Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Thi công bê tông bằng công nghệ Top down

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 34 trang )

THI CÔNG BÊ TÔNG THEO PHƯƠNG PHÁP TOP - DOWN

I.

Tổng quan chung:

Nhà cao tầng thường có một vài tầng hầm để làm tầng kĩ thuật, chứa đựng máy
móc thiết bị, hệ thống kĩ thuật và xử lý như: bể nước thô, hệ thống bơm nước, thiết
bị lọc, bể nước sạch hệ thống bể chứa phế thải và xử lý, hệ thống biến áp và tủ điều
khiển, tủ phân phối điện. Ngoài ra, còn làm kho chứa hàng hóa, vật liệu và gara ô tô.
Về góc độ chịu lực tầng hầm giúp công trình đỡ bớt tải nền đất phía trên đưa trọng
tâm công trình thấp xuống, giúp công trình chịu lực ngang của gió, bão, động đất tốt
hơn. Tuy nhiên việc thi công tầng hầm nói riêng và phần ngầm nói chung thường rất
khó khăn và là thách thức đối với nhiều nhà thầu. Mỗi công trình đều có những đặc
điểm riêng về cấu tạo nền đất, mặt cắt địa chất, chiều cao mực nước ngầm... nên
không thể chỉ sử dụng kinh nghiệm mà đòi hòi cần có hiểu biết đầy đủ về khoa học
và công nghệ mới đáp ứng được yêu cầu xây dựng của công trình.
Các phương pháp thi công phần ngầm truyền thống thường dùng tường chắn và
hệ thanh chống để đào đất và thi công phần ngầm công trình từ dưới lên mà đại diện
của các phương pháp này là: Phương pháp sử dụng tường chắn bằng cừ ván thép
(Sheel piles) và hệ thống thanh chống (Bracing System); Phương pháp sử dụng
tường chắn barrette và hệ thống neo trong đất (Anchors). Các phương pháp này bên
cạnh một số ưu điểm thì bộc lộ nhiều nhược điểm cơ bản là tốn kém về kinh tế tiến
độ thi công chậm và độ chính xác kém.
Đối với những nhà sử dụng tường barrette quanh chu vi nhà đồng thời làm tường
cho tầng hầm nhà nên thi công tầng hầm theo kiểu Top-down. Công nghệ thi công
tầng hầm Top-down là công nghệ tiên tiến hiện nay.
I.1. Một số ưu, nhược điểm:
I.1.1. Ưu điểm:
Các vấn đề về mặt bằng và tiến độ thi công: không cần diện tích đào móng lớn
hoặc đỡ tốn chi phí phải làm tường chắn đất độc lập. Đặc biệt đối với công trình


giao thông dạng hầm giao thông, phương pháp này giúp sớm tái lập mặt đường để
giao thông. Và có thể thi công kết hợp up-up phần thượng tầng và Top-down đối với
phần ngầm (thông dụng đối với các công trình dân dụng có tầng ngầm) ----> đẩy
nhanh tiến độ thi công.
Tiến độ thi công nhanh: khi đang làm móng và tầng hầm vẫn có thể đồng thời
làm phần trên được để tiết kiệm thời gian, (đương nhiên là phải tăng chi phí gia
cường an toàn phần dưới nhiều hơn, còn nếu "tiết kiệm" tiến độ mà không bù lỗ
được "chi phí" tăng do phải gia cường an toàn thì không cần làm nhanh, Top-down
phần ngầm trước rồi mới làm phần trên như đã thấy ở Hà nội. Sau khi đã thi công
sàn tầng trệt, có thể tách hoàn toàn việc thi công phần thần và thi công phần ngầm.
Có thể thi công đồng thời các tầng hầm và kết cấu phần thân.. Qua thực tế 1 số công
trình cho thấy để có thể thi công phần thân công trình chỉ mất 30 ngày, trong khi mỗi
giải pháp chống quen thuộc mỗi tầng hầm (kể cả đào đất, chống hệ dầm tạm, thi
công phần BT) mất khoảng 45 đến 60 ngày, với nhà có 3 tầng hầm thì thi công từ 3
đến 6 tháng. Với nhà có 3 tầng hầm thường tiết kiệm được thời gian thi công từ 5
đến 6 tháng.


Không cần dùng hệ thống chống tạm (Bracsing System) để chống đỡ vách tường
tầng hầm trong quá trình đào đất và thi công các tầng hầm, không phải chi phí cho
hệ chống phụ. Hệ thanh chống tạm này thường rất phức tạp vướng không gian thi
công và rất tốn kém.
Chống vách đất được giải quyết triệt để vì dùng tường và hệ kết cấu công trình
có độ ổn định cao.
Không tốn hệ thống giáo chống, copha cho kết cấu dầm sàn vì thi công trên mặt
đất. (đối với phương pháp đào truyền thống thì chi phí cho công tác chống đỡ và neo
khá cao, kéo dài thi công và đòi hỏi các thiết bị tiên tiến.)
Các vấn đề về móng (hiện tượng bùn nền, nước ngầm...), có một điểm lưu ý ở
đây là trong đô thị thường có nhiều công trình cao tầng, nếu thi công đào mở (open
cut) có tường vây, móng sâu và phải hạ mực nước ngầm để thi công phần ngầm,

điều này dẫn đến việc thường không đảm bảo cho các công trình cao tầng kề bên (dễ
xảy ra hiện tượng trượt mái đào, lún nứt...), phương án thi công Top-down giải
quyết được vấn đề này.
Khi thi công các tầng hầm đã có sẵn tầng trệt, nên giảm ảnh hưởng xấu của thời
tiết..
I.1.2.Một số nhược điểm:
Kết cấu cột tầng hầm phức tạp.
Liên kết giữa dầm sàn và cột tường khó thi công.
Thi công cần phải có nhiều kinh nghiệm.
Thi công đất trong không gian kín khó thực hiện cơ giới hoá.
Thi công trong tầng hầm kín ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động.
Phải lắp đặt hệ thống thông gió và chiếu sáng nhân tạo. Đối với những công trình
có nền đất tốt, có thể gia cường nền đất bằng cách đầm chặt và lót vữa xi măng, xây
gạch trực tiếp lên nền đất theo hình dạng của sàn, sườn thay cho hệ coppha và giáo
chống khi thi công phần sàn tầng ngầm.
Phương pháp Top-down là phương pháp thi công tương đối mới với nước ta. Kết
cấu từ cốt mặt đất trở xuống và lợi dụng hệ dầm - sàn của các tầng hầm làm hệ
thống chống đỡ tường tầng hầm thay các hệ thanh chống thông thường. Tuy nhiên
công nghệ Top-down còn nhiều hạn chế về công tác đào đất và vận chuyển đất từ
tầng hầm lên trên, nhất là đối với các tầng hầm sâu (do máy móc và phương tiện thi
công còn hạn chế).
I.2. Thiết bị phục vụ thi công:
- Phục vụ công tác đào đất phần ngầm gồm: máy đào đất loại nhỏ (máy con cua),
máy san đất loại nhỏ, máy lu nền loại nhỏ, các công cụ đào đất thủ công, máy
khoan…
- Phục vụ công tác vận chuyển: dùng cần trục phục vụ chuyển đất, vật liệu, thùng
chứa đất, xe chở đất tự đổ.
- Phục vụ công tác khác: máy bơm, thang thép đặt tại các lối lên xuống, hệ thống
đèn chiếu sáng, điện chiếu sáng dưới tầng hầm, khoan, máy hàn...



- Phục vụ công tác thi công bê tông: trạm bơm bê tông, xe chở bê tông thương
phẩm, các thiết bị phục vụ công tác thi công bê tông khác.
- Ngoài ra tuỳ thực tế thi công còn có các công cụ chuyên dụng khác.
I.3. Vật liệu:
I.3.1. Bê tông:
Do yêu cầu thi công gần như liên tục, do đó nếu chờ bê tông tầng trên đủ cường
độ mới tháo ván khuôn và đào đất thi công tiếp phần dưới thì thời gian thi công kéo
dài. Để tiến độ thi công được rút ngắn có thể:
- Sử dụng phụ gia hóa dẻo, siêu dẻo giảm tỉ lệ nước nhưng vẫn giữ nguyên độ sụt
yêu cầu làm tăng cường độ của bê tông.
- Sử dụng các phụ gia tăng trưởng cường độ nhanh, có thế đạt trên 90% cường
độ thiết kế trong vòng 7 ngày.
Khi thi công cột và vách cứng, cần phải dùng bê tông có phụ gia trương nở để vá
các đầu cột, đầu lõi nơi tiếp giáp với dầm sàn. Phụ gia trương nở nên sử dụng loại
khoáng, không nên dùng bột nhóm hoặc các chất sinh khí để làm bê tông trương nở
bởi chúng gây ăn mòn cốt thép.
Bê tông sàn nơi tiếp giáp với tường tầng hầm nơi có thép chờ và ở sàn đáy phải
được chống thấm bằng những phương pháp hữu hiệu, việc sửa chữa những chỗ bị rò
rỉ, thấm sau khi đã thi công bê tông là rất khó khăn và tốn kém.
I.3.2. Vật liệu khác:
- Khi thi công sàn: tiến hành đào bóc một lớp đất có chiều dầy khoảng 1-2m đủ
để tổ hợp một lớp giáo chống dầm, sàn.
- Khi thi công phần ngầm có thể gặp các mạch nước ngầm có áp nên ngoài việc
bố trí các trạm bơm thoát nước còn chuẩn bị các phương án vật liệu cần thiết để kịp
thời dập tắt mạch nước.
- Các chất chống thấm như vữa Sika hoặc nhũ tương Laticote hoặc sơn Insultec.
- Cột chống và dầm sàn + dầm chống giằng.



II. QUY TRèNH THI CễNG TOP DOWN CHO PHN NGM:
thi công cọc khoan nhòi
t.c t ờng chắn đất bao quanh công trình

thi công cột chống tạm, cố đ?nh

Đào đất tầng hầmđ?n độ sâu 1-2m
Chống đ? t ờng tầng hầm

thi công hệdầmsàn tầng tr ệt cốt 0.00

gia công l ắp dựng ván khuôn

gia công l ắp dựng cốt th?p

chống thấmmối nối

Đổbê tông sàn tầng trệt

sàn và t ờng chắn

bảo d ?ng bê tông

thi công tầng hầm-1

Tháo v. k dầmsàn tầng trệt

đào đất trong tầng hầm

gia công l ắp dựng ván khuôn


gia công lắp dựng cốt th?p

chống thấmmối nối

Đổbê tông sàn tầng hầm-1

sàn và t ờng chắn

bảo d ?ng bt- BT đạt 100%R

chống thấmmối nối

Đổbt sàn tầng hầm-2(-3,4..)

sàn và t ờng chắn

bảo d ?ng bt- BT đạt 100%R

chống thấmmối nối

Đổbê tông sàn tầng hầmđáy

sàn và t ờng chắn

bảo d ?ng bt- BT đạt 100%R

Ván khuôn, cốt th?p, đổbê tông
Vách cứng, thang máy
gia c ờng cột chống


thi công tầng hầm-2 (-3,4..)

Tháo v. k dầmsàn tầng hầm-1

đào đất trong tầng hầm

gia công l ắp dựng ván khuôn

gia công lắp dựng cốt th?p

Ván khuôn, cốt th?p, đổbê tông
Vách cứng, thang máy
gia c ờng cột chống

thi công tầng hầmđáy

Tháo ván khuôn dầmsàn

đào đất tr ong tầng hầm

tầng hầm-2(-3,4..)

đ?n cốt đáy đài m?ng cọc

Đổb.tông l?t, v.khuôn, c.th?p
Thi công b.tông đài, giằng m?ng

gia công lắp dựng ván khuôn
cốt th?p


thi công t ờng tầng hầm
bên trong t ờng vây

vá các ô sàn đểch?a khi thi công

hoàn thiện toàn bộ theo
ph ơng pháp tr uy?n thống

Ván khuôn, cốt th?p, đổbê tông
Vách cứng, thang máy
gia c ờng cột chống


Thông qua bản vẽ ta cùng xem các giai đoạn thi công bằng ph ương pháp Topdown:
q=0,25m3

h=2,2m

R=5m

H=3,3m

cét chèng th? p h×
nh

T êng Barrette

a=2,6m
EO-2621A


i=0.2

3300

8500

8500

8500

3300

3300

8500

8500

8500

3300

M ¬ng tho¸ t n í c réng 1.5m s©u 1m

v? m¸ y b¬m

i=0.2

3300


1500 2500

cét chèng th? p h×
nh

t êng barrette

i=0.2

8500

8500

8500

3300

r· nh tho¸ t n í c réng 1.5m s©u 0.6m

t? m¸ y b¬m BT

cét ®· thi c«ng

t êng barrette

cét c hèng th? p h×
nh

3300


8500

8500

8500

r· nh tho¸ t n í c réng 1.5m s©u 0.6m

3300


v ? m¸ y b¬m

t? m¸ y b¬m BT

III. TRÌNH TỰ THI CÔNG TOP - DOWN CHO PHẦN NGẦM CÔNG TRÌNH
III.1. Giai đoạn 1: Thi công tường chắn đất thành một chu vi kín: cấu tạo là các
tường bê tông cốt thép, có thể kết hợp với cọc nhồi xen kẽ để tham gia chịu lực cùng
kết cấu móng. Thi công theo phương pháp đào hố (nếu nông thì dùng máy đào, sâu
thì dùng máy cắt đất gầu vuông, dùng dung dịch bentonite giữ thành.
III.2. Giai đoạn 2: Thi công các cột chống tạm:


Cột tạm cho tầng hầm được thi công cùng lúc với cọc khoan nhồi và tường trong
đất. Số lượng cọc được tính toán sao cho đủ khả năng chịu tải trọng các sàn tầng
hầm và một số sàn tầng nhà theo tiến độ . Số cột tạm này được bố trí trên mặt bằng
bước cột, được đánh số thứ tự và ghi rõ kích thước từng cột, vật liệu để làm cột
v.v…
Trong các cột này có các cột là cố định sẽ dùng vĩnh viễn cho công trình và có

những cột chỉ là giải pháp chống tạm để chống giữ tường trong đất, sau khi thi công
phần ngầm xong thì sẽ cắt bỏ đi.
Phương pháp 1: Chống theo phương đứng là dùng các cột chống bằng thép hình,
thép tổ hợp Kingpost trong các cột này có những cột là cố định, có những cột là tạm
thời – khi thi công phần ngầm xong ta sẽ cắt bỏ đi.
Cột chống bằng thép hình hoặc thép tổ hợp thường có tiết diện chữ I, kích thước
chữ I và chiều dài của cột phụ thuộc vào số lượng tầng hầm của công trình, khi thi
công cột thép này được cắm sâu vào cọc khoan nhồi khoảng 2m. Phương pháp này
chỉ nên áp dụng với những công trình có số tầng hầm nhỏ hơn 5 tầng.
Công đoạn này được thực hiện như sau:
- Định vị lại tim cột trên mặt đất sau khi thi công xong cọc nhồi ở ngay dưới
chân cột.
- Dùng cần trục hạ từ từ cột thép hình xuống lòng hố khoan, tay cần trục không
dịch chuyển mà chỉ cuốn tăng cáp để tránh chạm cột vào thành hố khoan
- Rung lắc hoặc dùng cần trục ấn cột thép sao cho ngập sâu trong bê tông cọc
khoảng 1m
- Chỉnh lại trục thẳng đứng của cột thép cho trùng với trục cột và cố định cột
thẳng đứng bằng hệ chống tạm.
- Đổ bê tông vào hố sao cho làm đầy thêm hố đào khoảng 1m
- Đổ cát làm đầy phần còn lại của hố khoan
- Bảo vệ tránh va chạm vào cột thép
Cột thép sau khi “chôn” vào cọc nhồi chỉ còn nhô lên trên mặt đất 2m (nhô lên
khỏi sàn 1m). Cần trục phục vụ thi công loại cột này dùng luôn cẩu đã phục vụ thi
công khoan nhồi. Các thông số cẩu đều thoả mản việc cẩu lắp cột thép dài.
y

x

x


y

Phương pháp 2: Chống bằng ống thép nhồi bê tông, phương pháp này áp dụng
cho những công trình có số tầng hầm từ 5 tầng trở lên để đảm bảo khả năng chịu lực.
Cột ống thép nhồi bê tông có thể có tiết diện tròn hoặc hình chữ nhật, kích thước
tiết diện được tính toán đảm bảo đủ khả năng chịu lực.
Ống thép của cột chống tạm được liên kết và được hạ xuống hố khoan cùng với
lồng thép của cọc khoan nhồi. Thông thường cọc khoan nhồi có đường kính lớn hơn


đường kính của cột tạm nên cần neo giữ chắc chắn đầu trên của cột tạm bằng các
gông dầm thép hình tránh lồng thép và cột tạm bị trôi xuống phía dưới hố khoan.
Khi số lượng tầng hầm nhiều, cột chống tạm sẽ có chiều dài lớn, vì vậy phải chia
đoạn tổ hợp các đoạn trong quá trình thi công. Biện pháp ghép nối trong quá trình thi
công chủ yếu dùng liên kết hàn. Đỉnh các cột tạm phải có các vít căn chỉnh để tim
của cọc nằm đúng vị trí thiết kế.

III.3. Giai đoạn 3: Thi công dầm sàn tầng trệt:
Sau khi thi công xong cột chống tạm tiến hành đào đất hở cho đến cốt đáy sàn
tầng trệt, chú ý tại những nơi đặt dầm chống ta phải đào sâu đến cốt đáy dầm.
Hệ dầm sàn này được thi công trực tiếp lên nền đất của công trình, không cần hệ
chống đỡ nào cả. Để tạo mặt nền cho thi công dầm sàn, ta tiến hành dọn vệ sinh sạch
sẽ toàn bộ mặt bằng công trình vì sau khi thi công cọc và tường bao trên mặt bằng sẽ
là rất lớn do bùn đất cộng với vữa sét (bentonite) gây ra. Khi mặt bằng đã sạch sẽ, ta
tiến hành đo đạc, giác lại toàn bộ móng công trình. Loại vật liệu được chọn để dùng
ở đây có thể là cát đen (cát san nền) là kinh tế và hợp lý hơn nó tạo độ chặt nhất định
cho nền đất tạo điều kiện thi công cho dầm sàn, tránh được lún cho dầm sàn. Không
được phép dùng lại vật liệu đã đào lên để lấp lại, tuy rằng nó kinh tế hơn nhưng về
mặt vệ sinh môi trường là không hợp lý về mặt ổn định hố lấp sẽ không bảo đảm sẽ
gây lún trong thời gian đầu.



Thi công hệ dầm sàn bê tông đầu tiên - tầng trệt (cốt 0.00) và để lỗ chờ thi công
cho các tầm sàn tiếp theo, các tấm sàn tiếp theo bên dưới được thi công tuần tự. Các
tấm sàn BTCT này cũng đóng vai trò giằng chống cho tường chắn đất bằng cách liên
kết trực tiếp với tuờng qua các mối nối. Tại sàn này để một lỗ trống khoảng 2mx4m
để vận chuyển những thứ sẽ cần chuyển từ dưới lên và trên xuống. Khi sàn đủ cứng,
qua lỗ trống xuống dưới mà moi đất tạo khoảng không gian cho tầng hầm sát trệt.
Lại dùng nền làm coppha cho tầng hầm tiếp theo. Rồi lại moi tầng dưới nữa cho đến
nền cuối cùng thì đổ lớp nền đáy. Nếu có cột thì nên làm cột lắp ghép sau khi đã đổ
sàn dưới. Cốt thép của sàn và dầm được nối với tường nhờ khoan xuyên tường và
lùa thép sau. Dùng vữa ximăng trộn với Sikagrout bơm sịt vào lỗ khoan đã đặt thép.
Đào một phần đất để tạo chiều cao cho việc thi công dầm sàn tầng tầng trệt (có
độ sâu khoảng chừng 1.66m).
Ghép ván khuôn dầm sàn tầng trệt
Đặt cốt thép dầm sàn tầng trệt, hàn nối với cốt thép của cột chống thép và cốt
thép của tường vách.
Chống thấm cho các mối nối giữa sàn và tường vách.
Đổ bê tông dầm sàn tầng trệt.
Bảo dưỡng đến khi bê tông sàn tầng trệt đạt cường độ yêu cầu. (Chờ 10 ngày cho
bê tông có phụ gia đủ 90% cường độ yêu cầu).
III.4. Giai đoạn 4: Thi công sàn tầng hầm -1:
Có hai cách để thi công:
Cách 1: đào hở hố móng đến độ sâu đáy sàn tầng hầm -1, sau đó thi công bê tông
→ thi công cột → thi công sàn tầng trệt→thi công các tầng hầm tiếp theo (phương
pháp này thường dùng cho trường hợp tầng hầm -1 đặt nửa nổi nửa chìm.
Cách 2: Thi công luôn bê tông sàn tầng trệt, sau đó đào đất → thi công cột→thi
công các tầng hầm tiếp theo
Ở giai đoạn này tường vây làm việc theo dạng coson, tùy theo tính chất của đất
và tường mà đưa ra biện pháp cụ thể có chống đỡ cho tường vây hay không.

Tại sàn tầng hầm -1 người ta thường phải để các lỗ để vận chuyển đất lên. Việc
thi công dầm không có nghĩa là để cho dễ vận chuyển đất, ngoài lý do để chống áp
lực đất cho tường vây và rút ngắn thời gian thi công thì có thể còn có lý do sau: việc
thi công dầm và sàn tại tầng hầm sử dụng đất thay dàn giáo để đỡ ván khuôn nên
chiều cao đào bị khống chế, mặt khác máy đào sử dụng cho các công trình thi công
Top-down tuy là loại chuyên dùng cho đào tầng hầm nhưng độ mở gầu đào vẫn bị
khống chế, nếu làm sàn thì sẽ rất khó đào đất và sẽ rất nguy hiểm. Việc thi công dầm
không cho thấy sự thông gió và chiếu sáng được tốt hơn vì thông gió tốt phụ thuộc
chính vào luồng gió đưa xuống vị trí gây khói và tính toán sao cho khí đi tuần hoàn,
chiếu sáng chủ yếu dùng đèn và ánh sáng từ các lỗ mở xuống.


1

CÇn t r ô c t h¸ p

- 1.0

-5.2

a

b

c

e

f


g

h

k

l

m

III.4.1. Chuẩn bị nền cho thi công bê tông dầm sàn:
Có nhiều cách để tạo nền cho thi công dầm sàn. Trước tiên người ta phải tạo mặt
nền đến cao độ cần thiết, sau đó tiến hành đầm lèn sao cho nền không bị lún dưới tác
dụng của tải trọng do dầm sàn gây ra. ở những chỗ đặt đặt dầm ta phải khoét đất tạo
thành khuôn cho dầm. Yêu cầu là khi khoét đất làm khuôn thì đất thành của khuôn
không được sụt, phải giữ đúng được hình dạng của dầm. Thực tế công trường cho
thấy có thể chuẩn bị mặt nền cho bê tông dầm sàn như sau:
Sau khi đã đầm lèn và hạ nền đến cao độ yêu cầu, người ta tiến hành khoét lỗ
khuôn dầm sau đó dùng vữa xi măng mác thấp láng một lớp lên mặt nền tạo mặt
bằng thi công cốt thép và đổ bê tông. Lớp xi măng nền này đóng vai trò như côppha
sàn và côppha dầm, cần lưu ý là khi hạ cốt nền và tạo khuôn phải tính đến cả lớp vữa
này để sao cho cao độ của lớp vữa chính là cao trình đáy sàn, dầm còn chiều rộng
khuôn chính là chiều rộng dầm. Sau khi lớp bê tông nền này đạt cường độ ta tiến
hành đặt cốt thép cho sàn và dầm. Việc đặt cốt thép giống như cho mọi sàn bình
thường chỉ có khác là ván khuôn để đỡ sàn và dầm chính là các lớp bê tông lót này.
Trước khi đổ bê tông ta nên quét một lớp dầu luyn lên mặt nền để sau này dỡ cốppha
được dễ dàng, mặt dưới của sàn được mịn, không bị dính lớp vữa lót.
Một cách khác để chuẩn bị nền cho công tác bê tông sàn dầm là: Trước hết cũng
tiến hành đầm lèn đến độ chặt thiết kế, sau đó hạ nền và tạo khuôn cho dầm theo
kích thước đã định. Dùng ván khuôn để làm cốppha cho sàn và dầm. Việc hạ nền và

khoét tạo ván khuôn phải kể đến chiều dầy của ván khuôn. Để dễ dàng tách ván
khuôn ra khỏi bê tông người ta cũng quét lên nó một lớp dầu luyn và giữa nền và
ván khuôn ta rải lên đó một lớp cát mỏng. Ván khuôn ở đây có thể là bằng gỗ, bằng
thép. Thường thì người ta sử dụng ván bằng gỗ ép ngoài có phủ một lớp vật liệu
chống thấm, chống nóng (lớp phíp). Việc sử dụng ván khuôn thép không thật an toàn
cho thi công đào đất sau này.
Đối với thi công ván khuôn dầm người ta thường đóng thành hộp dầm sau đó đặt
chúng vào khuôn đã tạo sẵn. Trên mặt hộp dầm người ta dùng các thành đỡ văng 2
thành dầm lại với nhau. Đối với ván sàn nên đóng thành từng tấm có kích thước hợp
với sức khiêng của 2 người công nhân. Sau khi đã đặt cốppha dầm - sàn vào đúng vị
trí thiết kế, ta liên kết chúng lại với nhau để tránh bị xê dịch trong khi thi công.


Trước khi rải cốt thép người ta phải bịt tất cả các khe hở giữa các tấm ván tránh cho
bê tông bị rò rỉ nước xi măng. Việc chèn này có thể sử dụng các vật liệu dẻo như
bitum trộn cát, dây đay... Nếu cần người ta có thể trải một lớp vải nilon lên trên ván
khuôn để đảm bảo cho nước xi măng không bị rò rỉ.
Một phương pháp để chuẩn bị nền vữa nữa là sau khi nền đã được đầm chặt tạo
khuôn cho dầm, người ta tưới lên mặt nền một lớp nước hoà xi măng cho cứng nền
lại, việc tưới được tiến hành bằng phun tia nước để cho mặt nền không bị lồi lõm.
Tỷ lệ pha xi măng-nước phải đủ để cho nền có độ cứng yêu cầu. Sau đó khi nền đã
se dùng nước và bàn xoa để làm phẳng lần cuối. Khi nền đã khô ta dùng cót ép rải
lên làm ván khuôn cho sàn dầm. Để cho dễ bóc cót ép ta bôi lên đó một lớp dầu
luyn. Các công việc tiếp theo theo trình tự như cho một sàn bình thường. Ưu điểm
của phương pháp này là khi đào đất không bị nguy cơ cốppha rơi vào đầu, tăng độ
an toàn cho công nhân đào đất.
* Kiểm tra cao trình của tầng hầm:
Sau khi đã thi công lớp vữa lót nền xong người ta tiến hành kiểm tra độ thăng
bằng của mặt nền bằng máy thuỷ bình trước khi lắp đặt cốt thép (với trường hợp
không dùng côppha) hoặc trước khi lắp đặt cốt thép (với trương hợp dùng côppha đổ

bê tông dầm-sàn). Sai số cho phép không quá ± 5mm. Việc nghiệm thu cũng được
diễn ra ngay sau giai đoạn kiểm tra. Chỉ được tiến hành lắp đặt cốt thép sau khi đã
có biên bản nghiệm thu nền xi măng hoặc hệ côppha dầm-sàn.
III.4.2. Công tác cốt thép:

Toàn bộ cốt thép dầm và sàn đều được gia công trên mặt đất tại các xưởng gia
công, nó được lắp đặt tại các sàn tầng dưới dạng thanh rời, dạng lưới hay dạng
khung tuỳ theo điều kiện vận chuyển xuống tầng hầm. Với sàn tầng trệt thì việc thi
công cốt thép sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn vì mặt bằng rộng thoáng đãng không bị
vướng, tầm quan sát rộng cần trục làm việc dễ dàng. Cốt thép cho sàn tầng này có
thể được gia công thành khung, dầm, thành lưới sàn, được cần trục cẩu lên đưa vào
trí thiết kế sau đó ta liên kết chúng lại với nhau. Trong khi cẩu lắp cốt thép sẽ làm
cốt thép bị xê lệch, biến dạng vì vậy ta phải có biện pháp gia cường chúng bằng cách


dùng các thanh neo thanh đỡ bằng gỗ hoặc bằng thép trong quá trình thi công cẩu
lắp. Còn đối với sàn các tầng hầm dưới việc thi công cốt thép sẽ khó khăn hơn, chủ
yếu là việc vận chuyển cốt thép vào vị trí. Để thi công được nhịp nhàng, người ta
phân chia mặt bằng của tầng hầm thành các phân đoạn để thi công. Việc phân chia
này cũng giống như phân chia phân đoạn cho các sàn thân nhà. Việc lắp đặt cốt thép
cho dầm sàn tầng hầm thường dưới dạng thanh rời, thời gian thi công sẽ dài hơn so
với thi công cốt thép trên sàn tầng nổi vì công việc được tiến hành trong khuôn khổ
một tầng hầm, không gian bị bó hẹp bởi sàn tầng hầm và hệ thống cốt tạm. Hơn nữa
điều kiện thi công có khó khăn hơn vì phải dùng chiếu sáng và thông gió nhân tạo,
mặt bằng thi công cũng ẩm ướt sẽ gây tác động không tốt đến sức khoẻ của công
nhân, đặc biệt là tiếng ồn của máy móc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thần kinh và làm
cho năng suất lao động bị hạn chế. Tuy nhiên làm việc trong tầng hầm người công
nhân sẽ có cảm giác an toàn hơn vì không phải làm làm việc trên cao.
Sử dụng con kê bê tông với ô lưới <500x500mm để đảm bảo thép sàn không bị
xệ sát xuống sàn cốp pha.

Sau khi cốt thép được đặt vào vị trí thiết kế ta tiến hành nghiệm thu cốt thép. Mọi
yêu cầu đối với cốt thép đều phải được đáp ứng một cách triệt để ví dụ như chủng
loại cốt thép phải đúng theo thiết kế, khoảng cách và số lượng cốt thép, vị trí cốt
thép, các mối hàn, buộc cũng như lớp bảo vệ cốt thép, độ vững chắc của cốt thép...
nhất nhất đều phải đúng theo thiết kế. Phải chú ý cốt thép ở những chỗ mối nối như
giữa cột - dầm, giữa dầm - sàn, sàn tường bao...
III.4.3. Công tác bê tông:
Sau khi công tác cốt thép được nghiệm thu, ta tiến hành đổ bê tông. Việc cấp bê
tông có thể thực hiện theo hai cách, cách thứ nhất là dùng bê tông thương phẩm chở
đến công trường, bê tông được trút vào thùng và cần trục sẽ chuyển bê tông xuống
tầng hầm qua các lỗ chứa sẵn như ô cầu thang, giếng trời... Công nhân ở dưới tầng
hầm sẽ tiếp nhận bê tông và dùng các xe chuyên dụng để vận chuyển bê tông đến vị
trí đổ (thủ công). Cũng có thể bê tông được trộn trên mặt đất sau đó được vận
chuyển xuống bằng cầu thang. Phương pháp này tỏ ra tốn thời gian, tốn nhân lực. Để
giảm thời gian thi công và giảm sức người, ta nên dùng bơm bê tông để đưa bê tông
để đưa bê tông đến vị trí đổ. Vì bê tông được vận chuyển xuống dưới nên ta cũng
không cần chọn máy bơm công suất lớn. Ống bơm bê tông được đưa qua các lỗ chừa
sẵn của sàn tầng trên, nó được rải sao cho ở tư thế thoải mái nhất, không làm vướng
chân người công nhân. Nếu cần ta có thể treo ống bơm lên những giá 3 chân đặt
cách nhau 2 --> 3m, cách mặt đất không quá 0,5m tránh cho ống có thể bị rách thủng
do những vật liệu sắc nhọn của sàn gây ra. Độ sụt của vữa bê tông phải đạt yêu cầu,
không được khô quá cũng không loãng quá ảnh hưởng đến chất lượng bê tông. Việc
bơm bê tông phải liên tục, không được dừng bơm quá 30'. Trước và trong quá trình
bơm phải luôn luôn kiểm tra đường ống đầm bê tông, phát hiện rò rỉ kịp thời, tránh
để xảy ra tai nạn vỡ ống gây thương tích cho người lao động. Đặc biệt chú ý đến
những chố nối ống, chỗ quành, tránh để nước xi măng bị rò rỉ làm giảm chất lượng
bê tông và đồng thời cũng làm giảm áp lực bơm bê tông. Nếu dừng bơm quá 30' do
yêu cầu thi công hoặc do trục trặc của máy bơm thì phải lập tức phải tiến hành rửa
ống bơm bằng nước sạch tránh bê tông bị đọng cứng trong lòng ống.



Đầm bê tông: Với dầm ta dùng đầm dùi để đầm. Chú ý mũi đầm dùi không được
chạm vào tấm đáy côppha dầm, nếu trường hợp côppha là lớp vữa xi măng thì càng
cần phải chú ý điều này vì đầm dùi có thể phá thủng lớp lát, nước xi măng sẽ bị rò rỉ
xuống đất gây rỗ cho bụng dầm. Cũng cần phải xác định bước đầm dùi đảm bảo sao
cho mọi chỗ bê tông trong dầm đều nằm trong bán kính ảnh hưởng của đầm. Đầm
phải được cắm thẳng góc, thân đầm (phần tác động) phải ngập trong lớp vữa đầm
lớn nhất là 2/3 thân đầm và mũi đầm phải cắm vào lớp vữa đầm trước ít nhất là 5cm.
Thời gian đầm nên tuân theo chỉ dẫn của hãng sản xuất, tuy nhiên có thể theo kinh
nghiệm, khi thấy bê tông không lún xuống nữa, nước xi măng nổi trên bề mặt như
vậy là được. Đối với sàn tầng ta dùng đầm bàn là thích hợp. Khi dịch chuyển đầm
bàn chú ý sao cho mặt đầm bàn không được tách rời khỏi mặt sàn bê tông và đầm
phải bao toàn bộ diện tích sàn, tuyệt đối tránh đầm sót, đầm chưa đủ thời gian. Việc
đầm chỉ kết thúc khi trên bề mặt bê tông nổi lên một lớp nước xi măng là được. Để
hoàn thành mặt sàn ta phủ lên đó một lớp vữa XM-cát trộn khô sau đó dùng thước
cán phẳng. Muốn cho lớp bê tông dầm-sàn đổ đúng chiều dầy thiết kế ta dùng miếng
cữ bằng vữa xi măng đúc sẵn hoặc có thể vạch cốt mặt sàn lên thành côppha để nhận
biết, tức là dùng sơn đỏ vạch lên côppha nhưng có thể vạch đỏ này bị vữa bê tông
vấy bẩn, không còn rõ ràng nữa, một cách khác rất đơn giản là người ta cắt những
đoạn ống tre hoặc gỗ rồi nối chiều dài bằng đúng chiều dày sàn (có tay xách) đặt lên
sàn trước khi đổ bê tông cách nhau từ 1-->1,5m mỗi chiếc theo 2 chiều sàn. Khi đầm
xong ta nhấc đoạn ống đó ra và lấp đầy lỗ bằng vữa bê tông bổ xung.
Một điều không thể quên được khi đổ bê tông là phải đúc mẫu thử cường độ bê
tông. Với mỗi đợt cấp bê tông ta phải đúc mẫu (mẫu lập phương) theo tiêu chuẩn
của phòng thí nghiệm. Số lượng mẫu sẽ theo quy định hiện hành.
Bảo dưỡng bê tông: Do đặc thù của tầng hầm và việc bảo dưỡng bê tông cũng có
linh hoạt hơn so với các sàn tầng thân nhà. Đối với sàn tầng trệt, lớp bê tông sàn
tầng cần được bảo dưỡng bê tông theo các cách ta vẫn dùng như phủ lên mặt sàn
một lớp mùn cưa, vỏ bào, hay bao tải, cát và tưới nước là đủ. Trong thời gian 2 ngày
đầu cứ 2 giờ ta tưới nước một lần, lần đầu tưới nước sau khi đổ bê tông từ 4-7 giờ,

những ngày sau khoảng 3 - 10 giờ tưới một lần tuỳ theo nhiệt độ không khí (nhiệt độ
càng cao tưới càng nhiều). Đối với bê tông dùng xi măng Poolăng thì thời gian tưới
là 7 ngày (tối thiểu) còn đối với xi măng axít nhôm thì chỉ cần tưới nước 3 ngày
đêm.
Việc đi lại trên bê tông chỉ cho phép khi cường độ bê tông đạt 24 kG/cm 2 (mùa
hè từ 1- 2 ngày, mùa đông 3 ngày). Nếu bảo dưỡng không tốt sẽ xảy ra hiện tượng
trắng mặt dẫn đến cường độ bê tông thấp so với cường độ thiết kế hoặc gây nứt chân
chim.
Với các sàn tầng hầm thì việc bảo dưỡng bê tông có thuận lợi hơn vì bê tông
không bị ảnh hưởng của mưa nắng. Việc phủ bao tải, mùn cưa, cát lên trên mặt bê
tông là không cần thiết. Thời gian tưới nước là 7 ngày, nhịp độ tưới có thưa hơn so
với sàn tầng trệt nó phụ thuộc vào độ ẩm của bê tông, cần đặc biệt chú ý đến vấn đề
giữ khô tầng hầm trong quá trình thi công, nhất là trong giai đoạn bảo dưỡng bê
tông. Việc áp dụng biện pháp nào đều phụ thuộc vào trường hợp cụ thể. Với những
công trình có tầng hầm từ 1- 2 tầng, mực nước ngầm không cao thì ta dùng biện


pháp bơm nước từ các hố thu nước đặt dưới đáy hố đào và bơm liên tục 24/24 trong
suốt thời gian thi công. Với những công trình tầng hầm nằm sâu dưới đất, mực nước
ngầm cao ta nên dùng phương pháp hạ mực nước ngầm bằng giếng sâu hoặc bằng hệ
thống ống kim lọc. Vấn đề chủ yếu ở đây là phải luôn luôn giữ cho đáy hố đào khô,
nhất là khi bê tông bê tông mới đổ để tránh hiện tượng đẩy nổi gây nứt bê tông sàn
và ảnh hưởng đến quá trình đông kết của bê tông.
III.5. Giai đoạn 5: Thi công sàn tầng hầm -2 và các tầng hầm còn lại:
III.5.1. Công tác đào đất:
Khi bê tông sàn tầng hầm -1 đã đạt 100 % cường độ thiết kế thì công tác đào đất
dưới cốt sàn tầng hầm -1 mới được tiến hành.
Công việc đào đất có thể được thực hiện bằng cơ giới hoặc bằng đào thủ công,
nó phụ thuộc vào loại đất và quy mô của công trình. Việc vận chuyển đất lên mặt đất
được thực hiện bằng cầu trục, đất được đưa qua các lỗ sàn chừa sẵn như ô cầu thang

bộ, thang máy hoặc được vận chuyển bằng xe ô tô theo đường lên xuống của tầng
hầm theo thiết kế.
III.5.1.1. Thi công bằng phương pháp thủ công:


Với những công trình có tầng hầm không sâu lắm, mặt bằng thi công chật hẹp,
lưới cột dầy thì biện pháp đào đất băng thủ công là khả thi. Việc đào đất được bắt
đầu từ các lỗ sàn để chừa sẵn, đất đào được đổ vào các thùng chứa có quai để móc
vào móc cẩu khi đất đầy cần trục sẽ cẩu lên đổ vào nơi quy định hoặc đưa lên xe ô tô
chở đến nơi cần đổ. ở những lớp đất trên mặt bằng thường là đất rời nên đất được
đào bằng xẻng, đổ lên băng ca sau đó công nhân sẽ vận chuyển đến thùng đổ. Việc
tổ chức đào đất theo ca kíp là hợp lý, thời gian làm việc dưới tầng hầm tối đa là 6
tiếng, đất được đào lên theo từng lớp từ trên xuống dưới, hết lớp này mới đến lớp
tiếp theo theo đến độ sâu cần đào. Khi đào đến lớp đất dính thì không dùng xẻng
được nữa, biện pháp tốt nhất là dùng kéo cắt đất thành từng cục công nhân vác ra tập
trung bào thùng chứa. Phương pháp qua thực tế cho thấy rất hữu hiệu. Trong quá
trình đào khi gặp lớp nước ngầm ta phải đào hố thu nước và dùng bơm để bơm cạn
đi sao cho luôn có một lớp đất nền khô, dầy chừng 2m. Khi gặp đất có độ ngầm
(giữ) nước lớn, có hệ số thấm nhỏ thì dùng một số lỗ khoan kết hợp với bơm sàn để
hút nước.
III.5.1.2. Thi công đào đất bằng cơ giới:

Việc đưa máy đào và máy xúc xuống làm việc ở tầng hầm sẽ gặp nhiều khó khăn
bởi lẽ mặt băng thi công chật hẹp, hệ cột tạm cũng như sàn tầng đã thi công đều gây
cản trở cho máy móc làm việc. Kinh nghiệm chỉ ra rằng với lưới cột từ 4x4m trở lên
và chiều cao tầng lớn hơn 4m thì những cản trở này là không đáng ngại.
Với những công trình có mặt bằng rộng (Chiều dài và chiều rộng lớn) ta có thể
sử dụng các biện pháp như khi đào hố móng lộ thiên có mái dốc. ở đây đất được đào
bằng các máy làm đất rồi đưa lên xe tự đổ đưa ra bãi thải theo các dốc đặt dọc theo
các tầng hầm cho ô tô sau này để làm đường vận chuyển đất. Các máy thi công nên

sử dụng các loại máy nhỏ có độ cơ động cao và không gây va chạm kết cấu công
trình. Việc thi công bằng cơ giới ở tầng hầm sẽ gây tiếng ồn rất lớn vì không gian


làm việc kín, thoát ồn rất khó. Để giảm tiếng ồn trong thi công đào đất ta bố trí một
đường xuống và một đường lên cho ô tô vận chuyển đất thành đường vòng kín.
Ngoài các lỗ sàn để sẵn cho cầu thang, ta nên để thêm một số lỗ sàn nữa nếu mặt
bằng công trình rộng để tạo điều kiện cho thông gió thoát ồn. Đối với đường lên
xuống cho ô tô, để tránh bị lún trơn ta dùng các tấm bê tông đúc sẵn lát lên mặt
đường dốc hoặc dùng các tấm ghi thép để tạo mặt đường sau khi thi công xong sẽ
tháo dỡ và thu hồi lại.
Với các công trình có mặt bằng chật hẹp, các công trình xây chen trong thành
phố thì việc làm đường lên xuống cho ô tô chở đất là khó thực hiện. Lúc này ta vận
chuyển đất bằng vận thăng hoặc bằng cần trục, còn công việc đào đất được thực hiện
bằng máy. Trước hết cho máy ủi hoặc máy đào xuống làm tơi đất gom đất lại thành
đống sau đó dùng máy xúc để xúc đất vào thùng chứa đưa lên mặt đất bằng cần trục.
Thùng chứa được cấu tạo có đáy mở được để trút đất ra. Nếu dùng vận thăng để
chuyển đất lên thì nên dùng loại vận thăng có sức nâng lớn để nâng cả ô tô tự đổ (ô
tô đã đầy đất) lên mặt đất. Ô tô sẽ chuyển đất đến bãi đổ thường thì việc làm tơi đất
và gom đất được tiến hành bằng máy ủi máy đào là hợp lý vì không gian làm việc
dưới tầng hầm bị hạn chế.
III.5.1.3. Tiêu thoát nước trong quá trình đào đất:
Trong khi tiến hành đào bố trí các hố gom nước và máy bơm kết hợp với ống
kim lọc (nếu cần thiết) đề phòng nước ngầm dâng cao ảnh hưởng đến quá trình thi
công.
Khi thi công phần ngầm trong giai đoạn này còn có thể gặp các mạch nước ngầm
có áp nên ngoài việc bố trí các trạm bơm thoát nước còn chuẩn bị các phương án vật
liệu cần thiết để kịp thời dập tắt mạch nước.
- Tiêu nước mặt bằng: bằng hai trạm bơm phục vụ công tác tiêu nước hố đào
được đặt ngay hai cửa vận chuyển trên sàn tầng ngầm thứ nhất. Đầu ống hút thả

xuống hố thu nước, đầu xả được đưa ra ngoài thoát an toàn vào hệ thống thoát nước
thành phố. Hệ thống mương dẫn nước bố trí giữa các hàng đài cọc có độ dốc i= 1%
sâu 0,5m hướng vế các hố thu nước được đào sâu hơn cốt đáy hố đào 1m. Hố này có
kích thước 1,5 x 1,5 m được gia cố bằng ván và cột chống gỗ, đáy hố được đổ một
lớp bê tông mác 150 dày 200mm. Số lượng máy bơm cần thiết được xác định bằng
phương pháp bơm thử với 3 trường hợp:
+ Mực nước trong hố móng hạ xuống rất nhanh chứng tỏ khả năng thiết bị bơm
quá lớn. Phải hạn chế lượng nước bơm ra bằng cách đóng bớt máy bơm lại sao cho
tốc độ hạ mực nước phù hợp với độ ổn định của mái đất.
+ Mực nước trong hố móng không hạ xuống chứng tỏ lượng nước thấm hơn
lượng bơm ra. Cần tăng công suất trạm bơm.
+ Mực nước rút xuống đến độ sâu nào đó rồi không hạ thấp xuống được nữa vì
độ chênh mực nước tăng.
Do đất nền ở tầng này tương đối yếu nên khi tiêu nước cần chú ý hiện tượng bục
lỡ do nền dòng nước thấm ngược hoặc hiện tượng nước thấm quá nhanh làm lôi
cuốn các hạt đất. Nếu biện pháp tiêu nước không hiệu quả thì phải thiết kế thêm hệ


thống hạ mực nước ngầm bằng hệ thống kim lọc xung quanh công trình. Máy bơm
thường dùng là loại máy bơm li tâm vì chúng thích hợp với chế độ làm việc thay đổi.
Sau khi đào đất đến độ sâu thiết kế (cốt sàn tầng hầm-2), tiến hành tạo mặt nền
để làm ván khuôn đổ bê tông sàn tầng hầm-2. Tiếp tục làm đúng quy trình như trên
cho đến khi hết các tầng hầm cần thiết. Riêng đối với tầng hầm cuối cùng việc đào
đất cần chú ý những nơi có đài móng, giằng móng, bể ngầm để khi thi công cần đào
cho đúng theo kích thước của chúng.
III.6. Giai đoạn 6: Thi công bê tông đài, giằng móng, bể ngầm, chống thấm sàn
tầng hầm.
- Truyền cốt xuống tầng ngầm cuối cùng.
- Phá đầu cọc đến cốt đáy đài + 0.15 m, vệ sinh cốt thép chờ đầu cọc và cốt
thép hình cắm vào cọc

- Chống thấm đài cọc bằng một trong các phương pháp: phụt vữa bê tông, bi
tum hoặc thuỷ tinh lỏng.
- Đổ bê tông lót đáy đài, giằng và đáy các bể ngầm.
- Đặt cốt thép đài cọc, giằng và bể ngầm sau đó hàn thép bản liên kết cột thép
hình, cốt thép chờ của cột.
- Dựng ván khuôn đài cọc và bể ngầm.
- Đổ bê tông đài cọc và bể ngầm.
- Đổ cột đến cốt mặt sàn tầng ngầm thứ hai. Sau đó tiến hành cho các tầng hầm
khác tương tự như vậy cho đến khi hết các tầng hầm.
- Thi công chống thấm cho sàn tầng hầm.
- Thi công cốt thép và bê tông sàn tầng hầm.
- Thi công cột - lõi.
Công việc trắc đạc chuyển lưới trục chính công trình xuống tầng hầm là hết sức
quan trọng cần phải được bộ phận trắc đạc thực hiện đúng với các sai số trong giới
hạn cho phép. Muốn vậy phải bắt buộc sử dụng các loại máy hiện đại, có độ chính
xác cao.
Việc phá đầu cọc và vệ sinh cốt thép phải được thực hiện nhanh chóng, đảm bảo
yêu cầu: sạch, kĩ. Ngay sau đó phải tổ chức ngay việc chống thấm đài và đổ bê tông
lót, tránh để quá lâu trong môi trường ẩm, xâm thực gây khó khăn cho việc thi công
và chất lượng mối nối không đảm bảo. Đối với nền đất là cát bùn nâu vàng thì
phương pháp phụt thủy tinh lỏng được ưu tiên vì nó nâng cao khả năng chịu lực của
đất nền vừa có khả năng chống thấm ngăn nước ngầm chảy vào hố móng.
III.7. Giai đoạn 7: Hoàn thiện.
Sau khi làm xong toàn bộ các tầng hầm tiến hành hoàn thiện, việc hoàn thiện này
có thể làm cùng với việc hoàn thiện của toàn công trình xong có một số việc cần
phải giải quyết ngay như: thi công phần tường tầng hầm bên trong tường barret (nếu
cần); vá các ô sàn để chừa cho việc thi công tầng hầm; xử lý chống thấm và tiêu
thoát nước cho tầng hầm.
Còn lại các công việc khác có thể làm sau và hoàn thiện theo phương pháp
truyền thống.



IV. CÁC VẤN ĐỀ KỸ THUẬT TRONG THI CÔNG TOP-DOWN
Trong thi công xây dựng, việc xây dựng các công trình dưới lòng đất rất phức tạp
và khó khăn, ví dụ như thi công đường hầm, tunnel hay đường cho tàu điện ngầm...
ở đây công việc của chúng ta là thi công tầng hầm cho nhà cao tầng tất nhiên là nó
cũng không quá phức tạp thi công đường hầm nhưng nó cũng đòi hỏi phải giải quyết
một số vấn đề đặt ra tương tự như cho đường hầm cụ thể như: việc chống vách đào,
hạ mực nước ngầm, bảo vệ các công trình lân cận, chống ô nhiễm môi trường, thông
gió chiếu sáng cho thi công dưới tầng hầm... Để có thể chủ động trong xây dựng,
đảm bảo cho công trình đạt được chất lượng và đúng tiến độ với chi phí thống nhất
ta phải tiến hành trước được những phức tạp do kỹ thuật đề ra cũng như những sự cố
có thể xảy ra khi thi công tầng hầm để tránh phạm những sai lầm đáng tiếc. Tất cả
những vấn đề trên cần được nghiên cứu, xem xét một cách nghiêm túc, đầy đủ để có
thể lập thành một quy trình công nghệ áp dụng cho từng trường hợp cụ thể để đạt
được hiệu quả cao nhất.
Về quy trình là thi công từ trên xuống. Trong quá trình thi công ta cần giải quyết
một loạt các vấn đề có liên quan kỹ thuật khác nhau. Hiện nay phương pháp phổ
biến là dùng sàn bê tông đổ tại chỗ. Để thi công hệ dầm sàn này trước hết ta đi giải
quyết từng vấn đề một.
IV.1. Hệ kết cấu tầng hầm:
Với các kết cấu nhà cao tầng có tầng hầm thì hệ kết cấu của nhà nói chung và
của tầng hầm nói riêng thường là bằng kết cấu bê tông cốt thép có thể là lắp ghép và
đổ toàn khối tại chỗ. Tuy nhiên với những nhà rất cao tầng thì lúc này kết cấu thép
sẽ hợp lý hơn, nhưng nhìn chung thì kết cấu tầng hầm vẫn là hệ kết cấu bằng bê tông
cốt thép. Do tính năng sử dụng của tầng hầm như đã nói là nó dùng để làm kho chứa
hàng, làm tầng phục vụ sinh hoạt công cộng, làm tầng kỹ thuật, làm gara ô tô, làm
kho lưu trữ tài liệu mật... Vì thế kết cấu bằng bê tông cốt thép là hợp lý hơn cả. Hệ
lưới cột dầm cũng giống như cho bất kỳ một nhà cao tầng nào chỉ có điều là nhịp
của nó thay đổi theo yêu cầu sử dụng.

Để thi công tầng hầm theo phương pháp Top-down ta cần phải có một hệ cột đỡ
tạm cho các sàn tầng hầm. Số lượng cột tạm phải được tính toán và bố trí hợp lý để
sao cho số cột là ít nhất nhưng khả năng làm việc cao nhất. Để tính được số cột tạm
cần thiết ta đưa vào tiến độ thi công phần thân nhà. Thông thường thì sau 30 ngày kể
từ khi bắt đầu thi công thân nhà (Từ cốt 0,00 trở lên). Nếu theo phương pháp thi
công từ dưới lên thì phải 5 - 6 tháng sau ta mới thi công phần thân được. Số lượng
sàn tầng của phần thân ta chọn tối thiểu là 2 sàn trở lên. Ta chọn sao cho khi thi công
tiến độ của phần thân và phần ngầm càng nhịp nhàng càng tốt. Từ số lượng sàn ta
chọn để tính toán cột tạm thứ nhất ta chọn lưới cột tạm, từ lưới cột tạm ta xác định
được tải trọng mà cột phải chịu (cho tới khi thi công xong các cột tầng hầm cuối
cùng và cột đã đủ cường độ chịu lực theo tính toán). Sau đó tính toán vật liệu để làm
cột chống tạm. Còn cách thứ hai là từ một loại vật liệu cho cột chống tạm cụ thể là ta
đi tính được số lượng cột chống tạm cần thiết. Vật liệu để làm việc cho cột chống
tạm ở đây người ta sử dụng loại cột thép hình (H) có gia cường thép góc. Một
phương án nữa cũng được đưa ra là cột ống nhồi bê tông. Cả hai phương án cột tạm


này đều được thi công cùng lúc với cọc khoan nhồi chúng đều được giữ lại để làm
cột cố định (vĩnh viễn) cho công trình.

nh 25 : a/TiÕt diÖn cét thÐp chèng t¹m
ThÐp gãc gia c êng L100x75

ThÐp H40


b/ Cét thÐp èng nhåi bª t«ng

Bª t«ng nhåi t¹i chç



ThÐp èng

c/ Cét bª t«ng cét thÐp thi c«ng cï ng lóc ví i cäc nhåi
Cäc nhåi
Cét

Cèt thÐp cét
Cét t¹m b»ng BTCT

Cèt thÐp cäc
Cäc nhåi

Điều ta quan tâm ở đây là làm thế nào để các cột tạm này sau khi đã được thi
công thành cột vĩnh viễn có đầy đủ tính chất của một cột vĩnh viễn. Vấn đề chủ yếu
là mối nối giữa cột và dầm sàn, mối nối giữa phần cột tầng trên đã thi công và phần
cột dưới sẽ thi công, làm sao để chúng đạt yêu cầu về cốt thép, bê tông đúng như
thiết kế.
Một phương án nữa cũng được đưa ra để thi công tức là trong qúa trình thi công
cọc nhồi người ta tiến hành thi công cột vĩnh viễn ngay. Trong cốt thép của cột
người ta để lại các chi tiết để liên kết với dầm. Với phương pháp này người ta có thể
thi công bê tông cột trong đoạn ống bao bằng bằng thép, khi đổ bê tông thì rút đầu
nó lên. Việc dùng ống sẽ đảm bảo cho cột có tiết diện tròn đều, lớp bê tông bảo vệ sẽ
đảm bảo thiết kế và chất lượng cột chắc chắn sẽ tốt hơn so với phần bê tông của cọc.


Tóm lại, để thi công được sàn các tầng hầm người ta cần có các cột tạm, các giải
pháp cột tạm đưa ra như trên đây đều khả thi, song vấn đề cần nghiên cứu thêm là
chọn như thế nào cho phù hợp với biện pháp thi công và để cho cột tạm đạt chất
lượng như mong muốn. Từ trước tới nay các cột tạm đều được tựa lên một cọc

khoan nhồi, đường kính của cột không lớn hơn đường kính của cọc. Trên mỗi cọc là
một đài cọc và các cột tạm nằm trên đài và nó cũng sẽ là cột vĩnh viễn sau khi đã thi
công xong công trình. Nó phải thoả mãn với các điều kiện liên kết với các kết cấu
khác và đảm bảo điều kiện kiến trúc chung của ngôi nhà đồng thời không ngăn cản,
gây khó khăn cho quá trình khoan, đặt cốt thép, bơm bê tông...
Những cột tạm này được đặt trên một cọc nhồi, nó có thể bằng thép hình H, sau
khi thi công sàn tầng trệt người ta tiến hành đào đất và thi công cột cố định. Cột cố
định được thi công đúng vị trí có nghĩa là là nó nằm giữa hai cọc. Cột tạm lúc này
mang đúng ý nghĩa của nó. Sau khi thi công xong toàn bộ cột dầm sàn của tầng hầm,
người ta tiến hành cắt bỏ thu hồi cột tạm. Việc cất dỡ này chỉ tiến hàn sau khi cột và
đài của tầng cuối cùng đã đạt đủ cường độ thiết kế.
Tuy nhiên trên thực tế ta thấy, một đài cọc có thể có nhiều cọc khoan nhồi, vậy
cột tạm được bố trí như thế nào cho phù hợp, vừa đủ khả năng chịu lực mà không
gây lãng phí.
Ta cùng xét trong trường hợp cột tạm nằm trên đài có 2 cọc: ở đây vấn đề đặt ra
là cột của công trình sẽ nằm giữa hai cọc, vậy cột tạm sẽ nằm ở vị trí nào?. Nếu để ở
giữa hai cọc thì việc thi công sẽ rất khó khăn bởi lẽ cột phải nằm trên đài mà lúc này
đài chưa được thi công, hơn nữa việc khoan lỗ cho cột nằm giữa hố khoan của 2 cọc
là khó có thể thực hiện vì rất dễ bị sụt lở thành hố đào. Một giải pháp có thể sử dụng


l: Ta t ct tm trờn mt trong hai cc, trong li ct ta t so le, sau khi thi cụng
xong ct vnh vin thỡ ta s d b ct tm i.

nh 26 : a/ Bố trícột tạm trên mặtbằng l ớ i cột
(Cột tạm đợ c bố trítrên tất cả các móng)
Ghi chú
Cọc nhồi
Cột tạm
đặttrên

cọc nhồi
Cột cố định

Cọc nhồi
Cột tạm

L : Nhịp nhà
B : B ớ c cột

Cột cố định (cột vĩnh viễn)

Trng hp ct tm nm trờn i nhiu cc:
trờn ta ó a ra gii phỏp ct tm cho i 2 cc, s lng ct tm cng phi
a vo tớnh toỏn cho sỏt vi yờu cu ca thc t trỏnh lóng phớ khụng cn thit. Đi
vi i nhiu cc thỡ vn t ra cho ct tm l phc tp hn. Thng thỡ khi i
nm trờn mt nhúm cc cú ngha l ti trng tỏc ng lờn múng rt ln, kh nng thi
cụng cc cú ng kớnh ln b hn ch vỡ vy ngi ta phi dựng nhiu cc cú
ng kớnh nh tuy nhiờn vi cc khoan nhi ng kớnh nh nht ca cc l


d=600mm. Vy khi i nm trờn 4 cc nh tr lờn thỡ vic b trớ ct tm nh th
no?. Di õy l mt s xut :
- Vi i 4 cc:

nh 27

Cọc nhồi

L : Nhịp nhà


Cột tạm

B : B ớ c cột

Cột bê tông không cố định

- Vi i 5 cc:
Mt cụng trỡnh xõy dng vi múng gm 5 cc khoan nhi ngha l cụng trỡnh
ny khỏ cao ti trng tỏc ng lờn chõn ct rt ln, s tng cú th l vi chc tng,
tuy nhiờn s tng hm li khụng th t l thun vi s tng ca nh c, cho ti nay
s tng hm cú chiu sõu trờn 20 một khụng phi l nhiu vỡ vy vic tớnh toỏn ct
tm cng ch dng li 3 --> 4 tng tr lờn. Vic tớnh toỏn nh ta ó núi ph thuc
vo tin thi cụng phn thõn nh (T ct 0,00 tr lờn). Vi mt to nh cú tng
hm gm 3 --> 4 tng hm chiu sõu ti 20m thỡ khi tớnh ct tm ta ch tớnh cho ct
chu c ti trng ca ton b tng hm cng vi 5 --> 6 tng phn thõn nh l hp
lý vỡ l tc thi cụng ca tng hm v nh thng khụng nhp nhng, mt sn ca
phn thõn thng thi cụng nhanh hn sn mt tng hm. Vi i 5 cc, phng ỏn
cc tm dựng cho cụng trỡnh l chn chớnh cc trung tõm t ct tm. S lng
ct tm s c t cho tt c cỏc múng, mi múng mt ct tm.



nh 28

Cäc nhåi
Cét t¹m
Cét bª t«ng kh«ng cè ®Þnh

Với những đài gồm 3 cọc, 6 cọc, 7 cọc... thì việc bố trí cột tạm cũng dựa trên
cách thức trên. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà ta có cách bố trí hợp lý, tránh

được lãng phí cần thiết.
IV.2. Thi công các mối nối trong tầng hầm:
Việc thi công các mối nối của hệ kết cấu tầng hầm theo phương pháp thi công từ
trên xuống Top-down nó không giống như thi công các mối nối bình thường khác,
hơn nữa điều kiện thi công lại khó khăn hơn, đặt ra cho người kĩ sư xây dựng là phải
tìm ra giải pháp hợp lý, sao cho mối nối đạt yêu cầu về chất lượng cũng như về mặt
chịu lực, tính toàn khối của nó trong hệ kết cấu nói chung, tuy nhiên cấu tạo các mối
nối không nên quá phức tạp để tạo điều kiện cho thi công được các mối nối đó.
Trong kết cấu tầng hầm ta cần phải giải quyết các mối nối giữa sàn – tường bao,
dầm – tường bao và dầm – cột – sàn.
IV.2.1. Mối nối giữa dầm sàn với tường bao (tường trong đất)
Như ta đã biết, kết cấu tường bao có thể là cừ thép, cừ bê tông, cọc bê tông
khoan nhồi đặt liền nhau hay tường thi công trong đất (tường barette) hoặc tường lắp
ghép. Đối với phương pháp thi công từ trên xuống thì tường bao đổ tại chỗ (tường
trong đất) là hợp lý nhất vì tường bao này sẽ tham gia chịu lực của kết cấu công
trình, đồng thời là tường ngăn đất, dùng tường này sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn
cả về mặt giá thành cũng như tính khả thi của nó trong quá trình thi công.
Trong khi thi công tường trong đất người ta đã phải chú ý đến việc để các thép
chờ trong cốt thép tường cho mối nối với sàn, dầm của tầng hầm. Trong hình ta thấy
cốt thép chờ cho sàn được neo cẩn thận vào thép của tường bao, phần chờ cho sàn
được bẻ sát vào theo chiều dọc của tường hay theo chiều ngang của tường. Khi đào
đất đến phần tường này ta bẻ thép chờ thẳng lại đúng vị trí của nó.
Để sàn gối lên tường, người ta dùng xốp hay gỗ đặt sẵn vào cốt thép tường, kích
thước của gối đỡ này phụ thuộc vào chiều dày sàn . Nếu sàn dày 15 cm thì chiều cao


của hốc này khoảng 25 cm để sau này dễ điều chỉnh (sai số là ±10cm) . Còn chiều
sâu của hốc ta thường lấy bằng 1/3÷1/4 chiều dày tường . Không nên lấy lớn hơn vì
sẽ làm giảm yếu tường. Để tránh giảm yếu nhiều cho tường, người ta để các hốc chờ
theo kiểu cách nhật (không liên tục).

Khi đào đến chiều sâu đặt xốp cho hốc chờ, ta moi miếng xốp đặt sẵn ra , bẻ
thẳng cốt thép và làm vệ sinh cho hốc, nếu hốc không phẳng thì phải sửa sang lại
cho mặt phẳng của gối phải song song với phương nằm ngang. Phải kiểm tra lại xem
hốc đã đủ sâu chưa và đúng cao độ chưa? nếu sai ta phải sửa, điều chỉnh để sàn tầng
hầm được kê đúng cao trình thiết kế .
Để đặt hốc chờ cho dầm ta cũng làm tương tự nhưng phải trích chính xác ngay
khi đặt lồng thép để đặt hốc cho đúng vị trí thiết kế. Vì sàn và dầm là toàn khối nên
mặt trên của hốc chờ cho dầm có cùng cao độ với hốc chờ cho sàn. Mặt dưới của
hốc chờ dầm thấp hơn mặt dưới của hốc chờ sàn.Thấp hơn bao nhiêu phụ thuộc vào
chiều cao dầm.
Ngoài việc để hốc chờ hoặc thép chờ cho sàn, người ta có thể liên kết sàn với
tường bằng cách sau:
Khi thi công tường ta cứ thi công bình thường, không cần để thép chờ hay hốc
chờ cho dầm. Khi đào đất đến cao trình của mối nối người ta dùng khoan bê tông
khoan vào tường bao và cắm cốt thép sàn vào. Chiều sâu khoan bằng chiều sâu gối
sàn, Có bao nhiêu thanh thép thì khoan bấy nhiêu lỗ. Để dễ đưa thép sàn vào lỗ
khoan ta nên khoan lỗ rộng hơn đường kính thanh thép sàn, dùng keo Sika để liên
kết thép sàn với tường. Chỉ được dùng thép gai để làm thép sàn.
Với kiểu liên kết trên ta sẽ tránh được sự giảm yếu của tường. Còn đối với dầm
ta vẫn để hốc chờ như đã trình bày ở phần trên.
Đối với dầm, sàn tầng trệt, việc thi công mối liên kết dầm sàn với tường bao sẽ
đơn giản hơn. Khi thi công dầm giằng tường bao ta để sẵn hốc chờ cho dầm, đổ bê
tông đến cao độ bụng sàn thì tiến hành đổ bê tông sàn và dầm đồng thời đổ nốt phần
bê tông dầm giằng còn lại.
IV.2.2. Cố định cột tạm trong quá trình thi công
a. Cố định tạm bằng thép hình có ống thép bảo vệ
Khi cọc nhồi đã thi công đến cao trình thiết kế thì ta tiến hành đưa cột tạm xuống
nếu cột tạm là thép hình (H). Cột tạm có thể được bảo vệ bằng ống thép, tránh cột
không bị dây bẩn bùn trong quá trình thi công. Cũng có trường hợp người ta không
dùng ống thép để bảo vệ cột tạm mà để trần như bình thường .



×