Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Tìm hiểu lễ hội xuống đồng ở huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.53 KB, 32 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi.
Các kết quả nghiên cứu trong bài tiểu luận do tôi tự tìm hiểu và phân tích một
cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của lễ hội. Các kết quả này
chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Ký tên


LỜI CẢM ƠN
Là sinh viên ngành quản lý văn hoá,không riêng gì bản thân tôi mà mỗi
bạn sinh viên được làm đề tài nghiên cứu khoa họcthì đây thực sự là một cơ hội
tốt. Để hoàn thành đề tài này đòi hỏi sự cố gắng rấtlớn của bản thân và sự giúp
đỡ của giáo viên Lê Thị Hiền trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được
sự chỉ bảo tận tình của cô.Cô đã truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của
mình để giúp tôi hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình. Đồng thời tôi cũng xin
được cảm ơn BTC, ban quản lí lễ hội và UBND huyện Văn Bàn đã cung cấp tài
liệu để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu.
Tuy nhiên, do kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế, tư duy còn nhiều
hạn chếkhông tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của cô giáo để bài nghiên cứu của tôi được hoàn thiện và đầy đủ hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Tên cụm từ viết tắt

1


2

BTC
UBND

Ban tổ chức
Uỷ ban nhân dân

3
4

CNH-HĐH
Tr

Công nghiệp hóa-hiện đại hóa
Trang


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................2
BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT...............................................................................3
MỤC LỤC............................................................................................................4
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu..........................................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................................3
4.Mục đích nghiên cứu.......................................................................................................................4

5. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................................4
7. Giả thuyết nghiên cứu.....................................................................................................................4
8. Ý nghĩa lí luận của đề tài.................................................................................................................5
9.Ý nghĩa thực tiễn, đóng góp của đề tài............................................................................................5
10. Cấu trúc của đề tài........................................................................................................................5

NỘI DUNG...........................................................................................................6
Chương 1.............................................................................................................6
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ LỄ HỘI VÀ KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN VĂN BÀN
TỈNH LÀO CAI...................................................................................................6
1.1. Cơ sở lí luận về lễ hội...................................................................................................................6
1.1.1. Khái niệm lễ hội.........................................................................................................................6
1.1.2. Những quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng về lễ hội.................................................8
1.1.3.Vai trò của lễ hội.......................................................................................................................10
1.2. Khái quát về huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai..................................................................................13
1.2.1. Lịch sử hình thành và đặc điểm địa lí.....................................................................................13
1.2.1.1. Lịch sử hình thành................................................................................................................13
1.1.2.2. Đặc điểm địa lí.....................................................................................................................13
1.2.2. Đặc điểm kinh tế.....................................................................................................................13
1.2.3. Đặc điểm văn hóa...................................................................................................................14


Chương 2...........................................................................................................15
DIỄN TRÌNH LỄ HỘI XUỐNG ĐỒNG Ở HUYỆN VĂN BÀN..................15
TỈNH LÀO CAI.................................................................................................15
2.1. Công tác chuẩn bị.......................................................................................................................15
2.1.1. Chuẩn bị về không gian, môi trường......................................................................................15
2.2.2. Chuẩn bị lễ vật dâng cúng.......................................................................................................15
2.2. Các nghi thức tế lễ và các hoạt động của hội............................................................................16

2.2.1. Các nghi thức tế lễ..................................................................................................................16
2.2.2. Các hoạt động của hội............................................................................................................20

Chương 3............................................................................................................22
GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA LỄ HỘI
XUỐNG ĐỒNG Ở HUYỆN VĂN BÀN TỈNH LÀO CAI.............................22
3.1. Đánh giá thực trạng lễ hội Xuống Đồng ở huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai...................................22
3.1.1. Ưu điểm của lễ hội Xuống Đồng ở huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai............................................22
3.1.2. Hạn chế của lễ hội Xuống Đồng ở huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai.............................................22
3.2. Giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Xuống Đồng ở huyện Văn Bàn Tỉnh Lào Cai.. 22

KẾT LUẬN........................................................................................................26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................27


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lễ hội truyền thống là một sinh hoạt văn hoá cộng đồng không thể thiếu
trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam. Lễ hội là dịp bày tỏ sự tôn vinh,
tưởng niệm những người đã được cộng đồng suy tôn, bao gồm các vị nhân thần,
thiên thần và cả những hiện tượng tự nhiên - xã hội khác. Lễ hội chứa đựng các
giá trị văn hoá truyền thống đã được chắt lọc, kết tinh qua nhiều thế hệ như lối
sống, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, văn hoá nghệ thuật... Các giá trị
ấy có tác động sâu sắc đến việc hình thành cốt cách, tình cảm, diện mạo văn hoá
của cộng đồng, là những thành tố quan trọng cấu thành nền văn hoá truyền
thống Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Nhiều năm qua, lễ hội truyền thống ở
Việt Nam đã trải qua những bước thăng trầm: có khi lắng xuống, có khi lại phát
triển ồ ạt, thiếu tính tổ chức. Trong những nguyên nhân của thời kỳ lắng xuống
ấy có thể kể đến những nguyên nhân khách quan như chiến tranh hay kinh tế đất
nước còn nhiều khó khăn; trong những nguyên nhân chủ quan phải kể đến việc

nhận thức và cách thức quản lý của các nhà quản lý văn hóa - xã hội; có lúc
người ta coi tổ chức lễ hội là một sự lãng phí, tốn kém tiền của của nhân dân, là
mê tín dị đoan… nên đã đưa ra những quyết định quản lý lễ hội nặng về cấm
đoán hành chính, thiếu căn cứ khoa học. Chính vì thế, nhiều lễ hội truyền thống
không được vận hành theo đúng quy luật của văn hóa, nhiều giá trị văn hóa đặc
sắc của lễ hội theo đó cũng bị mai một dần. Trong những năm gần đây, tình hình
dường như có xu hướng ngược lại, lễ hội phát triển ồ ạt, không được định hướng
một cách có tổ chức, khoa học và nhiều yếu tố ngoại lai đã xuất hiện trong lễ
hội. Các nhà quản lý văn hóa đã nhận thức rõ hơn về lễ hội và coi lễ hội là nhu
cầu thực sự, khách quan của nhân dân; nhu cầu này cần phải được thoả mãn một
cách chính đáng.
Cộng đồng người Tày ở huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai cũng vậy. Mặc dù đã
phát triển hơn nhưng những truyền thống thời xa xưa vẫn chưa hề bị mai một,
trong đó có lễ hội “Xuống đồng” đã có từ lâu đời, trở thành một bộ phận không
thể tách rời của văn hoá dân tộc Tày . Những giá trị văn hoá trong lễ hội đã hình
1


thành nên cốt cách tình cảm, diện mạo của cộng đồng người Tày Văn Bàn.
Những lễ hội ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác, trải qua những thăng
trầm biến động của lịch sử, được chắt lọc, bổ sung trở thành bản sắc văn hoá rất
riêng của người Văn Bàn. Việc nhận diện đầy đủ và nghiên cứu chuyên sâu, có
hệ thống về lễ hội xuống đồng của người Văn Bàn sẽ góp phần làm cho bản sắc
văn hoá Việt Nam càng thêm rõ nét “đa dạng và thống nhất, thống nhất trong đa
dạng”. Thông qua việc nghiên cứu lễ hội truyền thống này, luận án còn cung cấp
những luận cứ khoa học, giúp các cấp chính quyền địa phương nhận rõ những
giá trị đích thực của nó để có hướng bảo tồn, kế thừa và phát huy một cách phù
hợp các giá trị văn hoá truyền thống nhằm phục vụ việc xây dựng đời sống văn
hoá lành mạnh ở cơ sở. Đồng thời góp phần vào việc xây dựng, phát triển nền
văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong bối cảnh đẩy mạnh

công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay.
Không chỉ vậy, là một sinh viên của ngành quản lý văn hóa, việc nghiên
cứu văn hóa sẽ giúp tôi hiểu biết hơn và tiếp thêm kiến thức phục vụ cho công
việc sau này của tôi.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “ Tìm hiểu lễ hội xuống đồng ở
huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai”để làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Lễ hội không chỉ viết về đời sống tâm linh mà còn đem lại giá trị nhân
sinh, giá trị giáo dục đạo đức cho con người nên từ lâu đề tài lễ hội được nhiều
thế hệ học giả trong và ngoài nước quan tâm.
Trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, lễ hội làng quê được ghichép
trong các sách địa chí như: Đại Nam nhất thống chí, Sơn Tây tỉnh chí,...
Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị lên đất nước ta, một số nhà nghiên
cứu, nhà nho, nhà báo người Việt cũng công bố các chuyên khảo có đề cập đến
một phần hay toàn bộ lễ hội như "Việt Nam phong tục" của Phan Kế Bính. Ở
miền Bắc, sau hòa bình lập lại các công trình đã xuất bản đề cập đến nhiều vấn
đề, trong đó liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến lễ hội như: Xã thôn Việt Nam (
Nguyễn Hồng Phong), Thời đại Hùng Vương (nhiều tác giả), Mùa xuân và
2


phong tục Việt Nam(nhiều tác giả),Người anh hùng làng Gióng(Cao Huy Đỉnh),

Từ giữa thập kỷ 80 trở đi việc nghiên cứu lễ hội được chú trọng hơn;
nhiều bài báo về lễ hội được đăng trên các Tạp chí Dân tộc học, Văn hoá nghệ
thuật, Văn hoá dân gian như:
Đăng Văn Lung và Thu Linh (1984), “Lễ hội truyền thống và hiện đại”.
Phan Đăng Nhật ( 1992) "Lễ hội cổ truyền", NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội.
Các tác giả Phan Hữu Dật, Lê Ngọc Thắng, Lê Sỹ Giáo, Lâm Bá Nam

(1993) “Lễ hội cầu mùa của các dân tộc ở Việt Nam”, NXB Văn hoá dân tộc,
Hà Nội, [tr.42-50]
Trần Quốc Vượng, Lê Văn Hảo, Dương Tất Từ, (1976) “Mùa xuân và
phong tục Việt Nam”, NXb. Văn hoá, Hà Nội, [tr. 167-178]
Hoàng Choóng (1991) “Hội Lồng Tồng”, Tạp chí Dân tộc học, Hà
Nội, số 2, [tr.66-67] đã viết về "Hội Lồng Tồng ở Văn Lãng" trong đó
có trình bày về vị trí địa lý của huyện, từ đó nói về vị trí quan trọng của hội
Lồng Tồng của người Tày, Nùng, tác giả còn trình bày ý nghĩa của nghi lễ
cúng Thần nông và một số trò chơi trong lễ hội
Nhiều tác giả (1992),”Các dân tộc Tày, Nùng ở Việt Nam”, Viện dân tộc
học, NXB. Hà Nội, [tr.302-310] nói đến "Lễhội Lồng Tồng của cư dân Tày,
Nùng" phần này đã trình bày về thời gian,cách thức tổ chức lễ hội, các nghi lễ và
trò chơi trong lễ hội.
Các tác giả đã nghiên cứu đầy đủ về lễ hội xuống đồng và đây là nguồn tư
liệu để tôi kế thừa, phát triển và hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung Lễ hội Lồng Tồng các yếu tố tín ngưỡng dân gian và giá trị của
lễ hội xuống đồng của dân tộc Tày, ởhuyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: 2010-2014
3


- Không gian nghiên cứu: Lễ hội xuống đồng huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai
4.Mục đích nghiên cứu
Điều tra, miêu tả đầy đủ lễhội Lồng Tồng của dân tộc Tày ở Văn Bàn.
Trên cơ sở đó đề cập đến vấn đề góp phần bảo lưu những giá trị truyền thống
của lễ hội, đề xuất một sốý kiến về việc bảo tồn, phát huy những mặt tích cực và
hạn chế những mặt tiêu cực trong lễ hội Lồng Tồng. Qua việc nghiên cứu lễ hội

Lồng Tồng sẽ hiểu rõ hơn về sắc thái văn hoá của dân tộc Tày, nhằm giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần xây dựng và quản lý lễ hội trong
giai đoạn Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước hiện nay.
Công trình nghiên cứu này sẽ làm tư liệu tham khảo cho những công trình
nghiên cứu về lễ hội khác nói chung và các công trình nghiên cứu về lễ hội
xuống đồng nói riêng.
5. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
- Cơ cở lí luận về lễ hội và khái quát về huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai
- Diễn trình lễ hội xuống đồng của người Tày của huyện Văn Bàn
- Giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị xuống đồng của huyện Văn Bàn
tỉnh Lào Cai.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp
- Phương pháp thu thập thông tin trực tiếp: Quan sát, phỏng vấn
- Phương pháp thu thập thông tin gián tiếp:
+ Nghiên cứu giáo trình, bài giảng
+ Phương pháp thu thập thông tin
+ Phương pháp phân tích
+ Nguồn tin từ mạng internet
7. Giả thuyết nghiên cứu.
Nếu nâng cao nhận thức của người quản lý về lễ hội và ý thức của người
dân thì truyền thống lễ hội xuống đồng sẽ ngày càng phát triển và trở thành một
điểm đến thú vị cho du khách.

4


8. Ý nghĩa lí luận của đề tài.
Đề tài nghiên cứu này có thể áp dụng vào sở văn hóa, ban quản lí lễ hội
tỉnh Lào Cai.

9.Ý nghĩa thực tiễn, đóng góp của đề tài
- Luận văn góp phần nghiên cứu sâu về lễ hội Lồng Tồng của dân tộc
Tày ở huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai trên cơ sở khai thác các nguồn
tài liệu, các tài liệu này không chỉ giúp cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về lễ hội
truyền thống mà còn góp phần tìm hiểu về lễ hội hiện đại trong giai đoạn
hiện nay.
-Luận văn bước đầu đưa ra những nét riêng của lễ hội Lồng Tồng ở Văn
Bàn đồng thời so sánh với lễ hội Lồng Tồng cũng của dân tộc Tày ởmột vài
huyện khác trong tỉnh.
-Luận văn trình bày một cách hệ thống về tiến trình tổ chức lễ hội từ đó
rút ra được giá trị của lễ hội và vai trò của nó đối với việc xây dựng đời sống
xã hội hiện nay.
- Đề xuất một số ý kiến về việc kế thừa, bảo tồn, phát huy những mặt
tích cực, hạn chế của lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày trong quá trình
xây dựng nông thôn mới ở miền núi phía Bắc nói chung và ở dân tộc Tày huyện
Văn Bàn nói riêng.
10. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận , tài liệu tham khảo và bảng kê chữ viết tắt ,
nội dung bài nghiên cứu khoa học của tôi được chia làm 03 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận về lễ hội và khái quát về huyện Văn Bàn tỉnh
Lào Cai.
Chương 2: Diễn trình lễ hội xuống đồng của người Tày ở huyện Văn
Bàn tỉnh Lào Cai.
Chương 3: Giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội xuống
đồng ở huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai.

5


NỘI DUNG

Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ LỄ HỘI VÀ KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN VĂN BÀN
TỈNH LÀO CAI
1.1

. Cơ sở lí luận về lễ hội

1.1.1. Khái niệm lễ hội
"Lễ" trước hết được hiểu là nghi thức, là mở đầu cho hội làng. "Lễ là
những nghi thức nhằm đánh dấu kỷ niệm một sự việc, sự kiện có ý nghĩa nào
đó" . Theo quan niệm của Khổng Tử ,người sáng lập ra Nho giáo khi
ông nói về lễ (bàn trong Lễ - Nhạc) thì lễ trước hết là trật tự, nhạc là sự hài
hòa.Lễ mang ý nghĩa là mọi nghi thức ứng xử của con người với tự nhiên
và xã hội. Lễ vốn là phép ứng xử văn hoá, trong ứng xử xã hội, bao gồm ứng
xử giữa cá nhân với nhau, giữa cá nhân với cộng đồng và ngược lại, giữa các
thiết chế nhỏ trong cộng đồng lớn với nhau.Thường được bắt đầu và phải bắt
đầu từ lễ, tức là từ nghi thức trước khi đi vào một nội dung giữa hai quan hệ
hoặc các quan hệ trong xã hội.
“Hội” trước hết là những hoạt động, những trò diễn thường có tính lễ
nghi theo một khuôn mẫu mang tính ổn định với sự tham gia của một khối
đông người có tính cộng đồng cao. Tuy nhiên phải là những hoạt động tiếp
theo lễ hoặc đan xen với lễ có những đặc điểm vừa nêu mới trở thành hội của
lễ, sau đó mới trở thành lễ hội.
Lễ hội của người Việt cũng như của nhiều dân tộc anh em là một bộ
phận của văn hoá Việt Nam. Lễ hội đã trở thành truyền thống từ lâu đời của
thôn quê Việt Nam, nhất là ở đồng bằng Bắc Bộ, lễ hội đã đáp ứng được
nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân trước tiên là nhu cầu về tín
ngưỡng tôn giáo.
Nghiên cứu những đặc tính và ý nghĩa của lễ hộiở nước Nga, M.Bachie
cho rằng: Thực chất, lễ hội là cuộc sống được tái hiện dưới hình thức tế lễ và trò

diễn, đó là cuộc sống lao động và chiến đấu của cộng đồng cư dân. Tuy nhiên,
6


bản thân cuộc sống không thể thành lễ hội được nếu như chính nó không được
thăng hoa, liên kết và quy tụ lại thành thế giới của tâm linh, tư tưởng của
cácbiểu tượng , vượt lên trên thế giới của những phương tiện và điều kiện tất
yếu.
Đó là thế giới, là cuộc sống thứ hai thoát ly tạm thời thực tại hữu hiệu, đạt
tới hiện thực lý tưởng mà ở đó, mọi thứ đều trở nên đẹp đẽ, lung linh, siêu việt
và cao cả [tr 21; tr 23].
Lễ hội Nhật Bản, Giáo sư Kurahayashi viết: "Xét về tính chất xã hội, lễ
hội là quảng trường của tâm hồn; Xét về tính chất văn hoá, lễ hội là cái nôi sản
sinh và nuôi dưỡng nghệ thuật như mỹ thuật, nghệ thuật giải trí, kịch văn hoá và
với ý nghĩa đó, lễ hội tồn tại và có liên quan mật thiết với sự phát triển của văn
hoá" [tr 21; tr 23 - tr 24]. Nhưng những cách diễn đạt đó đều thống nhất với nội
dung: "Lễ hội là sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống của cộng
đồng" [tr 69; tr 18].
Ở Việt Nam, lễ hội là khái niệm chỉ mới xuất hiện khoảng hơn chục
năm trở lại đây. Trước đó chỉ có khái niệm lễ hoặc hội. Cả hai khái niệm lễ và
hội đều là từ gốc Hán được dùng để gọi một nhóm loại hình phong tục.
Lễ hội là sinh hoạt tập thể, là hoạt động tinh thần của cộng đồng. Dân
tộc nào cũng có lễ hội riêng của dân tộc mình, các dân tộc khác nhau có lễ hội
khác nhau. Lễ hội của các dân tộc thường là sự phản ánh nhận thức liên quan
đến tập quán sản xuất, đến các hoạt động tập thể của cộng đồng. Cư dân trồng
trọt thường tổ chức nhiều lễ hội liên quan đến gieo trồng, đến cầu mùa, đến thu
hoạch.Lễ hội còn là thời điểm linh thiêng để làng xã, thôn, bản tổ chức, huy
động các thành viên trong cộng đồng thôn bản phát động một mùa sản xuất
mới. Lễ hội Xuống Đồng ở huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai là một trong số đó. Lễ
hội này được xem là hoạt động tín ngưỡng, cầu trời cho mưa thuận gió hoà, cây

cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no hạnh phúc.Ngày lễ hội Lồng
Tồng cũng chính là dịp để họ hàng và bè bạn gần xa tới thăm hỏi chúc tụng
nhau, mời nhau ăn uống.
Khái niệm thuật ngữ “ Lồng Tồng”.
7


Thuật ngữ Lồng Tồng với nghĩa Xuống Đồng có lẽ được sử dụng lần đầu
tiên trong tập công trình "Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc)"
của các tác giả thuộc Viện dân tộc học (1978). Lồng Tồng là tên lễ hội nông
nghiệp của đồng bào Tày trên đất nước ta. Tùy từng địa phương mà người ta có
những cách gọi khác nhau theo tiếng Tày, Nùng, "Lồng" nghĩa là "Xuống",
"Tồng" nghĩa là "Đồng", lễ hội Lồng Tồng của các dân tộc Tày, Nùng ở Việt
Bắc là lễ hội "Xuống Đồng", cầu thần núi, thần sông, cầu trời, cầu Phật cho mưa
thuận, gió hoà để mùa màng bội thu. Đây là nét sinh hoạt văn hoá tinh thần
mang tính cộng đồng sâu sắc của đồng bào dân tộc.
1.1.2. Những quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng về lễ hội
Để xây dựng và phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, đồng
thờivẫn bảo đảm tính hiện đại, phù hợp với thực tiễn đất nước theo tinh thần
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đòi hỏi việc tăng cường quản lý
nhà nước về văn hóa càng trở nên cấp thiết trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội
nhập quốc tế như hiện nay. Hoạch định và đề ra một hệ thống giải pháp đồng bộ
từ khái quát đến cụ thể, nhằm thúc đẩy và quản lý tốt hoạt động văn hóatrên
phạm vi cả nước. Trong việc xây dựng và phát triển văn hóa không phải là một
vấn đề riêng, nó liên quan mật thiết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội
trong bối cảnh CNH-HĐH đất nước.
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Mục tiêu của sự nghiệp đổi mới là phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước

mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, trong đó phải giải quyết hài hoà
giữa sự phát triển kinh tế và văn hóa, bảo đảm cho đất nước phát triển bền vững
và lâu dài. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh tới vai trò của việc xây
dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nền văn hóa này vừa phải là
nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội. Mọi hoạt động kinh tế phải đặt con người ở vị trí trung tâm
của sự phát triển, vừa phải chú ý đến hiệu quả kinh tế, vừa phải chú ý đến hiệu
8


quả xã hội và văn hóa. Đồng thời, phải chú trọng khai thác văn hóa như một
nguồn lực đặc biệt để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển các ngành
công nghiệp văn hóa, dịch vụ văn hóa và du lịch văn hóa… Như vậy, văn hóa
không phải là kết quả thụ động của nền kinh tế mà là nguyên nhân, động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng
đồng các dân tộc Việt Nam
Để nhấn mạnh tới phương pháp xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc, Đảng và nhà nước ta chủ trương văn hóa là một mặt trận, xây
dựng vàphát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý
chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng. “Mặt trận” là nơi đoàn kết thống nhất ý
chí và tình cảm của nhân dân, của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ và các nhà hoạt
động văn hóa vào thực hiện mục tiêu chung của sự nghiệp đổi mới do Đảng đề
ra.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội được thông qua tại Đại hội lần thứ VII (6-1991) đã xác định nền văn hóa tiên
tiến và đậm đà bản sắc dân tộc là một trong sáu đặc trưng cơ bản của chế độ xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Như vậy, nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc vừa là mục tiêu phấn đấu, vừa là một nhiệm vụ trọng yếu trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội.

Đến Đại hội XI, nhiệm vụ chăm lo phát triển văn hóa được đúc kết cô
đọng hơn, cụ thể hơn, tập trung vào 4 nội dung quan trọng:
Một là, củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh,
phong phú, đa dạng; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn minh trong việc
cưới, việc tang, lễ hội…; triển khai cuộc vận động xây dựng gia đình Việt Nam
góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của văn hóa, còn người
Việt Nam, nuôi dưỡng giáo dục thế hệ trẻ.
Hai là, phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật; bảo tồn, phát huy giá trị
các di sản văn hóa truyền thống, cách mạng. Theo đó, tiếp tục phát triển nền văn
học, nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu chất nhân văn,
9


dân chủ, vươn lên hiện đại, phản ánh chân thật, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc
và công cuộc đổi mới đất nước; cổ vũ, khẳng định cái đúng, cái đẹp, đồng thời
lên án cái xấu, cái ác. Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp
luật về sở hữu trí tuệ, về bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể và
phi vật thể của dân tộc. Xây dựng và thực hiện các chính sách, chế độ đào tạo,
bồi dưỡng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tạo điều kiện để đội ngũ những
người hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị
cao về tư tưởng và nghệ thuật.
Ba là, chú trọng phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ
chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của
nhân dân và đất nước. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ hoạt
động báo chí, xuất bản vững vàng về chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ và có năng
lực đáp ứng tốt yêu cầu của thời kỳ mới.
Bốn là, đổi mới, tăng cường việc giới thiệu, truyền bá văn hóa, văn học,
nghệ thuật, đất nước, con người Việt Nam với thế giới. Xây dựng một số trung
tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài và trung tâm dịch thuật, quảng bá văn hóa
Việt Nam ra nước ngoài. Tiếp thu những kinh nghiệm tốt về phát triển văn hóa

của các nước, giới thiệu các tác phẩm văn học, nghệ thuật đặc sắc của nước
ngoài với công chúng Việt Nam. Ngăn chặn, đẩy lùi, vô hiệu hóa sự xâm nhập
và tác hại của các sản phẩm đồi trụy, phản động từ nước ngoài vào nước ta; bồi
dưỡng và nâng cao sức đề kháng của công chúng nhất là thế hệ trẻ.
Như vậy, đến Đại hội XI, các quan điểm của Đảng về xây dựng và phát
triển nền văn hóa Việt Nam theo mục tiêu tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tiếp
tục được khẳng định. Nhưng từ thực tiễn đời sống văn hóa của đất nước những
năm qua, đặc biệt là trong xu thế hội nhập, có sự tác động nhiều chiều của quá
trình toàn cầu hóa, của nền kinh tế thị trường…, Đảng ta đã xác định bốn đầu
việc cần được cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và nhất là ngành văn hóa coi
trọng, tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhằm tiếp tục xây dựng nền tảng tinh
thần của xã hội.
1.1.3.Vai trò của lễ hội.
10


- Vai trò của lễ hội trong đời sống người Việt.
Lễ hội có nhiều ý nghĩa to lớn, lễ hội thể hiện tư tưởng, tình cảm, thái độ
của người dân đối với thế giới đã khuất. Thông qua lễ hội con người tưởng nhớ
tới công đức, ông bà tổ tiên thông qua việc thờ cúng. Lễ hội cũng là địa điểm để
mọi người thi thố tài năng, nơi đó có nhiều trò chơi dân gian như:Đua thuyền,
đánh đu, ném còn, hát giao duyên, hát đối đáp, hát bài chòi, đánh cờ người,…
chính những trò chơi dân gian này tạo điều kiện để người dân gần gũi nhau hơn,
hiểu nhau và cùng nhau tham gia tích cực để dành chiến thắng trong các trò
chơi.
Lễ hội quả thật là một điểm văn hoá sống, một bảo tàng sống của người
Việt từ cổ đại đến nay, có tác dụng bảo lưu phát triển bản sắc văn hoá. Đối với
mỗi người, lễ hội trở nên thân thiết, là nỗi nhớ thiêng liêng, mãnh liệt, là nơi con
người kì thác mọi niềm vui, nỗi buồn. Đây còn là biểu hiện giá trị của một cộng
đồng: Thông qua vui chơi, con người lấy lại thăng bằng sau những khó khăn lo

toan của cuộc sống thường nhật; sức cố kết của lễ hội đã làm xoa dịu những đố
kị, có khi cả những hận thù diễn ra trong những quan hệ hàng ngày; lễ hội là dịp
để hoàn thiện các chủng loại văn hoá; là dịp để con người vươn lên đời sống văn
hoá cao hơn và bộc lộ hết tinh hoa của mình.Lễ hội còn là nơi nhắc nhở người ta
sống trật tự, mực thước góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Là nơi thể hiện
năng khiếu thẩm mĩ của cộng đồng, tất cả phải được chuẩn bị hết sứcchuđáo.
Đồng thời cũng khuyến khích tài nănglaođộng và vui chơi, đề cao cái cao cả, cái
bi, cái hài của cuộc sống.
Như vậy, chúng ta thấy rằng vai trò của lễ hội rất quan trọng, không chỉ
trong đời sống hàng ngày, thể hiện ý nghĩa văn hoá mà nó còn là một trong
những khuôn mẫu chuẩn mực để con người noitheo. Muốn cho lễ hội nước ta
mãi giữ được bản sắc chúng ta cần khắc phục một số mặt tiêu cực như thương
mại hoá các hoạt động mê tín dị đoan, tệ nạn đánh bạc tập quán lạc hậu.
- Vai trò của lễ hội đối với việc phát triển kinh tế, dịch vụ, du lịch trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tổng hợp bao gồm các mặt tinh thần và
11


vật chất, tôn giáo tín ngưỡng và văn hoá nghệ thuật, tâm linh và đời thường… là
một sinh hoạt có sức hút một số lượng lớn những hiện tượng của đời sống xã
hội.
Để phát triển du lịch, mọi quốc gia trên thế giới đều rất coi trọng coi trọng
sự phát triển của du lịch văn hoá, bởi du lịch văn hoá là một loại hình du lịch có
nhiều ưu điểm: ít có tính mùa vụ, có thể phát triển quanh năm, tạo nguồn thu ổn
định, với mức tăng trưởng ngày càng lớn, nó giúp cho con người hiểu biết sâu
sắc về thế giới xung quanh…Việt Nam là một đất nước có tiềm năng phát triển
du lịch văn hoá rất lớn. Với hơn bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước
của cha ông đã để lại cho chúng ta hàng ngàn các di sản và di tích lịch sử văn
hoá. Trong số đó các lễ hội dân gian là một nguồn tài nguyên vô cùng quan

trọng cho phát triển du lịch văn hoá ở Việt Nam. Chủ trương của Đảng và Nhà
nước ta đã và đang tổ chức thực hiện việc khôi phục lại một số lễ hội tiêu biểu
nhằm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến với các lễ hội nhiều hơn
nữa.
Cùng với sự phát triển của du lịch Việt Nam du lịch văn hoá ngày càng
phát triển. Đây là thể loại du lịch đem lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định, đồng
thời nó là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển của toàn ngành du
lịch. Mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của Việt Nam là phải làm sao khai
thác tốt loại hình du lịch văn hoá. Hoạt động du lịch càng phát triển thì càng
phải làm giàu thêm bản sắc và truyền thống dân tộc. Vai trò và ý nghĩa của du
lịch văn hoá đối với kinh doanh du lịch là hết sức quan trọng, nó góp phần thúc
đẩy cho du lịch vươn lên tạo đà cho du lịch ngày một phát triển, đem lại hiệu
quả to lớn cho nền kinh tế.Khai thác tổ chức tốt các lễ hội dân gian cũng là một
trong những biện pháp để giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và phát triển du lịch
bền vững trong thời kỳ hội nhập.
Ngoài những vai trò trên lễ hội còn có giá tị về gắn kết cộng đồng lại với
nhau, giá trị giáo dục, văn hóa tâm linh và bảo tồn nền văn hóa dân tộc.

12


1.2. Khái quát về huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai.
1.2.1. Lịch sử hình thành và đặc điểm địa lí
1.2.1.1. Lịch sử hình thành
Địa danh Văn Bàn có từ xa xưa nhưng được xác định rõ nhất là từ đời nhà
Lý năm 1015. Trải qua thời kỳ lịch sử khi phong kiến phương Bắc xâm lược,
Văn Bàn nằm trong đất Cương Gian (đời nhà Tần), quận Giao Chỉ (đời nhà
Hán), đất Phong Châu (đời nhà Tuỳ, nhà Đường). Thời các triều đại phong kiến
Việt Nam, Văn Bàn nằm trong lộ Hưng Hoá (đời Tiền Lê), trong Châu Đăng
(đời nhà Lý); đời Hậu Lê, Văn Bàn là một châu của phủ Quy Hoá thuộc trấn

Thiên Hưng. Thời kỳ thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỷ 19, Văn Bàn nằm
trong Đạo quân binh thứ 3 và thứ 4 trước khi thành một châu của tỉnh Yên Bái
vào năm 1900. Trong thời gian 1976 – 1991 thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn, từ khi
tái lập tỉnh, Văn Bàn lại thuộc tỉnh Lào Cai.
1.1.2.2. Đặc điểm địa lí
Tọa độ địa lý của huyện là từ 21°57′ đến 22°17′ vĩ độ Bắc và 103°57′ đến
104°30′ kinh độ Đông.Văn Bàn phía đông giáp với huyện Bảo Yên, phía tây
giáp với tỉnh Lai Châu, phía nam và Đông Nam giáp với tỉnh Yên Bái, phía bắc
giáp với huyện Bảo Thắng Nằm giữa hai dãy núi lớn là dãy Hoàng Liên Sơn và
dãy Con Voi, có sông Hồng chảy qua và nhiều ngòi suối chằng chịt, địa hình
Văn Bàn tương đối phức tạp với nhiều đỉnh cao trên 2000 mét như đỉnh Lùng
Cúng (2.913m), đỉnh Xi-giơ-pao (2.876m), đỉnh Bá Muông (2.500m), đỉnh Pú
Một (2.132m), đỉnh Gia Lan hùng vĩ gắn với khu du kích Gia Lan, vùng chiến
khu Nà Chuồng thời kháng chiến chống Pháp và Sa Pa.
1.2.2. Đặc điểm kinh tế
Văn Bàn có nhiều tài nguyên khoáng sản như: sắt (Sơn Thuỷ), than
(Chiềng Ken), penspat (Khánh Yên), vàng (Min Lương ) thuận lợi cho việc phát
triển kinh tế. Trong tương lai, Văn Bàn tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng
theo hướng phát triển kinh tế công nghiệp khai thác và chế biến cũng như phát
triển nông – lâm nghiệp toàn diện là những thế mạnh của địa phương.
13


1.2.3. Đặc điểm văn hóa
Mùa xuân, Văn Bàn tưng bừng trong lễ hội “Lồng tồng” của dân tộc Tày
được tổ chức vào ngày Thìn tháng Giêng với các trò chơi ném còn, kéo co, chọi
gà bằng bi chuối, chọi trâu bằng măng vầu, mùa kiếm theo tín ngưỡng phồn thực
với mục đích cầu mùa; hội chơi hang của người Thái, người Tày ở hang Khánh
Yên từ ngày 5 đến ngày 8 thàng Mọt với hát giao duyên, luyến ái, tâm tình...Lễ
hội của dân tộc Tày, Thái ngày nay đã trở thành ngày hội chung, mang sắc thái

độc đáo của các dân tộc Văn Bàn.
Vượt qua mọi khó khăn thử thách, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Văn
Bàn luôn gắn bó, đoàn kết một lòng thi đua lao động sản xuất, đạt được nhiều
kết quả trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá xã hội. Cuộc sống của người dân Văn
Bàn hôm nay đang đổi thay từng ngày, cái đói nghèo đang lùi vào dĩ vãng.
Tiểu kết:
Phần trên tôi đã trình bày cơ sở lí luận về lễ hội và khái quát về huyện
Văn Bàn tỉnh Lào Cai. Đó là cơ sở làm tiền đề phát triển hướng đi,giúp tôi
nghiên cứu dễ dàng hơn trong chương 2.

14


Chương 2
DIỄN TRÌNH LỄ HỘI XUỐNG ĐỒNG Ở HUYỆN VĂN BÀN
TỈNH LÀO CAI
2.1. Công tác chuẩn bị
2.1.1. Chuẩn bị về không gian, môi trường
Năm nào cũng vậy đến mùa Xuân, khi cây cối đâm chồi, nảy lộc,
mưaXuân phân phất, sau khi mọi người đã ăn tết vui vẻ, họ bắt đầu chuẩn bị
chomột mùa vụ mới. Trước khi vào mùa vụ các dân tộc Tày ở huyện Văn Bàn
tỉnh Lào Cai tổchức mở lễ hội Lồng Tồng để vui chơi, cầu mùa, cầu an cho cộng
đồng làngbản.
Lễ hội diễn ra ở cánh đồng rộng nhất của bản, có vi trí thuật lợi và đẹp
nhất. Lễ hội diễn ra vào ngày thìn tháng giêng.Trước khi diễn ra ngày hội đoàn
thanh niên của huyện phải vệ sinh môi trường nơi diễn ra lễ hội, lau chùi, dọn
dẹp đồ vật.
2.2.2. Chuẩn bị lễ vật dâng cúng
- Chuẩn bị về văn nghệ, các hoạt động vui chơi, giải trí như trồng cây,
tung còn, làm quả còn, làm yến.

- Chuẩn bị trang phục cho thầy mo,và những người già trong làng thường
mặc áo tràm.
- Chuẩn bị lễ vật dâng cúng .
+ Làm nhà Thần nông: Việc làm nhà Thần nông rất đơn giản vì nhà,Thần
nông thực tế chỉ làm tạm để phục vụ cho lễ hội khi kết thúc lễ hội sẽđược dỡ đi.
+Bánh khảo (sa khao) được làm từ bột nếp, đường phên, vừng, lạc. Gạo
nếp chọn loại thơm ngon.
+Bánh bỏng (khẩu sli) cũng được làm từ gạo nếp, đường phên. Gạo nếp
được ngâm nước rồi chắt sạch nước. Người ta đồ nếp lên cho chín rồiđem phơi
khô, rang lên cho nếp nở ra và giòn. Nước mật đun sôi, rồi đổ nếp đã rang vào,
đảo đều sau đó đổ ra mâm đồng san bằng và nén chặt.
+Xôi: Món ăn đặc trưng của các dân tộc Tày. Họ lấy gạo nếpcho vào chõ
15


đồ thành xôi, xôi màu (khảu nua đăm đeng): Nhuộm gạo nếp thành các màu
xanh, đỏ, vàng, tím, đen...rồi trộn các loại với nhau thành xôi nhiều màu.
+Bánh chưng (pẻng chêng): Nguyên liệu để làm bánh chưng bao gồm có
gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, lạt, lá dong. Gạo nếp được ngâm trong nước từtối đến
sáng hôm sau. Đỗ xanh xay nhỏ, đồ chín cho mịn, thịt lợn ba chỉ thái miếng từng
miếng nhỏ dài khoảng 30cm. Lá dong chọn loại lá to, đều rửa sạch cắt bớt
cuống, lạt chẻmỏng dùng để buộc.
+Thịt lợn: Lợn dùng để tế trong lễ hội Lồng Tồng của đồng bào Tày
+Thịt gà: Gà dùng để cúng là một con gà sống thiến, con gà được thịt
phải là con gà to nhất, béo nhất đem mổ moi không được mổ phanh ra, không
cắt toác cổ gà.
Ngày nay cuộc sống ngày càng hiện đại, đời sống của đồng bào có phần
khấm khá nhiều hơn so với trước đây nên việc chuẩn bị đồ tế lễ cũngđược chuẩn
bị chu đáo và mâm lễ vật có phần phong phú hơn trước.
2.2. Các nghi thức tế lễ và các hoạt động của hội.

2.2.1. Các nghi thức tế lễ
Người hành lễ: Người hành lễ giữ một vai trò rất quan trọng. Người
đó thường là thầy Mo (Pú mo) hay Thại đình Pú mo, là người thay mặt dân
làng trực tiếp hầu hạ, thỉnh cầu thần thánh về những mong ước của dân làng,
nên thầy mo phải đạt mọi yêu cầu về tướng mạo và nhân phẩm, điều đó thể
hiện sự thành tâm của cả làng đối với các bậc thần linh.
Tế lễ xin thần Thành hoàng, Thổ thần mở hội. Đây là nội dung quan
trọng nên nó được chuẩn bị rất kỹ lưỡng với lòng thành kính cao. Họ tin rằng
thần linh và những đấng siêu nhiên có thể nghe được lời thỉnh cầu sẽ bảo trợ
cho dân làng chống lại thú dữ, giúp nhân dân lao động, sản xuất, mang đến
đời sống ấm no, sung túc. Tuy nghi thức lễ mang tính duy tâm cao nhưng nó là
nét đẹp văn hoá tinh thần, là giá trị văn hoá tốt đẹp được nhân dângìn giữ qua
nhiều thế hệ.
Tế lễ là một hệ thống nghi thức, hành vi, động tác, sự kiện có tính quy
ước, quy cách chặt chẽ theo lệ làng. Lễ nhằm biểu hiện sự tôn kính của dân
16


làng đối với thần linh, lực lượng siêu nhiên trở thành thần thánh linh thiêng
trong tâm linh của con người. Thần linh là nơi con người gửi gắm niềm tin,
ước vọng của mình. Pú mo là người đại diện cho dân làng dâng lễ lên thần
linh để cầu cho mưa thuận gió hoà, vạn vật sinh sôi, con người được no ấm,
hạnh phúc. Tế lễ không chỉ là để nhắc nhở đến công lao của vị thần dân làng
thờ, mà còn là dịp cộng cảm chung của cả bản làng gắn bó với nhau trong một
tâm thức chung.
Phần lễ được bắt đầu từ tục rước đất, rước nước. Đoàn rước bao giờ cũng
đi từ rất sớm khi trời còn chưa rõ mặt người. Trong đoàn gồm có: thầy cúng, đội
trống, đội khèn, hai đôi nam nữ chưa vợ chưa chồng khiêng kiệu rước. Kiệu
rước được trang trí sặc sỡ nhiều mầu theo biểu tượng âm dương ngũ hành. Đi
đầu đoàn rước là thầy cúng, người được dân bản giao trách nhiệm là sứ giả để

giao tiếp với thần linh, trên tay thầy cầm cây nêu biểu tượng của sự sinh sôi, nảy
nở. Đi sau là kiệu rước nước, nước được đựng trong hai ống bương to một ống
bố và một ống mẹ. Tiếp đến là kiệu rước đất, đất thiêng được lấy từ trên núi cao
gọi là đất mẹ.
Đúng 12 giờ trưa Pú mo cùng với tổ cúng tế đem theo mâm lễ đến đình
(nơi thờ Thành hoàng làng) - Thành hoàng là vị thần có công mở làng, lập
bản, cũng là vị thần trông coi mùa màng, gia súc và trị an của bản làng. Thành
hoàng có thể là người, là vật...nhưng rất linh thiêng, thường có nhiều phép lạ
giúp đỡ nhân dân mỗi khi họ gặp khó khăn, hoặc miếu (là nơi thờ thổ thần,
thổ công) - một vị thần đất bảo vệ và che chở cho cộng đồng bản. Theo quan
niệm dân gian, thổ thần là người có công lao xây dựng làng bản và giúp đỡ
mọi người. Sau khi dâng rượu, bánh kẹo, hoa quả, xôi, gà...Pú mo khấn
Thành hoàng hoặc thổ công và báo cáo tình hình thu hoạch mùa màng cùng
tình hình của dân bản một năm qua. Hôm nay dân bản mở hội ở đây để vui
hội Lồng Tồng mong các vị Thành hoàng, thần linh phù hộ độ trì cho dân bản
một mùa, một năm sản xuất mưa thuận, gió hoà, trồng gì được nấy ngô khoai
đầy sàn, thóc gạo đầy bồ...Sau đó Pú mo xin phép mở hội bằng cách xin âm
dương (tức slẻn) bằng hai thanh gỗ được gọt đẽo một mặt phẳng, một mặt
17


tròn, khi úp vào nhau thành một đoạn gỗ tròn dài từ 5-10cm báo cáo thổ
công hoặc Thành hoàng cho làng mở hội. Nếu xin âm dương sáu lần được
ngay một lúc thì lễ hội suôn sẻ, mùa màng năm đó báo hiệu bội thu, ngược
lạixin âm dương nhiều lần mới được thần cho phép mở hội thì năm đó dân bản
làm ăn sẽ khó khăn.
+ Nghi thức thờ cúng tại bàn thờ nhà Pú mo: Tín ngưỡng của người Tày,
Nùng chủ yếu thờ tổ tiên tin vào vạn vật hữu linh và chịu ảnh hưởng của Khổng
giáo, Đạo giáo, Phật giáo. Thờ tổ tiên là phổ biến và thực hiện trong từng gia
đình. Tin vào thần linh thổ địa, thần núi, thần sông, thần đất, thần nước, tin vào

số mệnh. Thể hiện ở nếp sống và quan hệ tôn ti trật tự của thành viên trong gia
đình cũng như ứng xử với xóm giềng. Thể hiện ở việc cúng bắt tà ma, trừ quỷ
của những người hành nghề cúng bái như mo, then, tào, pựt. Người Tày, Nùng
quan niệm có con "phi mà lằn" (ma ác) chuyên làm hại người. Phong tục
thờcúng tổ tiên trong những ngày lễ, tết vốn là truyền thống tốt đẹp của người
dân Việt Nam. Là đạo lý của người Việt Nam. Theo quan niệm của họ việc thờ
cúng phải linh thiêng nên bàn thờ được đặt ở nơi trang trọng nhất trong gia đình
để thờcúng tổ tiên những ngày lễ tết. Việc thờ cúng Thành hoàng và Thần nông
trong ngày lễ hội Lồng Tồng có lẽ cũng bắt nguồn từ việc thờ cúng tổ tiên trong
mỗi gia đình hay tổ sư tại nhà Pú mo.
Trong ngày lễ hội Lồng Tồng, Pú mo phải làm mâm cúng tại gia, đồcanh
măng, miến, các loại bánh trái, hoa quả, có các chén nhỏ đựng rượu,
mấy đôi đũa. Hai bên bàn thờ có dựng hai cây mía còn nguyên ngọn. Sau khi
đã bày lễ xong Pú mo thắp hương rồi vái lậy 3 vái. Pú mo bắt đầu khấn để
mời tổ tiên về với gia đình, phù hộ cho con cháu mạnh khoẻ, làm ăn phát đạt,
lễ hội Lồng Tồng năm nay cầu mong thần linh phù hộ cho dân làng được mùa
màng tốt tươi, no ấm hạnh phúc, sau khi hết một tuần hương Pú mo hoá vàng
cho con cháu xếp đồ lễ vào mâm rồi mang ra đình, miếu để cúng Thành
hoàng.
+ Nghi thức sắp xếp các mâm lễ của các gia đình trong bản để cúng
Thành hoàng và Thần nông: Pú mo đánh trống liên hồi để giục các gia đình
18


bưng mâm lễ ra đình cúng Thành hoàng và Thần nông. Mâm lễ của Pú mo
được đặt chính giữa ban thờ Thành hoàng và Thần nông. Theo thứ tự gia đình
nào cư ngụ trong bản lâu năm nhất thì mâm cỗ của gia đình đó được được gần
ban thờ nhất, đặt ở bên phải và bên trái mâm Pú mo, mâm cỗ của các gia đình
được sắp xếp theo tuần tự trước sau, gia đình nào đến cư trú muộn nhất thì
mâm cỗ xếp sau cùng, còn những gia đình mới tách ở riêng, người đến ở

rể...thì mâm cỗ bày ở nhà Thần nông, gia đình nào có tang hoặc gặp điều sui
thì không được mang mâm lễ ra cúng ở đình vì theo quan niệm của đồng bào
ở đây đó là điềm không may cho năm mới nên việc sắp xếp các mâm cỗ để
cúng thần linh được quy định khá nghiêm ngặt. Việc sắp xếp các mâm cỗ ở
đình, nhà Thần nông của dân bản thể hiện tính đẳng cấp và tôn ty trật tự trong
xã hội của một bản, căn cứ vào đó có thể xác định được đối tượng đến cúng lễ
là ai.
+ Nghi thức cúng Thành hoàng ở đình và Thần nông: Các gia đình khi
được nghe tiếng trống giục của Pú mo đã mang mâm lễ ra đình, sau khi bày
biện xong mâm lễ của Pú mo và các gia đình Pú mo thắp hương và bắt đầu lễ.
Mở đầu cho phần tế lễ là nghi lễ cúng Thần nông, khởi thủy từ tín ngưỡng xưa,
bà con tin rằng Thần nông là một vị thần có công dạy dân làm nghề ruộng, đặc
biệt là nghề trồng lúa, cai quản ruộng vườn, đất đai, Thần nông cũng là người
chế ra cày bừa, sử dụng trâu cày ruộng, là người đứng ra làm lễ tịch điền (hạ
điền) hàng năm cho dân làng.Pú mo dẫn đầu tổ cúng Thần nông, mâm lễ tế Thần
được đặt ở ngoài khu ruộng rộng (nơi tổ chức lễ hội Lồng Tồng) gồm có: Một
con lợn quay, một con gà thiến luộc, xôi, bánh khảo, bánh chưng, bánh khẩu sli,
hoa quả, rượu mẫu sơn. Mâm lễ được cắm một nén nhang, một lá cờ con. Những
người dân sở tại sẽ dâng lên những mâm cỗ do chính tay mình tự làm, bao gồm
tám mâm, tám chén, tám đôi đũa cùng tám chai rượu. Nắng mưa cũng mặc, lễ
hội vẫn cứ diễn ra, mâm cỗ vẫn cứ dâng lên vì trên mỗi mâm đã có những chiễc
ô to che sẵn. Chủ hội sẽ đích thân làm lễ cúng Thần nông - vị thần cai quản
ruộng đồng, làng bản để cầu ấm no, sức khoẻ và hạnh phúc cho mọi người dân
trong bản. Pú mo đại diện cho dân làng dâng lễ lên cúng tế Thần nông, Pú mo
19


lạy 3 vái, thắp hương rót rượu.
Tiếp theo Pú mo khấn Thành hoàng. Thành hoàng là vị thần có công
mở làng, lập bản, cũng là vị thần trông coi mùa màng, gia súc và trị an của

bản làng. Thành hoàng có thể là người, là vật...nhưng rất linh thiêng, thường có
nhiều phép lạ giúp nhân dân khi họ gặp khó khăn.
Sau nghi thức này Pú mo thực hiện lễ cầu mùa, Pú mo đốt hương cắm
vào một số nơi rồi vái lạy bốn phương. Sau đó, Pú mo cầm chậu nước đứng
trên bàn cao làm lễ, khấn "cầu trời phù hộ cho mưa thuận gió hoà, làm ăn phát
tài phát lộc, sức khỏe dồi dào”.
Khi thực hiện xong lễ cầu mùa, Pú mo làm lễ cúng lợn, con lợn này đã
được chuẩn bị trước khi làm lễ cầu mùa. Sau đó con lợn được chia thành
nhiều phần và chia cho các gia đình trong bản, hộ nào cũng được phần thịt
của con lợn đó, họ được chia phần đều nhau để mang về nhà chế biến thành
nhiều món khác nhau để các thành viên trong gia đình và bạn bè cùng ăn, họ
cảm thấy rất vui mừng được thụ lộc của thần linh ban. Sau khi cúng xong mâm
cỗ được chia ra, Pú mo làm phép rồi tung cỗlên trời khi đó nhân dân ùa ra lấy
phần lễ đó, họ quan niệm rằng đó là lộc trời, kết thúc phần lễ.
2.2.2. Các hoạt động của hội
Sau khi kết thúc phần lễ, phần hội của Lễ hội Lồng Tồng ở Văn Bàn diễn
ra với rất nhiều nghi lễ khá phong phú với nhiều trò vui.
Đầu tiên là chương trình văn nghệ.
Mở màn là Hát Sli, Lượn, hát Nôm, Then đây là hình thức sinh hoạt văn
hoá dân gian đặc sắc diễn ra ngay tại sân khấu hay lễ hội để hát những khúc hát
truyền thống tâm tình, truyền cảm của dân tộc, trong mỗi một lễ hội Lồng Tồng
ở Văn Bànthường thu hút nhiều người tham gia đặc biệt là người Tày . Có nhiều
hình thức hát rất phong phú, các lối hát dân ca thường bắt đầu từ khi hội diễn
ra đến khi kết thúc hội thì mọi người lại kéo nhau về nhà hát. Nội dung hát
chủ yếu là lối hát giao duyên, hát chúc tụng, hát chào mùa Xuân mới. Chủ yếu
là các nhóm nam nữ thanh niên hát đối đáp với nhau.
Sau đó là các trò chơi.
20



×