Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CHỨC NĂNG TẠNG THẬN và hệ cơ XƯƠNG KHỚP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.4 KB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN
-----------------

HV. PHAN THỊ THANH THỦY

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA
CHỨC NĂNG TẠNG THẬN VÀ HỆ CƠ XƯƠNG KHỚP

CHUYÊN ĐỀ LÝ THUYẾT HỌC PHẦN BỆNH HỌC VÀ ĐIỀU TRỊ KẾT HỢP
NỘI TỔNG QUÁT (LÃO)

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


2

MỤC LỤC
Đặt vấn đề .........................................................................................................3
Chương 1: tổng quan ........................................................................................5
1.Tạng thận .......................................................................................................5
2.Tạng thận trong các bệnh cơ xương khớp .....................................................11
2.1. Quan điểm của YHCT về bệnh loãng xương: ...........................................11
2.2 . Quan điểm của YHCT về bệnh đau thần kinh tọa: ...................................12
2.3. Quan điểm YHCT về bệnh Viêm đa khớp dạng thấp: ...............................13
2.4. Quan điểm YHCT về bệnh Viêm đa khớp dạng thấp: ...............................15
Chương 2: bàn luận ..........................................................................................19


Tài liệu tham khảo ............................................................................................20

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tần suất mắc bệnh xương khớp ở nước ta lên tới 47,6% số người trên 60 tuổi.
Tại Bệnh viện Bạch Mai từ thời kỳ 1991 – 2000, số bệnh nhân mắc các bệnh xương
khớp chiếm tới 4,5 % trong tổng số các bệnh nhân nhập việ. Nếu như trước kia, các
bệnh xương khớp thường gặp nhất là viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng
thấp, bệnh hệ thống (lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì toàn thể), thì ngày nay,
loãng xương sau mãn kinh và loãng xương tuổi già, thoái hóa khớp, các bệnh
xương khớp do chuyển hóa (gút, bệnh xương khớp sau chạy thận nhân tạo, tổn


3

thương xương khớp do sử dụng corticoids …), ung thư di căn xương … cùng nhiều
bệnh khác đang trở thành vấn đề thời sự của những năm gần đây. []
Theo Y học cổ truyền thì viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp và đau nhức
khớp đều thuộc phạm vi chứng tý, chứng thống của y học cổ truyền (tý nghĩa là tắc
lại). Do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, các tà khí như phong, hàn, thấp, nhiệt xâm
phạm vào cân cơ, khớp xương, kinh lạc làm sự vận hành của khí huyết tắc lại gây
các chứng sưng, nóng, đỏ, đau các khớp. Do người già Can Thận bị hư (Thận chủ
cốt tủy) ảnh hưởng đến xương khớp hoặc bệnh lâu ngày làm khí huyết giảm sút,
Can huyết hư không nuôi dưỡng được cân làm xương khớp bị thoái hoá, biến dạng,
cơ bị teo và khớp bị dính. Vì vậy khi chữa các bệnh về khớp, các phương pháp
chữa đều nhằm lưu thông khí huyết ở gân cơ xương, đưa tà khí (phong hàn, thấp
nhiệt) ra ngoài, bồi bổ khí huyết, Can Thận để chống tái phát (vệ khí cũng do thận
sinh ra) và để chống lại các hiện tượng thoái hóa khớp, biến dạng khớp, teo cơ,
cứng khớp nhằm hồi phục chức năng bình thường của các khớp xương.
Do đó tạng Thận đóng một vai trò khá quan trọng trong các bệnh cơ xương
khớp ở người cao tuổi, nên tôi làm chuyên đề “ Mối tương quan giữa chức năng

tạng Thận và hệ xương khớp” nhằm đưa ra chức năng chủ cốt tủy của tạng Thận
trong bệnh xương khớp.
Mục tiêu:
-

Trình bày chức năng chủ cốt tủy của tạng thận trong bệnh xương khớp.

Chương 1: TỔNG QUAN
1.

TẠNG THẬN
Theo Kinh dịch, tạng Thận ứng với quẻ Khảm của Hậu thiên bát quái. Quẻ

Khảm được giải thích như sau:


4
-

Tượng của Khảm là nước. Tạng Thận ứng với quẻ Khảm. Do đó Thận chủ thủy/

-

“Thân vi Thủy tạng”
Tượng trưng cho Hỏa nằm trong Thủy, là Dương nằm trong âm. Ứng với tính chất
của quẻ mà người ta có quan niệm là Thận hỏa nằm giữa Thận thủy và vì quẻ

-

Khảm là nguồn gốc sự sống nên Thận hỏa cũng là lửa của sự sống (mệnh môn hỏa)

Là nơi giữa lại. Do đó tạng Thận phải là nơi cất giữ tinh khí hậu thiên và tiên thiên

-

của nhân thể. “Thận là phong tàng chi bản”. (Lục tiết tạng tượng luận/Tố Vấn).
Mọi sự sống bắt nguồn từ nước. Do đó tạng Thận là nguồn gốc của sự sống trong
người. Con người mới sinh ra đầu tiên là nhờ tinh khí tiên thiên mà sống và phát

-

triển. Do đó Thận chủ Tiên thiên.
Là nước đối với đất (làm cho đất phì nhiêu). Thận chủ tinh khí tiên thiên sẽ giúp
cho Tỳ thổ vận hóa thủy cốc thành tinh khí hậu thiê. Cả hai sẽ nuôi dưỡng mọi tạng
phủ, khí quan trong nhân thể.
Chức năng sinh lý Tạng Thận
Thận bao gồm Thận âm, Thận dương. Thận âm còn gọi là Chân âm, Nguyên
âm, Nguyên Thủy. Thận Dương còn gọi là Thận Khí, Thận Hỏa, Chân Dương,
Nguyên Dương, Chân Hỏa, Mệnh môn Hỏa.
1.1.

Thận là gốc Tiên thiên, nguồn gốc của sự sống: (Tiên thiên chi bản, sinh khí
chi nguyên)

Thận là cái được sinh thành, sẽ phát sinh, phát triển, Thận quyết định sự phát
dục của cơ thể người. Rối loạn chức năng này có liên quan đến những bệnh lý có
tính di truyền, những bệnh bẩm sinh.
-

Cái lập mệnh, cái sức sống của mỗi cá thể được quyết định bởi nơi Thận.
Cái sẽ được di truyền cho thế hệ sau, tạo cơ thể mới nằm ở nơi Thận.



5
1.2.

Thận chủ Thuỷ

Thận khí có chức năng khí hoá nước tức là đem nước do đồ ăn uống đưa tới
nước cho tổ chức cơ thể và bài tiết nước ra ngoài.
Sự chuyển hoá nước trong cơ thể do 3 tạng phụ trách: tỳ vận hoá hấp thu đưa
lên phế, phế túc giáng xuống thận, ở thận được khí hoá những chất trong (có ích)
được lên phế phân bố đi toàn thân, những chất đục được đưa xuống bàng quang
thải ra ngoài.
Vì vậy trên lâm sàng, căn cứ vào vị trí trở ngại, người ta chữa chứng phù
thũng ở tỳ, ở phế hay ở thận.

1.3.

Thận chủ Hoả

Nguồn suối nhiệt, nguồn năng lượng đảm bảo cho sự sống còn, cho hoạt động
là ở nơi Thận hỏa (chân hỏa). Dương khí dồi dào, tinh lực đầy đủ là nhờ chân hỏa
sung mãn. Những biểu hiện lạnh trong người, lạnh lưng, lạnh tay chân đều do hỏa
thiếu, dương hư. Những biểu hiện hay cảm đều là dương suy, hỏa yếu.
Rối loạn chức năng này sẽ dẫn đến:
-

Lạnh trong người, tay chân lạnh, sợ lạnh.
Người mệt mỏi, hoạt động không có sức.


1.4.

Thận giữ chức năng bế tàng


6

Thận chủ bế tàng, Can chủ sơ tiết giúp làm cho cơ thể được cân bằng. Tất cả
các hiện tượng hư thoát, thải tiết quá mức là do chức năng bế tàng của Thận bị rối
loạn.
Rối loạn chức năng này sẽ dẫn đến:
-

Khó thở, mệt mỏi (Thận không nạp được Khí ).
Tiểu nhiều (Thận không giữ được Thủy).
Mồ hôi chảy như tắm (Thận không liễm được Hãn).

1.5.

Thận chủ nạp khí

Không khí do phế hít vào được giữ lại ở thận gọi là sự nạp khí của thận. Nếu
thận hư không nạp được phế khí làm phế khí nghịch lên gây chứng ho hen, khó
thở. Trên lâm sàng người ta chữa chứng hen suyễn, chứng ho ở người già, bằng
phương pháp bổ thận nạp khí.

1.6.

Thận tàng Tinh:


Tinh của tiên thiên và tinh của hậu thiên đều được tàng trữ ở thận gọi là thận
tinh. Tinh biến thành khí nên còn có thận khí.
Thận tinh còn gọi là thận dương, nguyên dương, chân dương, mệnh môn hoả.
Thận tinh và thận khí quyết định sự sinh dục và phát dục của cơ thể từ lúc nhỏ tới
già như mọc răng, tuổi trưởng thành sinh con cái (gọi là thiên quý thịnh) và lão suy
(thiên quý suy)
Như trong sách Nội kinh có nói: “con gái 7 tuổi thì thiên quý thịnh, răng thay
tóc dài, 14 tuổi thì thiên quý đến mạch nhâm thông với mạch xung, vì vậy lúc đó


7

người con gái thấy kinh. Thường đời người con gái có 7 thiên quý (7 x 7 = 49) lúc
đó mạch nhâm yếu, mạch xung kém, thiên quý cạn hết, kinh nguyệt không còn, nên
thân thể yếu đuối.
Con trai lúc 8 tuổi thận khí thực, tóc tốt, răng thay, 16 tuổi thận khí thịnh thiên
quý đến, tinh khí đầy 24 tuổi thận khí điều hoà, thân thể cường tráng mạnh khoẻ,
64 tuổi thận khí kém, tóc rụng, răng khô, lục phủ ngũ tạng đều suy yếu, thiên quý
cạn nên râu tóc bạc, người mệt mỏi…”
Thận âm và thận dương, nương tựa vào nhau, chế ước lễ nhau giữ thế bình
quân về âm dương. Nếu thận hư không có hiện tượng hàn hay nhiệt thì gọi là thận
tinh hư hay thận khí hư. Nếu có hiện tượng nội nhiệt là do thận âm hư. Nếu có hiện
tượng ngoại hàn (sợ lạnh, tay chân lạnh) là do thận dương hư
Tóm lại, tinh hoa của ngũ cốc được Vị thu nhận, hóa, tàng chứa nơi Thận. Tinh
hoa của mọi Tạng Phủ cũng được tàng chứa nơi Thận. Thận cũng sử dụng biến hóa
tinh này thành tinh sinh dục. hoạt động sinh dục mạnh mẽ hay yếu ớt phụ thuộc vào
tinh ấy. Tinh dồi dào chứng tỏ Thận khí mạnh, tinh ít ỏi là Thận kiệt, khí suy.
Rối loạn chức năng này, dẫn đến:
-


Gầy, sút cân.
ở đàn ông: Di mộng tinh, liệt dương.
ở đàn bà: Rối loạn kinh nguyệt, lãnh cảm, vô sinh.

1.7.

Thận chủ kỹ xảo, tác cường chi quan

Tất cả sự mạnh mẽ, khéo léo của con người là nhờ ở Thận. Thận suy làm cho
cơ thể suy nhược, tay chân run, cứng, mất khả năng thực hiện các động tác khéo
léo, tinh vi.


8

1.8.

Thận chủ cốt tuỷ:

Thận tàng tinh, tinh sinh ra tuỷ. Tuỷ chứa trong các khoảng rỗng của xương, có
tác dụng nuôi dưỡng xương. Xương cốt vững chải, tuỷ dồi dào, răng chắc, không
lung lay, không đau nhức (theo YHCT răng là phần thừa của cốt) chứng tỏ Thận khí
đầy đủ.
Nếu thận hư, làm sự phát dục của cơ thể giảm sút gây hiện tượng chậm mọc
răng, chậm biết đi, xương mềm yếu…
Tuỷ ở cột sống lên não, thận sinh tuỷ, nên gọi là thận thông với não, không
ngừng bổ sung tinh tuỷ cho não. Thận hư (thường do thiên nhiên) làm não không
phát triển sinh các chứng: trí tuệ chậm phát triển, tinh thần đần độn, kém sự thông
minh…
Rối loạn chức năng này, dẫn đến:

-

Đau nhức trong xương tuỷ.
Còi xương chậm phát triển.
Răng lung lay.

1.9.

Thận khai khiếu ra tai, sự sung mãn biểu hiện ở tóc

Huyết do tinh sinh ra, tinh tàng trữ ở thận, tóc là sản phẩm “thừa ra” của
huyết, được huyết nuôi dưỡng, vì vậy thận là căn nguyên sinh ra tóc. Sự thịnh suy
của thận có quan hệ mật thiết với tóc như bẩm sinh thận khí bất túc thì tóc mọc


9

thưa thớt, thanh niên khoẻ mạnh thì tóc tốt nhuận, người già thận khí yếu thì tóc
bạc, rụng tóc….vì vậy nói: thận vinh nhuận ra ở tóc.
Tai do thận tinh nuôi dưỡng, thận hư sẽ gây tai ù, tai điếc. Ở người già thận
khí, thận tinh suy yếu nên hay gặp chứng tù tai, điếc.
Vậy nếu Thận khí không sung mãn thì:
-

Tai ù, điếc, nghễnh ngãng, sức nghe kém.
Tóc bạc, khô, dễ rụng.

1.10.

Thận chủ tiền âm, hậu âm


Tiền âm là nơi ra của nước tiểm tuy là từ Bàng quang nhưng việc vận hành niệu
là nhờ khí hóa của Thận (Thận khí suy thì đái rắt, đái són, đái không hết … Thận
thủy suy thì đái nhiều lần, đái đêm).
Tiền âm cũng đồng thời có liên quan đến bộ sinh dục ngoài. Thận dương suy
thì dương không cường, hành sự bất túc, lãnh cảm, liệt dương, âm môn là nơi thể
hiện tình trạng của Thận, từ âm mao đến âm dịch đều thể hiện tình trạng Thận khỏe
hay yếu.
Hậu âm lời nơi ra của phân, tuy là từ Đại trường nhưng có liên quan đến tình
trạng thịnh hư của Thận. Thận hư làm rối loạn công năng hoạt động gây táo bón
hoặc tiêu chảy (ngũ canh tả).

1.11.

Thận tàng chí


10

Ý chí do Thận làm chủ. Kiên cường quyết làm cho bằng được điều dự định là
Thận khí dồi dào. Ngược lại, Thận khí bất túc thì tinh thần trở nên yếu đuối, thiếu ý
chí, bạc nhược.

1.12.

Mối liên quan giữa chức năng Thận với sự sợ hãi

Sợ hãi (khủng) là tình chí của Thận. Tuy nhiên sợ hãi quá mức sẽ làm hại Thận
khí và ngược lại khi Thận khí suy thì người bệnh dễ kinh sợ.


1.13.

Những vùng cơ thể có liên quan đến tạng Thận:

Do đường kinh Thận có đi qua những vùng thắt lưng, Can, Phế, Tâm nen trong
bệnh lý tjang Thận thường hay xuất hiện những triệu chứng có liên quan đến những
mối quan hệ nêu trên.
a. Quan hệ giữa Thận với Bàng quang:

Thủy dịch qua quá trình chuyển hóa, phần cặn bã được đưa về chứa tại bang
quang, nhờ vào sự khí hóa của Thận mà đưa ra ngoài theo đường niệu.
b. Phế Thận tương sinh :

Phế chủ túc giáng Khí , Thận nạp Khí.
c. Can Thận tương sinh :


11

Là quan hệ tướng hỏa và long hỏa, giữa chí và ý giữa thủy và huyết, giữa sơ
tiết và bế tàng. Mối quan hệ này thể hiện trong chức năng Thận chủ tác cường, chủ
các vận động tinh vi của cơ thể.
d. Tỳ Thận tương khắc :

Tỳ khí hóa thủy dịch, Thận tàng trữ thủy dịch.
e. Tâm Thận tương khắc :

Là quan hệ giữa thần với chí (Thận là bể của tủy, thông với não), giữa thủy dịch
với huyết, giữa long hỏa với quân hỏa, mối quan hệ chế ước giữa Thận với Tâm
(thủy hỏa ký tế)


2.

TẠNG THẬN TRONG CÁC BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP
Như đã đề cập ở phần trên, Thận chủ cốt tủy nên đau nhức xương tủy, còi
xương, chậm phát triển là biểu hiện của Thận kém. Để làm rõ điều này, ta xem xét
từng bệnh xương khớp thường gặp như Loãng xương, Hội chứng đau thần kinh tọa,
Viêm khớp dạng thấp, Thoái hóa khớp theo quan điểm Y học cổ truyền.

2.1. Quan điểm của YHCT về bệnh loãng xương:

Theo YHCT biểu hiện của loãng xương cũng được mô tả trong phạm vi chứng
hư lao, là tên gọi chung của cả ngũ lao thất thương và lục cực.


12

Bệnh chứng này được nêu trong sách Nạn kinh và định cách điều trị: ngũ lao là
nhièn lâu hại huyết, nằm lâu hại khí, ngồi lâu hại thịt, đứng lâu hại xương, đi lâu
hại gân (còn gọi là tâm lao, phế lao, tỳ lao, thận lao, can lao). Thất thương là ăn no
quá hại Tỳ; giận quá hai Can; gắng sức, mang nặng quá, ngồi lâu chỗ đất ướt tổn
thương Thận; để thân thể bị lạnh tổn thương Phế; buồn rầu lo nghĩ tổu thương Tâm;
mưa gió rét nắng thì tổn thương hình thể; khiếp sợ quá không tiết chế được thì tổn
thương ý chí. Lục cực là khí cực, huyết cực, cân cực, cơ nhục cực, cốt cực, tinh
cực.
Như vậy, loãng xương là một trong các bệnh lý thuộc chứng hư lao, đó là thận
lao hay cốt cực.
a. Nguyên nhân:
-


Bẩm sinh không đầy đủ.

-

Lao thương quá độ.

-

Dinh dưỡng không đầy đủ.

b. Các thể lâm sàng:
-

Khí huyết hư.

 Pháp trị: điều bổ khí huyết.
 Bài thuốc: bổ trung ích khí thang gia giảm.


13

-

Thận âm hư.

 Pháp trị: bổ Thận, ích tinh, tư âm, dưỡng huyết.
 Bài thuốc: Lục vị địa hoàng hoàn gia vị.

-


Thận khí hư.

 Pháp trị: bổ Thận trợ dương.
 Bài thuốc: Hữu quy hoàn.

2.2. Quan điểm của YHCT về bệnh đau thần kinh tọa:

Theo YHCT, hội chứng đau dây thần kinh tọa đã được mô tả trong những bệnh
danh tọa điến phong, tọa cốt phong. Phong trong hội chứng bệnh lý này nhằm mô
tả tính chất thay đổi và di chuyển của đau.
Một cách tổng quát, do triệu chứng quan trọng nhất của bệnh là đau nên hội
chứng đau dây thần kinh tọa có thể được tìm hiểu thêm trong phạm trù của chứng
tý hoặc thống (tùy theo nguyên nhân gây bệnh).

a. Nguyên nhân gây bệnh:
-

Ngoại nhân: thường là phong hàn, phong nhiệt, hoặc thấp nhiệt thừa lúc tấu lý sơ
hở xâm nhập vào các kinh Bàng quang và Đởm.


14

-

Bất nội ngoại nhân: những chấn thương (vi chấn thương) ở cột sống (đĩa đệm) làm
huyết ứ lại ở 2 kinh trên.
Những nguyên nhân này làm cho khí huyết của 2 kinh (Bàng quang và Đởm) bị
cản trở hoặc bị tắc lại, gây nên đau (không thông thì đau). Tùy theo bản chất của
nguyên nhân gây bệnh mà biểu hiện của đau sẽ khác nhau.

Nếu bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của Can và Thận.

b. Các thể lâm sàng:
-

Thể cấp (thể phong hàn phạm kinh lạc hoặc khí huyết ứ trệ)
 Pháp trị: khu phong, tán hàn, sơ thông kinh lạc. Hành khí hoạt huyết.
 Bài thuốc: bài thuốc trị thấp khớp (GS. Bùi Chí Hiếu).

-

Thể mạn (thể phong hàn thấp: Can Thận âm hư)

 Pháp trị: bổ Can Thận âm, khu phong tán hàn trừ thấp.
 Bài thuốc: Độc hoạt tang ký sinh gia giảm, hoặc Bài thuốc trị thấp khớp (GS.

Bùi Chí Hiếu).

2.3. Quan điểm YHCT về bệnh Viêm đa khớp dạng thấp:


15

Triệu chứng bệnh lý của Viêm khớp dạng thấp theo Y học hiện đại được mô tả
trong phạm vi các chững của Y học cổ truyền như:
-

Chứng Tý: tam tý, ngũ tý.

-


Lịch tiết phong, hạc tất phong, bach hổ lịch tiết phong.
Chứng Tý là một trong những chứng chủ yếu của Y học cổ truyền, Tý đồng âm

với bí, tức bế tắc ại không thông. Tý vừa được dùng để diễn tả biểu hiệnc ủa bệnh
như là tình trạng, đau tê, mỏi , nặng, sưng, nhức, buốt … ở da thịt, khớp xương;
vừa được dùng để diễn tả tình trạng bệnh sinh là sự bế tắc không thông của kinh
lạc, khí huyết.
Khi bệnh tái phát nhiều lần, tình trạng âm hư huyết nhiệt càng nhiều, Can Thận
hư, không nuôi dưỡng cân xương được tốt là điều kiện để phong hàn thấp xâm
nhập mà gây tái phát bệnh. Do vậy, khi bệnh tạm ổn, nên tiếp tục dùng pháp bổ
Can Thận, lương huyết, khu phong trừ thấp.

a. Nguyên nhân:
-

Nhóm ngoại cảm: tức là do 3 thứ tà khí phong, hàn, thấp lẫn lộn dồn đến xâm nhập
vào cơ thể.

-

Nhóm ngoại cảm phối hợp với nội thương gây bệnh: điều kiện để 3 khí trên gây
bệnh được là cơ thể có vệ khí suy yếu hoặc có sẵn khí huyết hư, hoặc tuổi già có
Can Thận hư suy.


16

-


Nhóm do nội thương: do bệnh lâu ngày làm khí huyết hư suy, hoặc do tiên thiên bất
túc làm cho khí huyết bất túc, doanh vệ không điều hòa mà sinh bệnh.

b. Các thể lâm sàng:
-

Thể nhiệt tý.

 Pháp trị: thanh nhiệt, khu phong, hóa thấp.
 Bài thuốc: Bạch hổ quế chi thang gia vị.

-

Thể phong hàn thấp tý (đợt mạn tính).

 Pháp trị: khu phong, thanh nhiệt, trừ thấp, tán hàn.
 Bài thuốc: Độc hoạt tang ký sinh thang.

-

Thể phong tý.

 Pháp trị: khu phong là chính, tán hàn, trừ thấp là phụ, kèm hành khí hoạt huyết.
 Bài thuốc: Phòng phong thang gia giảm.

-

Thể hàn tý:



17

 Pháp tri: tán hàn là chính, khu phong, trừ thấp là phụ, kèm hành khí hoạt huyết.
 Bài thuốc gồm quế chi, can khương, phụ tử chế, xuyên khung, thiên niên kiện,

ngưu tất, uy linh tiên.

Thể thấp tý.

-

 Pháp trị trừ thấp là chính, khu phong tán hàn là phụ, kèm hành khí hoạt huyết.
 Bài thuốc: Ý dĩ nhân thang gia giảm.

Đề phòng tái phát.

-

 Pháp trị: bổ Can Thận, lương huyết, khu phong, trừ thấp.
 Bài thuốc: Độc hoạt tang ký sinh gia phụ tử chế.

2.4. Quan điểm YHCT về Thoái hóa khớp:

Về biểu hiện bệnh lý của thoái hóa khớp có biểu hiện nói chung là đau cố định
tahi khớp, tăng khi vận động, khi thay đổi thời tiết, tê, mỏi, nặng một vùng cơ thể
tương ứng, tùy thuộc vào vị trí khớp bị thoái hóa, các triệu chứng này được YHCT
mô tả:
-

Vùng cổ vai có chứng: kiên bối thống.



18

-

Vùng lưng: toàn bộ lưng là có chứng tích thống, bối thống; chỉ thắt lưng có
chứng yêu thống.

-

Vùng tay chân nói chung có chứng: thủ túc kiên thống.

-

Khớp gối có chứng: hạc tất phong.

-

Vùng bàn chân gồm cổ chân và gót chân có chứng túc ngân thống.

-

Các khớp khác có chứng tý và lịch tiết phong.

a. Chứng tý:

Theo chức năng tạng phủ: can chủ cân, thận chủ cốt trong điều kiện cơ thể suy
yếu không nuôi dưỡng được cân mạch – cốt tủy, đồng thời làm cho vệ khí hư yếu,
các tà khí nhân cơ hội đó xâm nhập gây bệnh với các biểu hiện tại chỗ như đau mỏi

các khớp, tê nặng tức ở xương khớp; mỗi khi thay đổi thời tiết hay mưa lạnh ẩm
thấp, vận động thì đau nhiều hơn, nghỉ ngơi thấy đỡ.

b. Chứng tích, bối thống:

Vùng sống lưng là nơi đi qua của mạch đốc và kinh túc thái dương.
-

Kinh túc thái dương phân bố ở phần nông vùng lưng, các triệu chứng biểu hiện ở
phần này được gọi là bối.

-

Mạch đốc đi sâu bên trong có liên quan cốt tủy, các triệu chứng biểu hiện ở phần
này được gọi là tích.


19

Gây bệnh ở 2 kinh này có thể do phong hàn thấp cùng lẫn lôn xâm nhập gây
bệnh, có thể do hàn tà nhân khi vệ khí yếu mà gây bệnh.
Cả hai kinh cùng chủ về dương khí, nhưng khi phát bệnh thì bệnh ở tích có biểu
hiện là lý chứng và bệnh ở bối có biểu hiện là biểu chứng. Tích thống ít có thực
chứng và bối chứng ít có hư chứng.
+ Tích thống:
. Đau dọc vùng giữa sống lưng, khoong ưỡng thảng người được, ngẫu nhiên
ưỡng thảng người được thì khó chụu mà cũng không duy trì tư thế thẳng lâu được.
. Cảm giác lạnh ở sống lưng.
. Tiểu tiện trong dài, đùi chân mềm yếu.
+ Bối thống: đau cả mảng lưng, cảm giác trì trệ khó chịu, có khi lan tỏa vùng

gáy và bả vai.

c. Nguyên nhân:
-

Khí huyết bất túc: bẩm sinh tinh huyết kém do từ sự nuôi dưỡng của mẹ lúc mang
thai không tốt, hoặc do dinh dưỡng không đúng, hoặc do dị tật làm ảnh hưởng đến
khí huyết trong cơ thể, huyết hư khí trệ làm cho sự vận hành không thông, doanh vệ
không điều hòa … gây đau nhức tê mỏi nặng ở cơ, xương, khớp …

-

Nội thương: bệnh lâu ngày làm cho Can Thận hư, gây mất quân bình hạot động của
sự nuôi dưỡng cân mạch, xương – tủy. Can Thận âm hư ảnh hưởng đến huyết dịch,
cũng ảnh hưởng đến sự tưới nhuần thường xuyên các bộ phận này mà gây tắc, ứ và


20

đau. Sự lão hóa ảnh hưởng đến chức năng hoạt động ngũ tạng nói chung cũng là
một nguyên nhân gât nhức mỏi, tê nặng khớp xương bắp thịt ở người có tuổi.
-

Chấn thương: chấn thương ảnh hưởng trực tiếp đến xương, dến cân mãh, chấn
thương đụng giập ảnh hưởng đến huyết dịch, cơ nhục, gây ứ huyết và gây đau.

d. Các thể lâm sàng:
-

Thoái hóa vùng eo lưng xuống tới chân.

 Pháp trị: ôn thông kinh lạc, hành khí hoạt huyết, bổ Can Thận, bổ khí huyết,

khu phong, tán hàn, trừ thấp.
 Bài thuốc: Độc hoạt tang ký sinh thang gia giảm.

-

Thoái hóa các khớp ở chi trên, và các đốt xa bàn tay.

 Pháp trị: ôn thông kinh lạc, hành khí hoạt huyết, bổ Can Thận, bổ khí huyết,

khu phong, tán hàn, trừ thấp.
 Bài thuốc: Quyên tý thang

-

Thoái hóa khớp ở vùng cột sống thắt lưng kèm biểu hiện Thận dương hư

 Pháp trị: ôn thông kinh lạc, hành khí hoạt huyết, bổ Can Thận, bổ khí huyết,

khu phong, tán hàn, trừ thấp.


21

 Bài thuốc: Hữu quy hoàn gia giảm.

-

Thoái hóa cột sống có đợt cấp do co cứng:


 Pháp trị: khu phong, tán hàn, trừ thấp, ôn kinh hoạt lạc.
 Bài thuốc: Khương hoạt thắng thấp thang.

Chương 2: BÀN LUẬN

Trong các bệnh Loãng xương, Hội chứng đau thần kinh tọa, Viêm khớp dạng
thấp, Thoái hóa khớp, bệnh thường xuyên tái đi tái lại nhiều lần hay bệnh kéo dài
không điều trị đều ảnh hưởng đến tạng Thận, làm rối loạn chức năng chủ cốt tủy,
thì xương cốt không còn vững chải, tủy không dồi dào. Nên trong pháp trị và các
bài thuốc điều trị phải có bổ Thận, vì thận và can có quan hệ mẹ con nên khi chúng
ta sử dụng thuốc bổ Thận sẽ đồng thời dưỡng cả được cho Can.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


22

1. Nguyễn Thị Bay, “Bệnh học và điều trị nội khoa kết hợp đông – tây y”, sách

đào tạo bác sĩ y học cổ truyền, Bộ y tế, Nhà xuất bản Y học năm 2007.
2. Phan Quan Chí Hiếu, “Bệnh học và điều trị Đông y”, sách đào tạo bác sĩ y

học cổ truyền, Bộ y tế, Nhà xuất bản Y học năm 2007.
3. Nguyễn Thị Ngọc Lan, “Bệnh học Cơ xương khớp nội khoa”, sách dùng cho

bác sĩ và học viên sau đại học, Bộ y tế, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
năm 2012.




×