Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài cho giờ đọc văn nhằm nâng cao kết quả học tập môn ngữ văn lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.96 KB, 38 trang )

…………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………….

1. lí do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học là một trọng tâm của đổi mới giáo dục Trung học
phổ thông. Luật giáo dục (Điều 28) yêu cầu: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc
điểm của từng lớp, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú, hứng
thú học tập cho học sinh.” Dạy học văn nhất thiết phải đổi mới theo hướng “ Đặt
học sinh vào hoạt động trung tâm của quá trình dạy học”, giáo viên đóng vai trò tổ
chức, định hướng cho học sinh đọc hiểu, lĩnh hội văn bản văn học. Hướng học sinh
vào hoạt động, tổ chức cho các em hoạt động chiếm lĩnh tác phẩm theo đúng đặc thù
quy luật sáng tạo và cảm thụ văn học được xem là một trong những vấn đề cơ bản có
ý nghĩa phương pháp luận trong đổi mới phương pháp dạy học văn hiện nay. Vấn đề
đặt ra là phải xác định đúng phương pháp cho từng kiểu bài, đưa ra được các biện
pháp để học sinh chiếm lĩnh tác phẩm văn chương trong nhà trường.
Dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong mỗi giờ học phải
được thực hiện qua nhiều bước, nhiều khâu khác nhau trong quy trình dạy học, trong
đó bao gồm cả việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp của cả giáo viên và học sinh ở tất
cả các môn học. Với môn Văn, phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong giờ học
phải được xem như là một nguyên tắc cơ bản, phải là một khâu trong quá trình dạy
học, trong giáo án của giáo viên qua từng tiết dạy. Muốn phát huy tính tích cực của
học sinh, tạo không khí giờ học, nâng cao chất lượng học Văn của học sinh THPT
trước hết phải bắt đầu từ những tiết Đọc văn. Người giáo viên phải biết khơi gợi, tổ
chức, dẫn dắt học sinh tham gia tích cực, chủ động vào bài học. Muốn vậy, chính các
em phải có sự chuẩn bị bài trước một cách khoa học qua phương pháp hướng dẫn của
giáo viên.
Sách giáo khoa 10 Ngữ văn có nhiều thay đổi, được biên soan theo hướng tinh
giản và tích hợp. Vì thế muốn học tốt ở trên lớp, tích cực hoạt động trong quá trình
tiếp nhận, lĩnh hội tác phẩm thì đòi hỏi học sinh phải thực hiện tốt khâu chuẩn bị bài ở


…………………………….…..………………………………………….-

1 -…………………………………………….…………………………...


…………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………….

nhà, và chắc chắn một điều, nếu giờ Đọc văn nào mà có sự chuẩn bị công phu ở cả
thầy lẫn trò thì giờ học đó sẽ đạt kết quả khả quan hơn. Tuy nhiên, một thực trạng khá
phổ biến hiện nay là nhiều giáo viên dạy Văn chưa thực sự chú trọng đến khâu hướng
dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà, hoặc có thực hiện thì cũng mới chỉ ở hình thức tự
phát, thiếu tính khoa học. Về phía học sinh, các em chưa xây dựng cho mình thói
quen chuẩn bị bài kĩ trong nhận thức và hoạt động chuẩn bị bài ở nhà.
Vì những lí do và thực tế nêu trên, tôi mạnh dạn đề xuất Một số biện pháp hướng
dẫn học sinh chuẩn bị bài cho giờ Đọc văn nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học
tập môn ngữ văn lớp 10 .
2. Nội dung sáng kiến
2. 1. Cơ sở lí luận
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, Nghị quyết TW khóa 7 đã đề ra
nhiệm vụ “ Đối mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học”
Nghị quyết TW 2 khóa VIII đã chỉ rõ nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục đào tạo
là “ Đối mới phương pháp giáo dục đạo tạo, khắc phục lới truyền thụ một chiều, rèn
luyện thói quen, nề nếp tư duy sáng tạo của người học”. Đồng thời Đảng ta cũng
khẳng định “Lấy nội lực, năng lực tự học làm nhân tố quyết định sự phát triển của
bản thân người học”. Trong chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo
quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và
Đào tạo đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học
sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của
từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn

luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
Có thể coi việc chuyển từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học
hướng vào người học, phát huy tính tích cực, tự học, sáng tạo của học sinh là quan
điểm lí luận dạy học có tính định hướng chung cho việc đổi mới phương pháp dạy
học. Nói cách khác cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ
động, chống thói quen học tập thụ động. Vì vậy, việc hướng dẫn học sinh giúp các em
…………………………….…..………………………………………….- 2 -…………………………………………….…………………………...


…………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………….

chuẩn bị bài tốt ở nhà trở thành một yêu cầu thiết thực có giá trị to lớn trong tiến trình
dạy học trên lớp của giáo viên và học sinh, giúp học sinh chủ động, tích cực trong quá
trình học tập. Việc chuẩn bị bài ở nhà là một nội dung nằm trong phương pháp tự học.
Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý thức tự học
thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi người, kết quả học
tập sẽ ngày được nâng cao.
Với môn Ngữ văn, hướng học sinh vào hoạt động, tổ chức cho học sinh chiếm
lĩnh tác phẩm theo đúng quy luật sáng tạo và cảm thụ văn học được xem là một trong
những vấn đề cơ bản có ý nghĩa phương pháp luận trong đổi mới phương pháp dạy
học Văn hiện nay. Với yêu cầu đổi mới như đã nêu, học sinh là chủ thể tiếp nhận, tích
cực sáng tạo trong các giờ Đọc văn. Giáo viên đóng vai trò tổ chức, định hướng, điều
khiển quá trình tiếp nhận của học sinh. Để phát huy năng lực tiếp nhận, hiệu quả giờ
Đọc văn thì giáo viên linh hoạt sử dụng nhiều phương pháp, hình thức, kỹ thuật tổ
chức dạy học. Vì thế chuẩn bị bài ở nhà là việc làm không thể xem nhẹ đối với người
học sinh hiện nay. Tất nhiên, học sinh chuẩn bị như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào
cách thức hướng dẫn của giáo viên.
2.2. Thực trạng của vấn đề

2.2.1. Đối với giáo viên
Trong thời gian qua việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học của các cấp đã
có tác động tích cực đối với nhiều giáo viên ở các nhà trường. Đối với bộ môn ngữ
văn trước sự đổi mới chương trình, SGK, dạy học theo nghiên cứu bài học, dạy học
theo chuyên đề nhiều thầy cô tích cực vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, kỹ
thuật, các phương tiện dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh
trong giờ học. Tuy nhiên đa số giáo viên chỉ chú ý tới việc chuẩn bị giáo án của mình
cho thật tốt mà chưa chú ý tới việc hướng dẫn học sinh cũng chuẩn bị tốt bài học
trước khi tới lớp. Việc hướng dẫn, dặn dò học sinh tự học, chuẩn bị bài ở nhà của giáo
viên còn qua loa, thiếu sự chỉ dẫn cụ thể. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân.
Trong đó chủ yếu xuất phát từ quan niệm học sinh về nhà học tốt bài cũ là được. Đối
với việc chuẩn bị bài mới thì sách giáo khoa đã có hướng dẫn. Giáo viên không cần
…………………………….…..………………………………………….-

3 -…………………………………………….…………………………...


…………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………….

hướng dẫn thêm. Một nguyên nhân nữa cũng phải kể đến đó là thời gian của mỗi tiết
dạy. Giáo viên thường phân bố thời gian chưa hợp lý cho việc hướng dẫn học sinh tự
học ở nhà. Nhiều khi trống hết tiết vẫn chưa hết nội dung bài học, sau các tiết dạy
giáo viên phải kí sổ, di chuyển tới lớp dạy khác cho nên không còn thời gian hướng
dẫn học sinh chuẩn bị bài. Một số giáo viên có giao bài tập, yêu cầu về nhà chuẩn bị
bài nhưng chưa có gợi ý, không kiểm tra, đánh giá một cách sát sao thường xuyên nên
ý thức chuẩn bị bài của một số học sinh chưa cao.
Từ thực trạng nêu trên tôi nhận thấy việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài một
cách hệ thống, khoa học sáng tạo là vấn đề vô cùng quan trọng, cần thiết. Một giờ
Đọc văn thành công hay không, không khí giờ học như thế nào và chất lượng, hiệu

quả giờ học văn ra sao xét cho cùng phụ thuộc vào niềm say mê nghề, năng khiếu sư
phạm và nghệ thuật tổ chức, hướng dẫn của giáo viên và ý thức tự học của học sinh.
Và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài là một khâu then chốt trong quá trình đổi mới
phương pháp dạy học, một trong những yếu tố làm nên chất lượng dạy học Ngữ văn
trong nhà trường Trung học phổ thông hiện nay.
2.2.2. Đối với học sinh
Hiện nay trong các nhà trường có không ít tiết đọc văn không khí học tập vẫn
còn đơn điệu, trầm, nặng nề, học sinh thụ động tiếp thu, ghi chép. Nhiều câu hỏi đơn
giản giáo viên đặt ra cũng chỉ rất ít học sinh giơ tay phát biểu. Mỗi lớp thường chỉ có
từ 3 đến 5 em chủ yếu tập trung vào các em là cán sự lớp, cán sự đoàn giơ tay phát
biểu khi giáo viên đặt câu hỏi. Trong những giờ thao giảng, hội giảng có giáo viên dự
giờ tinh thần học tập của các em cũng không khá hơn đôi khi còn ngược lại. Học sinh
trầm, thụ động, thiếu hợp tác tích cực trong các giờ đọc văn là do đâu? Một trong
những nguyên nhân chính là thiếu sự chuẩn bị bài ở nhà. Qua khảo sát đầu năm học
các lớp tôi trực tiếp giảng dạy về hoạt động chuẩn bị bài ở nhà kết quả như sau:
Nội dung hỏi

Lớp 10b4
(45 HS)
Tỉ lệ
SL
%

…………………………….…..………………………………………….-

Lớp 10b5
(43 HS)
Tỉ lệ
SL
%


Lớp 10B6
(42Hs)
Tỉ lệ
SL
%

4 -…………………………………………….…………………………...


…………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………….

1. Thường xuyên không đọc bài
và chuẩn bị bài.
2. Chỉ đọc lướt qua văn bản và trả
lời một số câu hỏi dễ.
3. Đọc kĩ văn bản và tóm tắt nội
dung và trả lời đầy đủ các câu
hỏi.
5. Thắc mắc và nhờ GV giải đáp
khi lên lớp.

17

37,78

15

34,88


13

30,95

22

48,89

24

55,81

26

61,90

5

11,11

4

9,3

3

7,14

0


0

0

0

0

0

Nhìn vào kết quả khảo sát ta thấy tỉ lệ học sinh thường xuyên không chuẩn bị bài
tương đối lớn(Lớp 10B4 là 37,78%, Lớp 10B5 là 34,88%, Lớp 10B6 là 30,95%).
Phần lớn học sinh chỉ đọc lướt qua văn bản, chuẩn bị những câu hỏi dễ. Tỉ lệ này lớn
nhất (Lớp 10B4 là 48,89%, Lớp 10B5 là 55,81%, Lớp 10B6 là 61,90%). Chỉ có tỉ lệ
nhỏ học sinh có ý thức tìm hiểu nội dung bài học, chuẩn bị bài trước khi tới lớp(Lớp
10B4 là 11,11%, Lớp 10B5 là 9,3%, Lớp 10B6 là 7,14%) còn vấn đề học sinh thắc
mắc nhờ giáo viên giải quyết tuyệt nhiên không có.
Vậy, nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng trên. Trước hết, nhiều học sinh vẫn
quan niệm học để lấy điểm. Các em cho rằng học bài cũ quan trọng hơn chuẩn bị bài
mới. Kiểm tra bài cũ mà không học thì bị điểm kém, trong khi đó không chuẩn bị bài
mới mà bị kiểm tra thì chỉ bị nhắc nhở, khiển trách thôi. Học sinh chưa biết rằng
chuẩn bị bài mới chính là học bài cũ trước một bước. Vì thế việc chuẩn bị kỹ bài mới
vẫn bị học sinh xem nhẹ. Một nguyên nhân nữa không thể không nhắc tới đó là đa số
học sinh ở Sốp Cộp đều từ các xã xa phải thuê phòng trọ học. Thiếu sự kèm cặp của
gia đình, cùng với điều kiện học tập thiếu thốn như thiếu bàn học, thiếu sách giáo
khoa, tài liệu tham khảo... khiến các em chuẩn bị bài. Nhiều em ham chơi, chưa có ý
thức học, chưa có thói quen học bài theo thời gian biểu, học bài chưa khoa học nên
việc chuẩn bị bài của các em còn nhiều hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng. Để
đánh giá khách quan về điều kiện học tập của các em tôi đã tiến hành khảo sát qua

phát phiếu khảo sát kết quả thu được như sau:
Lớp 10B4
…………………………….…..………………………………………….-

Lớp 10B5

Lớp 10B6

5 -…………………………………………….…………………………...


…………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………….

Nội dung hỏi

(45 HS)
Số
Tỉ lệ
lượng
%
14
31,11

(43 HS)
Số
Tỉ lệ
lượng
%
8

16,60

(42HS)
Số
Tỉ lệ
lượng
%
11
26,19

1. Có bàn học, góc học tập.
2. Có sách giáo khoa Ngữ văn 10
39
86,67
43
100
40
95,24
( Tập 1,2)
3. Có ít nhất một quyển tài liệu
16
35,56
12
27,91
6
14,29
tham khảo Ngữ văn
4. Có từ 2 - 4 loại tài liệu tham
5
11,11

3
6,98
2
4,76
khảo Ngữ văn.
Kết quả khảo sát cho thấy điều kiện học tập của các em học sinh vô cùng thiếu
thốn. Đa số không có góc học tập(Lớp 10B4 có 14 học sinh chiếm 31,11%, Lớp 10B5
có 8 học sinh là 16,60%, Lớp 10B6 có 11 học sinh chiếm 26,19%). Về sách giáo khoa
các lớp tương đối đầy đủ có lớp 100% học sinh có sách giáo khoa. Tuy nhiên nhiều
quyển đã cũ, rách do sách mượn của các anh chị. Riêng tài liệu tham khảo – một kênh
thông tin quan trọng giúp các em chuẩn bị tốt bài trước khi tới lớp thì rất thiếu (Lớp
10B4 học sinh có ít nhất một quyển có 16 em chiếm 35,56%, học sinh có từ 2 quyển
có 5 em chiếm 11,11%; Lớp 10B5 học sinh có ít nhất một quyển có 12 em chiếm
27,91%, học sinh có từ 2 quyển có 3 em chiếm 6,98%; Lớp 10B6 học sinh có ít nhất
một quyển có 6 em chiếm 14,29%, học sinh có từ 2 quyển có 5 em chiếm 4,76%;) Tài
liệu tham khảo cũng vậy phần lớn là của anh chị để lại. Có học sinh còn sử dụng vở
ghi chép của anh chị khóa trước dùng làm tài liệu tham khảo.
Như vậy có thể thấy công việc tự học chuẩn bị trước bài mới vẫn chưa được học
sinh chú trọng. Các em chuẩn bị bài gọi là có để chống đối khi giáo viên kiểm tra.
2.3. Các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề.
Viết sáng kiến này, tôi thực hiện các bước như sau: Nghiên cứu tài liệu có liên
quan tới SKKN như đường lối chính sách của Đảng, chỉ đạo của ngành, các phương
pháp dạy học, cơ sở lý luận nhằm tổ chức hoạt động cho học sinh, tài liệu hướng dẫn
dạy học Ngữ Văn 10, tài liệu SGK Ngữ Văn 10 tập 1, 2 và các tài liệu khác; Dùng
phiếu để điều tra tình hình học bài của sinh học; Dự giờ, trao đổi trực tiếp với đồng
…………………………….…..………………………………………….-

6 -…………………………………………….…………………………...



…………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………….

nghiệp để điều tra chất lượng và ý thức học tập của em; Điều tra cơ sở vật chất phục
vụ học tập ở trường, phương tiên, phương pháp dạy học đã và đang giáo viên sử dụng.
Soạn giáo án thực nghiệm có đề xuất các biện pháp tổ chức các hoạt động tự
học cho học sinh; Tiến hành thực nghiệm ở 2 lớp tôi trực tiếp giảng dạy (Lớp thực
nghiệm: Bài học được thiết kế có sử dụng các phương pháp tổ chức các hoạt động
hướng dẫn học sinh tự học, Lớp đối chứng: Bài học thiết kế theo hướng sử dụng
phương pháp dạy học thông thường mà giáo viên thường sử dụng). Qua thực nghiệm,
nhìn lại quá trình nghiên cứu đề tài, tôi rút ra một số kinh nghiệm làm cơ sở để tiếp
tục nghiên cứu, ứng dụng vào dạy học.
3. Một số biện pháp nhằm giúp hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài cho giờ Đọc văn
ở lớp 10 Trung học phổ thông ......
3.1. Hướng dẫn học sinh đọc trả lời câu hỏi trong Sách giáo khoa ngữ văn 10 tập
1, 2.
Sách giáo khoa là sự cụ thể hóa chương trình, là nguồn trí thức thống nhất và là
chỗ dựa cơ bản cho giáo viên khi dạy học. Ở nước ta, Sách giáo khoa có vai trò vô
cùng quan trọng. Điều 25 của Luật Giáo dục đã khẳng định: “Sách giáo khoa để sử
dụng chính thức, thống nhất, ổn định trong giảng dạy, học tập ở nhà trường và các cơ
sở giáo dục khác”.
Đã từ lâu, các nhà nghiên cứu lý luận dạy học đã khẳng định vai trò quan trọng
của Sách giáo khoa trong quá trình học tập của học sinh. Sách giáo khoa là nguồn cung
cấp tri thức đúng đắn, khoa học và thống nhất trong nền giáo dục quốc dân. Tri thức
được đưa vào Sách giáo khoa có tính tinh giản, cô đọng, súc tích, phong phú. Nó có thể
giúp người học nghiên cứu, tìm tòi, phát huy tính sáng tạo linh hoạt, đa dạng. Để giúp
học sinh có phương pháp tự học, tự nghiên cứu giáo viên cần có những định hướng cho
học sinh trong các hoạt động tiếp xúc với Sách giáo khoa, tập cho các em biết gia công
tìm tòi, sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức.
Đối với tác phẩm văn học để hiểu trước hết học sinh phải đọc để thâm nhập. Có

nhiều mức độ đọc khác nhau: đọc lướt, đọc kỹ, đọc sâu… Nói cách khác cảm nhận
văn chương điều đầu tiên là phải đọc; đọc để rung động, để thẩm thấu. Đối với học
…………………………….…..………………………………………….- 7 -…………………………………………….…………………………...


…………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………….

sinh, việc soạn bài ở nhà yêu cầu không thể thiếu là phải đọc văn bản nhưng cốt yếu
là giáo viên hướng dẫn học sinh khi đọc phải thực hiện các công việc sau:
- Đọc âm vang và cả đọc thầm để tưởng tượng.
- Đọc và ghi lại những cảm nhận, những ấn tượng ban đầu về tác phẩm.
- Đọc để tìm nội dung chính, xác định những kiến thức cơ bản, trọng tâm.
Chuẩn bị bài là một yêu cầu bắt buộc đối với học sinh khi hoạt động dạy học
Ngữ văn tiến hành theo tư tưởng đổi mới: học sinh là chủ thể tích cực trong giờ học.
Nó có tác dụng giúp học sinh có “cơ hội” phát huy vai trò chủ thể của mình trong giờ
học. Nhờ chuẩn bị bài (đọc văn bản và giải quyết các vấn đề liên quan văn bản về mặt
tiếp nhận) mà học sinh chủ động hơn khi tranh luận, trả lời các câu hỏi về tác phẩm từ
đó giờ học trên lớp sôi nổi, cuốn hút học sinh hơn.
Điều quan trọng nhất trong hướng dẫn học sinh soạn bài ở nhà trước hết là
yêu cầu các em trả lời các câu hỏi ở phần hướng dẫn học bài. Tuy vậy, muốn hoạt
động này của các em đạt hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải có những cách thức, biện
pháp phù hơp. Như giáo viên vừa yêu cầu vừa khuyến khích, động viên các em tự
trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn theo cách hiểu của mình, tránh viêc ghi lại,
chép lại theo sách giải một cách đối phó, thụ động. Ví dụ như với đoạn trích Trao
duyên: Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu trước đoạn trích, cảm nhận được diễn
biến tâm trạng đầy phức tạp của Thúy Kiều trong đêm trao duyên. Qua đó thấy được
phẩm chất cao quý nổi bật của Thúy Kiều: đức hi sinh, lòng vị tha, đồng thời thấy
được thái độ đồng cảm sâu sắc của tác giả trước hoàn cảnh đau khổ và bế tắc của
con người. Qua đó học sinh thấy được nghệ thuật phân tích tâm lí đặc sắc, ngôn ngữ

thơ điêu luyện của Nguyễn Du. Giáo viên có thể cho học sinh câu hỏi chuẩn bị bài
như sau:
(1). Nếu đặt đoạn trích trong toàn bộ tác phẩm, chúng ta thấy đoạn trích có vai trò
như thế nào trong việc khắc họa nhân vật Kiều? Tấm lòng của tác giả đối với nhân
vật của mình ra sao?
…………………………….…..………………………………………….-

8 -…………………………………………….…………………………...


…………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………….

(2). Hình dung toàn bộ diễn biến cuộc “trao duyên” và khái quát giá trị đoạn trích?
(3). Bằng khả năng tưởng tượng cũng như lôgic cuộc sống hãy hình dung diễn biến
tâm trạng của Thúy Vân khi nghe chị gái giãi bày tâm sự?
(4). Qua việc Nguyễn Du dùng ngôn ngữ nhân vật để xây dựng quá trình diễn biến
nội tâm của Thúy Kiều trong đêm trao duyên, ta thấy được tài nghệ gì của Nguyễn
Du?
Giáo viên trả lời những thắc mắc của học sinh nếu các em chưa hiểu câu hỏi.
Đồng thời có gợi ý cách thức trả lời những câu hỏi này cho học sinh. Trong quá trình
soạn bài chỗ nào các em chưa hiểu hay còn thắc mắc, giáo viên yêu cầu các em chú
ý ghi lại hoặc gạch chân, đánh dấu để có thể trao đổi trong quá trình đọc hiểu văn
bản trên lớp.
Một điều nữa không kém phần quan trọng là khi hướng dẫn học sinh trả lời các
câu hỏi trong Sách giáo khoa giáo viên cần hướng các em vào những ý trọng tâm, câu
hỏi trọng tâm điều này rất có ích cho việc đọc hiểu văn bản ở trên lớp. Muốn làm
được điều này giáo viên phải có đầu tư suy nghĩ trước một bước. Như vậy, việc hướng
dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà sẽ mang lại hiệu quả hơn. Hướng dẫn học sinh đọc
Sách giáo khoa và trả lời câu hỏi là việc làm vô cùng quan trọng, bởi đây là một bước

chuẩn bị trước làm cơ sở cho việc đọc tác phẩm trên lớp. Nếu giáo viên làm tốt bước
này thì khâu lên lớp sẽ nhẹ nhàng hơn, giờ học sôi nổi hơn và hiệu quả giờ học sẽ cao
hơn.
3.2. Hướng dẫn học sinh sử dụng các hình thức lập graph, sơ đồ tư duy, lập dàn
ý khái quát để trả lời câu hỏi.
Từ những hiểu biết của bản thân, học sinh tự lập thành sơ đồ, thành những dàn
ý theo suy nghĩ của mình. Điều ấy có nghĩa rằng sau khi đọc phân tích, học sinh cần
phải tổng hợp, tái tạo lại cấu trúc của bài học. Ghi chép tóm tắt những gì và như thế
nào là phụ thuộc vào hiểu biết và kinh nghiệm của từng người. Điều quan trọng là
người học phải tự mình nêu lại được các thông tin quan trọng đã tiếp nhận bằng từ
…………………………….…..………………………………………….-

9 -…………………………………………….…………………………...


…………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………….

ngữ riêng theo cách của mình. Sau đây là một số cách mà học sinh có thể sử dụng
trong khi chuẩn bị bài ở nhà.
* Trình bày dưới dạng bảng biểu: Tùy theo nội dung, tiến trình của bài học mà giáo
viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài bằng hình thức lập bảng biểu. Như khi dạy bài
Chiến thắng Mtao Mxây phần hướng dẫn học bài trả lời câu hỏi 1 “ Hãy tóm tắt diễn
biến trận đánh để so sánh tài năng và phẩm chất của hai tù trưởng?” giáo viên có thể
hướng dẫn các em lập bảng so sánh như sau:
Hiệp đấu

Đăm Săn

Mtao Mxây


Kết quả
Mtao Mxây chém
Hiệp đấu
Múa sau, tỏ ra tài
Múa trước, tỏ ra
vào cái chão cột
thứ nhất
giỏi hơn
kém cỏi
trâu.
Hiệp đấu Múa trước, sức Bị tấn công đâm Đăm Săn thấm mệt,
thứ hai
mạnh phi thường
vào đùi, vào người Mtao không sao.
.....
Đối với bài Tấm Cám khi hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi 1 giáo viên có thể
gợi ý học sinh trả lời bằng hình thức lập bảng như sau:
Chặng I. Khi còn ở nhà
Sự việc
Tấm
Cám, Mẹ Cám
Kết quả
Xuất thân
Mồ côi cả cha lẫn Mồ côi cha, ở với mẹ, Tấm bị hắt hủi, Cám
mẹ, bị hắt hủi, phải được yêu, chiều.
được yêu chiều.
làm việc vất vả
Cái yến đào Chăm chỉ chịu khó, Lười biếng, đi chơi, Tấm thua thiệt, Cám
bắt được nhiều tôm cướp công của Cám

đắc thắng.
tép...
Con bống
Yêu thương, chăm Lừa bắt, ăn thịt bống Tấm thua thiệt, Cám
chút, coi Bống là
đắc thắng.
bạn...
....
Chặng II. Tấm vào cung
Tấm và sự hóa thân
Âm mưu, hành động của mẹ con Cám
Hái cau cúng bố
Chặt cau, Cám thay Tấm vào cung
Hóa thành chim vàng anh bay vào cung
Giết chim vàng anh
....
*Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi dạng sơ đồ:
Hướng dẫn học sinh sử dụng dạng sơ đồ là một trong những cách hướng dẫn
…………………………….…..………………………………………….-

10 -…………………………………………….…………………………...


…………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………….

dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, nó hướng tới việc
hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của các em. Học sinh bên cạnh việc
ghi nhớ các kiến thức đã học còn phải hiểu rõ các kiến thức đó, sắp xếp nó trong bộ
nhớ một cách khoa học, đồng thời còn hiểu rõ mối quan hệ của kiến thức này với kiến

thức khác, tái hiện nó trong bản đồ tư duy để từ đó vận dụng các kiến thức một cách
chủ động, linh động, sáng tạo. Sơ đồ có nhiều dạng như dạng graph, dạng sơ đồ tư
duy. Ví dụ khi dạy Hiền tài là nguyên khí của quốc gia giáo viên có thể hướng dẫn các
em chuẩn bị câu hỏi số 4: “Lập sơ đồ về kết cấu của bài văn bia nói trên” Giáo viên
có thể hướng dẫn các em lập sơ đồ như sau:
Vai trò quan trọng của hiền tài

Những việc làm khuyến khích hiền tài

Những việc đã làm

Việc sẽ làm

Ý nghĩa của viêc khắc bia tiến sĩ

* Trình bày dưới dạng đồ tư: Sơ đồ tư duy được giáo viên, học sinh sử dụng khá
phổ biên trong dạy học cũng nhu học tập. Ưu điểm của sử dụng sơ đồ tư duy trong
lĩnh hội trình bày khiến thức rất khoa học, dễ sử dụng. Với môn Ngữ văn sử dụng sơ
đồ tư duy có hiệu quả khơi gợi trong học sinh tình yêu đối với môn học, đồng thời
đem đến cho các em cái nhìn mới, cách tư duy mới, sự hưng phấn, lôi cuốn đối với
môn học và có thể sử dụng rộng rãi ở tất cả các khâu trong quá trình dạy học nhất là
rất cần thiết trong việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà. Dạy bài Bình Ngô đại
cáo với câu hỏi 1 “Bài Đại cáo bình Ngô gồm 4 đạon. Hãy tóm lược nội dung cảu
tùng đoạn” Giáo viên có thể hướng dẫn các em sử dụng sơ đồ tư duy để trả lời câu
…………………………….…..………………………………………….-

11 -…………………………………………….…………………………...


…………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………….

hỏi:
3.3. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài qua tổ chức phân công từng vấn đề cụ thể
cho từng nhóm học sinh.
Sau khi kết thúc một giờ học công việc thường thấy từ trước tới nay là giáo
viên dặn dò học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài mới cho giờ học tiếp theo. Đây là
việc làm lấy lệ, qua loa, chung chung làm cho xong vì thế tính hiệu quả thấp. Kinh
nghiệm cho thấy đối với tuổi của các em giao việc càng cụ thể thì tính hiệu quả càng
cao. Vì vậy, tổ chức phân công vấn đề cho học sinh chuẩn bị trước là bước đệm rất
quan trọng cho bài học mới đạt kết quả. Để việc làm này có chất lượng giáo viên phải
thực hiện những bước sau:
Bước 1: Giáo viên chuẩn bị trước các vấn đề
Bước 2: Chia nhóm
Bước 3: Phân công vấn đề cụ thể cho từng nhóm
Lưu ý: Thời gian giáo viên dành khoảng 2-3 phút cuối mỗi giờ học để làm việc này.
Chẳng hạn khi dạy đoạn trích Trao duyên (Truyện Kiều) của Nguyễn Du ngoài
việc học sinh chuẩn bài theo phần hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa, giáo viên
có thể chuẩn bị trước các vấn đề sau để giao cho học sinh và yêu cầu mỗi nhóm phải
chuẩn bị kĩ phần việc của nhóm mình. Giáo viên chia lớp làm 2 nhóm mỗi nhóm đều
phải có nhóm trưởng nhóm phó để đôn đốc các thành viên và chịu trách nhiệm chung
cho cả nhóm của mình. (Lưu ý việc phân nhóm trưởng, phó phải được luân phiên
trong suốt năm học). Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác giáo dục ý
thức trách nhiệm cho học sinh; khắc phục tính chây lười, ỷ lại; phát huy được tính chủ
động tích cực trong học tập của các em. Trong đoạn trích Trao duyên, với 2 câu hỏi
thảo luận:
(?) Qua 12 câu thơ đầu, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để
nói lên sự thông minh sắc sảo của Thúy Kiều khi trao duyên?
(?) Qua việc tìm hiểu đoạn trích, hãy rút ra kết luận về nội dung và nghệ thuật
…………………………….…..………………………………………….-


12 -…………………………………………….…………………………...


…………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………….

của đoạn trích?
Giáo viên có thể định hướng yêu cầu cho học sinh như sau:
Câu 1: Những biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng - Ngôn ngữ sắc sảo, lời
lẽ đưa Thúy Vân vào tình huống phải “chịu lời” (dùng từ “chịu lời” mà không phải
“nhận lời”, “chịu lời” với hàm nghĩa em phải nhận, không được từ chối lời thỉnh cầu
của chị, còn “nhận lời” thì có thể có hoặc không nhận; dùng từ “cậy” mà không dùng
từ “nhờ” vì từ “cậy” mang hàm nghĩa tin cậy, hi vọng, trông đợi em sẽ nghe mình,
“nhờ” mang sắc thái tùy ý, không nài ép). Nguyễn Du đã dùng từ thuần Việt rất đúng
chỗ vừa giản dị kín đáo sâu sắc.
- Câu thơ lục bát có nhịp rất đa dạng. Lối ngắt nhịp này làm cho câu thơ khi thì trùng
xuống, khi thì khẩn khoản. Vì vậy, lời lẽ của Thúy Kiều trở nên tha thiết, trĩu nặng
suy tư hơn.
Câu 2: Chú ý học sinh vào những yếu tố cơ bản về nội dung và hình thức nghệ thuật
như sau:
+ Nội dung: Tâm trạng đau đớn, xót xa của Thúy Kiều khi trao duyên cho em. Đó
cũng là tiếng kêu đau đớn của tác giả về số phận con người trong xã hội cũ.
+ Hình thức nghệ thuật:
Nghệ thuật phân tích và miêu tả tâm lí đặc sắc: dùng ngôn ngữ của nhân vật, để nhân
vật bộc lộ những diễn biến tâm lí tinh vi, sâu kín trong tâm hồn mình. Đoạn trích sử
dụng lời độc thoại nội tâm thể hiện sâu hơn tâm trạng nhân vật.
Với bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão giáo viên có thể chia lớp thành 3 nhóm rồi
giao các nhóm với những nội dung cụ thể như
Nhóm 1: Tìm những câu thơ thể hiện chí làm trai trong văn học trung đại Việt

Nam. Từ đó khái quát chí làm trai theo tinh thần Nho giáo. ( Gợi ý: Thơ của Nguyễn
Công Trứ, Phan Bội Châu tìm trong cuốn Thơ văn nguyễn Công Trứ, Phan Bội Châu
hặc trên mạng intenetr ....)

…………………………….…..………………………………………….-

13 -…………………………………………….…………………………...


…………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………….

Nhóm 2: Tìm những câu thơ có nỗi “thẹn” như trong tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão?
Vẻ đẹp nhân cách qua nỗi “ thẹn” đó. ( Gợi ý: Thu hứng – Nguyễn Khuyến)
Nhóm 3: Tìm một số hình ảnh về một số vị tướng thời Trần, các chiến thắng của
quân ta trước giặc Nguyên – Mông( Gợi ý nguồn intenetr).
Như vậy học sinh không chỉ tìm hiểu văn bản trong sách giáo khoa mà còn tìm
hiểu các vấn đề có liên quan tới tác phẩm. Qua đó học sinh có cái nhìn tổng quát, biết
khai thác, tìm hiểu khám phá, giải quyết, khai thác vấn đề từ nhiều nguồn thông tin từ
các tài liệu khác nhau.
Có thể khẳng định rằng, nếu công việc này được giáo viên làm một cách đều
đặn và tâm huyết thì khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh sẽ được nâng cao.
Đây cũng là một trong những hình thức tốt để nâng cao chất lượng dạy học tác phẩm
văn chương ở trường phổ thông. Bởi bất cứ một công việc gì khi đã có sự hợp tác
chuẩn bị kĩ lưỡng từ hai phía thì chắc chắn hiệu quả sẽ tốt hơn. Ưu điểm của cách làm
này là tiết kiệm được thời gian khi lên lớp, phát huy được cách học hợp tác, vấn đề
trọng tâm của bài học sẽ được mổ xẻ một cách sâu sắc hơn. Quan trọng khi thực hiện
điều này, giáo viên phải nắm sát đối tượng để khuyến khích, động viên học sinh một
cách kịp thời, chân thành kể cả học sinh làm tốt và học sinh làm chưa tốt.
2.3. Hướng dẫn học sinh khai thác nguồn tài liệu học tập phục vụ cho việc chuẩn

bị bài ở nhà.
Ngoài sách giáo khoa, tài liệu học tập cho môn Ngữ văn vô cùng phong phú.
Đây là phương tiện rất cần thiết đối với người học văn. Như các loại sách tham khảo,
các tài liệu về văn học trên các báo, tạp chí văn học, đặc biệt trên internet…
Để giúp học sinh tìm và sử dụng tài liệu vào việc chuẩn bị bài cho giờ đọc Văn,
giáo viên cần giới thiệu cụ thể tên sách tham khảo, các bài viết, tài liệu có liên quan
trực tiếp đến bài học; hướng dẫn học sinh tìm sách, tài liệu tham khảo ở thư viện
trường, nhà sách trên địa bàn, ở thầy cô giáo…Giáo viên cũng có thể cung cấp cho
học sinh một số địa chỉ trên mạng internet để tự tìm tài liệu, sử dụng trong học tập.
Như

địa

chỉ:

hocmai.vn,

baogiaoduc.edu.vn,

…………………………….…..………………………………………….-

thivien.net,

taplamvan.edu.vn,

14 -…………………………………………….…………………………...


…………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………….


loigiaihay.com, dethi.violet.vn, baigiang.violet.vn,… một số trang thông tin điện từ
của một số trường THPT, đại học có chất lượng tốt. Qua những kênh thông tin này
học sinh có thể tìm được những tài liệu viết là những bài phân tích, bình luận, các ý
kiến của các nhà nghiên cứu, những chỉ dẫn của thầy cô… các hình ảnh có liên quan
tới bài học, các tác phẩm văn học đã được dựng thành phim…Sau đó, hướng dẫn học
sinh xử lí tài liệu bằng cách: Đọc kĩ, tóm tắt ý chính, tách nội dung liên quan để minh
họa cho bài học.
Tóm lại, để giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn trong nhà trường THPT, giáo
viên phải hướng dẫn, và quan trọng hơn là xây dựng ở các em ý thức, thói quen đi tìm
tài liệu liên quan đến bài học. Điều này rất quan trọng đối với việc bổ trợ thêm kiến
thức, bồi dưỡng niềm say mê đọc sách, rèn luyện tác phong làm việc nghiêm túc khoa
học cho học sinh khi đứng trước một vấn đề cần giải quyết.
3.4. Kiểm tra, nhận xét, đánh giá học sinh chuẩn bị bài ở nhà.
Kiểm tra, đánh giá học sinh chuẩn bị bài là khâu cuối cùng của các biện pháp
giúp học sinh chuẩn bị tốt bài ở nhà. Nếu giáo viên thường xuyên kiểm tra, đánh giá
việc chuẩn bị bài ở nhà thì học sinh sẽ tích cực, nghiêm túc hơn và trở thành thói quen
trong học tập. Hình thức kiểm tra, đánh giá cũng phải đa dạng, kích thích tính tích
cực, chủ động của học sinh. Giáo viên có thể kết hợp kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà
với kiểm tra miệng đầu giờ. Mỗi tiết học giáo viên kiểm tra từ 3-5 em rồi chấm lấy
điểm 15’. Giáo viên cũng có thể chấm điểm những học sinh tích tực, hăng hái trả lời
câu hỏi trong tiết học… Việc kiểm tra, đánh giá phải vừa gắn với biểu dương kích
thích vừa gắn với nghiêm khắc kiểm điểm, phê bình học sinh chưa có ý thức, chậm
tiến. Để đạt được hiệu quả tốt, giáo viên phải tiến hành thường xuyên, kiên trì.
Gợi ý phần hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài một số tiết đọc văn lớp 10 ở
trường THPT Sốp Cộp.
Dưới đây tôi xin đưa ra cách hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở một số bài, tiết
Đọc văn cụ thể ở lớp 10 chương trình chuẩn.
(1) Bài : Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy.
…………………………….…..………………………………………….-


15 -…………………………………………….…………………………...


…………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………….

*Câu hỏi hướng dẫn:
Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy kể về sự nghiệp dựng
nước, giữ nước của An Dương Vương và mối tình Mị Châu – Trọng Thủy. Trọng tâm
của tiết học là bài học giữ nước, nguyên nhân mất nước mà người xưa gửi gắm vào
trong câu chuyện về thành Cổ Loa và mối tình Mị Châu – Trọng Thủy. Khi hướng dẫn
học sinh chuẩn bị bài ở nhà giáo viên cần lưu ý học sinh khi chuẩn bị bài cần soan kỹ
câu số 2 trong phần hướng dẫn học bài để cùng thảo luận, tranh luận ở trên lớp. Tùy
theo đối tượng học sinh giáo viên có thể đưa ra thêm yêu cầu sau:
1) Bài học lịch sử từ truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy?
2)Tưởng tượng cảnh Trọng Thủy sau khi chết xuống thủy cung và gặp Mị Châu (
Viết ngắn gọn khoảng 15 dòng)
3)Tìm một số bài thơ viết về Mị Châu- Trọng Thủy và nêu sức sống lâu bền của
Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy. ( Tâm sự - Tố Hữu…)
* Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi:
+ Với câu hỏi số 2 trong SGK giáo viên gợi ý các em: Nỏ thần có ý nghĩa như
thế nào đối với việc bảo vệ thành? ( Vũ khí lợi hại nhất, là bí mật quan sự của quốc
gia). Tình cảm vợ chồng và bí mật có liên quan đến an nguy của đất nước. Cái nào
quan trọng hơn? ( Tình cảm vợ chồng là tình cảm riêng, bảo vệ bí mật quốc gia là
trách nhiệm chung. Phải biết đặt lợi ích chung nên trên lợi ích riêng….)
(2) Bài: Truyện Tấm Cám.
* Câu hỏi hướng dẫn:
Nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám là điển hình cho kiểu nhân vật mồ côi
trong truyện cổ tích. Tấm từ thụ động đến chủ động trong đấu tranh giành hạnh phúc

là quá trình trỗi dạy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của cái ác. Phần Hướng
dẫn học bài có 4 câu hỏi, giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị kỹ cả 4 câu hỏi. Ngoài
ra có thể yêu cầu học sinh thực hiện thêm:

…………………………….…..………………………………………….-

16 -…………………………………………….…………………………...


…………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………….

Nội dung : Sưu tầm những bài thơ cảm xúc từ truyện Tấm Cám, các ý kiến đánh
giá về Tấm Cám, giới thiệu một số truyện cổ tích kiểu mồ côi như Tấm Cám.
* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà:
Câu hỏi 1, 2 SGK: Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh sử dụng hình thức lập
bảng để trả lời. Ví dụ:
Sự việc
Xuất thân

Cái yến đào

Con bống

Tấm
Mồ côi cả cha lẫn
mẹ, bị hắt hủi, phải
làm việc vất vả
Chăm chỉ chịu khó,
bắt được nhiều tôm

tép...
Yêu thương, chăm
chút, coi Bống là
bạn...

Cám, Mẹ Cám
Kết quả
Mồ côi cha, ở với mẹ, Tấm bị hắt hủi, Cám
được yêu, chiều.
được yêu chiều.
Lười biếng, đi chơi, Tấm thua thiệt, Cám
cướp công của Cám
đắc thắng.
Lừa bắt, ăn thịt bống

Tấm thua thiệt, Cám
đắc thắng.

....
Chặng II. Tấm vào cung
Tấm và sự hóa thân
Âm mưu, hành động của mẹ con Cám
Hái cau cúng bố
Chặt cau, Cám thay Tấm vào cung
Hóa thành chim vàng anh bay vào cung
Giết chim vàng anh
....
Câu 3: Giáo viên gợi ý: Nguyên nhân của hành động trả thù? Hành động trả thù trong
truyền bắt nguồn từ quan điểm sống nào của dân tộc?
Nội dung : Giáo viên hướng dẫn các em tìm hiểu sưu tầm thơ trên mạng internet

một số bài thơ Nghĩ về Tấm Cám của Nguyễn Ngọc Hưng...

(3) Bài: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa.
Bài học này có 6 bài, giáo viên và học sinh chỉ tìm hiểu các bài ca dao số 1,4,6.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cảm nhận được nỗi niềm và tâm hồn của người bình
dân xưa qua những câu hát than thân và lời ca yêu thương tình nghĩa. Sưu tầm và học
thuộc lòng bổ sung một số bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa khác để thấy
được sự phong phú của kho tàng ca dao Việt Nam. Ngoài yêu cầu học sinh trả lời các
…………………………….…..………………………………………….-

17 -…………………………………………….…………………………...


…………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………….

câu hỏi có liên quan tới bài ca dao số 1,4,6, giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện thêm
một số nhiệm vụ sau ( Tùy theo đối tượng học sinh mà giáo viên hướng dẫn giao
thêm bài tập):
- Các tổ sưu tầm và đóng thành tập về những bài ca dao mở đầu bằng 2 từ Thân
em; những bài ca dao trữ tình đối đáp trong tình yêu.
- Những học sinh có năng khiếu văn nghệ chuẩn bị một bài hát dân gian có chủ
đề than thân, yêu thương tình nghĩa để diễn xướng trong giờ học trên lớp.
(4) Bài: Tỏ lòng ( Phạm Ngũ Lão)
- Câu hỏi cần hướng dẫn:
Với bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão giáo viên cần hướng dẫn học sinh cảm nhận
được "hào khí Đông A" thể hiện qua vẻ đẹp của con người và thời đại. Nhận thức
được bút pháp thơ trung đại thể hiện trong bài thơ; Vẻ đẹp của trang nam nhi thời
Trần qua bài thơ qua quan niệm "chí làm trai", cái “ thẹn” của của Phạm Ngũ Lão.
Chính vì thế khi Hướng dẫn học sinh soạn bài theo câu hỏi Sánh giáo khoa Ngữ văn

T1 trang 116, giáo viên nhấn mạnh học sinh chuẩn bị kỹ các câu hỏi:
1) Có gì đáng lưu ý về không gian, thời gian trong đó con người xuất hiện? Con
người ở đây mang tư thế, vóc dáng như thế nào?
2) Anh (chị) cẩm nhận như thế nào về sức mạnh của đội quân nhà Trần qua câu
Thơ “ Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”?
3) Qua những câu thơ Tỏ lòng, anh (chị) thấy hình ảnh trang nam nhi thời trần
mang vẻ đẹp như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì đối với thế hệ trẻ hôm nay và ngày
mai?
- Ngoài những câu hỏi trên giáo viên có thể yêu cầu thêm: Giáo viên chia lớp
thành 3 nhóm. Giao nhiệm vụ cho bốn nhóm như sau:
+ Nhóm 1: Tìm những câu thơ thể hiện chí làm trai trong văn học trung đại Việt
Nam. Từ đó khái quát chí làm trai theo tinh thần Nho giáo. ( Nguyễn Công Trứ, Phan
Bội Châu....)
…………………………….…..………………………………………….-

18 -…………………………………………….…………………………...


…………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………….

+ Nhóm 2: Tìm những câu thơ có nỗi “thẹn” như trong Tỏ lòng của Phạm Ngũ
Lão? Vẻ đẹp nhân cách qua nỗi “ thẹn” đó. (Thu hứng – Nguyễn Khuyến)
+ Nhóm 3: Tìm một số hình ảnh về một số vị tướng thời Trần, các chiến thắng
của quân ta trước giặc Nguyên – Mông( nguồn intenetr)
* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà:
+ Câu1, câu 2, câu 3 học sinh có thể trả lời theo hình thức lập dàn ý. Lưu ý: câu 1
Thời gian?; Không gian; Tư thế; Tầm vóc con người.
2) Học sinh chú ý: Thủ pháp nghệ thuật được sử dụng; hình ảnh thơ từ đó khái
quát sức mạnh của đội quân nhà trần.

3) Lưu ý: Vẻ đẹp tư thế, tầm vóc? Vẻ đẹp tâm hồn? nhân cách , lí tưởng , khát
vọng của tác giả?; Tuổi trẻ cần rèn luyện phẩm chất, tâm hồn, nhân cách như thế nào?
Làm gì cho bản thân, gia đình, xã hội?
+ Các câu hỏi phần hướng dẫn thêm: Câu 1 có thể tìm hiểu thơ Nguyễn Công
Trứ, Phan Bội Châu...( khai thác nguồn internet – Ghi vào vở soạn văn); Câu 2 tìm
hiểu Thu hứng – Nguyễn Khuyến...( khai thác nguồn internet – Ghi vào vở soạn văn);
Câu 3 khai thác nguồn internet... (Hình thức dán ảnh lên ½ tờ A0, thuyết trình, giới
thiệu về hình ảnh).
(5) Bài: Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)
* Câu hỏi hướng dẫn:
Bài Cảnh ngày hè của là bức tranh thiên nhiên ngày hè và vẻ đẹp tâm hồn của
Nguyễn Trãi. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cảm nhận được tấm lòng của Nguyễn
Trãi đối với thiên nhiên và cuộc sống. Đặc biệt là tấm lòng đối với dân với nước. Sách
giáo khoa hướng hẫn tìm hiểu khá chí tiết. Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời kỹ
câu hỏi 3, 4 trong Sánh giáo khoa Ngữ văn Tập một (trang 133).
- Câu hỏi giáo viên yêu cầu thêm:
1.1- Qua tìm hiểu bài thơ em thấy mình cần phải làm gì cho bản thân, gia đình,
quê hương đất nước?
…………………………….…..………………………………………….-

19 -…………………………………………….…………………………...


.
.

2 - Tỡm mt s cõu th th hin tm lũng ca Nguyn Trói i vi dõn vi nc.
* Hng dn hc sinh chun b bi nh:
+ Cõu hi 3 SGK (trang 118) Giỏo viờn hng dn: Giỏc quan no? (lá hòe xanh,
hoa thạch lựu đỏ; hơng sen; lao xao của chợ cá, tiếng ve kêu). Sự

giao cảm mạnh mẽ và tinh tế với thiên nhiên cảnh vật và cuộc sống
con ngời?
+ Cõu hi 4 SGK (trang 118) Giỏo viờn hng dn: Nguyn Trói mong mun iu
gỡ? (Dõn c no m, sng thanh bỡnh, yờn vui) m hng: Cm xỳc dn nộn li, hai
thanh bng cui cõu th to d õm c lan ta mói ra
+ Cõu hi 1.1 c s dng cui tit hc. Giỏo viờn t chc cho hc sinh tho lun,
t hiu qu cn hng dn hc sinh chun b trc nh: Tỡnh cm ca Nguyn
Trói vi dõn vi nc (Nguyn Trói cng hin c cuc i mỡnh cho dõn cho nc.
Ngay c khi nhn h ụng cng khụng quờn lo cho dõn, cho nc. Th h tr hụm nay
cn: tớch cc hc tp, rốn luyn thõn thờ)
+ Cõu 2.2 Giỏo viờn hng dn hc sinh tỡm hiu qua ngng sỏng tỏc Nguyn Trói
nh mt s on th: ui mt tc lũng u ỏi c , éờm ngy cun cun nc triu
ụng (Thut hng 5); Mt thõn ln qut ng khoa mc , Hai ch m mng vic
quc gia. Vỡ n quõn thõn cha bỏo c, Hi hoa cũn bn dm thanh võn (Ngụn
chớ 11) Giỏo viờn gii thiu mt s trang Thụng tin in t: nguyentrai.net,
thivien.net, hc sinh tỡm hiu su tm.
(6) Bi: c Tiu Thanh Kớ (Nguyn Du)
* Cõu hi hng dn:
c Tiu Thanh ký l ting núi ng cm, tri õm sõu sc vi Tiu Thanh - Tiu
Thanh thuc kiu nhng ph n ti sc, bt hnh m Nguyn Du c bit quan tõm
trong sỏng tỏc ca mỡnh. Khao khỏt tri õm hng v hu th ca nh th c th hin
mt cỏch kớn ỏo; Ngh thut c sc ca th tr tỡnh Nguyn Du. ú l nhng ni
dung giỏo viờn cn hng dn hc sinh c, chun b trc qua h thng cõu hi
trong sỏch giỏo khoa ( 4 cõu hi)
....-

20 -....


…………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………….

Tuy nhiên ở bài này phần hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa không đưa ra
các câu hỏi về nghệ thuật, về tâm sự khao khát tri âm hướng về hậu thế của nhà thơ
được thể hiện một cách kín đáo ở hai câu cuối. Giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi
hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà như:
Nội dung 1- Ở hai câu cuối bài thơ Nguyễn Du lo lắng, băn khoăn điều gì? Điều
băn khoăn của ông có chính đáng không và được người đời sau trả lời như thế nào?
Nội dung 2- Theo em, giá trị nhân đạo của tác phẩm có phải chỉ biểu hiện ở niềm
thương cảm cho số phận bất hạnh của Tiểu Thanh và những người như Tiểu Thanh
không? Vì sao?
* Hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà:
- Câu 1 Lưu ý: Cảnh ngộ của Nguyễn Du và Tiểu Thanh ( Đều có tài nhưng bất
hạnh); Câu 2 học sinh cần lưu ý: “Nỗi hờn kìm cổ”: Sự nghiệt ngã của tạo hóa luôn
bất công với người nghệ sĩ tài hoa. “Khó hỏi trời” - khó thay đổi ( Sự bất lực của con
người trước những bất công xã hội). Câu 3 học sinh chú ý: Nguyễn Du và Tiểu Thanh
có cùng thời, cùng nước không? (Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du đã vượt qua
ranh giới không gian, thời gian). Câu 4 học sinh có thể dùng hình thức kẻ bảng hoặc
sơ đồ tư duy để trả lời ( khuyến khích dùng sơ đồ tư duy) cần nêu được: Câu đề mở ra
khung cảnh, hoàn cảnh, nhân vật, sự việc, cảm xúc…; Câu thực nỗi bất hạnh của Tiểu
Thanh; Câu luận mở rộng ý, nâng tầm tư tưởng… ( Từ cá nhân – muôn đời); Câu kết
mở suy ngẫn, dư vị bài thơ.
- Nội dung 1: Nguyễn Du khóc Tiểu Thanh ai khóc Nguyễn Du? Băn khoăn tìm
kiếm sự đồng cảm, trân trọng những người tài hoa. Chính đáng vì là chủ thể của
nhứng kiệt tác nghệ thuật. Tố Hữu, cả dân tộc.
- Nội dung 2: Học sinh trả lời ngắn gọn từ 6 đến 8 câu (Viết vào vở soạn văn):
Thương cảm Tiểu Thanh bất hạnh - thương cảm ngững người tài hoa bất hạnh – Đấu
tranh bảo vệ, bênh vực người có tài, có tâm….
(7) Bài: Bạch đằng giang phú ( Trương Hán Siêu)
* Câu hỏi hướng dẫn:

…………………………….…..………………………………………….-

21 -…………………………………………….…………………………...


…………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………….

Giáo viên hướng dẫn học sinh cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng
nhân văn của bài Phú sông Bạch Đằng qua hoài niệm về quá khứ và lòng tự hào về
truyền thống dân tộc của tác giả, tư tưởng nhân văn của tác giả qua việc đề cao vai
trò, vị trí của con người trong lịch sử. Học sinh nắm được đặc điểm cơ bản của thể
Phú, đặc biệt là những nét đặc sắc của bài Phú sông. Với bài này, Giáo viên hướng
dẫn học sinh soạn bài, chuẩn bị kỹ các câu hỏi:
- Tìm bố cục của bài phú? Nội dung khái quát từng phần?
- Chiến tích trên sông Bạch đằng được gợi lại như thế nào qua lời kể của các bô lão?
Thái độ, giọng điệu của các bô lão khi kể chuyện? Ngôn ngữ lời kể có đặc điểm gì?
- Qua lời bình luận của các bô lão, trong các yếu tố: thời thế (thiên thời), địa thế núi
sông (địa lợi) và con người thì yếu tố nào là yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất làm
nên thắng lợi?
- Câu hỏi giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị trước những vấn đề cụ thể (Để đảm
bảo chất lượng, cũng như không quá nhiều câu hỏi giáo viên có thể chí lớp thành 2
nhóm):
Nhóm 1. Tìm một số hình ảnh về chiến tích sông Bạch Đằng. Tìm những câu thơ ngợi
ca chiến thắng Sông Bạch Đằng?
Nhóm 2. Thái độ của thế hệ trẻ hôm nay đối với những chiến công, những di tích lịch
sử?
* Hướng dẫn chuẩn học sinh bị bài:
Câu 1: Học sinh có thể sử dụng hình thức sơ đồ tư duy, kẻ bảng để trả lời câu
hỏi. Cần nêu được bố cục mấy phần? nội dung khái quát? ( Đoạn mở: từ đầu  “còn

lưu!” : Tráng chí và cảm xúc của nhân vật khách trước cảnh sắc trên sông Bạch Đằng.
Đoạn giải thích: tiếp  “nghìn xưa ca ngợi”: Các bô lão kể lại các chiến tích trên
sông Bạch Đằng; Đoạn bình luận: tiếp  “chừ lệ chan”: Các bô lão suy ngẫm và bình
luận về nguyên nhân chiến thắng trên sông Bạch Đằng; Đoạn kết: còn lại: Lời ca

…………………………….…..………………………………………….-

22 -…………………………………………….…………………………...


…………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………….

khẳng định, đề cao vai trò, đức độ của con người Đại Việt của các bô lão và nhân vật
khách).
- Câu hỏi 2: Giáo viên lưu ý học sinh: Lực lượng, thế trận ta và giặc? Không
khí chiến trận? Diễn biến chiến trận? kết thúc? ( Căn cứ vào lời thơ để trả lời câu hỏi)
- Câu hỏi 3: Giáo viên hướng dẫn: Nhân tố nào có tính quyết định? Không có
tài trí của con người địa hình hiểm trở có phát huy tác dụng hay không?
- Nhóm 1: Giáo viên gợi ý. Học sinh có thể tìm hiểu thơ văn Lý - Trần, các
trang về thơ văn, hình ảnh trên mạng internet như vanhaiphong.com… một số bài thơ
như Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi… ( Thơ văn ghi sưu tầm được ghi vào vở
soạn, ình ảnh dán vào ½ tờ A0 để giới thiệu với lớp)
- Nhóm 2 giáo viên có thể gợi ý: Thái độ đối với quá khứ, lịch sử như di tích
lịch sử, nhân vật lịch sử? (Trân trọng biết ơn, tự hào, tích cực bảo vệ di tích lịch sử,
tìm hiểu lịch sử).
(8) Bài: Trao duyên ( Trích Truyền Kiều – Nguyễn Du).
* Câu hỏi hướng dẫn:
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu trước đoạn trích, cảm nhận được diễn biến
tâm trạng đầy phức tạp của Thúy Kiều trong đêm trao duyên. Qua đó thấy được phẩm

chất cao quý nổi bật của Thúy Kiều: đức hi sinh, lòng vị tha, đồng thời thấy được thái
độ đồng cảm sâu sắc của tác giả trước hoàn cảnh đau khổ và bế tắc của con người.
Qua đó học sinh thấy được nghệ thuật phân tích tâm lí đặc sắc, ngôn ngữ thơ điêu
luyện của Nguyễn Du. Những câu hỏi phần hướng dẫn học bài có hệ thống và khá đầy
đủ. Giáo viên trong quá trình hướng dẫn học sinh cần nhẫn mạnh và có gợi ý các câu
hỏi 3. Kiều đối thoại với những ai? Phân tích diễn biến tâm trạng của Kiều qua các lời
thoại trong đoạn trích.
GV có thể cho HS thêm một số câu hỏi chuẩn bị bài như sau:
Nội dung 1. Tưởng tượng, hình dung diễn biến tâm trạng của Thúy Vân khi
nghe chị gái giãi bày tâm sự?

…………………………….…..………………………………………….-

23 -…………………………………………….…………………………...


…………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………….

Nội dung 2. Qua việc Nguyễn Du dùng ngôn ngữ nhân vật để xây dựng quá
trình diễn biến nội tâm của Thúy Kiều trong đêm trao duyên, ta thấy được tài nghệ gì
của Nguyễn Du?
* Hướng dẫn chuẩn học sinh bị bài:
Câu hỏi 3: Học sinh trả lời ngắn gọn vào vở soạn. Giáo viên gợi ý: Kiều tra
duyên cho ai? Nói chuyện với ai? Thúy Vân? Chính mình? Với Kim Trong? Tâm
trạng khi nói với Thúy Vân? ( tỉnh táo, đau khổ), Tâm trạng khi nói với chính mình?
( Đau đớn, xót xa). Tâm trạng khi nói với Kim Trọng? ( Đau khổ tột cùng). Sự đau
khổ tăng dần.
-Nội dung 1: Học sinh có thể tưởng tượng, hình dung thái độ của Thúy Vân
khác nhau. Giáo viên có thể gợi ý: Thúy Vân có bất ngờ, ngạc nhiên không? Thái độ

đối với Kiều như thế nào? Từ chối, im lặng, lưỡng lự, nhận lời ngay... hành động, cử
chỉ của Vân đối với Kiều...
- Nội dung 2: Lưu ý học sinh cách dùng từ, khắc họa tâm lý nhân vật, thấu hiểu
con người......
(9) Bài: Nỗi thương mình (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
* Câu hỏi hướng dẫn:
Đối với đoạn trích Nỗi thương mình giáo viên hướng học sinh vào nội dung cơ
bản sau: Hiểu được Kiều một thiếu nữ tài sắc, một tâm hồn trong trắng đã bị xã hội
phong kiến xô đẩy vào cảnh ngộ nghiệt ngã buộc phải chấp nhận thân phận làm kĩ nữ
tiếp khách làng chơi. Qua đó thấy được chủ nghĩa nhân văn sâu sắc của tác giả (sự
cảm thông, trân trọng với nhân vật). Hiểu được Kiều có ý thức rất cao về phẩm giá
bản thân. Nỗi niềm thương thân, tủi phận sâu sắc của nhân vật phản ánh sự chuyển
biến trong ý thức hệ cá nhân của con người trong văn học trung đại. Đồng thời nắm
được nghệ thuật ngôn từ của Nguyễn Du trong việc tả tình cảnh cũng như nội tâm
nhân vật. Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi chuẩn bị ở nhà như sau:
(1). Tâm trạng của Kiều trước cuộc sống trụy lạc chốn lầu xanh?
…………………………….…..………………………………………….-

24 -…………………………………………….…………………………...


…………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………….

(2). Tiêu đề Nỗi thương mình và câu thơ “Giật mình mình lại thương mình xót xa”
giúp chúng ta nhận thức gì về nhân vật Kiều và nó có ý nghĩa mới mẻ như thế nào đối
với văn học trung đại?
(3). Nghệ thuật trần thuật trong Truyện Kiều rất đặc sắc. Hãy chỉ ra sự đặc sắc ấy qua
đoạn trích Nỗi thương mình?
* Hướng dẫn chuẩn học sinh bị bài:

- Câu 1: Giáo viên lưu ý học sinh tìm hiểu tâm trạng của Kiều khi tàn những
cuộc vui: Giật mình, thương mình. Tâm trạng khi nghĩ đến quá khứ, hiện tại…
- Câu 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời: Cái “giật mình” thể hiện suy nghĩ
gì của Kiều? (là sự tự ý thức về cá nhân trong một thời đại mà cái cá nhân có xu
hướng triệt tiêu, ý thức cá nhân của một người phụ nữ, đối tượng được giáo dục theo
tinh thần "tam tòng" an phận thủ thường, cam chịu, nhẫn nhục. Sự tự ý thức về bản
thân của nàng Kiều có ý nghĩa "cách mạng". Con người không chỉ biết hi sinh, nhẫn
nhục, cam chịu mà còn biết ý thức về phẩm giá, nhân cách bản thân. …. )
- Câu 3: Giáo viên lưu ý học sinh tìm và phân tích: Nghệ thuật khắc họa tấm
trạng; Sáng tạo trong cách dùng thành ngữ, hình thức điệp từ, sóng đôi ( đối xứng),
ngôn ngữ điêu luyện…
Trên đây là gợi ý hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà của một số tiết đọc văn
trong chương trình Ngữ văn 10 (Chương trình chuẩn). Hoạt động hướng dẫn học sinh
chuẩn bị bài rất đa dạng, giáo viên cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo tùy theo từng bài
học cụ thể, theo mục tiêu bài học, đặc trưng thể loại và văn bản…Tất cả nhằm phát
huy tính tích cực, tự giác của học sinh trong giờ học, tạo bầu không khí sôi nổi trong
tiết Đọc văn, khắc phục tình trạng đối phó, từ đó phát huy tính tích cực, chủ động
mỗi học sinh.
2.4. Thiết kế giáo án thực nghiệm.
Ngày
soạn
/11/2014

Lớp
Ngày

…………………………….…..………………………………………….-

10b4
/11/2014


10b5
/11/2014

10b6
/11/2014

25 -…………………………………………….…………………………...


×