Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Thực trang múa rối nước ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 43 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do em thực hiện. Mọi
số liệu và trích dẫn thể hiện trong đề tài này là hoàn toàn trung thực và chính xác.
Người thực hiện đề tài

Đặng Phương Thảo


Lời Cảm Ơn
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tâm của cô giáo TS. Bùi Thị
Ánh Vân và các thầy cô trong Khoa Lịch sử, trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã tạo
điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Do kiến thức bản thân còn hạn chế nên bài tập lớn của em vẫn còn nhiều sai
sót, vì vậy em mong nhận được sự góp ý kiến của các thầy, cô để bài tập của em
được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 17 tháng 02 năm 2015
Sinh viên

Đặng Phương Thảo


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................1
Lời Cảm Ơn.............................................................................................................2
MỤC LỤC................................................................................................................3
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài:..................................................................................................................................1
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề:...................................................................................................................2
3.Phạm vi nghiên cứu đề tài:...................................................................................................................2
4.Phương pháp nghiên cứu:....................................................................................................................2


5. Bố cục đề tài:........................................................................................................................................3

PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................4
CHƯƠNG 1..............................................................................................................4
TỔNG QUAN VỀ NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC........................................4
I.1. Lịch sử hình thành:.............................................................................................................................4
I.1.1. Tên gọi và nguồn gốc.......................................................................................................................5
I.1.2. Các giai đoạn của múa rối nước Việt Nam:....................................................................................7
I. 2. Đặc điểm:...........................................................................................................................................8
...................................................................................................................................................................8
I.2.1. Con rối..............................................................................................................................................9
I.2.2. Nghệ thuật tạo hình:.....................................................................................................................10
I.2.3. Sân khấu:.......................................................................................................................................12
I.2.4. Nghệ thuật âm nhạc:.....................................................................................................................14
I.2.5. Nghệ nhân múa rối nước:.............................................................................................................16
I.2.6. Cách thức hoạt động.....................................................................................................................17
I.3. Một số phường múa rối tiêu biểu:..................................................................................................18
I.3.1. Phường rối nước Đào Thục...........................................................................................................18
I.3.2. Phường rối nước Đồng Ngư..........................................................................................................19
I.3.3. Phường rối nước Phú Đa...............................................................................................................20
I.3.4. Phường rối nước Tế Tiêu...............................................................................................................21
I.3.5. Phường rối nước Thạch Xá...........................................................................................................21
I.3.6. Phường rối nước Chàng Sơn.........................................................................................................22


TIỂU KẾT CHƯƠNG I...............................................................................................................................23

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MÚA RỐI NƯỚC.............................................24
TIỂU KẾT CHƯƠNG II:.............................................................................................................................26


CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN.......................................27
VÀ PHÁT TRIỂN MÚA RỐI NƯỚC DÂN GIAN.............................................27
TIỂU KẾT CHƯƠNG III.............................................................................................................................28

KẾT LUẬN............................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................30
PHỤ LỤC...............................................................................................................30


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Theo Tô Sanh: “Múa rối là loại hình nghệ thuật sân khấu có khả năng truyền
cảm một cách cao độ; sự phối hợp giữa kỹ thuật và nghệ thuật tạo hình, kỹ thuật và
điều khiển, con rối là phương tiện chủ yếu. Nó có khả năng tập trung nhiều hình
thức nghệ thuật sân khấu khác; phục vụ mọi tầng lớp múa rối có rất nhiều loại.
Nhân vật rối là trung tâm. Người diễn viên điều khiển được che giấu kín. Sân khấu
cần phù hợp với kích thước của cả người và rối. Múa rối chủ yếu dùng tài năng của
người diễn viên điều khiển con rối”. [6;Tr.32]
Nói đến múa rối thì hầu như dân tộc nào cũng có như: Rối bóng ở Bali,
Indonesia; Bunraku, Nhật Bản; Rối dây, Trung Quốc; Rối đen, Mỹ nhưng múa rối
nước thì chỉ có duy nhất ở Việt Nam. Từ xa xưa, con người và thiên nhiên luôn gắn
liền với nhau, hỗ trợ cho nhau. Con người đã biết dựa vào thiên nhiên để sản xuất
và đồng thời cũng là để sáng tạo ra những loại hình nghệ thuật độc đáo. Miền đồng
bằng châu thổ sông Hồng là cái nôi sinh ra nghệ thuật múa rối nước.
Con người nơi đây hay làm và giàu óc sáng tạo. Ngoài thời gian mùa màng
đồng áng, họ đã biết dựa vào sông nước để sáng tạo ra những trò giải trí diễn vào
dịp lễ hội, ngày vui, ngày Tết, mà nổi bật lên là trò múa rối nước. Tinh hoa của
nghệ thuật múa rối nước ngày càng nhận được nhiều sự ngưỡng mộ của bạn bè
quốc tế, trở thành một sản phẩm nghệ thuật độc đáo của Việt Nam. Nghệ thuật múa
rối nước là một loại hình sinh hoạt văn hoá truyền thống lâu đời của cư dân nông

nghiệp vùng châu thổ sông Hồng.
Múa rối nước là môn nghệ thuật đặc sắc ra đời từ nền văn hoá lúa nước. Từ
một nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múa rối nước đã trở thành một nghệ thuật
truyền thống. Và cùng với tuồng, chèo, múa rối nước được coi là môn nghệ thuật
có vị trí cao trong nghệ thuật sân khấu dân tộc.
Hiện nay công tác bảo tồn nghệ thuật múa rối này đã bước đầu được quan
tâm. Tuy nhiên xã hội ngày càng phát triển, khoa học công nghệ ngày càng tân
tiến, hiện đại, nhu cầu được giải trí của người dân ngày một tăng, nhiều người trở
nên thờ ơ với những nét đẹp truyền thống và thậm chí còn quên đi sự tồn tại của
1


nó. Kế thừa và phát huy thành quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trước, ở đề
tài này em sẽ giới thiệu tổng quát về nghệ thuật Múa rối nước và tìm hiểu về thực
trạng cũng như các giải pháp để bảo tồn môn nghệ thuật này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Qua hàng ngàn năm, múa rối nước đã trở thành một bộ môn nghệ thuật đầy
sức cuốn hút và mang những nét độc đáo riêng biệt. Bởi lẽ đó mà múa rối nước đã
được nhiều học giả nổi tiếng như Tô Sanh, Nguyễn Huy Hồng, Lý Khắc Cung…
đề cập một cách tương đối cụ thể, chi tiết trong một số cuốn sách dưới đây:
Cuốn sách “Nghệ thuật múa rối nước” của Tô Sanh tập trung nói về nguồn
gốc hình thành và các giai đoạn phát triển của múa rối nước.
Cuốn sách “Rối nước Việt Nam” của Nguyễn Huy Hồng giới thiệu tổng
quan về nghệ thuật múa rối nước Việt Nam.
Cuốn sách “Rối nước châu thổ Bắc Bộ, sự phục hồi từ đổi mới đến nay”
phân tích những khía cạnh phát triển của rối nước qua từng thời kỳ.
Ngoài ra còn có rất nhiều bài báo, bài viết cùng chủ đề khác cũng nghiên
cứu và khai thác đề tài này.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Múa rối nước là một vấn đề mang những nét khác biệt so với nhiều loại hình

nghệ thuật khác, rộng lớn và phức tạp, đòi hỏi người nghiên cứu giành nhiều công
sức và thời gian. Do tính phong phú của đề tài, sự giới hạn về không gian, thời gian
và năng lực cá nhân nên trong phạm vi đề tài này, em mới chỉ bước đầu tìm hiểu
khái quát sơ lược về lịch sử và đặc điểm của bộ môn nghệ thuật này.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu em nhận thấy đã có khá nhiều công trình nghiên
cứu về đề tài này, trong đó có những tác phẩm có giá trị. Vì vậy, để thực hiện đề tài
này em đã sử dụng phương pháp thu thập, sưu tầm tư liệu từ những nhà nghiên cứu
trước rồi tiến hành nghiên cứu để phục vụ cho đề tài của mình.

2


5. Bố cục đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, đề tài của em được chia làm ba
chương:
Chương 1: Tổng quan về nghệ thuật múa rối nước
Chương 2: Thực trang múa rối nước ở Việt Nam
Chương 3: Các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển múa rối nước dân gian.

3


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC
I.1. Lịch sử hình thành:
Múa rối nước ra đời sớm nhất trong số nghệ thuật dân gian của dân tộc,
nhưng là nghệ thuật xuất hiện muộn trong số các nghệ thuật truyền thống hôm nay.
Ở sân khấu tuồng, chèo, cải lương, dân ca kịch, kịch nới, xiếc, ca múa…những con

người thật dùng cơ thể, hành động, lời nói, tình cảm…của mình đem ra biểu diễn,
thì ở múa rối nước đây chỉ những pho tượng gỗ nhỏ bé, sơ sài. Tuy nhiên các
tượng gỗ mộc mạc ấy trong bàn tay điều khiển của nghệ nhân, kết hợp với khung
cảnh mỹ thuật sân khấu với thủy đình, trở nên có tâm hồn, tình cảm. Đặc biệt hơn
nữa là sự cảm thụ nghệ thuật này ở khán giả nảy sinh và phát triển trong quá trình
thưởng thức và nhận thức diễn ra một cách tự nhiên, dễ dàng, dung dị, thoải mái,
có tác dụng như được tiếp thu một hình thức giải trí nhẹ nhàng mà sâu lắng, khó
quên. Múa rối nước là một sáng tạo độc đáo của cư dân vùng châu thổ sông Hồng,
được manh nha từ công cuộc chế ngự, cải tạo nước. Rối nước thường được diễn
vào những ngày nông nhàn, ngày xuân, trong các lễ hội. Thông qua các câu chuyện
được nghệ sỹ rối nước thể hiện, người xem sẽ cảm nhận được sắc thái của hội làng,
gửi gắm vào đó những mơ ước bình dị cho cuộc sống. Giữa thiên nhiên thơ mộng,
khán giả có cơ hội chiêm ngưỡng một loại hình nghệ thuật trong đó có đất, nước,
cây xanh, mây, gió, có lửa, có khói mờ vương tỏa, có cả mái đình với những hàng
ngói đỏ. Thật sự là một sự hòa hợp độc đáo của nghệ thuật, thiên nhiên và con
người. Trước khi chính thức trở thành nghệ thuật sân khấu, múa rối nước là hoạt
động nằm trong các phường hội dân gian rải rác khắp thôn xóm, được "nuôi lớn"
bằng nhiệt huyết của người dân. Ngâm bùn lội nước để làm nghệ thuật không phải
là một công việc bình thường thích thú với mọi người. Nếu không phải là người
sống ân tình với nước như cư dân trồng lúa nước, thì khó có được sự truyền cảm
nồng nhiệt vào hành động của nhân vật rối nước.

4


Một tiết mục của Nhà hát múa rối Thăng Long
I.1.1. Tên gọi và nguồn gốc
Theo Tô sanh: Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu múa rối
mà chỗ diễn của con rối là mặt nước ao, hồ hay bể rộng. Buồng trò của người điều
khiển là một cái nhà cất giữa ao hồ hoặc sát một mé hồ. Người điều khiển, ngâm

mình dưới nước nấp sau bức mành mành điều khiển con rối, thông thường bằng gỗ
hoặc bằng chất liệu không thấm nước, bằng cách giật dây hoặc khua sào có đính
con rối ở dây và đầu sào, Nước che kín các loại que, dây, máy.. điều khiển bên
dưới nước. Có nhiều loại rối nước, rối ao, rối bể (người đứng ngoài bể cho tay vào
điều khiển rối) rối nước phối hơp với rối cạn… Sân khấu hoặc nhà hát cố định của
múa rối nước là một cái nhà hai tầng tám mái xây cất bằng gạch ngói, có từ lâu
đời. Múa rối nước là một bộ môn nghệ thuật sân khấu nước kỳ lạ chỉ còn thấy ở
Việt Nam. [4;Tr.37]
Múa rối nước (hình thức dùng con rối diễn trò, diễn kịch trên mặt nước)
được coi là nét văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc Việt Nam, một loại hình
nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống lâu đời ở vùng châu thổ sông Hồng
thường diễn ra trong các dịp lễ, hội làng, ngày vui, ngày Tết.
Ngược dòng lịch sử tìm hiểu về sự ra đời và phát triển của loại hình nghệ thuật
5


này, qua một số những công trình nghiên cứu của những người nghệ sĩ, nghệ nhân,
nhà nghiên cứu về nghệ thuật Múa rối thì nghệ thuật Múa rối ở Việt Nam đã có từ lâu
đời trong lịch sử, gắn liền với nền văn minh lúa nước ở đồng bằng Bắc Bộ.
Theo những nguồn tư liệu khác nhau về nghệ thuật Múa rối ở Việt Nam cho
thấy: năm 1121 Múa rối nước đã được đưa vào biểu diễn để mừng thọ vua Lý
Nhân Tông với sự có mặt của các quan trong triều ngày 3, tuần trăng thứ 8, mà
minh chứng đó là những dòng chữ Hán được khắc trên tấm bia đá cổ có từ triều đại
nhà Lý mà hiện nay đang được đặt tại chùa Long Đọi, xã Đội Sơn, huyện Duy
Tiên, tỉnh Hà Nam. Trong đó có đoạn viết: “Thả rùa vàng đội ba ngọn núi, trên
mặt sóng dập dờn. Phơi mai vân để lộ bốn chân, dưới dòng sông lờ lững, liếc mắt
nhìn lên bờ, cúi xét bầu trời lồng lộng. Trông vách dựng cheo leo, dạo nhạc thiều
réo rắt. Cửa động mở ra thần tiên xuất hiện. Ðều là dáng điệu thiên cung, há phải
phong tư trần thế. Vươn tay nhỏ dâng khúc Hồi phong, nhăn mày thúy ngợi ca vận
tốt. Chim quý từng đàn ca múa, thú lành từng đội xênh xang" [3].

Ngày nay, trong các tiết mục múa rối nước cổ truyền, người ta lại thấy con
rùa vàng phun nước, những nàng tiên với cánh tay mềm mại múa “thần khúc”,
cảnh săn bắn mãnh hổ…
Từ những con Rối riêng lẻ của một số các cá thể phát triển thành những
Phường rối với nhiều những tích trò hay, lạ, đẹp mắt rồi được đem ra biểu diễn, thi
tài phục vụ nhân dân. Từ đây nghệ thuật Múa rối đã trở thành thú chơi tao nhã của
nhân dân đồng bằng sông Hồng và đến nay đã trở thành một loại hình nghệ thuật
truyền thống trong dân gian được gìn giữ, bảo tồn và phát huy.
Như vậy có thể nói, Nghệ thuật Múa rối truyền thống của dân tộc Việt Nam
ra đời vào khoảng thế kỷ XI – XII khi phật giáo bắt đầu phát triển mạnh ở nước ta
gắn liền với những điều kiện tự nhiên, điều kiện sinh hoạt của người nông dân
nông nghiệp trồng lúa nước ở đồng bằng Bắc bộ. Với một trí tưởng tượng phong
phú và óc sáng tạo thông minh của cha ông ta đã góp phần hình thành nên nghệ
thuật Múa rối. Đây là một nét văn hóa truyền thống riêng biệt của dân tộc Việt
Nam so với nền nghệ thuật Múa rối của các quốc gia trên toàn thế giới.

6


I.1.2. Các giai đoạn của múa rối nước Việt Nam:
Sự tồn tại của rối nước ở châu thổ Bắc Bộ là một quá trình nhiều thăng trầm.
Thông qua thực tế nghiên cứu các phường rối nước dân gian, con đường tồn tại và
phát triển của rối nước diễn ra không liên tục mà có sự đứt đoạn. Có thời kỳ rối
nước phát triển mạnh, có thời kỳ lại suy tàn, có lúc rơi vào tình trang đe dọa bị
biến mất. Thực tế đã có những phường rối bị mất nghề hoặc mất đi những trò rối
đặc sắc. [5;Tr.13]
Múa rối nước Việt Nam đã ra đời từ lâu và đến thời Lý (thế kỷ XI) được
phát triển mạnh. Thời Lý, bia Sùng Thiện Diên Linh dựng năm 1121 có ghi trò Rối
cho Vua xem cho thấy nghệ thuật Múa rối nước Việt Nam đã rất phát triển và đạt
đến trình độ nghệ thuật cao. Sang thời Trần (đầu thế kỷ XIII), dù triều đình vẫn

tiếp tục hấp thụ hai luồng văn hóa dân gian Đại Việt và văn hóa nước ngoài (Chiêm
7 Thành, Trung Hoa), Múa rối nước vẫn tiếp tục duy trì và phát triển mạnh mẽ,
không những phát triển sâu rộng trong dân gian, lễ hội, phục vụ chốn cung đình mà
còn được sử dụng trong các hoạt động giao lưu quốc tế, để chiêu đãi sứ giả nước
ngoài. Trong hai thế kỷ XV và XVI, thời nhà Lê, do nhà Lê chuộng văn học, vì
vậy, tuy không được sử dụng trong cung đình, Múa rối nước vẫn khẳng định vai trò
và vị thế trong hội hè, đình đám chốn làng quê. Văn học thời Lê đã tác động và ảnh
hưởng tới lời giáo trò rối nước. Múa rối nước tiếp thu các nghệ thuật Chèo, Tuồng
để làm phong phú vốn diễn. Bối cảnh đất nước thời Lê mạt tới thời Tây Sơn, với
nhiều biến thiên lịch sử, Múa rối nước vẫn thịnh hành trong các hội hè đình đám ở
nông thôn, ảnh hưởng sâu sắc với nho sĩ đương thời, dùng Múa rối nước làm hình
tượng văn học, như một thứ vũ khí chống lại triều đình. Thời Nguyễn lại chú trọng
phát triển Tuồng thành nghệ thuật cung đình, vì vậy, Múa rối nước tiếp tục ẩn mình
nơi làng quê, tồn tại dưới dạng tự phát, tự giác. Với trật tự tổ chức đã được định
hình chắc chắn theo các phường, hội; đề cao tính chất “bí truyền” để giữ ngón
nghề; các phường, hội tiếp tục đẩy mạnh giao lưu, so tài, nhiều trò rối độc đáo, với
kỹ thuật tinh tế... đã được giữ gìn, trao truyền cho đến ngày nay. Thực dân Pháp
xâm lược nước ta vào nửa cuối thế kỷ XIX, cho đến đầu thế kỷ XX, triều đình
Nguyễn thành bù nhìn, buôn dân bán nước. Múa rối nước rơi vào thời kỳ trầm
7


lắng, xem thường, coi làm “trò vui, câu khách”. Tuy nhiên, Múa rối nước vẫn tồn
tại, duy trì trong lòng xã hội Việt Nam, trong tư tưởng của nho sĩ yêu nước đương
thời... Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, giải phóng dân tộc ta khỏi tay
bọn phát xít Nhật, ta lại tiếp tục kháng chiến chống Pháp lần thứ hai. Kẻ thù tàn
phá di sản văn hóa dân tộc, bắt giết nghệ nhân, phá hủy hiện vật đã khiến cho Múa
rối nước truyền thống thời kỳ 1946 – 1954 thực sự rơi vào giai đoạn đình đốn
trước nguy cơ mai một. Đến năm 1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Rối nước
mới tiếp tục thực sự có một bước ngoặt mới, để phát triển rực rỡ như hôm nay.

Tháng 3/1956, nghệ thuật sân khấu Rối chuyên nghiệp Việt Nam chính thức ra đời,
khẳng định là một thể loại nghệ thuật sân khấu truyền thống. Đặc biệt, từ tính chất
"bí truyền” trở thành phổ cập rộng rãi. Thời kỳ kháng chiến Chống Mỹ (1965 –
1975), dù rất khó khăn, Múa rối vẫn không ngừng phát triển. Năm 1984, rối nước
Việt Nam vượt ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, đến với bạn bè thế giới và ngày càng
được biết đến rộng rãi cho đến hôm nay. Từ năm 1986 đến nay, kể khi nước ta bắt
đầu công cuộc đổi mới, Múa rối nước tiếp tục khẳng định những giá trị về truyền
thống và bản sắc văn hóa Việt Nam với thế giới.
I. 2. Đặc điểm:
Trong kho tàng nghệ thuật dân gian Việt Nam, ít có loại hình nào lại gắn bó
với thiên nhiên, lao động sản xuất, với đời sống xã hội Việt Nam như rối nước. Mặt
nước đồng ruộng, hồ ao, nét điển hình của cảnh sắc đồng quê Việt Nam, cũng
chính là cảm hứng và điều kiên quan trọng nhất cho sự ra đời của một hình thức
nghệ thuật lấy mặt nước làm sân khấu cho các trò diễn.Nghệ thuật trò rối nước có
những đặc điểm khác với múa rối thông thường: dùng mặt nước làm sân khấu (gọi
là nhà rối hay thủy đình), phía sau có phông che, xung quanh trang trí cờ, quạt, voi,
lọng, cổng hàng mã…trên “sân khấu” này là những con rối (được làm bằng gỗ)
biểu diễn nhờ sự điều khiển của những người phía sau phông thông qua hệ thống
sào, dây… Buổi diễn rất nhộn nhịp với lời ca, tiếng trống, mõ, tù và chen tiếng
pháo chuột, pháo thăng thiên, pháo mở cờ từ dưới nước lên, trong ánh sáng lung
linh và màn khói huyền ảo. Loại hình này thường diễn ra vào dịp lễ, hội làng, ngày
vui, ngày Tết, dùng con rối diễn trò, diễn kịch trên mặt nước.

8


I.2.1. Con rối
Con rối làm bằng gỗ được đục đẽo với những đường nét cách điệu riêng sau
đó gọt giũa, đánh bóng và trang trí với nhiều màu sơn khác nhau để làm tôn thêm
đường nét, tính cách cho từng nhân vật. Để làm ra được những “chú rối” phải trải

qua rất nhiều công đoạn, đòi hỏi sự tỉ mẩn, khéo léo của những người nghệ nhân.
Chất liệu làm nên con rối phải là loại gỗ sung - một loại gỗ dai, nhẹ, dẻo để con rối
có thể nổi trên mặt nước và người điều khiển con rối có thể dễ dàng biểu diễn.
Những quân rối nước thường được sử dụng trong buổi biểu diễn gồm có chú Tễu,
cô tiên, người đi cày hay người đánh cá... Con rối được các nghệ nhân làm bằng
gỗ, gỗ tốt sẽ nặng và chìm, nên gỗ sung là chất liệu thông dụng để tạo con rối, loại
gỗ này nhẹ, dai, rất dễ điều khiển trong khi biểu diễn dưới nước. Sau đó được sơn
một lớp sơn không thấm nước. Để tạo một con rối hoàn chỉnh, các nghệ nhân phải
trải qua nhiều giai đoạn tỉ mỉ, công phu từ đục cốt đến trang trí. Con rối được tạo
bởi hai phần chính, phần thân và phần đế: Phần thân là phần nổi bên trên thể hiện
nhân vật. Thân gồm đầu, mình, hai tay, hai chân. Rối được tạc thân với đế là một
khối liền, khi chuyển động là chuyển động toàn thân, các cử động của rối được
thiết kế theo yêu cầu của trò diễn như cử động đầu thì tạo khớp ở cổ, cử động tay
thì tạo khớp ở vai, ở khuỷu tay, cử động thân thì tạo khớp ở bụng… Máy điều
khiển rối sẽ được lắp ở bụng rối. Rối phụ thuộc vào cấu tạo và yêu cầu cử động để
tạo khớp. Ví dụ như trâu, bò, ngựa cũng được đục rỗng ở bụng để giảm trọng
lượng cho rối. Phần đế là phần chìm bên dưới, là phần tiếp liền với thân rối có vai
trò như phao giúp rối đứng được khi diễn trò trên mặt nước. Đế đồng thời cũng là
điểm tựa để luồn các giấy từ máy điều khiển đóng bên trong thân rối đến tay cầm
của sào. Điều khiển biểu diễn múa rối nước dân gian có 2 loại máy: máy sào và
máy dây. Máy sào thì đơn giản hơn, chuyển động của rối trên sàn diễn rất linh
hoạt.. Nhưng sự thành công hay thất bại của con rối nước phụ thuộc phần nhiều vào
kỹ xảo điều khiển con rối của người nghệ sĩ. Tay nghề điều khiển con rối sẽ tạo ra
những cử động, hành động linh hoạt và nhiều vẻ của con rối. Sau bức màn che, các
nghệ sĩ trình diễn múa rối nước phải đứng suốt trong làn nước lạnh ngang hông để
điều khiển các con rối bằng hệ thống dây được bố trí bên ngoài và dưới nước.
Con rối được sơn 4 hoặc 5 lần bằng một loại vecni truyền thống có phủ lớp
bạc, do vậy các con rối rất bền. Hình tượng rối : người nông dân dình dị, phụ nữ,
9



cô thiếu nữ….hoặc những nhân vật lịch sử : Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi… nhiều
nhân vật gần gũi với ruộng đồng : đàn trâu, đàn vịt, đàn cá, con mèo, con chuột.
Nhân vật quan trọng nhất trong múa rối nước Trải qua nhiều năm, người Việt từ
chốn cung đình cho đến các làng mạc nông nghiệp ai ai cũng yêu mến chú Tễu và
coi Tễu chính là linh hồn của rối nước, là cầu nối giữa người biểu diễn và người
xem. Mở màn, chú Tễu xuất hiện vui vẻ, nghịch ngợm làm nhiệm vụ giáo đầu dẫn
chuyện. Tễu được làm to hơn tất cả các con rối khác mặc dù dựa vào cách để tóc
trái đào của chú thì Tễu mới chỉ bảy, tám tuổi.

Chú Tễu - nhân vật tiêu biểu của rối nước
I.2.2. Nghệ thuật tạo hình:
Trong nghệ thuật múa rối nước, vai trò tạo hình là rất quan trọng. Tạo hình
các con rối có hai công việc chính. Một là tạo hình bộ mặt, chân tay và thân hình
con rối bằng các loại gỗ thích hợp như gỗ sung, gỗ thừng mực, gỗ thị hoặc gỗ vàng
tâm. Đó là những loại gỗ nhe, chịu nước và dùng được lâu. Hai là mặc quần áo và
trang điểm cho con rối gỗ trở thành con rối biểu diễn qua việc vẽ mặt, hóa trang,
phục trang. Đạo cụ gắn bó với con rối phải thích hợp với nhân vật mà con rối đảm
nhiệm.
Có trường hợp nghệ nhân chỉ tạo hình con rối rồi đưa cho phường rối gia
công những bước sau. Có nơi chính nghệ nhân trong phường rối làm công việc tạo
hình con rối từ đầu đến cuối để có được con rối theo ý muốn.
10


Khi tạo hình con rối, chủ yếu chú trọng đến những con rối chính đc nghệ
nhân nhấn mạnh trong trò tích và trò diễn. Họ cố gắng làm sao để trên bộ mặt con
rối có được những nét điển hình, cần nhấn mạnh.
Tạo hình chú Tễu được chú ý đặc biệt. Hình tượng chú Tễu là trẻ, ngộ
nghĩnh, hoạt bát, vui tính, duyên dáng, hài hước, tích cực, dóng dả mọi việc trong

làng xã. Miệng Tễu luôn nở nụ cười thường trực, hai tay luôn vung vẩy. Chú chỉ
khoác hải mảnh áo cộc lấy lệ, cổ đeo vòng bạc, rốn phơi thỗn thễn, để trần toàn
thân, lộ ra một màu trắng da thịt, trông ngon như một miếng giò lụa (nghệ nhân tạc
người Thái Bình nói thế) gợi lên vẻ đẹp của một chàng trai mà các cô gái làng mơ
ước [6; Tr.244].
Trong tích trò Chăn vịt đánh cáo, ông lão chăn vịt có nét tiêu biểu của một
lão nông chi điền đã nhiều tuổi. Khuôn mặt nhăn nheo nhưng còn nhanh nhẹn với
nghề vừa làm nông vừa chăn vịt. Bà vợ ông, với bộ mặt ghi lại lịch sử khó nhọc
một đời mà bà vẫn vui qua nụ cười móm mém. Bà chỉ mặc chiếc yếm xanh đã trễ
xuống gần chiếc thắt lưng đỏ. Hai vợ chồng già, vào buổi xế chiều vẫn còn phải lo
toan, tất tả canh chừng bọn cáo để bảo vệ đàn vịt của họ [6;Tr.245].
Có những vai diễn không phải chăm chút lắm về tạo hình bộ mặt nhưng
phải chú ý trang phục và thứ họ mang theo để nói lên thân phận của nhân vật. Ví như
trong trò diễn Sỹ, Nông, Công, Thương hoặc trò Ngư, Tiều, Canh, Độc… phải xử lý
như sau: Sỹ có khuôn mặt vuông chữ điền, mặc áo dài, chít khăn đóng, một bên nách
kẹp một chồng sách, một tay cầm chiếc bút lông… Nông vác cày trên vai, đầu chít
khăn tai chó… Công mang theo chiếc rìu và chiếc búa.. Thương ăn mặc sang trọng,
vai mang mấy chuỗi tiền dài…Ngư mang theo cái đó và giỏ đựng cá…
Một điều đáng chú ý nữa là trong việc tạo hình các nhân vật, nghệ nhân
phải có đầu óc tưởng tượng , lãng mạng và luôn nghĩ đến cái lạ cái đẹp. Nhiều
nghệ nhân kế thừa được nghệ thuật của nghệ nhân lớp trước là chú, bác, cha, anh
của họ. Họ sáng tạo và ngợi ca cái đẹp trong gia phả của họ. Họ giữ được những
nét dân gian truyền thống và độc đáo khiến các nghệ sĩ mới thời nay phải kính
nể.Và do đó, chúng ta cũng tự hào về nghệ thuật tạo hình của họ. Thiết kế tạo hình
cho rối nước khác với rối cạn. Con rối nước dùng gỗ làm vật liệu chính để thể hiện,
chứ không dùng giấy bồi, giấy vải để làm. Gỗ dùng cho việc tạo khối hình. Ngoài
ra còn cần các vật liệu như mây, tre, sắt, dây thừng... Sau khi hong khô sẽ tiến hành
11



hom, bó, sơn, thếp, vẽ màu, đóng máy. Tuy phục trang cho rối thể hiện đẽo, phạt
trên gỗ nhưng không vì thế mà mất đi vẻ mềm mại, đường nét chạm khắc trên phục
trang của rối nước được thể hiện tương tự như với phục trang ở tượng và các chạm
khắc dân gian trên điêu khắc truyền thống, nhưng được đơn giản, lược giản vì rối
nhỏ và hoạt động di chuyển trên sân khấu nên nếu thể hiện chi tiết người xem cũng
không thể nhận biết. Ta thấy con rối Tễu thường cởi trần, phía dưới được tạc một
mảnh khố điều rộng bản. Trên đầu tạc hai trái đào, hoặc được gắn hai túm tóc đen
(bằng lông đuôi ngựa…) ở hai bên, đâm xiên ra một cách ngộ nghĩnh. Hai cổ tay
tạc hai cái vòng to [2;Tr.46]…Rối loài vật thiết kế tạo hình cùng phong cách với
rối người. Các rối loài vật đều tạo phác ước lệ, khái quát không thể hiện chi tiết.
Hình dáng chung của rối đã tạo được cảm giác chuyển động của quân trò như trò
chọi trâu. Sở dĩ các con rối nước tạo cảm giác sống động là vì cách tạo rối, rối
không tạo tác cụ thể như khối cho tượng nên không thể hiện điêu khắc theo giải
phẫu. Điểm khác nhau cơ bản giữa rối và tượng là ở cấu trúc đó, nếu tạo rối với tỉ
lệ cấu trúc cơ thể như đối với tượng thì sẽ mất đi chất rối, mất đi sự ngộ nghĩnh và
khi thả xuống nước để biểu diễn quân trò sẽ đờ đẫn, khó điều khiển. Nghệ thuật
thiết kế tạo hình rối nước dân gian hình thành trên đất Việt cổ đã rất lâu đời nhưng
chưa được tổng kết lý luận về thiết kế tạo hình rối, nhưng qua thực tế trải nghiệm
đã cho ta thấy điều đó: nghệ thuật tạo hình điêu khắc cho rối nước mang ngôn ngữ
điêu khắc động vì rối được tạo ra để diễn trò chứ không phải để trưng bày, chính vì
vậy cách tạo khối hình cho rối rất giản dị, chân thật.
I.2.3. Sân khấu:
Sân khấu của rối nước thường là ao, hồ của làng mạc thôn quê, khán đài là
bãi cỏ rộng xung quanh đấy rất thuận tiện cho dân chúng thưởng thức. Sân khấu
còn được gọi” là thủy đình “ hay “nhà rối” gồm hai tầng, tầng trên được dùng để
thờ tổ, tầng dưới được dùng để làm hậu trường có màn che là nơi các nghệ nhân
ngâm mình biểu diễn. Sân khấu là khoảng trống trước mặt buồng trò. Tất cả buồng
trò, sân khấu cùng trang bị cờ, quạt, voi, lọng, cổng hàng mã đúng là một đình làng
thu nhỏ lại với những mái uốn cong lung linh phản chiếu trên mặt nước.
Nói về mặt nghệ thuật hoặc về kỹ thuật thì nước là yếu tố đặc biệt quan trọng đối

12


với việc biểu diễn múa rối nước. Tác giả Nguyễn Huy Hồng trong cuốn “Rối nước
Việt Nam” đã trình bày khá hoàn chỉnh về đặc tính của nước trong biểu diễn rối:
“Nước đã dùng đặc tính lỏng và phản quang tao nên sự ảo hóa hiện trường. Sân
khấu rối nước in sắc hình trời, mây, cây, cảnh… cùng sự chuyển động khôn lường
làm nền cho rối hoạt động. Trên tấm gương lỏng tự nhiên này, tất cả đều trở nên
lung linh, mềm mại, uyển chuyển biến hóa muôn hình nghìn vẻ liên tục trước mắt
người xem. Những gì là thô cứng, nghèo nàn ở quân rối vào đây đều trở nên phong
phú, dịu mềm, sinh động, linh hoạt. Nước giấu trong lòng nó mọi bí ẩn của trò rối.
Quân rối nước thoắt ẩn, thoắt hiện trên mặt nước sân khấu…
Dùng nước làm nơi cho quân rối hoạt động, nghệ thuật rối nước đã đẩy sự
kỳ diệu của nghệ thuật lên một bước… Nước không chỉ là khung cảnh, là môi
trường, mà còn là chất xúc tác làm nên sức mạnh của rối và tài năng của nghệ sĩ
rối… Trong biểu diễn, khi mặt nước sôi trào biến hóa, hình những quân rối in trên
sóng nước đã được nhân lên thành vô vàn con bóng như giữa một cơn mơ lạ. Nước
như đã có hồn.” [4;Tr.40]

Sân khấu biểu diễn rối nước.
Sân khấu ở đây không phải là một cái sàn gỗ, không phải là sợi dây và cũng
13


không phải là cái que điều khiển con rối như trên cạn, mà tất cả được thực hiện
dưới nước, làm trò dưới nước. Điều khiển quân rối bằng cái sào, phối hợp với dây
và que. Do vậy mặt nước gần như quan trọng bậc nhất, vì nhờ có nước đỡ con rối
mà cái sào dài 3,4,5 thước vẫn điều khiển được quân rối. Mặt khác, mặt nước ao hồ
ở giữa trời được ánh sáng mặt trời chiếu tỏa làm cho lung linh huyền ảo tạo không
gian vừa thực vừa hư, nước ao hồ xanh đục có thể che giấu các dụng cụ máy móc

điều khiển con rối không cho khán giả biết nhằm tạo nên tâm lý tò mò, nếu nước
quá trong dễ khiến nhìn thấy rõ những dụng cụ dưới nước là lộ bí mật làm giảm
mất hứng thú. Từ xa xưa người nông dân Việt Nam ở đồng bằng Bắc Bộ đã biết tận
dụng yếu tố nước ở ao hồ để làm trò múa rối nước với những máy móc từ đơn giản
đến tinh vi thì nhiều nơi khác trên đất nước ta người nông dân đã sáng tạo những
trò diễn rất hay, hoặc làm ra những công cụ sản xuất rất quý từ yếu tố nước như
dùng xe nước để lấy nước dưới sông lên đồng, thậm chí còn dùng nước để tạo ra
âm nhạc… Dĩ nhiên không thể thiếu sự đóng góp trí tuệ của những trí trí thức
nông thôn. Mỗi lần các nghệ nhân tổ chức biểu diễn múa rối nước trên ao, hồ là
xóm làng trở lên tưng bừng, nhộn nhịp như ngày hội. Những cái hồ, ao thả bèo,
nuôi cá của người dân bỗng trở thành điểm hội tụ của dân làng trong tiếng thúc
giục của tiếng chiêng. Cái ao đã trở thành điểm hội tụ văn hóa đông vi và cuốn
hút ở làng quê. Sân khấu múa rối nước cổ nhất còn lại tới ngày nay là thủy đình
của phường rối Ra ở hồ Long Trì (Hà Tây cũ) nay thuộc Hà Nội được xây dựng
thế kỷ 17.
I.2.4. Nghệ thuật âm nhạc:
Về âm nhạc, khởi thủy là biểu diễn trên sân khấu ngoài trời giữa ao hồ, nên
rối nước cần âm thanh mạnh để giữ tiết tấu và khuấy động không khí buổi diễn.
Các phường hội dân gian chuyên dùng bộ nhạc gõ dân tộc như trống cái, não bạt,
mõ, pháo, tù và ốc. Âm nhạc rối nước mang tính đại náo của hội hè, có tác dụng
kích động mạnh cả người diễn lẫn người xem. Các nghệ nhân múa rối nước dựa
theo tiết tấu nhạc mà điều khiển con rối lúc khoan thai, lúc sôi động, giúp gắn kết
các tiết mục với nhau.

14


Để người xem cuốn hút vào những điệu múa rối thì ban nhạc
cũng là một phần không thể thiếu.


Vốn là một nghệ thuật lấy động tác làm ngôn ngữ diễn đạt rối nước gắn bó
với âm nhạc như nghệ thuật múa. Âm nhạc điều khiển tốc độ, giữ nhịp. Như vậy
âm nhạc của rối nước đóng vai trò hết sức quan trọng quyết định đến thành công
của đêm diễn. Trước đây dàn nhạc cũng ngồi trong buồng trò sau sân khấu cùng
với các nghệ sĩ rối, các nhạc công không hát cũng không dẫn chuyện sau này dàn
nhạc mới được biểu diễn trên bờ ao do đó các nhạc công có thể phối hợp tốt hơn
với hành động của rối. Ông Nguyễn Hữu Giáp phường rối Ra (Hà Tây cũ) giải
thích: “Các buổi biểu diễn từ ngày xưa đã có trống, chum chọe, tù và. Về sau này
mới có thêm mô, sáo, đàn nhị, đàn nguyệt, đàn bầu. Ngày nay đôi khi người ta
dùng máy cát-sét thay cho dàn nhạc.” Từ thời xa xưa dân làng đã biết dùng sừng
trâu để thông báo các tin quan trọng như hội làng hay săn lùng bắt trộm. Phường
Đồng Ngư ở xã Phú Thái huyện Thuận Thành, Bắc Ninh thổi tù và trước khi biểu
diễn để thu hút sự chú ý của khán giả. Dù là rối nước hay rối cạn, múa rối chung
một khoảng không gian trình diễn, âm nhạc phù trợ chắp cánh cho con rối biểu
cảm nội tâm, tình huống sân khấu. Âm nhạc rối nước thường sử dụng các làn điệu
chèo hoặc dân ca đồng bằng Bắc Bộ. Âm nhạc rối cạn do nghệ nhân ghép nhạc có
trích đoạn nhạc tuồng theo các trò diễn tuồng, nhạc dân ca các dân tộc theo trò diễn
15


dân gian. Hiện nay, các đoàn, nhà hát trình diễn những vở rối cạn, sáng tác nhạc
mới kết hợp với dân ca vào vở diễn. Nghệ thuật múa rối đang sống dậy mạnh mẽ
dưới hai hình thức rối nước, rối cạn, phát triển hài hoà đặc tính dân gian hiện đại.
Mỗi hình thức thể hiện nhiều hướng nghệ thuật khác lạ, đổi mới phương thức sân
khấu ngang tầm nghệ thuật thế kỷ, đáp ứng công chúng thời đại.
Về văn học, văn chương rối nước truyền trống là các bài văn vần biền ngẫu.
Yếu tố có giá trị văn học và phù hợp nhất cho múa rối nước thường là các câu các
bài ca dao. Nhìn chung văn học mới giữ vai trò giới thiệu trò, minh họa trò chứ
chưa tham gia vào hành động của nhân vật. Văn học rối nước nôm na không gò bó
cho một hình thức thơ dân tộc nào.

Thời con nít, mê trò rối nước
Reo ầm lên: Giỏi quá ! Tài ghê!
Các chú rối úp nơm, bắt cá
Các cô rối múa đều, hết chê!
Xem, cứ tưởng Trời ban phép lạ
Biến đất thó, gỗ vụn thành người
Nghĩ, càng thấy lắm điều bí ẩn
Lại reo toáng: Tuyệt vời! tuyệt vời![1]

[1]

(Xem trò rối nước - Trường Giang)
I.2.5. Nghệ nhân múa rối nước:
16


Nghệ nhân của trò múa rối nước không xuất hiện trên sân khấu mà họ đứng
núp sau bức mành tre để điều khiển con rối bằng một hệ thống dây, sào, thừng, vọt
que phức tạp, đòi hỏi trình độ kỷ thuật cao hoặc giật dây con rối bằng hệ thống dây
được bố trí sẵn . Điều đặc biệt hơn hết là họ phải ngâm mình dưới nước hàng giờ
để biểu diển, chỉ khi nào kết thúc màng diễn họ mới xuất hiện và đồng thời các
nghệ sĩ diễn rối nước xát gừng đã được giã nát trên thân thể mình và uống nước
mắm để giữ ấm khi họ phải đúng suốt trong làng nước lạnh ngang hông để điều
khiển con rối tại các cánh đồng lúa hay ở các ao, hồ. Ngâm bùn lội nước để làm
nghệ thuật không phải là một công việc bình thường thích thú với mọi người. Nếu
không phải là người sống ân tình với nước tới mức "Sống ngâm da, chết ngâm
sương" như cư dân trồng lúa nước, thì khó có được sự truyền cảm nồng nhiệt vào
hành động của nhân vật rối nước.
I.2.6. Cách thức hoạt động
Cách biểu diển múa rối nước : Người nghệ nhân sễ sử dụng máy điều khiến

và đặc biệt là kỉ xảo điều khiển để tạo nên hành động của quân rối trên sân khấu .
Đó chính là mấu chót của nghệ thuật trình diễn rối nước . Máy điều khiển rối nước
sẽ làm di chuyển các quân rối và tạo hoạt động cho nhân vật. Máy được giấu trong
lòng nước lợi dụng sức nước để điều khiển từ xa. Ngoài ra còn có sự phụ trợ thêm
của nhạc đệm , pháo hoa , khói mù làm hấp dẫn và tăng cường tính chuyên nghiệp
cho vở diễn . Mở đầu là màn bật cờ tạo nên không khí háo hức sau đó là các màn
biểu diễn. nhạc của rối nước đóng vai trò hết sức quan trọng quyết định đến thành
công của đêm diễn. Các con rối thoát ẩn thoát hiện, lặng xuống phong lên mang
nhiều bất ngờ thú vị,các màn diễn đa dạng , phong phú và gần gũi mang lại cho
người xem sự thoải mái và cùng nhiều bài học bổ ích . Một số tiết mục múa rối
nước đặc biệt :
- Trâu trốn trong tẩu thuốc phiện
- Anh hùng đã hổ
- Lân tranh cầu
- Lên kiệu xuống ngựa
- Rước ngũ phương
17


- Chớ trộm cổ vật
- Đánh đu
- Quay tơ dệt lụa.
I.3. Một số phường múa rối tiêu biểu:
I.3.1. Phường rối nước Đào Thục
Rối nước Đào Thục là môn rối nước có xuất xứ tại làng Đào Thục, Huyện
Đông Anh, Hà Nội.Vào thời Hậu Lê làng Đào Thục có Ông Đào Tướng Công (Tự
Phúc Khiêm) tên thật là Nguyễn Đăng Vinh quê ở Đào Xá, huyện Yên Phong, Bắc
Ninh nay là Đào Thục, xã Thụy lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội. Sau khi đỗ đạt về
quê với tâm huyết của mình, ông đã lập ra được phường Rối nước. Vì có công lớn
nên dân làng đã lập đơn đề nghị triều đình Hậu Lê phong thần lập bia đá năm 1735

(thời Lê Ý Tông). Hàng năm mỗi lần biểu diễn rối đều có khấn cụ Tổ (vào mùa thu
răng tháng 9 âm lịch).
Được biết, những con rối được chính những người trong làng Đào Thục làm.
Các con rối thường cao khoảng 30 - 40cm, được làm bằng gỗ và phủ sơn bên ngoài
để chống thấm nước. Mỗi con rối đều được điêu khắc theo hình tượng nhân vật,
con vật trong những câu chuyện dân gian của Việt Nam. Trong những buổi biểu
diễn phục vụ khách thì phường rối thường biểu diễn khoảng 10 - 15 trò, trong
những dịp lễ hội của làng thì biểu diễn khoảng từ 20-30 trò. Hiện nay còn giữ được
trên 50 con rối. Bộ rối còn được gìn giữ và còn nhiều quân hiện nay là Bộ tam
quốc. Phường rối làng Đào Thục có hơn 50 người đều làm nghề nông nhưng họ
vẫn dành thời gian để sáng tạo ra nhiều trò mới để làm cho chương trình biểu diễn
ngày càng thêm phong phú.
Rối nước Đào Thục có màn đốt pháo bật cờ khai mạc và dùng nhân vật Ba
Khí giáo trò (đại diện cho hình ảnh người nông dân đất Việt) chứ không phải là chú
Tễu như các phường rối khác.

18


Hình ảnh người nông dân trên ruộng đồng được tái hiện tại phường rối.

I.3.2. Phường rối nước Đồng Ngư
Hiện nay chưa có tài liệu nào ghi chép về thời gian ra đời của trò múa rối
nước làng Đồng Ngư, xã Ngũ Thái. Trước năm 1945, phường múa rối nước làng
Đồng Ngư chủ yếu biểu diễn phục vụ nhân dân trong làng vào những dịp nông
nhàn, hội hè, đình đám và đi biểu diễn giao lưu với các phường rối bạn. Sau Cách
mạng Tháng Tám, trò múa rối nước mai một dần.
Năm 1986, được sự giúp đỡ của Viện Văn hóa, chính quyền địa phương,
Phường rối nước Đồng Ngư được thành lập với sự tham gia của 40 nghệ nhân tâm
huyết với nghề.

Năm 2012, nhằm bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật trình diễn múa rối
nước của làng Đồng Ngư, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh đã lập
hồ sơ trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể
Quốc gia.

19


“Con trâu là đầu cơ nghiệp” – Trò rối “Đi cày” phổ biến với tất cả
các phường rối nước

I.3.3. Phường rối nước Phú Đa
Xã Bình Phú, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) có phường rối
nước truyền thống, thuộc thôn Phú Đa, còn gọi là làng Ra (cũng đọc là Gia). Trước
năm 1945, Phú Đa là một trong bốn thôn thuộc xã Bình Xá, huyện Thạch Thất,
tỉnh Sơn Tây.
Theo truyền ngôn, rối nước làng Ra có từ thế kỷ XI, người dạy cho dân Phú
Đa hát chèo, múa rối chính là Thiền Sư Từ Đạo Hạnh – một thiên sư tài ba xuất
chúng, từng tu luyện ở chùa Thầy.
Phường rối nước làng Ra lấy hồ nước Long Trì phía trước chùa Thầy làm
sân khấu trình diễn, đăc biệt là vào dịp lễ hội chùa Thầy hàng năm. Các tích trò
múa rối của phường phong phú, đậm đà truyền thống lịch sử. Mỗi buổi diễn của
phường có gần 20 trò.
Quân rối của phương Ra là một bộ sưu tập quý hiếm, có các quân rối đã
được tạo hình từ 200-300 năm trước, hiện đang lưu giữ tại làng Phú Đa. Phường có
nhiều trò đặc sắc như Tướng Loa; Giáo đầu; Bật cờ; Leo cột cắm cờ đốt pháo; Mời
trầu…

20



I.3.4. Phường rối nước Tế Tiêu
Thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là nơi sinh ra phường Rối nước
Tế Tiêu. Phường có nhiều tiết mục thể hiện về những trò chơi dân gian, lao động
sản xuất, truyền thống lịch sử Việt Nam, những anh hùng dân tộc.
Cuối năm 2001, rối nước ở phường Tế Tiêu đã được khôi phục, phường đã
có chương trình rối nước đặc sắc, hấp dẫn, đặc biệt là các trò rối tuồng: Bà Trưng
cưỡi voi đi duyệt đột kỵ mã, Thạch Sanh chém mãng xà vương…

Phường rối Tế Tiêu có thể biểu diễn được hai loại hình: Múa rối cạn và rối nước.

I.3.5. Phường rối nước Thạch Xá
Xã Thạch Xá thuộc huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Xưa kia, phường
rối nước Thạch Xá còn được gọi là phường rối nước làng Yên. Tương truyền, múa
rối có ở vùng quê từ thời Lý.
Những con rối của phường được nhiều nghệ nhân tài hoa tạo hình, có nét
đặc trưng riêng. Một số quân rối như Tễu, Rối gọi loa… của phường hiện đang
được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử.
Một số trò diễn độc đáo của phường là: Hành quân rước kiệu, Cưỡi ngựa
chém chuối…

21


×