Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Chủ đề liên môn sử , địa lớp 11 nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.08 KB, 13 trang )

CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP, LIÊN MÔN
TÊN CHỦ ĐỀ: NHẬT BẢN - CHINH PHỤC MỌI THỬ THÁCH
1. Các nội dung dạy học tích hợp liên môn
1.1. Xác định bài học tích hợp
- Môn Địa lí lớp 11 bài 9
- Môn Lịch sử lớp 12 bài 8
1.2. Phương án dạy học
- Ghép nội dung tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới lần 2
đến nay.
- Được thực hiện vào học kỳ II, lớp 11. Với thời lượng dạy 3 tiết, Địa lý dạy tiết 1
và 3.
1.3. Nội dung
- Tự nhiên, dân cư
- Quá phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản
- Hoạt động kinh tế (các ngành, vùng) Nhật Bản
1.4. Ý nghĩa của chủ đề
Trang bị cho học một hệ thống kiến thức từ các điều kiện phát triển, quá trình
phát triển và những thành tựu của nền kinh tế Nhật Bản.
2. Mục tiêu
2.1. Kiến thức.
- Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và
phân tích được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
- Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển
kinh tế.
- Trình bày và giải thích được quá trình phát triển kinh tế Nhật Bản từ sau chiến
tranh thế giới thứ 2 đến nay.
- Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố của những ngành kinh tế chủ
chốt của Nhật Bản, đặc điểm của các hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản.
- Trình bày và giải thích được sự phân bố một số ngành sản xuất tại vùng kinh tế
phát triển ở đảo Hôn-su và Kiu-xiu.
- Hiểu được chính sách đối ngoại của Nhật Bản


2.2. Kỹ năng:
- Sử dụng bản đồ (lược đồ) để nhận biết và trình bày một số đặc điểm tự nhiên.
- Nhận xét các số liệu, tư liệu.
- Sử dụng bản đồ (lược đồ) để nhận xét và trình bày về sự phân bố của một số
ngành kinh tế.
- Phân tích các bảng, biểu, nêu các nhận xét.
2.3. Thái độ


- Có ý thức học tập người Nhật trong lao động, học tập, thích ứng với tự nhiên,
sáng tạo để phát triển phù hợp với hoàn cảnh.
- Nhận thức được con đường phát triển kinh tế thích hợp của Nhật Bản, từ đó liên
hệ để thấy được sự đổi mới, phát triển kinh tế hợp lí ở nước ta hiện nay.
2.4. Định hướng các năng lực chính được hình thành
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực tự học
- Năng lực sử dụng số liệu thống kê
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
- Năng lực sử dụng bản đồ tranh ảnh
- Năng lực hợp tác trong làm việc
2.5 Sản phẩm:
Sản phẩm của các nhóm
II. BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH
THÀNH
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao

Tự nhiên, dân - Biết vị trí địa - Phân tích
Vận dụng liên
cư và xã hội lí, phạm vi được các đặc
hệ với Việt
lãnh thổ, đặc điểm dân cư
Nam
điểm tự nhiên, và ảnh hưởng
tài
nguyên của chúng đối
thiên nhiên và với sự phát
phân tích được triển kinh tế.
những thuận
lợi, khó khăn
của chúng đối
với sự phát
triển kinh tế.
Kinh tế
- Trình bày
Giải
thích
được quá trình - Giải thích được sự phân Giải
thích
phát triển kinh được quá trình bố một số được sự hình
tế Nhật Bản từ phát triển kinh ngành sản xuất thành
các
sau chiến tranh tế Nhật Bản từ tại vùng kinh trung tâm công
thế giới thứ 2 sau chiến tranh tế phát triển ở nghiệp
của
đến nay.
thế giới thứ 2 đảo Hôn-su và Nhật Bản

đến nay.
Kiu-xiu.
- Trình bày
và giải thích
được sự phát


triển và phân
bố của những
ngành kinh tế
chủ chốt của
Nhật Bản.
Hoạt động đối
ngoại của
Nhật Bản

Hiểu được đặc
điểm của các
hoạt động kinh
tế đối ngoại
Nhật Bản.
Hệ thống câu hỏi các mức độ nhận thức
1. Câu hỏi ở mức độ nhận biết
Câu 1. Hãy nêu khái quát về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Nhật Bản.
Hướng dẫn trả lời
- Lãnh thổ: Quần đảo Nhật Bản nằm ở Đông Á, trải ra theo một vòng cung dài
khoảng 3800km trên Thái Bình Dương, gồm bốn đảo lớn: Hô-cai-đô, Hôn-su
(chiếm 61% tổng diện tích), Xi-cô-cư, Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ.
- Vị trí địa lí: nằm ở Đông Á, là quốc gia quần đảo; nằm trong vùng khí hậu
gió mùa (phía bắc ôn đới, phía nam cận nhiệt đới).

Câu 2. Hãy trình bày những đặc điểm của dân cư Nhật Bản.
Hướng dẫn trả lời
- Nhật Bản là nước đông dân, có nhiều lực lượng lao động (dẫn chứng).
- Tốc độ tăng dân số hàng năm thấp và đang giảm dần; tỉ lệ người già trong
dân cư ngày càng lớn dẫn đến thiếu lực lượng lao động thay thế, nảy sinh nhiều vấn
đề xã hội.
- Phần lớn dân cư tập trung ở các thành phố ven biển.
- Người dân Nhật Bản lao động cần cù, tích cực, tự giác, ý thức trách nhiệm
cao; nguồn lao động có trình độ cao tạo nên sản phẩm có chất lượng.
Câu 3. Trình bày những đặc điểm ngành dịch vụ của Nhật Bản.
Hướng dẫn trả lời
- Ngành dịch vụ có vai trò đặc biệt quan trọng (dẫn chứng).
- Trong dịch vụ, thương mại và tài chính là hai ngành có vai trò to lớn trong
nền kinh tế.
+ Nhật Bản là nước có ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới,
hoạt động đầu tư ra nước ngoài ngày càng phát triển.
+ Thương mại đứng hàng thứ tư trên thế giới. Bạn hàng của Nhật Bản gồm cả
các nước phát triển và đang phát triển ở khắp các châu lục.


- Ngành giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt quan trọng, hiện đứng thứ ba
thế giới.
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không đúng với kinh tế Nhật Bản hiện nay?
A. Tổng sản phẩm quốc dân đứng thư hai TG.
B. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh hang đầu châu Á
C. Tiềm năng về kinh tế, tài chính lớn thứ hai thế giới
D. GDP bình quân đầu người cao nhất trong các nước G8
Hướng dẫn trả lời
Ý B
Câu 4. Trình bày tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản.

Hướng dẫn trả lời
- Sau chiến tranh TG thứ 2 nền kinh tế bị suy sụp nghiêm trọng. Đến 1952,
kinh tế khôi phục ngang mức trước chiến tranh và phát triển với tốc độ cao trong
giai đoạn 1955- 1973.
- Những năm 1973- 1974 và 1979- 1980, do khủng hoảng dầu mỏ tốc độ tăng
trưỡng nền kinh tế giảm xuống. Nhờ điều chỉnh chiến lước phát triển nên đến năm
1986 – 1990, tốc độ tăng GDP trung bình đạt 5,3%.
- Từ năm 1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã chậm lại.
- Hiện nay, Nhật Bản đứng thứ hai TG về kinh tế, KHKT, tài chính. GDP đứng
thứ hai TG sau Hoa Kỳ.
2. Mức độ thông hiểu.
Câu 1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở Nhật Bản có những
thuận lợi, khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế?
Hướng dẫn trả lời
a. Thuận lợi:
- Nhật Bản có thế mạnh để phát triển các ngành kinh tế biển (khai thác và nuôi
trồng thuỷ hải sản, du lịch biển, giao thông vận tải biển…).
- Khí hậu gió mùa, có sự phân hoá theo độ cao, phân hoá theo mùa và phân
hoá theo chiều bắc – nam, thuận lợi cho việc đa dạng hoá trong sản xuất nông
nghiệp.
b. Khó khăn: điều kiện tự nhiên của Nhật Bản có nhiều khó khăn cản trở phát
triển kinh tế: địa hình chủ yếu là đồi núi, bị chia cắt mạnh, nhiều núi lửa đang hoạt
động; có nhiều thiên tai như: núi lửa (hơn 80 núi lửa đang hoạt động), động đất
(hàng nghìn trận/năm), bão, sóng thần, nghèo khoáng sản…
Câu 2. Chứng minh rằng dân số Nhật Bản đang già hoá và điều này có tác
động gì đến nền kinh tế Nhật Bản tương lai?
Hướng dẫn trả lời
- Dân số Nhật Bản đang già hoá được biểu hiện:
+ Tỉ lệ số người dưới độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ rất thấp và ngày càng giảm
(dẫn chứng).



+ Tỉ lệ số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ lớn nhất và đã có xu hướng
giảm dần (dẫn chứng).
+ Tỉ lệ người trên độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ khá cao và ngày càng tăng
nhanh (dẫn chứng).
- Dân số già sẽ làm cho Nhật Bản đứng trước nguy cơ thiếu lao động, quy
phúc lợi chi cho số người trên độ tuổi lao động ngày càng tăng, việc chăm sóc
người cao tuổi ngày càng phải đầu tư, chú ý…
Câu 3. Trình bày tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản.
Hướng dẫn trả lời
- Sau chiến tranh TG thứ 2 nền kinh tế bị suy sụp nghiêm trọng. Đến 1952,
kinh tế khôi phục ngang mức trước chiến tranh và phát triển với tốc độ cao trong
giai đoạn 1955- 1973.
- Những năm 1973- 1974 và 1979- 1980, do khủng hoảng dầu mỏ tốc độ tăng
trưỡng nền kinh tế giảm xuống. Nhờ điều chỉnh chiến lước phát triển nên đến năm
1986 – 1990, tốc độ tăng GDP trung bình đạt 5,3%.
- Từ năm 1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã chậm lại.
- Hiện nay, Nhật Bản đứng thứ hai TG về kinh tế, KHKT, tài chính. GDP đứng
thứ hai TG sau Hoa Kỳ.
Câu 4: Quan sát lược đồ tự nhiên Nhật Bản, hảy nêu đặc điểm chủ yếu về
địa hình, sông ngòi và bờ biển của Nhật Bản.


- Địa hình: Đồi núi chiếm 80% diện tích, chạy dọc đất nước. Đồng bằng nhỏ
hẹp và phân bố ven biển, đất đai khá tốt. Nhìn chung, Nhật bản thiếu đất trồng
trọt ( phải canh tác cả trên những vùng có độ dốc tới 150)
- Sông ngòi: Chủ yếu là sông nhỏ, ngắn, dốc, tập trung ở miền núi, có giá trị
thủy điện.
- Bờ biển: Dài ( khoảng 29750 km), bị chia cắt thành nhiều vịnh, thuận lợi cho

xây dựng hải cảng, tàu bè trú ngụ. Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật
Bản có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên những ngư trường lớn
giàu tôm, cá...
3. Mức độ vận dung thấp
Câu 1. Dựa vào hình 9.5 SGK hãy: Nhận xét về mức độ tập trung và đặc điểm
phân bố các ngành công nghiệp chính của Nhật Bản.
Hướng dẫn trả lời:
- Mức độ tập trung công nghiệp của Nhật Bản phân bố không đều. Đảo Hônsu, nhất là ở phía nam của đảo này có nhiều trung tâm công nghiệp với quy mô rất
lớn. Các đảo còn lại (Hô-cai-đô, Xi-cô-cư và Kiu-xiu), có ít trung tâm công nghiệp,
các trung tâm công nghiệp chủ yếu có quy mô lớn.


- Các trung tâm công nghiệp đều tập trung ở ven biển để thuận lợi cho việc
vận chuyển.
- Đặc điểm phân bố các ngành công nghiệp chính :
+ Đảo Hô-cai-đô, chủ yếu phát triển các ngành công nghiệp: hoá chất, gỗ,
giấy, thực phẩm.
+ Đảo Hôn-su, cơ cấu ngành công nghiệp rất đa dạng, với nhiều ngành công
nghiệp hiện đại: sản xuất ô tô, chế tạo máy bay, luyện kim, điện tử viễn thông, đóng
tàu, hoá chất…
+ Đảo Xi-cô-cư nổi lên là trung tâm công nghiệp Cô-chi với ngành hoá chất và
cơ khí.
+ Đảo Kiu-xiu với ngành điện tử viễn thông, hoá dầu, cơ khí, luyện kim đen.
Câu 2. Dựa vào hình 9.7SGK và kiến thức đã học, nhận xét về sự phân bố
sản xuất nông nghiệp trên các đảo của Nhật Bản.
Hướng dẫn trả lời
Sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản có sự phân hoá theo lãnh thổ:
- Đảo Hô-cai-đô chủ yếu là cây ăn quả và củ cải đường, đánh bắt cá
- Đảo Hôn-su chủ yếu là lúa gạo, ngoài ra còn có cây ăn quả, phía nam đảo
Hôn-su còn có dâu tằm, chè và phát triển chăn nuôi bò. Đánh bắt cá và nuôi ngọc

trai cũng rất phát triển.
- Đảo Xi-cô-cư phát triển chăn nuôi bò, chè và cây ăn quả, đánh bắt cá và nuôi
ngọc trai.
- Đảo Ki-xiu, sản phẩm nông nghiệp cũng khá đa dạng bao gồm cây ăn quả, lúa
gạo, chè, thuốc lá và chăn nuôi bò, đánh cá.
Câu 3: Tại đánh bắt hải sản lại là ngành kinh tế quan trọng của Nhật
Bản?
Hướng dẫn trả lời
- Nhật Nằm kề các ngư trường lớn, làm chủ nhiều vùng biển rộng lớn.
- Cá là nguồn thực phẩm chủ yếu và quan trọng của người Nhật.
- Sự phân chia vùng biển quốc tế đã làm giảm một số ngư trường. Mặt khác,
thực hiện công ước quốc tế về đánh bắt cá Voi,...Đã làm sản lượng cá đánh bắt của
Nhật bản giảm sút. Tuy nhiên, so với TG, sản lượng này vẩn cao, chỉ đứng sau
Trung Quốc, Hoa Kỳ, In ddooneexxia, Pê-ru.
4. Mức độ vận dụng cao
Câu 1. Cho bảng số liệu:
Sản lượng cá khai thác của Nhật Bản trong giai đoạn 1985-2003.
(Đơn vị : nghìn tấn)
Năm
1985
1990
1995
2000
2001
2003
Sản lượng
11411,4 10356,4 6788,0 4988,2 4712,8 4596,2


Nhận xét và giải thích về sự thay đổi sản lượng cá khai thác của Nhật Bản

trong giai đoạn 1985 - 2003.
Hướng dẫn trả lời
- Nhận xét: Sản lượng cá giảm nhanh qua các năm, từ 1985 - 2003. Sản
lượng cá năm 2003 chỉ bằng 40,3% năm 1985.
- Giải thích: sự phân chia vùng biển quốc tế đã làm giảm một số ngư trường
trước đây Nhật Bản. Mặt khác, thực hiện Công ước quốc tế về việc cấm đánh bắt cá
voi,… đã làm sản lượng cá đánh bắt của Nhật giảm sút.
Câu 2. Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Bảng: Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Nhật Bản các giai đoạn
Giai đoạn
1950- 1954 1955- 1959 1960- 1964 1965- 1969 1970- 1073
Tăng GDP
18,8
13,1
15,8
13,7
7,8
(%)
Năm
1990
1995
1999
2001
2005
Tăng GDP
5,1
1,5
0,8
0,4
2,5

(%)
Nêu khái quát tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản qua các giai đoạn.
Nguyên nhân.
Hướng dẫn trả lời
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản bị suy sụp nghiêm trọng.
- Sau năm 1950, kinh tế được khôi phục và tiếp tục phát triển với tốc độ cao
trong những giai đoạn tiếp theo (dẫn chứng). Nguyên nhân: do Nhật Bản đầu tư
hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn và áp dụng ky thuật mới; tập trung phát triển
các ngành then chốt trong từng giai đoạn; phát triển cơ cấu kinh tế hai tầng.
- Những năm 1970 – 1973, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm (dẫn chứng).
Nguyên nhân do khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới, Nhật Bản là nước nhập khẩu
dầu mỏ nên bị ảnh hưởng nặng.
- Từ năm 1991 đến 2001, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã chậm lại, sau đó là
giai đoạn phục hồi. (Hiện nay, Nhật Bản đứng thứ hai thế giới về kinh tế, khoa học
- kĩ thuật, tài chính. GDP đứng thứ hai thế giới sau Hoa Kì).
III. KẾ HOẠCH DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của GV-HS
2.1. Đối với giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu
- Bản đồ tự nhiên Châu Á, bản đồ phân bố dân cư Nhật Bản, Bản đồ các ngành kinh
tế Nhật Bản.
- Các loại tranh ảnh, phiếu học tập.
2.2. Đối với học sinh:
- Sưu tầm tài liệu về tự nhiên, KT-XH Nhật Bản.


- Thu thập, xử lý thông tin, vẽ biểu đồ và nhận xét bảng số liệu.
2. Hoạt động học tập
Hoạt động 1: Khởi động, giới thiệu bài học
a. Hình thức: Cá nhân

b. Tiến trình dạy học
Bước 1: Giao nhiệm vụ, cá nhân học sinh đọc bản đồ Châu Á, cho biết những hiểu
biết của em về Nhật Bản.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh nêu những hiều biết về đất nước Nhật Bản
trong vòng 5 phút
Bước 3: Báo cáo kết quả. Học sinh so sánh kết quả với các bạn bên cạnh để chỉnh
sửa, bổ sung cho nhau.
Bước 4: Đánh giá. GV quan sát, đánh giá hoạt động của học sinh dẫn dắt vào bài
mới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vị trí địa lý, tự nhiên, dân cư Nhật Bản
a. Hình thức: Cá nhân
b. Tiến trình dạy học
Bước 1: GV yêu cầu: Dựa vào SGK và bản đồ địa lí tự nhiên châu Á, em hãy:
+ Trình bày vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên, dân cư Nhật Bản?
+ Phân tích những thuận lợi, khó khăn của VTĐL và điều kiện tự nhiên, DC
- XH đến sự phát triển KTXH Nhật Bản?
Bước 2: HS nghiên cứu tài liệu, trả lời lần lượt theo yêu cầu và bổ sung chỉnh sửa
Bước 3: HS báo cáo kết quả trước lớp
Bước 4: GV quan sát, trợ giúp các cặp đôi hoàn thành nội dung
Sản phẩm mong muốn của học sinh
* Vị trí địa lý, tự nhiên
- Đất nước quần đảo, ở phía Đông châu á, dài trên 3800km.
- Gồm 4 đảo lớn và hàng nghìn đảo nhỏ.
- Có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau → nhiều ngư trường lớn.
- Địa hình chủ yếu đồi núi; sông ngắn, dốc; bờ biển nhiều vũng, vịnh; đồng bằng
ven biển nhỏ hẹp.
- Khí hậu gió mùa, thay đổi từ Bắc xuống Nam (ôn đới và đới cận nhiệt).
- Nghèo tài nguyên: than đá, đồng, sắt,...
=> Đánh giá: thuận lợi và khó khăn
* Dân cư, xã hội

- Là nước đông dân
- Tốc độ tăng dân số hàng năm thấp và giảm dần (0,1%, 2005)
- Tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn → thiếu nguồn la động, sức ép lớn đến
kinh tế – xã hội.
- Lao động cần cù, tính kỉ luật và tinh thần trách nhiệm cao, coi trọng giáo dục.
=> Đánh giá: thuận lợi và khó khăn của đặc điểm đó.


Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình phát triển kinh tế của Nhật Bản
a. Hình thưc: Nhóm
b. Tiến trình dạy học
Bước 1: Giáo cho HS hoạt động theo nhóm
Đọc thông tin SGK trang 77 (Địa lí 11) và SGK trang 52-57 (Lịch sử 12) cho biết
các giai đoạn phát triển kinh tế Nhật Bản
Nhóm
Giai đoạn
Đặc điểm
Nguyên nhân
1
1945 - 1952
2
1952 - 1973
3
1973 - 1991
4
1991 - nay
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, nêu được đặc điểm kinh tế Nhật Bản qua
từng giai đoạn và giải thích nguyên nhân.
Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc nhóm
Bước 4: Đánh giá, nhận xét quá trình hoạt động của các nhóm, đánh giá sản phẩm

và chuẩn kiến thức
Sản phẩm mong muốn của học sinh
Giai đoạn 1945 - 1952
Đặc điểm chung: Nền kinh tế vô cùng khó khăn:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp;
+ Đời sống kinh tế, xã hội khó khăn;
Nguyên nhân:
+ Nước Nhật phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại; 3 triệu người
chết và mất tích, 13 triệu người thất nghiệp,…
+ Bị quân đội Mĩ chiếm đóng dưới danh nghĩa quân Đồng minh
Giai đoạn 1952 - 1973
Đặc điểm chung: Nền kinh tế được phục hồi, phát triển mạnh “thần kỳ kinh tế Nhật Bản”
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh;
+ Đời sống kinh tế, xã hội ổn định;
Nguyên nhân:
+ Coi trọng nhân tố con người – nhân tố quyết định hàng đầu
+ Vai trò điều tiết của Nhà nước: Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng.
+ Sự hoạt động có hiệu quả của các công ti Nhật Bản (có tầm nhìn xa, sức cạnh tranh tốt,
…)
+ Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, tập trung cao độ phát
triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn.


+ Không phải tốn nhiều ngân sách chi cho quốc phòng nên tập trung được nhiều vốn để
phát triển
+ Tận dụng tốt các yếu tố từ bên ngoài (được Mĩ viện trợ, có nhiều đơn đặt hàng thông
qua chiến tranh ở Triều Tiên, Việt Nam,…)
Giai đoạn 1973 - 1991
- Đặc điểm kinh tế
+ Kinh tế Nhật Bản phát triển không ổn định (1973 - 1980)

+ Nền kinh tế phát triển khá nhanh (1980 - 1991)
- Nguyên nhân:
Khủng hoảng năng lượng
Điều chỉnh chính sách kinh tế
Giai đoạn 1991 - nay
- Đặc điểm
Nhật Bản vươn lên thành siêu cường tài chính số 1 thế giới, là chủ nợ lớn nhất thế giới
(dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần Mĩ).
- Nguyên nhân:
Hoạt động 4: Các ngành, các vùng kinh tế chính sách đối ngoại của Nhật Bản.
a. Hình thức: Nhóm

b. Tiến trình dạy học
Bước 1: Giáo cho HS hoạt động theo nhóm
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm theo sở thích về các nội dung (thực hiện vào cuối
tiết 2 về nhà chuẩn bị và tiết sau báo cáo)
Nhóm 1: Tìm hiều về những thành tựu và phân bố các ngành dịch vụ của Nhật Bản
Nhóm 2: Tìm hiều về những thành tựu và phân bố các ngành Công nghiệp và nông
nghiệp vụ của Nhật Bản
Nhóm 3. Tìm hiều về bốn vùng kinh tế của Nhật Bản
Nhóm 4: Tìm hiều về những chính sách đối ngoại của Nhật Bản
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc nhóm (tiết 3)
Bước 4: Đánh giá, nhận xét quá trình hoạt động của các nhóm, đánh giá sản phẩm
và chuẩn kiến thức
Sản phẩm mong muốn của học sinh
Nhóm 1: Dịch vụ
- Cường quốc thương mại. tài chính.
- Đứng thứ 4 thế giới về thương mại.
- Bạn hàng khắp nơi trên thế giới, nhưng quan trọng nhất là: Hoa Kì, Trung Quốc, EU,

Đông Nam á.


- Ngành tài chính, ngân hàng phát triển hàng đầu thế giới.
Nhóm 2. Công nghiệp
- Đứng thứ 2 thế giới sau Hoa Kì.
- Các ngành chính
- Mức độ tập trung cao, nhiều nhất là trên đảo Hôn-su. Các trung tâm công nghiệp tập
trung chủ yếu ở ven biển, đặc biệt phía Thái Bình Dương.
Nông nghiệp
a. Đặc điểm
- Giữ vai trò thứ yếu (1% trong GDP).
- Đất nông nghiệp ít (14% lãnh thổ).
- Phát triển theo hướng thâm canh.
- Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản được chú trọng.
b. Phân loại
- Trồng trọt: lúa gạo, chè thuốc lá, dâu tằm.
- Chăn nuôi: bò, lợn, gà.
- Đánh bắt hải sản: cá thu, cá ngừ, tôm, cua.
- Nuôi trồng hải sản: tôm, sò, ốc, rau câu, trai lấy ngọc.
Nhóm 3. Bốn vùng kinh tế gắn với bốn đảo lớn
- Hôn-su
- Kiu-xiu
- Xi-cô-cư
- Hô-cai-đô
Nhóm 4: chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay
là liên minh chặt chẽ với Mĩ (thông qua hai lần kí kết gia hạn Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật
năm 1960 và 1970, sau đó kéo dài vô thời hạn). Chính sự liên minh này đã thể hiện rõ,
trong cuộc chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam, Nhật Bản là đồng minh tin cậy của Mĩ, ủng hộ
Mĩ xâm lược Việt Nam nên được Mĩ kí kết nhiều đơn đặt hàng – một trong những nhân tố

thúc đẩy kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng. Tuy vậy, người dân Nhật không tán
thành Hiệp ước này, đã nhiều lần nổi dậy đấu tranh để phản đối, đồng thời ủng hộ cuộc
kháng chiến của Việt Nam.




×