Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

CÂU HỎI MÔN KINH TẾ VĨ MÔ CÓ ĐÁP ÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (937.51 KB, 34 trang )

CÂU HỎI MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
CÓ ĐÁP ÁN
PHẦN 1: LÝ THUYẾT
1. Kinh tế học là gì?
 Kinh tế học được định nghĩa là một môn học xã hội, nghiên cứu cách thức
chọn lựa của xã hội trong việc sử dụng nguồn tài nguyên khan hiếm để sản
xuất ra sản phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Kinh
tế học là một “khoa học về sự lựa chọn”.
2. Lạm phát là gì?
 Lạm phát (inflation): Là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên
trong một thời gian nhất định.
3. Giảm phát là gì?
 Giảm phát (deflation): Là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm
xuống trong một thời gian nhất định.
4. Tỷ lệ lạm phát là gì?
 Tỷ lệ lạm phát: phản ánh tỷ lệ thay đổi giá cả ở một thời điểm nào đó so
với thời điểm trước.
5. Chỉ số giá là gì?
 Chỉ số giá: là chỉ tiêu phản ánh mức giá trung bình ở một thời điểm nào đó
bằng bao nhiêu phần trăm so với thời điểm gốc hay so với thời điểm trước.
6. Thất nghiệp là gì?
 Thất nghiệp: Những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động,
đang tìm việc nhưng chưa có việc làm hoặc đang chờ nhận việc.
7. Nhân dụng (mức nhân dụng) là gì?
 Nhân dụng (mức nhân dụng) là mức nhân công được sử dụng, phản ánh số
người có việc làm.
8. Lực lượng lao động là gì?
 Lực lượng lao động: Tổng cộng mức thất nghiệp và mức nhân dụng.
/>1



9. Tỷ lệ thất nghiệp là gì?
 Tỷ lệ thất nghiệp: Phản ánh tỷ lệ % số người thất nghiệp so với lực lượng
lao động.
TLTN = (Số người TN / LLLĐ) x 100%
10. Thất nghiệp trong một nền kinh tế bao gồm những loại nào?
 Thất nghiệp trong một nền kinh tế bao gồm 2 loại là:
1.Thất nghiệp tự nhiên
2.Thất nghiệp chu kỳ
11. Thất nghiệp tự nhiên là gì?
 Thất nghiệp tự nhiên bao gồm:
Thất nghiệp cơ học: Xuất phát từ thành phần bỏ việc cũ tìm việc mới, mới
gia nhập hoặc tái nhập lực lượng lao động, thất nghiệp do thời vụ hoặc do tàn
tật một phần.
Thất nghiệp cơ cấu: Xảy ra do thiếu kỹ năng hoặc do sự khác biệt về địa
điểm cư trú.
12. Thất nghiệp chu kỳ là gì?
 Thất nghiệp chu kỳ: Xuất hiện khi nền kinh tế suy thoái, sản lượng thực tế
giảm thấp hơn sản lượng tiềm năng.
13. Sản lượng tiềm năng là gì?
 Sản lượng tiềm năng (Yp) là mức sản lượng đạt được khi trong nền kinh tế
tồn tại một mức thất nghiệp bằng với “thất nghiệp tự nhiên”
14. Khi tốc độ tăng của sản lượng thực tế thấp hơn tốc độ tăng của sản
lượng tiềm năng 2% thì thất nghiệp sẽ như thế nào?
 Khi tốc độ tăng của Yt thấp hơn tốc độ tăng của Yp 2% thì thất nghiệp sẽ
tăng thêm 1%:
YP –Yt
Ut = Un +
50%
YP
15. Khi tốc độ tăng của sản lượng thực tế cao hơn tốc độ tăng của sản

lượng tiềm năng 2,5% thì thất nghiệp sẽ như thế nào?
 Khi tốc độ tăng của Yt cao hơn tốc độ tăng của Yp 2,5% thì thất nghiệp
giảm bớt 1%:
Ut = U(-1) - 0,4 (y – p)
/>2


16. Chu kỳ kinh tế là gì?
 Chu kỳ kinh tế là hiện tượng sản lượng thực tế dao động lên xuống theo
thời gian, xoay quanh sản lượng tiềm năng.
17. Mục tiêu vĩ mô cơ bản là gì?
 Mục tiêu vĩ mô cơ bản:
+ Hiệu quả lựa chọn và hiệu quả sử dụng
+ Ổn định kinh tế:
Mức thất nghiệp thấp, nhất là thất nghiệp ngoài ý muốn. Mức giá chung ít
biến động.
+ Tăng trưởng kinh tế:
Sản lượng ở mức cao (ngắn hạn). Đạt được tốc độ tăng trưởng cao (dài hạn).
+ Công bằng xã hội.
18. Các chính sách điều tiết vĩ mô là gì?
 Các chính sách điều tiết vĩ mô là:
Chính sách tài khóa.
Chính sách tiền tệ.
Chính sách ngoại thương.
Chính sách thu nhập.
19. Chính sách tài khóa được thực hiện bằng cách nào?
 Chính sách tài khóa được thực hiện bằng cách thay đổi thuế và chi tiêu
của chính phủ.
20. Chính sách tiền tệ được thực hiện bằng cách nào?
 Chính sách tiền tệ được thực hiện trên cơ sở thay đổi lượng cung tiền,

thông qua sự hoạt động của ngân hàng trung ương.
21. Chính sách kinh tế đối ngoại bao gồm các chính sách nào?
 Chính sách kinh tế đối ngoại bao gồm các chính sách ngoại thương và
quản lý thị trường hối đoái.
/>3


22. Chính sách thu nhập?
 Chính sách thu nhập: Chính phủ hướng dẫn định giá và lương; Chính phủ
kiểm soát có tính chất bắt buộc đối với giá cả và tiền lương.
23. Tổng cung là gì?
 Tổng cung (AS – Aggregate Supply) là toàn bộ lượng hàng hóa và dịch vụ
mà các doanh nghiệp trong nước sẵn sàng sản xuất.
24. Đường tổng cung theo giá là gì?
 Đường tổng cung theo giá: AS = f(P)
Đường tổng cung theo giá phản ánh lượng hàng hóa và dịch vụ mà các doanh
nghiệp trong nước sẵn sàng sản xuất tương ứng với các mức giá khác nhau
của nền kinh tế
25. Tổng cầu là gì?
 Tổng cầu (AD – Aggregate Demand) là toàn bộ lượng hàng hóa và dịch vụ
của một nước mà hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ và nước ngoài muốn
mua.
26. Đường tổng cầu theo giá là gì?
 Đường tổng cầu theo giá: AD = f(P)
Đường tổng cầu theo giá phản ánh lượng hàng hóa và dịch vụ trong nước mà
mọi người muốn mua tương ứng với các mức giá khác nhau của nền kinh tế.
27. Sự cân bằng tổng cung – tổng cầu xảy ra khi nào?
 Sự cân bằng Tổng Cung - Tổng Cầu xảy ra khi nền kinh tế nằm ở giao
điểm giữa hai đường AS và AD. Tại đây, mức giá cân bằng được xác định.
28. Các chỉ tiêu trong SNA (hệ thống tài khoản quốc gia) là các chỉ tiêu

nào?
 Các chỉ tiêu trong SNA (hệ thống tài khoản quốc gia) là các chỉ tiêu:
1. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)
2. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
3. Sản phẩm quốc dân ròng (NNP)
4. Sản phẩm quốc nội ròng (NDP)
5. Thu nhập quốc dân (NI).
/>4


6. Thu nhập cá nhân (PI).
7. Thu nhập khả dụng (DI).
29. GDP là gì?
 GDP là chỉ tiêu phản ánh giá trị (bằng tiền) của toàn bộ sản phẩm cuối
cùng được sản xuất ra trên lãnh thổ một nước, tính trong khoảng thời gian
nhất định (thường là một năm).
30. GNP là gì?
 GNP là chỉ tiêu phản ánh giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm cuối cùng
do công dân một nước sản xuất ra trong khoảng thời gian nhất định (thường là
một năm).
31. Sản phẩm trung gian là gì?
 Sản phẩm trung gian: là những loại sản phẩm được dùng làm đầu vào để
sản xuất các sản phẩm khác và chỉ sử dụng được một lần trong quá trình sản
xuất.
(Đây là các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp).
32. Sản phầm cuối cùng là gì?
 Sản phầm cuối cùng: là những loại sản phẩm còn lại ngoài sản phẩm
trung gian.
33. Trình bày mối liên hệ giữa GDP và GNP?
 Ví dụ GDP và GNP Việt Nam:

Theo định nghĩa thì GDP gồm có hai phần thu nhập:
 Phần do công dân Việt Nam tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam.
 Phần do công dân nước khác tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo định nghĩa thì GNP gồm có hai phần thu nhập:
 Phần do công dân Việt Nam tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam
 Phần do công dân Việt Nam tạo ra trên lãnh thổ nước khác
Như vậy, GDP và GNP có liên hệ như sau: GNP = GDP + b – c
Tức là: GNP = GDP + thu nhập từ các yếu tố xuất khẩu – thu nhập từ các
yếu tố nhập khẩu.
hay GNP = GDP + NIA
(NIA: thu nhập ròng từ nước ngoài).
/>5


34. Có mấy loại giá cả trong SNA dùng để tính GDP & GNP?
 Có bốn loại giá được sử dụng trong SNA, tạo thành hai cặp giá tương ứng:
1) Giá hiện hành và giá cố định
2) Giá thị trường và giá yếu tố sản xuất
35. Giá hiện hành & giá cố định là gì?
  Giá hiện hành: Tính sản lượng quốc gia theo giá hiện hành nghĩa là
tính cho năm nào thì sử dụng giá của năm đó, chỉ tiêu tính theo giá hiện hành
được gọi là chỉ tiêu “danh nghĩa”.
 Giá cố định: Chọn giá của một năm bất kỳ làm giá để tính cho các
năm, năm được chọn được gọi là năm gốc. Tính theo giá cố định được gọi là
chỉ tiêu “thực” (đã loại bỏ được sự biến động của giá).
CTT (GDPr) = CTDN (GDPn ) / Chỉ số giá
36. Vẽ sơ đồ chu chuyển kinh tế:

37. Tính GDP theo 3 phương pháp?
 1. Tính GDP theo phương pháp sản xuất:

GDP = ∑ VAi
VAi = xuất lượng của doanh nghiệp i – chi phí trung gian của doanh nghiệp i
2. Tính GDP theo phương pháp phân phối:
GDP = De + W + R + i + Pr + Ti
De: Giá trị khấu hao
W: tiền lương
R: Tiền cho thuê
i: Tiền lãi vay
/>6


Pr: Lợi nhuận
Ti: Thuế gián thu
3. Tính GDP theo phương pháp chi tiêu:
Phương pháp này được tính theo luồng tiền dùng để mua hàng hóa và dịch vụ
được các doanh nghiệp trên lãnh thổ một nước sản xuất ra (không kể đến phần
tiền mua sản phẩm trung gian).
GDP = C + I + G + X – M (= AD)
X – M : Xuất khẩu ròng
38. Chỉ tiêu bình quân đầu người?
 GDP, GNP bình quân đầu người = (GDP, GNP)/dân số
39. Chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng kinh tế (%)?
 Tốc độ tăng hàng năm phản ánh % thay đổi của sản lượng ở năm sau so với
năm trước. Nếu gọi V(t) là tốc độ tăng của một chỉ tiêu nào đó ở năm (t) so
với năm (t – i) thì V(t) được xác định theo công thức:
V (t) = {[CT năm t – CT năm (t – i)] / CT năm (t – i)} x 100%
40. Tốc độ tăng bình quân?
 Tốc độ tăng bình quân phản ánh % thay đổi của sản lượng ở năm sau so
với năm trước, tính trung bình cho một giai đoạn nhiều năm. Nếu xét giai
đoạn từ năm 1, năm 2 ... đến năm n thì tốc độ tăng bình quân (Vtb) được xác

định bởi:

41. Trong 1 nền kinh tế đóng cửa và ko có chính phủ thì cần chú ý gi?
 Thu nhập khả dụng (Yd):
Yd = Y – Tx + Tr
Vì chương này giả định là nền kinh tế đóng cửa và không có chính phủ nên
không tồn tại Tx và Tr
Vậy Yd = Y
Hay Yd = C + S
/>7


42. Tiêu dùng biên và tiết kiệm biên là gì?
  Tiêu dùng biên (Cm) hay khuynh hướng tiêu dùng biên phản ánh
lượng thay đổi của tiêu dùng khi thu nhập khả dụng thay đổi một đơn vị.
(Cm = C / Yd)
 Tiết kiệm biên (Sm) hay khuynh hướng tiết kiệm biên phản ánh lượng
thay đổi của tiết kiệm khi thu nhập khả dụng thay đổi một đơn vị
(Sm = S / Yd).
 Cm + Sm = 1
43. Các nhân tố nào ảnh hưởng đến tiêu dùng?
 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu dùng:
 Thu nhập khả dụng hiện tại
 Giả thuyết thu nhập thường xuyên
 Giả thuyết thu nhập dòng đời
 Hiệu ứng của cải.
44. Hàm tiêu dùng và hàm tiết kiệm trong thu nhập khả dụng là gì?
  Hàm tiêu dùng C = f(Yd): Phản ánh sự phụ thuộc của lượng tiêu dùng
dự kiến vào lượng thu nhập khả dụng mà hộ gia đình có được.
C = Co + Cm.Yd

 Hàm tiết kiệm S = f(Yd): Phản ánh sự phụ thuộc của lượng tiết kiệm
dự kiến vào lượng thu nhập khả dụng mà hộ gia đình có được.
S = – Co + (1 – Cm).Yd
Hệ số (1 – Cm) chính là Sm
Co > 0 và 0 < Cm < 1
45. Đầu tư tư nhân có thể chia làm mấy dạng?
 Đầu tư tư nhân có thể chia làm 3 dạng:
 Đầu tư của các doanh nghiệp mua máy móc thiết bị, nhà xưởng…
 Đầu tư của hộ gia đình vào nhà cửa.
 Đầu tư dưới dạng tồn kho
46. Vai trò của đầu tư tư nhân là gì?
 Vai trò của đầu tư tư nhân:
/>8


 Trong ngắn hạn, đầu tư tác động đến sản lượng thông qua việc làm
thay đổi tổng cầu.
 Trong dài hạn, đầu tư có tác dụng làm thay đổi khả năng cung ứng của
nền kinh tế
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
47. Các nhân tố nào ảnh hưởng đến đầu tư?
 Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư:
 Sản lượng quốc gia
 Chi phí sx ( Lãi suất, thuế)
 Kỳ vọng
48. Hàm đầu tư là gì?
 Hàm đầu tư theo sản lượng I = f(Y): phản ánh sự phụ thuộc của lượng đầu
tư dự kiến vào sản lượng quốc gia. Hàm đẩu tư tổng quát:
I = Io + Im.Y
Hàm đầu tư theo sản lượng và lãi suất I = f(Y,r): phản ánh các mức đầu tư dự

kiến tương ứng với từng mức sản lượng và lãi suất.
49. Xác định sản lượng cân bằng và số nhân của tổng cầu trong nền kinh
tế đóng cửa và không chính phủ như thế nào?
 Xác định sản lượng cân bằng: Sản lượng cân bằng là mức sản lượng mà
tại đó thỏa:
AS = AD
 Y = C +I
Số nhân của tổng cầu (k): là hệ số phản ánh lượng thay đổi của sản lượng
cân bằng khi tổng cầu thay đổi một đơn vị.

50. Quá trình tác động của số nhân là như thế nào?
 Tổng cầu tăng thì tổng cung sẽ tăng theo để đáp ứng mức tổng cầu mới.
Sản xuất tăng làm tăng thu nhập của một số người. Thu nhập tăng sẽ kích
/>9


thích người ta tăng chi tiêu. Chi tiêu tăng làm tăng tổng cầu, lại kích thích sản
xuất tăng thêm nữa. Sản xuất tăng lại làm tăng thu nhập... Về lý thuyết, quá
trình này sẽ tiếp diễn cho đến khi sản lượng đạt được mức cân bằng mới giữa
tổng cung và tổng cầu.

51. Giải thích nghịch lý của tiết kiệm?
 Thực ra tiết kiệm tác động tốt hay không còn phải xét đến hai điều:
Một là, sản lượng đang nằm ở mức nào so với sản lượng tiềm năng;
Hai là, các yếu tố khác có thay đổi hay không.
 Trường hợp các yếu tố khác không đổi:
Nếu Yt ≤ Yp thì mong muốn gia tăng tiết kiệm của mọi người sẽ làm giảm
sản lượng, nền kinh tế suy thoái, thất nghiệp tăng lên. Rõ ràng tiết kiệm
trong trường hợp này là không có lợi.
Nếu Yt ≥ Yp , nền kinh tế đang bị lạm phát cao, thì việc gia tăng tiết kiệm

của mọi người sẽ giảm được áp lực lạm phát, tăng tiết kiệm có nghĩa là giảm
tiêu dùng. Tiêu dùng giảm làm cho tổng cầu giảm, làm giảm áp lực lạm
phát.
 Trường hợp các yếu tố khác thay đổi:
Nếu như đồng thời với việc gia tăng tiết kiệm, các doanh nghiệp cũng tăng
đầu tư thì sản lượng không nhất thiết bị giảm sút. Giả sử đầu tư tăng thêm
đúng bằng lượng tăng của tiết kiệm, cả hai đường tiết kiệm và đầu tư cùng
dịch chuyển lên trên bằng nhau. Kết quả là sản lượng cân bằng không thay
đổi.
- Trong thực tế, việc tăng đầu tư song song với việc gia tăng tiết kiệm của hộ
gia đình hầu như rất khó xảy ra khi nền kinh tế đang bị suy thoái. Tuy nhiên
nó có thể xảy ra khi nền kinh tế đang hoạt động ở mức toàn dụng. Trong
trạng thái toàn dụng, các doanh nghiệp thường có xu hướng muốn gia tăng
đầu tư -> thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
52. Ngân sách chính phủ được tạo thành bởi các yếu tố nào?
 Ngân sách chính phủ được tạo thành bởi nguồn thu (thuế - Tx) và các
khoản chi tiêu của chính phủ (G và Tr).
B=T–G
Ta có: Yd = Y – Tx + Tr = Y – (Tx – Tr)
Gọi T = Tx – Tr là thuế ròng
Khi đó ta có: Yd = Y – T
/>10


53. Hàm chi mua hàng hoá và dịch vụ G = f(Y) là gì?
 Lượng chi mua hàng hoá và dịch vụ được quyết định thông qua các kế
hoạch ngân sách. Trong ngắn hạn, nếu không xét đến các ý đồ sử dụng chi
tiêu để tác động đến sản lượng thì G = f(Y) là một hàm hằng: G = GO
54. Hàm thuế ròng theo sản lượng T = f(Y) là gì?
 Hàm thuế ròng theo sản lượng T = f(Y): phản ánh các mức thuế ròng

mà chính phủ có thể thu được trên cơ sở các mức sản lượng khác nhau.
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, sản lượng tăng làm cho lượng
thuế thu được cũng tăng theo lượng thuế đồng biến với sản lượng.
Hàm thuế: T = To + Tm. Y (Với Tm = T / Y)

55. Nêu các trạng thái của ngân sách chính phủ?
  Nếu B > 0  T > G  ngân sách chính phủ thặng dư (Bội thu ngân
sách)
 Nếu B = 0  T = G  ngân sách chính phủ cân bằng
 Nếu B < 0 T < G  ngân sách chính phủ thâm hụt (Bội chi ngân
sách)
56. Xuất khẩu là gì? Nhập khẩu là gì?
  Xuất khẩu là lượng tiền mà nước ngoài dùng để mua hàng hóa và dịch
vụ sản xuất trong nước.
 Nhập khẩu là lượng tiền mà người trong nước bỏ ra để mua hàng hóa
và dịch vụ sản xuất ở nước ngoài.
57. Trình bày hàm xuất khẩu theo sản lượng X = f(Y)
 Hàm xuất khẩu theo sản lượng X = f(Y): phản ánh lượng tiền mà nước
ngoài dự kiến mua sắm hàng hóa và dịch vụ trong nước, tương ứng với từng
mức sản lượng khác nhau. Hàm xuất khẩu theo sản lượng xét về phía cầu là
một hàm hằng: X = Xo.
/>11


58. Trình bày hàm nhập khẩu theo sản lượng: M = f(Y)
 Hàm nhập khẩu theo sản lượng: M = f(Y) phản ánh lượng tiền mà người
trong nước dự kiến mua sắm hàng hóa và dịch vụ nước ngoài, tương ứng với
từng mức sản lượng khác nhau.M = Mo + Mm.Y
59. Cán cân thương mại hay cán cân ngoại thương phản ánh điều gì?
 Cán cân thương mại hay cán cân ngoại thương phản ánh sự chênh lệch

giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Nó được thể hiện bằng lượng xuất khẩu ròng.
Gọi NX là lượng xuất khẩu ròng, ta có:
NX = X – M
Cán cân thương mại của một nước có thể rơi vào một trong ba trạng thái:
thặng dư, thâm hụt hoặc cân bằng.
60. Nêu các trạng thái của cán cân thương mại?
 Cán cân thương mại của một nước có thể rơi vào một trong ba trạng thái:
thặng dư, thâm hụt hoặc cân bằng:
 Nếu NX > 0  X > M  cán cân thương mại thặng dư
 Nếu NX = 0  X = M  cán cân thương mại cân bằng
 Nếu NX < 0  X < M  cán cân thương mại thâm hụt
61. Sản lượng cân bằng trên đồ thị tổng cầu là gì?
 Sản lượng cân bằng trên đồ thị tổng cầu là mức sản lượng thỏa mãn điều
kiện tổng cung bằng tổng cầu, tức thỏa mãn phương trình:
AS = AD
Y=C+I+G+X–M
62. Sản lượng cân bằng trên đồ thị bơm vào & rút ra khỏi nền kinh tế?
 Tại điểm cân bằng sản lượng ta có:
S+T+M=I+G+X
Với: S, T, M: Các khoản rút ra, là khoản tiền bị đẩy ra khỏi luồng chu
chuyển kinh tế, không quay trở lại nơi sản xuất liền.
I, G, X: Các khoản bơm vào, là khoản tiền quay trở lại nơi sản xuất, có
nguồn gốc từ một khoản rút ra hoặc từ bên ngoài nền kinh tế.
63. Sản lượng cân bằng trên đồ thị tiết kiệm – đầu tư?
 Tại điểm cân bằng sản lượng ta có:
/>12


(S + Sg) + (M – X) = I + Ig
Tổng số (S + Sg) là tiết kiệm trong nước, (M – X) là tiết kiệm của khu vực

nước ngoài được đưa vào trong nước. Sản lượng cân bằng khi tổng tiết kiệm
theo dự kiến bằng tổng đầu tư theo dự kiến.
64. Số nhân của tổng cầu trong nền kinh tế mở cửa và có chính phủ là gì?
 Số nhân của tổng cầu (k) là hệ số phản ánh lượng thay đổi của sản lượng
cân bằng khi tổng cầu thay đổi một đơn vị.
Y = k . AD
Với: AD = C + I + G + X - M

65. Các chính sách ngoại thương nhằm mục đích gì?
 Chính sách ngoại thương bao gồm chính sách nhằm:
 Hạn chế nhập khẩu
 Gia tăng xuất khẩu
Ở đây chỉ khảo sát việc thay đổi xuất nhập khẩu làm ảnh hưởng đến mức sản
lượng cân bằng và đến cán cân thương mại như thế nào.
66. Chính sách gia tăng xuất khẩu (XK) có ảnh hưởng gì tới sản lượng và
cán cân thương mại?
  Đối với sản lượng:
Ta có, AD = C + I + G + X - M
Bằng cách khuyến khích được nước ngoài bỏ tiền ra mua nhiều hàng hóa và
dịch vụ SX trong nước thì sẽ làm cho XK gia tăng. Khi XK tăng thêm X thì
AD tăng:
AD = X
 Y = k. AD = k* X
Như vậy, chính sách này có tác dụng thúc đẩy sản lượng, tăng công ăn việc
làm, giảm thất nghiệp cho quốc gia.
 Đối với cán cân thương mại:
Khi sản lượng tăng thì mức nhập khẩu cũng tăng theo, (vì hàm nhập khẩu
đồng biến với sản lượng). Với hàm nhập khẩu có dạng: M = Mo + Mm.Y
Vậy, khi sản lượng tăng thêm một lượng Y sẽ làm cho nhập khẩu tăng thêm:
/>13



M = Mm . Y
Tức là, M = Mm*k* X
68. Chính sách hạn chế nhập khẩu là gì?
 Quan điểm phổ biến cho rằng nhập khẩu làm mất việc làm. Nếu ta giảm
bớt lượng hàng nhập khẩu, sẽ làm tăng thêm sản phẩm nội địa  Tăng công
ăn việc làm, đồng thời cải thiện được cán cân thương mại.
69. Muốn cắt giảm nhập khẩu chính phủ có thể làm gì? Việc đó sẽ có tác
động gì?
 Đánh thuế nặng vào hàng nhập khẩu, dùng quota để hạn chế nhập khẩu,
nghiêm cấm nhập khẩu một số loại hàng hoá nào đó ... Các chính sách này sẽ
tạo ra hai loại tác động: Tác động tức thời và tác động lâu dài.
70. Tác động tức thời và tác động lâu dài của chính sách hạn chế nhập
khẩu là gì?
 Tác động tức thời: làm giảm mức nhập khẩu tự định. Thực hiện chính
sách hạn chế nhập khẩu  Nhập khẩu giảm một lượng M sẽ làm tăng tổng
cầu một lượng AD = - M  Sản lượng tăng: Y = k. AD = k.(- M).
Chính sách này cũng có tác dụng thúc đẩy sản lượng, tăng công ăn việc làm,
giảm thất nghiệp. Đối với cán cân thương mại: sản lượng tăng thêm một lượng
Y làm cho nhập khẩu tăng thêm: M* = Mm. Y, Tức là: M* = Mm.k.(M). Như vậy, cán cân thương mại có đựơc cải thiện hay không còn tuỳ thuộc
vào ( M*) và (- M), xem đại lượng nào lớn hơn.
Tác động lâu dài: làm giảm mức nhập khẩu biên (Mm). Nếu như các chính
sách hạn chế nhập khẩu được duy trì lâu dài thì sẽ có tác dụng làm giảm mức
nhập khẩu biên, tức là hộ gia đình và các doanh nghiệp có khuynh hướng chọn
hàng nội địa nhiều hơn.
71. Cách thức sử dụng chính sách tài khoá theo lý thuyết Keynes là gì?
 Nhằm thực hiện mục tiêu ổn định hoá nền kinh tế.
Khi Yt < Yp thì nền kinh tế bị áp lực suy thoái, thất nghiệp nhiều.
Khi Yt > Yp thì nền kinh tế bị áp lực lạm phát cao.

 Mục tiêu ổn định là điều chỉnh tổng cầu để đưa sản lượng cân bằng trở về
mức sản lượng tiềm năng, nhằm chống áp lực suy thoái và lạm phát cao.
Muốn thực hiện điều đó, chính phủ có thể:
 Thay đổi thuế ròng (T)
/>14


 Chi mua hàng hoá và dịch vụ (G)
72. Chính sách tài khoá mở rộng là gì?
 Trường hợp: Yt < Yp: Nếu đường tổng cầu nằm tại vị trí AD1, Y1 < Yp,
nền kinh tế bị áp lực suy thoái. Muốn chống suy thoái phải làm tăng TỔNG
CẦU. Muốn tăng TỔNG CẦU chính phủ có thể tăng G hoặc giảm T. Đó là
chính sách tài khoá mở rộng.
Chính sách tài khóa mở rộng tác động như sau:
 Tăng G  Tăng tổng cầu.
 Giảm T  Tăng Yd  Tăng C  Tăng AD
73. Chính sách tài khoá thu hẹp là gì?
 Trường hợp: Yt > Yp: Nếu đường tổng cầu nằm tại vị trí AD2, Y2 > Yp,
nền kinh tế bị áp lực lạm phát. Muốn chống lạm phát phải làm giảm TỔNG
CẦU. Muốn giảm TỔNG CẦU chính phủ có thể giảm G hoặc tăng T. Đó là
chính sách tài khoá thu hẹp. Chính sách tài khóa thu hẹp tác động như sau:
 Giảm G  Giảm tổng cầu.
 Tăng T  Giảm Yd  Giảm C  Giảm AD
74.Trình bày định lượng cho chính sách tài khóa?
  Mục tiêu thứ nhất: Đưa Yt  Yp Trong trường hợp (Yt < Yp) này ta
phải tăng thêm sản lượng: Y = Yp - Yt, muốn vậy phải tăng AD lên sao cho:
AD = Y/k Để tăng AD có 3 cách: Tăng G và T không đổi; Giảm T và G
không đổi; Kết hợp T và G.
Chỉ thay đổi G và T không đổi:


G = AD
Thay đổi T và G không đổi:

Kết hợp G &T:

G - CmT />= AD
15


 Mục tiêu thứ hai: Giữ ở mức ổn định kinh tế vĩ mô: Yt Yp. Chính
phủ có nhu cầu tăng G. Khi tăng G  AD tăng  Yt > Yp (Lạm phát). Để
khắc phục tình trang này: Chính phủ tăng T  Giảm C  Giảm AD
Khi tăng thêm thuế T, làm thu nhập khả dụng giảm Yd = - T.
Lúc đó tiêu dùng giảm: C = Cm. Yd = -Cm T
Điều mong muốn là lượng giảm của C bằng lượng tăng của G, nghĩa là C =
- G
thay C = (-Cm T), ta được -Cm T = - G hay:

75. Chính sách tiền tệ được thực hiện bởi ai?
 Chính sách tiền tệ được thực hiện bởi ngân hàng trung ương, trên cơ sở
thay đổi lượng cung tiền trong nền kinh tế.
76. Khái niệm về tiền?
 Tiền (Money) là bất cứ một phương tiện nào được thừa nhận chung để làm
trung gian cho việc mua bán hàng hoá.
77. Tiền có chức năng gì?
- Làm phương tiện trao đổi
- Cất giữ giá trị
- Đo lường giá trị
- Làm phương tiện thanh toán
78. Khối lượng tiền tệ là gì?

 Khối lượng tiền tệ bao gồm các khoản tiền có thể sử dụng ngay lập tức,
không bị hạn chế trong việc mua bán hàng hoá hay thanh khoản nợ nần với
nhau.
Ký hiệu M1 (hay còn gọi là tiền giao dịch), được định nghĩa như sau:
M1 = Tiền mặt (ngoài ngân hàng) + Tiền ngân hàng
Trong đó:

• Tiền mặt: là lượng

tiền được nắm giữ bởi hộ gia đình, doanh nghiệp,
chính phủ và nước ngoài.
/>16


• Tiền ngân hàng: Là loại tiền gửi ở ngân hàng thương mại hay các tổ chức tài
chính khác được sử dụng séc, là những con số mà ngân hàng ghi nợ khách
hàng dưới dạng tài khoản séc.
79. Ngân hàng nhà nước Việt Nam có chức năng gì?
 Ngân hàng nhà nước (NHNN) thực hiện các chức năng quản lý nhà nước
về hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng trong cả nước, không làm
nghiệp vụ ngân hàng với công chúng.
80. Các tổ chức tín dụng có chức năng gì?

− Ngân hàng thương mại (quốc doanh, cổ phần, liên doanh, nước ngoài…)
− Ngân hàng đầu tư và phát triển, nhận vốn từ ngân sách và huy động vốn
− Các ngân hàng đặc biệt khác, ví dụ như “Ngân hàng phục vụ người nghèo”
mới ra đời vào 1- 1996.

81. Dự trữ bắt buộc là gì?
 Là lượng tiền giấy mà các ngân hàng trung gian phải ký gởi vào quĩ dự trữ

của ngân hàng trung ương.
82. Mục đích chính của quỹ dự trữ bắt buộc là gì?
Ngân hàng trung ương có thể làm thay đổi khối lượng tiền tệ cung ứng
thông qua việc thay đổi tỷ lệ dự trữ.
Ngân hàng trung ương sử dụng quỹ dự trữ này để cứu vãn hệ thống ngân
hàng khi cần thiết.
83. Dự trữ tuỳ ý là gì?
 Là lượng tiền giấy mà các ngân hàng trung gian giữ lại tại quỹ tiền mặt của
mình.
84. Mục đích của quỹ dự trữ tuỳ ý là gì?

− Là dùng để chi trả cho khách hàng khi họ muốn rút tiền.
/>17


− Hai yếu tố quyết định lượng dự trữ tuỳ ý:
Một là, lãi suất cho vay
Hai là, khả năng dự đoán lượng tiền rút ra hàng ngày.
85. Tỷ lệ dự trữ là gì?
 Tỷ lệ dự trữ là tỷ số giữa lượng tiền dự trữ trong toàn bộ hệ thống ngân
hàng so với tổng lượng tiền ngân hàng (tiền gửi sử dụng séc) được tạo ra bởi
các ngân hàng trung gian.
Gọi d là tỷ lệ dự trữ, ta có:
d = dty + dbb
86. Số nhân của tiền là gì?
M
 Số nhân của tiền (ký hiệu k ), là hệ số phản ánh khối lượng tiền được tạo
ra từ một đơn vị tiền mạnh.
Cách tính số nhân của tiền
M

M
Từ công thức định nghĩa M1 = k .H, ta suy ra: k = M1/H
M
Thay các thành phần của M1 và H vào công thức tính k ta được:

M
Vì M1 = k .H nên ngân hàng trung ương có thể làm thay đổi M1 bằng cách
thay đổi k

M

hoặc thay đổi H.
/>18


Thay đổi H chính là thay đổi lượng tiền phát hành
M
Thay đổi k là thay đổi khả năng tạo tiền của các ngân hàng
trung gian.
87. Tiền mạnh hay tiền cơ sở là gì?
 Tiền mạnh hay tiền cơ sở (H) là toàn bộ lượng tiền giấy và tiền kim loại
đã được phát hành vào nền kinh tế.
Nếu gọi H là lượng tiền mạnh, ta có:
H = tiền mặt ngoài NH + Dự trữ trong NH
Còn khối lượng tiền M1 bao gồm hai thành phần:
M1 = Tiền mặt ngoài NH + tiền gửi sử dụng séc
M
Tổng quát, nếu số nhân của tiền là k , khi phát hành vào nền kinh tế H đồng,
sẽ tạo ra khối lượng tiền là:
M

M1 = k .H
Khi tăng thêm (hay giảm bớt) một lượng tiền mạnh là H thì khối lượng tiền
M
sẽ tăng thêm (hay giảm bớt) một lượng là: M1 = k . H
M
88. Muốn làm thay đổi k hoặc H ngân hàng trung ương có thể làm gì?
M
 Muốn làm thay đổi k hoặc H ngân hàng trung ương có thể thay đổi: tỷ lệ
dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, lãi suất trả cho tiền gửi không kỳ hạn
sử dụng séc.
89. Hàm cung tiền theo lãi suất là gì?
M
 Cung về tiền (S ) là toàn bộ khối lượng tiền (M1) được tạo ra trong nền
kinh tế.
Chúng ta giả định rằng lượng tiền M1 do ngân hàng trung ương quyết định,
không phụ thuộc vào lãi suất. Như vậy, hàm cung tiền theo lãi suất là một hàm
hằng.
M
Khi đó, hàm cung tiền theo lãi suất S = f(r) = M1
90. Hàm cầu tiền tệ là gì?
M
 Cầu về tiền (D ) là lượng tiền mà mọi người muốn nắm giữ. Lượng tiền
nắm giữ có thể là tiền mặt ngoài ngân hàng hoặc tiền gửi sử dụng séc.
/>19


91. Sự cân bằng của thị trường tiền tệ là gì?
 Thị trường tiền tệ cân bằng khi cung và cầu về tiền bằng nhau, tức là khi
lãi suất (r) thỏa mãn phương trình:
M

M
S =D
Dựa vào phương trình cân bằng nêu trên, ta có thể xác định lãi suất cân bằng
nếu biết được hàm cung và hàm cầu về tiền.
92. Muốn chống lạm phát (suy thoái) phải làm giảm (tăng) tổng cầu.
Muốn làm tăng hoặc giảm cầu bằng chính sách tiền tệ thì ngân hàng
trung ương phải làm gì?
 Ngân hàng trung ương phải thay đổi lượng tiền tệ cung ứng (M1).
93. Trường hợp Yt < Yp thì phải tăng lượng cung tiền, việc tăng lượng cung
tiền có thể thực hiện bằng cách nào?
 Việc tăng lượng cung tiền có thể thực hiện bằng bốn công cụ sau:
Mua chứng khoán của chính phủ
Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Giảm lãi suất chiết khấu
Tăng lãi suất tiền gửi sử dụng séc
Quá trình tác động của chính sách tiền tệ mở rộng có thể được tóm tắt như
sau:

94. Trường hợp Yt > Yp thì phải giảm lượng cung tiền, việc giảm lượng cung
tiền có thể thực hiện bằng cách nào?
 Việc giảm lượng cung tiền có thể thực hiện bằng 4 cách:
Bán chứng khoán của chính phủ
Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Tăng lãi suất chiết khấu
Giảm lãi suất tiền gửi sử dụng séc
/>20


Quá trình tác động của chính sách tiền tệ thu hẹp có thể được tóm tắt như sau:


95. Định lượng cho chính sách tiền tệ là gì?
 Mục đích của việc định lượng là tìm lượng cung tiền cần thay đổi ( M1)
đề làm thay đổi một mức sản lượng Y sao cho sản lượng cân bằng chạy về
mức sản lượng tiềm năng.
Muốn thay đổi sản lượng một lượng Y thì phải thay đổi tổng cầu một lượng
AD = Y/k
Ở đây, lượng thay đổi của tổng cầu do sự thay đổi của đầu tư gây ra. Như vậy,
lượng thay đổi của đầu tư phải là:
I = Y/k
Muốn thay đổi đầu tư thì cần phải thay đổi lãi suất, muốn thay đổi lãi suất thì
phải thay đổi lượng cung tiền.
Các nhà kinh tếhọc đã chứng minh được rằng lượng cung tiền cần thay đổi:

96. Mô hình IS – LM dùng để mô tả điều gì?
 Để mô tả sự tác động qua lại giữa lãi suất và sản lượng J.R.Hicks đã đưa ra
mô hình IS-LM.
Mô hình này có hai đường:




Đường IS mô tả sự cân bằng của thị trường sản phẩm.

Đường LM mô tả sự cân bằng của thị trường tiền tệ.
 Kết hợp IS và LM ta có sự cân bằng chung của hai loại thị trường.
97. Đường IS là gì?
 IS nhằm nói lên điều kiện cân bằng của sản lượng quốc gia, đó chính là
sự cân bằng của thị trường sản phẩm.
Mục đích xây dựng đường IS nhằm mô tả sự tác động của lãi suất đối với sản
lượng cân bằng. Muốn xây dựng đường IS ta bắt đầu từ sự thay đổi lãi suất

98. Ý nghĩa của đường IS là gì?



Tất cả những điểm nằm trên đường IS, ứng với một mức lãi suất và một
/>21


sản lượng nào đó, đều là những điểm cân bằng sản lượng.



Bất cứ mức sản lượng nào nằm trên đường IS cũng đều thỏa mãn
phương trình:
AS = AD
 Y = C + I + G + X –M

99. Phương trình của đường IS là gì?
r
 Y = k(C0 + I0 + G0 + X0 – M0 – Cm.T0) + k.I m.r
Với
1
k=
1 – Cm(1 – Tm) – Im + Mm
C = C0 + Cm.Yd

r
I = I0 + Im.Y + I m.r

G = G0

T = T0 +Tm.Y
M = M0 + Mm.Y
X = X0
Phương trình trên có thể viết gọn lại như sau:
r
(IS):
Y = k.A0 + k.I m.r
Với A0 = C0 + I0 + G0 + X0 – M0 – Cm.T0
r
r
Ta thấy, k > 0 và I m < 0 => k.I m < 0. Do đó, Y nghịch biến với r, đường IS
có độ dốc âm.
100. Đường LM là gì?
 LM nhằm nói lên điều kiện cân bằng của sản lượng quốc gia, đó chính
là sự cân bằng của thị trường tiền tệ. Mục đích xây dựng đường LM nhằm
mô tả sự tác động của sản lượng đối với lãi suất cân bằng. Nó cho biết lãi
suất cân bằng thay đổi như thế nào khi sản lượng thay đổi, trong điều kiện
các yếu tố khác không đổi. Muốn xây dựng đường LM phải bắt đầu từ sự
thay đổi của sản lượng.
101. Ý nghĩa của đường LM là gì?



Đường LM phản ánh các tổ hợp khác nhau giữa sản lượng và lãi suất
mà ở đó thị trường tiền tệ cân bằng.
/>22





Các mức lãi suất nằm trên đường LM luôn thỏa mãn phương trình:
M
M
S =D

102. Phương trình của đường LM là gì?
 Ta biết, đường LM được hình thành từ sự thay đổi điểm cân bằng lãi suất
dưới tác động của sản lượng. Thực chất đường LM mô tả sự phụ thuộc
của lãi suất cân bằng vào sản lượng.

103. Chính sách tài khóa mở rộng là gì?
 Chính sách tài khóa mở rộng được dùng để chống suy thoái, khi sản lượng
giảm xuống thấp hơn sản lượng tiềm năng, tỷ lệ thất nghiệp cao. Chính phủ
mở rộng tài khóa bằng cách tăng G, giảm T.




Việc tăng G --> tăng AD.

Việc giảm T --> tăng Yd --> tăng C --> tăng AD.
 Tổng cầu tăng làm dịch chuyển đường IS sang phải: lãi suất và sản lượng
cùng tăng
104. Chính sách tài khóa thu hẹp là gì?
 Khi sản lượng cân bằng cao hơn sản lượng tiềm năng, nền kinh tế bị áp lực
lạm phát cao. Muốn giảm áp lực lạm phát chính phủ có thể thực hiện chính
sách tài khóa thu hẹp, bằng cách giảm G hay tăng T.

• Việc giảm G sẽ trực tiếp làm giảm tổng cầu.
• Việc tăng T có tác dụng làm giảm thu nhập khả dụng, do đó làm giảm tiêu


dùng của hộ gia đình, làm cho tổng cầu cũng giảm theo.
 Tổng cầu giảm làm dịch chuyển đường IS sang trái. Kết quả là lãi suất cân
bằng và sản lượng cân bằng cùng giảm. Sản lượng cân bằng trở về mức tiềm
năng sẽ giảm được áp lực lạm phát.

/>23


105. Chính sách tiền tệ mở rộng là gì?
 Khi nền kinh tế bị suy thoái, sản lượng giảm xuống thấp hơn sản lượng
tiềm năng, thất nghiệp nhiều, ngân hàng trung ương có thể chống suy thoái
bằng cách đưa ra chính sách tiền tệ mở rộng.
Mở rộng tiền tệ có nghĩa là làm tăng lượng cung tiền
(M1). Việc tăng cung tiền có thể thực hiện bằng cách:





Mua chứng khoán của chính phủ.
Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

...
Khi lượng cung tiền tăng, đường LM dịch chuyển xuống dưới (sang phải).
Kết quả là sản lượng tăng, lãi suất giảm
106. Chính sách tiền tệ thu hẹp là gì?
 Khi sản lượng vượt quá sản lượng tiềm năng, nền kinh tế bị lạm phát cao,
ngân hàng trung ương có thể thực hiện chính sách tiền tệ thu hẹp để chống
lạm phát.

Thu hẹp tiền tệ nghĩa là làm giảm lượng cung tiền (M1).
Việc giảm lượng cung tiền có thể thực hiện bằng cách:




Bán chứng khoán của chính phủ.

Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất chiết khẩu…
Lượng cung tiền giảm làm dịch chuyển đường LM lên trên (sang trái). Kết
quả là lãi suất cân bằng tăng và sản lượng cân bằng giảm. Sản lượng cân bằng
giảm về sản lượng tiềm năng sẽ giảm được áp lực lạm phát.

PHẦN 2: BÀI TẬP
1.Trong số những câu hỏi sau, câu nào thích hợp với nghiên cứu kinh tế vĩ
mô và câu nào thích hợp với nghiên cứu kinh tế vi mô?
a). Doanh số của nhà hàng của cô Lan sẽ thay đổi như thế nào khi một số công
ty kinh doanh gần với nhà hàng này bị đóng cửa?
b). Điều gì sẽ xảy ra với chi tiêu của người tiêu dùng khi nền kinh tế xuống
dốc?
c). Mức giá của cam sẽ thay đổi như thế nào khi một trận sương mù phá huỷ
các vườn cam ở vùng cam, đặc sản lớn nhất nước?
/>24


2. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là 4%. Sản lượng tiềm năng và sản lượng thực tế
năm 2014 tương ứng là: Yp = 4.000, Yt = 3.800. Tỷ lệ thất nghiệp thực tế
năm 2014 là bao nhiêu?
3. Có khoảng 100.000 dân sinh sống trên đất nước Macronesia. Trong số
100.000 dân này, 25.000 người là quá già không thể làm việc và 15.000

người là quá trẻ không thể làm việc.A Trong số 60.000 người còn lại,
10.000 người không làm việc và đã từ bỏ việc tìm kiếm việc làm, 45.000 có
việc làm, và số 5.000 còn lại đang tìm kiếm việc làm nhưng vẫn chưa có
việc làm.
a). Số người nằm trong lực lượng lao động của Macronesia?
b). Tỷ lệ thất nghiệp của Macronesia là bao nhiêu?
c). Số người lao động nản chí của Macronesia là bao nhiêu?
4. Giả sử có 2 nhà sản xuất, một người làm ra được 10 kg gạo, bán với giá
20.000 đồng một kg. Người thứ hai mua 2 kg gạo và làm ra một lượng bột trị
giá 100.000 đồng. Vậy mức sản xuất mà nền kinh tế tạo ra là bao nhiêu?
5. Giả sử nền kinh tế chỉ sản xuất một loại sản phẩm là lúa, số liệu qua 3 năm
được cho trong bảng sau. Chỉ tiêu GDP danh nghĩa được tính theo giá hiện
hành, chỉ tiêu GDP thực được tính theo giá cố định năm 2012. Hãy tính GDP
thực.

6. Giả sử có 3 doanh nghiệp sản xuất gạo, bột và bánh như sau:

Tính GDP theo phương pháp sản xuất ?

/>25


×