Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Khảo sát quần thể di tích Đền Cửa Đạt huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.06 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
1.1. Thanh Hóa là một tỉnh có diện tích tự nhiên 11,106,09 km 2,
nằm ở cực Bắc Trung Bộ Việt Nam, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về
phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560km.
Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình, phía
Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hòa
Dân chủ nhân dân Lào) với đường biên giới 192 km, phía Đông là Vịnh
Bắc Bộ với chiều dài bờ biển 102km. Tọa độ địa lý: 19 0 - 18 - 20040 vĩ
độ Bắc; 104022 - 10604 kinh độ Đông.
Địa hình Thanh Hóa nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Ở
phía Tây Bắc, những đồi núi cao trên 1.000m đến 1.500m thoải dần, kéo
dài và mở rộng về phía đông nam. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích của cả
tỉnh, tạo tiềm năng lớn về kinh tế lâm nghiệp, dồi dào lâm sản, tài
nguyên phong phú. Dựa vào địa hình có thể chia Thanh Hóa ra làm các
vùng miền.
Miền núi, trung du: Miền núi và đồi trung du chiếm phần lớn
diện tích của Thanh Hóa. Miền đồi núi chiếm 2/3 diện tích Thanh Hóa,
nó được chia làm 3 bộ phận khác nhau bao gồm 11 huyện: Như Xuân,
Như Thanh, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hoa, Quan
Sơn, Mường Lát, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy và Thạch Thành. Độ cao trung
bình vùng núi 600 - 700m, độ dốc trên 25 độ. Vùng trung du có độ cao
trung bình 150 - 200m, độ dốc từ 15 - 20 độ. Vùng đồi núi phía Tây có
khí hậu mát, lượng mưa lớn nên có nguồn lâm sản dồi dào, lại có tiềm
năng thủy điện lớn, trong đó sông Chu và các phụ lưu có nhiều điều
kiện thuận lợi để xây dựng các nhà máy thủy điện.
Vùng đồng bằng của Thanh Hóa lớn nhất của miền Trung và thứ
ba của cả nước. Đồng bằng Thanh hóa có đầy đủ tính chất của một đồng
bằng châu thổ, do phù sa các hệ thống sông Mã, sông Yên và sông
Bạng. Bờ biển dài trên 100km, tương đối bằng phẳng, có bãi tắm nổi
tiếng Sầm Sơn, có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc lấn


biển, nuôi trồng thủy sản, phân bố các khu dịch vụ, khu công nghiệp,
phát triển kinh tế biển (ở Nga Sơn, Nam Sầm Sơn, Nghi Sơn).
Thanh Hóa nằm ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ và
Nam Bộ, có một vị trí rất thuận lợi.
Đường sắt và Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10 chạy qua vùng đồng bằng
và ven biển, đường chiến lược 15A, đường Hồ Chí Minh xuyên suốt
vùng trung du và miền núi, tạo điều kiện thuận lợi giao lưu với các tỉnh
và thành phố khác trong cả nước.
1


Quốc lộ 45, 47 nối liền các huyện đồng bằng ven biển với vùng
miền núi, trung du của tỉnh, Quốc lộ 217 nối liền Thanh Hóa với tỉnh
Hủa Phăn của nước bạn Lào.
Hệ thống sông ngòi của tỉnh phân bố khá đều với 4 hệ thống sông
đổ ra biển bằng 5 cửa lạch chính. Cảng biển Nghi Sơn là cửa ngõ của
Thanh Hóa trong giao lưu quốc tế và khu vực.
Sân bay Sao Vàng có khả năng mở rộng kết hợp dịch vụ dân dụng.
Thanh hóa là tỉnh nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động
từ khu vực trọng điểm kinh tế phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng
Ninh) và những tác động từ các vùng trọng điểm kinh tế Trung Bộ và
Nam Bộ nên có một vị trí rất thuận lợi trong giao lưu với các tỉnh, thành
phố trong cả nước và giao lưu quốc tế.
1.2. Thường Xuân là một huyện miền núi thuộc tỉnh Thanh Hóa,
Việt Nam. Phía Bắc giáp các huyện Lang Chánh và Ngọc Lặc. Phía
Đông giáp các huyện Thọ Xuân, Triệu Sơn và Như Thanh. Phía Nam
giáp huyện Như Xuân. Phía Tây giáp các huyện Quỳ Châu và Quế
Phong, tỉnh Nghệ An. Phía Tây Bắc có đường biên giới chung với Lào.
Huyện Thường Xuân có diện tích tự nhiên: 1.105,05 km 2, là
huyện rộng nhất tỉnh Thanh Hóa. Địa hình đồi núi thấp, bị chia cắt

nhiều, độ dốc lớn, có các đỉnh núi: Bù Chò (1.563m), Bù Rinh
(1.291m). Có sông Chu, sông Dát chảy qua. Có đường biên giới với
nước Lào ở phía Tây huyện. Đất rừng chiếm khoảng 80% diện tích.
Vùng đất cổ Thường Xuân từ ngàn xưa được ba dân tộc Thái,
Mường, Kinh cùng đoàn kết gắn bó với nhau trong cộng đồng các dân
tộc Việt Nam, xây dựng nên bề dày truyền thống văn hóa son sắt, thủy
chung, thương người, vì nghĩa và vì tình yêu quê hương đất nước.
Những truyền thống tốt đẹp ấy kết thành vùng đất “thiên thời, địa lợi,
nhân hòa”, vùng đất đã từng được các bậc quân vương chọn làm hậu cứ,
chiêu tập hiền tài để kháng chiên chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc
lập tự do của dân tộc.
Với truyền thống văn hóa, truyền thống lịch sử vẻ vang của cha
ông trên vùng đất đã từng chịu nhiều gian khó nhưng rất đỗi hào hùng truyền thống tốt đẹp của nhân dân các dân tộc Thường Xuân. Một vùng
đất “địa linh nhân kiệt” của núi rừng quê Thanh anh hùng bất khuất; đã
sản sinh ra biết bao nhiêu anh hùng hào kiệt, kinh bang tế thế làm rạng
danh cho quê hương đất nước “Con Lạc cháu Hồng”, sẽ là điểm đến
hấp dẫn du khách ở khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên kỳ thú và công
trình thủy lợi - thủy điện Cửa Đạt - công trình trọng điểm Quốc gia đã
hoàn thành. Nhiều di tích văn hóa hấp dẫn khác như: Lũng Nhai - nơi
2


diễn ra hội thề của 18 tướng lĩnh cùng Bình Định Vương Lê Lợi quyết
tâm chống giặc Minh thế kỷ XV, Đền Cầm Bá Thước - người đã giương
cao ngọn cờ khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương chống thực dân
Pháp suốt 10 năm liền tại quê hương mình, Đền Mẫu Chúa Thượng
Ngàn - Chúa của rừng xanh,… và quần thể khu di tích cách mạng trên
đất Thường Xuân.
1.3. Đền Cửa Đạt là nơi thờ danh nhân Cầm Bá Thước và Bà
Chúa Thượng Ngàn là một quần thể di tích nằm trên một dải đất cao,

phía trước là núi Ngạn sông Chu, thuộc địa bàn xã Xuân Mỹ, Huyện
Thường Xuân, Thanh Hóa. Cách thành phố Thanh Hóa 60km về hướng
Tây nhưng khu di tích Cửa Đạt thu hút khá đông du khách khắp nơi về
thăm. Đây là lễ hội lớn thờ Danh nhân Cầm Bá Thước kết hợp với tín
ngưỡng thờ Bà Chúa Thượng Ngàn. Khu di tích Cửa Đạt là một quần
thể di tích tọa lạc trên một dải đất cao nằm bên dòng sông Chu thuộc xã
Xuân Mỹ, huyện Thường Xuân. Đây là vùng miền nổi tiếng với công
trình thủy điện Hồ Cửa Đạt lớn nhất Đông Nam Á là niềm tự hào của
người xứ Thanh - không những mang tính chất là đập là thủy điện mà
quan trọng nó còn mang ý nghĩa là khu du lịch với phong cảnh ở đây
thật đẹp, cảnh quan thiên nhiên rất tuyệt vời.
Đến với lễ hội Cửa Đạt du khách sẽ được tìm hiểu về tế lễ trong
tín ngưỡng thờ thánh của người Thái xã Vạn Xuân, huyện Thường
Xuân, được cùng tham gia các sinh hoạt văn hoá khác như lễ rước quan
Cầm Bá Thước, các trò chơi trò diễn dân gian như múa sạp, tung còn,
hát giao duyên, chơi đu, đánh khẳng,...
Điều đặc biệt là khách du lịch tới đây không chỉ dâng hương cầu
lộc, cầu tài mà còn mua những giống cây cành lộc về nhà trồng lấy may.
Rất nhiều bạn trẻ thích chọn di tích Cửa Đạt là nơi du xuân trong những
ngày đầu năm, thế nên lượng khách đến Đền Cửa Đạt trong những ngày
xuân khá đông.
1.4. Với mong muốn tìm hiểu các giá trị của di tích hiện có, qua
đó tìm hiểu sâu hơn các giá trị lịch sử, văn hóa Quần thể di tích; góp
phần vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời,
giới thiệu các giá trị lịch sử - văn hóa của từng di tích trong quần thể để
nâng cao việc quảng bá du lịch nhằm thu hút khách tham quan; phục vụ
nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương cho học sinh, sinh viên; giáo
dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.
Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Khảo sát quần thể di tích Đền
Cửa Đạt huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa” để nghiên cứu.

3


2. Tình hình nghiên cứu
Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài: Cho tới nay,
chưa có một công trình nào nghiên cứu về di tích Đền Cửa Đạt, huyện
Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ
3.1. Mục tiêu
Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung về di sản văn hóa, di tích
lịch sử, đề tài nghiên cứu đi sâu khảo sát khu di tích lịch sử Đền Cửa
Đạt. Từ đó, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển những giá trị văn
hóa của khu di tích góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả. Đáp ứng
nhu cầu đổi mới công việc quản lí di tích và bảo tồn phát huy những giá
trị văn hóa của khu di tích này.
3.2. Nhiệm vụ
Để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, đề tài tập trung giải quyết các
vấn đề sau:
- Khái quát về di tích lịch sử Đền Cửa Đạt;
- Thực trạng hoạt động hiện nay của khu di tích lịch sử Đền Cửa Đạt;
- Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển những giá trị văn
hóa của khu di tích.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống quần thể di tích lịch sử Đền Cửa Đạt huyện Thường
Xuân tỉnh Thanh Hóa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về lịch sử hình thành, khảo sát thực trạng và các giải
pháp bảo tồn, phát triển những giá trị văn hóa của khu di tích Đền Cửa
Đạt trong những năm 2008 - 2014.

5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành.
- Phương pháp khảo sát điền dã, phỏng vấn, phương pháp thống
kê, phân tích, tổng hợp, so sánh.
6. Đóng góp của đề tài
6.1. Đề tài là một tập hợp tư liệu tương đối đầy đủ về thực trạng
và giá trị văn hóa - lịch sử của quần thể di tích lịch sử Đền Cửa Đạt.
6.2. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là một phần nguồn tư
liệu, sử liệu tham khảo quan trọng để nghiên cứu lịch sử hình thành và
phát triển của khu di tích.
6.3. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn, bảo vệ và phát huy các giá
trị khu di tích lịch sử văn hóa Đền Cửa Đạt.
4


7. Nội dung của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo
đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về di sản văn hóa và khái quát về
không gian văn hóa Đền Cửa Đạt
Chương 2: Quần thể khu di tích lịch sử văn hóa Đền Cửa Đạt công tác quản lý và thực trạng
Chương 3: Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa khu di
tích lịch sử Đền Cửa Đạt

5


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DI SẢN VĂN HÓA
VÀ KHÁI QUÁT VỀ KHÔNG GIAN VĂN HÓA ĐỀN CỬA ĐẠT

1.1. Khái niệm về di sản văn hóa
1.1.1. Khái niệm di sản văn hóa của UNESCO
Di sản văn hóa là toàn bộ kết quả sáng tạo văn hóa của các thế hệ
trước để lại. Theo UNESCO, di sản văn hóa gồm những di sản văn hóa
hữu thể (Tangible) và di sản văn hóa vô thể (Intangible).
1.1.2. Khái niệm di sản văn hóa của Việt Nam.
Di sản Văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do
một cộng đồng người sáng tạo và tích lũy trong quá trình lịch sử, được
lưu truyền từ đời này qua đời khác.
1.2. Khái niệm di tích lịch sử văn hóa
Di tích lịch sử văn hóa là một công trình hay một địa điểm gắn
với sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của
một hay nhiều thời kỳ lịch sử của đất nước.
1.3. Khái quát về không gian văn hóa Đền Cửa Đạt
1.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của
huyện Thường Xuân - Thanh Hóa
1.3.1.1. Tự nhiên
* Vị trí địa lí
- Thường Xuân là huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Thanh
Hóa. Diện tích tự nhiên 111.380,8 ha, là huyện có diện tích lớn nhất
Thanh Hóa. Với số dân là 84.470 người.
* Về tài nguyên nước
- Thường Xuân có hệ thống sông ngòi khá phong phú, là nguồn
tài nguyên lớn về nguồn nước tưới đối với nông nghiệp; gồm có các
sông sông Khao, sông Chu, sông Đặt, sông Đằn.
* Về tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn huyện có rất nhiều loại khoáng sản như: Thiếc, Sắt,
Cao Lanh, đất Sét làm gạch, Cát sỏi, Đá vôi, vàng, sa khoáng đá quý...
nhưng trữ lượng ít.
*Tài nguyên rừng:

Tổng diện tích rừng hiện nay là 90.417,96ha chiếm 80,4% tổng
diện tích tự nhiên, độ che phủ rừng đạt 76,3%.
1.3.1.2. Kinh tế
6


Là huyện miền núi đặc biệt khó khăn, nền kinh tế chủ yếu dựa
vào sản xuất lâm - nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự
chuyển dịch theo hướng phù hợp với định hướng cơ cấu kinh tế chung
của tỉnh và cả nước song vẫn ở mức thấp so với mức tăng trưởng của
tỉnh và khu vực. Cơ cấu kinh tế đang từng bước chuyển dịch theo
hướng giảm Nông, lâm nghiệp, tăng Công nghiệp, xây dựng - Dịch vụ,
thương mại. Năm 2012, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ
trọng lâm - nông nghiệp và thuỷ sản chiếm 47,63%, công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp - thương mại và dịch vụ chiếm 52,37%. Thu nhập bình
quân đầu người đạt 9,24 triệu đồng/người/năm. Lương thực bình quân
đầu người đạt 330kg/người/năm.
* Đặc điểm sản xuất trong nông nghiệp
* Về kết quả sản xuất lâm nông nghiệp năm 2012
* Về kết quả sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
* Về xây dựng kết cấu hạ tầng
* Về thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện
1.3.1.3. Văn hóa xã hội
Đến nay, toàn huyện có 16 xã, 01 thị trấn với 140 thôn, bản và 05
khu phố, và có 65 trường, 1.106 lớp, 24.935 học sinh, 1868 giáo viên,
có 1 bệnh viện đa khoa huyện và có 3 phòng khám đa khoa ở các xã xa
trung tâm,
1.3.2. Khu di tích lịch sử văn hóa Đền Cửa Đạt là quần thể di
tích lịch sử văn hóa
1.3.2.1. Tên gọi di tích

Căn cứ theo Quyết định số 02/QĐ-VHTT ngày 10 tháng 8 năm
1989 của Sở Văn hóa - Thông tin (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch Thanh Hóa) về việc công nhận di tích lịch sử văn hóa và danh lam
thắng cảnh thì di tích có tên gọi là Đền thờ Cầm Bá Thước và Bà Chúa
Thượng Ngàn. Gọi như vậy bởi nơi đây có hai ngôi đền thờ gồm: Đền
thờ Cầm Bá Thước - một trong những thủ lĩnh trong phong trào Cần
Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX và Đền thờ Bà chúa Thượng Ngàn
(hay còn gọi là Mẫu Đệ Nhị) - vị thần cai quản vùng rừng núi theo tín
ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, được nằm trong vùng thắng cảnh xinh
đẹp của vùng đất Cửa Đặt, huyện Thường Xuân. Ngoài ra, vì đền được
xây dựng tại Cửa Đặt (Cửa Đạt) - nơi hợp lưu giữa sông Đặt với sông
Chu nên di tích còn có tên gọi khác là Đền Cửa Đặt, ngoài ra không còn
tên nào khác.
1.3.2.2. Địa điểm di tích
Di tích Đền thờ Cầm Bá Thước và Bà Chúa Thượng Ngàn hiện
7


nay thuộc làng Đặt, xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân.
Hiện nay Đền Cầm Bá Thước và Bà Chúa Thượng ngàn nằm nơi
hợp lưu giữa sông Đặt và sông Chu.
1.3.2.3. Đường đi đến di tích
Để đi đến di tích chúng ta có thể đi bằng nhiều loại phương tiện
khác nhau như ô tô, xe máy, xe đạp. Từ thành phố Thanh Hóa theo
đường Quốc lộ 47 về hướng Tây khoảng 48km qua các huyện Đông
Sơn, Triệu Sơn, Thọ Xuân đến Ngã ba Mục Sơn rẽ trái theo trục đường
liên huyện đến cầu Bái Thượng thuộc xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân.
Từ cầu Bái Thượng đi theo đường 507 khoảng 3km đến Thị trấn
Thường Xuân. Từ ngã ba Bưu điện (Ngã Ba Đồng Chó) tại Thị trấn, rẽ
trái theo đường liên xã khoảng 10km qua xã Xuân Cẩm đến cầu Cửa

Đặt thuộc làng Đặt, xã Vạn Xuân là tới di tích.
1.3.2.4. Khảo tả chung về khu di tích lịch sử - văn hóa đền
Cửa Đạt
* Về cảnh quan thiên nhiên
Đền thờ Cầm Bá Thước và Bà Chúa Thượng Ngàn tọa lạc trên
một khu đất cao ráo dưới chân núi Róc - nơi hợp lưu giữa hai con sông
Chu và sông Đặt.
Là vùng đất có nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, phía tây có
Hồ Cửa Đạt và khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên.
* Về niên đại:
Đầu thế kỷ XX đền thờ Cầm Bá Thước và Bà Chúa Thượng
Ngàn được dựng theo kiểu nhà sàn đơn giản bằng tranh tre, nứa, lá. Đến
khoảng năm 1980 đền được xây dựng lại trên nền đất cũ bằng các vật
liệu gạch, vôi, vữa xi măng hai ngôi đền thờ một gian, nằm sát bờ sông.
Năm 2006 sau khi công trình thủy điện hoàn thành, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh cho phép di dời toàn bộ công trình lùi về phía sau 25 mét
và nâng cao so với cốt nền của đền cũ 8 mét để tạo mặt bằng rộng rãi,
cao ráo tránh lũ lụt và thuận lợi cho du khách thập phương đến dâng
hương tại di tích.

8


CHƯƠNG 2
QUẦN THỂ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐỀN CỬA ĐẠT CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ THỰC TRẠNG
2.1. Khảo tả quần thể khu di tích
2.1.1. Đền Trình (Đền Cô Ba - Thác Mạ)
2.1.1.1. Lịch sử hình thành
Theo truyền thuyết kể lại rằng, ngày 9 tháng giêng năm Mậu Tuất
(1418), khi Lê Lợi vừa tròn 34 tuổi thì bị giặt truy đuổi khỏi Đồn Lạc

Thủy. Lê Lợi đã phải chạy trốn vào vùng Linh Sơn, quân tướng toán
loạn. Lê Lợi chạy đến Đồng Chó (hiện nay là ngã ba thị trấn Thường
Xuân) thì bị quân giặt đuổi kịp, chó săn vây chặt. Ông cùng cận vệ là Lê
Liễu chui vào hốc cây đa, đàn chó săn vây, sủa xung quanh, giặc xỉa dáo
vào trúng đùi Lê Liễu. Bỗng trong hốc đa, có một con cáo trắng chạy
vụt ra thì đàn chó săn dượt đuổi theo. Nhờ thế, mà Lê Lợi đã thoát nạn,
quân giặc tức giận vì không bắt được Lê Lợi mà giết sạch đàn chó săn.
Sau khi thoát nạn, Lê Lợi lội sông đến chỗ vùng Thác Mạ thì gặp
một xác người phụ nữ mặc áo trắng chết trôi dạt ở bờ. Ông đã đem xác
ấy vùi vào hốc đá ven sông và cầu mong phù hộ cho nghĩa quân.
Khi các trung thần tìm đến gặp ông ở Hòn Mài Mực và đã cùng
vào cầu xin ở hốc đá ven sông. Sau khi đã thắng trận, Lê Lợi cho lập
Miếu thờ người phụ nữ áo trắng để bày tỏ lòng biết ơn của ông đã phù
hộ cho nghĩa quân thắng trận.
Ngày nay, đây là nơi thờ Cô Ba (Cô Bơ) - một trong “Thập nhị
Vương cô” nên còn được gọi là Đền Cô Ba. Ngoài ra, do có vị trí nhìn
sang làng Thác Mạ - bên kia bờ sông Chu, nên đền còn được gọi là Đền
Cô Ba - Thác Mạ (Đền Trình).
Thập nhị Vương cô (12 cô), từ cô Cả (Cô Đệ Nhất) đến cô thứ 12
(Cô Bé), đều là các thị nữ của Thánh Mẫu. Theo tín ngưỡng thờ Mẫu thì
đây là nơi đón tiếp mọi người đến trình bái trước khi vào đền chính thờ
Thánh Mẫu Thượng Ngàn hành lễ.
2.1.1.2. Quy mô kiến trúc
- Cấu trúc đền Trình hiện tại gồm có: Cổng, Đền chính, và Am Cô.
2.1.1.3. Công tác quản lý và hoạt động tại Đền Trình
- Hiện tại đền Trình là hạng mục đang trong quá trình làm thủ tục
xin xếp hạng di tích, nên nó vẫn chỉ thuộc quyền quản lý của chính
quyền địa phương. Như các hạng mục công trình di tích khác của quần
thể khu di tích Đền Cầm Bá Thước nói chung và Cầm Bá Thước, Bà
Chúa Thượng Ngàn nói riêng. Hàng năm khu di tích này cũng tổ chức

9


dâng hương đón tiếp hàng nghìn khách du lịch về với di tích.
- Ngày 19/9/2013 tại khu di tích Đền Cô (đền Trình) xã Xuân
Cẩm huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa đã diễn ra lễ khởi công trùng
tu tôn tạo và nâng cấp đền Cô Ba Thác Mạ, dự án trùng tu được đầu tư
với nguồn kinh phí hơn 3 tỷ đồng do UBND xã Xuân Cẩm làm chủ đầu
tư và Công ty TNHH Mường Thanh - chi nhánh Thường Xuân đảm
nhiệm thi công.
2.1.2. Đền Cầm Bá Thước
2.1.2.1. Lịch sử hình thành
- Khu di tích là nơi thờ Cầm Bá Thước - một trong những thủ lĩnh
của phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX. Ghi nhớ tới
công lao của Cầm Bá Thước, đồng bào châu Thường Xuân đã dựng nên
ngôi đền thờ ông tại Cửa Đạt nơi ông dừng chân cuối cùng.
2.1.2.2. Quy mô kiến trúc
Cấu trúc đền gồm có Cổng Nghinh môn, sân, Đền Cầm Bá Thước
và Lầu chuông.
* Đền Cầm Bá Thước: được xây theo kiểu cấu trúc hình chữ
Đinh gồm Tiền đường và Hậu cung.
* Lầu chuông: có cấu trúc hình lục giác gồm 2 tầng mái và 3 lối
lên xuống bằng các bậc tam cấp.
* Về hệ thống thờ tự:
- Ban thờ Quan Giám Sát.
- Ban thờ Đức Trần Triều.
- Ban thờ Cô Bé Thoải.
- Nơi thờ chính là Hậu Cung
2.1.2.3. Công tác quản lý và hoạt động tại Đền Cầm Bá Thước
* Hoạt động lễ hội

- Lễ hội Đền Cầm Bá Thước thường được tổ chức năm năm một
lần vào ngày mùng 02/01 đến ngày 20/01 âm lịch.
- Cũng như bao lễ hội đền khác thì lễ hội Đền Cửa Đạt cũng bao
gồm 2 phần Lễ và Hội.
- Phần Lễ:
+ Sau khi chủ tế đọc chúc văn, thì diễn ra hoạt động dâng hương
tại bát hương chính điện.
+ Ngay sau khi cả hai nghi lễ cúng tế ở hai đền đã xong thì đội tế
lễ do chủ tế đứng đầu sẽ quay trở lại Đền Cầm Bá Thước để làm lễ yên
kiệu (cất kiệu).
- Phần hội:
+ Giao lưu văn nghệ, vui chơi giải trí, hội chợ xuân…
10


* Công tác quản lý
Cụ thể mùa lễ hội năm 2014 Ban quản lý di tích đã xây dựng kế
hoạch về việc tổ chức lễ hội khu di tích lịch sử văn hóa Đền Cửa Đạt
năm 2014: số 01/KH – BQL, ngày 11/01/2014.
Hàng năm Ban quản lý khu di tích cũng tiến hành tu bổ sửa chữa
các hạng mục công trình có nguy cơ xuống cấp như: nhà bày đồ lễ, khu
vực hóa vàng,… đồng thời tổ chức lắp đặt các hệ thống, trang thiết bị
hiện đại phục vụ cho công tác phát thanh và bảo vệ Đền ví dụ như: Vào
tháng 06/2014, BQL di tích đã được cấp phê duyệt cho lắp 08 Camera
quan sát khu vực trong các đền chính (bao gồm 3 cung - cung thờ Cầm
Bá Thước, cung thờ Bà Chúa Thượng Ngàn bao gồm 2 cung nhỏ: Đệ
nhất và Đệ tam) tổng kinh phí lên tới hàng tỉ đồng.
2.1.3. Đền Bà Chúa Thượng Ngàn
2.1.3.1. Lịch sử hình thành.
Tương truyền hồi đầu thời kì khởi nghĩa Lam Sơn, khi nghĩa

quân Lam Sơn đang đóng quân ở đồn Phản Ấm thì bị quân Minh bao
vây, nghĩa quân chạy về phía làng Nhân Trầm trú ẩn. Khi đó, Lê Lợi
cùng nhiều quân lính bị thứ bệnh lạ, uống thuốc gì cũng không khỏi;
Ông mới ngẩng mặt lên trời than: Trời đã giao cho việc lớn là cứu
nước,cứu dân mà cứ ốm đau và khó khăn liên miên thì biết khi nào
nghiệp lớn mới thành. Tối đó, Ông nằm mơ thấy một người đàn bà
xiêm y lộng lẫy báo mộng, ngày mai đi về phía ngã ba sông hái lá cây
về sắc uống. Quả nhiên, thuốc uống đến đâu thì thấy người khỏe lên đến
đó. Để nhớ công ơn người đã báo cho cây thuốc quý, Lê Lợi cho lập
đền thờ nhỏ ở nơi này, nhân dân trong vùng thường xuyên nhang khói,
người ta gọi là Bà Chúa Thượng Ngàn.
2.1.3.2. Quy mô kiến trúc
Đền Bà Chúa Thượng Ngàn: nằm phía bắc của khu di tích gồm 3
cung được xây theo cấu trúc “Tiền Nhất, Hậu Đinh”.
Từ trong ra ngoài gồm có Cung Đệ Nhất, Cung Đệ Nhị và Cung
Đệ Tam.
2.1.3.3. Công tác quản lý và hoạt động tại Đền Bà Chúa
Thượng Ngàn
* Hoạt động lễ hội
Hàng năm cùng với việc tổ chức lễ dâng hương vào mỗi dịp tết
đến xuân sang, bắt đầu từ tháng Giêng âm lịch đế hết tháng 3 âm lịch,
người dân ở khắp mọi nơi đều tụ hội về đây để dâng hương bày tỏ lòng
thành kính cũng như cầu mong một năm an lành và gặp nhiều may mắn.
Nằm ở vị trí địa hình miền núi không mấy thuận tiện cho phương tiện đi
11


lại thế nhưng hàng năm mọi người đều tụ hội về đây rất đông vui. Trong
những ngày đầu diễn ra lễ hội, ở đây đều có nghi thức hầu đồng, trong
tiếng trống tiếng đàn, tiếng sáo, tiếng nhị, tiếng phách hối hả nhịp

nhàng của phường chầu văn lên bổng xuống trầm như kể lể tha thiết của
chàng cung văn, các bà, các cô đồng xinh đẹp, áo quần lộng lẫy biểu
diễn những màn khua hương, múa hoa, múa kiếm, cỡi ngựa… rất mềm
mại điêu luyện. Bên cạnh đó những ngày diễn ra lễ dâng hương còn
dâng lên các mâm lễ tùy vào lòng thành kính của các con nhang đệ tử
hay nói cách khác là tùy vào tấm lòng thành của mỗi người đến đây, nó
có thể là lễ mặn hoặc là lễ chay nhưng hầu hết chủ yếu đều là lễ chay
(hương, hoa, trà quả…).
Hòa chung với không khí vui vẻ tôn nghiêm ở khu vực lễ hội,
mỗi người tới dâng hương tại đây đều mang trong mình những ươc
nguyện nhất định cầu mong sự phù hộ che trở, mang lại tài lộc ấm no.
Đến đây dâng hương, mỗi khi ra về mọi người không quên mang về cho
mình những cành lộc đầu năm đặc trưng cho vùng đất con người nơi
đây, những món ăn, những cành lá quế, những loại cây đặc trưng cho
một vùng núi rừng.
* Công tác quản lý
Nằm trong quần thể khu di tích Đền Cửa Đạt nên việc quan tâm
đầu tư sửa chữa cũng như cách thức quản lý của Đền Bà Chúa Thượng
Ngàn mang tính thống nhất như đền thờ Cầm Bá Thước. Vì vậy công
tác quản lý của Đền Bà Chúa Thượng Ngàn ở đây cũng giống như cách
thức quản lý của Đền Trình (Đền Cô Ba - Thác Mạ) và Đền Cầm Bá
Thước mà chúng tôi đã trình bày ở trên.
2.2. Đánh giá về thực trạng của di tích và công tác quản lý, tổ
chức lễ hội của khu di tích lịch sử văn hóa Đền Cửa Đạt.
2.2.1. Mặt tích cực
Nhìn chung trong những năm vừa qua thực hiện sự chỉ đạo của
Huyện ủy, Hội đồng Nhân dân, UBND huyện về công tác quản lý, tổ
chức lễ hội Đền Cửa Đặt và tổ chức Hội chợ Xuân, ngành Văn hoá &
Thông tin đã tham mưu tổ chức tốt công tác lễ hội đền Cửa Đạt và Hội
Chợ xuân. Được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Thường trực Huyện uỷ,

HĐND, UBND, sự phối hợp của các ban ngành trong huyện, sự nỗ lực
cố gắng của Ban chỉ đạo, Ban quản lý khu di tích Đền Cửa Đạt, Ban tổ
chức hôị chợ Xuân đã làm nên một mùa lễ hội và Hội chợ Xuân thành
công tốt đẹp.
- Từ ngày 30 tết Âm lịch, Ban quản lý đã tổ chức thực hiện cho
du khách thập phương đến tham quan và dâng hương tại khu di tích đền
12


Cửa Đạt. Tính đến thời điểm hết tháng Hai năm 2011 đã có khoảng gần
100.000 lượt khách đến tham quan và dâng hương tại Đền, nguồn thu từ
công đức lên tới gần 980.000.000 triệu đồng, con số đó dần tăng lên
hàng năm cho đến tháng Giêng 2013 đã có khoảng 124.000 lượt khách
về tham quan và dâng hương tại Đền cửa Đạt, nguồn thu từ công đức và
giọt dầu trên 1 tỷ sáu trăm triệu. Tiếp đó là năm 2014, số lượt khách đến
thăm quan và dâng hương tăng lên nhanh chóng trong mùa lễ hội năm
2014 số lượt khác tới dâng hương và tham quan đã lên tới 180.000 lượt
khách và nguồn thu từ công đức và giọt dầu trên 1 tỷ tám trăm triệu
đồng.
- Tình hình an ninh trật tự trong và ngoài khu vực đền được đảm
bảo, trong suốt quá trình diễn ra lễ hội không xảy ra hiện tượng mất
phương tiện của du khách, không xảy ra ẩu đã xô sát giữa du khách và
các bộ phận thực hiện nhiệm vụ trong và ngoài khu vực đền, các khu
vực bán hàng, khu bán đồ lưu niệm thực hiện nghiêm túc theo đúng quy
định của Ban quản lý đề ra.
- Công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) được quan tâm đầu tư
mua sắm bổ sung bình cứu hỏa, hồ sơ và các phương án PCCC. Qua
công tác kiểm tra của ngành chức năng được đánh giá đảm bảo về an
toàn cháy nổ. Mặt khác Ban quản lý phối hợp với UBND xã Vạn Xuân
tổ chức cho bà con nhân dân kinh doanh dịch vụ tại khu vực hội chợ và

Di tích ký cam kết không buôn bán, tàng chữ các chất cháy nổ, các hàng
cấm, đảm bảo an toàn, văn minh trong kinh doanh, buôn bán…
- Thực hiện nghiêm túc theo tinh thần của Nghị định:
75/2010/NĐ- CP về Quy định sử phạt hành chính trong hoạt động Văn
hoá, công tác tuyên truyền nghị định được phát thường xuyên trên hệ
thống phát thanh của khu vực trong đền, nhằm ngăn chặn các hoạt động
mê tín dị đoan, lợi dụng lễ hội thực hiện các hành vi trái pháp luật. Các
hành vi rút thẻ, rút quẻ đã được hạn chế không diễn ra trong khu vực
nội tự, góp phần tạo cho du khách đến tham quan và dâng hương yên
tâm theo đúng tâm nguyện đầu năm đi lễ chùa dâng hương cầu lộc, cầu
tài của du khách.
- Kết hợp với lực lượng công an huyện đảm bảo giao thông cho
du khách tránh tắc đường, ngăn ngừa vi phạm an toàn giao thông giảm
thiểu tai nạm giao thông trước trong và sau lễ hội.
- Công tác quản lý thu tiền công đức, tiền giọt dầu được thực hiện
chặt chẽ, công khai dưới sự quản lý, giám sát của Ban chỉ đạo: Cuối
mỗi buổi chiều thực hiện kiểm kê, lập biên bản bàn giao cho thủ quỹ tại
BQL; Tiền giọt dầu được thu gom vào cuối các buổi chiều và thực hiện
13


niêm phong nhập kho và tiến hành kiểm kê sau khi vãn khách.
Có thể nói Lễ hội Đền Cửa Đạt cũng như bất kỳ lễ hội nào khác
trên đất nước, khi lễ hội diễn ra đồng thời sẽ cho những thành quả nhất
định và ở đó luôn tồn tại song song hai mặt đối lập nhau tích cực và hạn
chế. Những mặt tích cực sẽ làm nền tảng cho sự phát triển của lễ hội,
ngược lại những mặt hạn chế là cơ sở để cho các cấp quản lý xem xét
điều chỉnh nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức cũng như hoàn
thiện về cách thức quản lý đối với lễ hội nói chung và lễ hội Đền Cửa
Đạt nói riêng. Ở đây chúng ta có thể thấy được rõ những mặt tích cực

trong công tác quản lý hoạt động của Ban quản lý Đền Cửa Đạt nhằm
đem đến một mùa lễ hội diễn ra thành công tốt đẹp thông qua những
việc làm hết sức cụ thể để từ đó có thể nêu cao tinh thần dân tộc, đạo lý
uống ước nhớ nguồn ủa nhân dân trong huyện cũng như qua đó để quản
bá hình ảnh của địa phương với du khách trên mọi miền đất nước, làm
giàu đẹp thêm nền văn hóa dân tộc.
2.2.2. Những vấn đề còn tồn tại
- Cơ sở vật chất phục vụ lễ hội còn thiếu: như nhà kho không có,
do vậy việc sắp xếp các đồ cung tiến, dụng cụ, khay đĩa, hương, nến,
thùng tiền giọt dầu, chiếu… để lộn xộn trong các cung làm mất tính tôn
nghiêm nơi linh thiêng.
- Hệ thống các biển chỉ dẫn, sơ đồ trong khu nội tự không có nên
khó khăn cho du khách thập phương phân biệt các cung. Lý lịch di tích
chưa có do vậy nhiều du khách chưa biết được nội dung các cung thờ
ai…, công tác phát thanh mới chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở du khách
thực hiện các quy định của BQL, chưa có chuyên mục giới thiệu về di
tích, các nhân vật được thờ trong di tích để quảng bá đến du khách thập
phương…
- Công tác bố trí cán bộ làm nhiệm vụ trong các cung chưa đầy
đủ và thường xuyên, dẫn đến một số các bà từ đền hoặc kẻ gian lẻn vào
vơ tiền giọt giầu trên các ban thờ gây những phản cảm bức xúc cho du
khách; mặt khác việc nhắc nhở thường xuyên du khách không đặt tiền
lên tay tượng, thắp hương trong cung tuy đã hạn chế nhiều nhưng vẫn
còn; Một số đối tượng kêu thay bái đỡ vòi tiền du khách hoặc bán
những lá bùa với giá từ 50.000 đến 100.000 nghìn đồng; Vẫn còn nhiều
du khách đem các đồ mã cồng kềnh vào trong ban thờ.
- Lực lượng công an (xã Vạn Xuân, CA Cửa Đạt và CA huyện
tăng cường) được huy động một số đồng chí đã làm tương đối tốt nhiệm
vụ, tuy nhiên một số khác thi chưa làm tròn nhiệm vụ được giao: đi
chậm, không quản lý được số đối tượng rút thẻ, đổi tiền lẻ và bán ấn

14


trong nội tự để lãnh đạo BQL nhắc nhở nhiều lần.
- Việc bán thẻ rút thẻ đã được hạn chế trong khu vực nội tự tuy
nhiên vẫn diễn ra ở cổng vào làm lộn xộn mất trật tự, gây bức xúc cho
du khách vi phạm quy định của Nhà nước trong quản lý lễ hội.
- Việc các đối tượng ăn mày ăn xin chưa giải quyết dứt điểm
được làm ảnh hưởng đến hình ảnh của di tích.
- Quản lý công tác viết sớ đã được thực hiện tương đối tốt ở Đền
Cửa Đạt tuy nhiên vẫn còn lộn xộn ở đền Cô. Theo phản ánh của nhân
dân thì việc UBND xã Xuân Cẩm thu mỗi hộ từ trên 200.000đ/ngày
gồm tiền thuê mặt bằng, tiền viết sớ và lán trại… gây bức xúc nhân dân.
- Công tác bố trí sắp xếp hàng quán còn lộn xộn, bà con nhân dân
lấn chiếm lòng đường gây cản trở giao thông, làm mất mỹ quan khu di
tích. Công tác vệ sinh chưa được đảm bảo mới chỉ làm tốt được trong
khu nội tự, riêng khu hội chợ, bãi trông giữ phương tiện đơn vị xã Vạn
Xuân chưa đảm bảo được.
- Việc trông giữ phương tiện đã tổ chức giao cho đơn vị xã Vạn
Xuân thực hiện tương đối tốt, tuy nhiên vẫn còn những biểu hiện như
chưa niêm yết bảng giá thu phí thường xuyên, xé vé không in mệnh giá,
thu vé không đúng quy định khiến nhân dân, các cơ quan báo chí, thanh
tra sở còn nhắc nhở.
Như vậy qua đây ta cũng có thể thấy những vấn đề còn tồn tại ở
trên không chỉ diễn ra ở một địa điểm di tích cụ thể nào mà nó như tình
trạng chung của hầu hết các di tích, tình trạng mê tín dị đoan, an ninh
trật tự, vấn đề vệ sinh môi trường, chặt chém khách du lịch… vẫn đã và
đang là vấn đề hết sức chú ý cần cấc cấp các ngành phải giải quyết kịp
thời nhanh chóng để đảm bảo sự văn minh, an toàn tiết kiệm trong các
mùa lễ hội. Vấn đề cần đặt ra ở đây là chúng ta bản thân những người

nắm vai trò quản lý phải làm như thế nào để có thể áp dụng chặt chẽ các
biện pháp xử phạt nghiêm minh của pháp luật mà vừa có thể mềm mỏng
trong cách quản lý không làm ảnh hưởng đến tâm lý của du khách khi
đến đây dâng hương. Mặt khác để có thể khắc phục được những hạn chế
trên cũng đòi hỏi ý thức của một bộ phận người dân và cũng chính từ ý
thức của các du khách thập phương khi đến đây dâng hương, du xuân
trong việc tự bảo quản tài sản vật tư của mình cũng như ý thức trong
công tác bảo vệ vệ sinh môi trường, an ninh trật tự chung của khu di
tích nhằm cùng nhau chung tay khác phục tối đa những hạn chế không
đáng có làm nên một không khí lễ hội trang nghiêm trong sạch vững
mạnh.
15


CHƯƠNG 3
CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA
KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN CỬA ĐẠT
3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo tồn và
phát huy những giá trị di sản văn hóa khu di tích Đền Cửa Đạt
3.1.1. Những thuận lợi
- Thanh Hóa là một tỉnh có truyền thống lịch sử lâu đời, có
truyền thống cách mạng, có nền văn hoá đa dạng phong phú, có nhiều
danh lam thắng cảnh nổi tiếng thu hút được nhiều du khách nên có
điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành kinh tế du lịch.
- Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa luôn quyết
tâm cố gắng đoàn kết, vận dụng sáng tạo và triển khai có hiệu quả các
chỉ thị, nghị quyết của Đảng, để xây dựng tỉnh nhà ngày càng giàu
mạnh.
- Đồng bào dân tộc Mường, dân tộc Thái và đồng bào người
Kinh sống rất đoàn kết, gắn bó với nhau cùng trân trọng những giá trị

văn hóa và luôn tự hào về truyền thống của quê hương mình.
3.1.2. Những khó khăn
- Nguồn lực cho sự phát triển của tỉnh (nhân lực, vốn, khoa học và
công nghệ) còn rất hạn chế cả về số lượng và cả về chất lượng. Đội ngũ
doanh nghiệp và doanh nhân - các tế bào kinh tế cơ bản của nên kinh tế còn
ít và nhỏ bé.
- Hạ tầng cơ sở nhìn chung đã được nâng cấp và cải tạo đưa vào
sử dụng có hiệu quả, tuy nhiên vẫn còn thiếu và yếu, trình độ của đội
ngũ cán bộ tham gia công tác này vẫn bất cập cả về số lượng và chất
lượng.
- Thường Xuân là một huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa, giao
thông đi lại chưa thực sự thuận tiện.
- Tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, quá trình đô thị hoá một
cách tự phát đã và đang gây ảnh hưởng xấu đến xây dựng đời sống kinh tế,
văn hoá, xã hội của tỉnh Thanh hóa nói chung và của huyện Thường xuân
nói riêng; Tình trạng thiếu việc làm, tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp,…
3.2. Phương hướng chung
- Thứ nhất: Gìn giữ và phát huy DSVH trên địa bàn tỉnh Thanh
hóa phải đảm bảo sự kết hợp hài hoà, hợp lý giữa truyền thống và hiện
đại, giữa kế thừa và phát triển.
- Thứ hai: Cần có thái độ khách quan, khoa học, tôn trọng lịch sử khi
đề ra và thực hiện các giải pháp để bảo tồn và phát huy DSVH trên địa bàn
16


Thường Xuân.
- Thứ ba: Trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy DSVH trên địa
bàn huyện và tỉnh luôn coi trọng vai trò điều tiết của Nhà nước, nhưng
cũng cần huy động các nguồn lực xã hội cùng tham gia.
3.3. Một số giải pháp cơ bản

3.3.1. Giải pháp về tăng cường công tác truyền thông đường
lối chính sách dân tộc và chính sách phát triển văn hoá dân tộc
thiểu số
- Thứ nhất, tuyên truyền về đường lối chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước về định hướng bảo tồn và phát huy các giá trị, bản
sắc của văn hoá dân tộc trong đó có di sản văn hoá;
- Thứ hai tuyên truyền cho dân hiểu các giá trị văn hoá, các giá trị
di sản văn hoá cần được bảo tồn, phát huy, khi đất nước đang chuyển
mình, cái mới và cái cũ ganh nhau, cái tốt và cái xấu tồn tại đan xen
nhau, con người tiếp nhận các mới thiếu mục đích rõ ràng, thiếu tầm
nhìn chiến lược;
- Thứ ba: trong công tác tuyên truyền cần làm cho người dân ý
thức được rõ ràng lực lượng bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản Văn
hóa là mỗi cá nhân và cả cộng đồng.
3.3.2. Giải pháp về nâng cao nhận thức
- Thông qua văn hoá truyền thống để phát triển ý thức cộng đồng,
ý thức tộc người, ý thức quốc gia.
- Ngành văn hoá ở Thanh Hóa cần tập trung chỉ đạo thường
xuyên, liên tục mở các đợt tuyên truyền, vận động bằng mọi hình thức,
nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về công tác giữ gìn, phát
huy các giá trị DSVH trên địa bàn tỉnh.
3.3.3. Giải pháp về cơ chế chính sách
- Đẩy mạnh khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho
hoạt động văn hoá nói chung và bảo tồn, phát huy DSVH.
- Kêu gọi đầu tư trực tiếp từ nước ngoài theo phương thức liên
doanh bằng các địa phương đóng góp, vốn bằng tài nguyên đất, rừng,…
- Huy động các nguồn vốn tự thân bằng cách cần kiệm để tạo tích
luỹ, sử dụng tiền nhàn rỗi trong nhân dân, tài sản và tiềm năng của các
thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư để đầu tư vào sản xuất kinh
doanh có lãi. Phát huy nội lực để phát triển kinh tế, tăng cường nguồn

thu của địa phương là con đường thiết thực để tạo vốn từ đó mở rộng
đầu tư cho các hoạt động văn hoá.

17


3.3.4. Giải pháp tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản
lý về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
Tăng cường tuyên truyền về Luật Di sản Văn hoá và pháp luật
liên quan nhằm nâng cao nhận thức, xác định vai trò trách nhiệm của
các cấp uỷ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong việc quản lý,
giữ gìn và phát huy vốn di sản văn hoá của tỉnh.
Đẩy mạnh công tác khảo sát, nghiên cứu nhằm xác định vốn di
sản văn hoá còn tiềm ẩn trong tự nhiên và trong nhân dân, đánh giá thực
trạng cụ thể của từng loại hình di sản để quy hoạch và khai thác có hiệu
quả.
Hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các di tích cần được bảo vệ; quan
tâm đầu tư cơ sở hạ tầng tại các di tích trọng điểm được xếp hạng;
khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, quản lý và khai
thác các vốn di sản văn hoá; tạo điều kiện cho các tổ chức và cá nhân
quản lý các di tích khai thác, phát huy vốn di sản văn hóa; tăng cường
kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm hành lang bảo vệ di
tích, tự ý cơi nới, tu bổ, đưa đồ thờ tự trái phép vào di tích, làm biến
dạng kết cấu và giá trị của di tích.
Phân định rõ giữa chức năng quản lý Nhà nước đối với các di tích
và chức năng của hệ thống bảo tàng từ cấp tỉnh đến huyện; tăng cường
đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý, nghiệp vụ chuyên môn
của đội ngũ cán bộ, công chức, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ; có kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng tài năng về sáng tác, hoạt động các loại hình

văn hoá dân gian; vinh danh các nghệ nhân có nhiều đóng góp cho sự
nghiệp bảo tồn, phát huy vốn di sản văn hoá.
Nghiên cứu, hướng dẫn việc xây dựng các quy chế, quy định
quản lý và sử dụng hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật, đúng
mục đích các nguồn thu của các điểm di tích, các công trình văn hoá,
nơi thờ tự nhằm tạo nguồn lực để quản lý, bảo vệ, đầu tư trở lại để phát
huy có hiệu quả vốn di sản văn hoá trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu ban hành
quy định chung về nếp sống văn minh tại nơi công cộng và các hoạt động
lễ hội; xử lý nghiêm các hoạt động mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội trong các
lễ hội và các hoạt động của cộng đồng.
Tiếp tục nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng
đối với công tác bảo tồn và phát huy vốn di sản văn hóa dân tộc. Tăng
cường công tác quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền; sự muối
hợp thống nhất của các cấp các ngành, tổ chức, đoàn thể đối với nhiệm
vụ bảo tồn, phát huy vốn di sản văn hóa. Đồng thời, tăng cường công
18


tác thanh tra, kém tra xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật, xâm hại đến
di sản văn hóa dân tộc.
Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ văn hóa,
cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về di sản văn hóa từ tỉnh đến cơ
sở để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đề ra. Thực hiện tốt việc tôn
vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp
bảo tồn, phát huy gía trị di sản Văn hóa của tỉnh.
Phát huy vai trò quản lý Nhà nước của Sở Văn hoá, Thể thao và
Du lịch và các cấp các ngành có liên quan để chỉ đạo và giải quyết
những vướng mắc khó khăn tạo thuận lợi cho việc bảo tồn và phát huy
các giá trị di sản văn hóa.
Phối hợp tăng cường phổ biến tuyên truyền pháp luật: Hiện nay

đại bộ phận nhân dân đều không nắm rõ, sâu về pháp luật, bởi vậy việc
chấp hành pháp luật thường không nghiêm. Do vậy yêu cầu cấp bách
đặt ra cần quán triệt, phổ biến tốt những qui định của Nhà nước về pháp
luật có liên quan đến bảo tồn và phát huy di sản văn hóa. Cần có sự chỉ
đạo thường xuyên việc tuyên truyền học tập, nắm vững Luật di sản văn
hóa. Việc tuyên truyền học tập, thông qua nhiều hình thức: tổ chức
tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, áp phích, tờ rơi,
thông tin ngắn gọn, nhưng dễ hiểu và dễ chấp hành... về bảo tồn di sản
văn hóa nhằm đưa những thông tin tích cực tới từng người dân.
Tăng cường công tác quản lý di tích, thực hiện nghiêm Luật Di
sản văn hóa, Quy chế Bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích của Bộ Văn
hóa - Thông tin, nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các quy
định về đầu tư xây dựng cơ bản khi triển khai các dự án tu bổ di tích.
Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền rộng
rãi về giá trị của di sản văn hoá dân tộc để nhân dân được biết, tham gia,
đóng góp ý kiến nhằm thống nhất, nâng cao nhận thức và tạo sự đồng
thuận của xã hội về việc thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn
hoá.
Thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về di sản văn hóa
trên địa bàn để rút kinh nghiệm; tiếp tục trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
phê duyệt các dự án, đề án, kế hoạch bảo tồn và phát huy các giá trị di
sản văn hoá.
Cần thuyết phục địa phương cam kết tham gia vào hoạt động bảo
tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa với hoạt động cụ thể.
Trên cơ sở bảo tồn các giá trị di sản văn hóa, cần sự phối hợp
chặt chẽ của chính quyền địa phương, người dân địa phương để giữ gìn
di sản văn hóa địa phương. Cần chú trọng hơn nữa vận động người dân
19



tham gia tích cực giữ gìn bản sắc dân tộc và các di sản vật thể cũng như
phi vật thể có tại địa phương.
3.3.5. Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống
vật chất cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở Thường Xuân
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay vấn đề phát triển kinh tế
là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền
và toàn bộ nhân dân tỉnh Thanh Hóa nhằm tạo điều kiện, tiền đề cho văn
hoá phát triển.
3.3.6. Giải pháp về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ làm công tác văn hoá và tăng cường vai trò của lực lượng
bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
Việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản
lý và hoạt động trong lĩnh vực văn hoá hiện đang là đòi hỏi cấp bách.
Trước tiên cần làm nghiêm túc hơn nữa khâu tuyển chọn, để có đội ngũ
văn hoá có trình độ chuyên môn, được đào tạo chính quy, có thời gian
thử việc trước khi chính thức tuyển. Có chính sách ưu đãi để thu hút
nhân tài ở các nơi khác đến công tác tại tỉnh nhà. Việc đào tạo cán bộ
phải toàn diện nhưng phải trọng tâm, trọng điểm theo yêu cầu của công
việc, theo điều kiện của từng dân tộc, từng địa phương, từng vùng; bố
trí sử dụng cán bộ phải đúng người, đúng việc có tính đến đặc thù địa
bàn dân tộc. Cần đổi mới cách thức, quy trình thực hiện quy hoạch cán
bộ là người dân tộc thiểu số, phải có chương trình đào tạo một cách quy
củ và bồi dưỡng thường xuyên để có những hiểu biết đúng đắn, có năng
lực thực sự trong công tác vận động ở xã, bản. Có kế hoạch tạo nguồn
cán bộ cho vùng dân tộc thiểu số. Chú ý học sinh tốt nghiệp các trường
dân tộc nội trú tỉnh, dự bị đại học dân tộc, thực hiện tốt các tiêu chuẩn
tuyển sinh cao đẳng, đại học hệ cử tuyển, mở các lớp đào tạo bồi dưỡng
cán bộ dân tộc thiểu số cho cơ sở với các điều kiện ưu tiên cao.
Cần có kế hoạch ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nghiên cứu
văn hoá các dân tộc thiểu số cả về lượng và chất. Nên có chế độ đãi ngộ

thích hợp, coi đó là sự động viên để họ an tâm công tác, đóng góp sức
lực vào công việc bảo tồn và phát huy DSVH ở Thanh Hóa.
Cán bộ văn hoá thông tin là những người làm công việc trực tiếp
liên quan tới văn hoá, thường xuyên đi xuống cơ sở vì vậy cần có chế
độ bồi dưỡng, đãi ngộ thích đáng để khuyến khích họ toàn tâm, toàn ý
cho công việc. Đặc biệt hiện nay lực lượng cán bộ văn hoá một số đơn
vị phòng ban trực thuộc phòng văn hoá thông tin các huyện thị và thành
phố còn thiếu và yếu. Chưa kể đến các xã đội ngũ cán bộ văn hoá xã hội
phần lớn chưa qua lớp đào tạo, thậm chí còn chưa qua một lớp tập huấn
20


nào về công tác văn hoá. Số lượng biên chế ít gây khó khăn không nhỏ cho
hoạt động văn hoá. Lãnh đạo tỉnh sớm xem xét và giải quyết vấn đề này để
tạo điều kiện cho ngành văn hoá thông tin hoạt động có hiệu quả hơn.
3.4. Một số giải pháp cấp bách
Thứ nhất: Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho lễ hội như xây
dựng nhà kho, thiết lập hệ thống biển chỉ dẫn, công tác phát thanh cần
có chuyên mục giới thiệu về di tích Đền Cửa Đạt để quảng bá đến du
khách thập phương; việc bố trí cán bộ làm nhiệm vụ trong khu di tích
cần phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; tăng cường lực lượng công
an, đội bảo vệ để giữ trật tự an ninh, tránh sự lộn xộn mất trật tự gây
bức xúc cho du khách...
Thứ hai: Cần phải tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chương trình
khảo sát lựa chọn ưu tiên và tăng đầu tư kinh phí cho di tích lịch sử
văn hóa Đền Cửa Đạt.
Thứ ba: Để công tác giữ gìn và phát huy DSVH ở Thường Xuân
thực sự mang lại hiệu quả
Thứ tư: Tăng cường công tác quản lý các di sản văn hoá bằng
phương pháp luận

KẾT LUẬN
Thường Xuân là huyện nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa. Nơi đây có
những quần thể di tích - danh thắng kỳ thú, là vùng đất đã ghi bao chiến
công chống giặc ngoại xâm. Thường Xuân là mảnh đất chung sống hoà
bình của nhiều dân tộc như: Kinh, Mường, Thái,...cùng nhau đoàn kết góp
sức mình vào sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước. Trong mấy
nghìn năm lịch sử, nhân dân đã sáng tạo ra những giá trị văn hóa, những
giá trị đó được kết tinh trong những Di sản văn hóa tạo nên diện mạo văn
hoá xứ Thanh nói chung và diện mạo văn hóa Châu Thường (Thường
Xuân) nói riêng.
Khu quần thể di tích Đền Cửa Đạt không chỉ là điểm đến của khách
du lịch trong và ngoài tỉnh mà nó còn là nơi hội tụ văn hóa tâm linh sâu sắc
của đồng bào các dân tộc thiểu số. Đó là nơi hòa quyện đời sống văn hóa
tinh thần của dân tộc Kinh và các dân tộc Mường - Thái. Nơi đây lưu giữ
cảnh quan thanh bình, tươi đẹp và lưu giữ những nét đẹp về kiến trúc, vẻ
đẹp văn hóa đặc sắc của xứ Thanh cũng như truyền thống văn hóa của dân
tộc Việt Nam.
Nhìn lại công tác bảo tồn và phát huy Di sản văn hóa ở Thường
Xuân trong thời gian qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế cần
21


khắc phục nhưng những kết quả đạt được cũng rất đáng trân trọng, nhất
là trong bối cảnh một huyện miền núi nghèo còn gặp nhiều khó khăn
như Thường Xuân. Tin tưởng rằng với truyền thống quý báu của cha
ông, với nghiên cứu trong và ngoài tỉnh chắc chắn huyện Thường Xuân
sẽ tạo được nhiều bước chuyển biến trong công tác bảo tồn và phát huy
Di sản văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân,
góp phần tích cực vào việc ổn định và phát triển kinh tế xã hội của
huyện. Để làm được những điều đó cần phải có sự kết hợp giũa yếu tố

khoa học và nghệ thuật, giữa chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực phong
tục, tập quán, giũa yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại, sử dụng một
cách nhuần nhuyễn, đồng bộ và hiệu quả các công cụ kinh tế - chính trị
- xã hội, các giải pháp quản lý về dự báo xu hướng phát triển văn hóa,
phát huy nội lực, sức mạnh của xã hội thông qua các hoạt động văn hóa
để văn hóa phát triển theo đúng định hướng. Các giá trị văn hóa truyền
thống phải được phát huy cùng với các giá trị văn hóa hiện đại, hòa
quyện, bền chặt, hiện hữu trong mọi hoạt động văn hóa của đời sống
nhân dân trên địa bàn huyện, dần hình thành nền tảng tinh thần vững
chắc trong nhân dân.
Tóm lại, Di sản văn hóa truyền thống hình thành và phát triển
cùng tiến trình lịch sử dân tộc. Những di sản văn hóa tồn tại đến hôm
nay luôn đóng vai trò quan trọng trong lịch sử hình thành, phát triển của
một quốc gia, dân tộc, vùng miền. Di sản văn hóa đó không chỉ là tài
sản của riêng một vùng đất hay con người địa phương, mà còn là tài sản
của quốc gia; phản ánh một cách tập trung nhất, tiêu biểu nhất di sản
văn hóa Việt Nam. Cùng với thời gian, các giá trị kết tinh trong di sản
văn hóa như một dòng chảy âm thầm, lặng lẽ nhưng có khả năng to lớn,
là điểm tựa, là cội rễ góp phần tạo nên sức mạnh cho dân tộc, và quan
trọng hơn đó là nền tảng tạo nên bản sắc văn hóa và hệ giá trị của văn
hóa dân tộc.
Khảo sát quần thể di tích Đền Cửa Đạt, chúng tôi hiểu rõ hơn những
giá trị văn hóa tinh thần được kết tụ nơi đây. Đây cũng là một dịp chúng tôi
được va chạm với thực tế trong việc quản lý văn hóa. Chúng tôi ý thức rõ
hơn trách nhiệm của những người làm công tác văn hóa.
Sau một thời gian dài khảo sát, thực hiện đề tài nhóm nghiên cứu
chúng tôi đã thu thập tổng hợp, đề xuất các giải pháp như đã nói trên.
Do kiến thức có hạn và lần đầu tập nghiên cứu khoa học, chắc chắn đề
tài không tránh khỏi những thiếu sót.
Chúng tôi kính mong quý thầy cô và các bạn bổ sung, đóng góp ý

kiến để đề tài được hoàn thiện hơn./.
22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Nghiên cứu và Biên soạn Lịch sử Thanh Hóa (1998), Niên biểu
lịch sử Thanh Hóa, Nhà xuất bản Thanh Hóa.
Hóa.
2. Ban quản lý Di tích và danh thắng Hà Nội (2000), Di tích
lịch sử - văn hóa Hà Nội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Ban Nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa (2001), Tên
làng xã Thanh Hóa, tập 2, Nxb Thanh Hóa.
4. Ban quản lý Di tích và danh thắng Thanh Hóa (2004), Di tích
và danh thắng Thanh Hóa, Nxb Thanh Hóa.
5. Ban Nghiên cứu và Biên soạn lịch sử Thanh Hóa (2007),
Danh nhân Thanh Hóa - tập 4. Nxb Thanh Hóa.
6. Ban Nghiên cứu và Biên soạn lịch sử Thanh Hóa (2008),
Lịch sử Thanh Hóa, tập IV, Nxb Khoa học xã hội - Hà Nội.
7. Bộ Văn hóa Thông tin (1996), 50 năm Bảo tồn di tích lịch sử
- văn hóa, Kỷ yếu hội thảo khoa học thực tiễn nhân kỷ niệm 50 năm
ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh Bảo tồn văn hóa dân tộc.
8. Bộ Văn Hóa - Thông tin (1999), Chỉ thị số 60/CT-BVHTT,
ngày 06-5 về tăng cường quản lý bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, Hà
Nội.
9. Chính phủ (2002), Chỉ thị số 05/2002/CT-TTg, ngày 18-2 của
Thủ tướng Chính phủ về bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, Hà Nội.
10. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X và XI của
Đảng cộng sản Việt Nam.
11. Đặng Văn Bài (1995), “Vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh
vực bảo tồn di tích”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 2, tr.9.

12. Đào Duy Anh (2003), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Tp Hồ
Chí Minh.
13. Đỗ Văn Ninh (2006)
(2006),, Từ điển chức quan Việt Nam, Nxb
Thanh niên.
niên.
14. Hoàng Vinh (1997), Một số vấn đề bảo tồn và phát triển Di
sản văn hóa dân tộc. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Ngô Đức Thịnh (2009), Đạo Mẫu Việt Nam, tập 1, Nhà xuất
23


bản Tôn giáo.
16. Ths. Nguyễn Thị Kim Loan (2012), Quản lý di sản văn hóa,
Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
17. Quốc sử quán triều Nguyễn, Viện Sử học (1998), Khâm
định Việt sử thông giám cương mục, Nxb Giáo dục - Hà Nội.
18. Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh Thanh Hóa (2000), Địa chí Thanh
Hóa, tập 1, Nxb Khoa học xã hội.
19. Chỉ thị số 07/CT/CP, ngày 30/3/2000 của Thủ tướng Chính
phủ về tăng cường giữ gìn trật tự an ninh và bảo vệ môi trường tại các
điểm tham quan và du lịch.
20. Trần Lâm Biền (2003), Đồ thờ trong di tích của người Việt,
Việt,
Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
21. Trịnh Minh Đức, Phạm Thu Hương (2007), Bảo tồn di tích
lịch sử văn hóa, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
22. Viện Nghiên cứu Hán Nôm (1981), Tên làng xã Việt Nam đầu thế
kỷ XIX, (Thuộc các tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra) (Dương Thị The, Phạm Thị
Thoa dịch) Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

23. Việt Nam (CHXHCN). Luật Di sản văn hóa năm 2001, sửa
đổi, bổ sung năm 2009. - H.,2009.
24. Việt Nam (CHXHCN). Pháp lệnh Quản lý di tích lịch sử
văn hóa, danh lam thắng cảnh. - H.,2004.
25. TS. Vũ Quý Thu (2007), Phong trào yêu nước chống thực dân
Pháp của nhân dân Thanh Hóa từ năm 1885 - 1895,
1895, Nxb Khoa học xã hội.
26. Văn Quảng (2010), Đình, Đền miếu phủ Hà Nội và những
nghi lễ thờ cúng, Nxb Lao Động.

24



×