Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tài liệu học tập Giáo dục Toán học 254

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.41 KB, 7 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MẪU SOẠN GIÁO ÁN
+ Họ và tên giáo sinh: NGUYỄN THỊ DIỄM
+ Lên lớp…………..ngày……….tháng………năm…………………..
+ Môn dạy: Toán Đại số và Giải Tích 11
+ Lớp dạy:11
Trường TH………………………………….
+ Tên bài dạy: Luyện tập
bài 5: Các quy tắc tính xác suất
+ Tiết dạy: 04
chương: II

I. Mục tiêu bài giảng
1. Mục tiêu kiến thức:
Ôn tập và kiểm tra các kiến thức về:
• Phép thử ngẫu nhiên
• Không gian mẫu
• Tập hợp mô tả biến cố
• Định nghĩa cổ điển của xác suất
• Định nghĩa thống kê của xác suất
• Các quy tắc tính xác suất (biến cố hợp,xung khắc,quy tắc cộng, nhân, biến cố giao,
hợp,độc lập)
2. Mục tiêu về kỹ năng:
• Tính thành thạo xác suất của 1 biến cố
• Vận dụng các tính chất, quy tắc tính xác suất để tính toán yêu cầu của 1 bài toán
• Áp dụng các công thức vào bài toán cho phù hợp
3. Mục tiêu về thái độ:
• Tự giác, tích cực tham gia trong giờ học
• Sáng tạo và tư duy


• Tư duy các vấn đề toán học
• Áp dụng vào thực tế 1 cách logic

II. Phần chuẩn bị trước khi lên lớp:
1. Sự chuẩn bị của giáo sinh:
+ Những tư liệu có liên quan đến bài giảng.
• Sách giáo khoa Đại số và Giải tích lớp 11 (nâng cao).
• Sách bài tập Đại số và Giải tích lớp 11 (nâng cao).
• Bài soạn + bài tập
• Sách tham khảo về xác suất
1


• Chuẩn bị những câu hỏi mở hoặc 1 trò chơi nhỏ
+ Những thí nghiệm ( nếu có )
• Những con súc sắc để làm thí nghiệm xác suất
+ Những học sinh dự kiến sẽ kiểm tra bài cũ.
• Những học sinh trung bình
• Học sinh lười
• Học sinh chưa có điềm kiểm tra miệng
2. Sự chuẩn bị của học sinh:
+ Phần sách giáo khoa cần đọc trước.
• Ôn tập lại kiến thức xác suất
• Học thuộc các định nghĩa
• Nắm rõ các quy tắc
• Coi trước các bài tập trong phần luyện tập
+Những phương tiện học tập tập mà học sinh cần có.
• Máy tính bỏ túi
• Tập bài học
• Tập bài tập

• Sách giáo khoa và sách bài tập
• Bút viết thước v.v…

III. Phần lên lớp.
1. Bước 1: ổn định lớp: (3 phút)
Kiểm tra sỉ số học sinh, người trực nhật, ổn định trật tự lớp
2. Bước 2: kiểm tra bài cũ 1 trong các hình thức sao:
 Kiểm tra tự luận 10ph giấy :
 nêu quy tắc nhân và cộng xác suất, cho ví dụ minh họa
 nêu sự khác nhau về biến cố xung khắc và biến cố đối
 Kiểm tra một vài học sinh ngẫu nhiên bằng cách gọi lên bảng sửa bài tập về nhà.
 Kiểm tra phần lý thuyết của bài học buổi trước
 Vấn đáp hay kiểm tra miệng một vài học sinh ngẫu nhiên.
 Kiếm tra trắc nghiệm cả lớp bằng giấy.
3. bài mới
Cấu trúc của 1 giáo án phải có 3 phần:
• Phần hoạt động của thầy cần ghi:
+ Những nội dung cơ bản của bài học.
 Ghi lại công thức cần thiết vào ½ góc phải của bảng (không được xóa)
 Ghi 2 bài tập cho học sinh lên bảng vào bên trái và cho học sinh lên làm
 Nhấn mạnh các diểm học sinh hay mắc phải vào 1/2 bên phải bảng
+ Những phương pháp sẽ được sử dụng tương ứng với từng phần nội dung.
2


 Phương pháp gọi các biến cố cho phù hợp với yêu cầu bài toán
 Dùng công thức đơn giản cho học sinh trung bình, giảm bớt các bước công thức với
học sinh khá giỏi
 Phương pháp áp dụng vào thực tế cho học sinh tiếp thu nhanh chóng
 Chơi trò chơi nhỏ khi kết thúc tiết học làm học sinh hiểu hơn và nhớ nhanh nhất nội

dung bài học
+ Dự kiến phân phối thời gian cho từng phần học.
 Kiểm tra bài cũ : 10 phút
 Ghi lại các công thức đáng nhớ: 3 phút
 Cho bài tập và cho học sinh lên bảng làm bài: 15 phút (trung bình mỗi bài 5 phút)
 Cho 1 bài tập nâng cao kiểm tra tình trạng học sinh trong lớp: 7ph
 Chơi 1 trò chơi nhỏ cũng cố kiến thức hoặc giải đáp thắc mắc của học sinh: 5ph

+ Những câu hỏi được sử dụng trong bài giảng.
 Khái niệm và tính chất của biến cố độc lập?
 Các công thức tính xác suất?
 Biến cố hợp và giao khác nhau như thế nào?
 Sự khác nhau giữa biến cố xung khắc và biến cố đối?
 Xác suất ứng dụng trong thực tế như thế nào?
 Mục tiêu: củng cố lại kiến thức cho học sinh
+ Những đồ dùng dạy học được sử dụng.
 Bảng, phấn, thước, máy tính cá nhân
 Giáo án điện tử (nếu có)
• Phần hoạt động của trò:
+ Những việc học sinh phải làm trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
 Giữ trật tự trong lớp
 Ghi chép và chứ ý tập trung khi bạn lên bảng làm bài
 Tìm ra điểm sai của bạn để rút kinh nghiệm
 Đọc hiểu và làm được bài tập trên bảng
 Áp dụng đúng công thức
 Phân biệt được các loại biến cố
 Áp dụng vào thực tế
 Suy nghĩ thêm về bài tập nâng cao
+ Những việc học sinh phải làm khi về nhà.
 Hoàn thành các bài tập được giao

 Ôn lại các kiến thức của bài 4 5
 Tìm thêm thông tin (không hiểu ghi lại hỏi lại giáo viên)
• Phần kiến thức cơ bản.
 Các công thức đóng khung ghi nhớ trong sách giáo khoa
3


Hoạt động của thầy
o Làm bài tập sách giáo
khoa
o Cho 2 học sinh lên
bảng làm
o Trong thời gian 2 học
sinh lên bảng làm bài,
hỏi các học sinh các
công thức toán liên
quan.
Bài tập 42/85: ( 5 phút )
Gọi A là biến cố “Tổng số
chấm trên mặt xuất hiện của
3 con súc sắc là 9”.
a/Mô tả A

Hoạt động của trò

 Xác suất của 1 biến
cố: P(C)= P(ΩC)/P(Ω)
 Xác suất của biến cố
đối:
P(Ᾱ )= 1-P(A)

 Xác suất của 2 biến
cố độc lập:
P(CB)=P(C)P(B)

ΩA= {(x,y,z)| x+y+z=9,
1≤x≤6, 1≤y≤6,1≤z≤6 và x y z
thuộc N*}

b/Tính |ΩA|

|ΩA|= 6+6+6+3+3+1= 25

c/Tính P(A

P(A)=25/216

o Sau khi học sinh làm
xong yêu cầu các học
sinh còn lại xem xét,
đánh giá.
o Đưa ra kết quả cuối
cùng, nhấn mạnh
điểm sai sót và cho
điểm cho học sinh

Kiến thức cơ bản

 Nhận xét bài làm của
bạn
 Đưa ra thắc mắc các

vấn đề không hiểu
 Coi lại bài của bản
thân và sữa bài(nếu có)
vào vở

Bài tập 41/85: (5 phút )
Gọi B là biến cố “Tổng số
chấm trên mặt xuất hiện của
2 con súc sắc là 8”.
a/Tìm không gian mẫu của B Không gian mẫu của B gồm:
(2:6), (6:2),(3:5),(5:3),(4:4)
4

 Xác suất của 2 biến
cố xung khắc: P (H ᴜ
K)= P(H) + P(K)
 Nếu 2 biến cố tùy ý
thì ta có: P(A ᴜB)=
P(A)+P(B)-P(AB)


b/Tính P( B)
o Sau khi học sinh làm
xong yêu cầu các học
sinh còn lại xem xét,
đánh giá.
o Đưa ra kết quả cuối
cùng, nhấn mạnh
điểm sai sót và cho
điểm cho học sinh


Cho các học sinh bài tập
thêm: (5 phút)
Đề: 1 hộp đựng 9 thẻ được
đánh số từ 1 tới 9, rút ngẩu
nhiên 2 thẻ và nhân 2 số ghi
trên thẻ với nhau. Tính xác
suất để
a/ tích là lẻ
b/ tích là chẵn
Giáo viên: đặt câu hỏi: (4
phút)
o Khi nào thì tích lẻ,
tích chẵn
o Chọn 2 trong năm thẻ
thì dung chỉnh hợp
hay tổ hợp?
o Tính xác suất như thế
nào?
o Có thể dựa vào câu a
để tìm câu b hay
không?
o Sau khi học sinh làm
xong yêu cầu các học
sinh còn lại xem xét,
đánh giá.
o Đưa ra kết quả cuối
cùng, nhấn mạnh
điểm sai sót và cho
điểm cho học sinh


P(B)=5/36
 Nhận xét bài làm của
bạn
 Đưa ra thắc mắc các
vấn đề không hiểu
 Coi lại bài của bản
thân và sữa bài(nếu có)
vào vở

 Trả lời lần lượt các câu
hỏi giáo viên đưa ra
 Trình bày lại bài 1 cách
hoàn chỉnh
a/Dùng chỉnh hơp ta có kết
quả xác suất câu a là 5/18
b/Dựa vào câu a ta dung tính
chất xác suất đối ta có kết quả
câu b là: 13/18

5


o Kêu 1 học sinh lên
bảng trình bày lại
 Sau khi học sinh làm
xong yêu cầu các học
sinh còn lại xem xét,
đánh giá.
 Đưa ra kết quả cuối

cùng, nhấn mạnh
điểm sai sót và cho
điểm cho học sinh
 Trả lời các thắc mắc
của học sinh

Sau khi bạn làm xong:
 Nhận xét bài làm của
bạn
 Đưa ra thắc mắc các
vấn đề không hiểu
 Coi lại bài của bản
thân và sữa bài(nếu có)
vào vở.
 Đưa ra vấn đề không
hiểu trên lớp hoặc các
vấn đề đã chuẩn bị
trước.

Bước 4. Củng cố bài học.
 Thống kê lại công thức
 Phát bài trắc nghiệm nhanh cho học sinh làm cuối giờ
 Nêu sự khác nhau giữa các loại biến cố
 Sự phân biệt khi nào dung quy cách nhân,quy tắc cộng
Bước 5. Hướng dẫn về nhà học tập.
 Làm bài tập sách giáo khoa
 Làm bài tập sách bài tập
 Soạn bài 6: “ Biến ngẫu nhiên rời rạc”
NHẬN XÉT
LỖI

Giáo án còn có lỗi chính tả, cỡ chữ không thống nhất.
Phần mục tiêu và phần chuẩn bị quá dài cần làm gọn lại.
Kiểm tra trực nhật không phải nhiệm vụ của gv toán.
Kiểm tra bài cũ quá nhiều.
Tại sao gv phải làm bài sgk mà ko phải hs?
Trong thời gian hs lên bảng làm ko nên hỏi gì thêm, nên để hs tập trung làm bài để nhận
xét bài trên bảng.
Tất cả những gì ghi trên bảng đều phải có ở phần “kiến thức cơ bản” kể cả đề bài và bài
giải của các bài tập.
THỪA, THIẾU
Phần “giáo án gồm có 3 phần” là bài giảng của giảng viên, ko đưa vào giáo án nên đưa
vào cụ thể trong khung bên dưới.
Thiếu phân thời lượng ở mỗi hđ.
6


Giáo án thiếu mục rútkinh nghiệm và mục phương pháp dạy.
NHẬN XÉT CHUNG
Giáo án tương đối đạt yêu cầu. Tuy nhiên vẫn còn một số lỗi và quá dài dòng cần làm
gọn lại.
ĐIỂM: 6,0.

7



×