Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

báo c hí địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.28 KB, 9 trang )

A. MỞ ĐẦU

Với tốc độ phát triển nhanh chóng của mạng internet, bùng nổ công nghệ
thông tin thì việc một kênh truyền thông mới ra đời và phát triển mạnh mẽ như
Social media (truyền thông mạng xã hội) là điều tất yếu. Mở ra một thời kì mới
với mạng lưới thông tin dày đặc, tức thời, đòi hỏi báo chí nói chung cũng như báo
chí địa phương nói riêng phải thay đổi phương thức, nội dung, kĩ thuật…Nó không
chỉ làm thay đổi cách thức độc giả tiếp cận thông tin, mà còn cả cách xử lý các
nguồn thông tin đó. Với truyền thông xã hội, người đọc có thể phản hồi, tranh
luận, chia sẻ thông tin với một mạng lưới rất lớn những người đọc khác, điều
không thể xảy ra trước đây. Truyền thông xã hội còn tạo không gian để cá nhân thể
hiện quan điểm của mình, qua đó hình thành nên nền tảng của báo chí công dân.
Những chuyển biến đó, cả những mặt tích cực và hạn chế, cần được nghiên cứu kĩ
lưỡng để phục vụ cho công tác xây dựng chính sách phù hợp, thay đổi tư duy báo
chí để phù hợp hơn với xu thế, và tự định hướng tốt hơn giữa những luồng thông
tin khác nhau, nhiều khi là trái chiều. Để đáp ứng được nhu cầu thông tin của công
chúng. Bên cạnh đó cần tận dụng những đặc điểm của social media để tạo ra được
những cơ hội để phát triển nền báo chí địa phương theo hướng hiện đại.
B. NỘI DUNG
I.

GIỚI THIỆU CHUNG
a. Social media (truyền thông mạng xã hội) là một kênh truyền thông mới

xuất hiện dựa trên nền tảng các dịch vụ trực tuyến, chúng ta có thể chia sẽ
tin tức và trao đổi ý kiến thảo luận giữa mọi người với nhau, mang tính xã
hội có khả năng tương tác cao.
+ Social media là các trang mạng xã hội như (Facebook, Google+, Twitter)
hay đơn giản là những những trang chia sẻ tài nguyên (Youtube,
Blog, Picasa). Hãy cùng theo dõi các con số thống kê dưới đây để thấy
được sức mạnh to lớn mà Social Media mang lại.


+ Năm 2011, nước Mỹ thống kế có đến 700 triệu users truy cập vào mạng
xã hội facebook.
+ Bộ máy tìm kiếm thứ 2 trên thế giới chuyên đăng tải video về mọi lĩnh
vực, mỗi ngày có 100 triệu video được xem.
+ Tại Việt Nam, số lượng người dùng Internet là hơn 16 triệu người, họ sử
dụng Social media dưới nhiều hình thức. Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia có
số người dùng Facebook tăng nhanh nhất thế giới.


b. Báo chí địa phương: Không có quy định nào của pháp luật, từ Luật Báo

chí, Nghị định 51/2002/NĐCP, đến Thông tư 16/2010/TT-BTTTT đưa ra
tiêu chí xác định thế nào là báo trung ương và báo địa phương.
+ Trên thực tế, người ta thường xác định báo trung ương hay báo địa
phương căn cứ trên cơ quan chủ quản báo chí.
+ Nghị định 51/2002/NĐCP điều 10: cơ quan quản lí nhà nước về báo chí
ở địa phương: Uỷ bản nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ
quan quản lí nhà nước về báo chí địa phương.
+ Một số ví dụ về báo địa phương ở Đà Nẵng như: báo Công an Đà Nẵng,
đài phát thanh-truyền hình ĐN, Tạp chí non nước, tạp chí điện tử thông tin
và truyền thông…
II.

ĐẶC TRƯNG CỦA SOCIAL MEDIA
-

Social media giúp bạn chia sẽ thông tin đến mọi người một cách dễ
dàng, nhanh chóng và bạn cũng có thể chọn lựa được các đối tượng
tham gia sử dụng.
ví dụ: trên mạng xã hội facebook bạn có quyền chia sẽ những thông tin

mà bạn cho đó là hữu ích, và có thể cho bất cứ một người bạn nào
trong danh sách bạn bè của mình thấy cũng như có thể chặn bất cứ
người nào.

-

Thông tin lan truyền nhanh chóng, chi phí thấp – hiệu quả cao mở ra cơ
hội cạnh tranh cho các công ty vừa và nhỏ. Vì vậy, đây là một kênh
truyền thông tin PR sản phẩm vô cùng hữu ích, hiệu quả với những bạn
kinh doanh bán hàng online và các công ty, doanh nghiệp.
Ví dụ: hiện nay việc buôn bán online thông qua mạng xã hội rất phổ
biến bằng cách sử dụng hình thức như live stream để quảng bá sản
phẩm, người bán chỉ cần ngồi nhà giới thiệu sảm phẩm thông qua điện
thoại thông minh, người tiêu dùng lựa chọn thông qua việc tương tác
với người bán. Không cần tốn bất cứ một chi phí quảng cáo nào để
quảng bá sản phẩm.

-

Social media được xây dựng trên nền tảng sự kết nối trong mối quan hệ
cộng đồng qua các hình thức (share, like, love,..) và mang lại sự tin cậy
cao về giá trị thông tin. Tăng độ nhận biết thương hiệu và thái độ thiện
cảm.


Ví dụ: Lazada, tiki, shopee… là những thương hiệu được biến đến nhiều
nhất thông qua truyền thông mạng xã hội.
-

Social media “không phải là truyền thông đại chúng”, bởi nó hoạt động

dự trên ba yếu tố: sự tham gia, kết nối và mối liên hệ, quan trọng hơn cả
nó là kênh truyền thông hai chiều, có thính tương tác và tính chọn lọc
rất cao.
Ví dụ: bạn đăng bán một mặt hàng lên mạng facebook giới thiệu quảng
bá công dụng, lợi ích của sản phẩm, bằng sự liên kết cũng như chia sẽ,
mọi người có thể thấy mặt hàng bạn đang bán. Tương tác qua lại với
nhau để cả hai đạt được mục đích của mình, người bán có thể bán được
sản phẩm của mình cũng như người mua có thể mua được sản phẩm
chất lượng mà mình mong muốn. Điển hình như trung tâm mua sắm
“điện máy xanh” họ quảng bá thương hiệu bằng mạng xã hội facebook
và youtube bằng những chiêu thức quảng cáo như tung ra các đoạn clip
vừa mang yếu tố hài hước đồng thời giới thiệu quảng bá những sản
phẩm để thu hút người tiêu dùng, số lượt theo dõi tăng lên một cách
nhanh chóng. Những đoạn clip đó cũng nhanh chóng trở thành hiện
tượng trên mạng xã hội facebook cũng như youtube. Đó là cách các
doanh nghiệp quảng bá sản phẩm mà không tốn quá nhiều chí phí từ
khi có truyền thông mạng xã hội.

III.

ĐẶC TRƯNG CỦA BÁO CHÍ ĐỊA PHƯƠNG
-

Báo chí địa phương là nơi cung cấp tất cả những thông tin chi tiết của
địa phương đó. Phản ánh sự việc, sự kiện sảy ra ở nơi mà mình sinh
sống, cập nhật thông tin thiết thực, gần gũi, đem đến cho họ thông tin
xác thực về vấn đề sảy ra trên địa bàn họ sinh sống.
Ví dụ: có một vụ tai nạn sảy ra trên địa bàn mà họ sinh sống, công
chúng họ muốn biết thêm chi tiết, tình hình, diễn biến vụ việc đó, thì
báo chí địa phương là cơ quan có trách nhiệm thu thập, nắm bắt để

cung cấp đầy đủ những thông tin mà công chúng quan tâm.

-

Mang đậm bản sắc văn hóa địa phương: mỗi địa phương có mỗi phong
tục, tập quán, ngôn ngữ, điều kiện sống khác nhau. Đòi hỏi báo chí địa
phương cần khắc họa, phản ánh một cách chân thật gần gũi nhất đến với
từng địa phương mà mình sinh đem lại cảm giác quen thuộc đối với
nhóm công chúng ở địa phương mình đồng thời gữi dìn bản săc văn hóa
dân tộc ở những vùng miền nhất định.


Ví dụ: ở Tây nguyên có một số phong tục tập quán như: Lễ cúng trỉa
lúa của dân tộc Brâu, “Củi hứa hôn” và phong tục cưới hỏi của người
Giẻ-triêng, Lễ tạ ơn cha mẹ của người J’rai và Ba Na ở Kon Tum…
-

Có tính định hướng xã hội cao: mỗi tờ báo địa phương đều có nhiệm vụ
định hướng xã hội cho địa phương ấy. Ngăn chặn, phản ánh những tệ
nạn, cũng như những vấn đề tiêu cực, hướng đến một xã hội văn minh.
Ví dụ: một vụ việc trôm cắp ở địa phương báo sẽ thông tin rõ về vụ
việc, đồng thời đưa ra hướng giải quyết, răn đe…

-

IV.

Là cầu nối giữa đảng, nhà nước với nhân dân: mỗi tờ báo đại phương
đều có nhiệm vụ tuyên truyền đường lối chính sách của đảng, để người
dân cùng với đảng xây dựng một nhà nước trong sạch vững mạnh.


XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BÁO ĐỊA PHƯƠNG
Trong xu thế toàn cầu hóa thông tin hiện nay, khoa học – kỹ thuật tiên tiến
phát triển như vũ bão đặc biệt là sự xuất hiện của truyền thông mạng xã
hội, việc ứng dụng các công nghệ mới, kĩ thuật hiện đại vào tác nghiệp báo
chí là việc làm cấp bách. Cùng với báo chí cả nước, các cơ quan báo, đài
địa phương cũng không ngừng được tăng cường cả về chất và lượng. Đáp
ứng kịp thời, nhanh chóng nhu cầu, mối quan tâm của công chúng giúp cho
họ luôn tiếp cận được những thông tin mới mẻ, hấp dẫn, lôi cuốn nhất…
Tuy nhiên, so với yêu cầu đề ra thì báo chí địa phương vẫn còn những bất
cập, hạn chế, đó là:
Về nội dung: Chất lượng thông tin còn thấp, tính định hướng, tính dự báo
và tính chiến đấu chưa cao, phần lớn vẫn còn thông tin một chiều, đấu tranh
chống tiêu cực, tham nhũng còn hạn chế. Nhiều tác phẩm báo chí của các
nhà báo ít thay đổi lối thể hiện theo phong cách làm báo hiện đại, thường
rập khuôn theo lối mòn, gây nhàm chán, tẻ nhạt cho độc giả. Chưa có nhiều
bài báo hay, gây tiếng vang trong dư luận xã hội. Sự phản biện xã hội rất ít
gặp ở báo chí địa phương.
Về hình thức: Hầu như cách viết và trình bày các bài báo, các chương trình
phát thanh, truyền hình vẫn theo phong cách làm báo truyền thống, vừa khô
cứng, vừa dài dòng, ít thuyết phục người đọc, chưa tiếp cận được nhiều
phong cách làm báo hiện đại, chưa có kiến thức về viết báo, trình bày báo
theo thuyết “nhiều cửa”. Hầu hết các số báo cứ lặp đi lặp lại một kiểu trình
bày cũ. Do đó, số lượng phát hành còn thấp (thường khoảng từ 7-8 nghìn
tờ/kỳ, riêng chỉ một số tỉnh đông dân như Thanh Hóa, Nghệ an đạt hơn 11
nghìn tờ/kỳ), chưa có hệ thống bán lẻ báo. Lượng khán giả đón xem, nghe
chương trình của Đài PTTH địa phương chưa nhiều so với các chương trình
khác. Báo điện tử các tỉnh hiện đăng tải gần như 100% nội dung của báo in.



Do đăng lại “nguyên xi” báo in nên chưa đáp ứng được nhu cầu thời sự,
chưa chinh phục công chúng.
Về nguồn nhân lực: Các cơ quan báo chí địa phương với đội ngũ hiện có
cũng còn nhiều hạn chế, bất cập, như phần lớn cán bộ, phóng viên, biên tập
viên, kỹ thuật viên tuy được đào tạo cơ bản, song chưa được tập huấn, bồi
dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt thường xuyên, nhất là trình độ nghiệp vụ
làm báo hiện đại. Số phóng viên, biên tập viên được đào tạo cơ bản chưa
nhiều, số người có bằng cử nhân báo chí còn ít so với các chuyên ngành
khác; đội ngũ nhà báo có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ còn ít.
Về cơ sở vật chất, phương tiện: Nhìn chung điều kiện trang thiết bị để cán
bộ, phóng viên, biên tập viên làm việc của các cơ quan báo chí đã được
quan tâm đầu tư, song vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, đã ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng tác phẩm báo chí. Việc đầu tư trang thiết bị,
phương tiện hành nghề vẫn còn quá ít ỏi, hiện nay các nhà báo tác nghiệp
chủ yếu vẫn “tự trang bị” là chính.
Về chế độ, chính sách: Mặc dù các tỉnh, thành phố cũng đã có nhiều cố
gắng trong việc quan tâm đến chế độ, chính sách đối với người làm báo,
nhưng tổng thể thì vẫn thiếu đồng bộ, chưa kịp thời. Chưa có chính sách tập
hợp, thu hút và đãi ngộ đội ngũ cộng tác viên trí tuệ là chuyên gia đầu
ngành các lĩnh vực, các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học. Hơn nữa, các cơ
quan báo chí do khung biên chế có hạn, nên hàng năm muốn tuyển dụng bổ
sung phóng viên đã tốt nghiệp đại học báo chí cũng khó khăn.
Giải pháp
+ Muốn đổi mới, nâng cao chất lượng báo chí phải bắt đầu đổi mới từ các
cơ quan báo chí, đó là một tất yếu khách quan. Trong mỗi cơ quan báo chí,
từng nhà báo lại phải tự đổi mới mình, tự rèn luyện, phấn đấu vươn lên,
thường xuyên được đào tạo, đào tạo lại, tự đào tạo, liên tục trang bị kiến
thức mới để từng bước nâng cao chất lượng đáp ứng được yêu cầu nhiệm
vụ trong thời kỳ mới. Người làm báo dù là đã hành nghề lâu năm nhưng
nếu không tự rèn luyện, tự học hỏi, không được thường xuyên trang bị kiến

thức mới sẽ không đủ khả năng cắt nghĩa được các vấn đề nảy sinh trong
thực tiễn cuộc sống.
+ Một tác phẩm báo chí có sức sống, có sức lay động dư luận xã hội, được
đông đảo bạn đọc đồng tình, trước hết phải biết lựa chọn, đề cập đúng
những vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra
+ không ngừng nâng cao trình độ lý luận chính trị, nghiệp vụ chuyên môn
cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, đặc biệt là công tác đào tạo
và đào tạo lại. Chú trọng về kiến thức chuyên ngành, về kinh tế, về nghiệp
vụ báo chí… Vì làm báo hiện nay trong một môi trường toàn cầu hóa thông
tin, xã hội biến chuyển không ngừng, khoa học – công nghệ phát triển
mạnh mẽ, tư duy của con người năng động, sáng tạo, phong cách làm báo
hiện đại, liên tục đổi mới, sáng tạo… nếu nhà báo không đổi mới, không
được trang bị kiến thức, nghiệp vụ mới sẽ rất dễ sa vào lối mòn, rập khuôn.


V.

+ Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, xu thế toàn cầu hóa thông tin,
ngồi một chỗ nhà báo có thể truy cập mạng Internet khai thác tin nóng hổi
vừa xảy ra hoặc đang xảy ra trên phạm vi toàn cầu. Do đó, nhà báo phải có
kiến thức vững vàng về công nghệ thông tin, sử dụng thành thạo các thiết bị
kỹ thuật phục vụ tác nghiệp. Và đặc biệt là thành thạo ngoại ngữ để hỗ trợ
trong tác nghiệp báo chí…
TÁC ĐỘNG CỦA SOCIAL MEDIA ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ
ĐỊA PHƯƠNG HIỆN NAY
a. Tác động tích cực:
-

Mạng xã hội là kho thông tin của báo chí: Hàng ngày, nhiều sự kiện,
thông tin, dữ liệu của đời sống được cá nhân cập nhật liên tục trên mạng

xã hội, có thể là một địa điểm đẹp, một món ăn lạ, thậm chí là một biến
cố sảy ra… thì ngay lập tức trên mạng xã là truyền một cách chóng mặt
về vấn đề xoay quanh sự việc, sự kiện đó. Bằng sự nhạy bén nghề
nghiệp khả năng thâu tóm, xử lí thông tin thì việc lần theo thông tin, đi
trước các nhà báo khác sẽ chiếm ưu thế trong cuộc đua tìm tin tức, đặc
biệt là “tin độc”. Thông thường, các thành viên sau khi tham gia trên
mạng xã hội họ quan tâm đến một thông tin nào đó và muốn xác thực
thông tin đó có đúng như những gì mà mình thấy trên mạng xã hội hay
đó chỉ là lời đồn đại thì việc họ làm thường là tìm kiếm thông tin từ báo
chí, nơi mà họ cho là “chính thống”. Tờ báo nào nhanh nhạy đáp ứng
được sự tìm kiếm này sẽ có khả năng “hút” độc giả một cách mạnh mẽ
và rộng lớn.

-

Làm tăng tính tương tác giữa báo chí và công chúng: Một bài báo có
những thông tin được công chúng quan tâm, khi cập nhật, lan truyền
trên mạng xã hội sẽ tạo ra sức lan tỏa rộng lớn hơn rất nhiều lần so với
việc nó được phát hành trên các sạp báo. Các thành viên của mạng xã
hội tạo ra những cuộc thảo luận, bình luận xung quanh nội dung của bài
báo, có người còn cung cấp thêm những thông tin liên quan. Điều này
lại có tác dụng phản hồi trở lại với mỗi người cầm bút, và cơ quan báo
chí. Để từ đó có thể điều chỉnh hoặc có thêm chi tiết để bổ sung cho bài
báo tạo lòng tin đối với bạn đọc. Trả lời được những thắc mắc và cung
cấp trúng, đúng nhu cầu thông tin của công chúng chính là “gãi” đúng
“chỗ ngứa” của công chúng.

-

Tạo kênh phân phối mới trên mạng Internet: thời buổi hiện nay mỗi cá

nhân đều có một tài khoản mạng xã hội mà ở đó họ có thể chia sẽ, cung
cấp những thông tin nóng hổi đến cộng đồng vì vậy để bắt kịp với xu
hướng mỗi phóng viên thậm chí là tòa soạn đều cần có một tài khoản xã
hội cá nhân để theo dõi tin tức một cách nhanh chóng kịp thời. Cập nhật
tin tức một cách nhanh nhất về một vấn đề nào đó trước khi phát hành


trên giấy đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh chóng của công chúng hiện
đại. Có rất nhiều kênh thông tin mới mở ra trên mạng xã hội để đáp ứng
thị hiếu của công chúng như: kênh 14,…
-

Thông tin trên truyền thông xã hội giúp cho báo chí nắm bắt thị hiếu
bạn đọc, những vấn đề dư luận quan tâm để điều chỉnh nội dung bài vở:
đối nhà báo việc bám sát thị hiếu, các mối quan tâm của công chúng là
vô cùng quan trọng. Việc tờ báo có chất lượng uy tín là nhờ vào sự tin
tưởng và ủng hộ của bạn đọc. Khi có những tin tức mới mẻ, nóng hổi có
tầm ảnh hưởng đối với xã hội sảy ra, việc đầu tiên mà công chúng tìm
đến để xác thực là báo chí chính thống, tờ báo họ tin tưởng luôn là lựa
chọn đầu tiên họ tìm đến vì thế chú trọng thị hiếu của công chúng là một
trong những yếu tố dẫn tới sự thành công của tờ báo.

-

Truyền thông xã hội giám sát nội dung báo chí chính thống thông qua
các comment, bài viết bình luận: đối với một bài báo việc phản hồi của
khán giả là vô cũng quan trọng họ cho nhà báo biết có những thiếu sót
gì và cung cấp thêm những thông tin để nhà báo có thể tiếp tục đưa tin.
Ở thông tin mạng xã hội có thể đưa ra những lời đánh giá, nhận xét một
cách đễ dàng có thể là những đóng góp tích cực, cũng có thể là những

đóng góp tiêu cực. Thế nhưng ở báo chính thống khó có thể làm được
điều đó, việc phản hồi của bạn đọc bị hạn chế.
b. Tác động tiêu cực:

-

Thông tin mạng xã hội có nhiều thông tin sai lệch, thiếu thực chứng:
thời đại thông tin bùng nổ việc thông tin sai lệch là vô cùng nhiều, ở
trong mớ hỗn độn thông tin có cả những thông tin “vàng” và cả những
thông tin “rác” việc quan trọng của nhà báo là phân biệt đâu là những
thông tin mình nên đưa, đâu không nên đưa. Có rất nhiều sự việc họ đưa
lên chỉ nhằm mục đích câu like, câu view kiếm tiền, bôi nhọ danh dự,
lăng xê người nổi tiếng… vì vậy cần phải cẩn trọng trong việc xử lí
thông tin tránh đưa những thông tin sai lệch, ca ngợi những gì không
đúng cũng như ảnh hưởng đến danh dự cá nhân của một người hoặc tập
thể nào đó.

-

Truyền thông xã hội có nhiều thông tin sai lệch, không phù hợp thuần
phong mỹ tục Việt Nam: Những chi tiết hoặc hình ảnh phản cảm, không
phù hợp với thuần phong, mỹ tục, chuẩn mực văn hóa dân tộc, bị công
chúng phê phán và phản ứng đều xuất hiện trên truyền thông xã hội, ảnh
hưởng không nhỏ đến đông đảo công chúng gây phản ứng gay gát trong
dư luận. Thông tin trên mạng xã hội được lan truyền với tốc độ nhanh,
được nhiều báo và trang tin điện tử trong nước sử dụng như một nguồn
tin đã có tác động mạnh mẽ tới giới trẻ, cả mặt tích cực và tiêu cực.


-


Làm giảm doanh thu quảng cáo của báo chí truyền thống: không cần
tốn nhiều chi phí cho lĩnh vực quảng cáo, báo chí vẫn có thể thông tin
rộng rãi đến công chúng về những dự định cũng như những tin tức mà
tòa soạn sắp công bố, để thu hút sự quan tâm của công chúng. Thông
cần tốn bất cứ một chi phí nào cho hoạt động PR. Chỉ cần một bài đăng
trên mạng xã hội thông tin đó sẽ nhanh chóng lan truyền một mạnh mẽ.
khiến cho người đọc tò mò tự tìm đến để xác thực có thêm thông tin.

-

Hướng báo chí truyền thống vào những vấn đề nhạy cảm hoặc xâm
phạm đời tư cá nhân: việc báo chí chính thống vướng vào những vấn đề
nhạy cảm và đời tư cá nhân là việc sảy ra thường xuyên vì một phần do
thì hiếu của công chúng. Họ tò mò về việc đời sống tình cảm của ca sĩ
này thế nào, cô ca sĩ lộ hàng ra sao, thậm chí việc cặp bồ với các đại gia
của những cô người mẫu chân dài…vô tình kéo báo chí vào những vấn
đề không mấy tốt đẹp. Nhưng cũng vì nhu cầu của người đọc nhiều nhà
báo bất chấp việc làm đó đúng hay không.

C. KẾT BÀI

Trong thời buổi hiện tại việc dung hòa cả thông tin mạng xã hội và báo chính
thống là vô cùng cần thiết. Đồng thời báo chí chính thống nên có sự định hướng và
phản hồi xã hội thật mạnh mẽ để có thể khẳng định được độ đúng, sai của thông
tin, chứ không cuốn theo mạng xã hội. Cần phải học hỏi những điểm tích tực của
thông tin mạng xã hội để xây dựng báo chí địa phương theo hướng hiện đại đáp
ứng nhu cầu thông tin của công chúng hiện đại, khẳng định sức mạnh, chính xác,
tức thời của hệ thống báo chí chính thống. Hòa nhập để cùng nhau xây dựng một
hệ thống tin tức lành mạnh có ích cho xã hội. Phát triển mọi mặt cả hình thức, lẫn

nội dung.

Tài liệu tham khảo
/> /> />



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×