Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

MẠCH CHỐNG TRỘM HỒNG NGOẠI bằng IC số (có nguyên lý và mạch in)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.42 KB, 26 trang )

ĐỒ ÁN 1
Trang 1/27

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.................................................................................................2
THIẾT KẾ SƠ ĐỒ HỆ THỐNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁC KHỐI TRONG HỆ
THỐNG......................................................................................................................................5
TÌM HIỂU LINH KIỆN TRONG MẠCH............................................................................7
THIẾT KẾ MẠCH CHI TIẾT.............................................................................................21
THI CÔNG ĐỀ TÀI...............................................................................................................23
KẾT LUẬN.............................................................................................................................26


ĐỒ ÁN 1
Trang 2/27

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
HÌNH 2.1 SƠ ĐỒ KHỐI HỆ THỐNG PHÁT HỒNG NGOẠI
HÌNH 2.2 SƠ ĐỒ KHỐI HỆ THỐNG THU HỒNG NGOẠI
HÌNH 3.1.1A IC NE555 THỰC TẾ
HÌNH 3.1.1B SƠ ĐỒ CHÂN IC NE555
Hình 3.1.1c Cấu tạo IC NE555
Hình 3.1.3a Mạch sử dụng IC NE555
Hình 3.1.3b Thời gian chu kì toàn phần
Hình 3.2a OP-AMP 741 thực tế
Hình 3.2b Sơ đồ chân OP-AMP 741
Hình 3.2c Cách mắc OP-AMP 741
Hình 3.3a IC 7812 ổn áp 12V
Hình 3.3b Sơ đồ chân IC 7812
Hình 3.4a Điện trở thực tế


Hình 3.4b Kí hiệu điện trở
Hình 3.4c Bảng các vòng màu của điện trở
Hình 3.4d cách đọc giá trị điện trở
Hình 3.5a Biến trở thực tế
Hình 3.5b Kí hiệu biến trở
Hình 3.6a Tụ điện thực tế
Hình 3.6b Các loại tụ
Hình 3.6c Kí hiệu của tụ
Hình 3.7a Transistor C1815 thực tế
Hình 3.7b Kí hiệu của transistor
Hình 3.8a LED thu phát hồng ngoại thực tế
Hình 3.8b Cấu tạo của LED hồng ngoại


ĐỒ ÁN 1
Trang 3/27

Hình 3.9a Diode thực tế
Hình 3.9b Kí hiệu Diode
Hình 3.10 Loa phát
Hình 4.1 Sơ đồ mạch nguồn mô phỏng bằng Proteus
Hình 4.2 Sơ đồ mạch phát hồng ngoại mô phỏng bằng Proteus
Hình 4.3 Sơ đồ mạch thu hồng ngoại mạch thu và báo động mô phỏng bằng Proteus
Hình 5.1.1 Mạch LAYOUT mạch nguồn mô phỏng bằng Proteus
Hình 5.1.2 Mạch LAYOUT mạch phát mộ phỏng bằng Proteus
Hình 5.1.3 MẠch LAYOUT mạch thu mô phỏng bằng Proteus
Hình 5.2.1 Mạch nguồn thực tế
Hình 5.2.2 Mạch phát thực tế
Hình 5.2.3 Mạch thu thực tế



ĐỒ ÁN 1
Trang 4/27

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Giới thiệu
-Ngày nay xã hội ngày càng phát triển khoa học kĩ thuật ngày càng tiến bộ, nhiều
công nghệ tiên tiến ra đời.Nghành công nghệ kỹ thuật điện-điện tử đang phát triển
rất mạnh ta ra nhiều linh kiện, thiết bị điện tử có độ chính xác cao, tốc độ ngày càng
nhanh, đặc biệt là ngày càng nhỏ gọn tiện lợi cho người sử dụng… Góp phần lớn
vào việc phục vụ cho lợi ích của con người trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Dựa
trên những nhu cầu đó, chúng ta cần phát triển và thiết kế ra những công nghệ trong
nhiều lĩnh vực như: lĩnh vực mạng truyền thông, lĩnh vực định vị dẫn đường, lĩnh
vực âm thanh hình ảnh…
-Từ những ứng dụng trên, hôm nay em đã tìm hiểu để thiết kế và thi công một đề tài
nhỏ trong việc chống trộm đó là “MẠCH CHỐNG TRỘM HỒNG NGOẠI”. Đề tài
sử dụng IC NE555 để tạo xung cho mạch phát tín hiệu qua LED, LED thu nhận tín
hiệu qua các linh kiện khuếch đại làm đèn sáng và loa báo động vang lên. Em đã
thiết kế mạch trên phần mềm mô phỏng Proteus, chạy thử trên board mạch và tiến
hành làm mạch thực tế.
1.2 Phần mềm sử dụng
-Proteus: là phần mềm mô phỏng nguyên lí hoạt động của những mạch điện tử đơn
giản, thiết kế mạch và viết các chương trình cho vi điều khiển.
-Phần mềm gồm có: ISIS (Intelligant Schematic Input Sytem) dùng để mô phỏng
mạch nguyên lí và ARES (Advanced Routing and Editing Software) dùng để vẽ
mạch in.


ĐỒ ÁN 1
Trang 5/27


THIẾT KẾ SƠ ĐỒ HỆ THỐNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁC KHỐI
TRONG HỆ THỐNG
1.3 Sơ đồ khối hệ thống phát

Chọn



chức

hoá

Chốt

Điều chế và

Thiết bị

dữ liệu

phát

phát

năng
Chuyển đổi
Dao động có điều kiện

song song

thành nối
tiếp

Hình2.1 Sơ đồ khối hệ thống phát hồng ngoại
-Khối chọn chức năng và mã hoá dữ liệu vào: Khi người sử dụng phát lệnh theo yêu
cầu của mình (bằng cách ấn phím chức năng) tín hiệu vào là mã thập phân. Sau đó
khối mã hoá sẽ phân tích và chuyển đổi thành hệ mã nhị phân dưới dạng các bit 0
và 1.Số bit trong mã lệnh nhị phân thường từ 4 bit hoặc 8 bit.
-Khối dao động có điều kiện: khi mạch dao động thì tạo xung dao tín hiệu và xác
định thời gian cho mỗi bit.
-Khối chốt dữ liệu và khối chuyển đổi từ song song thành nối tiếp: Khối này có
chức năng chốt mã nhị phân sau khi xuất ra từ mạch mã hoá, sau đó đưa vào mạch
chuyển đổi từ song song thành nối tiếp. Mach này được điều khiển bởi xung đồng
hồ và bộ định thời để việc chuyển đổi số bit của mã lệnh được đảm bảo.


ĐỒ ÁN 1
Trang 6/27

-Khối điều chế và phát: Mã lệnh ở dạng nối tiếp sẽ đi vào khối điều chế để ghép vào
một sóng mang có tần số dao động từ 38Khz đến 100Khz, nhờ sóng mang có tần
số cao nên tín hiệu sẽ được truyền đi xa hơn.
1.4 Sơ đồ khối hệ thống thu

Thiết bị thu

Khuếch đại và

Chuyển đổi nối


tách sóng

tiếp thành song

Giải mã

song

Dao động có

Mạch điều

điều kiện

khiển

Hình 2.2 Sơ đồ khối hệ thống thu hồng ngoại
-Khối thiết bị thu là LED thu hồng ngoại nhận tín hiệu từ LED phát ở khối thiết bị
phát.
-Khối khuếch đại tín hiệu và phát sóng: khi tín hệu vào khối này sẽ được khuếch đại
lên và tách bỏ đi sóng mang để lấy những mã lệnh cần thiết.
-Khối chuyển đổi nối tiếp thành song song và khối giải mã: nhiệm vụ của khối này
là chuyển tín hiệu từ dạng nối tiếp thanh song song kế đến đưa vào khối mã hoá để
mã hoá lệnh thành mã thập phân, tạo một xung kích mở mạch điều khiển hoạt động.
-Theo em khối nào củng quan trọng củng có vai trò riêng. Những khối chính trong
mạch của em là khối thiết bị phát, khối thiết bị thu và khối mạch điều khiển.


ĐỒ ÁN 1
Trang 7/27


TÌM HIỂU LINH KIỆN TRONG MẠCH
1.5 IC NE555
1.5.1 Cấu tạo

Hình 3.1.1a: IC NE555 thực tế
-IC NE555 có 8 chân:

Hình 3.1.1b Sơ đồ chân của IC NE555


ĐỒ ÁN 1
Trang 8/27

-Chân số 1 (GND): nối đất (mass) lấy dòng cấp cho IC hoạt động.
-Chân số 2(TRIGGER): là ngõ vào của một tần so sánh điện áp sử dụng transistor.
Mức điện áp chuẩn là 2Vcc/3.
-Chân số 3(OUTPUT): Ngõ ra của trạng thái được xác định theo hai mức volt cao
và volt thấp (mứa cao gần bằng mức áp trên chân số 8 và mức thấp gần bằng mức
áp trên chân số 1).
-Chân số 4(RESET) : Chân này có chức măng lập định mức trạng thái ra. Nếu muốn
ngõ ra ở mức thấp thì cho chân số 4 nối đất(GND). Còn ở mức cao thì trạng thái
ngõ ra phụ thuộc vào mức áp trên chân 2 và chân 6.
-Chân số 5(CONTROL VOLTAGE): Chân này dùng để điều chỉnh áp chuẩn trong
IC, thường cho nối đết thông qua một tụ từ 0.01uF đến 0.1 uF để lọc nhiễu cho mức
áp chuẩn được ổn định.
-Chân số 6(THRESHOLD): Giống chân số 2, củng là ngõ vào của một tần so sánh
điện áp dùng transistor NPN, mức áp là Vcc/3.
-Chân số 7(DISCHAGER): Chân này là một khoá điện chịu điều khiển bởi mức
logic ở chân số 3. Khi chân số 3 ở mức áp cao(=1) thì khoá mở ra, còn ở mức áp

thấp(=0) thì khoá đóng lại. Chân số 7 tự nạp xả điện cho mạch, IC NE555 giống
như một tầng dao động.
-Chân số 8(VCC): Chân này cấp nguồn cho IC hoạt động, nguồn dao động từ 5V15V không đượ vượt quá 18V.

Hình 3.1.1c Cấu tạo IC NE555


ĐỒ ÁN 1
Trang 9/27

-IC NE555 được cấu tạo từ 2 OP-AMP so sánh điện áp, mạch lật và một con
transistor để nạp xả điện cho mạch. IC NE555 có cấu tạo rất đơn giản nhưng hoạt
động rất tốt. Bên trong IC có ba điện trở mắc nối tiếp nhau để chia điện áp Vcc ra
thành ba phần giúp tạo nên điện áp chuẩn. Phần điện áp 1/3Vcc được nối vào chân
dương của OP-AMP phần 2/3Vcc được nối vào chân số âm của OP-AMP.
-Khi điện áp chân số 2 nhỏ hơn 1/3Vcc chân S=[1] Flip-Flop được kích hoạt, còn
khi điện áp ở chân số 6 lớn hơn 2/3Vcc chân R=[1] Fli-Flop được RESET.
1.5.2 Giải thích sự dao động
-Khi ở mức thấp (0V) kí hiệu là 0, ở mức cao kí hiệu là 1 (mức cao gần bằng Vcc).
IC NE555 sử dụng mạch Flip-Flop RS.
+Khi S=[1] thì Q=[1] và QB=[0]
+Khi S=[0] thì Q=[1] và QB=[0]
+Khi R=[1] thì QB=[1] và Q=[0]
-Khi S=[1] thì Q=[1], R=[1] thì Q=[0] vì QB=[1] transistor đang trong trạng thái
mở dẫn và cực C thì nối đất. Lúc này điện áp không nạp vào tụ và điện áp chân số 6
không vượt quá V2. Vì ngõ ra của OP-AMP thứ hai ở mức 0 nên Flip-Flop không
reset.
- Khi ngõ ra ở mức 1:
+Khi khởi động chân số 2 sẽ ở mức 0 vì điện áp ở chân số 2(-) nhỏ hơn điện áp của
V1(+). Ngõ ra của OP-AMP thứ nhất lúc này đang ở mức 1 nên S=[1], Q=[1] và

QB=[0] dẫn đến ngõ ra của IC bằng 1.
+Khi QB=[0] tansistor ngưng làm việc, tụ C tiếp tục nạp qua tải R điện áp trên tụ
tăng lên. Khi ấn công tắc một lần nữa OP-AMP thứ hất có V- =[1] lớn hơn V+ nên
ngõ ra ở mức 0, S=[0] Q và QB vẫn không thay đổi giá trị. Khi điện áp trên tụ nhỏ
hơn V2, Flip-Flop vẫn giữ nguyên trạng thái.


ĐỒ ÁN 1
Trang 10/27

-Khi ngõ ra ở mức 0:
Tụ C tiếp tục nạp điện áp, OP-AMP thứ hai có (V+) > (V-) = 2/3 Vcc. R=[1] nên
Q=[1] và QB=[1] nên ngõ ra của IC ở mức 0. Vì QB=[1] nên transisior mở dẫn. OPAMP thứ hai có (V+) < (V-) dẫn đến ngõ ra ở mức 0. Q và QB không thay đổi giá
trị tụ C xả điện nhờ vào transistor.
-Tóm lại: Ngõ ra (OUT) là tín hiệu có dang sóng vuông chu kì ổn định.
1.5.3 Thiết kế mạch dao động dùng IC NE555 tạo ra xung vuông có tần số và
độ rộng bất kì

Hình 3.1.3a Mạch sử dụng IC NE555
-Mạch dao động tao xung dùng IC NE555, IC thường sử dụng Vcc từ 5V-15V. Khi
điều chỉnh điện trở R1 và R2, giá trị của tụ C1 sẽ nhận được dao động xung có độ
rộng xung và tần số theo ý muốn.

T = 0.7 x (R1+2R2)x C1
f= 1.4/ (R1+2R2)x C1


ĐỒ ÁN 1
Trang 11/27


-T: là thời gian của một chu kì toàn phần(s)
-f: là tần số dao động (hz)
-R1,R2 :điện trở (W)
-C1: tụ điện(W)
T = Tm + Ts
Tm = 0.7x (R1+R2)x C1 Tm: là thời gian ở mức điện cao.
Ts = 0.7 x R2x C1

Ts: là thời gian điện ở mức điện thấp.

-Chu kì toàn phần bằng tổng chu kì ở mức điện cao và chu kì ở mức điện thấp
(T=Ts+Tm). Tần số dao động f=1/T.

Hình 3.1.3b Sơ đồ thời gian chu kì toàn phần.
1.6 OP-AMP 741 khuếch đại thuật toán

Hình 3.2a OP-AMP 741 thực tế
-OP-AMP khuếch đại thuật toán 741 có hai đầu vào và một đầu ra:
+NON-INVERTING (+): Khuếch đại thuận.
+INVERTING (-): Khuếch đại đảo.


ĐỒ ÁN 1
Trang 12/27

-Đầu ra ở chân số 6:

Hình 3.2b Sơ đồ chân OP-AMP 741
-Cách mắc mạch:
+Khuếch đại đảo: nếu cho tín hiệu vào chân số 2 thì tín hiệu ra sẽ đảo.

+Khuếch đại không đảo: nếu cho tín hiệu vào chân số 3 thì tín hiệu ra sẽ không đảo.

Hình 3.2c Cách mắc OP-AMP 741
-Cần phải lắp thêm 2 điện trở R1 và R2 để OP-AMP hoạt động.
-Cách tín hệ số khuếch đại của OP-AMP 741
+Khuếch đại đảo:
. Hệ số khếch đại AV= -R2/R1.
. Điện áp đầu ra = điện áp đầu vào x 10
VD: Điện áp vào là 1.2V => điện áp đầu ra =1.2x10=12V
+Khuếch đại không đảo:
. Hệ số khuếch đại AV= 1/ R1+R2


ĐỒ ÁN 1
Trang 13/27

1.7 IC 7812 ổn áp 12V

Hình 3.3a IC 7812 ổn áp 12V thực tế
IC họ 78XX thường được sử dụng nhiều trong các mạch đơn giản không cần sự ổn
định cao của điện áp. Những loại IC thường được sử dụng như : IC7812, IC 7805,
IC 7809…

Hình 3.3b Sơ đồ chân IC 7812
-Sơ đồ chân IC 7812:
+Chân số 1 là chân ngõ vào (IN)
+Chân số 2 là chân nối đất (GND)
+Chân số 3 là chân ngõ ra (OUT)



ĐỒ ÁN 1
Trang 14/27

-Ngõ ra (OUT) luôn ổn định mức điện áp 12V cho mạch dù cho điện áp được của
nguồn cung cấp từ nguồn có thay đổi. IC 7012 được sử dụng để bảo những vệ mạch
chỉ hoạt động ở mức điện áp dưới 12V. Khi nguồn cung cấp đột ngột thay đổi do sự
cố ngoài ý muốn (VD: điện áp của nguồn cung cấp tăng cao thì mạch vẫn hoạt động
bình thường nhờ có sự ổn định điện áp của IC 7812 giữ điện áp ngõ ra (OUT) luôn
là 12V.
-Sử dụng một máy biến biến áp để cung cập nguồn một chiềuco1 điện áp dao động
từ 12V-16V đưa vào ngõ vào (IN). Trong mạch cần có một diode để đảm bảo cực
tính của nguồn cung cấp chỉ theo một chiều duy nhất để tránh nhầm lẫn cực tính,
ảnh hưởng đến các linh kiện trong mạch.
-Điện áp vào IC7812 phải lớn hơn điện áp của IC từ 2V-3V.
-Sử dụng thêm các tụ để lọc nhiễu cho nguồn.
1.8 Điện trở

Hình 3.4a Điện trở thực tế
-Điện trở: là một linh kiện thụ động có vai trò chính là cản trở dòng điện (hạn dòng)
trước khi vào linh kiện hoặc làm những chức năng khác tuỳ thuộc vào cách mắc
điện trở trong mạch.
-Cấu tạo: điện trở thường được làm từ những chất liệu có trở kháng cao như than,
dây quấn kim loại… Giá trị của điện trở được biễu diễn bằng những vòng màu.


ĐỒ ÁN 1
Trang 15/27

Hình 3.4b Kí hiệu của điện trở
-Cách đọc giá trị của điện trở. Có 2 loại điện trở thường được sử dụng là: loại 4

vòng màu và 5 vòng màu ( được qui định bởi bảng màu).

Hình 3.4c Bảng các vòng màu của điện trở
-Đối với điện trở 4 vạch màu: 2 vạch chỉ chữ số-1 vạch chỉ hệ số nhân-1 vạch ngoài
cùng chỉ sai số.
-Muốn đọc được chỉ sớ của điện trở trước tiên ta phải xác định được màu Nhũ
Vàng, Nhũ Bạc. Sau đó tìm trên thân điện trở vạch màu nằm ngoài cùng, đọc màu
vòng đó với vòng kế nó, hai vòng màu đó xác định trị số của điện trở.
-Vòng màu thứ ba dùng để xác định hệ số nhân của điện trở: 10(giá trị của màu)
-Giá trị của điện trở được tính bằng: Giá trị điện trở= Tỉ số x Hệ số nhân.

Hình 3.4d Cách đọc giá trị của điện trở
-Vòng cuối để xác định sai số của điện trở Hoàng Kim 5%. Bạc 10%.


ĐỒ ÁN 1
Trang 16/27

1.9 Biến trở
-Biến trở: là các điện trở thuần có thể biến đổi giá tri theo ý muốn củ người sử dụng.
Thường được sử dụng để điều khiển hoạt động của mạch.

Hình 3.5a Biến trở thực tế

Hình 3.5b Kí hiệu của biến trở
1.10

Tụ điện

Hình 3.6a Tụ điện thực tế



ĐỒ ÁN 1
Trang 17/27

-Tụ điện: là linh kiện điện tử thụ động có khả năng tích điện, nạp và xả điện áp,
chống nhiễu…tuỳ vào mục đích sử dụng và cách lắp tụ trong mạch mà tụ sẽ thực
hiện những chức năng khác nhau.
-Tụ chia ra nhiều loại, cơ bản là: tụ phân cực và tụ không phân cực.
-Những tụ phân cực thường có giá trị lớn hơn sơ với tụ không phân cực. Tụ có 2
chân âm và dương phân biệt nhau. Khi gắn tụ vào mạch cần chú ý xác định chiều
âm dương của tụ để tránh mạch hoạt động sai ý muốn hoặc hư hỏng. Tụ thường có
nhiều tên như: tụ hoá, tụ gốm, tụ giấy…
-Tụ có rất nhiều hình dạng khác nhau tuỳ theo giá trị, vật liệu… làm tụ.
-Tụ được kí hiệu là C.

Hình 3.6b: Các loại tụ gốm, tụ hoá, tụ giấy

Hình 3.6c Kí hiệu của tụ
-Đơn vị của tụ điện là Fara (F).
-Trong các mạch đơn giản tụ thướng có giá trị nhỏ:
+Pico Fara (P) 1P = 1 x 1012 F
+Nano Fara (N) 1N = 1 x 109F
+Micro Fara 1Micro = 1 x 106F


ĐỒ ÁN 1
Trang 18/27

-Cách đọc giá trị tụ điện:

+Cách đọc trực tiếp 1000uF đọc là: 1000 Micro Fara.
+Nếu tụ có kí hiệu là 103J, 150K, 471K… đơn vị của các tụ này là Pico Fara. Cách
đọc tụ này là giữ nguyên hai số đầu tiên, số thứ ba là các số 0 được thêm phía sau.
VD: +104J đọc là ( 10 cộng thêm 4 số 0 phía sau) 100000pF.
+471K đọc là (47 cộng thêm 1 số 0 phía sau) 470pF.
1.11

Transistor

-Transistor: là loại linh kiện bán dẫn tự động, thường được sử dụng trong mạch như
một phần tử khuếch đại hoặc một khoá điện tử.
-Transistor có 2 loại là: NPN và PNP.

Hình 3.7a Transisor C1815 thực tế

Hình 3.7b Kí hiệu của transistor
-Cấu tạo: Transistor được cấu tao từ các lớp bán dẫn nối tiếp nhau tạo ra 2 mối tiếp
giáp P-N. Khi ta ghép theo thứ tự PNP ta được Transistor thuận, nếu ghép theo thứ
tự NPN ta được Transistor ngược.Về cấu tao Transistor tương đương với hai diode
đấu ngược nhau.


ĐỒ ÁN 1
Trang 19/27

1.12

LED thu và phát hồng ngoại

Hình 3.8a LED thu phát hồng ngoại thực tế

-LED phát ra tia hồng ngoại ( ánh sáng hồng ngoại) là ánh sáng mà mắt thường
không thể quan sát được có bước sóng từ 0.86uF đến 0.98uF. Vận tốc truyền của
ánh sáng hồng ngoại bằng với vận tốc truyền của ánh sáng.

Hình 3.8b Cấu tạo của LED hồng ngoại
1.13

Diode

Hỉnh 3.9a Diode thực tế


ĐỒ ÁN 1
Trang 20/27

-Diode: là một loại linh kiện điện tử thụ động cho phép dòng điện đi qua nó chỉ theo
một chiều mà không được đi theo chiều ngược lại.
-Diode chỉ bị cháy khi áp phân cực ngược tăng và lớn hơn hoặc bằng 1000V.

Hình 3.9b Kí hiệu của diode
1.14

Loa phát

-Mạch dùng loa phát có điện áp nhỏ, đơn giản.
-Loa có 2 chân: 1 chân cấp nguồn và 1 chân nối đất.

Hình 3.10 Loa phát thực tế



ĐỒ ÁN 1
Trang 21/27

THIẾT KẾ MẠCH CHI TIẾT
1.15

Khối nguồn

- Khối nguồn lấy nguồn cung cấp cho mạch được lấy trực tiếp từ hệ thống điện gia
đình 220V-AC, sau đó đưa vào biến áp để hạ áp xuống thành 16V-AC, cho qua cầu
diode để biến đổi điện áp từ AC thành DC. Kế đến cho qua các tụ để lọc nhiễu và
các điện trở để hạn dòng, dùng 2 IC ổn áp 7812 và 7805 để cung cấp 2 mức điện áp
+12V và +5V cho mạch.

Hình 4.1 Sơ đồ mạch nguồn mô phỏng bằng Proteus.
1.16

Khối mạch phát tín hiệu hồng ngoại

Hình 4.2 Sơ đồ khối mạch phát tín hiệu hồng ngoại mô phỏng bằng Proteus.


ĐỒ ÁN 1
Trang 22/27

-Cấp nguồn cho mạch, áp qua cầu phân áp để phân chia điện áp cho mạch, IC
NE555 có vai trò như một mạch tạo xung, tín hiệu ra từ chân số 3 của IC NE555 có
dạng một xung vuông có tần số 1Khz và được ghép thêm vào một sóng mang có tần
số 38Khz để tín hiệu có thể truyền đi xa hơn. Mạch có thể phát đi xa khoảng 6m.
-Cách tính thành phần I, Vout tại cầu phân áp:

+ I = Vcc / R1+R2
+ Vout(R2) = I x R2 => Vout(R2) = Vcc x R2 / R1+R2
1.17

Khối mạch thu tín hiệu hồng ngoại vào báo động

Hình 4.3 Sơ đồ khối mạch thu tín hiệu hồng ngoại và báo động mô phỏng bằng
Proteus.
-Tín hiệu được truyền từ LED phát hồng ngoại ở mạch phát đến LED thu, đưa vào
OP-AMP 741 thứ nhất để khuếch đại tín hiệu lên và chỉnh lưu lọc thành áp DC. Kế
đến đưa qua OP-AMP thứ hai để so sánh diện áp ( OP-AMP thứ hai có vai trò như
một mạch so sánh điện áp) tín hiệu sẽ được kích vào chân số 2 của IC NE555. IC
NE555 đóng vai trò là mạch đơn ổn khi có tín hiệu vào nó sẽ làm loa phát vang lên
(khi có người đi ngang qua mắt thu mất tín hiệu làm cho áp chỉnh lưu giảm xuống
kích vào chân IC làm cho loa phát vang lên.


ĐỒ ÁN 1
Trang 23/27

THI CÔNG ĐỀ TÀI
1.18

Phần mô phỏng bằng Proteus

1.18.1 Mạch nguồn

Hình 5.1.1 Mạch LAYOUT mạch nguồn mô phỏng bằng Proteus.
1.18.2 Mạch phát


Hình 5.1.2 Mạch LAYOUT mạch phát mô phỏng bằng Proteus.


ĐỒ ÁN 1
Trang 24/27

1.18.3 Mạch thu và báo động

Hình 5.1.3 Mạch LAYOUT mạch thu mô phỏng bằng Proteus.
1.19

Mạch thực tế

1.19.1 Mạch nguồn

Hình 5.2.1 Mạch nguồn thực tế


ĐỒ ÁN 1
Trang 25/27

1.19.2 Mạch phát

Hình 5.2.2 Mạch phát thực tế
1.19.3 Mạch thu

Hình 5.2.3 Mạch thu thực tế



×