Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bài 32: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP (tiếp theo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.81 KB, 5 trang )

Bài 32: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP (tiếp theo)
I. Mục tiêu bài học:
Sau bài học, HS cần:
1. Về kiến thức:
- Hiểu và trình bày được vai trò, tình hình sản xuất và phân bố của ngành
công nghiệp điện tử - tin học, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp
thực phẩm.
- Biết dựa vào bản đồ công nghiệp để nhận biết sự phân bố của các ngành
công nghiệp điện tử - tin học, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp
thực phẩm.
- Nhận thức được tầm quan trọng của các ngành điện tử, tin học trong sự
nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam và công nghiệp sản xuất hàng
tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm.
- Thấy được những khó khăn của các ngành này ở nước ta và địa phương.
2. Về kỹ năng:
- Phân biệt được các phân ngành của công nghiệp sản xuất hàng tiêu
dùng.
- Biết phân tích và nhận xét lược đồ.
3. Về thái độ:
- Nhận thức được tầm quan trọng của các ngành công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp điện tử tin học trong CNH,
HĐH ở Việt Nam.
4. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Phản hồi, lắng nghe, trình bày suy nghĩ ý tưởng.
- Tìm kiếm và xử lý thông tin.
- Quản lý thời gian.
5. Nội dung tích hợp:
- Học sinh nhật thức được vai trò to lớn trong việc sản xuất ra các sản
phẩm máy móc ít tiêu hao năng lượng.
II. Các phương pháp và phương tiện dạy học:
1. Phương pháp:


- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp đàm thoại gợi mở
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp bản đồ (lược đồ).
2. Phương tiện:


- Hình ảnh về hoạt động sản xuất công nghiệp điện tử, công nghiệp sản
xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp (Tiết 1)
3. Bài mới:
a. Khám phá:
Công nghiệp cơ khí là "quả tim" của ngành công nghiệp nặng. Công
nghiệp điện tử và tin học được xếp hàng đầu trong các ngành công nghiệp thế kỷ
21 - công nghiệp hiện đại. Công nghiệp hóa chất là ngành CN mũi nhọn. Sau
đây ta sẽ xét 3 ngành CN quan trọng này.
b. Nội dung:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: GV chia lớp thành 4 I. Công nghiệp điện tử, tin học:
nhóm, cho HS thảo luận tìm hiểu về Nội dung: Thông tin phản hồi ở bảng
ngành công nghiệp điện tử, tin học phản hồi phần phụ lục.
và công nghiệp sản xuất hàng tiêu II. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu
dùng:
dùng:
+ Nhóm 1 và 2: Tìm hiểu công Nội dung: Thông tin phản hồi ở bảng
nghiệp điện tử, tin học.

phản hồi phần phụ lục.
+Nhóm 3 và 4: Tìm hiểu công
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
* HS thảo luận nhóm và viết câu trả
lời vào Phiếu học tập. Đại diện học
sinh trả lời.
* GV nhận xét và chuẩn kiến thức
III. Công nghiệp thực phẩm:
Hoạt động 3: Hãy nêu vài nét về 1. Vai trò:
công nghiệp thực phẩm dựa theo các - Đáp ứng vai trò cung cấp thực phẩm
tiêu chí:
phục vụ ăn uống cho con người,
+ Vai trò
thúc đẩy phát triển nông nghiệp.
+ Đặc điểm
- Xuất khẩu
+ Phân loại
- Giải quyết việc làm
+ Phân bố
2. Đặc điểm:
* HS trả lời.
- Cần ít vốn đầu tư, xây dựng.
* GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- Sản phẩm phong phú đa dạng.
- Thời gian xoay vòng vốn nhanh và
thu lợi nhuận.
3. Phân loại:


Gồm 3 ngành chính:

+ Công nghiệp chế biến sản phẩm từ
trồng trọt
+ Công nghiệp chế biến sản phẩm từ
chăn nuôi
+ Công nghiệp chế biến thủy, hải sản.
4. Phân bố: Có mặt trên mọi quốc gia
trên Thế giới.
V. Củng cố:
Câu 1: Ngành công nghiệp được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế kĩ thuật của các nước là:
A. Công nghiệp năng lượng.
B. Công nghiệp thực phẩm.
C. Công nghiệp điện tử - tin học.
D. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
Câu 2: Ngành công nghiệp dệt may được phân bố ở:
A. Các nước phát triển.
B. Các nước đang phát triển.
C. Các nước chậm phát triển.
D. Tất cả các nước.
Câu 3: Đâu không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử - tin học:
A. Ngành công nghiệp trẻ, bùng nổ mạnh mẽ.
B. Không gây ô nhiễm môi trường; không chiến nhiều diện tích; không tiêu thị
nhiều kim loại, điện nước.
C. Yêu cầu nguồn lao động trẻ có trình độ chuyên môn.
D. Đa dạng về sản phẩm, phức tạp về trình độ kĩ thuật.
Câu 4: Ngành thuộc công nghiệp thực phẩm là:
A. Công nghiệp chế biến sản phẩm từ trồng trọt
B. Công nghiệp chế biến sản phẩm từ chăn nuôi
C. Công nghiệp chế biến thủy, hải sản.
D. Tất cả các ngành trên
Chọn đáp án đúng nhất

Câu 5: Tại sao công nghiệp dệt – may và công nghiệp thực phẩm lại được phân
bố rộng rãi ở nhiều nước, kể cả các nước đang phát triển?
VI. Hoạt động nối tiếp:
- Chuẩn bị bài mới:
Bài 33: Một số hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp.
VII. Phụ lục:
Phiếu học tập 1
Vai trò

Đặc điểm

Phân loại

Phân bố


Công
nghiệp
điên tử
tin học

Phiếu học tập 2
Vai trò

Đặc điểm

Phân loại

Phân bố


Công
nghiệp
sản xuất
hàng tiêu
dùng

PHIẾU PHẢN HỒI THÔNG TIN
I. Công nghiệp điện tử, tin học:
1. Vai trò:
- Ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước.
- Thước đo trình độ kĩ thuật, phát triển kinh tế của mọi quốc gia.
2. Đặc điểm:
- Ngành công nghiệp trẻ, bùng nổ mạnh mẽ.
- Không gây ô nhiễm môi trường; không chiến nhiều diện tích; không
tiêu thị nhiều kim loại, điện nước.
- Yêu cầu nguồn lao động trẻ có trình độ chuyên môn.
3. Phân loại:
- Máy tính
- Thiết bị điện tử
- Điện tử tiêu dùng
- Thiết bị viễn thông
4. Phân bố:
- Hoa kỳ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Ấn Độ.
* Liên hệ Việt Nam: CN điện tử, tin học ở nước ta chưa có khả năng
cạnh tranh.
II. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng:
1. Vai trò:
- Phục vụ nhu cầu của nhân dân



- Giải quyết việc làm cho người lao động.
- Xuất khẩu
- Thúc đẩy công nghiệp nặng phát triển
2. Đặc điểm:
- Đa dạng về sản phẩm, phức tạp về trình độ kĩ thuật.
- Vốn đầu tư ít, thời gian xây dựng tương đối ngắn, sản xuất đơn giản,
thời gian hoàn vốn, lợi nhuận.
- CN dệt may đóng vai trò chủ đạo.
- CN sản xuất hàng tiêu dùng là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của nước
ta.
3. Phân loại:
- Bao gồm nhiều ngành:
+ Dệt may
+ Da giày
+ Nhựa, sành sứ, thủy tinh
4. Phân bố: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật.
VIII. Nhận xét của GVHD:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………............................................................................
IX. Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………



×