Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Đồ án điều khiển thiết bị bằng giọng nói arduino

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.03 MB, 32 trang )

Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
Khoa Điện-Điện Tử
Bộ Môn Tự Động Điều Khiển

Đồ Án Vi Xử Lí
Đề Tài

Điều Khiển Thiết Bị Bằng Giọng Nói

SVTH: Nguyễn Khánh Dương 14151023
Sỳ Quốc Bình
GVHD: Trương Đình Nhơn
TP.HCM, tháng 06 năm 2017

14151009


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trương Đình Nhơn
Họ và tên sinh viên:

Lớp:

Nguyễn Khánh Dương

MSSV: 14151023

Sỳ Quốc Bình

MSSV: 14151009


141511B

Ngành: Công Nghệ Kỹ Thuật Điều Khiển và Tự Động Hóa
Tên đề tài: Điều Khiển Thiết Bị Bằng Giọng Nói Thông Qua Bluetooth
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn:
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

TP.HCM,

tháng 06 năm 2017

TS. Trương Đình Nhơn


Mục Lục
Chương 1: Cơ Sở Lý Thuyết
1.NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG………………………………

3

2.CẤU TRÚC MẠCH………………………………………… 3
GIỚI THIỆU GOOGLE VOICE…………………………… 4

Chương 2 : THIẾT KẾ MẠCH VÀ APP ĐIỀU KHIỂN…………

5

1. THIẾT KẾ MẠCH………………………………………… 5
1.1 a) Giới thiệu board Arduino Nano ………………… 6
b) Giới thiệu module Bluetooth HC-05…………….. 8

c) Giới thiệu module relay 4 kênh…………………...
12
d) Các thiết bị sử dụng……………………………….
15
1.2 Sơ đồ kết nối mạch……………………………………...
16
Kết nối HC-05 với Arduino…………………………..
16
Kết nối Module relay với các thiết bị………………..
16
Sơ đồ toàn mạch………………………………………
17
2. Giới thiệu MIT App Inventor và lập trình
2.1 Giới thiệu MIT App Inventor………………………..
18
Hướng dẫn truy cập sử dụng………………………... 19
2.2 Thiết kế giao diện và lập trình app………………….. 20
Chương 3: Kết Quả và Ứng Dụng


3.1 Mô Hình Thực tế…………………………………………
Tổng
23

22

Kết………………………………………………………

Tài liệu tham khảo……………………………………………
24

Phụ
25

Lục………………………………………………………..


LỜI NÓI ĐẦU
Khoảng thời gian từ năm 2001 đến nay là khoảng thời gian mà các công ty,
doanh nghiệp trong và ngoài nước áp dụng nhiều tiến bộ khoa học- kĩ thuật vào các
ngành công nghiệp chủ chốt của Việt Nam, các dây chuyền công nghệ mới lần lượt
ra đời nhằm đơn giản hóa quá trình sản xuất, máy móc hiện đại đã bắt đầu thay thế
con người chúng ta. Hàng loạt các sản phẩm tự động hóa tiên tiến được phát minh
và bán rộng rãi trên thị trường như: robot hút bụi trên sàn phẳng do Nhật sản xuất,
máy giặt đa năng, máy rửa chén tự động, thiết bị giám sát nhà qua Internet, …
Đối với nước ngoài thì việc nghiên cứu và ứng dụng giọng nói trong việc chế
tạo để ứng dụng vào đời sống và sản xuất chỉ mới mở ra trong vài năm gần đây.
Như ở Mỹ đã được ứng dụng để điều khiển robotcam trong Y Khoa. Riêng ở nước
ta thì lĩnh vực này còn khá mới mẻ, do đó chúng ta cần có sự đầu tư nghiên cứu để
theo kịp công nghệ mới này, phục vụ cho việc giảng dạy tại trường nhằm giúp sinh
viên hiểu rõ hơn về lý thuyết, tạo điều kiện cho sinh viên có những ý tưởng mới
trên những nền tảng đã có sẵn.
Đồ án ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ BẰNG GIỌNG NÓI cho mọi người hiểu rõ
hơn về ứng dụng nhận dạng, xử lí giọng nói sẵn có của Google, được sử dụng
trong việc điều khiển thiết bị của mình. Đồ án sử dụng Arduino Nano, sử dụng chip
Atmega328P để điều khiển xử lí tín hiệu .
Đề tài được ứng dụng để điều khiển các thiết bị điện dân dụng phục vụ cuộc
sống hàng ngày như quạt, đèn ,khóa mở cửa, bơm nước… Điện thoại di động hiện
nay đang được sử dụng rộng rãi, nên việc tận dụng thiết bị này trong việc điều
khiển thiết bị cũng góp phần vào việc khai thác thêm giá trị sử dụng của điện thoại
di động trong đời sống hàng ngày, cụ thể là trong việc điều khiển thiết bị điện gia

đình.


Chương 1: Cơ Sở Lý Thuyết
1.

Nguyên lí hoạt động:
Ta kết nối Bluetooth giữa smartphone với module Bluetooth HC-05
thông qua app điều khiển được viết trên android.
Sau khi kết nối thành công thì khi ta nhấn vào hình máy ghi âm trên app
và nói thì thông qua google voice (cần có 3G hoặc Wifi) sẽ nhận diện được
giọng nói của mình và sẽ lấy dữ liệu chữ đó gửi đến bluetooth HC-05 thông
qua sự kết nối bluetooth giữa HC05 và điện thoại, sau đó từ HC-05 truyền
dữ liệu đó vào board arduino Nano.
Khi đã nhận đúng dữ liệu thì arduino sẽ xử lí lệnh, và gửi tín hiệu ra các
chân out đến các chân kích của Rơ-le và kích cho Rơ-le đóng ngắt thiết bị
theo ý muốn.

2.

Cấu trúc mạch


Giới thiệu về Google Voice
Google Voice là một dịch vụ điện thoại cung cấp chuyển tiếp cuộc gọi và
thư thoại dịch vụ, thoại và tin nhắn văn bản, cũng như dịch vụ của Mỹ và kết
thúc cuộc gọi quốc tế cho khách hàng tài khoản Google. Dịch vụ này đã được
đưa ra bởi Google vào ngày 11 tháng 3 năm 2009, sau khi công ty đã mua lại
dịch vụ GrandCentral. Google Voice cung cấp số điện thoại của Hoa Kỳ, được
lựa chọn bởi người sử dụng từ các số có sẵn trong mã vùng chọn, miễn phí cho

mỗi tài khoản người dùng. Các cuộc gọi đến số này được chuyển tiếp đến các
số điện thoại mà mỗi người dùng phải cấu hình trong cổng web tài khoản.
Nhiều khu thể được chỉ định nhẫn mà đồng thời cho các cuộc gọi đến. Cơ sở
dịch vụ đòi hỏi một số điện thoại Hoa Kỳ. Một người sử dụng có thể trả lời và
nhận cuộc gọi trên bất kỳ điện thoại đổ chuông như cấu hình trong các cổng
thông tin web. Trong một cuộc gọi nhận được người sử dụng có thể chuyển đổi
giữa các máy điện thoại cấu hình. Người sử dụng ở Hoa Kỳ có thể đặt cuộc
gọi đi đến các điểm đến trong nước và quốc tế. Các cuộc gọi có thể được bắt
đầu từ bất kỳ máy điện thoại cấu hình, cũng như từ một ứng dụng thiết bị di
động, hoặc từ cổng thông tin tài khoản. Vào tháng Tám năm 2011, người sử
dụng tại nhiều quốc gia khác cũng có thể đặt các cuộc gọi đi từ các ứng dụng
dựa trên web đến các số điện thoại trong nước và quốc tế. Nhiều dịch vụ như
Google Voice khác như thư thoại, tin nhắn văn bản miễn phí, lịch sử cuộc gọi,
cuộc gọi hội nghị, tra cuộc gọi, chặn cuộc gọi không mong muốn, và phiên âm
bằng giọng nói thành văn bản của thư thoại cũng tin có sẵn để người dân Mỹ.
Trong điều kiện của tích hợp sản phẩm, phiên âm và thư thoại âm thanh, bỏ
qua thông báo cuộc gọi, hoặc tin nhắn văn bản tùy chọn có thể được chuyển
vào một tài khoản email của sự lựa chọn của người dùng. Ngoài ra, tin nhắn
văn bản có thể được gửi và nhận qua email quen thuộc hoặc giao diện IM bằng
cách đọc và viết tin nhắn văn bản trong Gmail hoặc bằng cách thêm số điện
thoại liên lạc trong Google Talk tương ứng (PC-to-Phone texting). Google
Voice đa chiều hội nghị truyền hình (với sự hỗ trợ cho việc chia sẻ tài liệu) hiện
nay được tích hợp với Google+ Hangouts. Dịch vụ này được cấu hình và duy
trì bởi người sử dụng trong một ứng dụng dựa trên web, theo kiểu sau khi dịch
vụ e-mail của Google, Gmail, hoặc với Android và iOS ứng dụng trên điện
thoại thông minh hoặc máy tính bảng.


Chương 2: Thiết kế Mạch và App điều khiển


1. Thiết kế mạch
1.1 Các phần cứng và module được sử dụng
a. Board mạch Arduino Nano

Lịch sử ra đời của Arduino

Arduino ra đời tại thị trấn Ivrea, nước Ý và được đặt theo tên một vị vua
vào thế kỷ thứ 9 là King Arduin. Nó chính thức được đưa ra giới thiệu vào năm
2005 như là một công cụ cho sinh viên học tập của giáo sư Massimo Banzi, một
trong những người phát triển Arduino tại trường Interaction Design Instistute Ivrea
(IDII). Dù hầu như không có một sự tiếp thị hay quảng cáo nào nhưng tin tức về
Arduino vẫn lan truyền với tốc độ chóng mặt nhờ vô vàn lời truyền miệng tốt đẹp
của những người dùng đầu tiên. Hiện nay Arduino nổi tiếng trên toàn thế giới đến
nỗi có người đã tìm đến thị trấn Ivrea chỉ để tham quan nơi đã sản sinh ra nền tảng
thú vị này.
Một hệ thống Arduino có thể cung cấp cho bạn rất nhiều sự tương tác với môi
trường xung quanh với:
 Hệ thống cảm biến đa dạng về chủng loại (đo đạc nhiệt độ, độ ẩm,
gia tốc, vận tốc, cường độ ánh sáng, màu sắc vật thể, lưu lượng
nước, phát hiện chuyển động, phát hiện kim loại, khí độc,…),…
 Các thiết bị hiển thị (màn hình LCD, đèn LED,…).
 Các module chức năng (shield) hỗ trợ kêt nối có dây với các thiết bị
khác hoặc các kết nối không dây thông dụng (3G, GPRS, Wifi,
Bluetooth, 315/433Mhz, 2.4Ghz,…), …
 Định vị GPS, nhắn tin SMS,…


Các dòngNano:
Arduino có trên thị trường
Giới thiệu về Arduino


Vì sao chọn Arduino Nano ? Arduino Nano có kích thước nhỏ gọn (1.85cm x
4.3cm), giá thành rẻ và đặc biệt sử dụng được hầu hết tất cả các thư viện arduino


nano như các dòng có giá tiền cao hơn nó.


Sơ đồ chân Pin-out của Arduino Nano

Lập trình cho Arduino Nano
-Các board Serial Arduino có chứa một mạch chuyển đổi giữa RS232 sang
TTL. Các board Arduino hiện tại được lập trình thông qua cổng USB, thực hiện
thông qua chip chuyển đổi USB-to-serial như là FTDI FT232. Vài biến thể, như
Arduino Mini và Boarduino không chính thức, sử dụng một board adapter hoặc
cáp nối USB-to-serial có thể tháo rời được, Bluetooth hoặc các phương thức khác.
-Arduino Nano sử dụng chương trình Arduino IDE để lập trình, và ngôn
ngữ lập trình cho Arduino cũng tên là Arduino (được xây dựng trên ngôn ngữ C).
Tuy nhiên, nếu muốn lập trình cho Arduino Nano cần phải thực hiện một số thao
tác trên máy tính.


 Cần cài Driver của Arduino Nano và tải về bản Arduino IDE
(Intergrated Development Environment) mới nhất cho máy tính tại
arduino.cc , các bước cài đặt hoàn toàn dễ dàng.
 Sau khi cài đặt, bạn sẽ thấy một thông báo dạng "Cổng COMx đã
được cài đặt thành công" (chữ "x" này sẽ được thay bằng một số
nguyên dương, bạn hãy nhớ lấy số này, vì sau này sẽ dùng cổng
COMx này để lập trình cho Arduino Nano).
 Sau đó chọn board Arduino Nano và tiến hành lập trình



b. Module Bluetooth HC-05
 Bluetooth là chuẩn truyền thông không dây để trao đổi dữ liệu ở khoảng
cách ngắn.Chuẩn truyền thông này sử dụng sóng radio ngắn(UHF radio)
trong dải tần số ISM (2.4 tới 2.485 GHz). Khoảng cách truyền của module
này vào khoảng 10m.
 Module Bluetooth HC-05 này được thiết kế dựa trên chip BC417. Con
chip này khá phức tạp và sử dụng bộ nhớ flash ngoài 8Mbit. Nhưng việc
sử dụng module này hoàn toàn đơn giản bởi nhà sản xuất đã tích hợp mọi
thứ cho bạn trên module HC-05.

Thông số kỹ thuật:


Sơ đồ chân chi tiết của HC-05


 Chức năng của các chân ra của module HC-05:

 KEY: Chân này để chọn chế độ hoạt động AT Mode hoặc Data
Mode. VCC chân này có thể cấp nguồn từ 3.6V đến 6V bên
trong module đã có một ic nguồn chuyển về điện áp 3.3V và cấp
cho IC BC417.
 GND: nối với chân nguồn GND
 TXD,RXD: đây là hai chân UART để giao tiếp module hoạt
động ở mức logic 3.3V
 STATE: không cần quan tâm đến chân này.
 Các chế độ hoạt động :


HC-05 có hai chế độ hoạt động là Command Mode và Data Mode. Ở
chế độ Command Mode ta có thể giao tiếp với module thông qua cổng
serial trên module bằng tập lệnh AT quen thuộc. Ở chế độ Data Mode
module có thể truyền nhận dữ liệu tới module bluetooth khác. Chân
KEY dùng để chuyển đổi qua lại giữa hai chế độ này. Có hai cách để
có thể chuyển module hoạt động trong chế độ Data Mode.
 Nếu đưa chân này lên mức logic cao trước khi cấp nguồn module
sẽ đưa vào chế độ Command Mode với baudrate mặc định 38400.
Chế độ này khá hữu ích khi không biết baudrate trong module
được thiết lập ở tốc độ bao nhiêu. Khi chuyển sang chế độ này đèn
led trên module sẽ nháy chậm (khoảng 2s) và ngược lại khi chân


KEY nối với mức logic thấp trước khi cấp nguồn module sẽ hoạt
động chế độ Data Mode.
 Nếu module đang hoạt động ở chế Data Mode để có thể đưa
module vào hoạt động ở chế độ Command Mode thì đưa chân
KEY lên mức cao. Lúc này module sẽ vào chế độ Command Mode
nhưng với tốc độ Baud Rate được bạn thiết lập lần cuối cùng. Vì
thế cần phải biết baudrate hiện tại của thiết bị để có thể tương tác
được với nó. Chú ý nếu module của bạn chưa thiết lập lại lần nào
thì mặc định của nó như sau:
 Baudrate 9600, data 8 bits, stop bits 1, parity : none,
handshake: none
 Passkey: 1234
 Device Name: HC-05


Tập lệnh AT
- AT: Lệnh test, nó sẽ trả về OK nếu module đã hoạt động ở

Command Mode
- AT+VERSION? :trả về firmware hiện tại của module
- AT+UART=9600,0,0 ( thiết lập baudrate 9600,1 bit stop, no parity)
Các lệnh ở chế độ Master:
- AT+RMAAD : ngắt kết nối với các thiết bị đã ghép
- AT+ROLE=1 : đặt là module ở master
- AT+RESET: reset lại thiết bị
- AT+CMODE=0: Cho phép kết nối với bất kì địa chỉ nào
- AT+INQM=0,5,5: Dừng tìm kiếm thiết bị khi đã tìm được 5 thiết
bị hoặc sau 5s
- AT+PSWD=1234 Set Pin cho thiết bị
- AT+INQ: Bắt đầu tìm kiếm thiết bị để ghép nối
- Sau lệnh này một loạt các thiết bị tìm thấy được hiện thị. Định ra
kết quả sau lệnh này như sau: INQ:address,type,signal
- Phần địa chỉ (address) sẽ có định dạng như sau: 0123:4:567890. Để
sử dụng địa chỉ này trong các lệnh tiếp theo ta phải thay dấu “:”
thành “, 0123:4:567890 -> 0123,4,5678
- AT+PAIR=<address>,<timeout> : Đặt timeout(s) khi kết nối với 1
địa chỉ slave
- AT+LINK=<address> Kết nối với slave
Các lệnh ở chế độ Slave:
- AT+ORGL: Reset lại cài đặt mặc định


-

AT+RMAAD: Xóa mọi thiết bị đã ghép nối
AT+ROLE=0: Đặt là chế độ SLAVE
AT+ADDR: Hiển thị địa chỉ của SLAVE


c. Module 4 Relay có Opto cách ly 5VDC
-Rơ-le (Relay) là một loại linh kiện điện tử thụ động rất hay gặp trong các ứng
dụng thực tế. Rơ-le là một công tắc (khóa K). Nhưng khác với công tắc ở một
chỗ cơ bản, rơ-le được kích hoạt bằng điện thay vì dùng tay người. Chính vì lẽ
đó, rơ-le được dùng làm công tắc điện tử! Vì rơ-le là một công tắc nên nó có 2
trạng thái: đóng và mở.
-Trên thị trường chúng ta có 2 loại module rơ-le: module Rơ-le đóng ở mức
thấp (nối cực âm vào chân tín hiệu rơ-le sẽ đóng), module Rơ-le đóng ở mức
cao (nối cực dương vào chân tín hiệu rơ-le sẽ đóng). Nếu sơ sánh giữa 2 module
rơ-le có cùng thông số kỹ thuật thì hầu hết mọi kinh kiện của nó đều giống nhau,
chỉ khác nhau ở chỗ cái transistor của mỗi module (có 2 loại transistor là NPN kích ở mức cao, và PNP - kích ở mức thấp).


Thông số kỹ thuật Module 4 Relay:
 Sử dụng điện áp nuôi 5VDC
 4 relay đóng ngắt ở điện thế kích 0V, cần cấp nguồn ngoài,
mỗi relay tiêu thụ dòng khoảng 80mA.
 Điện thế đóng ngắt tối đa: AC250V – 10A, DC30V – 10A.
 Có đèn báo đóng ngắt trên mỗi relay.
Ý nghĩa các thông số ghi trên mỗi relay:


1. 10A - 250VAC: Cường độ dòng điện tối đa qua các tiếp điểm của rơ-le
với hiệu điện thế <= 250V (AC) là 10A.
2. 10A - 30VDC: Cường độ dòng điện tối đa qua các tiếp điểm của rơ-le với
hiệu điện thế <= 30V (DC) là 10A.
3. 10A - 125VAC: Cường độ dòng điện tối đa qua các tiếp điểm của rơ-le
với hiệu điện thế <= 125V (AC) là 10A.
4. 10A - 28VDC: Cường độ dòng điện tối đa qua các tiếp điểm của rơ-le với
hiệu điện thế <= 28V (DC) là 10A.

5. SRD-05VDC-SL-C: Hiện điện thế kích tối ưu là 5V.
Cách sử dùng Module 4 Relay:
Module gồm 6 chân cắm, trong đó 2 chân là VCC và GND để cấp nguồn cho
module hoạt động, 4 chân còn lại là IN1, IN2, IN3 , IN4 tương ứng với relay
1,2,3,4 dùng để cấp tín hiệu kích cho relay hoạt động, 3 chân ngõ ra dùng nối
với các thiết bị cần sử dụng:
 COM: chân chung (ở giữa), chân nối với 1 chân bất kỳ của đồ dùng
điện.
 NO (Normal Open): Chân thường mở, khi không kích thì nó sẽ hở
mạch. Chân này sẽ nối với chân lửa (nóng) nếu dùng điện xoay chiều
và cực dương của nguồn nếu dòng điện một chiều.
 NC (Normal Closed): Chân thường đóng, khi không kích thì nó sẽ kín
mạch (ngắn mạch). Chân này sẽ nối chân lạnh (trung hòa) nếu dùng
điện xoay chiều và cực âm của nguồn nếu dùng điện một chiều.


Đọc thêm Opto:
-Opto hay còn gọi là cách ly quang là linh kiện tích hợp có cấu tạo gồm 1 led và
1 photo diot hay 1 photo transitor. Được sử dụng đẻ các ly giữa các khối chênh
lệch nhau về điện hay công suất nhu khối có công suất nhỏ với khối điện áp lớn.

Sơ đồ Opto PC817
Nguyên

hoạt
động:
Khi có dòng nhỏ di qua 2 đầu của led có trong opto làm cho led phát sáng. Khi
led phát sáng làm thông 2 cực của photo diot, mở cho dòng điện chạy qua.

Tác dụng: Cách ly điều khiển giữa hai tầng mạch điện khác nhau.

Với sơ đồ ứng dụng trên.vơi OK1. khi cung cấp 5V vao chân số 1, LED
phía trong Opto nối giữa chân số 1 và 2 sáng, xảy ra hiệu ứng quang điện
dẫn đến 3-4 thông,mức logic sẽ bị chuyển từ 1 sang 0 mà không cần tác
động trực tiếp từ IC.
Mục đích: Nếu có sự cố từ tầng ứng dụng như cháy, chập, tăng áp,...thì cũng
không làm ảnh hưởng đến tầng điều khiển.


d.

Các thiết bị sử dụng trong đề tài
1.
2.
3.
4.

1.2

Đèn
Quạt 12V
Servo dùng để làm khóa, mở cửa
Động cơ giảm tốc DC vàng (mô phỏng máy bơm nước).

Sơ đồ kết nối mạch
a. Khối kết nối giữa HC-05 với Arduino

b. Khối mạch relay kết nối với các thiết bị


Sơ đồ toàn mạch:



2. Giới thiệu ứng dụng điều khiển thiết bị trên
điện thoại và các linh kiện điện tử - MIT App
Inventor
2.1 Giới thiệu về MIT App Inventor
- Ứng dụng trên điện thoại di động được sử dụng trong đề tài này
được xây dựng trên nền tảng MIT App Inventor, một nền tảng lập trình
được xây dựng bởi tiến sĩ Harold Abelson thuộc Học viện Kỹ thuật
Massachusetts (Massachusetts Institute of Technology - MIT). MIT là nơi
khai sinh các phương pháp dạy lập trình phi truyền thống dựa vào các phần
mềm có tính đột phá như Logo (thập niên 1960) và Scratch.
- App Inventor ra mắt vào tháng 7/2010, với chương trình này, bạn
không cần phải có bất cứ kiến thức nào về lập trình cũng có thể tạo các ra
ứng dụng cho Android từ cơ bản đến nâng cao bằng những thao tác kéo-thả.


- Dựa trên ý tưởng “những gì bạn thấy là những gì bạn có” (WYSIWYG What you see is what you get), App Inventor giúp dễ dàng tiếp cận và xây
dựng ứng dụng Android. Với giao diện trực quan, dễ hiểu, cho phép truy cập
đến các chức năng của điện thoại kể cả GPS, đây là công cụ giúp cho bộ sưu
tập ứng dụng của Android ngày càng dồi dào và phong phú. Ngày nay, MIT
đã hoàn thiện App Inventor và nó được chia sẻ ngay trên tài khoản Google.
Các lập trình viên mới bắt đầu hoặc bất kỳ ai muốn tạo ra ứng dụng Android
chỉ cần vào địa chỉ web của MIT, nhập thông tin tài khoản Google, và từ
những mảnh ghép nhỏ, xây dựng những ý tưởng của mình.

Hướng dẫn sử dụng ứng dụng MIT App Inventor
Để sử dụng được App Inventor, tiến hành truy cập vào địa
chỉ ai2.appinventor.mit.edu . Sau đó tiến hành đăng nhập bằng tài khoản
Google của mình để mở trang quản lí các project.


Và bây giờ chúng ta sẽ tiến hành xây dựng app điều khiển thiết bị bằng giọng
nói thông qua chuẩn kết nối bluetooth.


2.2 Thiết kế giao diện và lập trình cho app điều khiển
Để tạo một Project mới ta chọn Start New Project và đặt tên cho
project đó.
Giao diện thiết kế Project hiện ra rất đơn giản. Bên trái là các
control bao gồm: User Interface, Media, Sensor, Social,… để sử dụng
các bạn chỉ cần click chuột và kéo thả vào Screen. Ở giữa là
Screen mô phỏng màn hình ứng dụng của chúng ta, bên phải là cửa sổ
quản lí các Component, Media, và Property cho từng Control.

1. Bảng lấy các linh kiện, các công cụ cần thiết để kéo thả vào
giao diện app. Ví dụ như label, button, image,…
2. Vùng quan sát giao diện chính (nơi đặt các label, button,..)
3. Danh sách các linh kiện ta đã kéo thả vào vùng quan sát 2
4. Thuộc tính các linh kiện
5. Chuyển đổi qua lại giữa phần thiết kế giao diện (Design) và
phần lập trình (Blocks)
- Các linh kiện sử dụng trong app: ListPicker, Label,
Button, Bluetooth Client, Speech Recognizer, cùng một số
file âm thanh, hình ảnh giao diện.


×