Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Phân tích quan điểm của hồ chí minh về phong cách của người cán bộ liên hệ với việc tu dưỡng rèn luyện theo phong cách HCM của bản thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.04 KB, 10 trang )

Câu 1: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về phong cách của người
cán bộ. Liên hệ với việc tu dưỡng rèn luyện theo phong cách HCM của bản
thân.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt coi trọng công tác cán bộ
và luôn đặt nó lên vị trí hàng đầu trong xây dựng Đảng và chính quyền nhà
nước. Tư tưởng về công tác cán bộ của Người không chỉ phát huy vai trò trong
cách mạng giải phóng dân tộc mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
Theo Người, phong cách công tác của cán bộ có nhiều nội dung, song tập
trung chủ yếu ở phong cách dân chủ, phong cách khoa học và sự thống nhất
giữa lý luận với thực tiễn, nói đi đôi với làm.
Phong cách dân chủ.
Phong cách dân chủ, hay “cách làm việc dân chủ” là nội dung quan trọng
hàng đầu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách công tác. Cơ sở của phong
cách dân chủ là tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, một lòng một dạ phục
vụ nhân dân, biết lắng nghe ý kiến của dân, quan hệ tốt với dân, hoc hỏi dân.
Hồ Chí Minh luôn khẳng định chế độ ta “dân là chủ” và khi dân là chủ
thì cách lãnh đạo phải dân chủ. Người nói: không một người nào có thể hiểu
được mọi thứ, làm hết được mọi việc. Ngay đến anh hùng lãnh tụ cũng vậy.
Đem so với công việc của cả loài người trên thế giới, thì những người đại anh
hùng xưa nay cũng chẳng qua làm tròn một bộ phận mà thôi. Do vậy, Người
yêu cầu mỗi cán bộ phải biết cách tập hợp được tài năng, trí tuệ của nhiều
người, của tập thể để phấn đấu cho mục tiêu chung. Mà muốn làm được như
vậy, phải tạo ra được một không khí dân chủ thực sự trong nội bộ. Trong tư


tưởng Hồ Chí Minh, thực hành dân chủ là chìa khoá vạn năng có thể giải quyết
mọi vấn đề. Người viết: “Dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó rất quan hệ
với nhau. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến.
Những sáng kiến đó được khen ngợi, thì những người đó càng thêm hăng hái,


và người khác cũng học theo. Và, trong khi tăng thêm sáng kiến và hăng hái
làm việc, thì những khuyết điểm lặt vặt, cũng tự sửa chữa được nhiều”
Tuy nhiên, phong cách dân chủ không có nghĩa là mạnh ai nấy làm mà phải
tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, hay còn gọi
là nguyên tắc “dân chủ tập trung”
Đối lập với phong cách dân chủ là phong cách quan liêu. Hồ Chí Minh kịch
liệt phê phán những cán bộ quan liêu, những người “miệng thì nói dân chủ,
nhưng làm việc thì họ theo lối “quan” chủ. Miệng thì nói “phụng sự quần
chúng” nhưng họ làm trái ngược với lợi ích quần chúng, trái ngược với phương
châm



chính

sách

của

Đảng



Chính

phủ”

Để chữa căn bệnh quan liêu, Người khuyên cán bộ phải “Theo đúng
đường lối nhân dân là 6 điều:
Đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết;

Liên hệ chặt chẽ với nhân dân;
Việc gì cũng bàn bạc với nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu rõ;
Có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước nhân dân, và hoan nghênh
nhân dân phê bình mình;
Sẵn sàng học hỏi nhân dân;
Tự mình phải làm gương mẫu cần kiệm liêm chính để nhân dân noi theo”.

Phong cách khoa học


Phong cách khoa học, hay còn gọi là “cách làm việc có khoa học” cũng
là vấn đề được Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý. Người thường xuyên nhắc nhở, yêu
cầu cán bộ phải tự rèn luyện để có được phong cách này. Phong cách khoa học
đòi hỏi phải được thể hiện từ lúc ra quyết định, tới việc tổ chức thực hiện quyết
định và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định.
Phong cách khoa học đòi hỏi người cán bộ làm việc gì cũng phải có kế
hoạch và có mục đích. Người nói: “Đích nghĩa là nhằm vào đó mà bắn. Nhiều
đích quá thì loạn mắt, không bắn trúng đích nào”. Người phê phán những cán
bộ vạch ra “chương trình công tác thì quá rộng rãi mà kém thiết thực”. Người
chỉ rõ, để vạch kế hoạch một cách thực sự khoa học, người cán bộ phải “xét kỹ
hoàn cảnh mà xếp đặt công việc cho đúng. Việc chính, việc gấp thì làm trước.
Không nên luộm thuộm, không có kế hoạch, gặp việc nào làm việc ấy, thành
thử việc nào cũng là việc chính, lộn xộn, không có ngăn nắp” . Một việc chính
có thể có nhiều cách thực hiện. Với ý nghĩa đó, Người yêu cầu cán bộ: chủ
trương một, biện pháp mười, quyết tâm phải hai, ba mươi. Nói quyết tâm phải
hai, ba mươi, tức là Người yêu cầu cán bộ sau khi đã có kế hoạch công tác phải
có quyết tâm thực hiện và phải thực hiện đến nơi đến chốn, không được đánh
trống bỏ dùi. Người đã nhiều lần phê bình bệnh hữu danh vô thực ở không ít
cán bộ “làm việc không thiết thực… Làm cho có chuyện, làm lấy rồi. Làm được
ít suýt ra nhiều, để làm một bản báo cáo cho oai, nhưng xét kỹ lại thì rỗng

tuếch… Thế là dối trá với Đảng, có tội với Đảng. Làm việc không thiết thực,
báo

cáo

không

thật

thà

cũng



một

bệnh

rất

nguy

hiểm”

.

Hồ Chí Minh khuyên cán bộ, trong bất kỳ công việc gì cũng phải hiểu
năng lực của cấp dưới mà bố trí, sử dụng người cho đúng, chớ “dùng thợ mộc
làm nghề thợ rèn”. Khi giao công việc cho cấp dưới phải rõ ràng đầy đủ, phải

dự báo được những tình huống có thể xảy ra cho cấp dưới và phải thường xuyên


kiểm tra đôn đốc việc thực hiện của cấp dưới. Chính Lênin cũng chỉ ra rằng,
lãnh đạo mà không kiểm tra có nghĩa là không lãnh đạo. Hồ Chí Minh cũng hơn
một lần phê bình tình trạng “cán bộ lãnh đạo chỉ lo khai hội và thảo nghị quyết,
đánh điện và gửi chỉ thị, sau đó thì họ không biết gì đến những nghị quyết đó đã
thực hành đến đâu, có những sự khó khăn trở ngại gì, dân chúng có ra sức tham
gia hay không. Họ quên mất kiểm tra. Đó là một sai lầm rất to lớn. Vì thế nên
có cán bộ “đầy túi quần thông cáo, đầy túi áo chỉ thị” mà công việc vẫn không
chạy”
Phong cách khoa học còn đòi hỏi người cán bộ sau mỗi một việc cần phải
rút kinh nghiệm tận gốc, rồi phổ biến những kinh nghiệm ấy cho tất cả cán bộ
và cho dân chúng hiểu. Mỗi cán bộ phải học hỏi những kinh nghiệm hay, tránh
những kinh nghiệm dở, áp dụng những kinh nghiệm cũ vào những công việc
mới. Hồ Chí Minh đã phê phán lối làm việc “không biết nghiên cứu đến nơi đến
chốn…, để mà học hỏi kinh nghiệm, để mà đặt ra khuôn phép cho công việc
khác. Thành thử, những cái tốt, hay đều không phát triển được. Và công việc
xong rồi là thôi, cán bộ không học hỏi được kinh nghiệm gì, mà cũng không
tiến bộ được mấy”(8). Người khuyên “công việc gì bất cứ thành công hay thất
bại chúng ta cần nghiên cứu đến tận cội rễ, phân tích thật rõ ràng rồi kết luận.
Kết luận đó sẽ là cái chìa khoá phát triển công việc và để giúp cho cán bộ tiến
tới”

.

Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, nói đi đôi với làm
Là cán bộ dứt khoát phải có lý luận. Dẫn lời của Lênin, Hồ Chí Minh chỉ
rõ, không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng. Chính vì
vậy, Hồ Chí Minh rất quan tâm tới việc giáo dục lý luận cho cán bộ. Nhấn mạnh



vai trò của lý luận, Người chỉ rõ: “Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương
hướng cho chúng ta trong công việc thực tế” . Người chỉ rõ nguyên nhân của
căn bệnh chủ quan, duy ý chí ở một số cán bộ là do “kém lý luận, hoặc khinh lý
luận, hoặc lý luận suông” và “vì kém lý luận, cho nên gặp mọi việc không biết
xem xét cho rõ, cân nhắc cho đúng, xử trí cho khéo. Không biết nhận rõ điều
kiện hoàn cảnh khách quan, ý mình nghĩ thế nào làm thế ấy. Kết quả thường
thất bại” . Người khuyên mỗi cán bộ cần phải không ngừng trau dồi lý luận, gắn
học tập nghiên cứu lý luận với công việc thực tế của mình, vì “lý luận như cái
tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn,
hoặc bắn lung tung cũng như không có tên”
Sức thuyết phục, sự lôi cuốn của cán bộ với cấp dưới, những người dưới
quyền mình và với quần chúng nhân dân còn ở phong cách lời nói đi đôi với
việc làm, “nói là phải làm”.
Nói đi đôi với làm không chỉ là một chuẩn mực hành vi đạo đức truyền
thống của dân tộc ta mà còn là một nguyên tắc cơ bản của học thuyết Mác. Lý
luận gắn liền với thực tiễn được Hồ Chí Minh rất coi trọng. Người khuyên cán
bộ muốn tập hợp, tuyên truyền cấp dưới, tự mình phải “miệng nói tay làm, làm
gương cho người khác”. Người chỉ rõ: với những cán bộ “miệng thì tuyên
truyền bảo người ta siêng làm mà tự mình thì ăn trưa ngủ trễ, bảo người ta tiết
kiệm mà tự mình thì xa xỉ, lung tung, thì tuyên truyền hàng trăm năm cũng vô
ích” . Đó là những cán bộ hỏng. Còn với những cán bộ chỉ biết nói suông, “chỉ
biết nói là nói, nói giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác, nhưng một
việc gì thiết thực cũng không làm được”, những người như thế tuy là thật thà,
trung thành nhưng không có năng lực. Hồ Chí Minh nói rõ là không thể dùng
những người đó vào công việc thực tế.Nói đi đôi với làm là phong cách công
tác hữu hiệu của người cán bộ cách mạng. Nó hoàn toàn khác với thói đạo đức



giả bọn quan lại phong kiến nói một đằng, làm một nẻo, thậm chí nói mà không
làm. Nói đi đôi với làm vừa là phong cách công tác, vừa là phương pháp tư
tưởng hữu hiệu của người cán bộ cách mạng. Hồ Chí Minh đặc biệt lưu ý rằng,
đối với nhân dân không thể lý luận suông, chính trị suông, nhân dân cần trông
thấy lợi ích thiết thực từ những tấm gương sáng, những việc làm thiết thực của
cán bộ.
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ nói chung và phong
cách công tác nói riêng, trong nhiều năm qua, Đảng ta luôn luôn quan tâm xây
dựng đội ngũ cán bộ có đầy đủ phẩm chất và năng lực, có phương pháp làm
việc khoa học, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong tình hình mới,
của cơ chế quản lý mới. Đảng ta đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết chỉ đạo
công tác cán bộ như: Nghị quyết Trung ương 3 khoá VII (tháng 6 năm 1992);
Nghị quyết Trung ương 3 (tháng 6 năm 1997) và Nghị quyết Trung ương 7 khoá
VIII (tháng 8 năm 1999); Nghị quyết Trung ương 6 khoá IX (tháng 6 năm
2002) và Nghị quyết Trung ương 3 khoá X (tháng 8 năm 2006)…
Tuy nhiên, công tác cán bộ “đang đứng trước mâu thuẫn cần giải quyết.
Đó là mẫu thuẫn giữa yêu cầu cao về mọi mặt của sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá với trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ còn hạn
chế, trong khi khả năng đào tạo lại có hạn”. Để xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ
năng lực, phẩm chất đạo đức, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, Đại hội X đã vạch ra mục tiêu: phải xây dựng đội ngũ cán bộ có bản
lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu, tham
nhũng, lãng phí, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có
tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, có tinh thần
đoàn kết, hợp tác, ý thức tổ chức, kỷ luật cao và phong cách làm việc khoa học,
tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách


nhiệm


Đến Đại hội XI, Đảng ta chỉ rõ phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ đồng bộ
công tác cán bộ. Thực hiện tốt “chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá; đổi mới tư duy, cách làm, khắc phục những yếu kém
trong từng khâu của công tác cán bộ. Xây dựng và thực hiện nghiêm túc cơ chế,
chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trọng dụng những
người có đức, có tài

* Liên hệ bản thân:
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, đã hiến dâng tất cả
tình cảm, trí tuệ và cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.
Người đã để lại tài sản vô giá là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng,
mẫu mực, cao đẹp, kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân
loại và thời đại. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác là niềm vinh
dự và tự hào đối với mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người Việt Nam.
Đối với mỗi cán bộ, đảng viên, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh là nhiệm vụ rất quan trọng và thường xuyên, qua đó để giáo dục, rèn
luyện mình, xứng đáng là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, là “người
lãnh đạo, người đày tớ thật trung thành của nhân dân”.

Tư tưởng và phẩm chất đạo đức tiêu biểu của Hồ Chí Minh là tinh thần
yêu nước nồng nàn, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, toàn
tâm, toàn ý cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Từ quyết tâm “ dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng


quyết giành cho được tự do, độc lập”, để rồi phấn đấu cho “ đồng bào ta ai cũng
có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”, để nước ta “ sánh vai với cường
quốc năm châu”. Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh chúng ta cần:
- Mỗi người cần nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn những hy sinh to lớn
của ông cha để chúng ta có non sông, Tổ quốc Việt Nam độc lập, tự do, thống

nhất trọn vẹn hôm nay. Nâng cao tinh thần yêu nước, tự hào về truyền thống
anh hùng của dân tộc là lương tâm và trách nhiệm của mỗi người Việt Nam
chân chính. Trung với nước ngày nay là trung thành vô hạn với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, nền văn
hóa, bảo vệ Đảng, chế độ, nhân dân và sự nghiệp đổi mới, bảo vệ lợi ích của đất
nước.
- Tích cực lao động, học tập, công tác với tinh thần lao động sáng tạo, có
năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; biết quý trọng công sức lao động và tài sản
của tập thể, của nhân dân; không xa hoa, lãng phí, không phô trương, hình thức;
biết sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn của Nhà nước, của tập thể, của chính
mình một cách có hiệu quả.
- Học tập và làm theo Người, mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt mình trong
tổ chức, trong tập thể, phải tôn trọng nguyên tắc, pháp luật, kỷ cương. Mọi biểu
hiện dân chủ hình thức, lợi dụng dân chủ để "kéo bè, kéo cánh", để làm rối loạn
kỷ cương, để cầu danh, trục lợi hoặc chuyên quyền, độc đoán, đứng trên tập thể,
đứng trên quần chúng..., làm cho nhân dân bất bình, cần phải lên án và loại bỏ.

- Học tập đạo đức Hồ Chí Minh tất cả vì nhân dân, mỗi cán bộ, đảng viên,
dù ở bất cứ cương vị nào phải gần dân, học dân, có trách nhiệm với dân. Phải
trăn trở và thấy trách nhiệm của mình khi dân còn nghèo đói. Không chỉ sẻ chia
và đồng cam, cộng khổ với nhân dân, mà còn phải biết tập hợp nhân dân, phát


huy sức mạnh của dân, tổ chức, động viên, lãnh đạo nhân dân phấn đấu thoát
khỏi đói nghèo. Nhân dân là người thầy nghiêm khắc và nhân ái, luôn luôn đòi
hỏi cao ở cán bộ, đảng viên, đồng thời cũng sẵn lòng giúp đỡ cán bộ, đảng viên
hoàn thành nhiệm vụ, phát huy ưu điểm, sửa chữa sai lầm, khuyết điểm.
- Học tập đạo đức Hồ Chí Minh phải rất coi trọng tự phê bình và phê
bình. Người dạy cán bộ, đảng viên và mọi người chúng ta: không sợ khuyết
điểm, không sợ phê bình, mà chỉ sợ không nhận ra khuyết điểm, sai lầm và

không có quyết tâm sửa chữa khuyết điểm, sẽ dẫn đến khuyết điểm ngày càng
to và hư hỏng. Tự phê bình phải được coi trọng, được đặt lên hàng đầu, theo tư
tưởng Hồ Chí Minh "phải nghiêm khắc với chính mình". Phê bình phải có mục
đích là xây dựng tổ chức, xây dựng con người, xây dựng đời sống tình cảm và
quan hệ đồng chí, quan hệ xã hội lành mạnh, trong sáng, có lý, có tình. Phải
khắc phục bệnh chuộng hình thức, thích nghe lời khen, (thậm chí xu nịnh), tâng
bốc nhau, không dám nói thẳng, nói thật để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đồng
thời, cần phê phán những biểu hiện xuất phát từ những động cơ cá nhân, vụ lợi
mà "đấu đá", nhân danh phê bình để đả kích, lôi kéo, chia rẽ, làm rối nội bộ.
- Học tập và làm theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần
nâng cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, kiên quyết đấu tranh chống
tâm lý tự ty, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi; phê phán các biểu hiện vong bản, vọng
ngoại, ảo tưởng trước chủ nghĩa tư bản.
Sự nghiệp đổi mới đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu ngày càng
cao đối với sự hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của
con người Việt Nam, đồng thời tạo ra những thuận lợi và những thử thách mới
đối với mỗi chúng ta trong lĩnh vực đạo đức. Hơn lúc nào hết, hiện nay toàn
Đảng, toàn dân ta phải quan tâm đầy đủ đến vấn đề đạo đức, tiếp tục xây dựng,
hoàn thiện những chuẩn mực đạo đức đúng đắn, tiến bộ; đẩy mạnh giáo dục,


rèn luyện và tăng cường quản lý đạo đức trong Đảng và trong nhân dân. Kế
thừa truyền thống đạo đức tốt đẹp của ông cha, học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những biện pháp quan trọng để khắc phục sự
suy thoái về đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm lành
mạnh nền đạo đức xã hội, góp phần giữ vững sự ổn định chính trị, xã hội, tạo
động lực cho sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững. Vấn đề cơ bản nhất khi
thực hiện cuộc vận động là mỗi người chúng ta phải nhận thức đầy đủ vị trí của
vấn đề đạo đức, thường xuyên tự giác, nỗ lực học tập, rèn luyện, tu dưỡng theo
gương Bác Hồ vĩ đại.




×