Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

đề thi thpt môn sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.16 KB, 8 trang )

SINH HỌC OCEAN
NGUYỄN THANH QUANG
NGÀY THI 23/3/2017

ĐỀ CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG 2017- LẦN 1
MÔN : SINH HỌC
40 CÂU – 50 PHÚT – MÃ ĐỀ 123
Canh đúng thời gian để biết thực lực của chính mình

Khi vấp ngã, đừng vội nản chí và buông xuôi. Bởi ta sẽ trưởng thành hơn sau những cú ngã ấy.
Cuộc sống sẽ không tránh khỏi những khó khăn. Cố gắng lên nhé! Đừng vội bỏ cuộc. Bởi ánh sang
luôn ở nơi cuối con đường.
-Khuyết danh
Câu 1. Cho các nhân tố sau:
(1) Giao phối không ngẫu nhiên.
(2) Chọn lọc tự nhiên.
(3) Đột biến gen.
(4) Giao phối ngẫu nhiên.
Theo quan niệm tiến hoá hiện đại, những nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể là:
A. (2) và (4).
B. (2) và (3).
C. (1) và (4).
D. (3) và (4).
Câu 2. Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội là
AB
AB
trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai
DdEe ×
DdEe liên kết hoàn toàn sẽ cho kiểu gen mang 4
ab
ab


alen trội và 4 alen lặn ở đời con chiếm tỉ lệ
A. 7/32
B. 9/64
C. 9/16
D. 3/16
Câu 3. Sự hoán vị gen khi xảy ra chỉ có ý nghĩa khi
A. các gen di truyền độc lập với nhau.
B. có ít nhất hai cặp gen dị hợp cùng trên một cặp nhiễm sắc thể.
C. tạo biến dị tổ hợp.
D. tạo ra sự đột biến của các gen trên NST.
Câu 4. Quá trình tiến hoá hoá học hình thành các đại phân tử tự nhân đôi gồm có các bước trình tự là
A. sự hình thành các đại phân tử tự nhân đôi, sự hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ chất vô cơ và sự hình
thành các đại phân tử từ các hợp chất hữu cơ đơn giản.
B. sự hình thành các đại phân tử từ các hợp chất hữu cơ đơn giản, sự hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ
chất vô cơ và sự hình thành các đại phân tử tự nhân đôi.
C. sự hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ chất vô cơ, sự hình thành các đại phân tử từ các hợp chất hữu cơ
đơn giản và sự hình thành các đại phân tử tự nhân đôi.
D. sự hình thành các đại phân tử tự nhân đôi, sự hình thành các đại phân tử từ các hợp chất hữu cơ đơn giản và
sự hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ chất vô cơ.
Câu 5. Sự di truyền nhóm máu A, B, AB, O ở người do một gen trên NST thường có 3 alen chi phối IA, IB, IO.
Kiểu gen IAIA, IAIO quy định nhóm máu A. Kiểu gen IBIB, IBIO qui định nhóm máu B. Kiểu gen IAIB qui định
nhóm máu AB. Kiểu gen IOIO qui định nhóm máu O. Trong một quẩn thể người, nhóm máu O chiếm 4%, nhóm
máu B chiếm 21%. Tỉ lệ nhóm máu A là
A. 0,25.
B. 0,40.
C. 0,45.
D. 0,54.
Câu 6. Ở người, xét 4 gen: gen thứ nhất có 3 alen nằm trên NST thường, các gen 2 và 3 mỗi gen đều có 2 alen
nằm trên NST X (không có alen trên Y) các gen trên X liên kết hoàn toàn với nhau. Gen thứ 4 có 4 alen nằm
trên NST giới tính Y (không có alen trên X). Theo lý thuyết số kiểu gen tối đa về các lôcut trên trong quần thể

người là
A. 84.
B. 156.
C. 142.
D. 540
Câu 7. Loài côn trùng A là loài duy nhất có khả năng thụ phấn cho loài thực vật B . Côn trùng A bay đến hoa
của cây B mang theo nhiều hạt phấn và tiến hành thụ phấn cho hoa . Nhưng trong quá trình này, côn trùng A
đồng thời đẻ trứng vào bầu nhụy của một số hoa loài B. Ở những hoa này, khi côn trùng nở gây chết noãn trong
Page | 1


các bầu nhụy. Nếu noãn bị hỏng, quả cũng bị hỏng và dẫn đến ấu trùng của côn trùng A cũng bị chết. Đây là
một ví dụ về mối quan hệ?
A. Ký sinh.
B. Cạnh tranh.
C. Hội sinh.
D. Ức chế cảm nhiễm.
Câu 8. Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một cây đều có
40 nhiễm sắc thể và khẳng định cây này là thể tứ bội (4n). Cơ sở khoa học của khẳng định trên là?
A. Khi so sánh về hình dạng và kích thước của các nhiễm sắc thể trong tế bào, người ta thấy chúng tồn tại thành
từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng và kích thước
B. Số nhiễm sắc thể trong tế bào là bội số của 4 nên bộ nhiễm sắc thể 1n = 10 và 4n = 40.
C. Các nhiễm sắc thể tồn tại thành cặp tương đồng gồm 2 chiếc có hình dạng, kích thước giống nhau.
D. Cây này sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh và có khả năng chống chịu tốt.
Câu 9. Trong diễn thế sinh thái trên đất canh tác đã bỏ hoang để trở thành rừng thứ sinh, sự phát triển của các
thảm thực vật trải qua các giai đoạn
(1) Quần xã đỉnh cực.
(2) Quần xã cây gỗ lá rộng
(3) Quần xã cây thân thảo.
(4) Quần xã cây bụi.

(5) Quần xã khởi đầu, chủ yếu cây một năm.
Trình tự đúng của các giai đoạn là
A. (5) → (3) → (2) → (4) → (1)
B. (5) → (3) → (4) → (2) → (1).
C. (5) → (2) → (3) → (4) → (1).
D. (1) → (2) → (3) → (4) → (5).
Câu 10. Cho các ví dụ thể hiện các mối quan hệ sinh thái như sau: - hải quỳ và cua - cây nắp ấm bắt mồi - kiến
và cây kiến - virut và tế bào vật chủ - cây tầm gửi và cây chủ - cá mẹ ăn cá con - địa y - tỉa thưa ở thực vật - sáo
đậu trên lưng trâu - cây mọc theo nhóm - tảo biển làm chết cá nhỏ ở vùng xung quanh - khi gặp nguy hiểm, đàn
trâu rừng xếp thành vòng tròn, đưa con non và con già vào giữa. Có mấy nhận định sau đây là đúng khi phân
tích đặc điểm của các mối quan hệ sinh thái trong các ví dụ trên?
(1) Quan hệ sinh thái giữa các sinh vật diễn ra trong quần xã và cả trong quần thể.
(2) Có 6 ví dụ thể hiện mối quan hệ loài này gây hại cho một loài sinh vật khác.
(3) Có 6 ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ trong quần xã.
(4) Không có ví dụ nào ở trên thể hiện mối quan hệ hội sinh.
(5) Có 2 ví dụ thể hiện mối quan hệ kí sinh.
(6) Có một ví dụ thể hiện mối quan hệ ức chế cảm nhiễm hay hợp tác.
A. 3
B. 5
C. 6
D. 4
Câu 11. Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy
định hoa đỏ trội hoàn toàn với alen b quy định hoa trắng. hai cặp gen này nằm trên 2 nhiễm sắc thể tương đồng.
Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn thu được F1. Biết không xảy ra đột biến. Tính theo lí
thuyết, trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng?
(1) Các cây có kiểu gen đồng hợp thu được ở F1 chiếm tỉ lệ 3/16
(2) Chọn ngẫu nhiên một cây thân cao, hoa đỏ ở thế hệ F1 cho tự thụ phấn. Xác suất thu được cây thân cao, hoa
đỏ ở thế hệ F2 là 25/36
(3) Chọn ngẫu nhiên 2 cây thân cao, hoa đỏ ở thế hệ F1 cho giao phấn với nhau. Xác suất thu được cây thân thấp
hoa trắng ở thế hệ F2 là 1/81

(4) Chọn ngẫu nhiên một cây thân cao, hoa trắng và một cây thân thấp, hoa đỏ ở thế hệ F1 cho giao phấn với
nhau. Xác suất thu được cây thân cao, hoa đỏ ở thế hệ F2 là 1/9
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 12. ở một loài thực vật xét 3 gen trên NST thường, mỗi gen có 2 alen trội hoàn toàn. Thực hiện phép lai
giữa một cơ thể dị hợp 3 cặp gen với một cơ thể đồng hợp lặn về 3 cặp gen này thu được đời con có tỉ lệ phân li
kiểu hình là 4:4:4:4:3:3:3:3. Kết luận nào sau đây đúng?
A. 3 cặp gen trên 2 cặp NST có hoán vị gen.
B. 3 cặp gen trên 3 cặp NST khác nhau
Page | 2


C. 3 cặp gen trên 1 cặp NST có hoán vị gen.
D. 3 cặp gen trên 2 cặp NST và liên kết hoàn toàn
Câu 13. Cho các thông tin sau:
(1) Mã di truyền chứa trong mARN đuợc chuyển thành trình tự amino axit trong chuỗi polipeptit của protein gọi
là dịch mã
(2) Hai tiểu phần của riboxom bình thường tách rời nhau
(3) Một bước di chuyển của riboxom tương ứng 3,4Å.
(4) Codon mở đầu trên mARN là 3’GUA5’
(5) Số phân tử H20 được giải phóng nhiều hơn số axit amin trong chuỗi polipeptit hoàn chỉnh là 1
(6) tARN tương ứng với bộ ba 5’UAA3’ là 3’AUU5’
(7) Quá trình dịch mã kết thúc khi riboxom gặp bộ ba kết thúc trên mARN
(8) Axit amin mở đầu ở sinh vật nhân sơ là f-Met
(9) Poliriboxom làm tăng hiệu suất của quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit không giống nhau
(10) Các ribboxom chỉ có thể tham gia tổng hợp loại protein đặc trưng
Số câu đúng trong số các câu trên là
A. 3

B. 5
C. 2
D. 4
Câu 14. Trong quá trình giảm phân ở một con ruồi giấm người ta thấy 84% số tế bào khi giảm phân không cho
trao đổi chéo giữa gen A và B còn 16% số tế bào khi giảm phân hình thành giao tử có xảy ra trao đổi chéo đơn
giữa hai gen. Tần số hoán vị gen giữa hai gen A và B là bao nhiêu?
A. 32%.
B. 16%.
C. 8%.
D. 4%.
Câu 15. Cho sơ đồ phả hệ sau:

Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong 2 alen của một gen quy định. Biết rằng
không xảy ra đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Trong những phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu
đúng?
(1) Gen gây bệnh là gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính.
(2) Những người không mắc bệnh ở thế hệ thứ 2 đều có kiểu gen giống nhau.
(3) Con của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ 3 chắc chắn sẽ mắc bệnh.
(4) Cặp vợ chồng ở thế hệ thứ 2 có kiểu gen dị hợp.
(5) Có 14 người trong phả hệ này xác định được chính xác kiểu gen.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 0
Câu 16. Ở một quần thể gà tính trạng lông đen là trội hoàn toàn so với tính trạng lông trắng,do một cặp gen nằm
trên NST thường quy định. Trong một quần thể gà giao phối ngẫu nhiên xác định được 16% gà lông trắng.
Người ta tách riêng các con gà lông trắng và cho các cá thể còn lại giao phối ngẫu nhiên thì theo lý thuyết tỉ lệ
gà lông trắng thu được ở thế hệ kế tiếp là bao nhiêu?
A. 16%.
B. 8,16%.

C. 14,06%.
D. 6,54%.
Câu 17. Hai loài họ hàng sống trong cùng khu phân bố nhưng không giao phối với nhau. Có bao nhiêu nguyên
nhân mô tả về hiện tượng cách li trước hợp tử?
(1) Chúng có nơi ở khác nhau nên các cá thể không gặp gỡ nhau được.
Page | 3


(2) Nếu có giao phối cũng không tạo ra con lai hoặc tạo ra con lai bất thụ.
(3) Chúng có mùa sinh sản khác nhau.
(4) Con lai được tạo ra có sức sống kém nên bị đào thải.
(5) Chúng có tập tính giao phối khác nhau.
(6) Chúng có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau.
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
Câu 18. Ở ruồi giấm, 2 gen B và V cùng nằm trên một cặp NST tương đồng, trong đó B quy định thân xám trội
hoàn toàn so với b quy định thân đen. V quy định cánh dài trội hoàn toàn so với v quy định cánh cụt. Gen D
nằm trên NST giới tính X ở đoạn không tương đồng quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với d quy định mắt trắng.
Cho ruồi cái, thân xám, cánh dài, mắt đỏ, giao phối với ruồi đực, thân đen, cánh cụt, mắt trắng được F1 có 100%
cá thể mang kiểu hình giống mẹ. Các cá thể ở F1 giao phối tự do thu được F2. Ở F2, loại ruồi đực có thân xám,
cánh cụt, mắt đỏ có tỉ lệ 1,25%. Nếu cho ruồi cái F1 lai phân tích thì ở đời con, ruồi đực có thân xám, cánh cụt,
mắt đỏ chiếm tỉ lệ:
A. 7,5%.
B. 5%.
C. 2,5%.
D. 10%.
Câu 19. Ở 1 loài đậu, khi lai giữa các cây thuần chủng thu được F1 đồng loạt cây cao, hoa trắng. Cho F1 tự thụ
phấn thu được F2 52,25% cây cao, hoa trắng: 22,75% cây cao, hoa tím: 22,75% cây thấp, hoa trắng: 2,25%cây

thấp, hoa tím. Biết 1 gen quy đinh 1 tính trạng. Tần số hoán vị gen của F1 và kiểu gen của F1 là:
aB
AB
Ab
A. 10%; AaBb
B. 20%;
C. 30%;
D. 40%;
aB
aB
ab
Câu 20. Một loài ong mật có 2n = 32, loài này xác định giới tính theo kiểu đơn bội - lưỡng bội. Trứng được thụ
tinh sẽ phát triển thành ong thợ hoặc ong chúa tùy điều kiện dinh dưỡng. Một ong chúa đẻ ra một số trứng,
trong số trứng được thụ tinh có 0.2 số trứng không nở, số ong chúa nở ra chiếm 0.05 số trứng được thụ tinh; số
ong đực nở ra chiếm 0.2 số trứng không được thụ tinh, số trứng còn lại không nở và bị tiêu biến. Biết các trứng
nở thành ong thợ và ong đực chứa 148800 NST, số ong thợ con gấp 15 số ong đực và số tinh trùng thụ tinh
thành công chiếm 5% tổng số tinh trùng tham gia thụ tinh. Bạn Thịnh Nam đã đưa ra các kết quả sau:
(1) Số con ong chúa được sinh ra là 375 con.
(2) Tổng số trứng được ong chúa đẻ ra là 6000.
(3) Số tinh trùng tham gia thụ tinh gấp 400 số ong đực con.
(4) Số trứng bị tiêu biến là 4500.
(5) Tổng số NST bị tiêu biến đi cùg các tế bào và giao tử là 57600.
Có bao nhiêu kết quả đúng ?
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
Câu 21. Về hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
(2) Một hệ nhân tạo vẫn được gọi là hệ sinh thái nếu thiếu thành phần các loài động vật.

(3) Hệ sinh thái tự nhiên là một hệ mở, tự điều chỉnh.
(4) Dựa vào nguồn gốc để phân loại ta có hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh nhân tạo.
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
Câu 22. Ở mèo, gen B quy định màu lông đen nằm trên NST giới tính X, gen b quy định màu lông hung, mèo
cái dị hợp về gen này có màu lông tam thể do gen B trội không hoàn toàn .Mèo đực tam thể chỉ có thể xuất hiện
trong trường hợp:
A. Mẹ lông đen, bố lông hung, mèo bố bị rối loạn phân ly cặp NST giới tính, mèo đực tam thể có NST giới tính
là XXY.
B. Mẹ lông hung, bố lông đen, mẹ bị rối loạn phân ly căp NST giới tính, mèo đực tam thể có NST giới tính là
XXY.
C. Mẹ lông đen, bố lông hung, mẹ bị rối loạn phân ly căp NST giới tính, mèo đực tam thể có NST giới tính là
XXY.
D. Mẹ lông hung, bố lông hung, bố bị rối loạn phân ly căp NST giới tính, mèo đực tam thể có NST giới tính là
XXY.
Page | 4


Câu 23. Ở một loài thực vật, cho lai giữa hai cây thuần chủng thân cao hạt trắng với thân thấp, hạt vàng được F1
toàn thân cao, hạt vàng. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có 1371 cây thuộc 4 kiểu hình khác nhau, trong đó có
288 cây thân thấp, hạt vàng. Cho biết mỗi tính trạng do 1 gen tác động riêng rẽ qui định, mọi diễn biến của NST
trong giảm phân ở tế bào sinh noãn và sinh hạt phấn giống nhau.
Tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử hai cặp gen ở F2 là bao nhiêu?
A. 0,26
B. 0,21
C. 0,18
D. 0,25
Câu 24. Một cơ thể chứa các cặp gen dị hợp giảm phân bình thường thấy xuất hiện loại giao tử AE BD =

17,5%. Hãy cho biết loại giao tử nào sau đây còn có thể được tạo ra từ quá trình trên, nếu xảy ra hoán vị chỉ ở
cặp gen Aa?
A. Giao tử Ae BD = 7,5%.
B. Giao tử aE bd = 17,5%.
C. Giao tử ae BD = 7,5%
D. Giao tử AE Bd = 17,5%.
Câu 25. Về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây là sai?
(1) Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
(2) Trong hệ sinh thái, vật chất được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi
trường và không được tái sử dụng.
(3) Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào trong hệ sinh
thái là nhóm sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.
(4) Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh, trong đó các cá thể sinh vật trong quần xã có tác động
lẫn nhau và tác động qua lại với sinh cảnh.
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Câu 26. Phát biểu nào dưới đây không đúng về vai trò của đột biến đối với tiến hóa?
A. Đột biến nhiễm sắc thể thường gây chết cho thể đột biến, do đó không có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa.
B. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật.
C. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể góp phần hình thành loài mới.
D. Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì nó góp phần hình thành loài mới
Câu 27. Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định
cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Các gen quy định màu thân và hình dạng cánh đều nằm
trên một nhiễm sắc thể thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng nằm
trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Cho giao phối ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ
với ruồi đực thân xám, cánh dài, mắt đỏ (P), trong tổng số các ruồi thu được ở F1 , ruồi có kiểu hình thân đen,
cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ 2,5%. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân
xám, cánh dài, mắt đỏ ở F1 là?

A. 7,5%.
B. 45,0%.
C. 30,0%.
D. 60,0%.
Câu 28. Ở một loài động vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, trội hoàn toàn, trong quá trình giảm
phân đã xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau. Phép lai P: ♀ AB/ab Dd × ♂ AB/ab Dd thu được
F1 có tỉ lệ kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ 4%. Có bao nhiêu dự đoán sau đây là đúng với kết quả ở
F1?
(1) Có 30 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.
(2) Tỉ lệ kiểu hình có 2 trong 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 30%.
(3) Tỉ lệ kiểu hình mang 1 trong 3 tính trạng trội chiếm 16,5%.
(4) Kiểu gen dị hợp về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 36%.
(5) Trong số các cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội, cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ 8/99.
A. 2
B. 5
C. 3
D. 4
Câu 29. Theo dõi sự phân bào của 1 cơ thể lưỡng bội, người ta vẽ được sơ đồ minh họa sau đây:

Page | 5


A. Rối loạn phân ly NST ở kì sau của giảm phân I hoặc rối loạn phân li NST ở kì sau nguyên phân.
B. Rối loạn phân ly NST ở kì sau của giảm phân II hoặc rối loạn phân li NST ở kì sau nguyên phân.
C. Rối loạn phân ly NST ở kì sau của giảm phân I
D. Rối loạn phân ly NST ở kì sau của giảm phân II
Câu 30. Cho các thành tựu sau:
(1) Tạo chủng vi khuẩn E.Coli sản xuất insulin người.
(2) Tạo giống dưa hấu tam bội không có hạt, có hàm luợng đường cao.
(3) Tạo giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia.

(4) Tạo giống dâu tằm có năng suất cao hơn dạng lưỡng bội bình thường.
(5) Tạo giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp p-caroten (tiền vitamin A) trong hạt
(6) Tạo giống cây trổng lưỡng bội có kiểu gen đổng hợp vể tất cả các gen.
(7) Tạo giống cừu sản sinh protein huyết thanh của người trong sữa.
(8) Tạo giống pomato từ khoai tây và cà chua.
Các thành tựu trên được ứng dụng trong công nghệ gen là?
A. 1,3,5,7
B. 2,4,6,8
C. 1,2,4,5,8
D. 3, 4,5,7,8
Câu 31. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về diễn thế sinh thái?
(1) Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố quan trọng gây ra quá trình diễn thế của quần
xã.
(2) Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
(3) Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
(4) Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến
đổi của môi trường.
(5) Diễn thế sinh thái luôn dẫn đến một quần xã ổn định.
(6) Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi thành phần loài của quần xã.
(7) Diễn thế thứ sinh có thể dẫn đến hình thành nên quần xã tương đối ổn định.
(8) Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi điều kiện môi trường sống của quần xã.
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Câu 32. Trong kĩ thuật di truyền, để phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp người ta phải chọn thể truyền
A. có khả năng tiêu diệt các tế bào không chứa ADN tái tổ hợp
B. có khả năng tự nhân đôi với tốc độ cao
C. có các dấu chuẩn hoặc các gen đánh dấu như gen kháng một loại thuốc kháng sinh nào đó.
D. không có khả năng kháng được thuốc kháng sinh.

Câu 33. Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, gen B quy
định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm
sắc thể thường. Gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Gen quy định màu
AB D d AB D
X X x
X Y cho
mắt nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Phép lai:
ab
ab
F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 15%. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ ruồi đực F1 có kiểu hình
thân đen, cánh cụt, mắt đỏ là
A. 5%.
B. 7,5%.
C. 15%.
D. 2,5%.
Câu 34. Cho các phát biểu sau:
Page | 6


(1) Mã di truyền được đọc trên mạch gốc của ADN theo chiều 3’-5’
(2) Mã di truyền chỉ được đọc trên mARN theo chiều 5’-3’
(3) Mã di truyền ở đa số các loài là mã không gối
(4) Có một số mã bộ ba đồng thời mã hóa cho 2 axit amin
(5) Mã di truyền có tính thoái hóa
(6) Mã di truyền có tính phổ biến
(7) Sự thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác xảy ra ở cặp nucleotit thứ hai trong bộ ba có thể dẫn
tới sự thay đổi axit amin này bằng axit amin khác hoặc không thay đổi.
(8) Mã thoái hóa phản ánh tính đa dạng của sinh giới
(9) Mã thoái hóa giúp cho một axit amin quan trọng được sử dụng nhiều lần
Số phát biểu sai là:

A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
Câu 35. Nếu kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ rơi vào trạng thái suy giảm
dẫn tới diệt vong. Những lí do nào trong số những lí do dưới đây giải thích cho hiện tượng trên?
(1) Khi số lượng cá thể trong quần thể quá ít, sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng
chống chọi với những thay đổi của môi trường.
(2) Khi số lượng cá thể trong quần thể quá ít, quần thể dễ chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên làm giảm sự
đa dạng di truyền của quần thể.
(3) Khi số lượng cá thể trong quần thể quá ít, khả năng sinh sản giảm do cơ hội gặp nhau của các cá thể đực và
cái ít.
(4) Khi số lượng cá thể trong quần thể quá ít, sự giao phối gần thường xảy ra làm cho các gen lặn có hại có cơ
hội biểu hiện với tần số cao hơn, đe doạ sự tồn tại của quần thể.
A. (1); (2); (4).
B. (1); (4); (3).
C. (1); (2); (3); (4). D. (3); (2); (4).
Câu 36. Xét các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây
(1) Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá, tôm
(2) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
(3) Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.
(4) Dây tơ hồng sống trên các tán cây trong rừng.
(5) Loài kiến sống trên cây kiến.
Có bao nhiêu mối quan hệ không gây hại cho các loài tham gia các mối quan hệ đó.
A. 5
B. 2
C. 4
D. 3
Câu 37. Ở một loài thực vật lưỡng bội, gen A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với a thân thấp. Gen B quy
định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với b hoa trắng.Biết rằng 2 gen quy định 2 tính trạng nằm trên cùng nhóm gen

liên kết. Mọi diễn biến trong giảm phân và thụ tinh đều diễn ra bình thường và HVG xảy ra ở 2 giới. Phép lai P
(thân cao,hoa đỏ) x ( thân thấp, hoa trắng), F1 thu được 100% thân cao, hoa đỏ.Cho F1 lai phân tích đời con Fa
thu được 40% cây thân thấp, hoa trắng. Đem F1 tự thụ phấn được F2.
Cho các kết luận sau:
(1) F2 có kiểu gen Ab/aB chiếm tỷ lệ 8%.
(2) F2 gồm 4 kiểu hình trong đó cây thân thấp, hoa trắng chiếm 16%.
(3) Ở F2 tỷ lệ thân cao, hoa đỏ dị hợp là 50%.
(4) Tỷ lệ kiểu gen dị hợp tử ở F2 chiếm 66%.
(5) Tần số HVG là 20%.
(6) Số kiểu gen ở F2 là 7.
Có bao nhiêu kết luận đúng?
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
Câu 38. Ở một loài động vật, khi cho lai 2 nòi thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh ngắn thì ở F1
nhận được toàn thân xám, cánh dài. Khi cho lai giữa con đực và con cái F1 thì ở F2 thu được tỉ lệ phân tính: 3
thân xám, cánh dài: 1 thân đen, cánh ngắn. Biết rằng các gen nằm trên NST thường. Trong các phát biểu sau, có
Page | 7


bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Thân xám trội hoàn toàn so với thân đen, cánh dài trội hoàn toàn so với cánh
ngắn
(2) F1 có kiểu gen dị hợp.
(3) Tỉ lệ phân li kiểu gen ở F2 là 1 : 2 : 1.
(4) Lai phân tích F1 đời con có tỉ lệ kiểu hình là 1 : 1.
(5) Chỉ có thể giải thích là do các gen quy định các tính trạng nằm trên cùng 1 NST và liên kết hoàn toàn với
nhau.
A. 3
B. 2

C. 4
D. 5
Câu 39. Trong những nhận định sau, có bao nhiêu nhận định không đúng khi nói về tiến hoá nhỏ?
(1) Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể qua các thế hệ
(2) Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi vốn gen của quần thể qua thời gian.
(3) Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp.
(4) Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, phạm vi tương đối hẹp
(5) Tiến hóa nhỏ hình thành các nhóm phân loại trên loài (chi, họ, bộ...).
(6) Tiến hóa nhỏ chỉ làm biến đổi tần số alen, không làm biến đổi tần số kiểu gen.
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 40. Có bao nhiêu nhận định đúng về gen?
(1) Gen mang thông tin mã hóa cho một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN
(2) Dựa vào sản phẩm của gen người ta phân loại gen thành gen cấu trúc và gen điều hòa
(3) Gen cấu trúc là một đọan ADN mang thông tin mã hóa cho một tARN, rARN hay một polipeptit hoàn chỉnh
(4) Xét về mặt cấu tạo, gen điều hòa có cấu tạo khác gen cấu trúc
(5) Gen điều hòa mang thông tin mã hóa cho chuỗi polipeptit với chức năng điều hòa sự biểu hiện của các gen
cấu trúc khác.
(6) Trong các nucleotit thành phần đường deoxiribozo là yếu tố cấu thành thông tin.
(7) Trình tự các nucleotit ADN là trình tự mang thông tin di truyền.
A. 7
B. 4
C. 6
D. 5
HẾT
Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi sai sót, kính mong các bạn góp ý để các đề sau
hoàn thiện hơn . Xin chân thành cảm ơn!
Sưu tầm & biên soạn: NGUYỄN THANH QUANG


Page | 8



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×