GIÁO ÁN SINH HOẠT CHỦ NHIỆM
Sinh hoạt lớp + thảo luận đề tài “ Thanh niên với vấn đề giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc “
A. Sinh hoạt lớp
I.
Mục đích,yêu cầu
*Mục đích:
- Tổng kết quá trình học tập và hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Rút ra được những ưu điểm và nhược điểm của học sinh.
- Phát hiện và giải quyết kịp thời những vi phạm của học sinh.
- Rèn luyện cho học sinh nề nếp sống tập thể, tinh thần có trách nhiệm đối
với bản thân và tập thể, tinh thần đoàn kết tương trợ, giúp đỡ nhau trong
học tập và cuộc sống.
- Thảo luận đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém tuần vừa
qua và đề ra những mục tiêu, phương hướng hoạt động tuần tới.
*Yêu cầu:
1. Về nhận thức :
Giúp cho các em nhận thức rõ trách nhiệm học tập và rèn luyện của bản
thân, củng cố đoàn kết ,xây dựng tập thể lớp ngày càng tiến bộ.
2. Về tổ chức, kỷ luật:
- Tạo ở các em ý thức tổ chức kỷ luật tốt,chấp hành tốt nội quy của lớp, của
nhà trường.
3. Về kỹ thuật :
-Tổ chức chẹt chẽ.
4. Về kỹ năng :
- Xử lý tình hướng nhanh, không lúng túng, rụt rè.
- Các tổ trưởng tổng kết, xếp loại các thành viên trong tổ.
II. Phương pháp:
- Phương pháp tổ chức hoạt động tập thể, điều khiển tập thể
- Phương pháp thuyết trình, vấn đáp
- Phương pháp giap nhiệm vụ, giải quyết tình huống
III.Công tác chuẩn bị:
a) Giáo viên:
- Xem lại kế hoạch tuần vừa qua, kiểm tra sổ đầu bài và xem lại tình hình
của lớp tuần vừa qua.
- Nhận phương hướng hoạt động của nhà trường trong tuần tới. Lập kế
hoạch hoạt động tuần kế tiếp.
b) Học sinh:
- Ban cám sự lớp tổng kết các họat động và học tập, tổng kết rõ.
- Chuẩn bị ý kiến thảo luận, đóng góp cho lớp.
III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định lớp: lớp trưởng báo cáo sỉ số , số học sinh vắng.
2. Tiến hành:
THỜI
Nội dung và các bước tiến hành
GIAN
A.Ổn định tổ chức:
- kiểm tra sỉ số,ổn định trật tự
- kiểm tra việc chuẩn bị của BCS,
5'
các tổ trưởng.
- Nắm số liệu các tiết trong tuần,
danh sách học sinh vi phạm trong
tuần để có biện pháp sử lý phù
hợp.
- Mục đích,yêu cầu : tổng kết
hoạt động tuần qua, đánh giá tình
hình học tập và rèn luyện của
HS đưa ra biện pháp khắc phục
trong tuần sau
Biện pháp thực hiện
- Nhắc nhở HS trật tự, tiến
hành giờ sinh hoạt.
- Ghi chép, thống kê thành
tích của lớp trong tuần vừa
qua để có cơ sở so sánh với
tuần này.
B.Tiến hành :
1. tổng kết tình hình học tập,nề
nếp tuần vừa qua :
Tổng kết tình hình các tổ:
+ Học sinh vắg
+Học sinh không học bài.
+ HS tích cực phát biểu…..
2.Nhận xét tuần qua:
Động viên tinh thần học tập của
các e trong tuần. Tuyên dương
tinh thần cả lớp ít vi phạm so với
tuần trước.
a) Tình hình nề nếp:
- Vắng mặt: bao nhiêu
trường hợp, có phép hay
không phép.
Đi trễ: bao nhiêu trường
hợp,lýdo.
- Vệ sinh :tuần vừa rồi lớp
trực vệ sinh tốt không?
- Trật tự: trong giờ học đảm
bảo tốt không ?
b) Tình hình học tập :
- Tuyên dương tinh thần học
tập của lớp trong tuần
- Có trường hợp nào không
thuộc bài hay không làm
bài không ?
- Trong giờ học sôi nổi hay
thụ động?
- Nhắc nhở học sinh vi
phạm, đề ra hướng khắc
phục
Nhận xét và đưa ra hình
phạt với các e vi
- Tuyên dương , động
viên tinh thần học tập
của các em.
- Yêu cầu thành viên
ban cán sự lớp nhận
xét:
+ lớp phó lao động,
lớp phó học tập, lớp
trưởng ,tổ trưởng…
-
phạm…
Nhận xét chung về tình
hình lớp, khen thưởng
học sinh tích cực.
3. phương hướng tuần tới
:
a) phương hướng thực
hiện về nề nếp:
- đảm bảo sỉ số, khắc phục
trường hợp vắng và đi trễ.
Vắng có phép cần hạn chế.
b) phương pháp phấn
đấu trong học tập:
- khắc phục các trường
hợp không thuộc bài.
- Tích cực phát bieu trong
giờ học
- Phổ biến kế hoạch nhà
trường trong tuần tới.
4. Thông báo của BGH
Triển khai hoạt động : ‘ngày
hội dân gian.
C.Kết thúc:
- Nhận xét tổng quan
- đánh giá mặt tốt, mặt sáu,
rút kinh nghiệm cho các tiết
sinh hoạt chủ nhiệm tiếp theo.
- Đi sớm chủ động thời
gian .
- Thực hiện đầy đủ
nghiêm túc nội quy
nhà trường.
- Cố gắng học và làm
bài tập về nhà.
- Xem bài trước,vào
lớp lắng nghe và phát
biểu để tiết học có
hiệu quả.
-
-
B. Thảo luận chủ đề :”thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc ”
I.
Mục tiêu :
- Nâng cao hiểu biết về bản sắc văn hoá dân tộc , có ý thức trong việc
gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
- Biết các nội dung của bản sắc văn hóa dân tộc và những nét văn
hóa địa phương.
- Tích cực tham gia các hoạt động văn hóa- xã hội do nhà trường
tổ chức.
II. Nội dung và hình thức
1. Nội dung hoạt động :
a) Hiểu được cụm từ “văn hóa” là gì ?
-
Văn hóa là toàn những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo
ra.
Văn hóa thúc đẩy sự phát triển của con người ., phát triển của xã
hội, góp phần bồi dưỡng nhân cách và tinh thần cao đẹp của con
người.
2. Hình thức hoạt động :
Thi tìm hiểu
Trò chơi ô chữ
III.Công tác chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Định hướng , hướng dẫn cho học sinh
2. Học sinh :
Cán bộ và BCS điều hành lớp .
IV. tiến hành hoạt động
Hoạt động 1: Thi tìm hiểu
Phần 1:
Dân tộc Việt Nam có nhiều phong tục tập quán hay và mang đậm bản
sắc của người phương đông. Em hãy kể tên ít nhất 5 phong tục tập
quán của dân tộc mình ?( chia lớp thành 6 nhóm )
Đáp án :
Tết cổ truyền
Tết Nguyên Tiêu (15/1 âm lịch )
Tết Thanh Minh (3/3 âm lịch )
Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch )
Tết Rằm Thánh 7 âm lịch
Tết Trung Thu ( 15/8 âm lịch )
Tết ông Công, ông Táo (23 tháng chạp âm lịch )
Phần 2: xem hình đoán nội dung:
Các đội xem hình ảnh và đoán nội dung các hình ảnh đó, thời gian cho các
đội là 30 giây . đúng 10 điểm.
Câu 1:phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam những ngày đầu năm mới
thường gắn liền với những lễ hội, lễ hội được công nhận là bản sắc văn
hóa phi vật thể.
Câu 1: Đây là lễ hội gì ? ở đâu ?
Đáp án : lễ hội Đền Hùng (10/3 âm lịch ) ở Phú Thọ.
Câu 2:
Đáp án : lễ hội đua thuyền
Câu 3: các di tích đền chùa,…ở nước ta được luật di sản văn hóa công
nhận là di sản văn hóa vật thể, nó có ý nghãi thiêng liêng trong cuộc
sống của người Việt Nam. Hãy cho biết đây là những chùa nào ? ở
đâu ?
Đáp án : chùa Một Cột ở Đống Đa – HàNội
Câu 4: đây là trò chơi gì ?ở đâu?
Đáp án: Chọi trâu – Đồ Sơn – Hải Phòng
Câu 4: đây là một loại trò chơi dân gian ? tên trò chơi là gì ?
Đáp án: Đập niêu đất
Đáp án : Trò đánh đu
Hoạt động 2: Trò chơi ô chữ
Câu 1: tổ chức thế giới công nhận di sản văn hóa ở mỗi quốc gia và
chung cho thế giới là tổ chức nào ? (ĐA: UNESCO)
Câu 2: hát Quan họ là nét văn hóa độc đáo của tỉnh nào ? ( ĐA:Bắc
Ninh )
Câu 3: hãy điền vào chỗ trống (..) những từ thích hợp sao cho đúng
vào câu đối sau :
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo,….
(ĐA: bánh chung xanh)
Câu 4: đây là một trong những tục lệ của người Việt Nam trong
ngày tết cổ truyền? (ĐA: mừng tuổi)
Câu 5: tên một loại trái cây đặc sản ở tỉnh Vĩnh Long ở việt nam ?
(ĐA: Bưởi năm roi)
Câu 6: đây là một loại hình văn hóa phi vật thể của đồng bào các
dân tộc tây nguyên ? ( ĐA: Cồng Chiên)
Câu 7: đây là nét văn hóa đặc trưng của vùng tây Nam Bộ ? (ĐA:
Sông nước)
Câu 8: Nơi đặc trưng và là nơi sinh hoạt văn hóa của đồng bào các
dân tộc tây nguyên ? (ĐA:nhà rông)
Câu 9: Đây là 1 món ăn đặc trưng của các dân tộc sống ở vùng Tây
Bắc, Tây Nguyên của Việt Nam. Được làm từ gạo nếp cùng 1 số
nguyên liệu khác cho vào ống tre, nứa… và nướng lên.
(ĐA: cơm lam)
Câu 10: Đây là 1 trong những lễ vật không thể thiếu trong sính lễ của nhà
trai mang đến nhà gái thể hiện lòng chung thuỷ, thường thấy ở những lễ
cưới hỏi của dân tộc kinh và 1 số dân tộc khác.
(ĐA: Trầu câu)
IV. Kinh nghiệm bổ sung:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………………………
V. Nhận xét, đánh giá của giáo viên hướng dẫn:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………