Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Đề tài nghiên cứu liên cầu khuẩn trên đàn lợn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 49 trang )

PHẦN I
MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có những chuyển biến về mọi
mặt, bước qua ranh giới lãnh thổ để vươn xa ra thế giới. Cùng với sự chuyển biến
đó, ngành chăn nuôi cũng có những thay đổi vượt bậc, từ sản xuất mang tính tự
cung tự cấp chuyển sang sản xuất mang tính hàng hoá, không những cung cấp
nguồn thực phẩm cho tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước bạn.
Thành phố Hải Phòng cũng không nằm ngoài vòng phát triển đó: hàng năm cung
cấp một nguồn thực phẩm lớn cho nhu cầu tiêu thụ tại địa phương, trong nước và
xuất khẩu. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi nước ta nói chung và của Hải Phòng nói
riêng cũng đang phải đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức, đặc biệt là dịch bệnh
nguy hiểm và sức cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Dịch
bệnh trên đàn gia súc, gia cầm thường xuyên xảy ra, bùng phát trên diện rộng, gây
thiệt hại không nhỏ. Đồng thời lượng thực phẩm có nguồn gốc động vật nhập vào
còn lớn hơn nhiều lần so với lượng thực phẩm chúng ta xuất đi các nước bạn. Một
câu hỏi đặt ra trước tình hình này là tại sao ngành chăn nuôi nước ta lại chưa phát
triển, tại sao nguồn thực phẩm chúng ta cung ứng cho thị trường lại không đáp ứng
được nhu cầu tiêu thụ? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta phải kiểm tra, xem xét
lại thực trạng ngành chăn nuôi nước ta nói chung và tại Hải Phòng nói riêng để tìm
ra giải pháp phù hợp.
Thực hiện Nghị quyết 13 Đảng bộ thành phố, Hải Phòng đang đẩy nhanh tiến
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp
nông thôn. Trong đó ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng được coi là
ngành sản xuất hàng hoá quan trọng nhất và được chú trọng đầu tư phát triển không
ngừng cả về số lượng và chất lượng (tổng đàn lợn hiện nay khoảng 600.000 con, với
nhiều giống nhập ngoại và lai cho năng suất và chất lượng thịt tốt). Tuy nhiên trong
những năm gần đây, tình hình dịch bệnh trên đàn lợn có nhiều diễn biến phức tạp,


nhiều dịch bệnh xảy ra gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi như: Bệnh Lở mồm


long móng, Tai xanh, Dịch tả lợn và Liên cầu khuẩn, ....
Liên cầu khuẩn gây bệnh cho lợn có tên Streptococcus suis là một trong
những loại vi sinh vật gây bệnh ở lợn làm tổn thất lớn về kinh tế. Lợn có thể bị
nhiễm vi khuẩn ở bất kỳ tuổi nào với tỷ lệ mang trùng cao đến 80% tuỳ theo điều
kiện chăn nuôi và cao nhất ở nhóm tuổi sau cai sữa từ 4 đến 10 tuần tuổi. Tỷ lệ mắc
bệnh lâm sàng phụ thuộc vào tác nhân môi trường như không đủ thông thoáng, mật
độ đàn cao và các stress khác: xáo trộn đàn, vận chuyển lợn, …. Bệnh được truyền
trực tiếp từ con mẹ mang trùng cho lợn con, từ lợn con này lại truyền cho lợn con
mẫn cảm khác khi nhập đàn hoặc nhốt chung. Các biểu hiện bệnh lý của lợn bao
gồm viêm màng não, viêm khớp, viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm nội tâm mạc,
các ổ áp xe.
Nguồn thực phẩm cung cấp từ những con lợn mắc bệnh liên cầu khuẩn không
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thịt và phủ tạng của những con vật mắc bệnh
này đều có thể mang mầm bệnh và là nguy cơ làm lây nhiễm bệnh liên cầu khuẩn
sang người.
Bệnh liên cầu khuẩn ở lợn đã được biết đến từ lâu nhưng trước đây chưa
được quan tâm nhiều vì bệnh xảy ra lác đác và ít thấy lây nhiễm sang người. Trong
những năm gần đây bệnh được biết đến và quan tâm vì khả nămg lây nhiễm sang
người và ngày càng có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là những người thường xuyên
tiếp xúc với lợn và sản phẩm từ lợn như người chăn nuôi, công nhân giết mổ, người
ăn sản phẩm sống từ lợn, …. Qua nghiên cứu ở Newzealand, khi xét nghiệm mẫu
máu của công nhân giết mổ lợn thì phát hiện 28% số người trong đó có kháng thể
với liên cầu khuẩn. Ở nước ta tuy chưa có nghiên cứu nào cụ thể về tỷ lệ này, nhưng
tính từ đầu năm 2010 đến tháng 9/2010 thì cả nước có 43 trường hợp người mắc
bệnh liên cầu khuẩn phải nhập viện, trong đó 10 người đã tử vong. Đây là một con
số rất đáng lo ngại, gây hoang mang tới tâm lý cũng như sức khoẻ của cộng đồng.
Chính vì vậy bệnh liên cầu khuẩn không chỉ là mối quan tâm, lo ngại của một
vài quốc gia đơn lẻ mà là mối lo ngại cho cả cộng đồng thế giới. Do hiệu quả điều
trị bằng kháng sinh cũng như hiệu quả tiêm phòng bằng vác-xin chưa cao nên



những hiểu biết cơ bản về bệnh rất quan trọng trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của
đàn lợn và sức khỏe cộng đồng, hạn chế thiệt hại kinh tế do bệnh gây ra.
Từ thực tế đó chúng tôi triển khai nghiên cứu nhiệm vụ: “Điều tra liên cầu
khuẩn (Streptoccocus suis) và đề xuất một số phác đồ phòng và trị bệnh trên đàn
lợn ở Hải phòng”.
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.
Bệnh do Liên cầu khuẩn được coi là một bệnh nguy hiểm vì gây tổn thất lớn
cho ngành chăn nuôi và lây lan sang người, gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của
cộng đồng. Vì vậy mà trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về
Streptococcus như cấu trúc, hình thái, các yếu tố gây độc, kháng nguyên, cơ chế gây
bệnh của vi khuẩn để từ đó tìm ra những biện pháp phòng, trị bệnh có hiệu quả, đặc
biệt trong việc sản xuất vac-xin phòng bệnh.
Bệnh đã được nghiên cứu từ những thập kỷ đầu của thế kỷ 20 ở Châu Âu và
Bắc Mỹ với nhiều dạng bệnh khác nhau.
Ở Hoa kỳ năm 1937, Newson lần đầu tiên phân lập được liên cầu khuẩn
(Streptocosis suis) trong ổ apxe ở vùng cổ của lợn.
Ở Hà Lan năm 1951, Jansen và Van Dorsen phát hiện ổ dịch ở lợn do liên cầu
khuẩn với biểu hiện nhiễm trùng huyết, viêm họng và viêm khớp,…
Ở Canada năm 1984, Erickson đã nghiên cứu bệnh viêm đa khớp, bệnh viêm
cơ tim và viêm vòm họng ở lợn do liên cầu khuẩn.
Takamatsu và cs (2002) đã nghiên cứu về các yếu tố gây độc và kháng
nguyên của vi khuẩn cho rằng Suilysin là một yếu tố gây dung huyết, có khả năng
gây tổn thương tế bào và làm tăng khả năng xâm nhập của vi khuẩn.
Năm 2002 Winterhoff và các cộng sự đã xác định được 2 protein bề mặt vi
khuẩn có kích thước 47 kDa và 53 kDa. Hai protein này có vai trò trong việc giúp vi
khuẩn tồn tại ở độ pH thấp, tăng sức đề kháng của vi khuẩn.
Theo Tuomanen (1996) và nhóm nghiên cứu của Nizet (1997), đa số các vi

khuẩn gây độc trong não bộ thuộc liên cầu khuẩn nhóm B (như Streptococcus
pneumoniae và E.coli) có cơ chế xâm nhập và gây bệnh bằng cách tiếp xúc, thâm


nhập qua tổ chức gian bào, đồng thời làm tăng tính thẩm thấu của các mao mạch.
Thí nghiệm in vitro cho thấy tác động của chúng tương tự nhau trên các tế bào nội
mạc của lợn và của người. Tuy vậy, các tế bào của lợn mẫn cảm hơn dòng tế bào
của người. Nếu vi khuẩn xâm nhiễm thành công chúng có thể gây viêm màng não ở
cả lợn và người (Vanier và cs. 2004).
Ở Trung Quốc, ổ dịch lợn do liên cầu khuẩn lợn thuộc tuýp 2 xảy ra ở tỉnh Tứ
Xuyên từ cuối tháng 6/2005 đến đầu tháng 8/2005 gây thiệt hại lớn cho ngành chăn
nuôi và làm cho 214 người bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn, gây tử vong 44 người.
2. Tình hình nghiên cứu trong nước.
Từ những năm 1960 - 1961, Hoàng Tuấn Lộc và Lê Văn Phan đã phát hiện
bệnh liên cầu khuẩn kết hợp với bệnh tụ huyết trùng gây hội chứng viêm phổi, thối
loét da thịt làm chết và phải huỷ bỏ hơn 2000 lợn tại trại lợn Cần Thị - Hà Tây cũ.
Năm 1981 - 1983, Võ Tiến Thoại, Khương Bích Ngọc đã nghiên cứu các ổ
dịch viêm đường hô hấp, nhiễm trùng huyết ở lợn do liên cầu khuẩn ở Hà Nội, Hà
Tây cũ, Nam Hà.
Năm 1979, Nguyễn Danh Ngô, Phạm Sỹ Lăng, Lê Hồng Căn đã xác nhận ổ
dịch lợn viêm phổi và viêm phúc mạc có mủ ở trại lợn giống Cầu Diễn, trại chăn
nuôi Mễ Hạ (Hà Nội) là do liên cầu khuẩn và tụ cầu vàng gây ra.
Năm 1979 - 1985, Chi cục Thú y Hà Nội phối hợp với Bộ môn Vi trùng Viện thú y điều tra bệnh liên cầu khuẩn ở lợn các cơ sở chăn nuôi tập trung thuộc
các huyện ngoại thành với các hội chứng: viêm đường hô hấp, nhiễm trùng huyết và
đã chế tạo một loại autovacxin và canh khuẩn (Bacterin) phòng bệnh cho lợn.
Năm 2007 bệnh liên cầu khuẩn ở lợn xảy ra ở các tỉnh Miền Bắc, Miền Trung
nước ta, làm 42 người nhiễm bệnh với triệu chứng sốt cao, viêm phổi, viêm màng
não, gây tử vong 03 người.
* Ở Hải Phòng: Đến nay chưa có nghiên cứu nào cụ thể về sự lưu hành của
vi khuẩn Streptococcus suis, khả năng gây bệnh, độc lực của vi khuẩn cũng như

thực trạng bệnh do liên cầu khuẩn gây ra ở đàn lợn trên địa bàn thành phố.
III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.


Bệnh liên cầu khuẩn do Streptoccocus suis xảy ra ở những nơi nuôi lợn trên
khắp thế giới. Lợn có thể bị nhiễm vi khuẩn ở bất kỳ tuổi nào. Khả năng nhiễm và
gây bệnh của vi khuẩn ở lợn con cao hơn ở lợn trưởng thành. Streptoccocus suis típ
2 gây ra nhiều ổ dịch viêm màng não lợn con 10 – 14 ngày sau cai sữa. Gần đây,
bệnh hay xảy ra ở lợn sau cai sữa chăn nuôi tập trung với mật độ cao. Tỷ lệ mang
trùng ở lợn cao đến 80% và cao nhất ở nhóm tuổi sau cai sữa từ 4 đến 10 tuần tuổi.
Tỷ lệ chết tùy thuộc vào lứa tuổi của đàn, tình trạng vệ sinh chuồng trại và các biện
pháp can thiệp. Tuy nhiên với điều kiện thực tế chăn nuôi ở nước ta: vệ sinh chuồng
trại kém, sự hiểu biết về căn bệnh và biện pháp chữa trị còn hạn chế thì tỷ lệ chết do
bệnh là không nhỏ, gây thiệt hại lớn cho ngành và người chăn nuôi.
Hơn thế nữa, bệnh có thể lây nhiễm sang người chăn nuôi, người bán thịt lợn
và công nhân giết mổ lợn, người tiêu dùng qua vết thương xây sát trên da khi tíêp
xúc với lợn và sản phẩm từ lợn mắc bệnh. Bệnh thường gây ra viêm màng não,
nhiễm trùng huyết kèm theo viêm khớp, nội võng mạc và viêm tắc mạch máu. Khi
chữa trị khỏi thì rất dễ để lại những biến chứng như điếc, mù mắt. Tỉ lệ tử vong ở
người 7 - 18%.
Hiện tại, chưa có biện pháp đặc hiệu để phòng viêm não do nhiễm
Streptoccocus suis típ 2 ở lợn con đang bú sữa. Do đó khả năng để xảy ra dịch bệnh
trên đàn lợn, gây thiệt hại lớn về kinh tế và làm lây nhiễm sang người, gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và tính mạng con người là rất lớn.
Vì vậy, nghiên cứu và xác định tỷ lệ nhiễm Streptoccocus suis trên đàn lợn là một
vấn đề cấp thiết để từ đó xây dựng các kế hoạch phòng chống bệnh do liên cầu khuẩn
gây ra, làm giảm thiệt hại về kinh tế và ngăn ngừa khả năng lây nhiễm sang người.
IV. MỤC TIÊU CỦA NHIỆM VỤ

- Điều tra tình hình bệnh do liên cầu khuẩn, xác định tỷ lệ mang trùng trên

đàn lợn nuôi tại Hải Phòng.
- Xây dựng một số phác đồ phòng và trị bệnh liên cầu khuẩn cho đàn lợn nuôi
trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
V. PHẠM VI, QUI MÔ NGHIÊN CỨU


- Thu thập thông tin, tài liệu có liên quan đến bệnh liên cầu khuẩn và biện
pháp phòng và điều trị bệnh.
- Triển khai 400 phiếu điều tra, đánh giá tình hình, xác định tỷ lệ nhiễm bệnh
do liên cầu khuẩn ở đàn lợn nuôi tại Hải Phòng theo phiếu điều tra mẫu.
- Lấy 135 mẫu dịch mũi lợn, dịch họng gửi Viện Thú y Quốc gia xét nghiệm
kiểm tra sự lưu hành của vi khuẩn Streptococus suis.
- Làm kháng sinh đồ, đưa ra một số phác đồ phòng và trị bệnh liên cầu khuẩn
ở lợn.
- Địa điểm thực hiện: xã Tân Viên, An Thái huyện An Lão; xã Lê Lợi, Hồng
Phong huyện An Dương; Xã Tân Phong, Tú Sơn huyện Kiến Thuỵ của thành phố
Hải Phòng và phòng thí nghiệm Viện Thú y Quốc gia - Hà Nội.
VI. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Vi khuẩn Streptococcus.
- Đàn lợn tại một số huyện của thành phố Hải Phòng.
- Mẫu dịch mũi, dịch họng của lợn.
VII. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

TT

Nội dung nghiên cứu
Thu thập thông tin, tài liệu: qua sách báo, tài liệu,

Kết quả cần đạt


phỏng vấn chuyên gia.
Đánh giá tình hình bệnh liên cầu khuẩn qua mẫu
phiếu điều tra:
1

- Tỷ lệ nhiễm bệnh
- Lứa tuổi nhiễm bệnh

Chuyên đề 1: Thực trạng
bệnh liên cầu khuẩn trên
đàn lợn của Hải Phòng.

- Phương thức lây nhiễm
2

- Triệu chứng
Lấy 135 mẫu dịch mũi, dịch họng của lợn gửi Chuyên đề 2: Kết quả
Viện Thú y Quốc gia xét nghiệm kiểm tra sự lưu phân lập, xác định sự lưu
hành của vi khuẩn Streptococus suis:

hành

của

vi

khuẩn

- Tỷ lệ mang trùng


Streptococcus suis trên

- Sự lưu hành của vi khuẩn

đàn lợn nuôi tại Hải


Phòng.
Làm kháng sinh đồ xác định sự mẫn cảm của vi Chuyên đề 3: Kết quả thử
khuẩn, từ đó đề xuất phác đồ phòng và trị bệnh kháng sinh đồ và một số
3

cho đàn lợn.

phác đồ phòng và trị

- Làm kháng sinh đồ.

bệnh do liên cầu khuẩn

- Đề xuất một số phác đồ phòng trị bệnh.

gây ra.

IIX. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Phương pháp tiếp cận
- Điều tra thu thập thông tin, khảo sát thực tế;
- Phương pháp thống kê;

- Phương pháp chuyên gia (Hội thảo lấy ý kiến của chuyên gia).
2. Phương pháp tiến hành cụ thể:
Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập thông tin qua các tài liệu, sách, báo có liên quan.
- Lấy ý kiến các chuyên gia: Phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp qua văn bản.
Phương pháp điều tra
- Xây dựng 01 mẫu phiếu điều tra với 31 chỉ tiêu.
- Triển khai 400 phiếu điều tra.
- Phương pháp điều tra: dựa theo phương pháp điều tra dịch tễ học của
Nguyễn Như Thanh (2001). Cán bộ điều tra đến từng hộ chăn nuôi phỏng vấn theo
mẫu phiếu, thu thập đầy đủ các chỉ tiêu trong mẫu phiếu.
Phương pháp lấy mẫu:
- Cố định lợn, dùng tăm bông lấy mẫu ngoáy vào xoang mũi lợn để lấy dịch
mũi hoặc cuống họng để lấy dịch họng, cho mẫu dịch vừa lấy vào ống đựng dung
dịch bảo quản mẫu. Bảo quản mẫu trong hộp bảo ôn, gửi lên Viện Thú y Quốc gia
xét nghiệm.
Phương pháp xét nghiệm:
Phương pháp nuôi cấy, phân lập và giám định vi khuẩn: Các phương pháp
nuôi cấy và giám định vi khuẩn được thực hiện theo quy trình nghiên cứu thường
quy của Viện Thú y, Cục thú y, FAO, Carter G.R (1995).


- Nuôi cấy phân lập: Mẫu sau khi thu thập về được nuôi cấy trên các môi
trường thông thường, môi trường giám định đặc hiệu như: Môi trường nước thịt,
môi trường thạch thường, môi trường thạch máu, .v.v...
Căn cứ vào đặc tính mọc trên môi trường thông thường, môi trường phân lập
và giám định đặc hiệu để chọn riêng các loại khuẩn lạc, nuôi cấy riêng để tiến hành
xác định. Các loại vi khuẩn sau khi được phân lập và xác định được nuôi cấy, giữ
giống cho các thí nghiệm tiếp theo.
Qui trình xét nghiệm phân lập vi khuẩn tại Bộ môn Vi trùng – Viện Thú y

Mẫu bệnh phẩm

Nuôi cấy trong các môi trường:
Nước thịt, thạch máu, thạch thường

Phân lập, thuần khiết khuẩn lạc trên các môi trường thích hợp

Nhuộm Gram kiểm tra hình thái

Kiểm định - định loại vi khuẩn bằng các đặc tính hình thái và sinh
hoá

Cấy vào thạch máu giữ giống
* Nuôi cấy:
Mẫu lấy được cấy vào môi trường thạch máu, nước thịt, thạch thường. Nuôi
cấy trong điều kiện hiếu khí, ở 370C sau 24 giờ kiểm tra kết quả nuôi cấy.
Tính chất mọc trên các môi trường:


- Môi trường nước thịt thường: Vi khuẩn hình thành hạt hoặc những bông rồi
lắnh xuống đáy ống. Vì vậy sau 24 giờ nuôi cấy, môi trường trong, đáy ống nghiệm
có cặn.
- Môi trường thạch máu: Bao quanh khuẩn lạc là một vòng tan máu hoàn toàn
trong suốt có bờ rõ ràng (Liên cầu thuộc týp này gọi là liên cầu dung huyết nhóm
bêta, độc lực của vi khuẩn nhóm này cao).
- Môi trường thạch thưòng: Vi khuẩn hình thành khuẩn lạc dạng S, khuẩn lạc
nhỏ, tròn, lồi, bóng, màu hơi xám.
* Giám định vi khuẩn
- Kiểm tra hình thái vi khuẩn từ môi trường nuôi cấy:
Lấy que cấy chấm vào khuẩn lạc trên đĩa thạch rồi hoà vào giọt nước sinh lý

trên phiến kính hoặc lấy 1 vòng que cấy canh trùng đã nuôi cấy vi khuẩn giàn mỏng
trên phiến kính, để khô, rồi cố định tiêu bản trên ngọn lửa đèn cồn.
Tiêu bản sau khi đã được cố định, nhuộm bằng phương pháp Gram. Xem tiêu
bản vật kính dầu 100X: Liên cầu khuẩn có hình cầu, bắt màu Gram dương (màu
tím), xếp thành chuỗi.
- Các phản ứng sinh hóa
Bảng 1: Một số dặc tính sinh hoá đặc trưng của vi khuẩn
Streptococcus gây bệnh
Tính chất
Streptococcus
Dung huyết
+
Lactose
+
Glucose
+
Emzym Coagulaza
H2S
Di động
Indol
Dương tính: + ; Âm tính: + Giám định khả năng lên men đường glucose, lactose, sinh H2S:
Dùng thạch nghiêng chế từ Kligler: Thạch màu đỏ có 2 phần: phần thạch
đứng bên dưới để kiểm tra khả năng lên men đường glucose, sinh hơi, sinh H 2S,
phần thạch nghiêng để kiểm tra khả năng lên men đường lactose.


Lấy khuẩn lạc nghi ngờ cấy thẳng (chính giữa phần thạch đứng) sâu xuống
đáy ống nghiệm, rút dần que lên cấy tiếp trên bề mặt nghiêng, nuôi cấy ở 37 0C trong
điều kiện hiếu khí.
Kiểm tra sau 24 giờ nuôi cấy: vi khuẩn lên men đường Lactose nên mặt

nghiêng có màu vàng, lên men đường Glucose làm môi trường ở phần thạch đứng
(phần chân ống) có màu vàng. Vi khuẩn Streptococcus không sinh H2S nên đáy ống
nghiệm không có màu đen.
+ Khả năng sinh Indol:
Cấy khuẩn lạc nghi ngờ vào môi trường nước thịt peptone, nuôi cấy ở 37 0C.
Kiểm tra sau 24 giờ nuôi cấy: nhỏ dung dịch Kowac vào môi trường, lắc nhẹ, vòng
màu đỏ không xuất hiện phía trên (tại nơi tiếp giáp giữa thuốc thử và môi trường
(Phản ứng âm tính).
+ Phản ứng đông vón huyết tương: Lấy máu thỏ chế huyết tương. Lấy khuẩn
lạc điển hình làm phản ứng với huyết tương thỏ. Phản ứng âm tính khi không có
hiện tượng đông vón huyết tương.
Phương pháp thử kháng sinh đồ
Theo phương pháp của Kirby- Bauer (1966).
Các chủng vi khuẩn phân lập được cấy vào môi trường nước thịt BHI, bồi
dưỡng ở 370C/ 24giờ. Chuẩn bị thạch BHI trên đĩa, để tủ ấm 10-20 phút trước khi
dùng. Lấy 0,1-0,2 ml canh khuẩn cần kiểm tra, nhỏ vào đĩa thạch và láng cho đều,
sau đó để đĩa thạch từ 3-5 phút cho khô nhưng không để quá 25 phút. Sau đó dùng
panh đặt và ấn nhẹ các đĩa giấy đã tẩm các loại kháng sinh đặt cách nhau khoảng 15
mm. Sau khi đặt các đĩa giấy trên mặt thạch trong vòng 15 phút, lật úp đĩa thạch và
đặt vào tủ ấm 37oC.
Đọc kết quả sau 16-18 giờ bằng cách đo đường kính vòng vô khuẩn.
Kết quả được đánh giá:
- Đường kính trung bình của vòng vô khuẩn từ 20 mm trở lên, vi khuẩn đạt
tiêu chuẩn rất mẫn cảm với thuốc.
- Đường kính trung bình của vòng vô khuẩn từ 15 - 19 mm, vi khuẩn đạt tiêu
chuẩn mẫn cảm trung bình với thuốc.


- Đường kính trung bình của vòng vô khuẩn từ 10 - 14 mm, vi khuẩn ít mẫn
cảm với thuốc.

Bảng tiêu chuẩn đánh giá kết quả đường kính vòng vô khuẩn:
Đường kính vòng vô khuẩn
Số thứ tự

Loại kháng sinh
kiểm tra

1
2
3
4
5
6
7
8
9

Kháng

Ampicilin
Neomycin
Tetracylin
Kanamycin
Gentamycin
Erythromycin
Cefotaxime
Trim/Sulfa
Rifamycin

thuốc

<11
<12
<14
<9
<12
<13
<20
<16
<11

(mm)
Trung gian
11-12
13-16
15-18
9-16
14-17
20-23
16-21
12-18

Mẫn cảm
22
17
19
17
13
18
24
22

19

Phương pháp xử lý số liệu
Các kết quả thu được trong các thí nghiệm được xử lý theo phương pháp
thống kê sinh học và phần mềm Excel.
IX. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA NHIỆM VỤ

1. Hiệu quả kinh tế - kỹ thuật
Khi nghiên cứu và đưa ra được phác đồ phòng và điều trị giúp người chăn
nuôi giảm chi phí do việc điều trị bệnh, và chi phí do điều trị không hiệu quả, đồng
làm giảm tỷ lệ lợn chết, giảm thiệt hại về kinh tế, góp phần làm tăng đàn lợn trên
địa bàn thành phố.
2. Hiệu quả xã hội
+ Cung cấp một nguồn thực phẩm dồi dào có chất lượng cho nhu cầu tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu.
+ Không gây hoang mang và tạo niềm tin trong nhân dân khi có bệnh dịch
xảy ra.


+ Tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân.
+ Cải thiện môi trường đầu tư từ bên ngoài vào thành phố trong thời kỳ hội
nhập kinh tế quốc tế.
+ Ngăn ngừa khả năng lây nhiễm sang người.
3. Khả năng ứng dụng của nhiệm vụ
Phòng và trị bệnh liên cầu khuẩn cho đàn lợn, hạn chế thấp nhất thiệt hại do
dịch bệnh gây ra đang là vấn đề cấp thiết cho các hộ, cơ sở chăn nuôi lợn tại các địa
phương của Hải Phòng. Do đó kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ sớm được triển
khai ứng dụng rộng rãi vào các địa phương của Hải Phòng và khu vực.
X. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN


Để nghiên cứu thực trạng lợn bệnh liên cầu khuẩn ở lợn trên địa bàn thành
phố Hải Phòng, chúng tôi tiến hành điều tra 400 phiếu (theo phiếu điều tra tự thiết
kế) trên địa bàn huyện An Lão, An Dương, Kiến Thụy - là 3 huyện điển hình, có số
lượng chăn nuôi lợn lớn của thành phố Hải Phòng.

PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. THU THẬP THÔNG TIN
Qua thu thập thông tin từ Viện Thú y Quốc gia, trung tâm chẩn đoán Thú y
Trung ương, những nghiên cứu trong và ngoài nước về vi khuẩn Streptococcus và
bệnh liên cầu khuẩn ở lợn. Ban chủ nhiệm nhiệm vụ đã thu được những kết quả sau:
1. Vi khuẩn Streptococcus


Liên cầu khuẩn là những vi khuẩn hình cầu, bầu dục, xếp thành chuỗi dài
ngắn khác nhau. Trong tự nhiên, liên cầu khuẩn có ở khắp nơi: đất, nước, không khí,
có cả trong cơ thể gia súc và người. Trên cơ thể động vật và người, liên cầu khuẩn
thường ký sinh trên da, niêm mạc đường tiêu hoá, hô hấp.
Hình thái vi khuẩn:
Streptococcus là loại vi khuẩn hình cầu hoặc bầu dục, bắt màu Gram(+),
không di động, thường đứng thành chuỗi từ hai vi khuẩn trở lên. Chiều dài của
chuỗi tuỳ thuộc vào môi trường nuôi cấy:
- Trong bệnh phẩm, vi khuẩn đứng thành chuỗi ngắn, thường có từ 2- 8 đơn
vị.
- Nếu nuôi cấy trong môi trường lỏng, vi khuẩn hình thành chuỗi dài. Ví dụ:
Streptococcus

agalactiae




Streptococcus

equi



chuỗi

từ

10-100

đơn vị.
- Ở môi trường đặc, liên cầu có chuỗi ngắn.
Tính chất mọc trên các môi trường nuôi cấy:
Streptococcus là loại vi khuẩn hiếu khí hay yếm khí tuỳ tiện, mọc tốt ở các
loại môi trường nuôi cấy thông thường, nhiệt độ thích hợp là 37OC.
Trong môi trường nước thịt, vi khuẩn mọc tốt, sau 24h nuôi cấy ở 37 oC, vi
khuẩn hình thành những hạt hoặc những cụm bông lắng xuống đáy ống nên môi
trường bên trên trong và đáy ống có cặn.
Trên môi trường thạch thường, vi khuẩn mọc tạo thành khuẩn lạc dạng S,
màu hơi xám.
Trên môi trường thạch máu, Streptococcus mọc tốt, gây dung huyết hoặc
không. Dựa vào mức độ dung huyết, người ta phân ra làm 3 type khuẩn lạc:
- Type : khuẩn lạc được bao quanh một vòng hồng cầu còn nguyên hình
nhưng màu xanh, xa khuẩn lạc một chút có vòng tan máu.
Liên cầu thuộc type này gọi là liên cầu dung huyết nhóm , độc lực của nhóm
này không cao.



- Type : Khuẩn lạc được bao quanh bởi một vòng tan máu hoàn toàn trong
suốt, có bờ rõ ràng.
Liên cầu nhóm này gọi là liên cầu dung huyết nhóm , nhóm vi khuẩn này có
độc lực cao.
- Type : Xung quanh khuẩn lạc không có vòng tan máu, hồng cầu vẫn giữ
nguyên màu hồng.
Liên cầu khuẩn thuộc type này không có khả năng làm dung huyết thạch máu,
thường là vi khuẩn không gây bệnh.
Đặc tính sinh hoá:
Vi khuẩn Streptococcus gây bệnh ở lợn có khả năng lên men một số loại
đường như: Glucose, Lactose, Saccarose, Trehalose, Maltose, Fructose..., không lên
men đường dulciton, mannit, Innulin... Tính chất không lên men đường Innulin là
tính chất quan trọng vì nhờ nó, chúng ta phân biệt được các chủng gây bệnh
(Nguyễn Vĩnh Phước, 1970).
Vi khuẩn không có men oxydaza và men catalaza nên phản ứng oxydaza,
catalaza âm tính.
Phản ứng sinh Indon: âm tính.
Phản ứng sinh H2S: âm tính.
Các enzim
Theo Nguyễn Như Thanh, Streptococcus có khả năng sinh các loại men:
+ Streptokinaza: Có tác dụng làm tan tơ huyết, men này có tính kháng nguyên
cao, kích thích cơ thể hình thành kháng thể.
+ Streptodonaza: Có tác dụng làm lỏng mủ đặc, hoạt động của chúng chỉ có
tác dụng khi có mặt Ion Mg++.
+ Hyaluronidaza: Men này có tác dụng phân huỷ axit Hialuronic gây nhão
mô, giúp vi khuẩn tăng khả năng lan tràn.
Ngoài ra Streptococcus còn có khả năng sinh men Diphotpho-PyridinNucleotidaza (làm chết bạch cầu), Proteinaza (có tác dụng phân huỷ Protein, nếu
tiêm liều cao cho động vật sẽ gây nên các tổn thương ở tim).



Tính gây bệnh
Streptococcus là loại vi khuẩn thường xuyên có mặt trong một số khí quan
của cơ thể gia súc, gia cầm và cả ở con người. Khi cơ thể gặp các yếu tố Stress thì
Streptococcus trỗi dậy và là nguyên nhân chính hoặc kết hợp với các loại vi khuẩn
khác gây nên một số bệnh khá nghiêm trọng. Nó có thể gây bệnh thể bại huyết dẫn
đến chết hoặc gây nhiễm trùng tại chỗ như viêm não, viêm khớp, viêm nội tâm mạc
ở lợn. Nhóm vi khuẩn này gồm Streptococcus suis type 1 và đôi khi kết hợp với
Streptococcus suis type 2, lây nhiễm từ lợn mẹ qua đường không khí, qua tiêu hoá
do tiếp xúc trực tiếp hoặc qua bơm, kim tiêm nhiễm trùng.
2. Bệnh liên cầu khuẩn
a. Bệnh liên cầu khuẩn ở lợn
Đặc điểm dịch tễ
Lợn là loài mẫn cảm và dễ mắc bệnh. Ngoài ra bệnh có thể lây sang các loại
gia súc khác như bò, cừu, chó, dê, hươu, nai, … Người cũng có thể bị nhiễm vi
khuẩn.
Lứa tuổi: Lợn mắc bệnh ở mọi lứa tuổi, nhưng tập trung chủ yếu ở giai đoạn
4-10 tuần tuổi.
Tỷ lệ mang trùng cao đến 80%. Tỷ lệ mắc có biểu hiện lâm sàng từ 0 - 15%.
Tỷ lệ chết tùy thuộc vào lứa tuổi của đàn, tình trạng vệ sinh chuồng trại và các biện
pháp can thiệp.
Mùa mắc: Bệnh xảy ra quanh năm.
Nơi cư trú:
Trong cơ thể động vật, vi khuẩn thường cư trú ở đường hô hấp trên đặc biệt là
xoang mũi và hạch hạnh nhân. Tuy nhiên, vi khuẩn cũng có thể có mặt trong đường
tiêu hóa và đường sinh dục của lợn.
Đường truyền lây:
Lợn mang trùng là nguồn lây nhiễm chính. Bệnh lây lan qua đường hô hấp,
tiêu hoá, qua đường sinh dục, từ mẹ sang con. Vi khuẩn có thể tồn tại ở xoang mũi,
hạch hạnh nhân, hạch amidan, máu, dịch tử cung, âm đạo.



Vi khuẩn từ con khoẻ này truyền cho lợn không bị nhiễm có thể xảy ra trong
vòng 5 ngày sau khi nhốt chung. Việc đưa những con nái hậu bị từ đàn nhiễm bệnh
có thể gây bệnh cho lợn con theo mẹ và lợn choai ở đàn tiếp nhận. Những con mang
trùng đã cai sữa sẽ truyền vi khuẩn cho những con không bị nhiễm khác khi nhập
đàn. Phân, chất độn chuồng, các loại thức ăn và nước uống trong chuồng nuôi có
thể trở thành nguồn bệnh thứ cấp.
Các động vật có khả năng truyền bệnh bao gồm ruồi, chuột. Ruồi nhà có thể
mang vi khuẩn ít nhất 5 ngày có thể gây nhiễm vào thức ăn ít nhất 4 ngày.
Bệnh có thể lây sang người. Những người tiếp xúc với lợn bệnh có nguy cơ
mắc bệnh cao hơn. Người có thể bị lây nhiễm qua vết thương trên da, niêm mạc,
qua đường tiêu hoá.
Bệnh viêm màng não do Streptococcus ở lợn cai sữa và lợn vỗ béo xảy ra sau
khi chúng được nuôi, nhốt chung, có thể gây chết lợn đột ngột, sốt, triệu chứng thần
kinh, gây viêm khớp ở lợn con.
Triệu chứng:
+ Thể quá cấp: Lợn bệnh có thể chết rất nhanh mà không có các triệu chứng
điển hình của bệnh.
+ Thể cấp tính: lợn sốt cao (có thể tới 42 độ C), bỏ ăn, xuất huyết, bại huyết
hoặc viêm màng não có mủ, giảm vận động, mất khả năng giữ thăng bằng, run,
giảm thính giác và thị giác, viêm khớp, què v.v.
Lợn sống sót có thể trở thành vật bệnh ở thể mãn tính hoặc vật mang mầm bệnh.
+ Thể mãn tính: có các biểu hiện như viêm tai giữa, què.
Bệnh tích:
Bệnh tích ở lợn bệnh tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh và thường phát hiện
khi lợn có các biểu hiện lâm sàng tương ứng:
+ Viêm màng não.
+ Viêm khớp và tích dịch dạng kem bao khớp.
+ Da và thịt có màu đỏ.
+ Hạch bạch huyết sưng to và sung huyết.

+ Tim: màng bao tim có thể bị viêm tơ huyết; viêm van tim và nội tâm mạc.


Kiểm tra vi thể có thể giúp phát hiện viêm màng não hóa mủ, viêm nội mạc
huyết quản với sự tập trung một lượng lớn các tế bào viêm, sợi huyết. Dịch viêm có
thể xuất hiện trong các buồng não. Các đại thực bào (có vi khẩn) có thể được phát
hiện trong dịch não tủy.
Chẩn đoán:
Dựa vào đặc điểm dịch tễ học, các biểu hiện lâm sàng và bệnh tích.
Các phương pháp chẩn đoán thường quy trong phòng thí nghiệm: Kiểm tra
dưới kính hiển vi các cơ quan hay máu bị nhiễm vi khuẩn.
Phản ứng huỳnh quang tại chỗ có thể giúp phát hiện vi khuẩn tại các mô bị nhiễm.
Dùng PCR để xác định týp huyết thanh.
Phòng và trị bệnh:
Hiện tại chưa có vac-xin phòng bệnh hiệu quả. Vì vậy việc phòng bệnh chủ
yếu là vệ sinh chăm sóc, quản lý đàn tốt.
* Phòng bệnh bằng kháng sinh: Dùng kháng sinh tiêm cho đàn lợn hoặc trộn
vào thức ăn, nước uống trong suốt thời kỳ nguy cơ cũng có khả năng hạn chế bệnh.
* Các phương pháp khác: tạo miễn dịch thụ động truyền từ mẹ sang con.
Kháng thể chống lại kháng nguyên vỏ vi khuẩn cũng có tác dụng tốt. Tác
dụng của các protein kháng thể chống lại vi khuẩn vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu.
b. Bệnh liên cầu khuẩn và sự lây nhiễm trên người:
Bệnh do Streptococcus suis trên người xuất hiện ở nhiều nước châu Âu, châu
Á… gần đây là Trung Quốc, Việt Nam. Người nhiễm phổ biến với Streptococcus
suis típ 2 và thường xảy ra với người tiếp xúc với lợn hoặc sản phẩm tươi sống của
chúng: người chăn nuôi, công nhân giết mổ, chế biến thịt, người bán thịt, nhân viên
thú y, người ăn tiết canh và thịt lợn tái sống,…. Lợn nhiễm khuẩn không thể hiện
lâm sàng đưa vào lò giết mổ là nguồn lây nhiễm tiềm tàng cho công nhân giết mổ;
những người xử lý nội tạng, cắt bỏ phổi và thanh quản có nguy cơ cao hơn so với
công nhân giết mổ khác.

Bệnh lây truyền chủ yếu qua vết thương xây sát trên da, niêm mạc. Biểu hiện
lâm sàng ở người bao gồm sốt cao, mệt mỏi, mê man, đau họng, đau nhức cơ, xuất
huyết dưới da và các triệu chứng thần kinh, viêm màng não, nhiễm trùng huyết kèm


theo viêm khớp, viêm nội võng mạc, viêm tắc mạch máu, viêm nội tâm mạc, viêm
dạ dày ruột cấp tính. Các triệu chứng có thể thấy sau 2 đến 3 ngày ủ bệnh. Người
khỏi bệnh có thể bị điếc. Tỷ lệ nhiễm không thể hiện lâm sàng cao đến 28%. Tỉ lệ tử
vong 7 - 15%.
3. Thiệt hại do bệnh gây ra:
* Trên đàn lợn:
Bệnh gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi, tuy chưa có số liệu thống kê cụ
thể nhưng hàng năm có rất nhiều lợn mắc và chết với triệu chúng của bệnh, đặc biệt
do tính chất bệnh lây lan rất nhanh, làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, tạo tiền đề
cho các vi khuẩn gây cộng phát phát triển, làm cho bệnh càng trầm trọng hơn, đặc
biệt là bệnh tai xanh, suyễn lợn.
* Đối với con người:
Theo thống kê của Tổ chức y tế Thế giới (WHO) đưa ra ngày 23/10/2008 ngộ
độc thực phẩm làm thiệt hại 200 triệu USD/năm. Tổ chức y tế thế giới cũng chỉ ra
rằng, lương thực, thực phẩm chính là nguyên nhân đã gây ra khoảng 50% các
trường hợp tử vong đối với con người trên thế giới hiện nay. Ngay cả với các nước
phát triển, việc ngộ độc do lương thực, thực phẩm luôn là vấn đề bức xúc và hết sức
cấp bách.
Hàng năm ở Việt Nam bệnh do liên cầu khuẩn vẫn xảy ra và gây thiệt hại cho
con người: gây tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề (điếc, mờ mắt, ...). Theo Bệnh
viện Bệnh nhiệt đới TPHCM, từ năm 2001 đến 2009, mỗi năm bệnh viện chỉ tiếp
nhận khoảng 30-35 ca bệnh liên cầu khuẩn lợn, thế nhưng, trong vòng chín tháng
đầu năm 2010, số ca liên cầu khuẩn lợn đã lên đến 43 người. Riêng trong tháng 8
(cao điểm dịch lợn tai xanh), Bệnh viện đã tiếp nhận 17 ca. Theo thống kê của Cục
Thú y, hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh liên cầu khuẩn ở lợn đều có tiếp xúc với

lợn mắc bệnh như chăn nuôi lợn bệnh, giết mổ, xử lý, tiêu huỷ lợn bệnh, ăn thịt lợn
bệnh, ăn tiết canh lợn.
Như vậy một thực tế cho thấy số người bị ngộ độc thực phẩm cũng như bị lây
nhiễm mầm bệnh nguy hiểm từ động vật sang ngày một tăng. Do đó những biện


pháp, chính sách áp dụng cho phòng, trị bệnh cho động vật cần được quan tâm chú
trọng.
4. Kháng sinh và cách sử dụng
a. Khái niệm:
Kháng sinh còn được gọi là Trụ sinh là những chất có khả năng tiêu diệt vi
khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu. Nó có tác dụng
lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử, thường là một vị trí quan trọng của vi khuẩn hay một
phản ứng trong quá trình phát triển của vi khuẩn.
b. Phân loại kháng sinh:
* Nhóm β lactam các penicilin: (Penicilin, Methicilin, Ampicilline, Amoxicilline,
Cloxacilline, Sultamicillin, Piperacilline, Imipenem)
Các penicillin là nhóm kháng sinh đầu tiên được phát hiện ra. Ban đầu penicillin
được chiết xuất từ nấm penicillin. Bây giờ penicillin được tổng hợp nhiều từ một số
loại hóa chất khác. Các dòng penicillin gồm có :
- Penicillin G và penicillin V : là 2 loại được tổng hợp lần đầu tiên.
- Aminopenicillin : là penicillin bán tổng hợp gồm có ampicillin, amoxillin...
- Các penicillin kháng enzyme penicillinase : như oxacillin, methicillin,
chloxacillin...
- Penicilin chuyên dùng để điều trị vi khuẩn nhóm pseudomonas : như
piperacillin, cacbercillin, ticarcillin ...
* Nhóm β lactam các cephalosporin:
Các cephalosporin gồm 4 thế hệ I, II, III, IV. Thế hệ I, II chủ yếu để điều trị
các vi khuẩn Gram(+); thế hệ III, IV chủ yếu để điều trị vi khuẩn Gram(-).
Thế hệ 1: Cefadroxil, Cephalexin, Cefalothin, Cephazolin

Thế hệ 2: Cefaclor.
Thế hệ 3: Cefixime, Ceftriaxone, Cefuroxime, Cefixime, Ceftazidime,
Cefotaxime, Cefpodoxime.
Thế hệ 4: Cefepim.
* Nhóm tetracyclin: (Tetracycline, Doxycyline, Clotetracyclin, Oxytetracyclin,
Minocyclin, hexacyclin).


Các Tetracyclin có hoạt phổ rộng (các vi khuẩn Gram(+) và Gram(-),
Rickettsia, Xoắn khuẩn,..). Chỉ định điều trị bằng cách kết hợp với các kháng sinh
khác để điều trị các bệnh: Brucella, tả, sốt định kỳ, lậu cầu, giang mai, viêm đường
tiêu hoá, sốt rét,...
* Nhóm aminosid: (Amikacin, Tobramycin, Neomycin, Gentamycin, Kanamycin,
Streptomycin).
Các Aminosid có từ nguồn gốc vi sinh, có phổ tác dụng rộng, chủ yếu trên vi
khuẩn Gram(-), theo nguồn gốc vi sinh có thể chia ra:
- Thuốc chiết xuất từ nấm Streptomyces: Streptomicin, Dihydrostreptomycin,
Kanamycin, Neomycin, Paromomycin,...
- Thuốc chiết xuất từ Microspora: Gentamicin, Sisimicin,...
Sau này, khi thay đổi cấu trúc của các hợp chất tự nhiên nói trên, người ta thu
được các thuốc bán tổng hợp như: Amikacin, Netilmicin, Dibekacin,...
* Nhóm macrolid: (Azithromycin, Roxithromycin, Erythromycin, rovamycin,
Clarithromycin, Spiramycin).
Các Macrolide là kháng sinh có hoạt phổ kháng khuẩn rộng, tác dụng mạnh
hơn trên gram âm, nhóm này hầu hết được thải trừ qua thận. Độc tính trên thận (gây
hoại tử ống thận cấp) và thính giác (gây ù tai, điếc) nếu dùng kéo dài. Các thuốc của
nhóm như: gentamycin, novomycin......các thuốc này hầu hết không hấp thu qua
đường tiêu hóa, nếu dùng điều trị nhiễm khuẩn toàn thân thì phải dùng dạng tiêm.
* Nhóm lincosamid:
Lincomycin, Clindamycin.

* Nhóm quinolon:
Acid

nalidixic,

lomefloxacin,

ciprofloxacin,

norfloxacin,

ofloxacin,

levofloxacin, Gatifloxacin, Moxifloxacin,
Pefloxacin, Sparfloxacin,
* Nhóm 5- nitro- imidazol:
Clotrimazole,
ornidazole.
* Nhóm sulfamid:

Metronidazole,

Tinidazole,

Secnidazole,

Miconazole,


Sulfaguanidin, Sulfamethoxazol, Sulfadiazin, Sulfasalazin

* Nhóm Phenicol:
Nhóm này bao gồm 02 kháng sinh:
- Chloramphenicol: thường được gọi là Chlorocid, được phân lập từ nấm
Streptomyces Venezaclae, nay sản xuất bằng phương pháp tổng hợp toàn phần. Có
tác dụng điều trị bệnh thương hàn và sốt phát ban do Rickettsia (là tác nhân truyền
bệnh rận, chấy).
- Thiamphenicol: là dẫn chất của Chloramphenicol, khi thay thế gốc Nitro
bằng gốc Metylsulfon, dung nạp tốt hơn Chloramphenicol.
c. Cơ chế tác động của kháng sinh
- Ức chế quá trình tổng hợp vách của vi khuẩn (vỏ) của vi khuẩn. Các nhóm
kháng sinh gồm có penicillin, bacitracin, vancomycin. Do tác động lên quá trình
tổng hợp vách nên làm cho vi khuẩn dễ bị các đại thực bào phá vỡ do thay đổi áp
suất thẩm thấu.
- Ức chế chức năng của màng tế bào. Các nhóm kháng sinh gồm có : colistin,
polymyxin, gentamicin, amphoterricin. Cơ chế làm mất chức năng của màng làm
cho các phân tử có khối lượng lớn và các ion bị thoát ra ngoài.
- Ức chế quá trình sinh tổng hợp protein.
+ Nhóm aminoglycosid gắn với receptor trên tiểu phân 30S của ribosome
làm cho quá trình dịch mã không chính xác.
+ Nhóm chloramphenicol gắn với tiểu phân 50S của ribosome ức chế
enzyme peptidyltransferase ngăn cản việc gắn các acid amin mới vào
chuỗi polypeptide.
+ Nhóm macrolides và lincoxinamid gắn với tiểu phân 50S của ribosome
làm ngăn cản quá trình dịch mã các acid amin đầu tiên của chuỗi
polypeptide.
- Ức chế quá trình tổng hợp acid nucleic.
+ Nhóm refampin gắn với enzyme RNA polymerase ngăn cản quá trình
sao mã tạo thành mRNA (RNA thông tin)



+ Nhóm quinolone ức chế tác dụng của enzyme DNA gyrase làm cho hai
mạch đơn của DNA không thể duỗi xoắn làm ngăn cản quá trình nhân đôi
của DNA.
+ Nhóm sulfamide có cấu trúc giống PABA (p aminobenzonic acid) có tác
dụng cạnh tranh PABA và ngăn cản quá trình tổng hợp acid nucleotid.
+ Nhóm trimethoprim tác động vào enzyme xúc tác cho quá trình tạo nhân
purin làm ức chế quá trình tạo acid nucleic.
Mỗi ngày lại có rất nhiều loại kháng sinh được các dược sĩ bào chế ra bởi vì
quá trình kháng kháng sinh của vi khuẩn.
d. Cách sử dụng kháng sinh
* Nguyên tắc dùng kháng sinh:
- Chỉ dùng kháng sinh cho nhiễm khuẩn. Không dùng cho nhiễm virus. Dùng
càng sớm càng tốt.
- Chỉ định theo phổ tác dụng. Nếu nhiễm khuẩn đã xác định, dùng kháng sinh
phổ hẹp. Dùng đủ liều -để đạt được nồng độ đủ và ổn định. Không dùng liều tăng
dần.
- Dùng đủ thời gian: trên cơ thể nhiễm khuẩn, vi khuẩn ở nhiều giai đoạn
khác nhau với kháng sinh. Nếu sau 2 ngày dùng kháng sinh, sốt không giảm, cần
thay hoặc phối hợp kháng sinh. Khi điều trị đã hết sốt, vẫn cần cho thêm kháng sinh
2 - 3 ngày nữa.
- Nói chung, các nhiễm khuẩn cấp, cho kháng sinh 5 - 7 ngày. Các nhiễm
khuẩn đặc biệt, dùng lâu hơn, như: viêm nội tâm mạc, nhiễm khuẩn tiết niệu (viêm
bể thận): 2 - 4 tuần; nhiễm lao: 9 tháng...
- Chọn thuốc theo dược động học (hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ) phụ
thuộc vào nơi nhiễm khuẩn và tình trạng bệnh súc.
- Cần phối hợp với biện pháp điều trị khác: khi nhiễm khuẩn có ổ mủ, hoại tử
mô, vật lạ (sỏi) thì cho kháng sinh phải kèm theo thông mủ, phẫu thuật.
* Những nguyên nhân thất bại trong việc dùng kháng sinh
- Chọn kháng sinh không đúng phổ tác dụng



- Kháng sinh không đạt được tới ngưỡng tác dụng tại ổ nhiễm khuẩn, do liều
lượng không hợp lý, do dược động học không thích hợp, do tương tác thuốc làm
giảm tác dụng của kháng sinh
- Do vi khuẩn đã kháng thuốc. Cần thay kháng sinh khác hoặc phối hợp
kháng sinh.
* Vi khuẩn kháng kháng sinh:
Kháng tự nhiên: vi khuẩn đã có tính kháng từ trước khi tiếp xúc với kháng
sinh, như sản xuất β lactamase, cấu trúc của thành vi khuẩn không thấm với kháng
sinh.
Kháng mắc phải: vi khuẩn đang nhậy cảm với kháng sinh, sau một thời gian
tiếp xúc, trở thành không nhậy cảm nữa, do: Đột biến hoặc kháng qua nhiễm sắc
thể.
Mọi vi khuẩn đều có "protein đích" để gắn với kháng sinh cụ thể tại ribosom,
DNA gyrase, RNA polymerase... Do đột biến, các "protein đích" đã thay đổi, không
gắn kháng sinh nữa. Kháng qua plasmid: có nhiều dạng. Thường là sản xuất các
enzym làm bất hoạt kháng sinh, hoặc giảm ái lực của kháng sinh với " protein đích",
hoặc thay đổi đường chuyển hóa. Vi khuẩn kháng kháng sinh có thể phát triển sự
kháng chéo với kháng sinh trong cùng họ. Qua plasmid có thể kháng nhiều loại
kháng sinh một lúc. Người lần đầu nếu nhiễm vi khuẩn đã kháng kháng sinh, mặc
dầu chưa dùng kháng sinh bao giờ đã có kháng kháng sinh ngay. Loại kháng mắc
phải thường là do dùng kháng sinh không đúng liều hoặc lạm dụng thuốc, đang gây
một trở ngại rất lớn cho việc điều trị.
* Phối hợp kháng sinh
Chỉ định phối hợp kháng sinh
Nhiễm 2 hoặc nhiều vi khuẩn một lúc. Nhiễm khuẩn nặng mà nguyên nhân
chưa rõ. Sử dụng tác dụng hiệp đồng làm tăng hoạt tính kháng sinh trong một số
nhiễm khuẩn đặc biệt:Viêm nội tâm mạc: penicilin + streptomycin, Trimethoprim +
sulfamethoxazol, Kháng sinh β lactam + chất ức chế lactamase. Phòng ngừa xuất
hiện vi khuẩn kháng kháng sinh.

Nhược điểm của phối hợp kháng sinh:


Khi không hiểu rõ và phối hợp không đúng sẽ: Dễ gây kháng do sự chọn lựa
của vi khuẩn. Tăng độc tính của kháng sinh. Hiệp đồng đối kháng. Giá thành điều trị
cao. Nói chung, nên hạn chế phối hợp vì đã có kháng sinh phổ rộng
II. ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BỆNH LIÊN CẦU KHUẨN TRÊN
ĐÀN LỢN CỦA HẢI PHÒNG
1. Đánh giá tình hình bệnh liên cầu khuẩn trên đàn lợn tại Hải Phòng:
Bệnh liên cầu khuẩn đã xuất hiện và gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho các trại chăn
nuôi lợn tập trung của nhà nước và hợp tác xã trên cả nước từ những năm 1960, điển
hình là trại lợn Cần Thị - Hà Tây cũ. Trên địa bàn thành phố Hải Phòng chưa có nghiên
cứu, đánh giá nào cụ thể về ảnh hưởng của bệnh liên cầu khuẩn đối với đàn lợn. Tuy
chưa có sự điều tra đầy đủ về bệnh nhưng theo báo cáo của các đơn vị trên địa bàn
thành phố mỗi năm có hàng chục ngàn lợn ở giai đoạn trước và sau cai sữa bị mắc
bệnh không rõ nguyên nhân, trong đó có hàng ngàn con chết bệnh, đây là một trong
những nguyên nhân gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất chăn nuôi trên địa bàn thành phố.
Để nghiên cứu thực trạng bệnh liên cầu khuẩn trên đàn lợn của Hải Phòng, Ban
chủ nhiệm nhiệm vụ tiến hành điều tra 400 phiếu với không gian dịch tễ là 03 huyện đại
diện của Hải Phòng (Kiến Thụy, An Dương, An Lão là 3 huyện chăn nuôi lợn với số
lượng lớn).
2. Kết quả điều tra:
Điều tra là phương pháp nghiên cứu dịch tễ học, qua đó đánh gia được tình
hình lợn nghi nhiễm bệnh liên cầu khuẩn ở lợn tại Hải Phòng. Là tiền đề và là luận
cứ khoa học định hướng cho các bước nghiên cứu tiếp theo của Nhiệm vụ. Kết quả
được cụ thể ở các bảng phân tích phiếu điều tra như sau (từ bảng 1- bảng 9):


Bảng 1: Tổng hợp 3 tháng điều tra:
Tổng đàn điều


Thời
Đơn vị điều
tra

gian
điều
tra

An Lão
An Dương

Số con chết

Tỉ lệ nhiễm

tra (con)

Tỉ lệ chết (%)

(%)

Số phiếu
điều tra

(tháng)

Kiến Thụy

Số con nhiễm


Nái

Thịt

Nái

Thịt

Nái

Thịt

Nái

Thịt

Nái

Thịt

03

120

182

1590

4


146

0

41

2.2

9.2

0

28.0

03

140

174

2058

7

197

0

53


4.0

9.6

0

26.9

03

140

109

2377

5

238

0

46

4.6

10.01

0


19.3

465

6025

16

581

0

140

3.4

9.6

0

2.32

Tổng cộng

400
6490

597


140

9.2

2.16


×