Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Môn Sinh :: Trường THCS Trần Văn Ơn :: | Tin tức | Dạy và Học | Đề Cương Ôn tập khối 7 Học Kỳ 2 Năm học 20132014 (Tham khảo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.29 KB, 3 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II - SINH 7
Năm học 2013-2014
Câu 1: Thế nào là hiện tương thai sinh? Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và
nõan thai sinh? (2đ)

-

Hiện tượng đẻ con có nhau thai được gọi là hiện tượng thai sinh.
Ưu điểm:
 Thai sinh không lệ thuộc vào lượng nõan hòang có trong trứng như động vật có xương
sống đẻ trứng.
 Phôi được phát triển trong bụng mẹ an tòan và điều kiện sống thích hợp cho phát triển.
 Con non được nuôi bằng sữa mẹ không bị lệ thuộc vào thức ăn ngòai tự nhiên .

Câu 2: Nêu những đặc điểm cấu tạo của các hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh, bài tiết của thỏ
thể hiện sự hoàn thiện so với các lớp Động vật có xương sống đã học? (2đ)

-

Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.

-

Thận sau có cấu tạo hoàn thiện nhất.

Có cơ hoành tham gia vào hô hấp, phổi có nhiều túi phổi nhỏ làm tăng diện tích trao đổi khí.
Bộ não phát triển, đặc biệt là đại não, tiểu não liên quan đến hoạt động phong phú và phức tạp
của thỏ.

Câu 3: Đặc điểm chung của Thú? (2đ)


-

Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.
Có bộ lông mao bao phủ cơ thể.
Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm.
Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể.
Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não.
Thú là động vật hằng nhiệt.

Câu 4: Trình bày đặc điểm cấu tạo của Dơi thích nghi đời sống bay và đặc điểm của Cá voi
thích nghi đời sống ở nước? (3đ)
 Đặc điểm cấu tạo của Dơi thích nghi đời sống bay:

-

Chi trước biến đổi thành cánh da. Cánh da là màng da phủ lông mao nối liền cánh tay, ống tay,
các xương bàn và xương ngón với mình chi sau và đuôi .

-

Chân sau yếu có tư thế bám vào cành cây, treo ngược cơ thể. Khi bắt đầu bay chân rời vật bám,
tự buông mình từ cao.


-

Đặc điểm của Cá voi thích nghi đời sống ở nước:

Cơ thể hình thoi, cổ rất ngắn, vây đuôi nằm ngang, lớp mỡ dưới da rất dày.
Chi trước biến đổi thành vây bơi có dạng bơi chèo.


Câu 5: Hãy nêu những đặc điểm đặc trưng của thú Móng guốc. Phân biệt bộ Guốc chẵn, bộ
Guốc lẻ? (3đ)
 Đặc điểm đặc trưng của thú Móng guốc:

-

Số lượng ngón chân tiêu giảm.

1


-

Đốt cuối của mỗi ngón có bao sừng bao bọc, được gọi là guốc.
Di chuyển nhanh.


Phân biệt bộ Guốc chẵn, bộ Guốc lẻ:

Bộ Guốc chẵn
- Có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau.
- Đại diện:
 Sống đàn, ăn tạp: lợn..


Có sừng, sống đàn, ăn thực vật, nhai
lại: bò, hươu…

Bộ Guốc lẻ

- Có 3 ngón chân giữa phát triển hơn cả.
- Đại diện:
 Ăn thực vật, không nhai lại, không
sừng, sống đàn: ngựa.
 Ăn thực vật không nhai lại, có sừng,
sống đơn độc: tê giác.

Câu 6: Giải thích sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính? (3đ)

-

Thụ tinh ngoài: tỉ lệ tinh trùng gặp trứng thấp, phôi phát triển trong môi trường nước không an
toàn.

-

Thụ tinh trong: sự phát triển của trứng phôi được an toàn hơn (trong cơ thể mẹ) tỉ lệ trứng gặp
tinh trùng cao hơn.

-

Đẻ con (thai sinh): phôi được phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn hơn, dinh dưỡng của phôi
nhờ nhau thai nên không phụ thuộc vào môi trường bên ngoài, là hình thức sinh sản hoàn chỉnh
hơn so với đẻ trứng. Sự hoàn chỉnh hình thức sinh sản này đảm bảo cho động vật đạt hiệu quả
sinh học cao: nâng cao tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ sống sót, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh ở động vật
non.

Câu 7: Cây phát sinh là gì? Trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới Động vật ?
Ví dụ minh họa (3đ)
 Định nghĩa:


-

Cây phát sinh là một sơ đồ hình cây phát ra những nhánh từ một gốc chung (tổ tiên chung).

-

Kích thước của các nhánh trên cây phát sinh càng lớn bao nhiêu thì số lòai của nhánh đó đó
càng nhiều bấy nhiêu.

-

Các nhóm có cùng nguồn gốc có vị trí gần nhau thì có quan hệ họ hàng gần với nhau.

Các nhánh ấy lại phát ra những nhánh nhỏ hơn từ những gốc khác nhau và tận cùng bằng một
nhóm đông vật.
 Ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh:

Ví dụ: Cá, Bò sát, Chim và Thú có quan hệ họ hàng gần nhau hơn so với quan hệ họ hàng của
chúng với Giáp xác, Nhện và Sâu bọ.

Câu 8: Nêu đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở đới lạnh và hoang mạc
đới nóng? Giải thích? ( 3đ)
MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH

MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC
ĐỚI NÓNG

2





-

Bộ lông rậm để giữ nhiệt cho cơ thể.

-

Mỡ dưới da rất dày giữ nhiệt, dự trữ năng
lượng chống rét.

-

Lông màu trắng (về mùa đông) dễ lẫn tuyết
che mắt kẻ thù.
 Tập tính:

-



Cấu tạo:

-

Chân dài, mảnh cơ thể nằm cao so với cát nóng.

-


Màu lông nhạt giống màu cát để không bắt
nắng và dễ lẫn trốn kẻ thù.

Chân cao, móng rộng, không bị lún trong cát,
đệm thịt dày chống nóng .



Ngủ suốt mùa đông để tiết kiệm năng lượng.
Di cư để tránh rét.
Họat động vào ban ngày.

Cấu tạo:

Tập tính:

-

Di chuyển bằng cách quăng thân, mỗi bước
nhảy cao và xa.

-

Khả năng nhịn khát giỏi, đi xa để tìm nước.
Chui rúc vào sâu trong cát chống nóng.

-

Họat động vào ban đêm.


Câu 9: Nêu nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút độ đa dạng sinh học và biện pháp cần thiết để
duy trì đa dạng sinh học? (3đ)
 Nguyên nhân:

-

Nạn phá rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác, du canh, di dân khai hoang, nuôi trồng thủy
sản, xây dựng đô thị, làm mất môi trường sống của động vật.

-

Sự săn bắt buôn bán động vật hoang dại cộng với việc sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, việc thải
các chất thải của các nhà máy, đặc biệt là khai thác dầu khí hoặc giao thông trên biển.
 Biện pháp:

-

Để bảo vệ đa dạng sinh học cần có biện pháp cấm đốt, phá, khai thác rừng bừa bãi, săn bắt buôn
bán động vật, đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường

Câu 10: Chú thích đầy đủ sơ đồ Hệ bài tiết và sinh dục của Chim bồ câu trống (hình 43.3
SGK/141) và hình nhau thai của Thỏ ( hình 46.1 SGK/149 )

3



×