Tải bản đầy đủ (.pptx) (45 trang)

Cơ cấu kẹp chặt của đồ gá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 45 trang )

ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
VIỆN CƠ KHÍ
BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ
Địa chỉ: Phòng 702, tầng 7

th

- nhà A6, 484 Lạch Tray – Ngô Quyền – Hải Phòng.

Điện thoại: (+84) 3 1382 9245, Fax: (+84) 3 1382 9245, E-mail: , Website: sme.vimaru.edu.vn

BÀI GIẢNG
HỌC PHẦN: ĐỒ GÁ
Chương 4: Cơ cấu kẹp chặt của đồ gá

Hải Phòng, 25/03/2015


Chương 4:

NỘI DUNG

Cơ cấu kẹp chặt của đồ gá

1.

Khái niệm về kẹp chặt

2.

Yêu cầu đối với cơ cấu kẹp chặt



3.

Phương, chiều, điểm đặt của lực kẹp

4.

Phương pháp tính lực kẹp

5.

Các ví dụ tính lực kẹp


Chương 4:

1. KHÁI NIỆM VỀ KẸP CHẶT

Cơ cấu kẹp chặt của đồ gá

Kẹp chặt là cố định chi tiết đã được định vị để:
- Chi tiết không bị rung động, xê dịch
- Không bị biến dạng do lực cắt, lực ly tâm, hoặc do trọng lượng của chi
tiết trong quá trình gia công gây ra

Thông thường, cơ cấu định vị và cơ cấu kẹp chặt tách rời
nhau để tránh gây biến dạng cơ cấu định vị dưới tác dụng
của lực kẹp, đảm bảo độ chính xác của phôi.

3



Chương 4:

1. KHÁI NIỆM VỀ KẸP CHẶT

Cơ cấu kẹp chặt của đồ gá

Ý nghĩa của vấn đề kẹp chặt
- Giảm được sức lao động thủ công
- Giảm thời gian gia công
- Nâng cao độ chính xác khi gia công
- Nâng cao độ bóng gia công

4


Chương 4:

NỘI DUNG

Cơ cấu kẹp chặt của đồ gá

1.

Khái niệm về kẹp chặt

2.

Yêu cầu đối với cơ cấu kẹp chặt


3.

Phương, chiều, điểm đặt của lực kẹp

4.

Phương pháp tính lực kẹp

5.

Các ví dụ tính lực kẹp


2. YÊU CẦU ĐỐI VỚI CƠ CẤU KẸP CHẶT
Chương 4:
Cơ cấu kẹp chặt của đồ gá

Yêu cầu đối với cơ cấu kẹp:

Không được phá vỡ vị trí đã định vị
Lực kẹp phải vừa đủ tránh biến dạng chi tiết kẹp. Hoặc biến dạng do lực kẹp gây ra không được vượt quá giới hạn cho phép
Lực kẹp phải ổn định
Đảm bảo thao tác phải nhanh, an toàn, tiết kiệm công sức
Cơ cấu kẹp chặt phải nhỏ gọn, đơn giản, dễ sửa chữa


Chương 4:

NỘI DUNG


Cơ cấu kẹp chặt của đồ gá

1.

Khái niệm về kẹp chặt

2.

Yêu cầu đối với cơ cấu kẹp chặt

3.

Phương, chiều, điểm đặt của lực kẹp

4.

Phương pháp tính lực kẹp

5.

Các ví dụ tính lực kẹp


3. PHƯƠNG, CHIỀU, ĐIỂM ĐẶT CỦA LỰC KẸP

Chương 4:
Cơ cấu kẹp chặt của đồ gá

3.1. Phương, chiều, điểm đặt của lực kẹp


Phương:

-

Phương lực kẹp nên vuông góc với mặt định vị nhiều bậc tự do (3 bậc trở lên)

Chiều:
- Chiều hướng vào mặt định vị. (Lưu ý: Chiều của lực kẹp không nên ngược chiều lực cắt và chiều của
trọng lượng chi tiết.)

Điểm đặt:
- Điểm đặt phải được đặt trong diện tích mặt định vị hoặc ở các điểm đỡ (để giúp chi tiết gia công ít bị biến
dạng khi chịu lực kẹp) và phải gần mặt gia công ( để tránh gây momen quay)


Chương 4:
Cơ cấu kẹp chặt của đồ gá

3. PHƯƠNG, CHIỀU, ĐIỂM ĐẶT CỦA LỰC KẸP
3.2. Một số ví dụ về phương và chiều kẹp chặt

Kẹp theo phương nghiêng

Có thêm định vị và kẹp phụ


Chương 4:
Cơ cấu kẹp chặt của đồ gá


3. PHƯƠNG, CHIỀU, ĐIỂM ĐẶT CỦA LỰC KẸP
3.2. Một số ví dụ về phương và chiều kẹp chặt

Kẹp trên xuống

Kẹp song song mặt định vị 3 bậc


Chương 4:
Cơ cấu kẹp chặt của đồ gá

3. PHƯƠNG, CHIỀU, ĐIỂM ĐẶT CỦA LỰC KẸP
3.2. Một số ví dụ về phương và chiều kẹp chặt

Sơ đồ 1:
Lực kẹp W cùng chiều lực cắt và trọng lượng chi tiết gia công.
Đây là trường hợp tốt nhất.


3. PHƯƠNG, CHIỀU, ĐIỂM ĐẶT CỦA LỰC KẸP

Chương 4:
Cơ cấu kẹp chặt của đồ gá

3.2. Một số ví dụ về phương và chiều kẹp chặt

Sơ đồ 2:
Lực kẹp W vuông góc với lực cắt.
Phương pháp kẹp này tương đối tốt.



Chương 4:
Cơ cấu kẹp chặt của đồ gá

3. PHƯƠNG, CHIỀU, ĐIỂM ĐẶT CỦA LỰC KẸP
3.2. Một số ví dụ về phương và chiều kẹp chặt

Sơ đồ 3:
Lực kẹp W cùng chiều với lực cắt.
Phương pháp kẹp này rất tốt.


Chương 4:
Cơ cấu kẹp chặt của đồ gá

3. PHƯƠNG, CHIỀU, ĐIỂM ĐẶT CỦA LỰC KẸP
3.2. Một số ví dụ về phương và chiều kẹp chặt

Sơ đồ 4:
Lực kẹp W ngược chiều với lực cắt.
Phương pháp kẹp này không tốt.


3. PHƯƠNG, CHIỀU, ĐIỂM ĐẶT CỦA LỰC KẸP

Chương 4:
Cơ cấu kẹp chặt của đồ gá

3.2. Một số ví dụ về phương và chiều kẹp chặt


Sơ đồ 5:
Lực kẹp W ngược chiều với lực cắt và trọng lượng của chi tiết.
Phương pháp kẹp này không tốt.
=> Nên chọn sơ đồ kẹp có lợi về lực và thao tác dễ dàng.


3. PHƯƠNG, CHIỀU, ĐIỂM ĐẶT CỦA LỰC KẸP

Chương 4:
Cơ cấu kẹp chặt của đồ gá

3.3. Một số yêu cầu về điểm đặt của lực kẹp

Yêu cầu 1: Không gây biến dạng cho chi tiết
Vị trí I: gây biến dạng chi tiết gia công
Vị trí II: đối diện với điểm tì của chi tiết. Vị trí này hợp lý.


Chương 4:
Cơ cấu kẹp chặt của đồ gá

3. PHƯƠNG, CHIỀU, ĐIỂM ĐẶT CỦA LỰC KẸP
3.3. Một số yêu cầu về điểm đặt của lực kẹp

Yêu cầu 2: Không gây ra momen lật đối với chi tiết gia công
Vị trí I: sinh ra momen lật M=W.a
Vị trí II: đối diện với điểm tì của chi tiết. Vị trí này hợp lý.
Momen lật M=0.



Chương 4:
Cơ cấu kẹp chặt của đồ gá

3. PHƯƠNG, CHIỀU, ĐIỂM ĐẶT CỦA LỰC KẸP
3.3. Một số yêu cầu về điểm đặt của lực kẹp

Một số trường hợp không cần kẹp chặt

Khoét mặt đầu

Khoét lỗ

Có thể không cần kẹp chặt khi chi tiết có trọng lượng lớn và lực cắt có giá trị nhỏ, hoặc khi lực cắt khi gia công có xu hướng ấn chi tiết
xuống cơ cấu định vị


Chương 4:

NỘI DUNG

Cơ cấu kẹp chặt của đồ gá

1.

Khái niệm về kẹp chặt

2.

Yêu cầu đối với cơ cấu kẹp chặt


3.

Phương, chiều, điểm đặt của lực kẹp

4.

Phương pháp tính lực kẹp

5.

Các ví dụ tính lực kẹp


4. PHƯƠNG PHÁP TÍNH LỰC KẸP

Chương 4:
Cơ cấu kẹp chặt của đồ gá

Lực kẹp cần thiết là lực kẹp vừa đủ để chống lại lực cắt và các loại lực khác trong quá trình gia công. Chọn và tính toán cơ cấu kẹp theo lực kẹp cần thiết sẽ cho ta cơ cấu nhỏ
gọn, tiết kiệm vật liệu.

Việc tính toán lực kẹp được coi là gần đúng trong điều kiện phôi ở trạng thái cân bằng tĩnh dưới tác dụng của các ngoại lực (phản lực, lực ma sát, lực cắt, trọng
lực, lực kẹp...).

Những yếu tố để tính lực kẹp cần thiết
- Phương án định vị và đồ định vị
- Phương chiều, điểm đặt lực kẹp (Wct )
- Phương chiều, điểm đặt và giá trị của lực cắt, mô men cắt.
- Trọng lực, lực ly tâm, lực quán tính (nếu có)
- Các kích thước liên quan về vị trí giữa các lực nói trên với nhau và với đồ định vị



4. PHƯƠNG PHÁP TÍNH LỰC KẸP

Chương 4:
Cơ cấu kẹp chặt của đồ gá

Trong quá trình cắt, do: - chiều sâu cắt không đều
- độ cứng của vật liệu không đồng nhất
- dao bị mòn…
Ta nhân thêm các hệ số ảnh hưởng k cho lực kẹp W:
W= W tính toán. KΣ

Các bước tính lực kẹp:

1.

Lập sơ đồ định vị và kẹp chặt. Đặt lực và ngoại lực lên phôi:
Lực cắt, momen cắt

Ko – Hệ số an toàn, ko =1,5÷2

Phản lực, lực ma sát,

K1 – Hệ số do lượng dư cắt không đều

Lực kẹp, trọng lượng phôi

2.


Viết phương trình cân bằng tĩnh hệ lực: nếu chi tiết bị tịnh tiến hoặc quay thì lực
kẹp phải chống lại sự tịnh tiến và quay đó
F (G, Pc , W, lực khác) = 0
=> Wi = F (G, Pc , lực khác)

3.

Với KΣ = Ko .(K1 .K2 .K3 .K4 .K5 .K6)

Gia công thô: K1 = 1,2
Gia công tinh: K1 = 1,0
K2 – Hệ số tính đến dao bị mòn, k2 =1,1÷1,8
K3 - Hệ số tính đến do cắt không liên tục
K4 – Hệ số tính đến nguồn sinh lực kẹp không ổn định

Chọn giá trị lớn nhất để kẹp: W= K.Max(Wi)

Kẹp bằng tay: K4 = 1,3

Với K: Hệ số an toàn

Kẹp bằng cơ khí, khí nén: K4 = 1,0

Từ lực kẹp cần thiết, chọn và tính toán cơ cấu kẹp: như tính kích thước xilanh,
đường kính ren vít,…

K5 – Hệ số tính đến sự thuận lợi trong thao tác kẹp
Góc quay để kẹp <90o ; k5 =1,0
Góc quay để kẹp >90o ; k5 =1,2
K6 - Hệ số tính đến lực kẹp gây lật cho chi tiết

Định vị trên chốt tỳ: k6 =1,0
Định vị trên phiến tỳ: k6 =1,5


Chương 4:

NỘI DUNG

Cơ cấu kẹp chặt của đồ gá

1.

Khái niệm về kẹp chặt

2.

Yêu cầu đối với cơ cấu kẹp chặt

3.

Phương, chiều, điểm đặt của lực kẹp

4.

Phương pháp tính lực kẹp

5.

Các ví dụ tính lực kẹp



5. CÁC VÍ DỤ TÍNH LỰC KẸP

Chương 4:
Cơ cấu kẹp chặt của đồ gá

5.1. Lực kẹp khi tiện
Khi chuẩn định vị là trụ ngoài (kẹp chặt trên máy tiện)

Pz

Py
PX

Trong đó:
+ K: hệ số an toàn; + Px, Py, Pz: lực cắt (N)
Phương trình cân bằng dọc trục

Phương trình cân bằng Mômen

+ W: lực kẹp cần thiết (N)
3. W. f. R = K. Pz. Rc

3. W. f = K. Px
+ f: hệ số ma sát giữa bề mặt chi tiết và đồ định vị. Mặt chuẩn thô, chấu kẹp
khía nhám: hệ số ma sát f = 0,5-0,7
+ Rc, R: khoảng cách (mm)

W= max |W|



5. CÁC VÍ DỤ TÍNH LỰC KẸP

Chương 4:

5.2. Lực kẹp khi khoan

Cơ cấu kẹp chặt của đồ gá

Khi chuẩn định vị là mặt phẳng và được kẹp chặt bằng mỏ kẹp

Phương trình cân bằng Mômen quanh tâm khoan
(W+P0). f. a = K. Mc

Trong đó:
+ K: hệ số an toàn
+ Mc: momen xoắn do khoan (Nmm)
+ P0: lực tiến dao do khoan (N)
+ W: lực kẹp cần thiết (N)
+ f: hệ số ma sát giữa bề mặt chi tiết và đồ định vị (f=0,2)
+ a: khoảng cách từ mũi tâm khoan tới mỏ kẹp (mm)

K × Mc
W=
− P0
f ×a


Chương 4:
Cơ cấu kẹp chặt của đồ gá


5. CÁC VÍ DỤ TÍNH LỰC KẸP
5.2. Lực kẹp khi khoan
Khi chuẩn định vị là mặt trụ ngoài và được kẹp chặt bằng hai khối V
Chỉ xét trường hợp chống xoay quanh tâm => Bỏ qua lực P0
Phương trình cân bằng Mômen
 

2. N. f. R = K. Mc
N = ()/sin

Trong đó:
+ K: hệ số an toàn
+ Mc: momen xoắn do khoan (Nmm)
+ W: lực kẹp cần thiết (N)
+ f: hệ số ma sát giữa bề mặt chi tiết và đồ định vị (f=0,2)
+ a: khoảng cách từ mũi tâm khoan tới mỏ kẹp (mm)

α
K × M c × sin
2
W=
f ×D


×