Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

THIẾT kế ĐỒNG hồ điện tử dùng AT89C52 (có code và sơ đồ mạch)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (877.91 KB, 47 trang )

Page 1 of 47

THIẾT KẾ ĐỒNG HỒ ĐIỆN TỬ

Thiết kế đồng hồ điện tử


Page 2 of 47

MỤC LỤC

Thiết kế đồng hồ điện tử


Page 3 of 47

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1-1 Hình 1-1: Sơ đồ khối hệ thống............................................................................6
Hình 1-2: Sơ đồ thuật toán.................................................................................................7
Hình 2-1: Sơ đồ chân AT89C52.........................................................................................9
Hình 2-2: Tóm tắt các vùng bộ nhớ của 8952...................................................................12
Hình 2-3: Sơ đồ chân DS1307...........................................................................................13
Hình 2-4: Tổ chức bộ nhớ DS1307....................................................................................14
Hình 2-5: Chi tiết các thanh ghi.........................................................................................14
Hình 2-6: Sơ đồ chân LCD................................................................................................15
Hình 2-7:Sơ đồ kết nối......................................................................................................17
Hình 2-8 Quá trình truyền/ nhận dữ liệu giữa chủ/ tớ.......................................................18
Hình 2-9: Điều kiện START/STOP của I2C ....................................................................18
Hình 2-10: Định dạng dữ liệu truyền.................................................................................19
Hình 2-11: Lưu đồ thuật toán quá trình truyền/ nhận dữ liệu ...........................................20
Hình 2-12: hướng truyền dữ liệu trên bus I2C...................................................................21


Hình 3-1: Sơ đồ nguyên lý.................................................................................................22
Hình 3-2: Kết quả mô phỏng.............................................................................................22

Thiết kế đồng hồ điện tử


Page 4 of 47

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, các thiết bị điện tử ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con
người, góp phần làm cho cuộc sống trở nên tiện nghi, dễ dàng hơn. Cùng với sự tiến bộ
của khoa học- kỹ thuật và sự ra đời của vi điều khiển,chúng ta có thể chế tạo ra nhiều
thiết bị nhỏ gọn hơn, chính xác hơn và mang lại hiệu quả kinh tế cao trong cuộc sống.
Các thiết bị điện tử ngày nay ngày càng “ thông minh” hơn, thực hiện được đồng thời
nhiều công việc hơn và tốc độ xử lý nhanh hơn một phần là nhờ vào việc ứng dụng vi
điều khiển để chế tạo thiết bị.
Với mong muốn ứng dụng vi điều khiển vào đời sống, em thực hiện đồ án về đề tài Thiết
kế đồng hồ thời gian thực dùng vi điều khiển, đây là đề tài mang tính ứng dụng cao trong
thực tiễn đời sống hằng ngày cũng như khoa học, kỹ thuật vì tính chính xác về thời gian
luôn là vấn đề quan trọng với cuộc sống loài người.

Thiết kế đồng hồ điện tử


Page 5 of 47
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Giới thiệu sơ lược về đồ án
Thiết kế đồng hồ điện tử
-Tìm hiểu về vi điều khiển và IC thời gian thực

-Thiết kế dồng hồ hiển thị ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây, hẹn giờ
-Thi công phần cứng
1.2 Mục đích thực hiện
Thiết kế ra sản phẩm ứng dụng vào đời sống thực tế, phục vụ đời sống con người dựa
trên những kiến thức đã được học.
1.3 Sơ đồ khối

Khối Nguồn

Khối Xử Lý
Khối Thời
Gian Thực

Khối Hiển
Thị

Khối Giao Tiếp
Phím Bấm

Hình 1-1: Sơ đồ khối hệ thống
Khối nguồn: Cung cấp nguồn cho hệ thống
Khối Xử Lý: Dùng vi điều khiển AT89C52 lấy dữ liệu từ khối thời gian thực, lưu trữ và
xuất ra khối hiển thị, nhận tín hiệu điều khiển từ khối giao tiếp
Khối thời gian thực: Lưu trữ thời gian
Khối Hiển Thị: Hiển thị kết quả được xuất ra từ khối xử lý
Khối giao tiếp phím bấm: Thực hiện việc cài đặt ngày, giờ, báo thức thông qua khối xử lý
1.4.Sơ đồ thuật toán

Thiết kế đồng hồ điện tử


Bắt đầu


Page 6 of 47

Khởi tạo LCD

Kiểm tra dữ liệu
trong RTC
S


Đ

Xử lý dữ liệu từ
RTC
S

Có ngắt ngoài 0

Đ

Cài đặt, hiển thị lên LCD

Cập nhật thời gian vào RTC

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU LINH KIỆN
Hình 1-2: Sơ đồ thuật toán
2.1Vi điều khiển AT89C52
2.1.1Giới thiệu chung


Thiết kế đồng hồ điện tử

Đặt thời gian mặc
định


Page 7 of 47
AT89C52 là vi điều khiển do hãng Atmel sản xuất dùng cho việc điều khiển. Nó được chế
tạo theo công nghệ CMOS. AT89C52 được chế tạo bằng cách sử dụng kỹ thuật bộ nhớ
không bốc hơi mật độ cao của hãng và tương thích với chuẩn công nghiệp MCS-51 TM về
tập lệnh và các chân ra.Việc xử lý trên byte và các toán số học ở cấu trúc dữ liệu được
thực hiện bằng chế độ truy xuất dữ liệu nhanh trên RAM nội. Nó cung cấp, hỗ trợ mở
rộng trên chip dùng cho những biến 1 bit như kiểu dữ liệu riêng cho phép quản lý, kiểm
tra bit trực tiếp trong hệ thống điều khiển.
Đặc điểm:
-Tương thích với họ MCS-51TM của Intel
- Bộ nhớ: 8Kb Flash, 256 Bytes RAM
-Độ bền:1000 lần ghi/ xóa
-Hoạt động ở tần số: 0Hz-24Mhz
- 3 chế độ khóa bộ nhớ
- Timer/ Counter: 3 bộ 16 bit
- 4 port, 32 chân I/O lập trình được
- 8 nguồn ngắt
-Kiểu chân: PDIP40
2.1.2 Sơ đồ chân AT89C52

Thiết kế đồng hồ điện tử



Page 8 of 47

Hình 2-1: Sơ đồ chân AT89C52
*Vcc(40): Cung cấp nguồn điện
*GND(20): Nối đất
*Port0(32-39): Trong các thiết kế cỡ nhỏ, có chức năng như các đường I/O. Trong các
thiết kễ cỡ lớn, nó dùng để kết hợp Bus địa chỉ và Bus dữ liệu
*Port1(1-8): Là port I/O dùng cho giao tiếp với các thiết bị bên ngoài( nếu cần).
*Port2(21-28): Được dùng như các đường xuất/ nhập hoặc là byte cao của bus địa chỉ đối
với các thiết kế dùng bộ nhớ mở rộng.
*Port3(10-17): Các chân của port này có nhiều chức năng như bảng sau:
Bit
P3.0

Tên
RXD

Chức năng chuyển đổi
Dữ liệu nhận cho port nối tiếp

Thiết kế đồng hồ điện tử


Page 9 of 47
P3.1
P3.2
P3.3
P3.4
P3.5
P3.6

P3.7

TXD
INTO\
INT1\
T0
T1
WR\
RD\

Dữ liệu xuất cho port nối tiếp
Ngắt ngoài 0
Ngắt ngoài 1
Ngõ vào Timer/Counter 0
Ngõ vào Timer/Counter 1
Xung ghi bộ nhớ dữ liệu ngoài
Xung đọc bộ nhớ dữ liệu ngoài

2.1.3Các ngõ tín hiệu điều khiển
AT89C52 có 4 tín hiệu điều khiển:
a/ PSEN\( Program Store Enable):
PSEN\ là tín hiệu ra trên chân 29 là tín hiệu điều khiển cho phép bộ nhớ chương trình mở
rộng.PSEN\ sẽ ở mức thấp trong thời gian lấy lệnh. Các mã nhị phân của chương trình
được đọc từ EPROM qua bus dữ liệu và chốt vào thanh ghi của 8952 để giải mã. PSEN\
sẽ ở mức cao nếu thực hiện chương trình trong ROM nội
b/ ALE( Address Latch Enable):
ALE là tín hiệu trên chân 30 dùng làm tín hiệu điều khiển để giải đa hợp các đường địa
chỉ và dữ liệu khi kết nối với IC chốt.
Khi port 0 dùng trong chế độ chuyển đổi, ALE là tín hiệu được dùng để chốt byte thấp
địa chỉ vào một thanh ghi bên ngoài trong nửa đầu chu kỳ bộ nhớ. Các port 0 dùng để

xuất/ nhập dữ liệu trong nửa sau chu kỳ bộ nhớ.
Xung tín hiệu ALE có tốc độ bằng 1/6 lần tần số dao động trên chip và có thể dùng làm
tín hiệu clock cho hệ thống. Chân ALE dùng làm ngõ vào xung lập trình cho Eprom trong
8952.

c/ EA\( External Access):
EA\ trên chân 31 có thể mắc lên mức cao hoặc thấp. Nếu ở mức cao, 8952 thực hiệ
chương trình từ ROM nội ở địa chỉ thấp. Nếu ở mức thấp, chương trình chỉ được thực
hiện từ bộ nhớ mở rộng.
d/ RST( Reset):

Thiết kế đồng hồ điện tử


Page 10 of 47
Nằm trên chân 9 lầ ngõ Reset của 8952. Khi tín hiệu đưa lên mức cao( Ít nhất 2 chu kỳ
máy), các thanh ghi trong 8952 được tải những giá trị thích hợp để khởi động hệ thống
e/ Các ngõ vào bộ dao động:
Thường được nối với một thanh anh 12Mhz và các tụ giữ như sơ đồ ở giữa hai chân 18
và 19
f/ Các chân nguồn
8952 hoạt động bởi nguồn đơn. Vcc được nối vào chân 40 và GND được nối vào chân
20.
2.1.4Tổ chức bộ nhớ
8952 có bộ nhớ được tổ chức theo cấu trúc Havard: Có vùng bộ nhớ riêng biệt cho
chương trình và dữ liệu; Chúng có thể mở rộng bằng các thành phần bên ngoài lên đến
64Kb bộ nhớ chương trình và 64Kb bộ nhớ dữ liệu.
ROM và RAM trên chip bao gồm nhiều thành phần: Lưu trữ đa dụng, lưu trữ địa chỉ hóa
từng bit, các bank thanh ghi, các thanh ghi chức năng đặc biệt.


Hình 2-2: Tóm tắt các vùng bộ nhớ của 8952
Ta cần lưu ý hai đặc tính sau:

Thiết kế đồng hồ điện tử


Page 11 of 47
- Các thanh ghi và các port đã được xếp trong bộ nhớ, có thể truy xuất trực tiếp giống như
-

các địa chỉ bộ nhớ khác.
Bên trong RAM nội ngăn xếp nhỏ hơn bên trong RAM ngoại so với các bộ xử lý khác
2.1.5Bộ nhớ dữ liệu
AT89C52 có 256 byte bộ nhớ RAM on chip, trong đó 128 byte có cùng địa chỉ với thanh
ghi chức năng nhưng có cấu tạo riêng biệt
2.1.6Các chế độ hoạt động:
-Chế độ lười: CPU rơi vào trạng thái “ ngủ” trong khi các thiết bị ngoại vi vẫn hoạt động
tích cực. Nội dung của RAM và vai trò của các SFR vẫn được giữ nguyên. Kết thúc chế
độ lười bằng cách kích hoạt một ngắt hoặc reset phần cứng.
-Chế độ hạ nguồn: Bộ dao động ngừng, lệnh hạ nguồn là lệnh cuối cùng được thực thi.
RAM và SFR duy trì giá trị của nó cho đến khi hạ nguồn. Kết thúc chế độ hạ nguồn bằng
cách reset phần cứng, reset sẽ tạo lại giá trị cho SFR nhưng không thay đổi nội dung của
RAM. Không nên reset trước khi Vcc phục hồi mức điện áp thông thường của nó và phải
giữ đủ lâu để bộ dao động phục hồi ổn định.
2.2 IC thời gian thực DS1307
2.2.1Giới thiệu chung
DS1307 là chip đồng hồ thời gian thực, là ý nghĩa thời gian tuyệt đối mà con người đang
sử dụng, được tính bằng giờ, phút, giây... DS1307 được sản xuất bởi hãng Dallas
Semiconducter. Chip có 7 thanh ghi 8 bit chứa giá trị thời gian là thứ, ngày, tháng, năm,
giờ, phút, giây. DS1307 có 1 thanh ghi điều khiển ngõ ra phụ và 56 thanh ghi trống được

dùng như RAM. DS1307 được đọc và ghi thông qua chuẩn giao tiếp I2C nên cấu tạo bên
ngoài rất đơn giản.

Thiết kế đồng hồ điện tử


Page 12 of 47
2.2.2 Sơ đồ chân DS1307

Hình 2-3: Sơ đồ chân DS1307
Chân
1
2
3
4
5
6
7
8

Tên
X1
X2
VBAT
GND
SDA
SCL
SQW/OUT
VCC


Chức năng
Kết nối đến thạch anh 32.768Khz làm nguồn dao động cho chip
Kết nối đến cực dương của pin nuôi chip có điện áp khoảng 3v
Kết nối đến Mass
Chân dữ liệu khi kết nối đến bus I2C
Chân nhận xung clock đồng bộ khi kết nối đến bus I2C
Ngõ xuất xung vuông
Nguồn cấp chính, khoảng 5VDC

2.2.3 Tổ chức bộ nhớ của DS1307 và chi tiết các thanh ghi

Thiết kế đồng hồ điện tử


Page 13 of 47
Hình 2-4: Tổ chức bộ nhớ DS1307

Hình 2-5: Chi tiết các thanh ghi

Tên thanh ghi
SECONDS

Địa chỉ thanh ghi
0x00

MINUTES
HOURS

0x01
0x02


DAY
DATE
MONTH

0x03
0x04
0x05

Thiết kế đồng hồ điện tử

Chức năng
Bit0-bit6: chứa giá trị giây
Bit7(CH)=1 vô hiệu hóa bộ dao động trong DS1307
Chứa giá trị phút
Bit0-bit4: Chứa giá trị giờ
Bit6=1: Chế độ 12h; Bit6=0: chế độ 24h
24h: bit5-4 chứa giá trị chục của giờ
12h: Bit 4 chứa giá trị chục của giờ;
Bit5=0 AM;Bit5=1 PM
Chứa giá trị thứ
Chứa giá trị ngày
Chứa giá trị tháng


Page 14 of 47
YEAR
2.3 LCD

0x06


Chứa giá trị năm

2.3.1 Giới thiệu chung
LCD là một thiết bị ngoại vi dùng để giao tiếp với người dùng. Nó có khả năng hiển thị
tất cả các ký tự trong bảng mã ASCII , dễ dàng đưa vào mạch ứng dụng nhiều giao thức
giao tiếp khác nhau, tốn ít tài nguyên và giá không quá cao. Do vậy, ngày nay LCD được
dùng rất nhiều trong các ứng dụng của vi điều khiển.
2.3.2 Sơ đồ chân LCD

Hình 2-6: Sơ đồ chân LCD
Chân
1
2
3
4

Ký hiệu
VSS
VDD
VEE
RS

5

RW

6

E


7-14

D0-D7

15
16

LEDA
LEDK

Mô tả
Chân nối đất cho LCD
Chân cấp nguồn cho LCD
Điều chỉnh độ tương phản của LCD
Chân chọn thanh ghi.Nối chân RS với logic 0 hoặc logic 1 để chọn thanh
ghi
-Logic0: Bus D0-D7 sẽ nối với thanh ghi lệnh IR của LCD hoặc nối với
bộ đếm địa chỉ của LCD
-Logic1: Bus D0-D7 sẽ nối với thanh ghi dữ liệu DR bên trong LCD
Chân chọn chế độ đọc/ghi. Nối với logic 0 để LCD hoạt động ở chế độ
ghi; logic 1 để LCD hoạt động ở chế độ đọc
Chân cho phép. Sau khi các tín hiệu được đặt lên bus D0-D7, các lệnh chỉ
được chấp nhận khi có xung cho phép của E
-Chế độ ghi: Dữ liệu được LCD chuyển vào thanh ghi bên trong nó khi
phát hiện xung của tín hiệu chân E
-Chế độ đọc: Dữ liệu được LCD xuất ra D0-D7 khi phát hiện cạnh lên ở
chân E và được LCD giữ ở bus cho đến khi chân E xuống thấp
Dùng để trao đổi thông tin. Có hai chế độ được sử dụng:
8bit: Dữ liệu truyền trên cả đường, bit MSB là D7

4bit: Dữ liệu truyền trên 4 đường D4-D7, bit MSB là D7
Nguồn dương cho đèn nền
GND cho đèn nền

Thiết kế đồng hồ điện tử


Page 15 of 47
2.4 Chuẩn giao tiếp I2C
2.4.1 Giới thiệu chung
Ngày nay, trong các hệ thống điện tử hiện đại, rất nhiều các thiết bị ngoại vi cần phải giao
tiếp với các thiết bị khác- giao tiếp với người dùng. Để đạt được hiệu quả cao cho phần
cứng với mạch điện đơn giản, Phillips phát triển một hệ thống giao tiếp nối tiếp 2 dây
I2C(Inter-Intergrated Circuit-Bus) giao tiếp giữa các IC với nhau.
I2C được rất nhiều nhà sản xuất IC trên thế giới sử dụng. I2C trở thành chuẩn cho các
giao tiếp điều khiển. Bus I2C được sử dụng làm bus giao tiếp ngoại vi cho rất nhiều loại
IC khác nhau như 8051, PIC, AVR,IC điều khiển LCD, LED...
2.4.2 Đặc điểm giao tiếp I2C
Gồm 2 dây: SDA và SCL.SDA là đường truyền dữ liệu hai hướng, SCL là đường truyền
xung đồng hồ và chỉ theo một hướng. Khi một thiết bị kết nối vào I2C thì chân SDA của
nó sẽ nối với SDA của bus, chân SCL nối với chân SCL.
Dây SDA và SCL đều được nối với điện áp dương của nguồn thông qua một điện trở kéo.
Điện trở kéo này là cần thiết vì chân giao tiếp I2C của các thiết bị ngoại vi thường là
dạng cực máng hở. Giá trị trở dao động từ 1KΩ-4.7KΩ

Hình 2-7: Sơ đồ kết nối
-Các chế độ hoạt động của I2C:

Thiết kế đồng hồ điện tử



Page 16 of 47
Dựa vào tốc độ, ta chia làm 2 loại:
-Chế độ chuẩn hoạt động ở tốc độ 100Kbit/s
-Chế độ tốc độ thấp hoạt động ở tốc độ 10Kbit/s

Dựa vào mối quan hệ chủ tớ:
-Một chủ một tớ
-Một chủ nhiều tớ
-Nhiều chủ nhiều tớ
Dù ở chế độ nào, giao tiếp I2C đều dựa vào mối quan hệ chủ/ tớ.

Hình 2-8 Quá trình truyền/ nhận dữ liệu giữa chủ/ tớ
Thiết bị chủ xác định địa chỉ của thiết bị tớ, thiết bị chủ sẽ quyết định đọc hay ghi vào
thiết bị tớ
Thiết bị chủ gửi dữ liệu đến thiết bị tớ
Thiết bị chủ kết thúc quá trình truyền dữ liệu
Khi thiết bị chủ muốn nhận dữ liệu từ thiết bị tớ, quá trình diễn ra tương tự, chỉ khác là
thiết bị chủ sẽ nhận dữ liệu từ thiết bị tớ
2.4.3 START and STOP conditions
Đây là điều kiện bắt buộc phải có khi thiết bị chủ muốn thiết lập giao tiếp với thiết bị
khác trong mạng I2C. START là điều kiện khởi đầu, còn STOP báo hiệu kết thúc một

Thiết kế đồng hồ điện tử


Page 17 of 47
giao tiếp. Điều kiện START và STOP của I2C được mô tả như sau:

Hình 2-9: Điều kiện START/STOP của I2C

Khi chưa thực hiện việc giao tiếp, SDA và SCL đều ở mức cao. Lúc này bus I2C được coi
là rỗi, sẵn sàng cho việc giao tiếp.
Điều kiện START: Chuyển đổi trạng thái từ high xuống low trên đường SDA khi SCL ở
mức cao.
Điều kiện STOP: Chuyển đổi trạng thái từ low lên high trên đường SDA khi SCL ở mức
cao.
Hai điều kiện trên được tạo bởi thiết bị chủ, sau tín hiệu START, bus I2C sẽ được coi như
đang ở trạng thái làm việc. BUS I2C sẽ rỗi sau khi nhận tín hiệu STOP từ thiết bị chủ
2.4.4 Định dạng dữ liệu truyền
Dữ liệu được truyền theo từng bit,bit dữ liệu được truyền tại phần dương của xung đồng
hồ trên dây SCL, quá trình thay đổi bit dữ liệu xảy ra khi SCL ở mức thấp.

Hình 2-10: Định dạng dữ liệu truyền

Thiết kế đồng hồ điện tử


Page 18 of 47
Mỗi byte dữ liệu được truyền có độ dài 8bits. Số lượng byte có thể truyền trong một lần
là không hạn chế. Mỗi byte được truyền sẽ chờ tín hiệu phản hồi là một bit ACK để báo
hiệu nhận dữ liệu.Mỗi lần I2C sẽ truyền đi 8 bits và nhận lại 1 bit, bit có trọng số cao
nhất sẽ truyền đi đầu tiên, các bit được truyền đi lần lượt. Sau 8 xung clock trên SCL, 8
bits dữ liệu đã được truyền đi. Sau khi thiết bị nhận đủ 8 bit dữ liệu sẽ kéo SDA xuống
mức thấp tạo xung ACK ứng với xung clock thứ 9 trên SDA để báo hiệu nhận đủ 8 bits.
Thiết bị truyền khi nhận bit ACK sẽ tiếp tục quá trình truyền dữ liệu hoặc kết thúc.

Truyền

Nhận


Buffer=data bit

SDA=data bit
No

No

Buffer full

Clock=8
Yes
Yes

ACK

Yes

Yes
No

Send ACK

Yes

Next byte or stop
Thiết kế đồng hồ điện tử

Read Buffer



Page 19 of 47

Hình 2-11: Lưu đồ thuật toán quá trình truyền/ nhận dữ liệu

STOP

Một byte truyền đi có kèm theo ACK là điều kiện bắt buộc, nhằm đảm bảo cho quá trình
truyền nhận được diễn ra chính xác. Khi không nhận đúng địa chỉ hay muốn kết thúc quá
trình giao tiếp, thiết bị gửi xung Not-ACK( SDA mức cao).
2.4.4 Định dạng địa chỉ thiết bị
Mỗi thiết bị tham gia vào chuẩn giao tiếp I2C đều có một giá trị riêng có độ dài 7 bit,
Trên một bit I2C ta có thể phân biệt 128 thiết bị. Khi thiết bị chủ muốn giao tiếp với các
thiết bị khác trên bus I2C, nó sẽ gửi 7 bit địa chỉ của thiết bị đó ra bus ngay sau xung
START. Byte đầu tiên được gửi sẽ gồm 7 bit địa chỉ và bit thứ 8 điều khiển hướng truyền.
Mỗi thiết bị ngoại vi có một địa chỉ riêng do nhà sản xuất quy định, địa chỉ đó có thể cố
định hoặc thay đổi. Bit điều khiển hướng sẽ quy định chiều truyền dữ liệu.Bit=0, byte dữ
liệu tiếp theo được truyền từ chủ đến tớ. Bit=0, byte dữ liệu tiếp theo được truyền từ tớ
đến chủ. Việc thiết lập giá trị bit do thiết bị chủ thực hiện, thiết bị tớ sẽ tùy theo giá trị đó
mà có sự phản hồi tương ứng.

Thiết kế đồng hồ điện tử


Page 20 of 47
2.4.5 Truyền dữ liệu trên bus I2C, chế độ Master-Slaver
Việc truyền dữ liệu diễn ra giữa hai thiết bị chủ-tớ; Dữ liệu truyền có thể theo hai hướng
khác nhau. Hướng truyền được quy định bởi bit thứ 8 trong byte đầu tiên được truyền đi.

Hình 2-12: hướng truyền dữ liệu trên bus I2C
Chế độ giao tiếp Master-Slaver là một chế độ cơ bản trong bus I2C, toàn bộ bus được

quản lý bởi một Master duy nhất để không xảy ra tình trạng xung đột bus hay mất đồng
bộ xung clock.

Thiết kế đồng hồ điện tử


Page 21 of 47
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MẠCH
3.1 Sơ đồ nguyên lý

Hình 3-1: Sơ đồ nguyên lý
3.2Kết quả mô phỏng

Hình 3-2: Kết quả mô phỏng

Thiết kế đồng hồ điện tử


Page 22 of 47
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN
Kết luận và hướng phát triển đề tài:
Đồng hồ điện tử có nhiều ứng dụng thực tế trong cuộc sống và được dùng để hiển thị
thứ,ngày, tháng, năm, giờ phút giây một cách chính xác, trực quan phục vụ đời sống con
người.
Hướng phát triển đề tài: Từ đồng hồ điện tử, ta có thể phát triển lên thành lịch vạn niên để
hiển thị thêm lịch âm dương, đo nhiệt độ, độ ẩm cũng như báo thức để phục vụ tốt hơn
cho cuộc sống con người. Đây là một ứng dụng cần thiết và không thể thiếu trong cuộc
sống

Thiết kế đồng hồ điện tử



Page 23 of 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Giáo trình họ vi điều khiển 8051- Tống Văn On
[2]Bài giảng vi xử lý, vi điều khiển- Đại học Kỹ Thuật Công Nghiệp
[3] />[4] />[5] />
Thiết kế đồng hồ điện tử


Page 24 of 47

PHỤ LỤC A

Thiết kế đồng hồ điện tử


Page 25 of 47

Thiết kế đồng hồ điện tử


×