Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

CÂU HỎI MÔN GIAO TIẾP KINH DOANH CÓ ĐÁP ÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.56 KB, 15 trang )

CÂU HỎI GIAO TIẾP KINH DOANH
CÓ ĐÁP ÁN
1. Giao tiếp là gì?
- Là hành vi và quá trình, trong đó con người tiến hành trao đổi thông tin
với nhau, nhận thức, đánh giá về nhau, tác động qua lại ảnh hưởng lẫn
nhau.
2. Giao tiếp kinh doanh là gì?
- Là hoạt động xác lập và vận hành mối quan hệ kinh tế, kinh doanh
giữa các chủ thể nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định về lợi ích
kinh tế, kinh doanh.
3. Tầm quan trọng của giao tiếp kinh doanh là gì?
- Giao tiếp gắn với mỗi người từ lúc sinh ra
- Phát triển kỹ năng giao tiếp là cần thiết
- Giao tiếp còn ảnh hưởng tích cực đến các mối quan hệ
- Là điều kiện tiên quyết của các nhà tuyển dụng
4. Các kiểu giao tiếp trong kinh doanh?
- Giao tiếp nội bộ:
+ Giao tiếp chính thức
+ Giao tiếp không chính thức
+ Giao tiếp chuỗi
- Giao tiếp bên ngoài:
+ Giao tiếp chính thức
+ Giao tiếp không chính thức
5. Các rào cản trong giao tiếp?
- Lựa chọn từ ngữ
- Ý nghĩa nội tại và ý nghĩa mở rộng
- Hàm ý và kết luận
- Chấm câu, chính tả, ngữ pháp và cấu trúc câu
- Hình thức của thông điệp Hình thức của người gửi
- Những yếu tố thuộc về môi trường
Nguyễn Hiếu


/>

- Lắng nghe
- Những rào cản giao tiếp khác
6. Nguyên tắc cơ bản của GTKD?
- Phân tích tình huống giao tiếp
- Phân tích người nhận để sử dụng diễn giải
- Chọn mẫu thông điệp thích hợp
- Khuyến khích phản hồi. Tháo gỡ các rào cản giao tiếp
7. Những nguyên tắc hình thành thông điệp trong GTKD?
- Lựa chọn từ ngữ
- Phát triển câu
- Hình thành đoạn văn
8. Một số nguyên tắc cơ bản trong truyền đạt thông tin?
- Nguyên tắc ABC (Accuracy, Brevity, Clarity)
Chính xác, Ngắn gọn, Rõ ràng
- Nguyên tắc 5C (Clear, Complete, Consice, Correct, Courteous)
Rõ ràng, Hoàn chỉnh, Súc tích, Chính xác, Lịch sự.
- Nguyên tắc 7C (Clear, Consice, Correct, Complete, Consistency,
Courteous, Cautious)
Rõ ràng, Ngắn gọn, Chính xác, Hoàn chỉnh, Nhất quán, Lịch sự, Cẩn
trọng.
9. Những nguyên tắc cơ bản của GTKD?
- Đảm bảo sự hài hòa về mặt lợi ích giữa các bên tham gia giao tiếp
- Đảm bảo nguyên tắc bình đẳng trong giao tiếp
- Phân tích tình huống giao tiếp
- Phân tích người nhận để sử dụng diễn giải
- Chọn mẫu thông điệp thích hợp
- Khuyến khích phản hồi
- Tháo gỡ các rào cản giao tiếp

10. Cách lựa chọn từ ngữ trong GTKD?
- Chọn từ ngữ dễ hiểu
Nguyễn Hiếu
/>

- Sử dụng từ ngữ rõ ràng, chính xác
- Chọn từ ngữ mạnh
- Nhấn mạnh những từ tích cực
- Tránh lạm dụng từ
- Tránh những từ lỗi thời
11. Cách phát triển câu trong GTKD?
- Tạo ra những câu rành mạch, dễ hiểu
- Sử dụng những câu ngắn
- Sử dụng những câu văn ở thể chủ động
- Đưa ra những điểm nhấn thích hợp của câu
12. Cách hình thành đoạn văn trong GTKD?
- Sử dụng đoạn văn ngắn
- Tạo tính thống nhất cho đoạn văn
- Bố trí đoạn văn một cách hợp lý (logic)
- Tạo sự nhấn mạnh thích hợp cho đoạn văn
- Tạo cho đoạn văn hài hòa, mạch lạc
13. Một số nguyên tắc giao tiếp cơ bản trong cơ quan, đơn vị?
- Gây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp
- Hợp tác ăn ý với đồng nghiệp
- Được đồng nghiệp yêu mến
14. Câu hỏi mở và câu hỏi đóng là gì?
- Một câu hỏi đóng thường chỉ nhận được một câu trả lời rất ngắn.
Ví dụ: “ Bạn mười chín tuổi phải không?”, câu trả lời là “có” hoặc
“không”.
“ Bạn sống ở đâu?”, câu trả lời thường là địa chỉ của người được

hỏi.
- Câu hỏi mở mang đến những câu trả lời dài. Chúng thường đi vào vấn
đề hỏi về: cái gì, tại sao, như thế nào. Một câu hỏi mở hỏi người khác về
kiến thức, quan điểm hoặc là cảm nhận của họ. “Bạn có thể kể...” hoặc
“Bạn có thể tả lại...” cũng có thể được dùng để bắt đầu câu hỏi mở.

Nguyễn Hiếu
/>

- Ví dụ một vài câu mẫu: “Buổi gặp mặt lần trước đã xảy ra điều gì thế?
Tại sao anh ta lại phản ứng như thế?”. “Bạn thấy bữa tiệc thế nào? Bạn
hãy tả chi tiết hơn đi!”
- Câu hỏi mở thì phù hợp với:
Phát triển một cuộc đối thoại mở:
“Bạn định làm gì trong dịp nghỉ hè này?”
Tìm hiểu thêm thông tin chi tiết:
“Chúng ta cần làm gì nữa để việc này thành công?”
Tìm hiểu quan điểm hoặc vấn đề của người khác: “Bạn nghĩ như thế
nào về những sự thay đổi này?”
- Câu hỏi đóng thì phù hợp với:
Kiểm tra mức độ thấu hiểu của bạn hoặc của người khác: “Vậy nếu tôi
đạt được chứng chỉ, tôi sẽ được thăng tiến chứ?”
Kết luận một cuộc thảo luận hoặc ra quyết định:
“Bây giờ tất cả chúng ta đều đã hiểu rõ tình hình, mọi người có
đồng ý với quyết định này không?”
Ở mặt ngược lại, một câu hỏi đóng ở sai vị trí có thể khép lại cuộc đối
thoại và dẫn đến sự im lặng khó xử, cho nên tốt nhất là nên tránh sử
dụng khi cuộc đối thoại đang cởi mở, vui vẻ.
15. Câu hỏi dẫn dắt là gì?
Câu hỏi dẫn dắt nhằm dẫn người nghe theo cách bạn nghĩ. Bạn có thể

thực hiện theo một vài cách sau:
Với một sự giả thiết: “Anh nghĩ là dự án này sẽ chậm bao lâu”. Câu hỏi
này như khẳng định rằng dự án đó chắc chắn không thể hoàn thành đúng
thời gian được.
Bằng cách dùng câu hỏi kiểu khẳng định: Anh ta quả là thông minh, phải
vậy không?
Nên đặt câu hỏi sao cho có thể dễ dàng nhất có thể trả lời “có” (cảm giác
tự nhiên của con người dễ dàng chấp nhận vấn đề khi họ nói “có” hơn là
“không” )
Chú ý rằng câu hỏi dẫn dắt sẽ dẫn đến đóng lại hội thoại.
Câu hỏi dẫn dắt phù hợp với:
Có được câu trả lời bạn muốn nhưng không để ý đến cảm nhận của
người khác rằng họ đã lựa chọn.
Nguyễn Hiếu
/>

Đóng lại cuộc hội thoại : “nếu như mọi câu hỏi của quý khách đã được
trả lời thỏa đáng, chúng ta có thống nhất mức giá đó không?”
Tips: Sử dụng câu hỏi dẫn dắt thận trọng. Nếu bạn dùng nó với cách tự
phục vụ mình hoặc câu hỏi ảnh hưởng đến sự thích thú của người khác,
thì họ có thể không trả lời thật với bạn đâu.
16. Câu hỏi tu từ là gì?
Câu hỏi tu từ không thực sự là câu hỏi, nó không được hỏi để chờ
câu trả lời.
Chúng chỉ là khẳng định bằng cách hỏi.
“Thiết kế của Huy thật là sáng tạo đúng không?”
Người ta dùng câu hỏi tu từ bởi vì họ đang muốn lôi cuốn người nghe như là họ đang dẫn dắt đến sự đồng tình (“Uh, đúng thế và tôi thích làm
việc cùng với một đồng nghiệp sáng tạo như là Huy) – hơn là cảm giác
họ đang được “kể” cho cái gì đó như là “Huy là một nhà thiết kế sáng
tạo”

Tips: Câu hỏi tu từ thậm chí còn hiệu quả hơn nữa khi bạn dùng một
chuỗi.
“Đây không phải là một bức hình đẹp hay sao?
Bạn không thích cách mà anh ta tô màu những dòng chữ trên bức ảnh
sao?
Anh ta dùng những khoảng trống thật là hợp lý đúng không? Chẳng lẽ
ngài không muốn một biểu tượng đẹp thế này làm logo cho sản phẩm
của công ty mình?”
Câu hỏi tu từ đặc biệt phù hợp cho việc lôi cuốn người nghe.
17. Kỹ năng thuyết trình trong kinh doanh?
- Chọn chủ đề và xác định mục đích bài thuyết trình
- Tìm hiểu khán thính giả
- Xây dựng nội dung bài thuyết trình
- Những điểm cần lưu ý trong thuyết trình
Bên cạnh kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp, đội ngũ nhân sự
trong các doanh nghiệp còn phải được trang bị nhiều kỹ năng cần thiết
khác để phục vụ nghề nghiệp của mình. Và một trong số những kỹ năng
cần thiết đó chính là kỹ năng thuyết trình.
Nguyễn Hiếu
/>

Có thể là từ trước đến nay bạn cũng chưa bao giờ nghĩ mình sẽ thuyết
trình, nhưng rốt cuộc, bạn đã làm công việc của một người thuyết trình
rồi đó! Và một khi đã làm công việc của một người thuyết trình, thì
chắc chắn là bạn phải rèn luyện kỹ năng thuyết trình. Rèn luyện kỹ năng
thuyết trình tốt cũng đồng nghĩa với việc chúng ta nỗ lực làm mọi cách
để bày tỏ thái độ tôn trọng khách hàng, tôn trọng người tiêu dùng... từ
đó mới có thể nghĩ đến việc tạo ra lợi nhuận.
18. Phát triển thông điệp viết trong kinh doanh?
- Phong cách riêng của bản thân trong thông điệp giao tiếp kinh doanh

cũng được thể hiện qua cách viết và hành văn, nó thể hiện rất rõ về
người viết bởi vì văn chính là người. Đọc một bài viết, dù là một bài
văn, một bức thư, một bản báo cáo hay một bản kế hoạch, … một người
đọc tinh tế sẽ đoán biết được tác giả là ai (là người như thế nào, có trình
độ ra sao, có đáng tin cậy hay không, phong cách làm việc thế nào,…)
Một thông điệp viết được chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ tạo được cảm tình đối
với người nhận. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của giao
tiếp cũng như hiệu quả công việc.
19. Nguyên tắc trong sử dụng thư điện tử?
- Viết tiêu đề ngắn gọn
- Chỉ viết một chủ đề trong mỗi lá thư
- Làm cho lá thư của bạn cuốn hút
- Sắp xếp vị trí thông minh và làm cho lá thư súc tích
- Sử dụng phần đính kèm cẩn thận
- Kiềm chế cảm xúc
- Loại bỏ biểu tượng cảm xúc, chữ viết tắt, chữ đại diện hợp lý
- Biết khi nào không nên sử dụng email
- Chọn “trả lời” hay “trả lời tất cả”
- Thiết kế ngữ cảnh phù hợp với sự trả lời
- Tránh những chuỗi thư điện tử
- Tôn trọng sự bảo mật
- Đọc và sửa chữa bức thư trước khi gửi đi

Nguyễn Hiếu
/>

20. Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ?
- Không gian giao tiếp
- Trang phục
- Tư thế

- Ánh mắt
- Nét mặt, nụ cười
- Cử chỉ hành động
21. Sự khác nhau giữa nghe và lắng nghe? Để lắng nghe có hiệu quả
phải có những kỹ năng gì?
 Để lắng nghe hiệu quả cần:
1. Tập trung chú ý: Bao gồm giao tiếp bằng mắt, hướng về phía người
nói hay gật nhẹ đầu biểu lộ sự tán thành và thông hiểu. Điều này cho
thấy người nghe đang thật sự chú ý và lĩnh hội được thông tin.
2. Đáp lại một cách chân thành: Nó nhằm xác nhận những ẩn ý bên
trong mà người nói muốn bày tỏ. Khi giãi bày chuyện gì, điều mà người
nói thật sự muốn cho chúng ta biết chính là thái độ cũng như cảm xúc
của họ. Hãy cho họ biết là chúng ta đang thật sự lắng nghe và thấu hiểu
họ bằng những câu như "Chắc hẳn bạn… (giận, buồn, vui, ...) lắm",
"Bạn thấy… (vui, buồn, giận…) lắm đúng không?", "Mình thấy là
bạn…"… Đây chỉ là một số cách để làm rõ cảm xúc của người nói hay
biểu lộ những cảm xúc khác nhau trong đàm thoại. Đó cũng là những
câu hỏi mở để khuyến khích người nói bày tỏ những ý kiến và cảm xúc
riêng.
3. Diễn giải lại điều vừa được chia sẻ: Thường, khi người ta quá phấn
khích, họ sẽ chẳng thể nhận ra là mình đang nói lòng vòng đâu. Thử diễn
giải lại một cách ngắn gọn và gợi mở để họ nói nhiều hơn. Bí quyết này
có thể khiến người đối diện bày tỏ những điều họ thật sự muốn chia sẻ.
4. Đặt câu hỏi: Bí quyết này rất có giá trị nhưng cũng mang khuyết điểm
Một câu hỏi không đúng chỗ có thể làm buổi trò chuyện rơi vào ngõ cụt.
Chẳng hạn như một người bạn đang muốn nói rằng cậu ấy đau khổ như
thế nào khi chia tay mà lại nhận được câu hỏi đại loại như "Sao cậu lại
Nguyễn Hiếu
/>


để cô ấy đi? Cô ấy thật đẹp". Người bạn này dĩ nhiên sẽ càng buồn hơn.
Hầu hết các trường hợp chúng ta không nên hỏi "Tại sao…?" vì nó có vẻ
như một lời trách cứ hay phán xét. Nên hỏi "Cậu cảm thấy như thế nào"
"Điều đó rất có ý nghĩa với cậu đúng không", "Bây giờ cậu định sẽ thế
nào?". Đó là những ví dụ để khuyến khích người đối diện bày tỏ nhiều
hơn mà không tỏ ý phán xét hay phê phán họ.
5. Cuối cùng, hãy im lặng: Im lặng làm nhiều người cảm thấy không
thoải mái. Họ cho rằng nó thể hiện sự suy tính hoặc đau khổ. Chúng ta
thường sợ những khoảnh khắc im lặng và thường cố nói một điều gì đó.
Một người nghe chân thành lại khác, họ cũng sẽ thoải mái trong lúc im
lặng vì biết rằng nó chứa đựng nhiều điều để suy ngẫm. Thỉnh thoảng,
chờ đợi một vài phút sẽ làm cho người nói đi sâu hơn vào những điều
muốn bày tỏ. Đôi khi, chúng ta phải im lặng để người đối diện vượt qua
những cảm xúc của mình.
22. Kỹ năng giao tiếp khi bắt đầu đàm phán?
- Đừng bao giờ nói “Vâng” với đề nghị đầu tiên
- Đòi hỏi nhiều hơn những gì bạn hy vọng đạt được
- Có phản ứng trước từng đề xuất của đối tác
- Tránh đối đầu.
- Đóng vai trò người bán hay người mua bất đắc dĩ.
- Viện cấp quyết định cao hơn hoặc “kẻ đấm người xoa”.
- Đừng bao giờ đề nghị nhượng bộ ngang bằng
- Biết cách đặt các vấn đề bế tắc sang một bên (Bế tắc không hẳn là ngõ
cụt hoàn toàn).
- Luôn đề nghị thỏa thiệp
- Đề phòng tạo ra ấn tượng trông chờ vào những nhượng bộ tiếp theo
của bạn.
23. Kỹ năng giao tiếp trong quá trình đàm phán?
- Đừng bao giờ bó hẹp nội dung đàm phán vào một vấn đề.
- Trong đàm phán không phải tất cả mọi người đều có mối quan tâm

giống nhau. Giá cả không phải lúc nào cũng là vấn đề quan trọng nhất.
- Đừng quá tham lam
Nguyễn Hiếu
/>

- Khi đàm phán đã kết thúc hãy tặng lại cho đối tác một vài nhượng bộ
nhỏ. Ví dụ: một dịch vụ bổ trợ không quan trọng.
- Bạn cần hiểu rõ phong cách đàm phán của bản thân và cố gắng sửa đổi
cho thích nghi với đối tác.
- Chuẩn bị thật kỹ cho đàm phán.
24. Kỹ năng giao tiếp khi kết thúc đàm phán?
- Đặt phía đối tác vào hoàn cảnh dễ chấp nhận kết quả đàm phán.
- Luôn tự hỏi: Đây có phải là tình thế cả hai bên đều giành được thắng
lợi hay không?
25. Đàm phán là gì?
- Đàm phán là phương tiện cơ bản để đạt được cái mà ta mong muốn từ
người khác. Đó là quá trình giao tiếp có đi có lại được thiết kế nhằm
thỏa thuận trong khi giữa ta và bên kia có những quyền lợi có thể chia sẻ
và có những quyền lợi đối kháng.
26. Các nguyên tắc cơ bản trong đàm phán?
- Đàm phán là một hoạt động tự nguyện.
- Một bên muốn thay đổi tình hình hiện tại và tin rằng có thể đạt được.
- Mục đích của đàm phán là thỏa thuận.
- Không phải mọi cuộc đàm phán đều kết thúc bằng thỏa thuận.
- Không đạt được thỏa thuận có khi là kết quả tốt.
- Thời gian là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiến trình và kết quả
đàm phán.
- Không để cuộc đàm phán bị phá vỡ hoàn tòan.
- Kết quả mỹ mãn là cải thiện được tình hình hiện tại của cả 2 bên.
- Tiến trình bị ảnh hưởng bởi những người đàm phán của các bên.

27. Những sai lầm thường mắc phải trong đàm phán?
- Bước vào đàm phán với đầu óc thiếu minh mẫn
- Không biết đối tác ai là người có quyền quyết định
- Không biết điểm mạnh của mình là gì và sử dụng nó như thế nào
- Bước vào đàm phán với mục đích chung chung
- Không đề xuất những quan điểm và lý lẽ có giá trị
Nguyễn Hiếu
/>

- Không kiểm soát các yếu tố tưởng như không quan trọng như thời gian
và trật tự của các vấn đề
- Không để cho bên kia đưa ra đề nghị trước
- Bỏ qua thời gian và địa điểm như là 1 vũ khí trong đàm phán
- Từ bỏ khi cuộc đàm phán dường như đi đến chỗ bế tắc
- Không biết kết thúc đúng lúc
28. Làm thế nào để tránh lỗi thông thường trong đàm phán?
- Không ngắt lời bên kia. Nói ít và tích cực nghe
- Đặt các câu hỏi mở có mục đích để tạo sự hiểu biết
- Sử dụng chú giải, những bình luận hài hước và tich cực
- Sử dụng viêc ngừng đàm phán để kiểm soát được nội bộ
- Lập 1 mục tiêu rõ ràng, cụ thể và thực tế trước khi đàm phán
- Tóm tắt thường xuyên
- Liệt kê những điểm cần giải thích và những điểm đã hiểu
- Tránh dùng những ngôn ngữ yếu
- Không chỉ trích bên kia. Tìm ra những điểm chung của cả 2 bên để đi
đến thỏa thuận
- Tránh chọc tức
- Tránh đưa ra quá nhiều lý do cho đề nghị của mình.
- Tránh bộc lộ cảm xúc bột phát, khiển trách, công kích hay chế nhạo cá
nhân.

29. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả lắng nghe?
- Nội dung: hấp dẫn, phong phú, thiết thực, phù hợp nhu cầu hay tẻ
nhạt, không hấp dẫn, khó hiểu.
- Môi trường: yên tĩnh, thoáng mát, đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ hay quá
nóng, quá lạnh, nhiều tiếng ồn (từ xe cộ, bạn đọc mất trật tự), thiếu thiết
bị hỗ trợ.
- Con người (người nói và người nghe):
+ Người nói: am hiểu về nội dung, vấn đề trình bày, cách diễn đạt rõ
ràng, hấp dẫn, dễ hiểu, hay ngược lại.
+ Cả người nói và người nghe:
+ Thái độ: tôn trọng, cởi mở, thân thiện, chân thành, khách quan, tự tin,
xây dựng hay thiếu tôn trọng, mất bình tĩnh, khó gần
Nguyễn Hiếu
/>

+ Tâm trạng: vui vẻ, thoải mái, tập trung hay buồn chán, lo âu, phân tán
tư tưởng
+ Tình trạng sức khoẻ: cơ thể khoẻ mạnh hay ốm đau, mệt mỏi
+ Trình độ: học vấn, chuyên môn, ngôn ngữ
+ Quan niệm về: tuổi tác, giới tính, chính trị, xã hội, tôn giáo
+ Nhận thức: giống hay khác biệt giữa người nói và người nghe
+ Các yếu tố khác: uy tín cá nhân, địa vị trong xã hội…
30. Phương thức đàm phán?
 Đàm phán bằng văn bản:
Các dạng đàm phán bằng văn bản thường thấy trong hoạt động kinh
doanh là:
- Hỏi giá: Do người mua đưa ra và không ràng buộc người hỏi phải mua
- Chào hàng
+ Chào hàng cố định: Người chào hàng bị ràng buộc với chào hàng của
mình trong thời hạn hiệu lực của chào hàng.

+ Chào hàng tự do: Người chào hàng không bị ràng buộc với chào hàng
của mình.
- Đổi giá: Đổi giá xảy ra khi một bên từ chối đề nghị của bên kia và đưa
ra đề nghị mới.
 Đàm phán bằng gặp mặt:
- Bắt tay: Bắt tay khi gặp mặt và chia tay nhau trong cùng một ngày tại
cùng một địa điểm hoặc khi bày tỏ sự chúc mừng người khác.
- Các nguyên tắc bắt tay thông dụng:
+ Người chìa tay trước: Phụ nữ, người lớn tuổi,người có chức vụ cao,
chủ nhà
+ Cần tránh: đeo găng tay, bóp quá mạnh, cầm tay hờ hững, lắc quá
mạnh, giữ quá lâu.
+ Mắt nhìn thẳng, tập trung, nét mặt vui vẻ
- Giới thiệu: Giới thiệu trẻ với già, người địa vị xã hội thấp với người địa
vị xã hội cao, nam với nữ, khách với chủ…..
- Trao và nhận danh thiếp, khi trao danh thiếp cần chú ý:
+ Đưa mặt có chữ dễ đọc
+ Không cầm cả hộp đựng danh thiếp để trao
Nguyễn Hiếu
/>

+ Đưa bằng hai tay
+ Vừa đưa vừa tự giới thiệu họ tên mình
+ Trao cho tất cả những người có mặt
- Khi nhận danh thiếp cần chú ý:
+ Nhận bằng 2 tay với thái độ trân trọng, tránh hờ hững, tránh vồ vập
+ Cố gắng nhớ tên và chức vụ của người trao rồi mới cất đi
+ Trao danh thiếp của mình. Nếu không có thì phải xin lỗi, hẹn lần sau.
- Ứng xử với phụ nữ: Luôn tỏ ra quan tâm, săn sóc, tôn trọng và giúp đỡ.
Ví dụ:

+ Lối đi hẹp, nhường phụ nữ đi trước
+ Chỗ khó đi, phải đi trước mở đường
+ Phải để phụ nữ chủ động khoác tay chỗ quãng đường khó đi
+ Lên cầu thang, phụ nữ đi trước, xuống cầu thang phụ nữ đi sau.
+ Kéo ghế mời phụ nữ ngồi
+ Muốn hút thuốc phải xin lỗi
+ Không chạm vào người phụ nữ khi chưa được phép, nhưng phụ nữ
được quyền chạm vào nam giới mà không cần xin phép.
- Thăm hỏi: Nếu muốn thăm hỏi, cần báo trước xin được thăm hỏi. Nếu
tặng hoa thì tặng tận tay, nếu tặng quà thì chỉ để trên bàn. Đến và ra về
đúng giờ đã hẹn.
- Tiếp chuyện: Trong phòng khách xếp ghế nệm dài, chủ nhà bên trái,
khách bên phải, những người khác lần lượt ngồi các ghế tiếp theo theo
thứ tư trên dưới theo vị trí xuất khẩu hay tuổi tác. Không rung đùi hay
nhìn ngang liếc dọc, không lấy thứ gì ra xem khi chủ nhà không giới
thiệu.
 Đàm phán qua điện thoại:
- Người gọi tự giới thiệu mình là ai? Ở đâu? Lý do gọi?
- Người nhận thể hiện sự sẵn lòng nghe
- Hãy mỉm cười khi nói chuyện điện thoại
- Khi cần giữ máy, hãy chứng tỏ mình vẫn đang cầm máy.Nếu cần giữ
quá lâu thì hãy yêu cầu người gọi xem mình có thể gọi lại cho họ không?
- Sẵn sàng ghi chép khi điện thoại
- Để người gọi kết thúc cuộc nói chuyện

Nguyễn Hiếu
/>

Khi đó đề nghị mới trở thành chào hàng mới và làm cho chào hàng cũ
hết hiệu lực.

- Chấp nhận: Một chấp nhận có hiệu lực phải đảm bảo:
+ Hoàn toàn, vô điều kiện.
+ Khi chào hàng vẫn còn hiệu lực.
+ Do chính người được chào hàng chấp nhận.
+ Được truyền đạt đến tận người chào hàng.
- Xác nhận: Là việc khẳng định lại những điều thỏa thuận cuối cùng giữa
các bên để tăng thêm tính chắc chắn và phân biệt với những đàm phán
ban đầu.
31. Phương pháp đàm phán?
 Đàm phán mềm:
- Mục tiêu: Đạt được thỏa thuận, có thể nhượng bộ để tăng tiến quan hệ
- Thái độ : Mềm mỏng, Tín nhiệm đối tác, Dễ thay đổi lập trường
- Cách làm : Đề xuất kiến nghị
- Điều kiện để thỏa thuận: Nhượng bộ để đạt được thỏa thuận
- Phương án: Tìm ra phương án đối tác có thể chấp thuận, Kiên trì muốn
đạt được thỏa thuận
- Biểu hiện: Hết sức tránh tính nóng nảy
- Kết quả: Khuất phục trước sức ép của đối tác
 Đàm phán cứng:
- Mục tiêu : Giành được thắng lợi, Yêu cầu bên kia nhượng bộ
- Thái độ : Cứng rắn, Giữ vững lập trường
- Cách làm : Uy hiếp bên kia, thể hiện sức mạnh
- Điều kiện để thỏa thuận : Để đạt được cái muốn có mới chịu thỏa thuận
- Tìm ra phương án mà mình chấp thuận
- Kiên trì giữ vững lập trường
- Biểu hiện : Thi đua sức mạnh ý chí giữa đôi bên
- Kết quả : Tăng sức ép khiến bên kia khuất phục hoặc đổ vỡ.
 Đàm phán nguyên tắc:
- Mục tiêu : Giải quyết công việc hiệu quả
- Phân tích công việc và quan hệ để trao đổi nhượng bộ

Nguyễn Hiếu
/>

- Thái độ : Mềm dẻo với người, cứng rắn với công việc
- Sự tín nhiệm không liên quan đến đàm phán
- Trọng điểm đặt ở lợi ích chứ không ở lập trường
- Cách làm : Cùng tìm kiếm lợi ích chung
- Điều kiện để thỏa thuận : Cả 2 bên cùng có lợi
- Vạch ra nhiều phương án cho 2 bên lựa chọn
- Kiên trì tiêu chuẩn khách quan
- Biểu hiện: Căn cứ vào tiêu chuẩn khách quan để đạt được thỏa thuận
- Kết quả: Khuất phục nguyên tắc chứ không khuất phục sức ép.
32. Một số nguyên tắc dẫn đến đàm phán thành công?
 Ấn tượng ban đầu:
 Chú ý tới các cử chỉ, thái độ và động tác của cơ thể trong khi
đàm phán:
 Phải xác định rõ mục tiêu đàm phán và luôn luôn bám sát theo đuổi
mục tiêu này trong suốt quá trình đàm phán:
 Người đàm phán tốt phải biết rèn cho mình có khả năng lắng nghe đối
tác nói:
 Phải biết trình bày, sử dụng từ ngữ một cách khôn khéo, linh hoạt:
 Người đàm phán kinh doanh phải biết hỏi nhiều thay vì nói nhiều:
 Người đàm phán cần phải biết mình có thể được phép đi tới đâu,
tự do đàm phán tới giới hạn nào:
 Ðể thành công trong đàm phán kinh doanh, cần có một ý thức, tư duy
sẵn sàng thoả hiệp nếu cần thiết:
 Ðể tránh cho những hiểu lầm vô tình hay hữu ý và để tránh
nội dung đàm phán, thương thuyết bị lệch hướng
33. Cần tránh những điều gì để đàm phán không thất bại?
1. Nói quá nhỏ:

2. Không nhìn vào mắt đối tác đàm phán:
3. Không có kế hoạch cụ thể:
4. Không thông báo trước nội dung đàm phán khi thỏa thuận lịch đàm
phán với đối tác:
5. Ðể cho đối tác quá nhiều tự do, quyền chủ động khi đàm phán:

Nguyễn Hiếu
/>

6. Ðưa hết tất cả thông tin, lý lẽ trình bày thuyết phục ra ngay từ đầu
buổi đàm phán:
7. Lảng tránh ý kiến phản đối hay nghi ngờ từ phía đối tác:
8. Không chuẩn bị trước các giới hạn cần thiết khi đàm phán
9. Người đàm phán tìm cách áp đảo đối tác

Nguyễn Hiếu
/>


×