nhiệm thực hiện các chi dụ của nhà vua: “Điều 181: Các công
trình tu sửa đê điều phải bẳt đầu từ mồng 10 tháng giêng, tất cả dân làng trong vùng
hộ đê phải đến đoạn đê được giao cho tu bổ. Công trình đó phải làm trong thời hạn
hai tháng: mồng 10 tháng ba phải hoàn thành. Khi đắp đê mới, thời hạn ba tháng
định ra để hoàn thành. Các quan lộ phải thường xuyên giám sát công trình, các giám
hộ và đốc phu phải liên tục đôn đổc thực hiện [...]” (Deloustal, 1911: 128).
Đến cuối thế kỷ XVII khi đất nước tương đối tạm yên dưới thời chúa Trịnh,
nguồn sử liệu nói về vấn đề tu bổ đê điều ít ỏi hơn. Quà thật đất nước vừa trải qua
một thời kỳ cực kỳ rối ren và bất ổn chính trị do cuộc nổi dậy của nhà Mạc và một
loạt cuộc chiến đẫm máu giừa chúa Trịnh và chúa Nguyễn. Đầu thế kỷ XVIII,
Cương mục viết: “Tháng 8, mùa thu. Hạ lệnh sửa đắp đương đê sông Nhị. Hàng
năm nước sông Nhị tràn ngập, đường đê nhiều chỗ khuyết liệt. Triều đình bèn hạ
lệnh hai ty Trấn thủ và Thừa chính đốc sức dân phu, tùy theo địa thế bồi đắp sửa
chữa, để lợi cho nông dân.”2. Ba năm sau (1711), năm thứ 7 triều Vĩnh Thịnh, nhà

vua quyết định điều chỉnh tổ chức hộ đê bằng việc cử quan triều đình đến giám sát.
Nhựng lời cẩm án chép tiếp sau đó rằng “Triều đình chia cho dân phải nộp tiền thuế
điệu để hàng năm sửa đắp, dân phải tốn cùa hao công, mà một khi xảy ra nạn nước
xoáy vỡ đê, dân lại bị hại không sao kể xiết.”3. Cuối cùng, chỉ có ba đoạn cúa các
chương 33 đến 35 trong Cương mục (1663 đến 1721) nói đến việc đắp đê và chỉ nói
về việc tu sửa chứ không có làm mới. Tình hình đó nuược lại với nhiều đoạn nói về
hạn hán và lũ lụt đưa đến mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra thời đó (17 đoạn), cho

1 . Việt sừ thông giám cương mục, T. XIII, Nxb Văn Sừ Địa, Hà Nội, 1959, tr. 1 13.
2. Việt sừ thông giám cương mục , T. li, Nxb. Giáo dục. 1là Nội, 2007, tr. 395.
3. Như trên, tr. 397.

503


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUÓC TÉ LÀN THỬ T ư

thấy một Nhà nước rõ ràng là yếu kém và bất lực hơn điều mà sử học chính thcng
muốn làm cho ta lầm tưởng. Đấy là một trong những sai lầm nghiêm trọng của các
chúa Trịnh đã không chú ý đúng mức về vấn đề nông nghiệp nói chung, và đặc Hệt
là việc chủ động về nước mà việc quản lý giao cho các quan tinh. Thật vậy, íau
nhiều lần vỡ đê, năm 1723 Nhà nước phải nắm lại việc điều phối công trình đê đièu,
nhưng đển năm 1767 lại phải giao lại cho quan địa phương, vì chính quyền đang ở
vào lúc suy thoái (Lê Thành Khôi, 1992: 271).
Mặt khác của việc làm chủ nước là tưới tiêu, các nguồn tư liệu lại càng hiẻm
hơn vấn đề đê điều, nhưng cùng nói lên mối quan tâm thường xuyên của các trều
đại trước nạn hạn hán và hậu quả bi thảm đối với dân chúng. Dù sao, nếu từ thế kỷ
XV vương quyền đã cổ can thiệp vào lĩnh vực này, ta cũng nhận thấy những nỗ lực
không đem lại được sự cải thiện đáng kể: không có một công trình nào trực táp
thực hiện trên các sông được tiến hành trước thế kỷ XIX. Phải nói rằng vào thời đó

vấn đề phải giải quyết là rất lớn. Việc tưới nước chi có thể thực hiện ở gần vùng lất
thấp tạo thành một hệ thống ao chuôm và kênh rạch1. Vùng đó, bị ngập trong lĩùa
mưa, được dùng để giữ nước tưới trong mùa đông khô hạn, việc giữ nước phụ thiộc
vào nhịp độ thủy triều lên, với mức tối đa là 4 mét, mà hiệu quả được thấy rõ trcng
phần lớn châu thổ. Vùng ven biển, từ nhiều thế kỷ nông dân đã biết lợi dụng hện
tượng thủy triều: họ xây dựng rất nhiều cửa gỗ lim để có thể điều chỉnh cho nuớc
vào các kênh khi nước triều dâng qua cửa sông ngăn chặn dòng chảy con S('ng
khiến cho mực nước sông dâng cao. Mặt khác, việc tưới tiêu chủ yếu dựa vào cácao
chuôm và các con kênh nhỏ để kéo dài cuộc sổng ngắn ngủi của các nơi dự trữ niớc
tự nhiên đó. Vì vậy một tấm bia làng khắc năm 1764 nói về việc đào con kênh trới
nước do hai xã cùng hợp sức làm vào giữa thế kỷ XVIII: “Hai xã Thời ủ n g và Chu
Lũng tiến hành qui hoạch ổn định dân cư. Năm Đinh Mão (1747) đào hào đắp liy,
năm Quí Dậu (1753) đào mương để phục vụ nông nghiệp, đến năm Mậu Dần (17Í8)
góp ruộng sửa sang đình miếu. Nay quan viên hai xã tiến hành đo đạc, phần rào Dy
bao quanh đã làm được 99 trượng, đào mương được 581 trượng, khu miếu chu vi61
trượng 6 thước. [...] Tổng cộng sổ tiền đóng góp là 1010 quan tiền sử, số người đã
cúng hiến ruộng cho việc đào đắp mương lũy là 148 vị. Đe biểu dương công đrc,
hai xã dựng bia khắc tên họ những người đóng góp tiền và ruộng vào việc chung và
đặt lệ thờ phụng mãi mãi.”2
1. Kênh rạch là những đoạn sông cạn, có rất nhiều trên châu thổ sông Hồng, bảo đàm việc gao
thông tự nhiên giữa dòng sông và các vùng đất mà kênh rạch chảy qua.
2. “Thác bản bia xã Thời ủ n g huyện VTnh Lại phù Hạ Hồng, sưu tầm tại đình xã Hoà Ung tmg
Bất Bế huyện Vĩnh Lại tinh Hải Dương”, Thư mục thác bản văn khắc Hán Nôm ViệtNim,
2007, Hà Nội, Viện Nghiên cứu Hán Nom - EFEO - EPHE, Tập III, tr. 281.

504


MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM VỀ THỦY LỢI.


Song song với các sáng kiến địa phương, từ thế kỷ XV, vương triều đã ban bố
rmt loạt chỉ dụ kcu gọi dân chúng đắp cao các con trạch, đào hồ chứa nước và nạo
vé kènh rạch nham làm tăng nguồn nước sẵn có tạo thuận lợi cho việc làm vụ tháng
5, /à nếu có thể thì trồng lúa sớm thay thế vụ lúa tháng 10 bị tàn phá vì vỡ đê
(Piuvanne, 1931: 34). Như vậy vào cuối thế kỷ XV, sông Đào đã được đào vừa để
tưri nước vào mùa khô và tiêu nước vùng thấp trong mùa mưa.
Vì không thể cất ngang thân đê, cũng như cẩu tạo của địa hình với những
gitng đất và những vùng trũng tự nhiên, đòi hỏi phải dùng biện pháp cơ giới đưa
nưrc lên cao để lấy nước dưới sông trong mùa khô. v ề điểm này, trong nghiên cứu
vềcông trình tưới nước, E. Chassigneux nhận xét ràng nếu một vài vãn bản và sắc
ch lệnh cho các quan và dân chúng “làm xe lấy nước” 1, thì không có một chi tiết
nài nói rõ về các “máy” đó, cũng không biết nó có tồn tại không. Phải chăng đấy là
nhrng guồng đạp nước mà ta có thể thấy thời đó ở một vài tỉnh châu thổ?
Gập lúc hạn hán cũng vậy, chỗ dựa chính vẫn là ông trời. Nhiều đoạn trong
Ciơng mục đã minh chứng, một mặt các biện pháp ân xá được coi là hành động giải
oai của chính phủ bị coi là nguyên nhân của những thiên tai (Langlet, 1970, tr. 211)
vàmặt khác, nhiều lễ cầu đảo dâng lên các thần núi thần sông để xoa dịu sự giận dữ
củ; thần linh. Đà được ghi lại vào năm Quí Hợi, năm thứ tư (1143): “Từ mùa xuân
đếi mùa hạ hạn hán. Nhà vua thân làm lễ đảo vũ. Tháng 6 mưa”; hay vào năm Mậu
Thn, năm thứ sáu (1448): “Tháng 4 mùa hạ. Hạn hán. Nhà vua chính mình đi lễ cầu
đà». Tha những tù phạm bị tình nghi”2.
Triều Nguyễn: tiến đến đắp đê toàn bộ sông Hồng
Tuy kinh đô của đất nước mới thống nhất được di dời vào Huế, các vua đầu
triiu Nguyễn vẫn bày tỏ mối quan tâm đặc biệt nhàm phục hồi tình hình kinh tế-xã
hộ ở Bắc Hà, đã bị buông lỏng sau nhiều thập kỷ chiến tranh và tan tác. Để tỏ rõ
qu'ền uy khẳp mọi miền, triều Nguyễn lo việc xây dựng lại cầu, đường, bến sông,
nhrng cũng dựng lên những thành lũy theo kiểu Vauban để trấn áp khởi nghĩa của
nôig dản. Đấy là một trong những nghịch lý của nửa đầu thế kỷ XIX: việc thiết lập
rrnt chế độ quân chủ chuyên chế đòi hỏi phải hiện đại hóa cơ sở hạ tầng của châu
thi sôr.g Hồng, việc tăng cường kiểm soát dân chúng bàng một bộ máy quan liêu

than nhũng đã gây nên sự bất bình ngày càng tăng của nông dân khiển trong nhiều

1. 'húng tôi chi thấy một đoạn trong Cương mục nói về việc này: “Quí Hợi, năm thứ 6 (1503).
'háng giêng, mùa xuân. Hạn hán. Hạ sắc lệnh chuẩn bị xe lấy nước để bảo vệ việc làm
uộng” (tôi nhấn mạnh). Và người chú thích nói rõ là trong nguyên bàn “thủy xa” là một
lụng cụ nông nghiệp để tát nước.
2. 'iệt sừ thông giám cương mục, Nxb. Văn Sừ Địa, Hà Nội, T. IV, 1958, tr. 315, t. IV, tr. 8 Ị 9.

505


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN TH Ứ TƯ

trường hợp họ đã nổi dậy. Cho nên, các thủ lĩnh nông dân như Phan Bá Vành, các
quan lại còn luyến tiếc nhà Lê, đã lôi kéo hàng ngàn nông dân nghèo và cầm cự
trong sáu năm (1821-1827) chổng lại binh lính ở vùng biển Quảng Yên (Sơn
Nam). Nếu các cải cách hành chính của Minh Mạng nhằm lập lại trật tự trong nước,
đã tạo nên một thời kỳ lắng dịu, thì cuộc khủng hoảng dưới triều Tự Đức lại mở
rộng để lên đến đỉnh cao năm 1850 với việc tràn qua của các phe đảng Trung Hoa
tránh sự đàn áp sau cuộc khởi nghĩa của Thái Bình thiên quốc (Lê Thành Khôi,
1992: 380-382).
Map 2 - Map of dykes in Red River delta, 1905 (Source: Gauthier, 1930:172)

Trong lĩnh vực thủy lợi, trước hết là Hoàng đế Gia Long, rồi đến Minh Mạng,
Tự Đức đã cho thực hiện nhiều công trình lớn chủ yểu nhằm trấn ngự lũ sông Hồng.
Theo con sổ giám sát năm 1829 của quan Đê chính Lê Đại Cương, tổng chiều dài
các đê chính trên châu thổ sông Hồng (thống kê ờ 739 xã thuộc 38 huyện cùa 5 tỉnh)
là 952 km (238.660 trượng) trong đó 144,5 km (36.127 trượng) đắp trong 26 nặm
dưới triều hai vua đầu (Đỗ Đức Hùng, 1979: 47). Nỗ lực được ghi nhận khiển p.
Gourou đánh giá rằng vào trước lúc chủ nghĩa thực dân can thiệp, việc đắp đê tcàn

bộ sông Hồng đã hoàn thành, nghĩa là hệ thống đê điều đã gần như dày đặc nhu ta
có thể quan sát vào đầu những năm 1930. Nó trải trên gần 2.000 km đê chính và
2.000 km đê phụ (Gourou, 1936: 85).

506


MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM VỀ THỦY LỢI.

Mặc dầu các con số thống kê đáng kể trên toàn thể, chính sách thủy lợi của
nhà Nguyễn có đậc tính là nhiều lần thay đổi và không liên tục, biểu lộ ở những
quyết định đơn phương của mỗi vị hoàng đế và sự thiếu đồng bộ nghiêm trọng của
bộ máy quan lại. Ta có thể ghi nhận hai khía cạnh vừa là nguyên nhân và hậu quà
cùa tình trạng đó.
S ự bấp bênh trong íỗ chức và quản lý đê điều
Năm 1809, vua Gia Long cải cách việc quản lý đê điều và lập một nha môn
trung ương chuyên trách đặt dưới quyền một vị quan triều đình là “quan Đê chính ở
Bầc thành”. Đồng thời ban bố một điều lệ gồm 8 điều nói về việc thực hiện các
công trình và cách kiểm soát, bảo vệ và qui hoạch các công trình liên quan cùng
đánh giá chi phí1. Điều lệ đó định các loại đê theo ba mức quan trọng (đê đại giang,
đê trung giang, đê tiểu giang) và đưa ra đối với mỗi loại một kích thước chung cho
công trình - chiều rộng chân đê và mặt đê, chiều cao và độ nén - (Đỗ Đức Hùng,
1994: 48-49). Cuối cùng, giống như luật nhà Lê, luật Gia Long đã định ra hình phạt
có thể đi đến xử trảm nhừng ai bị truy tố “Lén lút đào thân đê - Điều 395” và “Vi
phạm thời gian cần thiết và không tu sử đê điều - Điều 396”, điều cuối cùng lấy lại
các yếu tố chính ghi trong luật đời Lê (Philastre, 1876: 742-745).
Mặc dầu toàn bộ các biện pháp nhằm hợp lý hóa việc quản lý kỹ thuật và nhân
sự của hệ thống đê điều, những vụ vỡ đê và lụt lội vẫn xảy ra hàng năm dưới triều
Gia Long và Minh Mạng, đi theo những trận lụt là đói kém và khởi nghĩa nông dân.
Hầu như hàng năm, từ tháng sáu, Đại Nam thực lục đều ghi lại những nơi bị thiên

tai nhiều hay ít gây nên đo lũ lớn, hay ngược lại gây nên do hạn hán, nhà vua khẩn
cấp cứu tế gạo tiền cho nạn dân và miễn toàn bộ hay một phần thuế khóa, v ề điểm
này, trận lụt năm 1827 thật tai hại: “Bắc thành nước lớn, ba trấn Sơn Tây, Sơn Nam,
Nam Định đều vỡ đê, cửa nhà ruộng nương chìm ngập nhiều, cũng có người chết
đuối. Thành thần trước phái người đi khẳp các nơi mà lượng phát chẩn, rồi đem việc
tâu lên. [...] Xem tờ tâu tình hình của dân bị lụt, rất là thương xót, mà phát chẩn
không được nhiều, nhân dân chưa khỏi túng thiểu. Vậy dụ cho trấn thần cấp thêm,
không cử đàn ông, đàn bà, già trẻ, người chết đuối thì cấp 3 quan tiền, người đói mà
rấl nghèo cấp mỗi người 2 quan tiền 1 phương gạo, người nghèo vừa cấp 1 quan
tiền 1 phương gạo”2. Vào năm thứ 8 triều Minh Mạng (1828) đã ban hành chỉ dụ bãi
bỏ trách nhiệm xây và tu bổ đê cho các quan tỉnh, bị lên án là sơ suất và thiếu hiểu

1 “Ban điều lệ Đê chính cho Bắc Thành. Vua lưu ý đến việc phòng nước sông, sai thành thần
iham chước việc cũ tâu lên, lại sai đình thần bàn lại, định làm điều lệ ban hành” [các điều
khoản kèm theo]. Đại Nam thực lục, T. I, Nxb. Giáo dục, 2004, tr. 764-765.
2. Dại Nam thực lục, T. 11, Nxb. Giáo dục, 2004, tr. 648.

507


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN TH Ứ TU

biết, để giao cho một tổ chức quan lại chuyên trách. Chì dụ đó định cụ thể qui mô
các loại đê khác nhau, phải được tôn cao theo đúng qui cách định ra dưới thời Gia
Long, và vạch đường đi của đê; còn lệnh trồng tre dưới chân và chuẩn bị sẵn trước
mùa lũ sọt và tre để dễ tu sửa; cuối cùng chi thị lập ở chỗ hợp lưu sông Hồng và
sông Lô một đền thờ hà bá (Chassigneux, 1914: 98).
Nhưng không có gì được thực hiện, cho nên năm 1833 Minh Mạng quyết định
cải tổ toàn bộ việc quản lý đê. Ông giải tán nha môn chuyên trách mà ông đã lập sáu
năm trước ở Bộ Công, và giao lại việc quản lý đê cho các quan tỉnh, từ nay chịu

trách nhiệm đoạn đê đi qua phần đất của mình. Sự thay đổi hoàn toàn đó được thực
hiện vì lý do sau: kinh nghiệm cho thấy các quan chuyên trách chi tập trung vào cá£
công trình xây dựng và tu sửa đê điều mà không đếm xỉa đến hoạt động nóng
nghiệp và cụ thể là khả năng lập những con rạch tiêu nước hay tưới nước1.

Tranh luận xung quanh lợi ích duy trì và gia cổ đê điều
Việc tổ chức lại về quản lý và kỹ thuật được đặt ra trong khuôn khổ một cuộ-c
tranh luận cơ bản đề xuất năm 1830 dưới thời Gia Long: qua chi dụ, nhà vua lệnih
cho các quan và dân chúng tranh luận về lợi ích của việc duy trì đê hay phá bỏ2.
Quả thật, với hệ thống đê dày đặc, nông dân và quan lại bắt đầu nhận thấy nó gày
trở ngại cho việc tưới tiêu ruộng đồng trên châu thổ. Họ đau lòng khi nhìn thấy sốn;g
Hồng nước tràn bờ trong khi lúa vẫn khô hạn trong ruộng dưới chân đê.
Cho nên sách Đồng Khảnh địa dư chí (1888) đã nói rõ khi viết về tỉnh Sơm
Tây: “Các huyện hạ du thủy thổ lành, không khác các tinh phía Đông - Nam. Gữ.a
hai mùa hè thu, mưa to hàng tuần ở vùng thượng du Hưng Hóa, Tuyên Quang đtổ
xuống, nước sông chảy xiết, ngoài đê nước có khi lên đến 18, 19 thước mà ruónịg

1. “Bỏ bớt nha môn Đê chính Bắc Kỳ [...] Đặt ra đê, là cốt để bảo vệ cho nghề nông. Từ tnứrc
đến nay cứ đến mùa thu nước lớn, quan Đê chính chuyên làm những việc bồi đắp giữ đê chio
vững, còn đối với việc làm ruộng, thì lợi, hại, đau khổ, không quan tâm đến.[...] Quan đũa
phương mục kích tinh hình ấy, nhưng không dám tự tiện, phải loanh quanh tư báo đi báolạ.i,

nên không khỏi chậm trễ. Do đấy, dù nắng, mưa tầm thường cũng có khi gây thành tai hại !
Dân bị khó khăn về lương thực, chưa hẳn không phải vì thế”. Đại Nam thực lục, T. Ill, Mb.
Giáo dục, 2004, tr. 536.
2. Quý Hợi, Gia Long năm thứ 2 [1803], mùa thu, tháng 8. “Hạ lệnh cho quan lại sĩ thứ ờ 3ắic
thành điều trần về lợi hại của việc đê. Chiếu rằng: Làm lợi bỏ hại là việc trước tiên cùa ch'nih
trị. Xét xưa sánh nay, phải sao cho đúng lẽ. Những huyện ở ven sông trong địa phương cáic
ngươi từ trước đã lập đê điều để phòng nước lụt. Song nhân tuần đã lâu, hễ đến mùa lụt thiì
đê điều vỡ lờ, lúa ruộng bị ngập, người và súc vật cũng bị hại. Bọn ngươi, người thi sirh ở

nơi đó, người thi làm việc ờ nơi đó, thế đất tình người đã từng am thuộc. V ậ y đẳp đê Ví biỏ

đê, cách nào lợi, cách nào hại, cho được tỏ bày ý kiến. Lời nói mà có thể thực hành sẽ đrợrc
nêu thường” . Đại Nam thực lục , T. 1, Nxb. Giáo dục, 2004, tr. 572-573.

508


MỘT VÀI ĐẢC ĐIỂM VỀ THỦY LỢI.

trong đê vẫn khô hạn mong mưa.” Người ta đi đến hỏi ràng phải chăng tốt hơn là
xóa bỏ công trình tổn kém và nguy hiểm dỏ để cho nước các sông lớn tự do tràn bờ
trong mùa hè trên toàn bộ châu thổ như một trận lụt chậm và từ từ chứ không trở
thành một thảm họa. Nó sẽ đem lại độ ẩm lớn giải quyết vấn đề tưới nước đồng thời
làm tăng độ phì nhiêu cùa đất nhờ lớp phù sa lắng đọng. Nói cách khác, vấn đề là
xem đê có tạo nên một biện pháp tệ hại hơn là mối họa mà nó muốn chống lại
không. Cho nên sau mồi trận lụt lớn, dân chúng các vùng bị ngập đều yêu cầu san
bỏ đê, như trường hợp các năm 1804, 1825, 1835, 1847, 1872 và 1879: nguyên
nhân chính thúc đẩy yêu cầu đó là khi bị lụt do vờ đê phía thượng lưu, phía hạ lưu
vẫn nguyên vẹn sẽ ngăn cản nước rút khi mực nước sông hạ xuống, khiến cho mùa
màng không còn thu hoạch được (Pouyanne, 1931: 20). May mẳn là không vị vua
triều Nguyễn nào dám quyết định phá đê trên toàn châu thổ, câu hỏi nhức nhối đó
đà phát sinh ra những giải pháp thay thế bổ sung nhằm điều chỉnh tình trạng thiếu
hoàn thiện của việc đắp đê.
Trước hết người ta tìm cách hạ chiều cao của mực nước sông Hồng bằng cách
làm tăng dòng chảy tự nhiên và trổ những chi lưu nhân tạo. Với việc cải cách quản
lý đê điều năm 1833, Minh Mạng đã quyết định trong năm đó, theo lời khuyên của
hai viên quan chuyên trách, cho đào và nạo vét sông Cửu An làm chi lưu cho sông
Hồng ở đoạn Hưng Yên và đào các kênh dẫn thủy. Từ năm 1835 đến 1836, 20 km
được đào để nối sông Hồng với sông Cửu An, đồng thời nạo vét và mở rộng lòng

sông này trên hom 40 km. Đi cùng với công trình đó còn cho san bằng các đê thấp ở
tinh Hưng Yên, những con đê mà chiều cao bị hạ xuống nhiều khi nó không được
san phẳng hoàn toàn (Đỗ Đức Hùng, 1998: 44).
Tác động của công trình qui mô lớn đó nằm ở đối cực của những kết quả bất
ngờ. Bốn tháng sau khi công trình hoàn thành, được vị quan nổi tiếng Nguyễn Công
Trứ, khi đó làm Tổng đốc Hải - Yên, phúc trình lên vua Minh Mạng vào tháng 6
năm 1836, thì cửa sông Cửu An mở trên sông Hồng bị nước cuốn đi ba chỗ: tỉnh
Hưng Yên và Hải Dương bị ngập dưới hai thước nước và thị xã Hưng Yên hoàn
toàn ngập trong nước. Đấy là trận Aụt tai hại chưa từng thấy ở hai tinh này (Đỗ Đức
Hùng, 1998: 45). Nó khiến cho Nguyễn Công Trứ bị nhà vua khiển trách gay gắt,
buộc tội phải chịu trách nhiệm tình hình và bắt phải giải quyết hậu quả1. Từ 1837,
nhiều công trình gia cố sông Cửu An được tiến hành. Theo lời cầu khẩn cùa dân

1. “[...] Hai bên bờ đê liệu đặt cống có cửa và cống không cửa để tiện đóng mở, ngõ hầu mới
phòng được lụt mùa hè và chống được nước mùa thu. để cho dân ta không một người nào bị
mất nơi ăn chốn ở. Neu có một điều gì không chu đáo, thì chi trách cứ vào bọn Nguyễn
Công Trứ đó!” . Đại Nam thực lục , T. XVIII, Chính biên đệ nhị kỷ XIV (1836), Nxb. Khoa
học xã hội, 1967, tr. 292.

509


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TẾ LÀN THỨ T ư

chúng các tinh bị lụt tàn hại liên tục mỗi năm, cửa trổ phía thượng lưu sông Cửu An
hoàn toàn được lấp lại và chức năng của nó chi còn là một con kênh tiêu nước cho
vùng thấp của tỉnh Hưng Yên đến hạ lưu sông Luộc (Pouyanne, 1931: 21). Không
có sự chọn lựa nào khác ngoài việc xây đắp và gia cổ đê ở các tỉnh Hưng Yên, Hải
Dương và Nam Định, nhiệm vụ mà vua Thiệu Trị phải lo theo dõi trong sáu năm trị
vì của mình (1841 -1847).

Tuy nhiên, mặc dầu lần thử nghiệm tai hại đó, cuộc tranh luận vẫn được vua
Tự Đức nối lại năm 1852, khi mở ra cuộc tham vấn mới về thái độ đối với hệ thổng
đê điều. Nhà vua không dấu sự nghi ngờ đối với chủ trương đeo đuổi việc đắp đè
trên châu thổ, bằng chứng là một lời phê ngoài lề sách Đại Việt sử ký khi nói về việc
đắp đê Đỉnh Nhĩ (xem ờ trên): “Đấy là một công trình thiếu suy nghĩ đã gây nên
những tai họa không kể xiết”. Thế nhưng, sau năm năm trì hoãn, cuối cùng những
người chủ trương duy trì và gia cố đê đã thắng thế, phần lớn các quan trong triều
đều thừa nhận ý đồ phá bỏ một số đê đã gây nên trong thập kỳ vừa qua những trận
lụt với mức độ và tần sổ xưa nay chưa hề có.
Một khi cuộc tranh luận mở màn, nha môn Đê chính được lập lại năm 1857.
Viên quan Đê chính mới dâng lên mười đề nghị được coi là ưu tiên trong công trình
thủy lợi và điều hòa chống lũ (Đỗ Đức Hùng, 1979: 52). Trên cơ sở đó và song song
với những con đê và đê quai mới xây trên sông Hồng để chặn dòng nước, các công
trình nạo vét được tiến hành bàng bừa do tàu kéo để khơi sâu cửa sông và như vậy
khiến cho dòng nước thoát nhanh hơn. Người ta còn tìm cách chuyển một phần
dòng nước sang sông Thái Bình để hạ mực nước và hạn chế sức lũ. Cho nên năm
1858 vua Tự Đức cho đào một cửa mới đổ vào sông Đương phía dưới cửa sông cũ
đã bị phù sa lấp kín (Chassigneux, 1914: 101). Nhưng năm 1862, khi công trình
sông Đương chưa hoàn tất, nha môn Đê chính lại bị giải thể một lần nữa và đường
lối làm những công trình thủy lợi lớn lại bị đắp chiếu. Nhà vua giải thích sự chọn
lựa đó bằng lý do tài chính và nhất là những rối ren do cuộc can thiệp của thực dân
Pháp gây nên ở miền Bắc và miền Nam đất nước.
Đê công, đê tư
Sự tồn tại hai loại đê là một thực tế lịch sử nội tại trong quá trình đắp đê trên
châu thổ sông Hồng. Tháng 11 năm 1665, Cương mục chép việc định thời hạn tu
sửa đê và phân các loại công trình khác nhau tùy theo mức độ quan trọng: “Cứ
tháng 10 hàng năm, ty Thừa chính các xứ sức cho các huyện thuộc hạt đi khám đê
đường, xem chố nào cần phải sửa đắp: nếu là công trình nhỏ, thì chiếu theo xã nào
mà thế nước có thể đến được sức cho dân các xã ấy tự làm công việc sửa đàp, việc
sửa đắp này là do huyện trông coi thúc giục; nếu là công trình lớn thì hạ lệnh cho

quan đôn đốc” 1.
1. Việt sử thông giám cương mục, T. II, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2007, tr. 310.

510


MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM VỀ THỦY LỢI.

Dù sao, lần đầu tiên dưới triều Nguyễn, hai loại đê dó dược phân định rạch ròi.
Vì vậy trong cuộc điều tra năm 1829 tiến hành trong bốn tỉnh châu thổ (xem ở trên),
song song với việc thống kê các công trình công cộng, viên quan Đê chính Lê Đại
Cưcmg, đà điểm lại 698 km đê tư thứ yếu đặc biệt và 16 cửa cống thuộc các đê đó
(Dỗ Đức Hùng, 1979: 53). Đê tư vào thời đó chiếm 40% trong tổng số 1.650 km đê
cùa năm tỉnh. Vậy sự phân loại đó dựa trên tiêu chí nào?
Các đê công do Nhà nước thực hiện dưới sự chỉ đạo của các quan tỉnh hay nha
môn chuyên trách tùy theo thời kỳ. Đê đó được coi là chiến lược khi nó bảo đảm an
toàn cho cả một vùng đất đai và dân cư rộng lớn, việc vỡ các đê đó có thể gây nên
ngập lụt cho các huyện lỵ, tinh lỵ và toàn tỉnh. Đó là những công trình đồ sộ nhất
chạy dọc dòng chính của sông Hồng và những chi lưu hung dữ nhất, việc xây dựng
và duy tu phải tuân theo những chuẩn mực chung của Nhà nước về kích thước và độ
nén. Nhằm huy động theo định kỳ khối lượng nhân công cần thiết để thực hiện
những công trình đó, Nhà nước có trong tay hai khả năng. Huy động dân làng theo
ba nghĩa vụ đă định gồm lao dịch (được luật Gia Long định là 60 ngày mỗt năm cho
mỗi dân đinh), mỗi dân đinh phải thực hiện không có thù lao các công trình công
cộng do các quan phân bổ. Với những công trình xây dựng lớn là hàng ngàn, thậm
chí hàng chục ngàn nông dân được huy động có sự đôn đốc của biền binh. Như năm
1835 (tháng 10), trong tẩu trình lên nhà vua về việc đào sông Cửu An, Nguyễn
Công Trứ đưa ra những con sổ kinh ngạc: “Đào sông đắp đê công việc bề bộn nặng
nề, xin liệu thuê 20.000 dân phu (Nam Định 6.000 người, Hải Dương 4.000 người,
Hưng Yên 3.000 người, các tinh láng giềng Hà Nội, Bắc Ninh mỗi tinh 3.500

người), đến tháng giêng sang năm sẽ tiếp tục khởi công làm”1. Việc tu bổ các đoạn
đe hư hỏng hay bị nước cuốn cũng cần số nhân công lớn như trong báo cáo của
Tổng đốc Hà Nội - Ninh Bình, Đoàn Văn Trường: “Các chỗ đê bị vỡ ở huyện
Chương Đức, Hoài An, Thanh Liêm thuộc trong tinh hạt hiện đã vát được hom
4.000 dân phu sửa đắp, đều đã làm kín cả rồi”2.
Biện pháp thứ hai là thuê nhân công (trả bàng gạo và tiền) dưới hình thức
khoán, dựa vào nhân công thuê mướn cần thiết với số người đàn ông và đàn bà huy
động trong mấy tháng mùa khô từ sau vụ tháng 10 đến đầu mùa lũ đầu xuân. Như
vậy để đẳp đê mới ở Bẳc thành, các quan Đặng Trần Thường và Nguyễn Khắc
Thiệu, năm 1809 phải tâu xin vua Gia Long: “Đê điều các trấn Sơn Tây, Kinh Bắc,
Sơn Nam thượng đều bị sụt lở, nên đắp ba đoạn đê mới khác và đắp thêm hai đoạn
đè cũ, xin thuê dân làm. Còn các đoạn khác thế nước chảy không xói lắm có thể
1. Đại Nam thực lục, T. IV, Nxb. Giáo dục, 2004, tr. 784.
2. Đại Nam thực lục , T. Ill, Nxb. Giáo dục, 2004, tr. 858.
511


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN THỨ T ư

chống đã được thì bắt dân sở tại ra sức sửa đắp. Vua y lời tâu” 1. Ta dễ dàng nhận
thấy việc kết hợp hai hình thức huy động nhân công biểu hiện sự căng thẳng giữa
khả năng tài chính của Nhà nước để đầu tư vào việc xây dựng và tu sửa đê điều với
việc sử dụng cụ thể trên thực địa. Nếu một vài tờ tấu lên nhà vua đặc biệt nói đến sự
trì trệ của nông dân tham gia công trình, còn bộc lộ việc các hào mục địa phương
biển thủ tiền của Nhà nước trả công cho dân phu bằng việc bắt dân đóng góp tài
chính hay bắt tham gia theo nghĩa vụ lao dịch2. Vì vậy, trong khi khen ngợi việc
hoàn thành công trình tu sửa và gia cổ đê sông Cửu An, hoàn thành năm 1837, vua
Minh Mạng nhắc nhở chớ có lẫn lộn hai nguồn nhân công, một mặt là thuê phu, và
mặt khác là huy động lao dịch, tiền phát cho dân địa phương là tiền thưởng chứ
không phải là trả lương: “Vua bảo rằng: “Đúng như lời các ngươi nói thì làm một

việc mà lợi hai ba đường, có gì là không nên, bèn cho phép làm. Vừa ba tháng, đê
đắp xong. Vua thưởng lũ Trứ đều gia một cấp, sa màu mỗi người ba tấm, phi long,
đại kim tiền; cát tường, bát bảo, ngũ bảo, tiểu kim tiền mỗi người đều một đồng.
Bố, án ba tinh và nhân viên thân biền, khám biện, chuyên biện đều thưởng kỷ lục,
1. “Trấn Sơn Tây một đoạn đê mới, từ xã An Lão Thị huyện Yên Lạc đến xã Kim Đà huyện
Yên Lãng, dài 1.282 trượng 8 thước 4 tấc; trấn Kinh Bắc, một đoạn từ xã Đông Dư huyện
Gia Lâm đến xã Kim Quan dài 637 trượng 8 thước 7 tấc; trấn Sơn N am thượng, một đoạn từ
xã Đội Xuyên huyện Nam Xang đến xã Như Trác dài 508 trượng 1 thước. Đê cũ ở Sơn Nam
thượng, một đoạn ở xã Nho Lâm huyện Kim Động dài 125 trượng, một đoạn xã Quỳnh Trân
huyện Duy Tiên dài 18 trượng. Tính giá tiền là 87.000 quan”, Đợi Nam thực lục, T. I, Nxb.
Giáo dục, 2004, tr. 749.
2. “Dân ở các hạt Hung Yên, Hải Dương, Nam Định sửa đắp đê điều, phần nhiều góp tiền thuê
người khác làm, không chịu tự mình đi làm việc. Vua nghe tin, dụ Bộ Công ràng: "Ghét khó
nhọc, thích nhàn rỗi, đó là thường tỉnh cùa người ta, mà làm quen cần khổ, mới là dân đời
thịnh trị, vả lại việc ngăn giữ nước sông, trẫm sở dĩ ngày đêm lo tính, không tiếc phí tổn, chi
lấy chổng lụt, giúp việc làm ruộng làm kế nuôi dân ta, đến khi khởi công sửa đắp, đổi bỏ tệ
cũ thuê khoán, chuyên thuê dân trong hạt, cốt để cho bờ sông giữ vững, đã có thể cho dân
được ở yên mà tiền gạo chi ra lại có thể giúp lương ăn cho dân, trẫm để tâm đến lương thực
của dân như thế là nhất, không ngờ bọn dân thường quen thói lười biếng, lại cùng nhau thuê
người khác làm, có thể hoặc trị bọn hào dịch gian dối sâu mọt, đặt điều dọa nạt mà dân
thường không biết, không dám thò đầu ra làm việc, cùng nhau đóng góp thuê tiền, để cho
chúng kiếm lợi, ở đó tình trạng như thế, không những tốn không của kho Nhà nước, mà dân
ta lại phải khổ luỵ, trẫm nghe tin đó, rất lấy làm bất bình". Chuẩn cho truyền Chi cho Tổng
đốc Hải An là Nguyễn Công Trứ, Tổng đốc Định An là Trịnh Quang Khanh, Tuần phù
Hưng Yên là Hà Thúc Lương đều đem việc ấy hiểu thị mà răn bảo, còn dám có thuê riêng
thì trị tội nặng. Đến khi làm xong, các nhân viên đi làm việc, đều chia hạng nghị khen nghị
thường. Lúc đó có dân huyện Hưng Nhân xin thôi không lĩnh số tiền gạo thuê làm, đậc cách
gia ân thường chung cho 800 quan tiền (Năm trước sửa đắp tư đê 70 trượng, đã đưa thưởng
tiền 30 quan, rồi sau đê ấy bị bỏ, cho nên dân ấy tự nguyện ra sức sùa đắp đê mới 70 trượng,
lấy tiền ấy bù vào đê tiền kia, không dám lĩnh tiền thuê nữa)”, Đại Nam thực lục, T. XX,

Chính biên đê nhị kỷ XVI ( 1838), Nxb. Khoa học xã hội, 1968, tr. 47-48.

5 12


MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM VỀ THỦY LỢI...

kim ngân tiền có cấp bậc, dân phu làm việc không vào hạng phải thuê, thưởng
chung tiền 5.000 quan” 1.
Neu nỗ lực tài chính ở thế kỷ XIX thay đổi nhiều tùy theo chính sách thủy lợi của
từng đời vua, thì sự đ ầ u tư v ào lĩnh vực này không b ao giờ đ ư ợ c cáo tố m ặ c cho n hữ n g
hư hại thường xuyên của công trình từng gây nên tranh cãi về công dụng của nó. Hãy
xem lại câu trong Minh Mạng chính yếu, trong đó nhà vua nhắc nhở đến tầm quan
trọng của đầu tư tài chính Nhà nước, và từ đó đã chua chát khiển trách các quan tỉnh
Sơn Tây, Sơn Nam và Nam Định sau hàng loạt vụ vỡ đê và lụt lội nghiêm trọng: “Đê
là rất quan trọng đối với dân tỉnh các khanh. Các khanh thấy Trẫm không biết tiếc, vì
mỗi năm Trầm ban cho các khanh 100.000 quan cùng chu cấp vật phẩm để lo việc gìn
giữ đê điều. [...] Tại sao các khanh không lo sớm để tránh những hiểm họa như vậy?
Tại sao khi nước lên hung dữ các khanh không có cách kiềm chế khác? [...] Điều đó là
do các khanh còn sơ suất” (do Chassigneux dẫn, 1914:100).
Còn các đê tư thì được coi là thứ yếu và kém tầm chiến lược, vì đắp ở những
khúc sông ổn định hơn và nếu có tràn bờ thì chỉ gây thiệt hại về người và đất đai
hạn chế. Nhà nước có sự phân biệt theo kinh nghiệm giữa lĩnh vực công và lĩnh vực
tư, nghĩa là phân bổ nghĩa vụ và trách nhiệm tùy thuộc vào khả năng tài chính từng
lúc và những ưu tiên chính trị của cả nước nói chung và việc quản lý thủy lợi nói
riêng. Công việc ở các đê tư do các cộng đồng nông dân đảm trách và tự trang trải
sau khi được sự chuẩn y của nhà vua, mà đây là điểm chủ yếu, vì theo chế độ ruộng
đất thì Nhà nước là người sở hữu duy nhất đất đai một cách hợp pháp và thường
xuyên, nông dân chỉ là những người lĩnh canh mà quyền sử dụng phụ thuộc vào
việc khai phá ruộng đất và đóng thuế.

Sự can thiệp tương đối của lĩnh vực công so với chù động địa phương đi theo
những thay đổi trong việc phân cấp trách nhiệm đối với đê, và cuối cùng đã phản
ánh trung thành tính thất thường trong quan hệ giữa các vua triều Nguyễn với bộ
máy hộ đê trên những con sông chính ở châu thổ. Vì vậy việc bãi bỏ nha môn đê
chính năm 1833 và đi tìm những giải pháp thay thế việc đắp đê, cụ thể là qua công
trình đưa nước sông Hồng vào sông Cửu An, trùng hợp rõ rệt với sự thoái thác của
Nhà nước đối với đặc quyền của nhà vua trong việc quản lý việc trị thủy, được vua
tạm thời giao cho cộng đồng làng xã (Đỗ Đức Hùng, 1998).
Công trình thực hiện ở địa phương có thể có qui mô khiêm tốn và liên quan
đến dân một làng riêng lẻ hay một xã, như một vài văn bia làng xã cho thấy. Bia
phường Hồ Khẩu lưu giữ trong chùa Chúc Thánh, dựng năm 1858 (Tự Đức 11),
giải thích những cuộc tu sửa liên tiếp sau khi đê vỡ đòi hỏi một sổ tiền lớn và phải
kèu gọi sự đóng góp của những người hảo tâm. “Khúc đê ở phường Quảng Bố bị
1. Đại Nam thực lục, T. X IX , Chính biên đệ nhị kỷ X V (1837), Nxb. Khoa học xã hội, 1968, tr. 29.

513


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN THÚ' TƯ

VỠ, nước lũ tràn vào phường Hồ Khẩu, dân phường phải lo đắp đê, chi phí rất nhiều,
do vậy cần nhờ lòng hảo tâm quyên góp của tín thí. Có bà Nguyễn Thị Vạn hiến cho
phường 30 quan tiền và xin gửi giỗ ở chùa Chúc Thánh. Dân phường lập bia, định
lệ cũng giỗ bà về sau” 1.
Nhưng những công trình do dân làng chủ động xây dựng đôi khi có qui mô lớn
khiến việc thực hiện phải được sự can thiệp của lĩnh vực công. Sự tồn tại của nó nói
lên bất lực của Nhà nước và những khó khăn trong quản lý đê điều trên châu thổ, và
cũng là khả năng của dân chúng tự tổ chức ở địa phương nhằm thực hiện các công
trình công cộng. Đấy là một thực tế đầu triều Nguyễn, như trường hợp đắp ở vùng
Mỹ Lương-Yên Sơn (nay thuộc huyện Chương Mỹ và Quốc Oai, Hà Nội) con đê

Thập Cửu dài khoảng 50 km (3,10 m rộng ở đáy, cao 2,30 m), để bảo vệ 8.000 mẫu
đất trồng lúa (2.890 ha). Điều đáng lưu ý là nó được hoàn thành từ 1808 đến 1812
do dân 19 xã, và được ghi vào bản khoán ước khá chi tiết nêu rõ trách nhiệm của
mỗi xã trong việc giám sát, bảo vệ và duy tu công trình (chăn trâu, trồng tre, v.v ...),
đóng góp tài chính và hình phạt trong trường hợp cố tình vi phạm. Do tầm quan
trọng của nó, khi công trình hoàn tất, việc điều phối được chỉ dụ của vua đặt dưới sự
phụ trách của Nhà nước để đưa vào lĩnh vực công mà Nhà nước không phải bỏ ra
một đồng nào! (Huy Vu, 1978).
Tuy nhiên phải nhấn mạnh đến sự thụ động và chờ đợi của chính quyền trung
ương trong trường hợp đắp đê Thập Cửu, không hoàn toàn theo đúng qui định như
nhiều đề nghị xây đắp công trình ghi trong sử sách, mà việc phê chuẩn đòi hỏi sự
ban cấp tài chính của Nhà nước: “Đắp đê mới ở Mai Xá, tỉnh Nam Định (dài hơn
200 trượng, Mai Xá thuộc huyện Mỹ Lộc). Dân xã đỏ đều muốn ra sức bồi đắp.
Tinh thần đem việc tâu lên. Vua khen và cho làm. Khi công việc xong, thường tiền
5.000 quan”2. Nói cách khác, nhằm khuyến khích sáng kiến địa phương, nhà vua có
thể miễn toàn bộ hay một phần thuế trong thời hạn ba năm, huy động binh lính hỗ
trợ dân chúng, ban thưởng và cấp bàng sắc cho các hào mục và nông dân xứng
đáng, và đền bù cho những chủ ruộng cỏ đất bị san lấp khi làm công trình hay dùng
làm nơi lấy đất xây đắp.
Chinh phục đất bồi ven biển: những qui hoạch họp lý đầu tiên
Nếu mối quan tâm đầu tiên của các vua triều Nguyễn là các công trình ngăn lũ
trên sông Hồng, thì triều đình cùng lo cải tiến các biện pháp thủy nông.

1. Thác bản bia phường Hồ Khẩu, tổng Trung, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức. Thưmnc thác
bàn văn khắc Hán Nôm Việt Nam, Viện Nghiên cứu Hán Nôm - EFEO - EPHE, 2007, Hà Nội,
T. I, tr. 94.

2. Đại Nam thực lục, T. XVIII, Chính biên đệ nhị kỷ XỈV (1836), Nxb. Khoa học xã hội, 1967,
tr. 360.


514


MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM VỀ THỦY LỢI.

Đầu tiên là chinh phục các dải đất bồi ven biển. Thực ra đây không phải là
sáng kiến của thế kỷ XIX, vì các ncuồn sử liệu dã nói đến việc chinh phục đất ven
biển từ thế kỷ X III, mà theo một sổ nhà nghiên cứu, có thể đấy là nguồn gốc của
nhùng công trình đắp đê đầu tiên trên châu thổ. Cho nên J. Gauthier đánh giá ràng:
“Những con đê đầu tiên ở Bắc Kỳ có thể là những đê ven biển, bổ sung cho sự bảo
vệ Iguyên thủy của các đụn đất ven biển” nhằm khai khẩn đất hoang phì nhiêu
khiến cho châu thổ được kéo dài liên tục ra biển (1930: 14-15).
Cái mới là sự hợp lý hóa việc chinh phục bờ biển bằng những con đê bao bãi
bồi tạm thời nổi lên khi nước rút nhằm khai thác trên qui mô lớn. Công trình đầu
tier loại này được thực hiện năm 1828 trên đất bồi ven biển các tỉnh Thái Bình và
Nirh Bình. Công trình tiến hành dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Công Trứ cho phép
lập nên hai huyện ven biển là Kim Sơn và Tiền Hải năm 1829: “Bắt đầu đặt huyện
K in Sơn, lệ vào phủ Yên Khánh, Ninh Bình. Lĩnh Dinh điền sứ là Nguyễn Công
Trứ, ở phía ngoài đê Hồng Lĩnh đo được số ruộng hoang là 14.620 mẫu, chia cấp
chc dân nghèo hơn 1.260 người. Lập thành 3 làng, 22 ấp, 24 trại và 4 giáp, chia làm
5 teng, tâu xin đặt riêng một huyện gọi là Kim Sơn, chọn người hợp với địa phương
làrr tri huyện để phủ dụ khuyên bảo” 1. Đầu thế kỷ XX, hai huyện này có 20.000 ha
đất canh tác nuôi sống 120.000 dân cư (Lê Thành Khôi, 1992: 372).
Ở đây, song song với sự tham gia của chính quyền trung ương, việc chinh
phục vùng đất mới lại cũng xuất phát từ sáng kiến của địa phương. Như tấm bia lập
ngày 10 tháng 6 năm Tự Đức thứ 32 (1880), nói về xã Hải Yến (Quàng Ninh) đã
quá đê bao 50 mẫu đất hoang lấn ra biển nhờ hệ thống đê và con trạch ngăn nước
mặn tràn vào. Cũng nguồn tư liệu đó nói rõ nội dung bản khoán ước của xã định
qu)ền lợi và nghĩa vụ cho mỗi giáp (Huy Vu, 1978: 47).
Nhung cải tiến đáng chú ý nhất là tưới tiêu. Thật vậy, phải chờ đến đầu thế kỷ

XIX mới xuất hiện biện pháp lấy nước từ sông. Cho đến lúc đó, hình như không thể
làrr chủ được kỹ thuật cắt ngang thân đê lấy nước mà không gây vỡ đê đưa đến lụt
lội. Nguyên lý là lấy nước trực tiếp từ dòng sông bằng những đường dẫn xuyên qua
thân đê và có thể đóng lại dễ dàng, theo kiểu cống ngầm. Biện pháp này nhàm thay
thế phương thức chổng hạn duy nhất trước đó là dự trữ nước trong các ao chuôm
sau mùa mưa.
Dấu vết đầu tiên ghi chép về công trình làm trực tiếp vào thân đê cho thấy việc
xâ> dựng được tiến hành vào đầu triều Gia Long, nhưng không loại trừ khả năng
thự: hiện những công trình tương tự sớm hơn. Cho nên trong sắc chi của vua Gia
Lorg ruìm 1809 giao nhiệm vụ đầu tiên cho nha môn đê chính mới thành lập, phải
lập bảng thống kê các đê và cống nước. Những công trình đầu tiên được làm thô sơ,
1. Dii Nam thực lục, T. II, Nxb. Giáo dục, 2004, tr. 843.

515


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN THỨ T ư

bằng thân gỗ khoét rỗng, đôi khi không gắn khít vào thân đê. Sau đó được làm chẳc
chắn hơn, xây vòm cuốn bằng gạch và vữa chịu lực và gắn chặt vào thân đê bảo
đảm duy trì lâu dài (Gauthier, 1930: 25).
Năm 1829, thống kê các công trình thủy lợi ghi lại 50 cổng nước chính và 16
cống nước phụ, đều có chức năng tiêu nước và dẫn nước, biết rằng tấu trình gửi vua
Minh Mạng năm 1833 của ba viên quan đầu tiên trong cuộc cải cách quản lý đê
điều, đã khuyến khích việc phổ biến các thiết bị đó. “Nay các tỉnh đà có đại viên
Đốc, Phủ chịu trách nhiệm về sự làm lợi trừ hại cho dân. Vậy xin đem công đê va tư
đê giao cả cho các quan tỉnh quản lĩnh, theo như chương trình mà làm. Còn nhừng
đoạn đê ven sông, xem kỹ chỗ nào đáng đặt cống nước để lợi việc làm ruộng, thì tâu
xin làm ngay. Mỗi vụ chiêm và vụ mùa hoặc khô cạn, hoặc úng thủy tùy thế mà mở
ra cho nước thông đi, khi nước sông lên to thì đóng cửa cống lại. Sông con ở phía

trong đê, chồ nào nông cạn thì tùy thế mà khai mở cho thông dòng nước. Chồ có
cống nước, nên chứa nhiều đổng đất và vật liệu để phòng hộ đê. Phàm những việc
nên khai hay nên lấp, quan địa phương phải thân đến tận nơi xem xét công việc,
không được phó mặc dân thường. Và việc đê đã giao cho quan địa phương, thì xin
nên bỏ nha môn Đê chính. Vua sai đình thần bàn tâu, đều cho là phải. Vua bèn cho
làm theo lời bàn ấy”1.
Hiệu quả của các cống nước đó như thế nào? Nó đem lại kết quả khả qurn ở
vùng ven biển, ở đó thu hoạch một sổ vụ bấp bênh do nước lũ sông Hồng nhiều hơn
là do nước mưa (Pouyanne, 1931: 35). Ngược lại, đi xa vùng ven biển, thì thấy nó
đem lại những sự cải tiến còn cách xa kết quả mong đợi. Lý do thứ nhất thuộc vẻ kỹ
thuật: cửa cổng trổ ra lúc đầu bị cát bồi lấp vào mùa nước lên, khiến cho lưu lượng
chảy qua cống không đủ. Nhưng nhất là khi mùa nước dâng, ở vùng đất thượng và
trung lưu châu thổ, độ cao lũ các sông có đê vượt quá bình độ vùng thấp cùa đồng
ruộng, ngăn chặn việc thoát nước thừa qua cống nước, tạo thành những hồ lớn. Còn
về vấn đề tưới tiêu, nước sông lúc xuống thấp để lộ phần lớn các cửa cống lên trên
mực nước trong mùa khô. Xét cho cùng, nếu các vua triều Nguyễn biết rất rõ rằng
các sông trên châu thổ là nguồn dự trữ nước vô tận cho nông nghiệp cần được sử
dụng, thì địa hình châu thổ không cho phép dẫn thủy bàng dòng chảy: sự thiếu \ắng
những biện pháp cơ giới để bơm nước ngăn cản việc vượt qua khó khăr đó
(Chassigneux, 1912: 96).
Cho nên việc lấy nước từ các kênh mương và ao hồ do thủy triều các sông tràn
vào tự nhiên vẫn là tiêu chí để xây dựng hệ thống dòng chảy. Trong hệ thổng này,
mỗi người nông dân đều chịu trách nhiệm tát nước bàng gầu từ một vị trí riêng biệt
nằm dọc các kênh hay ao, gọi là điểm tát nước. Các điểm tát nước đó là của tư mân.

1. Đ ại Nam thirc lục , T. III, Nxb. Giáo dục, 2004, tr. 536-537.

516



MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM VỀ THỦY LỢI...

người c h ủ nơi đ ó đ ư ợ c ư u tiên trư ớ c n h ữ n g d ân làng k h á c m u ố n lấy n ư ớ c c h o ru ộ n g
cùa m ình. N ư ớ c tát lên h o ặ c trự c tiếp dư a v à o ru ộ n g , h o ặ c d ư a v à o m ộ t con m ư ơ n g
dần đến các th ử a ru ộ n g .

Chúng tôi đã nói đến các biện pháp khuyến khích của các vua nhằm làm tăng
các nguồn dự trừ nước cho vụ lúa tháng 5, như nạo vét kênh mương, đào kênh dẫn
thủy hay đắp con trạch làm tăng khả năng giữ nước của các đầm vực. Nhưng còn
hon cả việc đắp đê, sự lên xuống trong đầu tư của triều đình và một sổ bất lực khi
đề ra những biện pháp hữu hiệu cho việc tưới tiêu, là hai nhân tố thúc đẩy các cộng
đồng nông dân phải tự lo thực hiện công trình của mình. Neu như không thể thống
kê số lượng các sáng kiến địa phương đó, thì các hương ước cũng như văn bia đôi
khi cũng cho thấy sự có mặt của nó, như tấm bia xã Đắc Sở (huyện Đan Phượng,
tỉnh Hà Đông) khắc năm 1854 (Tự Đức thứ 7) đã nói: “Việc thủy lợi có quan hệ lớn
đến nông nghiệp. Một sổ quan viên, hương lão đã bỏ tiền của ra xây dựng chiếc
cống đá thuộc bản xã để khai thông nước thuận lợi cho việc cày cấy. Bia ghi danh
sách những người hưng công hội chủ như: phó tổng Nguyễn Văn Uyên, phó lý
Nguyễn Kim Nguyên, v .v ...”1 Nên nhớ là vào cuối thế kỷ XIX, tổng số các công
trình công và tư và đặc biệt trong việc tưới tiêu, đã khiến cho khả năng làm hai vụ
lúa một năm đã đạt đến một phần ba tổng diện tích châu thổ sông Hồng.
trước, đều cầu đảo để mong mưa. Trong những đoạn nói về việc cầu đảo của Đại
Nam thực lục, đoạn trích sau đây (tháng 7, năm 1826) có lẽ đã nói lên mối lo của
Minh Mạng trước hiện tượng khí hậu mà quyền uy của ông đành bất lực: “Vua bảo
thị thần rằng: “Từ nay hạn hán phần nhiều về xuân hạ, mà gần đây thường thấy về
thu, đông, chẳng biết có phải vì khí trời không thuận mà đến như thế không! Vả nay
mấy tuần không mưa, khí nóng như đốt ruột, huống là cỏ cây lúa ruộng thì tươi tổt
sao được. Trẫm ở trong cung chưa từng một đêm nào ngủ yên. Đêm qua trẫm ngồi ở
sân điện, ngửa xem tượng trời, thấy một đám mây đen nghịt, chợt gặp gió đông
nam, lại tan ngay, sao mà khó mưa đến thế!”. Vua quay bào Phan Huy Thực rằng:

“Trẫm muốn thí nghiệm các thần kỳ trong nước có thần nào làm mưa được thì khen
tặng, không ỉàm được thì đình việc thờ cúng, đó cũng là ý xét công thần kỳ của
người xưa. Nhưng lại nghĩ sao Cơ thì gió, sao Tất thì mưa là do tự nhiên, không
phải sức thần làm được.” [...]”2.
*
*

*

1. Tỉm mục thác bản văn khắc Hán Nỏm Việt Nam, 2007, Hà Nội, Viện Nghiên cứu Hán Nôm EFEO - EPHE, T. I, tr. 802-803.
2. Đại Nam thực lục\ T. II, Nxb. Giáo dục, tr. 524-525.

517


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LÀN THỨ TƯ

Mặc dầu việc dời đô về Huế có hậu quả trước mắt là đưa trung tâm quyền lực
xa khỏi thực tế Bắc Hà sau nhiều thế kỷ cắm sâu vào trung tâm châu thổ sông Hồng,
triều Nguyễn vẫn đầu tư tài chính rất lớn vào lĩnh vực thủy lợi nhằm giải quyết việc
đắp đê trên toàn châu thổ. Tuy nhiên, nỗ lực trước nay chưa hề có vẫn không che
dấu được sự bấp bênh và mâu thuẫn trong đường lối thủy lợi của các triều vua:
không liên tục trong tổ chức và quản lý đê điều, khi thì giao cho nha môn chuyên
trách, khi thì giao cho các quan tỉnh; tính quan liêu chậm chạp một phần do ở xa
triều đình trung ương và do sự không đồng bộ của bộ máy quan lại; sự thay đổi của
các giai đoạn tham gia của Nhà nước rồi lại rút lui bỏ mặc một phần cho cộng đồng
nông dân lo liệu, những người nông dân buộc phải tự gánh vác việc xây dựng và
duy tu các công trình ngày càng tăng lên (Đỗ Đức Hùng, 1979: 49, 1994: 51).
Sự bất lực của các vua không gánh vác đầy đủ “Thiên mệnh” được giao phó
trách nhiệm bảo vệ thần dân chống các thiên tai và cụ thể là chống lại lũ lụt các

sông, cỏ lẽ đã làm tăng sự bất bình trong dân chúng chứng tỏ ở sự bùng nổ liên tục
các cuộc khởi nghĩa nông dân trong thế kỷ XIX: 4 cuộc một năm dưới thời Gia
Long; 11 cuộc một năm dưới thời Minh Mạng; 8 cuộc một năm dưới thời Thiệu Trị;
3 cuộc một năm dưới thời Tự Đức; tổng cộng là 400 cuộc nổi dậy trong 60 năm (Lê
thành Khoi, 1992: 382).
Nhưng vượt qua sự tổng kết còn nhiều mâu thuẫn mà tính khách quan chỉ là
tương đối, do tình trạng thiếu hụt của nguồn tư liệu, ta có thể thấy triều Nguyễn đã
đóng vai trò bản lề trong lĩnh vực thủy lợi bàng việc đặt cơ sở cho qui hoạch hiện
đại và hợp lý châu thổ sông Hồng, ngoài việc đắp đê toàn bộ, các vua Gia Long và
Minh Mạng quả là những người đầu tiên có ý định giải quyết vấn đề sống còn của
thủy lợi bằng cách dựa trực tiếp vào nguồn dự trữ nước tưới bất tận của các con
sông. Thật vậy, kết quả đạt được thật là nhỏ nhoi vì ở vùng châu thổ, việc thiết lập
hệ thống thủy lợi chỉ có thể làm trên qui mô lớn không những để tưới nước mà còn
để tiêu nước thừa trong mùa mưa lũ: điều đó cần phải có những phương tiện cơ giới
quan trọng để bơm nước lên cũng như đào những con sông lớn để tưới tiêu. Đổi với
những người đi đầu đó, giới hạn trước hết thuộc về kỹ thuật; phải đợi đến năm 1920
các kỹ sư và chuyên gia thuộc địa mới đưa ra được những biện pháp thủy nông hiệu
quả và hiện thực cho vùng trung du và hạ châu thổ, nhờ vào sự tăng cường những
trạm bơm điện. Mặc dầu thừa nhận sự bất lực đó, nó vẫn cho chúng ta một cái nhìn
tổng thể về sự phức tạp cùa vận hành thủy lợi trên châu thổ và các hậu quả đôi khi
tai hại của công trình, như cuộc tranh luận đưa ra năm 1803 của vua Gia Long xem
có cần gia cố hay ngược lại là xóa bỏ hệ thống đê sẵn có.
Đào Hùng dịch

518


MÔT VÀI ĐÁC ĐIỂM VỀ THỦY LỢI.

Tài liệu tham khảo

1. lìéthemont J., 2000, Les grands fleuves: entre nature ci .société, deuxième édition ,
Armand Colin, Paris.
2. Brcnier H., 1914, Essai d ’A tlas Statistique de l'Indochine Française, IDEO, Hanoi Haiphong.
3. Cadière L., 1992 (re-edition 1922). Croyances cl pratiques religieuses des VietnamienSf
tome I, EFEO, Paris.
4. Constantin L., 1918, l’Hydraulique agricole en Indochine. IDLX). Hanoi-Haiphong.
5. Chassigneux E., 1912, “ L ’irrigation dans le delta du T onkin”, Revue de Géographie
annuelle, tome VI, f'01, pp. 1-121.
6. Chassigneux E., 1914, Les inondations et les digues du Tonkin, Conférence faite à
l’école coloniale, le 13 mars 1914, imprimerie Chaix, Paris.
7. Đại Nam thực lục [True Account o f Đại Nani], 2007, tập I, II, III, IV Nhà xuất bàn
Giáo Dục, Hà Nội.

8. Đại Nam thực lục [True Account of Đại Nam], 1967-68, tập XVIII & XX, Nhà xuất
bàn Khoa học xã hội, Hà Nội.
9. Đại Việt sử ký toàn thư [Book of the complete historical memoirs of Đại Việt], 1993, t.
II, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
10.Deloustal M, 1911, La justice dans l ’Ancien Annum - Traduction et commentaires
du code des Lé, EFEO, Imprimerie d'Extrême-Orient, Hanoi.
11 .Đỗ Đức Hùng, 1979, “về trị thủy - thủy lợi ở nước ta nửa đầu thế kỷ XIX” [Concerning
the harnessing o f rivers and irrigation in our country at the beginning o f the 19th

century], Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, so 4 (187), pp. 46-56.
12. Đỗ Đức Hùng, 1994, “về vấn đề tổ chức, quàn lý công trình trị thủy ờ Bẳc bộ, cùa nhà
Nguyễn (thế kỷ XIX)” [Some problems of organization and management of hydraulic
engineering works in the North o f the country during the Nguyen Dynasty (19th

century)], Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 4 (275), pp. 47-51.
13.Đỗ Đức Hùng, 1998, “ Vấn đề trị thủy ở Hưng Yên dưứi thời Nguyễn (thế ký XIX)”
[Problems with hydraulic engineering works in Hưng Yên Province during the Nguyễn

Dynasty (19th century)], Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 5 (270), pp. 42-47.
14.Ngô Đức Thọ, Nguyễn Văn Nguyên, Papin p. (eds), 2004, Dồng Khảnh địa dư chí [The
Descriptive Geography o f the Emperor Đồng Khánh], EFEO / Purple Ink, Hà Nội.
15.G authier J., 1930, D igues du T onkin, Exposition coloniale internationale - Paris 1931,

IDEO, Manoi-Haiphong.
16.Gourou P., 1936, “ Les paysans du delta tonkinois”, publications de l’École française
d’Extrême-Orient, Les Éditions d'art et d'histoire. Paris.

519


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC T É LÀ N T H Ú T Ư

17.Fontenelle J.p. & al. Atlas vùng Bắc Hung Hải (Việt Nam) [Atlas oi'the Bac Hung Hai
Polder], Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
18.

Hong Cao Chi & Rouen, 1915, Les inondations au Tonkin, Rapport technique de M.
L ’ingénieur principal Rouen, extrait du Bulletin Économ ique de l’Indochine, 11° 114

juillet-août 1915, IDEO, Hanoi-Haiphong.
19.Huy Vu, 1978, “Vài nét về đê điều, thủy lợi ở làng xã Việt Nam thời trước”, [Some
aspects o f dyke-building and irrigation in Vietnamese villages long agoj, Tạp chí

Nghiên cứu Lịch sử, sổ 3 (180), pp. 46-53.
20.Langlet p. 1978, “Texte et commentaire du miroir complet de l’histoire impériale,
chapitre X XX V (1706-1721)” , DEFEO, tome LXV, fascicule 2. pp. 493-587.

21.Langlet p., 1970, “La tradition vietnamienne, un État national au sein de la civilisation

chinoise”, BSEI, XLV, 2-3, pp. 1-395.
Lê Thành Khôi, Histoire du Viet Nam des origines à ¡858, Sudestasie, Paris, 1992.

22.

23. “Les digues dans le delta”, 1902, Revue Indochinoise, 6e année, 11° 217. pp. 1167-1169.

24.Ngô Đức Thọ, Nguyễn Văn Nguyên, Papin p. (eds), 2004, Đồng Khánh địa du chí [The
Descriptive Geography of the Emperor Đồng Khánh], EFEO - Nhà xuất bàn Thế giới,
Hà NỘI.
25.Phỉlastre, P.-L.-F., 1876, Le Code Annamite, Tome II, Ernest Leroux, Paris.
26.

Poisson E., 2009, “Détruire ou consolider les digues du neuve Rouge”, Aséanie, n°23,
pp 77-96.

27.Pouyanne A., 1931, L’hydraulique agricole au Tonkin, Exposition coloniale
internationale - Paris 1931, IDEO, Hanoi-Haiphong.
28.Thư
mue thác bùn văn khắc Hán Nôm Việt Nam [Catalogue of inscriptions froin
Vietnam], 2007, Viện Nghiên Cứu Hán Nôm - EFEO - EPIỈE, t. I & III, Hà Nội.
29.Vesin D., 1992, Histoire du Fleuve Rouge. Gestion et aménagement d'un système
hydraulique au Tonkin des années 1890 jusqu'à la seconde guerre mondiale, mémoire
de maîtrise, U ER de Géographie, Histoire, Sciences de la Société, Université de Paris
VII, Paris.

30.

Việt sử cương mục tiết yếu [A complete history of the Việt], 2000, Nhà xuất bán Khoa
học xã hội, Hà Nội.


31.Wittfogel K., 1964, Le despotisme oriental, Éditions de Minuit. Paris.

520



×