Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Đề thi THPT quốc gia môn Hóa trường Cao Lãnh 1 đề 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.88 KB, 18 trang )

SỞ GDĐT ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG THPT CAO LÃNH 1 (ĐỀ 1)
Tổ: Hóa
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Nguyễn Thị Kim Thắm
Ngô Tuyết Nga
Nguyễn Kim Trắc
Võ Hồng Phỉ
Võ Thị Huỳnh Như
Nguyễn Thị cẩm Tiên

0913.612.660
0914. 255278
0169. 792 7576
0902. 51 63 05
0122. 679.9719
0946 88 80 40

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2016-2017
Môn thi: HÓA HỌC 12
Câu 1: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. tính bazơ.

B. tính oxi hóa.


C. tính axit.

D. tính khử.

Câu 2: Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì có thể
dùng chất nào sau đây để khử độc thủy ngân?
A. Bột sắt.

B. Bột lưu huỳnh.

C. Natri.

D. Nước.

Câu 3 : Hỗn hợp X gồm Al , Fe2O3 và Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X tan hoàn toàn trong
dung dịch nào sau đây ?
A. NaOH (dư ).

B. HCl ( dư ).

C. AgNO3 ( dư ).

D. NH3 (dư).

Câu 4: Phản ứng hoá học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng
nhiệt nhôm?
A. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng.

B. Al tác dụng với CuO nung nóng.


C. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng.

D. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng.

Câu 5: Khi cho các chất: Ag, Cu, CuO, Al, Fe vào dung dịch axit HCl dư thì dãy các chất nào
đều bị tan hết?
A. Cu, Ag, Fe.

B. Al, Fe, Ag.

C. Cu, Al, Fe.

D. CuO, Al, Fe.

Câu 6 : Hòa tan hoàn toàn 4,14 gam hỗn hợp gồm Al, Zn, Fe vào dung dịch HCl dư thu được
2,688 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Cô cạn X thu được khối lượng muối khan là:
A. 8,52 g.

B. 12,66 g.

C. 12,54g.

Câu 7 : Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là

D. 11,45g.


A. Fe + dung dịch FeCl3.

B. Fe + dung dịch HCl.


C. Cu + dung dịch FeCl3.

D. Cu + dung dịch FeCl2 .

Câu 8 : Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là
A. Na và Fe.

B. Mg và Zn.

C. Al và Mg.

D. Cu và Ag.

Câu 9: Kim loại M phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3
(đặc nguội). Kim loại M là
A. Fe.

B. Al.

C. Ag.

D. Zn.

Câu 10: Dãy các kim loại sau được xếp theo chiều tăng dần tính khử?
A. Ag, Ni, Sn, Fe, Zn, Mg, Al.

B. Ag, Sn, Ni, Fe, Zn, Al, Mg.

C. Ag, Ni, Sn, Fe, Zn, Al, Mg.


D. Ag, Sn, Fe, Ni, Zn, Al, Mg.

Câu 11: Sục khí nào sau đây vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy xuất hiện kết tủa màu trắng?
A. CO2.

B. O2.

C. HCl.

D. H2.

Câu 12: Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4,
CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không
tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm
A. MgO, Fe, Cu.

B. Mg, Fe, Cu.

C. MgO, Fe3O4, Cu.

D. Mg, Al, Fe, Cu.

Câu 13: Cho các trường hợp sau:
1. Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng.
2. Nhúng thanh kẽm vào dung dịch CuSO4.
3. Để thanh thép ngoài không khí ẩm.
4. Nhúng thanh nhôm vào dung dịch MgCl2.
5. Nhúng miếng sắt tây vào dung dịch HCl.
Có bao nhiêu trường hợp xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 14 : Hiện tượng trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính chủ yếu do chất nào sau đây ?
A. Khí clo.

B. Khí cacbonic.

C. Khí cacbon oxit.

D. Khí hidro clorua.


Câu 15: Một cacbonhiđrat X bị thủy phân tạo thành glucozơ và fructozơ. Vậy X là:
A. Xenlulozơ.

B. Glucozơ. C. Saccarozơ .

D. Tinh bột.

Câu 16: Người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường dùng để chứng
minh
A. trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl kề nhau.
B. trong phân tử của glucozơ có nhóm anđehit.
C. trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm cacboxyl.

D. trong phân tử của glucozơ có nhóm anđehit và cacbonyl.
Câu 17 : Xà phòng hóa hỗn hợp gồm CH3COOCH3 và CH3COOC2H5 thu được sản phẩm gồm:
A. 2 muối và 2 ancol.

B. 2 muối và 1 ancol.

C. 1 muối và 2 ancol.

D. 1 muối và 1 ancol.

Câu 18 : Tơ đươc sản xuất từ xenlulozơ là :
A. Tơ nilon-6,6.

B. Tơ tằm.

C. Tơ capron.

D. Tơ visco.

Câu 19: Peptit và protein đều có tính chất hoá học giống nhau là:
A. bị thuỷ phân và phản ứng màu biure.
B. bị thuỷ phân và tham gia tráng gương.
C. bị thuỷ phân và tác dụng dung dịch NaCl.
D. bị thuỷ phân và lên men.
+ NaOH
+ HCl
Câu 20: Cho sơ đồ biến hóa sau: Alanin →
X 
→ Y. Chất Y là:


A. CH3-CH(NH2)-COONa.

B. H2N-CH2-CH2-COOH.

C. CH3-CH(NH3Cl)COOH.

D. CH3-H(NH3Cl)COONa.

Câu 21: A là một α-amino axit chỉ chứa một nhóm -NH 2 và một nhóm -COOH. Cho 3 g A tác
dụng với NaOH dư được 3,88 g muối. A là :
A. H2N-CH2-COOH.

B. CH3-CH(NH2)-COOH.

C. H2N-CH2-CH2-COOH.

D. CH3-CH2-CH(NH2)-COOH.

Câu 22 : Hòa tan một – amino axit X vào nước có pha vài giọt quỳ tím thấy dung dịch từ
màu tím chuyển sang màu xanh. X có tên gọi thông thường là:
A. Valin.

B. Lysin.

C. Axit glutamic.

D. Glyxin.


Câu 23 : Hợp chất C3H7O2N tác dụng được với NaOH , H2SO4 và làm mất màu dd Br2 . Hợp

chất có CTCT là:
A. CH3CH(NH2)COOH.

B. H2NCH2CH2COOH.

C. CH2=CHCOONH4 .

D. CH2=CHCH2COONH4.

Câu 24: Xà phòng hóa hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp hai este đơn chức, no, mạch hở là đồng
phân của nhau cần dùng 300 ml NaOH 1M. Công thức cấu tạo của hai este là:
A. CH3COOC2H5 và C2H5COOCH3.

B. HCOOC2H5 và CH3COOCH3.

C. CH3COOC2H3 và C2H3COOCH3.

D. C2H5COOC2H5 và CH3COOC3H7.

Câu 25: Cho 14,5 g hỗn hợp Mg, Zn, Fe tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thấy thoát ra
6,72 lít H2 ở (điều kiện tiêu chuẩn) . Cô cạn dung dịch sau phản ứng được khối lượng muối
khan tạo ra là:
A. 43,3g.

B. 33,8g.

C. 34,3g.

D. 33,4g.


Câu 26: Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là
A. Na2CO3 và HCl.

B. NaCl và Ca(OH)2.

C. Na2CO3 và Ca(OH)2.

D. Na2CO3 và Na3PO4.

Câu 27: Thực hiện các thí nghiệm sau:
1) Cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4
2) Dẫn khí CO (dư) qua bột Al2O3 nung nóng
3) Dẫn khí H2 (dư) qua bột Fe2O3 đốt nóng
4) Cho ít bột Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư
5) Nhúng thanh Fe vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và HCl
6) Cho ít bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư
7) Điện phân NaCl nóng chảy
8) Nhiệt phân AgNO3
Khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kim loại là:
A. 5.

B. 4.

C. 6.

D. 3.

Câu 28: Hòa tan 9,6 gam Cu vào 200 ml dung dịch chứa HCl 2M và Cu(NO3)2 0,5M thu được
V lít (đktc) khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của V là:
A. 2,24 lít.


B. 4,48 lít.

C. 3,36 lít.

D. 1,12 lít.


Câu 29: Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe2O3. Số chất trong dãy bị
oxi hoá khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng là :
A. 6.

B. 5.

C. 4.

D. 3.

Câu 30: Cho bột Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong
X và hai kim loại trong Y lần lượt là:
A. Fe(NO3)2; Fe(NO3)3 và Cu; Ag.

B. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Cu; Fe.

C. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Ag; Cu.

D. Cu(NO3)2; AgNO3 và Cu; Ag.

Câu 31: Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp

gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch
X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì
lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là
A. 360.

B. 240.

C. 400.

D. 120.

Câu 32: Chia m gam Al thành hai phần bằng nhau:
-

Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, sinh ra x mol khí H2.

-

Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch HNO 3 loãng, sinh ra y mol N2O ( sản
phẩm khử duy nhất). Quan hệ giữa x và Y là

A. y=2x.

B. x=y.

C. x=4y.

D. x=2y.

Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 6 mol.

Mặt khác a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 600 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của a là :
A. 0,20.

B. 0,30.

C. 0,18.

D. 0,15.

Câu 34 : Cho các phát biểu:
(a) amilozơ và amilopectin đều có cấu trúc mạch phân nhánh.
(b) tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo.
(c) fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(d) saccarozơ có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
(e) mantozơ và saccarozơ đều có thể bị thủy phân trong môi trường axit.
(g) glucozơ có thể lên men tạo ra ancol etylic nên có thể bị thủy phân.
(h) có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng dung dịch brom.
Những phát biểu đúng là:


A. a, b, c, e.

B. c, d, e, h.

C. b, c, e, g.

D. b, c, d, h.

Câu 35: Hỗn hợp X gồm este đơn chức Y và một este Z no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 9,34
gam X cần dùng vừa đủ 10,304 lít oxi (đktc) thu được CO2 và 5,58 gam nước. Mặt khác 9,34

gam X tác dụng với tối đa 0,13 mol NaOH thu được dung dịch T và 4,6 gam hỗn hợp hai ancol.
Cô cạn dung dịch T thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 9,67 g.

B. 9,94 g.

C. 9,74 g.

D. 9,40 g.

Câu 36: Thủy phân hoàn toàn 8,6 gam một hexapeptit X thu được hỗn hợp gồm 4,5 gam
glyxin; 3,56 gam alanin và 2,34 gam valin. Khối lượng 1 mol chất X là:
A. 416 g.

B. 430 g.

C. 516 g.

D. 444 g.

Câu 37: Xà phòng hóa hoàn toàn m gam một este no, đơn chức mạch hở E bằng 26 gam dung
dịch MOH 28% (M là kim loại kiềm), rồi tiến hành chưng cất hỗn hợp sau phản ứng thu được
24,72 gam chất lỏng X và 10,08 gam hỗn hợp chất rắn khan Y. Nếu đốt cháy hoàn toàn Y, thu
được sản phẩm gồm CO 2, H2O và 8,97 gam muối cacbonat khan. Nếu nung nóng Y với CaO
cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m 1 gam một chất khí. Mặt khác, cho X tác
dụng với Na dư đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 12,768 lít khí H2 (đktc).
Giá trị của m1 là ?
A. 0,48.

B. 0,20.


C. 0,06.

D. 1,60.

Câu 38: Trieste A mạch hở, tạo bởi glixerol và 3 axit cacboxylic đơn chức X,Y,Z. Đốt cháy
hoàn toàn a mol A thu được b mol CO2 và d mol H2O. Biết b = d + 6a và a mol A phản ứng vừa
đủ với dung dịch chứa12,8 gam Br2, thu được 18,12 gam sản phẩm hữu cơ. Cho a mol A phản
ứng với dung dịch KOH vừa đủ thu được m gam muối. Giá trị gần nhất của m là:
A. 7,2.

B. 8,4.

C. 6,4 .

D. 6,8.

Câu 39: Cho X,Y là hai axit cacboxylic đơn chức, no mạch hở (MX < MY); T là este hai chức
tạo bởi X,Y và một ancol no mạch hở Z. Đốt cháy hoàn toàn 8,58 gam hỗn hợp E gồm X,Y,T
bằng một lượng vừa đủ O2, thu được 7,168 lít CO2 và 5,22 gam nước.Mặt khác 8,58 gam E tác
dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 17,28 gam Ag. Khối lượng chất rắn khan thu
được khi cho cùng lượng E trên tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1M là:
A.12,08.
B. 11,04.
C. 12,08.
D. 9,06.
Câu 40: Chất hữu cơ X mạch hở có dạng H2N – R – COOR’ (R, R’ là các gốc hidrocacbon),
thành phần % về khối lượng của Nito trong X là 15,73%. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn
với dung dịch NaOH, toàn bộ lượng ancol sinh ra cho tác dụng hết với CuO (đun nóng) được
andehit Y (ancol chỉ bị oxi hóa thành andehit). Cho toàn bộ Y tác dụng với một lượng dư dung

dịch AgNO3 trong NH3 thu được 12,96 gam Ag kết tủa. Giá trị của m là :
A. 3,56.

B. 5,34 .

C. 4,45.

D. 2,67.


Đáp án chi tiết

Câu 1: ( Biết) Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. tính bazơ.

B. tính oxi hóa.

C. tính axit.

D. tính khử.

Câu 2: ( Biết) Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì
có thể dùng chất nào sau đây để khử độc thủy ngân?
A. Bột sắt.

B. Bột lưu huỳnh.

C. Natri.

D. Nước.


Câu 3 : ( Hiểu ) Hỗn hợp X gồm Al , Fe2O3 và Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X tan hoàn
toàn trong dung dịch nào sau đây ?
A. NaOH (dư ).

B. HCl ( dư ).

C. AgNO3 ( dư ).

D. NH3 (dư).

HD giải:
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Fe2O3 + 6HCl → 2 FeCl3 + 3 H2O
x

2x

Cu + 2FeCl3 → CuCl2 +2 FeCl2
x

2x

Câu 4: (Hiểu)
Phản ứng hoá học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng
nhiệt nhôm?
A. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng.

B. Al tác dụng với CuO nung nóng.


C. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng.

D. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng.

HD giải: Đáp Án: D
A,B,C thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm
Câu 5: Khi cho các chất: Ag, Cu, CuO, Al, Fe vào dung dịch axit HCl dư thì dãy các chất nào
đều bị tan hết?
A. Cu, Ag, Fe.

B. Al, Fe, Ag.

C. Cu, Al, Fe.

D. CuO, Al, Fe.

Câu 6 : ( VD thấp) Hòa tan hoàn toàn 4,14 gam hỗn hợp gồm Al, Zn, Fe vào dung dịch HCl
dư thu được 2,688 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Cô cạn X thu được khối lượng muối khan
là:


A. 8,52 g.

B. 12,66 g.

C. 12,54g.

D. 11,45g.

HD giải:

Số mol khí H2 là 2,688/22,4 = 0,12 mol.
Từ pt: nHCl = 2 nH2 = 2 x 0,12 = 0,24 mol = n ClKhối lượng muối khan là: 4,14 + 0,24.35,5 = 12,66 g.

Câu 7 (Biết).
Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là
A. Fe + dung dịch FeCl3.

B. Fe + dung dịch HCl.

C. Cu + dung dịch FeCl3.

D. Cu + dung dịch FeCl2 .

HD giải:
Đáp Án: D
Câu A. Sản phẩm là : FeCl2
Câu B. Sản phẩm là : FeCl2
Câu C. Sản phẩm là : FeCl2 và CuCl2
Câu 8 (Biết)
Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là
A. Na và Fe.

B. Mg và Zn.

C. Al và Mg.

D. Cu và Ag.

HD giải:
Đáp Án: D

Câu A : Loại vì có Na.
Câu B : Loại vì có Mg.
Câu C : Loại vì có Al, Mg.
Câu 9 : (Hiểu)
Kim loại M phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 (đặc
nguội). Kim loại M là
A. Fe.
HD giải:

B. Al.

C. Ag.

D. Zn.


Đáp Án: D
Câu A : Fe không tác dụng với dung dịch HNO3 (đặc nguội) .
Câu B : Al không tác dụng với dung dịch HNO3 (đặc nguội)
Câu C : Ag không tác dụng với dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2.
Câu 10: ( Biết ) Dãy các kim loại sau được xếp theo chiều tăng dần tính khử?
A. Ag, Ni, Sn, Fe, Zn, Mg, Al.

B. Ag, Sn, Ni, Fe, Zn, Al, Mg.

C. Ag, Ni, Sn, Fe, Zn, Al, Mg.

D. Ag, Sn, Fe, Ni, Zn, Al, Mg.

Câu 11 (Biết).

Sục khí nào sau đây vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy xuất hiện kết tủa màu trắng?
A. CO2.

B. O2.

C. HCl.

D. H2.

HD giải: Đáp Án: A
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Câu 12: (VD thấp)
Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al 2O3, MgO, Fe3O4,
CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không
tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm
A. MgO, Fe, Cu.
C. MgO, Fe3O4, Cu.

B. Mg, Fe, Cu.
D. Mg, Al, Fe, Cu.

HD giải: Đáp Án: A
Qua CO : còn Al2O3, MgO, Fe, Cu
Cho NaOH dư vào còn MgO, Fe, Cu.
Câu 13: (Hiểu) Cho các trường hợp sau:
6. Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng.
7. Nhúng thanh kẽm vào dung dịch CuSO4.
8. Để thanh thép ngoài không khí ẩm.
9. Nhúng thanh nhôm vào dung dịch MgCl2.
10. Nhúng miếng sắt tây vào dung dịch HCl.

Có bao nhiêu trường hợp xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa?


A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 14 (BIẾT).
Hiện tượng trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính chủ yếu do chất nào sau đây ?
A. Khí clo.
B. Khí cacbonic.
C. Khí cacbon oxit.
D. Khí hidro clorua.
Đáp Án: B
Câu 15. (BIẾT).
Một cacbonhiđrat X bị thủy phân tạo thành glucozơ và fructozơ. Vậy X là:
A. Xenlulozơ

B. Glucozơ C. Saccarozơ

D. Tinh bột.

Câu 16. (BIẾT).
Người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường dùng để chứng minh
A. trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl kề nhau.
B. trong phân tử của glucozơ có nhóm anđehit.

C. trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm cacboxyl.
D. trong phân tử của glucozơ có nhóm anđehit và cacbonyl.
Câu 17: (BIẾT).Xà phòng hóa hỗn hợp gồm CH3COOCH3 và CH3COOC2H5 thu được sản
phẩm gồm:
A. 2 muối và 2 ancol.
C. 1 muối và 2 ancol.

B. 2 muối và 1 ancol.
D. 1 muối và 1 ancol.

Câu 18 : (BIẾT). Tơ đươc sản xuất từ xenlulozơ là :
A. Tơ nilon-6,6.

B. Tơ tằm.

C. Tơ capron.

D. Tơ visco.

Câu 19: (BIẾT). Peptit và protein đều có tính chất hoá học giống nhau là:
A. bị thuỷ phân và phản ứng màu biure.
B. bị thuỷ phân và tham gia tráng gương.
C. bị thuỷ phân và tác dụng dung dịch NaCl.


D. bị thuỷ phân và lên men.

+ NaOH
+ HCl
Câu 20: (Hiểu)Cho sơ đồ biến hóa sau: Alanin →

X 
→ Y. Chất Y là:

A. CH3-CH(NH2)-COONa.

B. H2N-CH2-CH2-COOH.

C. CH3-CH(NH3Cl)COOH.

D. CH3-H(NH3Cl)COONa.

Câu 21. (VD thấp) A là một α-amino axit chỉ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH. Cho
3 g A tác dụng với NaOH dư được 3,88 g muối. A là :
A. H2N-CH2-COOH.

B. CH3-CH(NH2)-COOH.

C. H2N-CH2-CH2-COOH.

D. CH3-CH2-CH(NH2)-COOH.

HD giải:
H2N-R-COOH + NaOH→ H2N-R-COONa + H2O
16 + R + 67
3,88

16 + R + 45
3

R= 14. Vậy R là CH2

CT A: H2N-CH2-COOH.
Câu 22 : (BIẾT). Hòa tan một – amino axit X vào nước có pha vài giọt quỳ tím thấy dung
dịch từ màu tím chuyển sang màu xanh. X có tên gọi thông thường là:
A. Valin.

B. Lysin.

C. Axit glutamic.

D. Glyxin.

Câu 23. (Hiểu)Hợp chất C3H7O2N tác dụng được với NaOH , H2SO4 và làm mất màu dd Br2 .
Hợp chất có CTCT là:
A. CH3CH(NH2)COOH.
C. CH2=CHCOONH4 .

B. H2NCH2CH2COOH.
D. CH2=CHCH2COONH4.

Câu 24: (VD thấp)Xà phòng hóa hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp hai este đơn chức, no, mạch hở
là đồng phân của nhau cần dùng 300 ml NaOH 1M. Công thức cấu tạo của hai este là:
A. CH3COOC2H5 và C2H5COOCH3.

B. HCOOC2H5 và CH3COOCH3.

C. CH3COOC2H3 và C2H3COOCH3.

D. C2H5COOC2H5 và CH3COOC3H7.

HD giải: CTPT của este no, đơn chức mạch hở là CnH2nO2 ( n ≥ 2).

Ta có: n este = n NaOH = 1.0,3 = 0,3 ( mol) ⇒ Meste = 22,2/0,3 = 74 ⇒ 14 n + 32 = 74 ⇒ n = 3.
Chọn đáp án B.


Câu 25: (VD thấp)Cho 14,5 g hỗn hợp Mg, Zn, Fe tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng
thấy thoát ra 6,72 lít H2 ở (điều kiện tiêu chuẩn) . Cô cạn dung dịch sau phản ứng được khối
lượng muối khan tạo ra là:
A. 43,3g

B. 33,8g

C. 34,3g.

D. 33,4g

HD giải:
mmuối = mhh + m

SO4

2−

= 14,5 + 96. 0,3 = 43,3 g

Câu 26: (VD thấp)
Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là
A. Na2CO3 và HCl.

B. NaCl và Ca(OH)2.


C. Na2CO3 và Ca(OH)2.

D. Na2CO3 và Na3PO4.

HD giải:
Đáp Án: D
Câu A : có HCl (loại)
Câu B : loại cả 2 chất
Câu C : có Ca (OH)2 (loại)
Câu 27: ( Hiểu ) Thực hiện các thí nghiệm sau:
1) Cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4
2) Dẫn khí CO (dư) qua bột Al2O3 nung nóng
3) Dẫn khí H2 (dư) qua bột Fe2O3 đốt nóng
4) Cho ít bột Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư
5) Nhúng thanh Fe vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và HCl
6) Cho ít bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư
7) Điện phân NaCl nóng chảy
8) Nhiệt phân AgNO3
Khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kim loại là:
A. 5.

B. 4.

C. 6.

D. 3.

Câu 28: (VD thấp) Hòa tan 9,6 gam Cu vào 200 ml dung dịch chứa HCl 2M và Cu(NO3)2
0,5M thu được V lít (đktc) khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của V là:



A. 2,24 lít.

B. 4,48 lít.

C. 3,36 lít.

D. 1,12 lít.

HD giải:
nCu = 9,6/64 = 0,15; nHCl = 2.0,2 = 0,4. Số mol NO3– là 2.0,2.0,5 = 0,2
Ta có phương trình: 3Cu + 8H+ + 2NO3– → Cu2+ + 2NO + 4H2O
Như vậy Cu và H+ vừa hết thu được 0,1 mol NO => V = 2,24 lít
Câu 29 : (Hiểu)
Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe2O3. Số chất trong dãy bị
oxi hoá khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng là
A. 6.

B. 5.

C. 4.

D. 3.

HD giải:
Đáp Án: C
Số chất trong dãy bị oxi hoá khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng là: FeO,
Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4
Câu 30: (Hiểu) Cho bột Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy
ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối

trong X và hai kim loại trong Y lần lượt là:
A. Fe(NO3)2; Fe(NO3)3 và Cu; Ag.

B. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Cu; Fe.

C. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Ag; Cu.

D. Cu(NO3)2; AgNO3 và Cu; Ag.

Câu 31.(VD cao)
Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp
gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch
X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì
lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là
A. 360.

B. 240.

C. 400.

D. 120.

HD giải: Đáp Án: A
số mol Fe = 0,02; Cu = 0,03; H+ = 0,4 ; NO 3− = 0,08 ;
Fe → Fe+3 + 3e ;
0,02


0,06


Cu → Cu+2 + 2e ;
0,03

NO 3 + 4H+ + 3e → NO + 2H2O

0,06

⇒ tổng số mol e nhường = 0,12 nên


0,04

0,16

⇒ H+ còn dư = 0,4 − 0,16 = 0,24 mol

0,12

H+ + OH− → H2O ; Fe3+ + 3OH− → Fe(OH)3↓ ; Cu2+ + 2OH− → Cu(OH)2↓
0,24

0,24

0,02

0,06

0,03

0,06


Tổng số mol OH− = 0,24 + 0,06 + 0,06 = 0,36 ⇒ V = 360 ml
Câu 32.(VD cao)
Chia m gam Al thành hai phần bằng nhau:
-

Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, sinh ra x mol khí H2.

-

Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch HNO 3 loãng, sinh ra y mol N2O ( sản
phẩm khử duy nhất). Quan hệ giữa x và Y là

A. y=2x.

B. x=y.

C. x=4y.

D. x=2y.

HD giải:
Đáp Án: C

Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2H2
2x
3

←x


8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O
8y
3



y

2x 8y
=
→x=4y.
3
3

Câu 33. ( VD thấp) Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được lượng CO2 và H2O hơn kém
nhau 6 mol. Mặt khác a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 600 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị
của a là :
A. 0,20.

B. 0,30.

C. 0,18.

D. 0,15.

HD giải:
Dễ dàng suy ra chất béo có tổng cộng 7 liên kết π.Do đó có 4 liên kết π tác dụng với Br2.
→ a=

0,6

= 0,15
4

→Chọn D

Câu 34 : ( Hiểu ) Cho các phát biểu:


(a) amilozơ và amilopectin đều có cấu trúc mạch phân nhánh.
(b) tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo.
(c) fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(d) saccarozơ có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
(e) mantozơ và saccarozơ đều có thể bị thủy phân trong môi trường axit.
(g) glucozơ có thể lên men tạo ra ancol etylic nên có thể bị thủy phân.
(h) có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng dung dịch brom.
Những phát biểu đúng là:
A. a, b, c, e.

B. c, d, e, h.

C. b, c, e, g.

D. b, c, d, h.

Câu 35: ( VD cao) Hỗn hợp X gồm este đơn chức Y và một este Z no, mạch hở. Đốt cháy hoàn
toàn 9,34 gam X cần dùng vừa đủ 10,304 lít oxi (đktc) thu được CO 2 và 5,58 gam nước. Mặt
khác 9,34 gam X tác dụng với tối đa 0,13 mol NaOH thu được dung dịch T và 4,6 gam hỗn hợp
hai ancol. Cô cạn dung dịch T thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 9,67 g.


B. 9,94 g.

C. 9,74 g.

D. 9,40 g.

HD giải: Số mol oxi phản ứng là 10,304/22,4 = 0,46 mol
Áp dụng bảo toàn khối lượng ta có khối lượng CO2 là 9,34 + 0,46.32 – 5,58 = 18,48 g
Số mol CO2 = 18,48/44 = 0,42. Số mol nước = 5,58/18 = 0,31.
Khối lượng nguyên tố O trong X là 9,34 – 0,42.12 – 0,31.2 = 3,68 gam
nO/X = 3,68/16 = 0,23 mol => số mol nhóm chức este = 0,23/2 = 0,115 < nNaOH = 0,13 mol.
Trong các este phải có gốc phenyl mà Z no, mạch hở nên không có gốc phenyl => Y đơn chức
phải có một gốc phenyl. Số mol gốc phenyl cũng là số mol của Y = 0,13 – 0,115 = 0,015. Trong
các sản phẩm từ phản ứng của X với NaOH có sinh ra nước với số mol là 0,015. Áp dụng định
luật bảo toàn khối lượng ta có khối lượng muối là 9,34 + 0,13.40 – 4,6 – 0,015.18 = 9,67 g.
Câu 36: ( VD thấp)
Thủy phân hoàn toàn 8,6 gam một hexapeptit X thu được hỗn hợp gồm 4,5 gam glyxin; 3,56
gam alanin và 2,34 gam valin. Khối lượng 1 mol chất X là:
A. 416 g.

B. 430 g.

HD giải:
Số mol glyxin là 4,5/75 = 0,06 mol
Số mol alanin là 3,56/89 = 0,04 mol

C. 516 g.

D. 444 g.



Số mol valin là 2,34/117 = 0,02 mol
=> nX = (0,06 + 0,04 + 0,02)/6 = 0,02 mol
Khối lượng 1 mol chất X là MX = 8,6/0,02 = 430
Câu 37: ( VD cao) Xà phòng hóa hoàn toàn m gam một este no, đơn chức mạch hở E bằng 26
gam dung dịch MOH 28% (M là kim loại kiềm), rồi tiến hành chưng cất hỗn hợp sau phản ứng
thu được 24,72 gam chất lỏng X và 10,08 gam hỗn hợp chất rắn khan Y. Nếu đốt cháy hoàn
toàn Y, thu được sản phẩm gồm CO 2, H2O và 8,97 gam muối cacbonat khan. Nếu nung nóng Y
với CaO cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m 1 gam một chất khí. Mặt khác, cho
X tác dụng với Na dư đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 12,768 lít khí H 2 (đktc). Giá trị của
m1 là ?
A. 0,48.

B. 0,20.

C. 0,06.

D. 1,60.

HD giải:
BTNT.M

Tìm M 

26.0,28
8,97
=
.2 
→ M = 39
→ K 

→ nKOH = 0,13(mol)
M + 17 2M + 60

 mH2O = 26.0,72 = 18,72(gam)
H2:0,57

→ nancol = 0,1
→ C3H7OH
m
=
24,72

18,72
=
6(gam)
 ancol

Chất lỏng 

KOH :0,03

→ R = 1
→ HCOOK
RCOOK :0,1

Chất rắn khan Y 

nd­
→ nH2 = 0,03
→ m1 = 0,03.2 = 0,06(gam)

KOH = 0,03

Câu 38: ( VD cao ) Trieste A mạch hở, tạo bởi glixerol và 3 axit cacboxylic đơn chức X,Y,Z.
Đốt cháy hoàn toàn a mol A thu được b mol CO2 và d mol H2O. Biết b = d + 6a và a mol A
phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa12,8 gam Br2, thu được 18,12 gam sản phẩm hữu cơ. Cho
a mol A phản ứng với dung dịch KOH vừa đủ thu được m gam muối. Giá trị gần nhất của m
là:
A. 7,2.

B. 8,4.

C. 6,4 .

D. 6,8.

HD giải:
Nhận xét: nCO − nH O = b − d = 6a = 6nA nên X có 7 liên kết pi.
2

2

0,08

BTLK .π
= 0,02(mol)
 nBr2 = 0,08→ nA = a =
7− 3
Có ngay: 
BTKL
 

→ mA = 18,12 − 12,8 = 5,32(gam)

BTKL
→ 5,32 + 0,02.3.56 = m+ 0,02.92 → m = 6,84(gam)
Cho A tác dụng với KOH: 


Câu 39: ( VD cao) Cho X,Y là hai axit cacboxylic đơn chức, no mạch hở (MX < MY); T là este
hai chức tạo bởi X,Y và một ancol no mạch hở Z. Đốt cháy hoàn toàn 8,58 gam hỗn hợp E gồm
X,Y,T bằng một lượng vừa đủ O2, thu được 7,168 lít CO2 và 5,22 gam nước.Mặt khác 8,58 gam
E tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 17,28 gam Ag. Khối lượng chất rắn khan
thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1M là:
A.12,08.
B. 11,04.
C. 12,08.
D. 9,06.
HD giải:

8,58 − 0,32.12 − 0, 29.2
 n CO2 = 0,32(mol) BTKL
E

→ n Trong
=
= 0, 26(mol)
Đốt cháy E: 
O
16
 n H2O = 0, 29(mol)


Vì E tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 có kết tủa Ag nên X phải là HCOOH.
Vì các axit no nên : n este = n T = n CO − n H O = 0,32 − 0, 29 = 0, 03(mol)
2

2

 n este = 0, 03(mol)
 n HCOOH = 0, 05(mol)

AgNO / NH
→ n Ag = 0,16(mol) → Trong E 
Lại có : E 
3

3

HCOOH : 0, 05(mol)


→ 8,58 RCOOH : 0, 02(mol)
RCOO − R '− OOCH : 0, 03(mol)

BTNT.O

BTKL

→ 0, 05.46 + 0, 02(R + 45) + 0, 03(44 + 45 + R + R ') = 8,58

CH2 - OOCH
CH - OOCC2H5


R = 29
→ 5R + 3R ' = 271 → 
→ C 2 H 5COOH và
R ' = 42

CH3

BTKL

→ 8,58 + 0,15.40 = m + 0,
1407.18
2 43 + 0,
1403.76
2 43 → m = 11, 04(gam)
H2O

Ancol

Câu 40. ( VD cao) Chất hữu cơ X mạch hở có dạng H2N – R – COOR’ (R, R’ là các gốc
hidrocacbon), thành phần % về khối lượng của Nito trong X là 15,73%. Cho m gam X phản
ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH, toàn bộ lượng ancol sinh ra cho tác dụng hết với CuO
(đun nóng) được andehit Y (ancol chỉ bị oxi hóa thành andehit). Cho toàn bộ Y tác dụng với
một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 12,96 gam Ag kết tủa. Giá trị của m là :
A. 3,56.

B. 5,34 .

C. 4,45.


HD giải: Chọn đáp án D
Ta có : %N =

14
= 0,1573 → R + R ' = 29
16 + R + 44 + R '

D. 2,67.


Do đó mò ra ngay X là : H2N­ – ­CH2 ­ – ­COO − CH 3
B¶o­toµn
→ n X = 0, 03 → m = 0, 03.89 = 2, 67(gam)
Và Y là HCHO: n Ag = 0,12 → n HCHO = 0, 03 



×