Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Tìm hiểu giá trị di tích lịch sử Thành nhà Mạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.21 KB, 43 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong đề tài là trung thực và chưa được công bố trong các công trình
khác. Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề
tài của mình.
Hà Nội, tháng 08 năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài thi - Công trình nghiên cứu khoa học đầu tay này.
Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý thầy cô giáo trường Đại học Nội vụ
Hà Nội, đặc biệt là cô Vũ Ngọc Hoa, phòng Quản lý đào tạo đã tận tình giảng
dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập, người đã luôn
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành đề tài
nghiên cứu khoa học này một cách tốt nhất.
Xin trân thành cảm ơn anh Đinh văn Dũng cán bộ phòng văn hóa thông
tin huyện Phục Hòa đã giúp đỡ tôi có được những số liệu cũng như những tài
liệu để tôi hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất.
Song do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với
thực tế cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể chánh khỏi
những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được những lời góp ý của
Quý thầy cô cũng như bạn đọc để đề tài nghiên cứu của tôi được hoàn chỉnh
hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................1


LỜI CẢM ƠN......................................................................................................2
MỤC LỤC............................................................................................................1
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài........................................................................................1
2.Lịch sử nghiên cứu.....................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu..........................................3
4. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................3
5. phương pháp nghiên cứu..........................................................................3
6 . Đóng góp đề tài .......................................................................................3
7. Cấu trúc đề tài............................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DI TÍCH VÀ KHÁI QUÁT VỀ THỊ
TRẤN HÒA THUẬN, HUYỆN PHỤC HÒA, TỈNH CAO BẰNG.................5
1.1.Cơ sở lý luận............................................................................................5
1.1.1.Khái niệm di tích..................................................................................5
1.1.2. Vai trò của di tích................................................................................5
1.2. Khái quát về thị trấn Hòa Thuận, huyện phục hòa, tỉnh Cao Bằng........7
1.2.1. Vị trí địa lý...........................................................................................7
1.2.2.Điều kiện kinh tế - xã hội.....................................................................9
Tiểu kết: Trong chương 1 đã đi tìm tìm hiểu về cơ sở pháp lý, khái niệm di
tích, vai trò cuả di tích thành nhà Mạc, cũng như khái quát về thị trấn Hòa
Thuận huyện Phục Hòa Tỉnh Cao bằng giới thiệu về những nét đặc trưng
của địa phương về vị trí địa lý điều kiện tự nhiên. Sang chương 2 đi sâu và
tìm hiểu giá trị khu di tích lịch sử thành nhà Mạc sau đó làm nổi lên giá trị
của nó...........................................................................................................10
Chương 2. GIÁ TRỊ KHU DI TÍCH THÀNH NHÀ MẠC TẠI THỊ TRẤN
HÒA THUẬN, HUYỆN PHỤC HÒA, TỈNH CAO BẰNG...........................11
2.1. Giá trị lịch sử........................................................................................11
2.2. Giá trị văn hóa – tinh thần....................................................................18
2.3. Giá trị về hiện vật.................................................................................23
Tiểu kết: Toàn bộ chương 2 tập trung đi sâu tìm hiểu giá trị di tích thành

nhà Mạc một trong những di tích có bề giầy về giá trị lịch sử và giá trị văn
hóa cũng như giá trị về hiện vật còn lưu giữ và bảo tồn được cho đến ngày
nay. Trên đây là toàn bộ nội dung chương 2. Để có thể giữ gìn những giá trị
đó. Tiếp sau đây chúng ta sẽ tìm ra những giải pháp để giữ gìn và phát huy
những giá trị đó...........................................................................................31


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ KHU DI
TÍCH THÀNH NHÀ MẠC – PHỤC HÒA - CAO BẰNG.............................32
3.1. Giải pháp về lãnh đạo, chỉ đạo.............................................................32
3.2. Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức giá trị các di tích........32
3.3. Giải pháp về phối hợp các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị xã hội
.....................................................................................................................33
3.4. Giải pháp về công tác chăm sóc, bảo vệ...............................................33
3.5. Giải pháp về kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước................................33
3.6. Gải pháp về tôn tạo, tu bổ, sửa chữa....................................................34
3.7. Giải pháp về xã hội hoá........................................................................34
Tiểu kết: Ở chương này đưa ra những giải pháp Bảo tồn và phát huy giá trị
lịch sử di tích thành nhà Mạc nói riêng và những giá trị di sản văn hóa trên
địa bàn huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng nói chung là một trong những vấn
đề hết sức cần thiết để những giá trị di tích không bị mai một và trường tồn
mãi với thời gian..........................................................................................35
KẾT LUẬN........................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................38


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử Việt Nam, nhà Mạc để lại những dấu ấn quan trọng trong
dòng chảy lịch sử dân tộc. Tương truyền vào năm giáp thân 864 (đời Đường Hy

Tông), Cao Biền đem quân sang đánh An Nam. Vua Đường phong Cao Biền làm
tiết độ sứ, cho đắp thành Đại La bên sông Tô Lịch, Hà Nội. Cùng lúc đó xây
thêm ba thành lớn nữa ở miền núi phía Bắc, đó là thành Nà Lữ, thành Phục Hoà
ở Cao Bằng và thành Lạng Sơn. Khi ấy các thành đều được đắp bằng đất.
Năm 1594, Mạc Kính Cung tự xưng Vua là Càn Thống Hoàng Đế, cho đặt
Vương Phủ ở đất Cao Bình, Hoà An. Nhà Mạc chiếm cứ vùng Cao Bằng, thu
phục lòng dân, mở trường quốc học, mở khoa thi thu dụng nhân tài, khuyến
khích phát triển nghề nông, nghề thủ công, mở mang đường xá, đặt chợ búa để
giao lưu buôn bán. Đồng thời với việc sửa các thành trì đã có, Nhà Mạc cho đắp
nhiều thành nhỏ trong rừng núi Lam Sơn (Hồng Việt, Cao Bình, Hoà An), Thạch
An, Phục Hoà để đối phó với chính quyền Lê, Trịnh. Các thành được xây dựng
kiên cố, quy mô bằng gạch trên nền thành đất với kiến trúc hình vuông, có thành
ngoài bao bọc nhằm mục đích phòng thủ, đối phó với nhà Lê - Trịnh.
Tuy nhiên, trải qua những biến cố thăng chầm của lịch sử cũng như quá
trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đưa đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho người
dân địa phương song cũng mang lại những nguy cơ, Các di tích khảo cổ của nhà
Mạc ở đây đã được biết đến bị tàn phá, xâm phạm, các di tích chưa được phát
hiện cũng có nguy cơ tương tự. Vì vậy, việc kiểm tra, khảo sát, phát hiện và quy
hoạch các di tích, làm tiền đề cho những chương trình nghiên cứu, bảo vệ các di
tích khảo cổ học trong tương lai là hết sức cấp thiết.
Là người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Cao Bằng cũng như một
1


cán bộ quản lý văn hóa tôi muốn góp một phần nhỏ bé công sức của bản thân để
giữ gìn, phát huy những giá trị của khu di tích lịch sử.
Với công trình nghiên cứu này sẽ là tiền đề cho những nghiên cứu sau
này khi tôi muốn tiếp tục đi sâu nghiên cứu về các giá trị các khu di tích, các
hiện vật trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Đặc biệt với vị trí công chức văn hóa hiện
nay tôi sẽ nắm được nhiều kiến thức trong công tác nghiên cứu khoa học giúp

ích trong quá trình tác nghiệp, nghiệp vụ sau này.
Vì những lý do trên tôi đã quyết định chọn đề tài “ Tìm hiểu giá trị di
tích lịch sử Thành nhà Mạc, tại thị trấn Hòa Thuận, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao
Bằng” làm đề tài nghiên cứu khoa học.
2. Lịch sử nghiên cứu
Nhà Mạc là một vương triều trong lịch sử Việt Nam, có những đóng góp
tích cực vào lịch sử văn hóa kinh tế chính trị đất nước một giai đoạn, chính vì
thế, nghiên cứu về nhà Mạc có nhiều công trình nghiên cứu dưới góc độ khác
nhau như:
Về tư liệu lịch sử: Các tài liệu lịch sử đều đề cập đến loại hình di tích này
như: Đại Nam nhất thống chí, Lịch triều hiến chương loại chí, Cao Bằng Thực
Lục; Cao Bằng ký lược. Cao Bằng sự tích, văn bia nhà Mạc. Nghệ thuật thời kỳ
nhà Mạc, Nhà Mạc trong thời kỳ Cao Bằng,… nhưng chỉ có tính chất giới thiệu
khái quát.
Về Khảo Cổ học: Có các công trình nghiên cứu như luận án Tiến Sĩ của
Nguyên Văn Sơn: Di tích thời Mạc vùng Dương Kinh (Hải Phòng), hay trong
công trình nghiên cứu Thành cổ Việt Nam của Đỗ Văn Ninh cũng đề cập đến
một số di tích, thành cổ nhà Mạc, hay gần đây là đề tài khoa học cấp bộ do tiến
sĩ Lê Đình Phụng làm chủ trì: Nghiên cứu, đánh giá giá trị lịch sử - văn hóa di
tích thành nhà Mạc ở Cao Bằng…
Nhưng cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu về nhà Mạc mới ở
2


đâu, đặc biệt là nhà Mạc trên vùng đất Cao Bằng. Chính vì vậy đề tài nghiên cứu
này nhằm bước đầu giải quyết các vấn đề trên làm góp phần tìm về lịch sử qua
di tích vật chất, của nhà Mạc ở đây.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Giá trị khu di tích lịch sử Thành Nhà Mạc tại thị
trấn Hòa Thuận, huyện Phục Hòa, Tỉnh Cao Bằng

Phạm vi nghiên cứu: Đối tượng trọng tâm nghiên cứu là hệ thống các di
tích các lò sản xuất thủ công của nhà Mạc thành nhà Mạc trên đất Cao Bằng trên
không gian là địa bàn thị trấn Hòa Thuận, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng, thời
gian vào thế kỷ XVI - XVII khi nhà Mạc định đô tại đây
4. Mục tiêu nghiên cứu
Cơ sở lý luận về di tích lịch sử thành Nhà Mạc và khái quát về thị trấn
Hòa Thuận, Huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng
Giá trị của di tích thành Nhà Mạc, các giải pháp, đề xuất kiến nghị để bảo
vệ và phát triển các giá trị của di tích.
5. phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu : phân tích từ tài liệu có sẵn .Tham khảo các công
trình nghiên cứu. báo cáo thực tập, các cuốc sách liên quan đến khu di tích lịch
sử thành Nhà Mạc Cao Bằng
Phương pháp điều tra thực địa, quan sát , phỏng vấn quản lý khu di tích
lịch sử, chụp ảnh, ghi hình…
6 . Đóng góp đề tài .
Tổng hợp thông tin về di tích. Phân tích được giá trị của khu di tích lịch
sử. Đánh giá được tầm quan trọng của khu di tích lịch sử .Tài liệu để lưu giữ,
tuyên truyền và giới thiệu cho các công trình nghiên cứu về sau, lưu giữ vào kho
tàng thư viện về công trình nghiên cứu giá trị khu di tích lịch sử Thành Nhà Mạc
thị trấn Hòa Thuận, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục…, nội
3


dung đề tài có cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về di tích Thành Nhà Mạc và khái quát thị
trấn Hòa Thuận, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng
Chương 2: Giá trị khu di tích thành Nhà Mạc tại thị trấn Hòa Thuận,

Huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng.
Chương 3: Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử
thành nhà Mạc Thị trấn Hòa Thuận – Phục Hòa – Cao Bằng.

4


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DI TÍCH VÀ KHÁI QUÁT VỀ THỊ
TRẤN HÒA THUẬN, HUYỆN PHỤC HÒA, TỈNH CAO BẰNG
1.1.Cơ sở lý luận
1.1.1.Khái niệm di tích
Luật di sản văn hoá, Điều 14 Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày
11/11/2002 của Chính phủ Việt Nam quy định chi tiết thi hành 1 số điều của
Luật Di sản văn hoá
Di tích là một bộ phận cấu thành hệ thống các di tích lịch sử - văn hoá,
tuy nhiên, nó có những điểm khác với các di tích tôn giáo tín ngưỡng như đình,
đền, chùa, miếu… ở chỗ: đó là những địa điểm cụ thể, công trình kiến trúc có
sẵn (nhà ở, đường phố…), là những công trình được con người tạo nên phù hợp
với mục đích sử dụng (địa đạo, hầm bí mật…) gắn liền với những sự kiện cụ thể,
nhân vật lịch sử cụ thể mà trở thành di tích. Loại hình di tích này rất đa dạng,
phong phú, có mặt ở khắp mọi nơi, khó nhận biết, đồng thời cũng rất dễ bị lãng
quên, dễ biến dạng theo mục đích sử dụng, theo thời tiết và theo thời gian. Bởi
vậy các di tích này vừa khó bảo tồn vừa khó phát huy tác dụng nếu không được
quan tâm đặc biệt.
1.1.2. Vai trò của di tích
So với các tỉnh thuộc Đông Bắc Bộ, Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên
thuộc loại hẹp nhưng mật độ các di tích lịch sử văn hoá lại tương đối dày. Tính
đến tháng 6/2013 số lượng di tích là 400, trong đó có 97 di tích xếp hạng cấp
Quốc gia và 291 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Đặc biệt vào tháng 5 năm 2013, Thủ
tướng Chính phủ đã Quyết định xếp hạng thành Nhà Mạc Cao Bằng là di tích

lịch sử cấp tỉnh, thành phố

Với vị thế địa lý giao thương thuận lợi ở vùng biên, trong lịch sử đây là
vùng đất "nhạy cảm" với việc bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ của dân
tộc. Chính vì thế, khi nhà Mạc định đô ở đây đã tiến hành xây dựng nhiều tòa
thành với chức năng trấn giữ biên cương Tổ Quốc. Hiện nay trên địa bàn
huyện Phục Hòa còn lại dấu tích 4 tòa thành. Những tòa thành này đều nằm ven
5


quốc lộ 3 con đường thông sang Trung Quốc. Thành Phục Hòa là tòa thành có
quy mô lớn trong hệ thống thành lũy trên địa bàn với vai trò là hạt nhân của hệ
thống thành phía Bắc, được coi là hậu cứ của vương triều Mạc.
Với những giá trị đặc biệt, ý nghĩa quan trọng về lịch sử, văn hóa và khoa
học của Khu di tích lịch sử thành nhà Mạc, từ năm 1970, Khu di tích đã được
Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm bảo tồn, tôn tạo nhiều hạng mục quan
trọng và mở cửa đón khách tham quan. Khu di tích được xếp hạng là Di tích cấp
tỉnh, thành phố tại Quyết định số 97/QĐ - VH ngày 21/02/1975 của Bộ Văn hóa
- Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Năm 2007, đề án bảo tồn,
tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Pác Bó được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt tại Quyết định số 1146/QĐ - TTg, ngày 29/8/2007. Từ đó đến nay,
Khu di tích thành nhà Mạc không ngừng được bảo tồn, tôn tạo và đầu tư nâng
cấp.
Ngày 10/5/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 548/QĐ TTg về việc xếp hạng Khu di tích lịch sử thành nhà mạc là Di tích cấp tỉnh,
thành phố. Đây là niềm tự hào, niềm vinh dự lớn lao đối với Đảng bộ và nhân
dân các dân tộc thị trấn Hòa Thuận, huyện Phục Hòa, đồng thời cũng đặt ra trách
nhiệm cho huyện Phục Hòa phải tiếp tục gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của
Khu di tích.
Ngày nay, thành nhà Mạc đã trở thành một quần thể di tích lịch sử văn
hóa vô giá của nhân dân huyện Phục Hòa mà còn là nơi giáo dục truyền thống

lịch sử, tinh thần yêu nước cho các thế hệ con cháu người Việt Nam.
Các địa danh lịch sử – văn hoá ấy còn thu hút một lượng du khách lớn cả
trong và ngoài tỉnh. Đến với lễ hội truyền thống Cao Bằng , ngoài với ý nghĩa
tâm linh, du khách có thể tham gia các trò chơi dân gian như: Đấu vật, đánh gậy,
thả diều, đi Cà Kheo, Tung còn ,kéo co, kéo chữ, chọi trâu…, hay xem các hội
thi đặc sắc như: thi Đường cày đầu xuân,Thi nấu cơm, thi bắt vịt, thi ném pháo,
…và hoà mình vào không khí mến khách và vui tươi.
Việc thu hút một lượng du khách lớn đến với các hoạt động văn hoá dân
6


gian cũng góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát triển những nét đẹp truyền thống
của quê hương Cao Bằng; đồng thời quảng bá hình ảnh mảnh đất Cao Bằng yên
bình, tươi đẹp với những người dân hiền lành, mến khách...
Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của các di tích lịch sử – văn
hoá, nhân dân và chính quyền địa phương đã chú ý tới việc khai thác tiềm năng
đó vào việc phát triển du lịch văn hoá Cao Bằng . Trong điều kiện một tỉnh
thuần nông hiện nay thì doanh thu từ du lịch đã đóng góp một phần quan trọng
vào việc cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân cũng như
làm thay đổi bộ mặt kinh tế – xã hội của tỉnh, tạo điều kiện để miền quê này bắt
kịp cùng với sự phát triển ngày càng năng động của cả nước trong thời kỳ đổi
mới
1.2. Khái quát về thị trấn Hòa Thuận, huyện phục hòa, tỉnh Cao Bằng
1.2.1. Vị trí địa lý
Hòa Thuận là một thị trấn của huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng thị trấn có
vị trí: Phía Đông giáp với xã Đại Sơn và Trung Quốc, phía Tây giáp với xã Mỹ
Hưng, phía Nam giáp với thị trấn Tà Lùng và xã Mỹ Hưng, phía Bắc giáp với xã
Lương Thiện, xã Đại Sơn.
Thị trấn Hòa Thuận có diện tích 30,02 km², dân số năm 1999 là 1.578
người, mật độ dân cư đạt 52,6 người/km².

Thị trấn Hòa Thuận có 17 xóm, phố hành chính với tổng số 1242 hộ với
5017 nhân khẩu, được chia thành các xóm: Bản Chàm, Bó Khoang, Nà seo, Bó
Pu, Nà Rài, Pò Rịn, Phố I, Phố II, Pác Bó I, Pác Bó II, Pác Tò, Bó Tờ, Nà Mười,
Bản Cải, Cốc Khau, Bó Chiểng, Phía Xiếp.
Trên địa bàn thị trấn Hòa Thuận có khu di tích thành nhà mạc ở gần biên
giới với Trung Quốc. Các núi khác trên địa bàn Trường Hà gồm: đồi Cốc Lùng,
núi Đán Rược, núi Lũng Giảo, đồi Nà Lẹng, đồi Nà Lẹng Nưa, dãy núi Nà Mạ,
núi Phia Cang, núi Phia Đeng, núi Xưa Thai cùng thung lũng Thong Ma. Ngoài
suối Lê Nin, trên địa bàn thị trấn Thuận còn có suối Bản Hoàng, suối Khuổi
Hoong và suối Nà Lẹng. Đến khu di tích thành nhà Mạc và biên giới với Trung
Quốc. Ngoài ra, Hòa Thuận còn là thị trấn có Đền Vua Lê một trong những ngôi
7


đền thờ vị Vua Lê .

8


1.2.2.Điều kiện kinh tế - xã hội
Phục Hòa là một trong những huyện bị thiệt hại nặng nề trong Chiến tranh
biên giới Việt-Trung, zn n9inăm 1979. Nhằm nâng cao hiệu quả phát triển kinh
tế, tăng thu nhập cho người dân từ sản xuất nông nghiệp. Từ năm 2009 đến nay,
huyện đã chú trọng mở rộng, đưa các loại giống mới vào sản xuất, năng suất và
sản lượng một số cây trồng năm sau cao hơn năm trước: năm 2009 năng suất lúa
tăng từ 43 tạ/ha lên 47,9 tạ/ha năm 2013; năm 2009 sản lượng cây thuốc lá từ
1.137 tấn tăng lên năm 2014 là 1.487 tấn. Giá trị sản xuất nông nghiệp là 36
triệu đồng/ha năm 2013. Năm 2009 tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 15.168
tấn, đến hết năm 2013 đạt 17.963 tấn.
Mặc dù khó khăn về thị trường nhưng ngành công nghiệp-tiểu thủ công

nghiệp của huyện trong những năm qua đã có bước phát triển mới về số lượng
và chất lượng, công cụ, dụng cụ được cải tiến, cơ giới nhỏ được ứng dụng vào
sản xuất làm giảm đáng kể sức lao động của người dân, tổng giá trị sản xuất
công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp qua các năm đều tăng, năm 2009 đạt
3.114,377 triệu đồng; năm 2010 đạt 3.675,79 triệu đồng, năm 2011 đạt 5.585
triệu đồng, năm 2012 đạt 6.385,636 triệu đồng, năm 2013 đạt 7.618,556 triệu
đồng.
Hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn huyện trong 5 năm qua
tương đối ổn định, giá cả các mặt hàng ít biến động, cung cầu hàng hóa luôn
được đảm bảo; các nghề truyền thống hoạt động có hiệu quả, góp phần tăng thu
nhập cho các hộ gia đình, như nghề sản xuất Đường Phên (thị trấn Hòa Thuận),
nghề làm hương, giấy gió tại Nà Kéo (xã Trường Hà), Nà Mạ, ...Khu di tích cấp
tỉnh, thành phố đặc biệt thành Nhà Mạc hàng năm ước tính có trên 2 triệu lượt
khách đến tham quan, du lịch vẫn đang tiếp tục được đầu tư, tôn tạo, ngày càng
thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
Việc triển khai thực hiện các dự án, công trình xây dựng cơ bản trên địa
bàn huyện luôn đảm bảo đúng tiến độ, đảm bảo quy trình, đạt chất lượng. Tổng
vốn đầu tư phát triển trên địa bàn huyện từ năm 2009 đến năm 2013 là:
345.020,820 triệu đồng, đầu tư xây dựng được trên 250 công trình và hạng mục
9


công trình. Cơ sở hạ tầng từng bước được phát triển, cơ bản đáp ứng tình hình
phát triển chung của địa phương.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai
thực hiện ở 18 xã trên địa bàn huyện từ năm 2011 đến năm 2013. Qua 03 năm
thực hiện chương trình đã đạt được một số kết quả đáng kể, cụ thể: Công tác lập
quy hoạch đề án chung, cơ bản đã hoàn thành, phê duyệt quy hoạch chi tiết và
công bố công khai quy hoạch được 15 xã (còn 03 xã Mã Ba,Vần Dính, Cải Viên,
đang thực hiện quy hoạch nên chưa có đề án).

Thu ngân sách hàng năm của huyện năm 2009 thu đạt 4.781,872 triệu
đồng, năm 2013 thu đạt 18.790,201 triệu đồng. Chi ngân sách cơ bản đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ, đảm bảo đúng luật ngân sách Nhà nước. Hàng năm đều lập
dự toán phân bổ ngân sách trình kỳ họp HĐND quyết định phê chuẩn, đồng thời
trình kỳ họp HĐND phê chuẩn kết quả quyết toán thu chi ngân sách năm trước.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của huyện trong những năm qua
luôn đạt trên 10%, thu nhập bình quân đầu người tăng hàng năm, năm 2009 là
5,72 triệu đồng/ người/ năm, đến tháng 9/2014 đạt 12 triệu đồng/ người/năm. Tỷ
lệ hộ nghèo chung của toàn huyện mỗi năm từ 4-5% trở lên.
Tiểu kết: Trong chương 1 đã đi tìm tìm hiểu về cơ sở pháp lý, khái niệm
di tích, vai trò cuả di tích thành nhà Mạc, cũng như khái quát về thị trấn Hòa
Thuận huyện Phục Hòa Tỉnh Cao bằng giới thiệu về những nét đặc trưng của địa
phương về vị trí địa lý điều kiện tự nhiên. Sang chương 2 đi sâu và tìm hiểu giá
trị khu di tích lịch sử thành nhà Mạc sau đó làm nổi lên giá trị của nó.

10


CHƯƠNG 2. GIÁ TRỊ KHU DI TÍCH THÀNH NHÀ MẠC TẠI THỊ
TRẤN HÒA THUẬN, HUYỆN PHỤC HÒA, TỈNH CAO BẰNG.
2.1. Giá trị lịch sử
Trong cuộc hội thảo về Vương triều Mạc 1994 Giáo sư Phan Huy Lê đã
nói: Nên bỏ thành kiến và định kiến về nhà Mạc, nên đối xử với nhà Mạc một
cách công bằng như các triều đại khác. Hãy trả lại cho nhà Mạc những đóng góp
khách quan... Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi về cách đánh giá các chính sách
đối nội và đối ngoại của nhà Mạc, không nên đánh giá nặng nề về nhà Mạc như
trước đây do nhận thức một số người nghiên cứu còn hạn chế. Nhà Mạc là
vương triều ra đời và tồn tại sau nhà Lê. Việc nhà Lê sụp đổ thay nhà Mạc là
một hiện tượng có ý nghĩa tiến bộ được nhiều người ủng hộ. Không nên coi sự
việc này là sự cướp ngôi. Sau khi ra đời và tồn tại, nhà Mạc đã có những đóng

góp nhất định về mặt văn hóa, tư tưởng và một phần nào đó về mặt kinh tế".
Hệ thống thành nhà Mạc xây dựng trên vùng đất Cao Bằng là những di
tích vật chất chủ yếu về thời kỳ nhà Mạc định đô tại đây mà trung tâm là thành
Nà Lữ có một giá trị đặc biệt trong một giai đoạn lịch sử Việt Nam. Trước hết về
vị trí địa lý Cao Bằng có vị thế đặc biệt trên vùng đất biên giới lãnh thổ dân tộc,
nơi nhà Mạc lựa chọn làm nơi định đô của vương triều. Nơi đây có núi cao vòng
ngoài che trở, chính giữa có đồng ruộng tuy không rộng nhưng màu mỡ, núi
rừng lắm sản vật. Giao thông có đường thủy, đường bộ thuận lợi thông với các
vùng, lui có thể thủ, tiến có thể vương. Chính vì thế nhà Mạc đã chọn vùng đất
này làm nơi cố thủ của vương triều mình sau khi bị thất thế. Nhưng tại nơi đây
nhà Mạc phải chịu hai áp lực lớn: nguy cơ ngoại xâm từ phía Bắc đưa lại và sự
tranh giành quyền lực của nhà Lê Trịnh từ Thăng Long lên. Để đối phó hai nguy
cơ nhà Mạc đã xây dựng hệ thống thành lũy với hạt nhân là thành Nà Lữ vùng
11


kinh đô. Đối với nguy cơ chiến tranh giành quyền lực trong nước nhà Mạc tạo
nên hệ thống thành tại Tuyên Quang, Lạng Sơn là những thành phòng thủ,
điểm tiền tiêu án ngữ các con đường từ dưới xuôi tấn công lên căn cứ trung
ương là Cao Bằng. Đó là những tòa thành dựa vào điều kiện tự nhiên, sự gia cố
xây đắp tạo nên những tòa thành vững chắc bảo vệ vòng ngoài. Sự tồn tại của
các tòa thành đã giúp cho sự yên ổn của vùng định đô khi nhà Mạc dừng chân ở
đây. Sự có mặt của các tòa thành vòng ngoài đã cho thấy sau nhiều lần tiến quân
của quân Lê - Trịnh đến vùng đất kinh đô Nà Lữ đều bị ngăn chặn từ xa có hiệu
quả. Ngay cả khi chiếm được Nà Lữ thì quân Lê - Trịnh cũng không ở lại được
vùng đất. Chỉ đến khi những tòa thành vòng ngoài bị thất thủ, vùng đất kinh đô
nhà Mạc mới trở lại quản lý chung của dân tộc.
Đối với áp lực ngoại xâm thường trực nhà Mạc vừa thi hành chính sách
ngoại giao mềm dẻo vừa kiên quyết bảo vệ độc lập chủ quyền. Hệ thống thành
nhà Mạc được xây dựng từ Cao Bằng lên vùng biên giới đã chứng minh điều đó.


Hệ thống thành nhà Mạc trong việc bảo vệ vùng biên giới trên địa bàn
huyện Phục Hòa ngày nay gồm 4 thành cho thấy chưa có vùng đất nào mật
độ quân trấn vùng biên dày đặc như ở đây. Trước áp lực trong nước nhà Mạc
chỉ xây dựng những tòa thành tiền tiêu vòng ngoài thì ở vùng biên giới các
tòa thành được xây giữ liên hoàn thành một hệ thống nương tựa bảo vệ lẫn
nhau. Điều đó cho thấy mặc dù thất thế nhưng nhà Mạc vẫn coi việc phòng
thủ biên giới lãnh thổ dân tộc là hệ trọng. Còn cuộc chiến tranh chấp quyền
lực chỉ là cuộc đấu tranh nội bộ mà thôi. Chính vì thế, các tòa thành được xây
dựng bảo vệ vùng biên đều tận dụng triệt để địa hình tự nhiên vùng đất để tạo
ra những cứ điểm quân sự kiên cố vững chắc, thành hào trấn giữ yết hầu
đường giao thông quan trọng từ biên giới về nội địa trong nước.
12


Thành lũy được xây dựng là các thành phòng thủ quân sự. Ngoài thành
Nà Lữ vai trò là kinh đô thì hệ thống thành phòng thủ biên giới với thành
Phục Hòa là hạt nhân của hệ thống thành lũy ở đây, ngoài chức năng quân sự,
thành còn là một trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa trong vùng. Hệ thống
thành được xây dựng chủ yếu dùng để tăng cường phòng thủ phía Bắc đi
xuống cho thấy nhà Mạc mặc dù bận đối phó với cuộc tranh giành quyền lực
trong nước, nhưng luôn quan tâm chú ý bảo vệ quyền lợi lãnh thổ dân tộc
theo truyền thống của một triều đại độc lập.
Hệ thống thành ở đây chủ yếu được đắp bằng đất, khi xây dựng đã triệt
để tận dụng nguồn vật liệu địa phương để xây dựng những tòa thành đất với
tường thành chắc chắn, đáp ứng các yêu cầu quân sự của một cứ điểm phòng
ngự. Riêng thành Phục Hòa với chức năng kiêm trung tâm chính trị, kinh tế
văn hóa của vùng biên giới được nhà Mạc chú trọng củng cổ kiên cố. Thành
được xây bằng gạch, đá với kỹ thuật cao, bền vững như thành Nà Lữ vùng
đất kinh đô của vương triều trên đất Cao Bằng.

Kể từ khi sau biến loạn Thăng Long, nhà Mạc rút lên vùng đất Cao
Bằng với ý thức xây dựng một vương triều cát cứ, ngoài việc xây dựng kinh
đô Nà Lữ và vương phủ Cao Bình thành trung tâm văn hóa kinh tế chính trị
thì nhà Mạc cũng chú trọng xây dựng, củng cố việc binh bị nhằm góp phần
bảo vệ biên giới lãnh thổ.
Trên vùng đất không rộng, cửa ngõ biên giới phía Bắc nhà Mạc đã cho
xây dựng, củng cố hệ thống thành dày đặc phòng thủ có chiều sâu vào nội địa
nơi định đô. Từ biên giới đến Phục Hòa là hệ thống thành gồm nhiều lớp
được xây dựng khá kiên cố, nương tựa lẫn nhau tạo nên thế trận liên hoàn.
13


Với 4 tòa thành, dựa vào địa hình hiểm trở, nhà Mạc đã góp phần giữ yên
vùng biên giới lãnh thổ mặc cho mọi biến động phức tạp xảy ra trong gần một
thế kỷ tao loạn vùng biên. Hệ thống quân thành vùng biên được xây dựng
đảm nhận các chức năng khác nhau: Thành Pò Tập với vị trí tiền tiêu cương
cường vùng biên; thành Phịa Khoang chức năng luyện quân; thành Đỏong
Lẻnh tiền đồn hậu cứ thành Phục Hòa và hạt nhân vùng đất là thành Phục
Hòa được xây dựng quy mô lớn, vững chắc, chắn ngang đường tiến vào nội
địa nước ta. Hệ thống thành hiện còn cho thấy nhà Mạc đã chú trọng giữ
vững vùng biên tổ quốc khi định đô tại đây. Trong khi đó phía Nam thành về
trung tâm kinh đô thành Nà Lữ không hề cho xây dựng một tòa thành nào
trấn giữ.Như vậy, nhà Mạc cùng với chủ trương xây dựng một triều đình
riêng, với tư thế đàng hoàng và nhắm hướng dài lâu. Các vua nhà Mạc luôn
quan tâm chú ý đến bảo vệ quyền lãnh thổ dân tộc, giữ vững truyền thống
của các vua triều trước, thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình nhưng bảo
đảm chủ quyền quốc gia dân tộc “không mời người Minh vào trong nước ta”
như lời dặn của Phụ Quốc Mạc Kính Điển căn dặn cháu con lúc lâm chung.
Với hệ thống thành xây dựng kiên cố, ý trí quyết tâm bảo vệ lãnh thổ dân tộc,
mặc cho cuối thế kỷ XVII sự biến động chính trị đầy phức tạp, sự tấn công

của quân Lê - Trịnh lên vùng đất, tình hình Trung Quốc rối ren. Lý Tự Thành
nổi lên chiếm Bắc Kinh, nhà Minh lùi xuống phía Nam, định đô tại Nam
Ninh, rồi nhà Thanh lên luôn nhòm ngó lãnh thổ nước ta nhưng nhà Mạc vẫn
giữ vững chủ quyền mà điều hòa được các mối quan hệ. Năm 1685, tám năm
sau kinh thành Nà Lữ bị thất thủ, sau một thời gian duy trì tại đây, vua nhà
Mạc cuối cùng đã hy sinh quyền lợi dòng họ vì quyền lợi đất nước, bàn giao
14


toàn bộ hệ thống thành vùng biên cho chính quyền trung ương Lê - Trịnh
quản lý.
Những tòa thành nhà Mạc hiện còn trên vùng đất biên cương địa đầu
Cao Bằng là những bằng chứng, tư liệu lịch sử chân thật bi tráng một thời kỳ
lịch sử dân tộc, trong đó tinh thần bảo vệ biên cương lãnh thổ dân tộc là hạt
nhân xuyên xuốt mọi triều đại được nhà Mạc kế thừa xuất sắc, mặc cho
những biến động của lịch sử.
Trung tâm hệ thống thành nhà Mạc trên vùng đất Cao Bằng là thành
Nà Lữ. Thành Nà Lữ xây dựng với hai chức năng là căn cứ phòng thủ quân
sự và là nơi định đô của vương triều. Chính vì thế thành Nà Lữ được xây
dựng với quy mô lớn, kiên cố đáp ứng hai yêu cầu trên. Với vị trí thuận lợi và
hiểm trở, được xây dựng kiên cố, mặc cho nhiều phen thành bị đánh chiếm
nhưng nhà Mạc vẫn được phục hồi và tồn tại gần một thế kỷ trên vùng đất
này.
Hệ thống thành nhà Mạc ở Cao Bằng, mặc dù tồn tại với tư cách quản
lý của một vương triều độc lập, nhưng là một phần lịch sử của dân tộc Việt
Nam. Được xây dựng cát cứ trên vùng đất địa đầu tổ quốc, trước áp lực đa
phương với ý trí bảo tồn lãnh thổ dân tộc, những thành nhà Mạc đã đứng
vững, góp phần bảo vệ biên cương Tổ quốc trong một thời gian dài của lịch
sử. Đó là những đóng góp cuối cùng của vương triều này trong lịch sử Việt
Nam mà những tòa thành hiện còn là những chứng cứ hiện hữu trên vùng đất.

Trước khi rút lên Cao Bằng, nhà Mạc đã có gần một thế kỷ quản lý đất
nước với những thành tựu, kinh nghiệm được đúc rút từ những thành tựu kinh tế
văn hóa đã được dựng xây. Việc chọn lên Cao Bằng là một chủ đích được chuẩn
15


bị từ trước. Chính vì thế trong thời gian định đô ở đây nhà Mạc đã dày công xây
dựng vùng đất này trở thành một trung tâm chính trị kinh tế, văn hóa của vương
triều, nối tiếp những thành tựu đã đạt được khi định đô ở Thăng Long trên vùng
đất biên viễn. Trong cuộc chiến tranh giành giật quyền lực, nhà Mạc đã có chủ ý
xây dựng vùng hậu cứ đề phòng thất thủ theo lời khuyên của Trạng Trình
Nguyễn Bỉnh Khiêm "Cao Bằng tuy thiển, khả diên sổ thể” – nghĩa là đất Cao
Bằng tuy là chật hẹp nhưng có thể giữ được về sau. Chắc chắn nhà Mạc đã bước
đầu củng cố xây dựng những tòa thành trên vùng đất, tạo dựng bộ máy quan lại
địa phương tin cậy. Khi rút khỏi Thăng Long nhà Mạc đã mang mô hình bộ máy
quản lý đất nước từ Thăng Long lên, thiết lập một triều đình trên vùng biên viễn.
Trong đội quân lên Cao Bằng nhà Mạc kéo theo toàn bộ hệ thống quan lại. Đi
theo là hệ thống thân tộc của vương triều cùng quan lại. Đặc biệt là hệ thống
quân sĩ đông đảo, cùng nhân dân các vùng chịu ơn của nhà Mạc, tạo nên một làn
sóng di dân cơ học đến vùng đất. Sự bùng nổ dân số, cùng sản nghiệp họ Mạc
mang theo từ Thăng Long lên đã tạo nên sức người sức của để nhà Mạc xây
dựng vùng đất này thành một nơi trù phú, trung tâm chính trị kinh tế, văn hóa
mang yếu tố cung đình. Năm 1592, Mạc Kính Cung lên Cao Bằng. Năm 1594
xưng vua là Cần Thống, đặt vương phủ ở Cao Bình - Nà Lữ. Mạc Kính Cung đã
từng bước chấn chỉnh kỷ cương mọi mặt, cắt đặt mọi việc như lúc nhà Mạc còn
ở kinh đô Thăng Long. Trước hết nơi định đô của vương triều là thành Nà Lữ,
các địa danh trong thành được đặt theo tên gọi của Tứ Linh, biểu tượng quyền
lực của vương triều (Long - Ly - Quy - Phượng). Gò xây dựng cung điện vương
triều đặt là gò Long nằm vị trí đẹp, trang trọng nhất. Kết quả điều tra khai quật
tại đây cho thấy dấu vết của kiến trúc xưa cùng với nhiều vật liệu xây dựng có

độ bền, mỹ thuật cao. Gạch xây có gạch vồ, gạch lát nền. Ngói có ngói âm
16


dương, có diềm mái trích thủy trang trí cánh sen, những vật liệu kiến trúc cung
đình. Viên ngói tìm được trong kiến trúc phía sau Gò Long có chữ Tam Cung,
phải chăng đây là ngói lợp của kiến trúc "Tam Cung Lục Viện"- một kiến trúc
cung đình?1. Điều này phù hợp với vị trí tìn được. Phía trước Gò Long có dấu
tích của cung điện, phía sau Gò Long có dấu tích kiến trúc lợp ngói. Phải chăng
đây là nơi ở của các Cung tần, mỹ nữ liên quan đến vương triều Mạc. Dù địa
hình vùng đất ở đây khá phức tạp, núi đồi xen kẽ, nhưng thành Nà Lữ được xây
dựng quy hoạch khá quy chỉnh theo dáng đấp kinh đô. Mặt bằng cấu trúc xây
tương đối quy chỉnh, hệ thống tường thành, cửa mở đăng đối nhau. Tường xây
gạch đá vững chắc. Với quy mô lớn, nhiều dấu tích kiến trúc, số lượng vật liệu
xây dựng nhiều, đòi hỏi nghề thủ công sản xuất gạch ngói, khai thác đá phát
triển. Những dấu tích còn lại cho thấy, những khu sản xuất gạch tập trung tại
Trường Lò, sản xuất ngói tại Khau Vú cách không xa thành là những nơi sản
xuất chuyên biệt từng loại vật liệu xây dựng cho thấy tính chuyên nghiệp của
nghề sản xuất tại đây. Vật liệu xây thành được sản xuất trình độ kỹ thuật cao,
kích thước lớn như gạch sản xuất sử dụng tại thành Thăng Long được nung già
chín, độ cứng cao. Ngói lợp nhiều loại hình, số lượng nhiều, trang trí hoa văn
đẹp, đáp ứng yêu cầu mỹ thuật kiến trúc cung đình. Với số lượng lò nung nhiều
như vậy có thể thấy đây là nơi sản xuất tập trung, do quân đội sản xuất, bên cạnh
đó là những thợ nung giỏi, nắm vững bí quyết nung sản phẩm tạo nên nghề sản
xuất vật liệu xây dựng ở đây khá phồn thịnh, đáp ứng được nhu cầu xây dựng
trên vùng đất kinh đô mới.Với hiện trạng số lượng lò gạch tập trung nhiều và
dày đặc ngay tại một khu vực, vì vậy có thể thấy đây là khu vực sản xuất vật liệu
gạch mang tính thống nhất, tập trung có thể là khu vực sản xuất gạch chủ yếu
phục vụ cho việc xây dựng thành, cung điện của nhà Mạc.Với đặc điểm cấu trúc
17



của lò xuất lộ có thể nhận định với kiều kiến trúc lò này thì phương pháp nung
được áp dụng là phương pháp nung ủ, nhiên liệu nung chủ yếu là nhiên liệu thực
vật.
Ngoài dấu tích vật chất, xung quanh thành còn các địa danh mang tên: bến
tắm voi; bãi tắm bãi đỗ Xe, ao Quan, mã quan, ruộng Bàn Cờ, ao Sen, bến đua
thuyền Rồng vv... Các địa danh ở Cao Bình nằm không xa Nà Lữ như dấu vết
vương phủ, nhà quốc học, đền thờ Hoàng Hậu nhà Mạc cùng những truyền
thuyết liên quan đến những hoạt động cung đình tại đây đã tạo nên một diện
mạo kinh đô khá hoàn chỉnh.
Những tòa thành nhà Mạc xây dựng ở Cao Bằng mà điển hình là thành Nà
Lữ có thể coi là một chứng cứ lịch sử, là đại diện điển hình của hệ thống thành
cổ Việt Nam được xây dựng vào thế kỷ XVII.
2.2. Giá trị văn hóa – tinh thần
Bên cạnh những dấu tích văn hóa cung đình được dựng xây, những hoạt
động xã hội khác đã tạo nên một vùng văn hóa mang đậm bản sắc Việt trên vùng
đất biên giới. Từ tòa thành hạt nhân là trung tấm chính trị, nơi đây xuất hiện một
trung tâm văn hóa phát triển trên các lĩnh vực:
Với mô hình quản trị xã hội và kinh tế mang từ Thăng Long lên nhà Mạc
muốn duy trì đế nghiệp lâu dài, bền vững ở Cao Bằng. Khi có thời cơ sẽ lấy lại
Thăng Long, thu phục cả nước như thuở mới khai sáng nhà Mạc.
Trước hết có thể nói những chủ nhân tạo dựng nên những dấu ấn văn hóa
được xây dựng ở đây đều có nguồn gốc từ Thăng Long và vùng đồng bằng đưa
lên. Họ là những người cập nhật được những thành tựu văn hóa thời đại đưa lên
dựng xây trên vùng đất biên giới. Những người có mặt ở Cao Bằng là quan lại,
thương nhân, binh sĩ phục vụ dưới chính quyền nhà Mạc. Thân nhân là những
18



người dưới xuôi di dân lên đây theo chính quyền. Dấu ấn họ để lại đến ngày nay
là những nhóm người Tày nhưng nói tiếng Kinh không biết tiếng Tày. Những
tập quán dưới xuôi như làm nhà trên nền đất, trồng tre quanh nơi cư trú cùng
những phong tục tập quán tang lễ, cưới hỏi như dưới xuôi, Gia phả các dòng họ
Đàm, Nguyễn, Lê ở đây được truyền lại nguồn gốc họ là từ các tỉnh Hải Dương,
Kinh Bắc di lên đây theo nhà Mạc. Từ nguồn nhân lực đó khi định đô trên vùng
đất mới nhà Mạc đã xây dựng cuộc sống theo mô hình truyền thống và văn hóa
Thăng Long trên vùng đất.
Khi định đô tại đây cùng với việc xây dựng kinh thành, thành quách nhà
Mạc cho mở rộng hệ thống đường giao thông đường bộ liên kết các vùng thuận
lợi. Xung quanh thành Nà Lữ là hệ thống cầu xây bằng gạch đá vững chắc. Nối
thành với trung tâm Cao Bình Là cầu Thơi được xây bằng gạch với kỹ thuật
cuốn vòm chắc chắn. Từ Nà Lữ đi sang phía bắc là câu Ve được cuốn bằng đá
vững trãi thuận tiện cho đi lại vào thành. Hệ thống đường thủy sông Bằng Giang
được tận dụng khai thác triệt để trong việc giao thương và khai thác vật liệu đá
phục vụ cho việc xây dựng. Đường xã mở rộng xây dựng lại tạo nên sự giao
thương thuận lợi cùng với việc di chuyển quân đội, vũ khí lương thực cho các
vùng nhà Mạc quản lý.
Việc sử dụng quân đội, với số lượng quân đội lớn được xây dựng từ
Thăng Long, ước tính khoảng 10 vạn đến 12 vạn, khi rút quân lên đây lực lượng
quân đội giữ vai trò chủ đạo, đây là lực lượng xây đắp thành trì, tạo dựng cung
thất. Chính vì thế xuất hiện những khu lò sản xuất gạch, ngói chuyên biệt, tập
trung số lượng lớn. Kích thước gạch, ngói, kỹ thuật sản xuất vật liệu hoàn toàn
giống như vật liệu được sản xuất dưới Thăng Long cho thấy người sản xuất là từ
Thăng Long đi lên trong đó có sự đóng góp của binh sĩ. Quân đội còn được sử
19


dụng khai phá ruông nương, đắp đập lấy nước cấy trồng. Đưa lúa nước lên canh
tác phổ biến ven sông Bằng Giang và cánh đông Cao Bằng tạo nguồn lương

thực nuôi quân.
Cùng với tăng cường phát triển sản xuất nông nghiệp, nhà Mạc chú trong
phát triển các ngành thủ công nghiệp, tạo dựng hàng hóa, sản vật phục vụ đời
sống nhân dân. Một trung tâm kinh tế thương mại ra đời tại Cao Bình cách thành
Nà Lữ không xa. Nơi đây thuận lợi vê giao thông đường thủy (sông Bằng) giao
lưu với các vùng và Trung Quốc. Ngoài những nghề sản xuất vật liệu xây dựng
như gạch, ngói để xây dựng thành quách dinh thự thì với nghề sản xuất gốm
phát triển ở đồng bằng, nơi đây có những lò nung gốm sản xuất ra các sản phẩm
lọ, vò bát, đĩa phục vụ nhân dân. Dấu vết các lò gốm tìm được tại Cao Bình cho
thấy các lò gốm ở đây được xây dựng trên vùng đất giàu nguyên liệu đất sét đỏ,
nguyên liệu đun cây rừng, đặt ven dòng sông Bằng Giang thuận lợi đi lại chuyên
chở phân phối sản phẩm đã cho thấy sự phồn thịnh của trung tâm kinh tế này.
Các nghề thủ công khác như rèn sắt tạo công cụ lao động, đúc lưỡi cày, dao, búa
sắc bén phục vụ cho phát triển kinh tế, sản xuất dao, kiếm, vũ khí cho quân đội
cũng được phát triển. Sự phát triển của các ngành thủ công thu hút thợ giỏi từ
Trung Quốc sang, từ miền xuôi lên, hội tụ được nhiều tinh hoa, đáp ứng nhu cầu
phát triển sản xuất địa phương và trang bị cho quân đội. Cho đến nay nghề rèn
vẫn tồn tại và phát triển ở Lũng Chung, Đoài Khôn cách không xa thành Nà Lữ.
Hàng nghìn viên đạn đá các loại được chế tác kỹ thuật cao cho thấy sự phát triển
rầm rộ của nghề chế tác đá. Sự xuất hiện của chuông chùa Đà Quận với kích
thước lớn, đúc tinh xảo cho thấy kỹ thuật luyện kim được duy trì và phát triển
trên vùng đất mới. Ngoài ra các nghề sản xuất giấy, nghề đan lát chiếu cói, chiếu
nan, nón, mở mang nghề dệt vải chàm, tự túc vải may quần áo, dệt thổ cẩm hoa
20


văn đẹp tạo nên nguồn hàng phong phú đa dạng, một nền kinh tế khá phồn thịnh
trong một thời gian dài của vùng đất đô mới. Với nhiều nghề thủ công phát triển,
sản phẩm buôn bán trao đổi phong phú tạo nên sức sống mới cho vùng đất. Là
cơ sở kinh tế để nhà Mạc duy trì lâu dài trên vùng đất.

Phát huy truyền thống thương mại được phát triển dưới xuôi, khi về đây
nhà Mạc đã cho mở nhiều chợ buôn bán sản phẩm mà trung tâm là chợ Cao
Bình. Quy định 5 ngày một phiên buôn bán trao đổi hàng hóa. Theo sông Bằng
Giang, chợ ở đây thu hút nhiều nguồn đến buôn bán, hàng từ Trung Quốc sang,
từ miền xuôi lên tạo nên sự sầm uất vùng đô mới
Ngay sau khi ổn định trên vùng đô mới, tinh thần nho học theo lệ đặt từ
Thăng Long nhà Mạc đã cho dựng văn miếu, mở trường quốc học, mở khoa thi,
thu dụng nhân tài.Năm 1594 nhà Mạc đã mở khoa thi kén nhân tài đầu tiên trên
vùng đô mới. Thời gian tồn tại ở Cao Bằng nhà Mạc đã mở 12 khoa thi, đào tạo
nhiều nhân tài, các môn sinh ra trường được trọng dụng, bổ sung vào bộ máy
chính quyền. Sách Công Dư Tiệp ký có ghi lại truyện Lễ phi họ Nguyễn" Năm
bà lên 10 tuổi, bố bà đem bà lên Cao Bằng lánh nạn, rồi cho bà mặc quần áo giả
làm con trai đi học. Bà học rộng văn hay, mọi người đều phục. Bấy giờ vùng
đông bắc còn thuộc về nhà Mạc. Nhà Mạc mở khoa thi hội, bà đi thi đỗ đầu thầy
học đỗ thứ hai. Khi vào ăn yến, họ Mạc thấy bà dung mạo giống như con gái.
Sau hỏi ra đích thực, họ Mạc bèn lấy làm cung phi. Đến khi học Mạc mất, bà ẩn
trong hang núi..."1. Nghiệp học và thi cử đã đào tạo nên một tầng lớp trí thức.
Một số môn sinh tỏa ra các vùng nhà Mạc quản lý dạy học chữ Hán, chữ Nôm,
nhờ đó xóa được nạn mù chữ. Đỗ các bậc cao có bà Nguyễn Thị Duệ đỗ Tiến
sỹ khoa thi năm Bính Dần (1616)là nữ đầu tiên được . Năm 1625 quân nhà Lê Trịnh lên chính phạt bà Duệ phải trốn vào Hạ Lang đi tu ở Chùa Sùng Phúc (Hạ
21


×