Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Đề cương ôn tập môn Vật lí THCS (HK 1 2016-2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.43 KB, 13 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VẬT LÝ 6 (HỌC KÌ I)
Chủ đề 1: Đo lường (độ dài, thể tích, khối lượng) (1,5 câu – 2,5 điểm)
1. Nhận biết được các đại lượng vật lí, các đơn vị và dụng cụ đo
Ký hiệu
Đơn vị
Dụng cụ đo
Độ dài
l
Mét (m)
Thước (thước dây, thước kẻ, thước thẳng,
thước kẹp,…)
3
Thể tích
V
Mét khối (m ) Bình chia độ, ca đong,...
Khối lượng
m
Ki-lô-gam (kg) Cân (cân y tế, cân đồng hồ, cân tạ, cân đòn,
cân Rô-bec-van,…)
2. Xác định đúng GHĐ và ĐCNN của bất kỳ loại dụng cụ đo chiều dài, thể tích,
khối lượng ngoài thực tế
- Giới hạn đo (GHĐ) của dụng cụ là độ dài lớn nhất ghi trên dụng cụ.
- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp ghi trên
dụng cụ.
Ví dụ:
a. Xác định GHĐ và ĐCNN của cây thước trong các hình sau:

GHĐ: 10 cm; ĐCNN: 0,1 cm

GHĐ: 100 cm; ĐCNN: 0,5 cm
b. Xác định GHĐ và ĐCNN của bình chia độ ở hình dưới, cho biết thể tích nước trong


bình là bao nhiêu?

- GHĐ: 100 cm3
- ĐCNN: 5 cm3
- Thể tích nước trong bình: 70 cm3

- GHĐ: 50 cm3
- ĐCNN: 1 cm3
- Thể tích nước trong bình: 26 cm3

c. Xác định GHĐ và ĐCNN của cân đồng hồ ở hình dưới đây?
GHĐ: 20kg; ĐCNN: 0,1kg
3. Trình bày cách xác định thể tích vật rắn không thấm
nước?
- Vật rắn bỏ lọt vào bình chia độ: Thả chìm vật rắn vào chất
lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng dâng
lên bằng thể tích của vật.
- Khi vật rắn không bỏ lọt vào bình chia độ: Thả chìm vật rắn đó vào trong bình tràn.
Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật rắn.


4. Trình bày cách đo độ dài của một vật?
- Ước lượng độ dài cần đo. Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN thích hợp
- Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0
của thước.
- Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
- Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

Chủ đề 2: Lực (2 câu – 3 điểm)
1. Thế nào là hai lực cân bằng?Cho ví dụ

- Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều,
tác dụng vào cùng một vật. Vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng luôn đứng yên.
Ví dụ: Hai đội kéo co mạnh ngang nhau, quyển sách đặt trên mặt bàn
2. Thế nào là trọng lực? Nêu đơn vị của trọng lực?
- Trọng lực là lực hút của Trái Đất, có phương thẳng đứng và chiều hướng về phía
Trái Đất
- Đơn vị của trọng lực là Niutơn (N)
3. Trình bày được những sự biến đổi chuyển động khi có lực tác dụng?
- Vật đang chuyển động, bị dừng lại
- Vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển động.
- Vật chuyển động nhanh lên hoặc chậm lại.
- Vật đang chuyển động theo hướng này, bỗng chuyển động theo hướng khác.
4. Thế nào là lực đàn hồi?
- Lực đàn hồi là lực sinh ra khi vật bị biến dạng.
- Lò xo là một vật đàn hồi
- Độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn
- Khi lò xo nén (hoặc kéo dãn) thì nó sẽ tác dụng lực đàn hồi lên các vật tiếp xúc
(hoặc gắn) với hai đầu của nó.
5. Hãy cho vài ví dụ làm vật:
Vừa biến đổi chuyển động,
Biến dạng
Biến đổi chuyển động
vừa bị biến dạng
- Kéo dãn lò xo
- Đá quả bóng chuyển động
- Em bé bắt quả banh đang
- Ngồi lên nệm lò xo
- Quá táo rơi từ trên cao xuống chuyển động
- Giương chiếc cung làm
- Gió thổi làm cong ngọn tre

mũi tên chuyển động
- Đá quả bóng: quả bóng bị
móp và chuyển động
6. Chiều dài tự nhiên của lò xo là 5cm. Móc lò xo vào vật A và treo quả nặng B vào lò
xo, lò xo dãn ra đo được 7cm. Tính độ biến dạng của lò xo?
Độ biến dạng của lò xo: 7 – 5 = 2 (cm)

Chủ đề 3: Khối lượng riêng – Trọng lượng riêng – Máy cơ đơn giản
(1,5 câu – 4,5 điểm)
1. Kể tên các loại máy cơ đơn giản mà em biết. Mỗi loại cho một số ví dụ thực tế.
Có 3 loại máy cơ đơn giản đã học:
- Mặt phẳng nghiêng. Ví dụ: con dốc lên thềm nhà, cầu thang, tấm ván đặt nghiêng,...
- Đòn bẩy. Ví dụ: dụng cụ mở nút chai, kiềm bấm móng tay, xe rùa đẩy gạch, kéo,...


- Ròng rọc. Ví dụ: dụng cụ kéo hồ lên cao của thợ xây, cần kéo nước,...
2. Khối lượng riêng của một chất là gì? Nêu công thức và đơn vị của khối lượng
riêng?
- Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể
tích chất đó.
- Công thức: D = m/V
- Đơn vị: ki-lô-gam trên mét khối (kg/m3)
3. Tác dụng của máy cơ đơn giản?
- Máy cơ đơn giản có tác dụng giúp con người làm việc dễ dàng hơn, an toàn hơn.
4. Trên một bánh trung thu có ghi: Khối lượng tịnh là 250g. Con số 250g có ý nghĩa gì?
- Con số 250g trên hộp bánh trung thu có ý nghĩa là lượng bánh trong hộp là 250g
5. Một quả cân có khối lượng 0,78kg và thể tích 0,0001m3
a. Tính trọng lượng của quả cân
b. Tính khối lượng riêng của chất làm nên quả cân
c. Nếu treo quả cân trên vào lực kế thì chỉ số lực kế là bao nhiêu?

Giải
a. Trọng lượng của quả cân: P = 10.m = 10.0,78 = 7,8 (N)
b. Khối lượng riêng của chất làm nên quả cân: D = m/V = 0,78/0,0001 = 7800 (kg/m3)
c. Lực kế chỉ 7,8N
6. Một quả cầu sắt có trọng lượng 1950N và thể tích đo được là 0,025m3. Hãy tính:
a. Khối lượng của quả cầu sắt?
b. Tính khối lượng riêng của sắt?
c. Tính trọng lượng riêng của sắt tạo ra quả cầu?
Giải
a. Khối lượng của quả cầu sắt: P = 10.m  m = P/10 = 1950/10 = 195 (kg)
b. Khối lượng riêng của sắt: D = m/V = 195/0,025 = 7800 (kg/m3)
c. Trọng lượng riêng của sắt tạo ra quả cầu: d = 10.D = 10.7800 = 78000 (N/m3)
7. Một thanh sắt có thể tích 2 dm3. Biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3
a. Tính khối lượng của thanh sắt?
b. Tính trọng lượng của thanh sắt?
Giải
a. Đổi V = 2dm3 = 0,002m3
Khối lượng của thanh sắt là: D = m/V  m = D.V = 7800.0,002 = 15,6 (kg)
b. Trọng lượng của thanh sắt là: P = 10.m = 10.15,6 = 156 (N)
8. Nếu khối lượng của ống bê tông là 200kg và lực kéo của 4 người là 510N thì những
người này có kéo được ống bê tông lên hay không? Vì sao?
Giải
Lực kéo của 4 người: F = 4.510 = 2040 (N)
Trọng lượng của ống bê tông: P = 10.m = 10.200 = 2000 (N)
Vì F > P nên những người này kéo được ống bê tông lên được.
9. So sánh lực khi kéo trực tiếp theo phương thẳng đứng và sử dụng máy cơ đơn giản?
- Kéo trực tiếp theo phương thẳng đứng: F > = P
- Mặt phẳng nghiêng: F < P (Mặt phẳng càng nghiêng ít thì lực kéo càng nhỏ)
- Đòn bẩy: OO2 > OO1 thì F2 < F1 (F2 là cường độ của lực kéo; F1 là trọng lượng của vật)
- Ròng rọc:



+ Ròng rọc cố định: F = P và thay đổi hướng của lực kéo
+ Ròng rọc động: F = P/2
+ Hệ thống ròng rọc động và cố định (Pa lăng): F = P/2n (với n là số ròng rọc động)


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VẬT LÝ 7 (HỌC KÌ I)
Chủ đề 1: Quang học (3 câu – 6,5 điểm)
5. Thế nào là nguồn sáng, vật sáng? Nêu ví dụ
- Nguồn sáng là các vật tự nó phát ra ánh sáng. Ví dụ: Mặt Trời, ngọn nến, bóng đèn
đang sáng, ngôi sao, đom đóm,....
- Vật sáng bao gồm nguồn sáng và vật hắt lại ánh sáng chiếu tời nó. Ví dụ: Mặt
Trăng, các vật trong phòng khi được chiếu sáng, vỏ chai sáng chói dưới trời nắng,...
6. Nêu tên ba loại chùm sáng thường gặp và đặc điểm đường truyền của các tia
sáng trong mỗi chùm sáng đó?
- Chùm sáng song song là chùm sáng gồm các tia sáng không giao nhau trên đường
truyền của chúng
- Chùm sáng hội tụ là chùm sáng gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của
chúng
- Chùm sáng phân kì là chùm sáng gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền
của chúng
7. So sánh đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương
cầu lõm?

Gương phẳng
Gương cầu lồi
Gương cầu lõm
Giống Đều là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn
Khác - Ảnh bằng vật

- Ảnh nhỏ hơn vật
- Ảnh lớn hơn vật
- Ảnh đối xứng với
vật qua gương
8. Nêu những ứng dụng và tính chất của gương cầu lồi, gương cầu lõm?

Gương cầu lồi

Ứng dụng
Làm kính chiếu hậu xe
Đặt ở đường gấp khúc
Đặt trong nhà sách
Hội tụ ánh sáng

Gương cầu lõm
Làm pha đèn

Tính chất
Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi
rộng hơn vùng nhìn thấy của
gương phẳng có cùng kích thước
Gương cầu lõm biến đổi chùm tia
tới song song thành chùm tia phản
xạ hội tụ.
Gương cầu lõm biến đổi chùm tia
tới phân kì thành chùm tia phản xạ
song song.

9. Ở những đường gấp khúc có vật cản bị che khuất, người ta thường đặt một
gương cầu lồi lớn. Vì sao?

Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng cùng
kích thước nên người ta thường đặt một gương cầu lồi lớn ở những đường gấp khúc có
vật cản bị che khuất để cho người tham gia giao thông quan sát các chướng ngại vật
phía trước qua gương, tránh tai nạn giao thông.
10.
Bếp Mặt Trời dùng gương cầu lõm để đun nóng thực phẩm, nước uống. Em
hãy nêu nguyên tắc làm việc của loại bếp này?
Đặt nồi ở vị trí thích hợp trước gương. Chùm tia sáng song song của Mặt Trời đến
gương bị biến đổi thành chùm tia phản xạ hội tụ tại vị trí nồi và nung nóng nồi.


11.
Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?Hãy vẽ 1 gương phẳng, vẽ tia tới SI có
góc tới i = 400 và tia phản xạ IR?
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương tại
điểm tới
- Góc phản xạ bằng góc tới.

8.Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được 1 tia phản xạ hợp với tia tới
một góc 400. Góc tới bằng bao nhiêu độ?
Ta có: i + i’ = 400 .
Theo định luật phản xạ ánh sáng: i = i’
Suy ra i = i’ = 400 : 2 = 200
9.Hãy vẽ tia sáng xuất phát từ A đến gặp gương phẳng và phản xạ tại M?
- Từ A lấy A’ đối xứng với A qua gương
- Nối A’ với M cắt gương tại I ta được tia phản
xạ IM
- Nối I với A ta được tia tới AI
10. Tia sáng SI chiếu lên một gương phẳng.
Góc tạo bởi tia SI với mặt gương bằng 300. Hãy

vẽ tiếp tia phản xạ và tính góc phản xạ?
Ta có: i =
900 – 300 = 600
Theo định luật phản xạ ánh sáng: i =

i’ = 600

Chủ đề 2: Âm học (2 câu – 3,5

điểm)

Câu 1. Thế nào là nguồn âm? Hãy
số nguồn âm mà em biết?

kể tên một

- Các vật phát ra âm gọi là nguồn âm
- Một số nguồn âm: tiếng sáo, kèn, loa, tiếng kêu của côn trùng,…
Câu 2. Những môi trường nào có thể truyền được âm thanh? Ở đâu thì âm không
thể truyền đi được?

- Âm truyền được trong các môi trường chất rắn, chất lỏng và chất khí
- Âm không truyền được trong môi trường chân không
Câu 3. Trong các môi trường không khí, nước và thép, so sánh vận tốc truyền âm
trong các môi trường?
- Vận tốc truyền âm trong môi trường thép lớn hơn môi trường nước, trong môi
trường nước lớn hơn môi trường không khí.
Câu 4. Nêu đặc tính của vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém. Cho ví dụ?



- Vật phản xạ âm tốt là những vật cứng, có bề mặt nhẵn. Ví dụ: Mặt đá hoa, tường
gạch, sàn bê tong, kính thủy tinh nhẵn, mặt gỗ cứng và phẳng,…
- Vật phản xạ âm kém là những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề. Ví dụ: ghế nệm,
miếng xốp, vải nhung, cao su xốp, mặt nước, cây cối,…
Câu 5. Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số dao động như thế nào?

- Âm phát ra càng cao thì tần số càng lớn
- Âm phát ra càng thấp thì tần số càng nhỏ
Câu 6. Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động như thế nào?

- Biên độ dao động của nguồn âm càng lớn thì âm nghe được càng to.
Câu 7. Thế nào là tiếng ồn gây ô nhiễm? Nêu ví dụ
- Ô nhiễm do tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to và kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe và hoạt động bình thường của con người.
- Ví dụ: Tiếng phát ra từ máy cưa công nghiệp, tiếng phát ra từ phòng karaoke lúc
ban đêm, tiếng trao đổi mua bán ở chợ,…
Câu 8. Em hãy nêu một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn?
- Tác động vào nguồn âm: như treo biển báo cấm bóp còi ở gần bệnh viện và trường
học,…
- Phân tán âm trên đường truyền: trồng nhiều cây xanh,…
- Ngăn không cho âm truyền vào tai: xây tường chắn, làm trần nhà, tường nhà bằng
xốp, tường phủ dạ, đóng cửa,…
Câu 9. Một bệnh viện nằm bên cạnh đường Quốc lộ, để chống ô nhiễm tiếng ồn ta
phải làm gì?
- Treo biển báo cấm bóp còi gần bệnh viện
- Xây tường chắn xung quanh bệnh viện, đóng các cửa phòng để ngăn chặn đường
truyền âm
- Trồng nhiều cây xanh xung quanh bệnh viện để hướng âm đi theo đường khác
- Treo rèm ở cửa ra vào để ngăn chặn đường truyền âm cũng như hấp thụ âm
- Dùng nhiều đồ dung mềm, có bề mặt xù xì để hấp thụ bớt âm.

Câu 10. Trong các phòng thu thanh, người ta treo các tấm nhung hoặc các tấm vải
nỉ xung quanh phòng nhằm mục đích gì?
- Nhằm mục đích chống phản xạ âm, tăng chất lượng âm thanh thu được vì các tấm
nhung hoặc các tấm vải nỉ là những vật phản xạ âm kém nên nó sẽ hấp thụ âm tốt
không cho âm thanh truyền qua bên ngoài.


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VẬT LÝ 8 (HỌC KÌ I)
Chủ đề 1: Chuyển động cơ học (2 câu – 4 điểm)
12.
Thế nào là chuyển động? Nêu tính tương đối của chuyển động?Ví dụ
- Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác được gọi là chuyển động.
- Tính tương đối của chuyển động và đứng yên là một vật có thể chuyển động đối với
vật này nhưng lại đứng yên đối với vật khác.
- Ví dụ: Trên 1 chiếc phà chở khách qua sông thì so với hành khách trên phà, người lái phà
đứng yên, còn so với người ở trên bờ thì người lái phà lại chuyển động cùng phà.
13.
Thế nào là lực ma sát? Lực ma sát xuất hiện khi nào?Nêu một số ví dụ về lực
ma sát trong cuộc sống quanh ta?
- Các lực cản trở chuyển động của một vật, tạo ra bởi những vật tiếp xúc với nó, được
gọi là lực ma sát.
- Một số loại lực ma sát thường gặp:
+ Lực ma sát trượt: xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác. Ví dụ: dùng
cưa để cưa gỗ, ma sát giữa pit-tông và xi-lanh,...
+ Lực ma sát lăn: xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác. Ví dụ: viên bi lăn
trên mặt bàn, một số vật dụng có gắn bánh xe,...
+ Lực ma sát nghỉ: giữ cho vật đứng yên khi vật chịu tác dụng của vật khác. Ví dụ: Tay
ta có thể cầm nắm được mọi vật, xe cộ có thể đi lại dễ dàng trên đường,
14.
Hãy giải thích các hiện tượng sau đây và cho biết mỗi hiện tượng đó ma sát

có lợi hay có hại?
a. Xích xe đạp phải thường xuyên tra dầu nhớt.
- Vì khi đạp xe thì giữa xích và líp có ma sát trượt, ma sát này làm cho xích và líp dễ
bị mòn và nhanh hỏng, người ta phải tra dầu nhớt vào xích để làm giảm ma sát trượt.
b. Sàn nhà trơn ướt dễ gây té ngã cho người đi trên sàn.
- Khi sàn trơn ướt thì ma sát nghỉ giữa chân và người nhỏ, nên khi đi dễ bị té ngã trên sàn.
c. Mặt đường giao thông được xây bằng phẳng và có độ nhám vừa phải, không
trơn láng cũng không gồ ghề.
- Vì nếu trơn láng thì lực ma sát nghỉ giữa bánh xe và mặt đường nhỏ, xe cộ đi lại sẽ
bị trượt trên đường. Còn nếu gồ ghề thì làm cho ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường
lớn, xe cộ đi lại khó khăn hơn.
15.
Biểu diễn các vectơ lực sau đây:
a. Trọng lực của vật 1500N (tỉ xích tùy chọn)
- Điểm đặt: tại trọng tâm của vật
- Phương: thẳng đứng, chiều: từ trên xuống
- Độ lớn: P = 1500N tỉ xích 1cm ứng với 500N
b. Lực kéo của xà lan là 2000N theo phương
ngang, chiều từ trái sang phải (tỉ lệ xích 1cm ứng với 500N)
- Điểm đặt: tại trọng tâm của vật
- Phương: nằm ngang, chiều: từ trái sang phải
- Độ lớn: P = 2000N tỉ xích 1cm ứng với 500N
16.
Nêu công thức tính vận tốc trung bình? Cách đổi đơn vị ra m/s và km/h
v=

s
t

- Công thức:

- Cách đổi đơn vị:

+ Từ m/s sang km/h: nhân cho 3,6


+ Từ km/h sang m/s: chia cho 3,6
17.
Cứ trong 1 phút, tàu hỏa chuyển động đều và đi được 180m
a. Tính vận tốc ra m/s và km/h
b. Thời gian để tàu đi được 2,7km
c. Đoạn đường mà tàu đi được trong 10s
Giải
a. Vận tốc tàu hỏa chuyển động là: v = s/t = 180/60 = 3m/s = 10,8 km/h
b. Thời gian để tàu đi được 2,7km là: t = s/v = 2,7/10,8 = 0,25h = 15 phút
c. Đoạn đường mà tàu đi được trong 10s là: s = v.t = 3.10 = 30m

Chủ đề 2: Áp suất (1 câu – 2 điểm)
Câu 1. Áp lực là gì?Hãy nêu một số ví dụ về áp lực trong cuộc sống quanh ta.
- Áp lực là lực nén có phương vuông góc với mặt tiếp xúc.
- Ví dụ: lực do người tác dụng lên lưng ngựa, lực do chân bàn tác dụng lên sàn, lực
do bánh xe tác dụng lên mặt đường,...
Câu 2. Nêu đặc điểm của áp suất gây ra bởi chất rắn và chất lỏng? Công thức và
đơn vị áp suất?
Áp suất của chất rắn
Áp suất của chất lỏng
Vật rắn chỉ gây ra áp suất Chất lỏng có thể gây ra áp
lên các vật tiếp xúc theo suất theo mọi phương.
Đặc điểm
phương vuông góc với mặt
đáy của vật rắn

p

Công thức

Đơn vị

F
S

p  d .h

p là áp suất (Pa hoặc N/m2) p là áp suất (Pa hoặc N/m2)
F là áp lực tác dụng lên d là trọng lượng riêng của
P
mặt bị ép (N)
d
2
S là diện tích bị ép (m )
V
chất lỏng (N/m3)
hoặc d = 10.D
h là độ sâu tại nơi đang xét
so với mặt thoáng của chất
lỏng (m)

Câu 3. Một chiếc bàn có khối lượng 25kg đặt trên mặt sàn nằm ngang. Diện tích
tiếp xúc giữa các chân bàn với mặt sàn là 20cm 2. Tìm áp suất do bàn tác dụng lên
mặt sàn.
Giải
Đổi S = 20cm2 = 20.10-4m2

Áp lực do chân bàn tác dụng lên mặt sàn chính là trọng lực của bàn:
F = P = 10.m = 10.25 = 250 N
Áp suất do bàn tác dụng lên mặt sàn:
h' 

p 4080
F
250

 0, 408m p  
 125000 N / m2  125000 Pa
4
d 10000
S 20.10

Câu 4.Một ống nghiệm chứa thủy ngân với độ cao là h = 3cm


a. Biết khối lượng riêng của thủy ngân là 13600kg/m 3. Hãy tính áp suất của thủy
ngân lên đáy ống nghiệm
b. Nếu thay thủy ngân bằng nước thì cột nước phải có chiều cao là bao nhiêu để
tạo ra một áp suất như trên?
Giải
a. Đổi h = 3cm = 0,03m
Trọng lượng riêng của thủy ngân: d = 10.D = 10.13600 = 136000 (N/m3)
Áp suất của thủy ngân lên đáy ống nghiệm
p  d .h =136000.0,03 = 4080 (N/m2)
b. Trọng lượng riêng của nước là: d’ = 10000 (N/m3)
Độ cao của cột nước là:


h' 

p 4080

 0, 408m
d 10000

Chủ đề 3: Lực đẩy Ac-si-met – Sự nổi – Công cơ học (2 câu – 4 điểm)
Câu 1. Thế nào là lực đẩy Ac-si-met? Nêu công thức và đơn vị
- Lực đẩy Ác-si-mét là lực do chất lỏng tác dụng lên vât nhúng vào trong nó.
- Công thức: FA = d.V
FA là lực đẩy Ác-si-mét (N)
d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
V là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3)
Câu 2. Khi kéo một xô nước từ giếng lên, ta thấy xô nước khi còn chìm trong nước
nhẹ hơn khi đã lên khỏi mặt nước. Hãy giải thích vì sao?
- Khi xô nước vẫn chìm trong nước thì xô nước chịu tác dụng của lực đẩy Ac-si-met
nên nhẹ hơn. Khi lên khỏi mặt nước thì chỉ còn trọng lượng của nước trong xô có
chiều hướng từ trên xuống dưới nên nặng hơn.
Câu 3. Nêu điều kiện vật chìm, vật nổi và vật lơ lửng?
- Nếu ta thả một vật ở trong lòng chất lỏng thì:
Vật chìm xuống
P > FA
Vật lơ lửng
P = FA
Vật nổi lên
P < FA
Câu 4. Một khối sắt có thể tích 50cm3. Nhúng khối sắt này vào trong nước. Cho biết
khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3
a. Tính trọng lượng khối sắt

b. Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối sắt?Biết trọng lượng riêng của nước là
10000N/m3. Khối sắt nổi hay chìm trong nước?
Giải
3

-6

3

a. Đổi V = 50cm = 50.10 m

Trọng lượng riêng của khối sắt: d = 10.D = 10.7800 = 78000 N/m3
Trọng lượng khối sắt: P = d.V = 78000. 50.10-6 = 3,9N
b. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối sắt:
FA = d’.V = 10000. 50.10-6 = 0,5N
Do FA < P nên vật bị chìm trong nước
Câu 5. Nêu công thức tính công cơ học? Đơn vị


- Công thức: A = F.s
- Đơn vị: A là công cơ học (J hoặc N.m)
F là lực tác dụng vào vật (N)
s là quãng đường của vật dịch chuyển (m)
Câu 6.Một cần cẩu nâng thùng hàng nặng 2 tấn từ mặt đất lên độ cao 8m so với
mặt đất.
a. Bỏ qua ma sát. Lực nào thực hiện công trong trường hợp này?
b. Hãy tính công mà cần cẩu đã thực hiện?
Giải
a. Lực nâng của cần cẩu đã thực hiện công để nâng thùng hàng lên cao
b. Đổi m = 2 tấn = 2000kg

Công của cần cẩu đã thực hiện:
A = F.s = P.s = 10.m.s = 10.2000.8=160000J
Câu 7. Vì sao những quả bong bóng bay là bay được lên cao?

- Vì những quả bong bóng được bơm căng bởi một loại khí nhẹ thường là khí Hê-li
nên trọng lượng của quả bóng nhỏ hơn lực đẩy Ác-si-mét của không khí tác dụng lên
bóng nên bóng được đẩy lên cao.
Câu 8. Tại sao 1 lá thiếc mỏng, vo tròn lại rồi thả xuống nước thì chìm, còn gấp
thành thuyền thả xuống nước lại nổi?

- Vì lá thiếc mỏng được vo tròn lại có trọng lượng riêng lớn hơn trọng lượng riêng
của nước (dthiếc>dnước) nên chìm, còn gấp thành thuyền thì trọng lượng riêng của lá thiếc
nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước (dthiếcCâu 9. Tại sao 1 hòn bi thép thả xuống nước thì chìm, còn chiếc tàu bằng thép có
nhiều khoan rỗng thì lại nổi trên mặt nước?

- Vì hòn bi thép có trọng lượng riêng lớn hơn trọng lượng riêng của nước (d bi>dnước)
nên hòn bi thép bị chìm trong nước, còn chiếc tàu bằng thép do có nhiều khoan rỗng
nên trọng lượng riêng của tàu nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước(d tàunổi trên mặt nước.


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VẬT LÝ 9 (HỌC KÌ I)
Chủ đề 1: Điện học (3 câu – 6.5 điểm)
Câu 1. Cho ba điện trở R1, R2, R3 mắc vào nguồn điện. Có bao nhiêu cách mắc
mạch điện? Tính điện trở tương đương của từng trường hợp.
Cách mắc mạch điện
Điện trở tương đương
R1 nt R2 nt R3
Rtđ = R1 + R2 + R3

R1 // R2 // R3
R1 nt (R2 // R3)
R1 // (R2 nt R3)

1
1 1 1
  
Rtd R1 R2 R3
RR
Rtđ  R1  2 3
R2  R3
R ( R  R3 )
Rtđ  1 2
R1  R2  R3

Câu 2. Trình bày quy tắc an toàn khi sử dụng điện?
- Chỉ làm thí nghiệm với hiệu điện thế dưới 40V
- Sử dụng dây dẫn điện phải có vỏ bọc cách điện
- Khi sử dụng mạng điện 220V phải thực hiện các biện pháp an toàn điện
- Nối đất cho vỏ kim loại của các dụng cụ điện
Câu 3. Em hãy nêu một số lợi ích khi tiết kiệm điện năng và các biện pháp sử dụng
tiết kiệm điện năng?
- Lợi ích khi tiết kiệm điện năng:
+ Giảm chi tiêu trong gia đình
+ Giảm bớt tai nạn về điện
+ Tăng tuổi thọ của các thiết bị điện
- Biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng:
+ Chọn lựa các thiết bị điện có công suất hợp lí
+ Tắt các thiết bị khi không cần thiết sử dụng


Chủ đề 2: Điện từ học (2 câu – 3,5 điểm)
Câu 1. Có 2 thanh kim loại bề ngoài giống hệt nhau, trong đó có 1 thanh là nam
châm. Tìm cách xác định xem thanh nào là nam châm?
- Đưa đầu thanh số 1 đặt vuông góc với điểm giữa thanh số 2. Nếu 2 thanh hút nhau
mạnh thì thanh số 1 là nam châm, còn không hút nhau thì thanh 2 là nam châm.
Câu 2. Người ta thường dùng vật gì để nhận biết sự tồn tại của từ trường?

- Người ta dùng kim nam châm để nhận biết sự tồn tại của từ trường bằng cách đưa
kim nam châm vào vùng không gian cần xác định, nếu nó bị lệch đi thì chứng tỏ vùng
không gian đó có từ trường khác với từ trường của Trái Đất
Câu 3. Phát biểu quy tắc xác định chiều đường sức từ?

- Các đường sức từ có chiều nhất định. Ở bên ngoài
thanh nam châm, chiều đường sức từ đi ra từ cực Bắc, đi
vào cực Nam của thanh nam châm.


Câu 4. Phát biểu quy tắc nắm tay phải? Áp dụng quy tắc nắm tay phải để xác định
chiều đường sức từ.

- Nắm bàn tay phải sao cho 4 ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các
vòng dây thì ngón cái choãi ra chỉ chiều đường sức từ trong ống dây.

Câu 5. Phát biểu quy tắc bàn tay trái? Áp dụng quy tắc bàn tay trái để xác định
chiều lực điện từ hoặc chiều dòng điện, chiều đường sức từ

- Quy tắc: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ
cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ
chiều lực điện từ.




×