Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đề thi học sinh giỏi môn hóa 9 huyện khoái châu năm học 2017 2018 có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.83 KB, 7 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN KHOÁI CHÂU
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 02 trang)

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2017-2018
Môn: Hóa học - Lớp 9
Thời gian làm bài 120 phút

Câu 1 (3,0 điểm)
Với mỗi thí nghiệm sau hãy nêu hiện tượng quan sát được và viết phương
trình phản ứng?
a) Sục khí cacbonic tới dư vào dung dịch nước vôi trong.
b) Nhỏ axit sunfuric đặc vào cốc chứa đường saccarozo.
Câu 2 (3,0 điểm)
Cho các dung dịch bị mất nhãn sau đây: Amoni sunfat; amoni nitrat; natri
nitrat; magie clorua; sắt(II)clorua; nhôm clorua. Hãy chọn một thuốc thử để khi cho
thuốc thử này vào từng dung dịch có thể nhận ra được từng chất trong dung dịch đó.
Viết phương trình phản ứng xảy ra?
Câu 3 (4,0 điểm)
a) Hòa tan một ít NaCl vào nước được V ml dung dịch A có khối lượng riêng là D.
Thêm V1 ml nước vào dung dịch A được (V + V1) ml dung dịch B có khối lượng riêng D1.
Hãy chứng minh rằng D>D1. Biết khối lượng riêng của nước là 1g/ml.
b) Từ hỗn hợp gồm Al2O3, MgCO3 và 2 dung dịch NaOH, HCl; trình bày
cách điều chế các muối khan AlCl3, MgCl2, NaCl riêng biệt (các điều kiện, dụng cụ
cần thiết có đủ). Viết phương trình hóa học minh họa?
Câu 4 (4,0 điểm)
a) Tính C% của dd H2SO4 biết rằng khi cho m gam dung dịch này tác dụng
với hỗn hợp (Na, Mg, Fe) dư thì khối lượng H2 thoát ra bằng 4,7% m gam.
b) Dẫn 10 lít hỗn hợp gồm O2 và CO2 đo ở đktc vào bình đựng 200 ml dung


dịch Ca(OH)2 1M, sau phản ứng thu được 10 gam kết tủa. Tính % theo thể tích mỗi
khí trong hỗn hợp ban đầu?
Câu 5 (6 điểm)
a) Ca(HCO3)2 là một chất vừa tác dụng với axit vừa tác dụng với bazơ được
hình thành trong phản ứng tạo thành thạch nhũ trong hang động. Chất NaHCO3
cũng tác dụng với axit và bazơ, trong y học được dùng làm thuốc trung hòa axit,
chữa đau dạ dày hay giải độc do axit.
- Viết các phương trình phản ứng minh họa?
- Trộn Ca(HCO3)2 với NaHCO3 theo tỷ lệ % về khối lượng lần lượt là a và b.
Biết % theo khối lượng của nguyên tố oxi trong hỗn hợp sau khi trộn là 58%. Xác
định giá trị của a và b?


b) Hòa tan hoàn toàn 4,35 gam một hỗn hợp gồm kali và một kim loại M (hóa
trị II) trong dung dịch HCl dư, thì thu được 2,8 dm3 H2 (đktc). Nếu chỉ hòa tan hoàn
toàn 4,35 gam kim loại M trong dung dịch HCl dư thì thể tích khí H2 sinh ra chưa
đến 4,48 dm3 (đktc). Hãy xác định kim loại M?
__________HÕt __________
Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố:
H = 1; C =12; O = 16; Na = 23; K = 39; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5;
Ca = 40; Fe = 56; Be=9; Cu = 64; Zn = 65; Ba = 137.
Thí sinh không được sử dụng tài liệu, Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
(Lưu ý: thí sinh không được sử dụng Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá
học và bảng tính tan)
Họ tên thí sinh...................................................................SBD:..................


HƯỚNG DẪN CHẤM
BÀI THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2017- 2018

Môn: Hóa học - Lớp 9
Câu 1 (3,0 điểm): Với mỗi thí nghiệm sau hãy nêu hiện tượng quan sát được và
viết phương trình phản ứng?
a) Sục khí cacbonic tới dư vào dung dịch nước vôi trong.
b) Nhỏ axit sunfuric đặc vào cốc chứa đường saccarozo.
Đáp án
Điểm
a
- Ban đầu nước vôi trong vẩn đục, sau đó vẩn đục tan dần
0,75
1,5 đ - PTHH: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓+ H2O
CaCO3 + H2O + CO2 → Ca(HCO3)2
0,75
b
- Đường từ màu trắng chuyển thành khối màu đen xốp, có khí sinh
0,75
1,5 đ ra đẩy khối màu đen lên miệng cốc.
Ý

H2SO4 đặc

- PTHH: C12H22O11 → 12C + 11H2O
C + 2H2SO4 → CO2 + 2SO2 + 2H2O

0,75

Câu 2 (3,0 điểm): Cho các dung dịch bị mất nhãn sau đây: Amoni sunfat; amoni
nitrat; natri nitrat; magie clorua; sắt(II)clorua; nhôm clorua. Hãy chọn một thuốc thử
để khi cho thuốc thử này vào từng dung dịch có thể nhận ra được từng chất trong
dung dịch đó. Viết phương trình phản ứng xảy ra?

- Chọn thuốc thử là Ba(OH)2
- Nhỏ thuốc thử tới dư vào từng dung dịch:
+ (NH4)2SO4: Xuất hiện khí mùi khai và kết tủa trắng.
(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2NH3↑ + 2H2O
+ NH4NO3: Có khí mùi khai
2NH4NO3 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + 2NH3↑ + 2H2O
+ MgCl2: Xuất hiện kết tủa trắng
MgCl2 + Ba(OH)2 → BaCl2 + Mg(OH)2↓
+ FeCl2: Xuất hiện kết tủa trắng xanh, sau đó hóa nâu đỏ
FeCl2 + Ba(OH)2 → Fe(OH)2↓+ BaCl2
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3↓
+ AlCl3: Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng keo, sau đó tan dần.
2AlCl3 + 3Ba(OH)2 → 2Al(OH)3 + 3BaCl2
2Al(OH)3 + Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2 + 4H2O
Chú ý : nêu hiện tượng đúng được 0,15đ, viết pt đúng được 0,1 đ
+ NaNO3: Không có hiện tượng.

0,5
0,5
0,5
0,5

0,5

0,5


Câu 3 (4,0 điểm)
a) Hòa tan một ít NaCl vào nước được V ml dung dịch A có khối lượng riêng là D.
Thêm V1 ml nước vào dung dịch A được (V + V1) ml dung dịch B có khối lượng

riêng D1. Hãy chứng minh rằng D>D1. Biết khối lượng riêng của nước là 1g/ml.
b) Từ hỗn hợp gồm Al2O3, MgCO3 và 2 dung dịch NaOH, HCl; trình bày cách điều
chế các muối khan AlCl3, MgCl2, NaCl riêng biệt (các điều kiện, dụng cụ cần thiết
có đủ). Viết phương trình hóa học minh họa?
a


mdd trước khi pha = V.D
Do Dnước = 1g/ml => V1ml nước tương ứng với V1 gam

0,5

Sau khi pha: D1 =
Giả sử D1 > D => D – D1 <0

0,5

Hay D –
<0 => V1(D - 1) <0

b


Do V1>0 => D – 1 <0 => D <1 vô lí vì D luôn lớn hơn 1
 D>D1
- Hòa tan hỗn hợp vào dung dịch NaOH dư, lọc tách thu được chất
rắn MgCO3 và dung dịch A gồm NaAlO2 và NaOH dư.
- Hòa tan MgCO3 bằng dung dịch HCl dư rồi cô cạn được MgCl2
khan.
- Sục CO2 đến dư vào dung dịch A, lọc tách lấy chất rắn Al(OH)3 và

dung dịch B.
- Hòa tan Al(OH)3 vào dung dịch HCl dư rồi cô cạn được AlCl3
khan.
- Cho dd B tác dụng với dd HCl dư rồi cô cạn được NaCl khan.
PTHH: Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + H2O + CO2
CO2 + 2H2O + NaAlO2 → Al(OH)3 ↓ + NaHCO3
CO2 + NaOH → NaHCO3
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

0,5
0,5
0,2
0,2
0,2
0,2
0,2
0,2
0,2
0,1
0,1
0,2
0,2

Câu 4 (4,0 điểm)
a) Tính C% của dd H2SO4 biết rằng khi cho m gam dung dịch này tác dụng với hỗn
hợp (Na, Mg, Fe) dư thì khối lượng H2 thoát ra bằng 4,7% m gam.
b) Dẫn 10 lít hỗn hợp gồm O2 và CO2 đo ở đktc vào bình đựng 200 ml dung dịch
Ca(OH)2 1M, sau phản ứng thu được 10 gam kết tủa. Tính % theo thể tích mỗi khí

trong hỗn hợp ban đầu?


a


b


Giả sử mdd H2SO4 = 100g, nồng độ dd là x%
mH2SO4 = x gam, mH2O = 100 – x gam , mH2 = 4,7 gam
2Na + H2SO4 → Na2SO4 + H2
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
2Na + 2H2O →2NaOH + H2
nH2 = nH2SO4 + ½ nH2O
mH2 = ( + x
)x2 = 4,7
= 24,34
C% H2SO4 = 24,34%
Đổi 200 ml = 0,2 lít
n Ca(OH)2 = 0,2 mol ; n CaCO3 = 0,1 mol
- TH1: Xảy ra 1 phản ứng tạo CaCO3, Ca(OH)2 dư
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
n CO2 = n CaCO3 = 0,1 mol
VCO2 = 2,24 lít
 %VCO2 =
x100% = 22,4%
 % VO2 = 77,6%


0,2
0,3

0,5
0,2
0,3
0,5
0,5
0,1
0,1
0,1
0,1
0,1

- TH2: Xảy ra 2 phản ứng, CO2 dư
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (1)
Theo (1) n CO2 = n CaCO3 = n Ca(OH)2 = 0,2 mol
CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2 (2)
Theo bài n CaCO3 ở (2) = 0,2 – 0,1 = 0,1 mol
Theo (2) n CO2 = n CaCO3 = 0,1 mol
Vậy tổng số mol CO2 ở cả hai pt là : 0,1 + 0,2 = 0,3 mol

0,1
0,2
0,2
0,2
0,2
0,2

VCO2 = 6,72 lít

 %VCO2 = 67,2%
 % VO2 = 32,8%

0,1
0,1
0,1

Câu 5 (6 điểm):
a) Ca(HCO3)2 là một chất vừa tác dụng với axit vừa tác dụng với bazơ được hình
thành trong phản ứng tạo thành thạch nhũ trong hang động. Chất NaHCO3 cũng tác
dụng với axit và bazơ, trong y học được dùng làm thuốc trung hòa axit, chữa đau dạ
dày hay giải độc do axit.
- Viết các phương trình phản ứng minh họa?


- Trộn Ca(HCO3)2 với NaHCO3 theo tỷ lệ % về khối lượng lần lượt là a và b. Biết %
theo khối lượng nguyên tố oxi trong hỗn hợp sau khi trộn là 58%. Xác định giá trị
của a và b?
b) Hòa tan hoàn toàn 4,35 gam một hỗn hợp gồm kali và một kim loại M (hóa trị II)
trong dung dịch HCl dư thì thu được 2,8 dm3 H2 (đktc). Nếu chỉ hòa tan hoàn toàn
4,35 gam kim loại M trong dung dịch HCl dư, thì thể tích khí H2 sinh ra chưa đến
4,48 dm3 (đktc). Hãy xác định kim loại M?
a


- PTHH:
Ca(HCO3)2 + 2HCl → CaCl2 + 2CO2 + 2H2O
Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → 2CaCO3 + 2H2O
CaCO3 + CO2 + H2O ↔ Ca(HCO3)2
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
- Giả sử khối lượng hỗn hợp là 100g
=> Khối lượng của Ca(HCO3)2 = a gam
=> Khối lượng của NaHCO3 = b gam
Khối lượng của O trong 100 gam hỗn hợp là:

0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25

0,5
Giải hệ phương trình:
a + b = 100
0,5

 a = 40,5, b = 59,5

0,5

b
n H2 = 0,125 mol
2,0 đ n H2 = 0,2 mol
Nếu M không phản ứng với dd HCl thì thể tích H2 sinh ra ở phản ứng 0,25
của K với HCl. Lúc đó mK =
gam

=> M tác dụng với dd HCl.
PTHH: 2K + 2HCl  2KCl + H2 (1)
M + 2HCl  MCl2 + H2 (2)
Gọi số mol của K và M lần lượt là a và b
Ta có:
a + 2b = 0,25 (3)
39a + M.b = 4,35 (4)

0,25
0,25
0,25
0,25

0,25


Theo bài ta có

=> M>21,75

Vì b< 0,125 nên từ (3) và (4) => M< 34,8
 21,75 < M < 34,8
 M là Mg
Học sinh làm cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa
Phương trình không cân bằng trừ ½ số điểm.
________________ Hết _______________

0,25
0,25




×