Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

sự tiến hóa của hệ tuần hoàn từ lớp cá đến lớp thú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 28 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong cơ thể của các loài động vật, có rất nhiều cơ quan và bộ phận cơ thể
đảm nhận những chức năng chuyên biệt để phục vụ cho cơ thể sống. Trong
đó, hệ tuần hoàn là một trong những cơ quan không thể thiếu đối với cơ thể
của các loài động vật cũng như con người, và cũng đã có nhiều câu hỏi được
đặt ra: “Hệ tuần hoàn cấu tạo như thế nào? Đảm nhận chức năng gì? Hệ
tuần hoàn tiến hóa như thế nào?”. Từ những câu hỏi trên, với sự hứng thú
trong vấn đề này, cùng với niềm đam mê môn học nên đó là động lực thúc
đẩy tôi đưa ra đề tài “sự tiến hóa của hệ tuần hoàn”, do giới hạn về thời gian
nên đề tài được gói gọn trong phạm vi từ lớp cá đến lớp thú.
2. Mục đích nghiên cứu.
Tăng thêm sự hiểu biết về hệ tuần hoàn và sự tiến hóa của hệ tuần hoàn từ
lớp cá đến lớp thú.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Nghiên cứu cấu tạo hệ tuần hoàn.
3.2. Nghiên cứu sự tiến hóa của hệ tuần hoàn.
4. Đối tượng nghiên cứu.
Hệ tuần hoàn “ The circulatory system”.
5. Phạm vi nghiên cứu.
Do giới hạn thời gian nghiên cứu nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sự
tiến hóa của hệ tuần hoàn từ lớp cá đến lớp thú.
6. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu thông qua sách, báo, các
trang web và những bài viết nghiên cứu trước đó.

Trang
1


7. Cấu trúc tiểu luận.


Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài còn có nội dung
được chia làm ba chương sau:
Chương 1: Hệ tuần hoàn.
Chương 2: Sự tiến hóa của hệ tuần hoàn từ lớp cá đến lớp thú.
Chương 3: Các hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn từ lớp cá đến lớp
thú.

B. PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Hệ tuần hoàn
1.1. Khái niệm hệ tuần hoàn
Hệ tuần hoàn là hệ cơ quan có chức năng tuần hoàn máu trong cơ thể của
hầu hết các động vật. Hệ tuần hoàn vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy, carbon
dioxide, hormone, tế bào máu ra và vào các tế bào trong cơ thể nhằm đáp ứng
nhu cầu trao đổi chất của cơ thể. Nếu không có hệ tuần hoàn, cơ thể sẽ không
thể chống lại bệnh tật và duy trì một môi trường bên trong ổn định (chẳng hạn
như nhiệt độ và pH) được gọi là cân bằng nội môi.
Ở những động vật đơn bào hay đa bào bậc thấp đều chưa có hệ tuần hoàn,
nhưng hệ tuần hoàn dần xuất hiện ở những động vật đa bào bậc cao hơn là do
những lý do sau:
Diện tích bề mặt cơ thể rất nhỏ so với thể tích cơ thể cho nên sự
khuếch tán của các chất qua bề mặt cơ thể không đáp ứng được yêu cầu
của cơ thể.

Trang
2


Đối với các động vật sống ở trên cạn, bề mặt cơ thể phải là không
thấm nước để đảm bảo giữ được lượng nước cần thiết trong cơ thể. Vì

vậy, sự thải và lấy các chất trực tiếp qua bề mặt cơ thể là rất khó xảy ra.
Các khoảng cách bên trong rất lớn, gây khó khăn cho việc khuếch
tán. [4]
Những khó khăn trên được các cơ quan chuyên biệt như hệ tiêu hóa, hệ
bài tiết,... sẽ khắc phục. Tuy nhiên cần có sự tham gia của hệ thống tuần hoàn
để mang các chất từ nơi này đến nơi khác nhằm giúp các cơ quan trên thực
hiện tốt chức năng của chúng.
1.2. Cấu tạo hệ tuần hoàn.
Mỗi hệ tuần hoàn hoàn chỉnh gồm có ba phần: Dịch tuần hoàn (máu), hệ
thống ống (mạch máu) để phân phối máu đi toàn bộ cơ thể và một bơm bằng
cơ (tim).
Dịch tuần hoàn: Được gọi là máu. Nhìn chung ở động vật có xương sống
máu có cấu tạo gần giống nhau, chỉ có khác cơ bản về số lượng của các loại
huyết cầu, tỷ lệ khối lượng máu so với khối lượng cơ thể. Những động vật
tiến hóa cao thì số lượng huyết cầu, khối lượng máu và tỷ lệ máu cao hơn.
Đặc biệt ở lớp thú hồng cầu không nhân hình đĩa lõm hai mặt đây là một
đặc điểm tiến hóa.[5]. Nhằm tăng diện tích tiếp xúc bề mặt, thuận lợi trong
việc trao đổi khí.
Hệ thống ống: Được gọi là mạch máu giúp vận chuyển dịch tuần hoàn
trong cơ thể, từ tim đến các mô cơ quan rồi lại trở về tim.[5]
Bơm máu: Là cơ chế để tạo ra sự chênh lệch về áp lực, giúp dịch tuần
hoàn có thể lưu thông trong cơ thể.
Nhiều loài động vật tiến hóa cao đã hình thành tim có khả năng co bóp tạo
áp lực để đẩy máu đi trong mạch. Tuy nhiên đối với nhiều loại động vật bậc
Trang
3


thấp, tim chưa hình thành hoặc chưa phát triển toàn diện, chỉ là mạch co bóp
thì để tạo áp lực đủ lớn giúp dịch tuần hoàn lưu thông thì phải có sự phối hợp

với hoạt động vận động cơ để tăng áp lực dòng chảy.[5]
1.3. Chức năng hệ tuần hoàn.
1.3.1. Chức năng vận chuyển.
Vận chuyển O2 và CO2 đi vào và đi ra hệ thống trao đổi khí (phổi, mang).
Vận chuyển các chất dinh dưỡng hấp thu được từ các cơ quan tiêu hóa.
Vận chuyển các chất thải từ tế bào đến các cơ quan bài tiết.
Vận chuyển các hormone từ tuyến tiết đến các cơ quan đích.[5]
1.3.2. Chức năng điều hòa
Điều hòa thân nhiệt, đặc biệt là ở những động vật hằng nhiệt. Duy trì sự
ổn định nhiệt độ bên trong cơ thể và thích ứng với nhiệt độ môi trường ngoài.
[2]
1.3.3. Chức năng bảo vệ
Chức năng do tế bào bạch cầu đảm nhiệm. Một nhóm bạch cầu thực hiện
các quá trình thực bào vi khuẩn, các vật lạ, các độc tố xâm nhập vào cơ thể.
Một nhóm bạch cầu sinh ra kháng thể thực hiện các phản ứng miễn dịch bảo
vệ cơ thể.[2]

Trang
4


Chương 2: Sự tiến hóa của hệ tuần hoàn từ lớp cá đến lớp thú.

2.1. Lớp cá.
2.1.1. Lớp cá miệng tròn.
Thuộc nhóm động vật không hàm, gồm những loài động vật có xương
sống chưa xuất hiện hàm, sống bám ký sinh hay ký sinh hoàn toàn trên những
loài cá sống ở biển hay vùng cửa sông.[1]
2.1.1.1. Cấu tạo hệ tuần hoàn.
Hệ tuần hoàn kín gồm một vòng tuần hoàn.

Tim: Có hai ngăn chính là tâm nhĩ và tâm thất. Gắn với tâm nhĩ còn có
xoang tĩnh mạch nhận máu các nơi về trước khi đổ vào tâm nhĩ. Từ tâm thất
phát ra động mạch chủ bụng, có gốc phình to tạo thành bầu động mạch.[3]
Hệ mạch: Gồm động mạch, tĩnh mạch, mao mạch, có cấu trúc đặc trưng,
thích nghi với nhiệm vụ vận chuyển trao đổi chất.[3]
Hệ động mạch: Động mạch chủ bụng đem máu từ tim đến vùng mang,
phân nhánh thành các đôi động mạch tới mang, ở mỗi bên, mỗi động mạch tới
mang lại phân thành hai nhánh đưa máu tới nửa túi mang trước và nửa túi

Trang
5


mang sau liền kề với nó. Sau khi trao đổi khí (nhả CO2 nhận O2) thành máu đỏ
tươi, lại tập trung vào 8 đôi động mạch rời mang, đổ chung vào một rễ động
mạch chủ lưng [3]. Động mạch chủ lưng phân nhánh cung cấp máu cho các
cơ quan.
Hệ tĩnh mạch: Gồm có tĩnh mạch chính trước,tĩnh mạch chính sau, tĩnh
mạch cổ dưới, tĩnh mạch đuôi, xoang tĩnh mạch, tĩnh mạch dưới ruột, tĩnh
mạch gánh gan.
Tĩnh mạch chính trước và tĩnh mạch chính sau mỗi bên chưa chập thành
ống Cuvier trước khi đổ vào xoang tĩnh mạch.[3] Chưa có hệ gánh thận để lọc
máu.

Trang
6


Hình 2.1. Hệ tuần hoàn cá bám (theo Gurtovol).


2.1.1.2. Đặc điểm tiến hóa của hệ tuần hoàn.
Tổ chức hệ tuần hoàn của lớp cá miệng tròn hơn hẳn Lưỡng tiêm, đã có
cấu tạo đặc trưng cho vòng tuần hoàn đơn của động vật có xương sống thấp, ở
nước.
Tim có 2 ngăn: Một tâm thất và một tâm nhĩ.
Xuất hiện bầu động mạch có vai trò co bóp đẩy máu đi, máu tâm thất
được dồn vào đây trước khi đẩy vào động mạch.
Xuất hiện xoang tĩnh mạch là nơi tiếp nhận máu từ các cơ quan đổ về
tim, đảm bảo cho máu lưu thông liên tục trong vòng tuần hoàn.
Xuất hiện tĩnh mạch gánh gan thể hiện sự chuyên hóa cao.
Khác với Hải tiêu, Lưỡng tiêm máu không màu, máu cá miệng tròn đã có
cấu tạo điển hình của Động vật có xương sống, bao gồm hai thành phần:
Huyết tương và tế bào máu. Tế bào máu có 3 loại: Hồng cầu, bạch cầu, tiểu
cầu (Hồng cầu hình tròn có nhân, đường kính khoảng 15-25 micromet). Bạch
cầu có 2 loại: Bạch cầu trung tính và bạch cầu ưa acid.[3]
2.1.2. Lớp cá sụn.
2.1.2.1. Cấu tạo hệ tuần hoàn.
Tim: Nằm ngay cuối cung mang thứ V. Tim được bọc trong xoang bao tim
và ngăn cách với khoang bụng bởi một vách ngăn ngang. Tim có hai ngăn,

Trang
7


tâm nhĩ trên, tâm thất dưới, đều chứa máu đỏ thẫm. Gắn với tâm nhĩ có xoang
tĩnh mạch và với tâm thất có côn động mạch.[3]
Hệ mạch
Hệ động mạch: Nối tiếp côn động mạch là động mạch chủ bụng chạy lên
phía đầu, từ đây phân ra hai bên đôi 5 cung động mạch mang, đôi tận mút đầu
phía trước đưa máu tới mang nửa, các đôi tiếp theo đưa máu tới mạng đủ. Mỗi

động mạch tới mang lại phân nhánh nhiều lần tạo hệ mao mạch trong các lá
mang, thực hiện nhiệm vụ trao đổi khí. Sau khi nhả CO2 và nhận O2, máu
thẫm trở thành máu đỏ tươi, lại tập trung và các động mạch rời mang, mỗi khe
mang có hai nhánh hợp thành một động mạch rời mang. Các động mạch rời
mang hai bên đầu đổ chung vào một rễ động mạch lưng.[3]
Động mạch lưng phân thành các nhánh động mạch cảnh trong và động
mạch cảnh ngoài nhằm cung cấp máu tới các cơ quan.
Hệ tĩnh mạch: Gồm có tĩnh mạch chính trước (Hay tĩnh mạch cảnh
trên),tĩnh mạch cảnh dưới, ống Cuvier, tĩnh mạch cửa thận, tĩnh mạch bên,
tĩnh mạch dưới đòn, tĩnh mạch cổ dưới, xoang tĩnh mạch, tĩnh mạch ruột, tĩnh
mạch gan.

Trang
8


Hình 2.2. Hệ tuần hoàn cá sụn (Theo Kenneth V.K.).

2.1.2.2. Đặc điểm tiến hóa hệ tuần hoàn.
Tuần hoàn cá Sụn giống với cá Miệng tròn vẫn là tuần hoàn đơn, tuy
nhiên có sự phân hóa phức tạp hơn.
Xuất hiện côn động mạch thay thế cho bầu chủ động mạch ở cá Miệng
tròn. Côn động mạch có cấu tạo đặc biệt, thành côn có cơ, có khả năng co
bóp tự động, trong côn có nhiều van giữ cho máu không dồn ngược lại tim
và tăng thêm lực đẩy máu đi.
Xuất hiện tĩnh mạch cửa thận thể hiện sự chuyên hóa cao và giúp lọc
máu.
Xuất hiện ống Cuvier là nơi tiếp nhận máu từ các tĩnh mạch trước khi
máu đổ vào xoang tĩnh mạch.
Xuất hiện tĩnh mạch bên dẫn máu từ các chi chẵn về ống Cuvier.

2.1.3. Lớp cá xương.
2.1.3.1. Cấu tạo hệ tuần hoàn.
Tim: Gồm ba phần là tâm thất, tâm nhĩ và xoang tĩnh mạch, có bầu chủ
động mạch nhưng có cấu tạo đơn giản chỉ là phần phình rộng của động mạch,
không có van và cơ nên không co bóp và không được xem là một bộ phận của
tim.
Hệ mạch
Hệ động mạch: Gồm có bầu chủ động mạch, động mạch bụng, các động
mạch tới mang, các động mạch rời mang, động mạch lưng phân thành nhiều

Trang
9


nhánh tới các nội quan, vòng động mạch đầu (đặc trưng cho cá xương), động
mạch cảnh trong và động mạch cảnh ngoài.

Hệ tĩnh mạch: Máu ở phần đầu tập trung vào tĩnh mạch đuôi sau đó phân
thành hai nhánh: Một nhánh mang máu đổ vào tĩnh mạch dưới ruột, máu khác
đưa máu đổ vào tĩnh mạch thận, qua thận vào tĩnh mạch chính sau. (không
phân mau quản để hình thành hệ gánh thận) .[2]
Tĩnh mạch cảnh trên đưa máu ở phần trên của đầu tập trung vào tĩnh mạch
chính sau, rồi đổ vào ống Cuvier.
Tĩnh mạch cảnh dưới mang máu phần bụng hợp với tĩnh mạch gan rồi đổ
vào ống Cuvier. Máu từ ống Cuvier ở mỗi bên đi vào xoang tĩnh mạch rồi
sang tâm nhĩ, sang tâm thất.[2]

Trang
10



Hình 2.3. Hệ tuần hoàn cá xương.

2.1.3.2. Đặc điểm tiến hóa hệ tuần hoàn.
Cá xương có bầu chủ động mạch chứ không có côn chủ động mạch như ở
cá sụn. Vì cá xương có kích thước cơ thể thường nhỏ hơn so với cá sụn, ít
hoạt động săn bắt mồi. Mặt khác hệ thống trao đổi khí của cá xương hiệu quả
hơn. Do đó, bầu động mạch chủ có thể đáp ứng được nhu cầu trao đổi chất
của cơ thể.
Hệ động mạch: Các cung động mạch tiến hóa theo xu thế giảm dần số
lượng.
2.2. Lưỡng cư.
2.2.1. Cấu tạo hệ tuần hoàn.

Tim:
Gồm có 3
ngăn: Hai
tâm nhĩ và
một tâm
thất. Tâm
thất chưa có
vách ngăn
nên máu ở
đây có sự
pha trộn.
[3]
Hình 2.4. Cấu tạo tim ếch (Theo Hickman et al.).
Trang
11



Hệ mạch
Hệ động mạch: từ nón động mạch có van xoắn dẫn tới thân động mạch
chung và phát ra ba đôi cung động mạch:

Trang
12


Hình 2.5. Sơ đồ hệ động mạch của lưỡng cư (Theo Parker).

Đôi cung trước là động mạch cảnh chung phân chia thành động mạch
cảnh trong và động mạch cảnh ngoài, dẫn máu lên đầu.
Đôi cung động mạch thứ hai là đôi cung động mạch chủ, sau khi phát ra
hai động mạch dưới đòn mang máu tới chi trước, quay ra phía sau rồi hợp
thành động mạch chủ lưng.
Động mạch phổi da phát ra ở gần tim, trước khi tới phổi, phát ra động
mạch da lớn, đặc trưng riêng cho ếch nhái, dẫn máu tới da để trao đổi khí.[2]
Gồm có tĩnh mạch thận, hệ gánh thận, tĩnh mạch bụng là đặc trưng cho
lưỡng cư, tĩnh mạch chủ trước, tĩnh mạch chủ sau, tĩnh mạch gánh gan, tĩnh
mạch gan, tĩnh mạch cảnh, tĩnh mạch dưới đòn, máu ở tĩnh mạch da lớn là
máu đã được oxy hóa ở da.

Trang
13


Hình 2.6. Sơ đồ hệ tĩnh mạch của lưỡng cư (Theo Wieeleroheim).

2.2.2. Đặc điểm tiến hóa hệ tuần hoàn

Tim có 3 ngăn: Hai tâm nhĩ và một tâm thất

Trang
14


Do xuất hiện phổi nên lớp lưỡng cư có thêm vòng tuần hoàn phổi (vòng
tuần hoàn nhỏ) bên cạnh vòng tuần hoàn lớn.
Máu đi nuôi cơ thể là máu pha vì chưa có vách ngăn tâm thất.
Hệ mạch máu của lưỡng cư có sự phân hóa phức tạp hơn so với cá:
Do cơ quan hô hấp có thêm da, nên hệ mạch ở lưỡng cư có sự phân
hóa thành các động mạch và tĩnh mạch đến da, có kích thước lớn, phục vụ
cho việc trao đổi khí ở da diễn ra hiệu quả hơn.
Hệ động mạch của lưỡng cư đặc biệt là lưỡng cư không đuôi cũng rất
khác so với cá: Từ côn động mạch có van xoắn dẫn tới thân động mạch
chung và phát ra ba cung động mạch nhằm đảm nhận sự trao đổi khí ở các
phần khác nhau.
Hệ bạch huyết phát triển do sự hô hấp có liên quan đến da.
Sự hình thành hai vòng tuần hoàn gắn với sự tiêu giảm các đôi cung động
mạch mang và biến đổi chúng thành những đôi cung động mạch. Sự tiêu giảm
và biến đổi này thể hiện một bước tiến hóa sâu sắc lên đời sống ở cạn.
2.3. Lớp bò sát.
2.3.1. Cấu tạo hệ tuần hoàn.
Tim có ba ngăn: Hai tâm nhĩ và một tâm thất, nhưng khác với tim ếch,
tâm thất đã có vách ngăn nhưng chưa hoàn toàn, riêng tim cá sấu đã có vách
ngăn đầy đủ.[2]
Hệ động mạch: Khác với lưỡng cư, thân động mạch xuất phát từ tim chia
ra ba nhánh:
Nhánh thứ nhất: Động mạch phổi đi từ nửa phải tâm thất tách ra hai
động mạch phổi đi tới phổi.


Trang
15


Nhánh thứ hai: Đi từ nửa phải tâm thất và mang máu tĩnh mạch, uốn
sang bên trái.
Nhánh thứ ba: Đi từ nửa trái tâm thất mang máu động mạch, uốn sang
bên phải phát cung chủ động mạch phải và động mạch cảnh.[3]
Hệ tĩnh mạch: Máu từ phần sau cơ thể về tim lần lượt theo các tĩnh mạch
sau đây:
Tĩnh mạch thận nhận máu từ tĩnh mạch đuôi, tĩnh mạch chân sau của
đuôi, tĩnh mạch gánh thận tập trung thành tĩnh mạch bụng rồi chuyển vào
tĩnh mạch chủ sau.
Tĩnh mạch bụng nhận máu của nhiều tĩnh mạch nội quan, thành tĩnh
mạch cửa gan vào gan thành hệ gánh gan, tập trung thành tĩnh mạch gan
rồi tập trung vào tĩnh mạch chủ sau.
Tĩnh mạch chủ sau nhận máu từ tĩnh mạch thận và tĩnh mạch gan đổ
vào xoang tĩnh mạch rồi vào tâm nhĩ phải.
Máu ở trước cơ thể chuyển về tim theo các tĩnh mạch sau đây:
Máu tĩnh mạch ở đầu đổ vào hai tĩnh mạch cảnh.
Máu tĩnh mạch của hai chi trước tập trung vào tĩnh mạch dưới đòn.
Máu của tĩnh mạch cảnh và tĩnh mạch dưới đòn tập trung vào tĩnh
mạch chủ trước rồi đi vào xoang tĩnh mạch, vào tâm nhĩ phải.
Tĩnh mạch phổi: Hai tĩnh mạch phổi đưa máu đã được oxy hóa từ phổi về
tâm nhĩ trái.[2]

Trang
16



Hình 2.7. Hệ tuần hoàn của thằn lằn (Theo Ognev).
2.3.2. Đặc điểm tiến hóa của hệ tuần hoàn.
Tuần hoàn hiệu quả và áp lực đẩy máu đi cao hơn Lưỡng cư
Tim có ba ngăn hai tâm nhĩ và một tâm thất nhưng tiến hóa hơn ếch là tâm
thất đã có vách ngăn nhưng chưa hoàn toàn nhờ vậy mà giảm được sự pha
trộn của máu trong mạch một cách đáng kể.

Trang
17


Bò sát là loài đầu tiên sống hoàn toàn ở cạn nên hô hấp hoàn toàn bằng
phổi nên máu của tĩnh mạch chủ trên, xoang tĩnh mạch và tâm nhĩ phải hoàn
toàn là máu tĩnh mạch
Hệ động mạch có hai cung chủ động mạch trái và phải đi từ hai nửa của
tâm thất sau đó đổ chung vào động mạch chủ lưng. Sự phân ra hai nhánh rồi
chập lại này sẽ làm giảm sự pha trộn máu trong các động mạch.
2.4. Lớp chim.
2.4.1. Cấu tạo hệ tuần hoàn.
Tim: Có kích thước lớn, không có xoang tĩnh mạch, gồm 4 phần: Hai tâm
thất và hai tâm nhĩ riêng biệt, làm cho tim phân ra hai nửa, nửa bên phải chứa
máu tĩnh mạch, nửa bên trái chứa máu động mạch.[2]
Hệ mạch
Hệ động mạch: Chỉ có một cung chủ động mạch phải. Ở gốc cung chủ
động mạch phát ra một đôi động mạch không tên mỗi động mạch không tên
phân thành ba động mạch: Động mạch cảnh, động mạch dưới đòn, động mạch
ngực đi tới cánh và ngực, còn thân chính vòng qua phế quản phải, kéo dài dọc
theo cột sống thành động mạch chủ lưng, phát các động mạch tới các nội
quan. Tới vùng chậu, sau khi phát ra đôi động mạch đùi và đôi động mạch

ngồi, động mạch chủ lưng trở thành động mạch đuôi.[2]
Tâm thất phải phát ra thân chung, rồi tách ra hai động mạch phổi đưa máu
tĩnh mạch tới phổi. [2]
Hệ tĩnh mạch: Cũng tương tự như hệ tĩnh mạch của bò sát. Tuy nhiên, ở
gốc tĩnh mạch đuôi còn có một tĩnh mạch mạc treo ruột đặc trưng cho chim
đồng thời với tĩnh mạch trên ruột tương đương với tĩnh mạch bụng của ếch
nhái và bò sát.[2]

Trang
18


Hình 2.8. Hệ tuần hoàn của chim bồ câu (Theo Parker).
2.4.2. Đặc điểm tiến hóa của hệ tuần hoàn.
Tim lớn có bốn ngăn (hai tâm thất và hai tâm nhĩ) và có hai vòng tuần
hoàn biệt lập nên máu của chim không bị pha trộn, tăng hiệu quả trao đổi khí
đến các cơ quan đây là đặc điểm nổi trội hơn so với bò sát và các lớp trước
đó.
Tim co bóp nhanh, nhịp tim tỷ lệ nghịch với khối lượng cơ thể. Nhờ vậy
máu lưu thông nhanh, đảm bảo cung cấp oxy cho cơ thể kịp thời.
Hồng cầu nhiều, lồi hai mặt, có nhân, hemoglobin liên kết với O2 và khí
CO2 yếu nên giải phóng O2 và CO2 nhanh. Vì vậy chim có thân nhiệt cao.
Trang
19


Chim có bộ máy tuần hoàn, cũng như cấu tạo của chim rất hoàn chỉnh,
hơn hẳn so với các loài bò sát. Nhờ vậy, chim trao đổi khí mạnh, có thân nhiệt
cao và ổn định.
Hệ mạch gan , thận tiêu giảm, làm giảm trọng lượng của chim giúp chim

thích nghi với đời sống bay lượn.
2.5. Lớp thú.
2.5.1. Cấu tạo hệ tuần hoàn.
Tim: Có 4 ngăn: Hai tâm nhĩ và hai tâm thất. Tâm thất trái đẩy máu vào
vòng tuần hoàn lớn, thành dày hơn tâm thất phải đẩy máu vào vòng tuần hoàn
nhỏ. [2]
Hệ mạch
Hệ động mạch: Có động mạch chủ bụng xuất phát từ tâm thất trái và
vòng sang bên trái sau đó chạy dọc cột sống và phát ra các động mạch tới các
nội quan. Từ tâm thất phải phát ra động mạch phổi.[2]
Hệ tĩnh mạch: Tương tự như hệ tĩnh mạch của chim, tuy nhiên có một số
đặc trưng như: Không có tĩnh mạch cửa thận; có tĩnh mạch lẽ phải và tĩnh
mạch lẻ trái đều là di tích của tĩnh mạch chính sau.

Trang
20


1.Tâm nhĩ phải; 2.Tâm
nhĩ trái; 3.Tâm thất phải;4.
Tâm thất trái;5. Động mạch
phổi trái;6. Cung động mạch
chủ trái;7. Động mạch không
tên;8. Động mạch dưới đòn
phải;9. Động mạch cảnh lớn
phải;10. Đm cảnh lớn trái;11.
Đm dưới đòn trái;12. Đm chủ
lưng;13. Đm thận; 14. Đm
chậu trái;15. Tm chậu phải;16.
Tm cửa gan;17. Tm gan;18.

Tm chủ dưới;19. Tm chủ trên
phải;20. Tm dưới đòn phải;21.
Tm cảnh phải;22. Tm cảnh
trái;23. Tm dưới đòn trái;24.
Tm gian sườn trên;25. Tm
không tên trái;26. Tm lẻ
trái;27. Tm lẻ phải; 28. Tm
phổi trái

Hình 2.9. Sơ đồ hệ tuần hoàn của thú (Theo Matvieiev).
2.5.2. Đặc điểm tiến hóa của hệ tuần hoàn.
Tim có 4 ngăn (hai tâm thất và hai tâm nhĩ) máu không pha trộn hiệu quả
trao đổi khí cao. Tuy nhiên khác chim ở chỗ valve nhĩ thất phải rất mỏng chia
ba lá, valve trái có hai lá.
Cung động mạch chủ uốn sang bên phải là điểm đặc trưng ở thú.

Trang
21


Tế bào hồng cầu hình đĩa, lõm hai mặt, không sinh sản, không nhân nhằm
tăng diện tích tiếp xúc bề mặt, thuận lợi cho việc trao đổi khí.
Như vậy, hệ tuần hoàn đã phát triển hoàn thiện, đảm bảo trao đổi khí và
chất dinh dưỡng đầy đủ phục vụ cho các hoạt động sống đa dạng.

Trang
22


Chương 3: Các hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn từ lớp cá đến

lớp thú.
3.1. Tiến hóa từ hệ tuần hoàn hở lên hệ tuần hoàn kín
Bảng 3.1: So sánh hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.

Cấu tạo
Đường đi

Hệ tuần hoàn hở
Không có mao mạch
- Máu đi  Động

Hệ tuần hoàn kín
Có mao mạch
- MáuĐộng mạchMao

của máu

mạchkhoang cơ thểtĩnh

mạchTĩnh mạchTim.

mạchtim.
- Máu tiếp xúc và trực tiếp
trao đổi chất với tế bào.
- Lượng máu ít (khoảng 310% trọng lượng cơ thể)
Máu chảy trong động

-

Máu trao đổi chất với tế


bào thông qua dịch mô.
- Lượng máu nhiều ( khoảng
50% trọng lượng cơ thể).
- Máu chảy trong động mạch

Áp lực của

-

máu trong

mạch với áp lực thấp, tốc độ

với áp lực cao, tốc độ máu

động mạch

máu chảy chậm nên hiệu quả

chảy nhanh nên đạt hiệu quả

thấp.

cao.

Hệ tuần hoàn hở thường xuất hiện ở đa số các động vật thân mềm và
chân khớp. Hệ tuần hoàn kín thường xuất hiện ở mực ống, bạch tuộc, giun
đốt, động vật có xương sống). Nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi chất và trao đổi
khí của cơ thể.

3.2. Từ hệ tuần hoàn đơn đến hệ tuần hoàn kép

Trang
23


Bảng 3.2: So sánh hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép
Hệ tuần hoàn đơn
Có một vòng tuần hoàn

Hệ tuần hoàn kép
Có hai vồng tuần hoàn (một
vòng tuần hoàn lớn và một vòng tuần

Tim có hai ngăn (một tâm thất
và một tâm nhĩ)

hoàn bé)
Tim có 3 ngăn (hai tâm nhĩ và
một tâm thất) hoặc bốn ngăn (hai tâm

Máu chảy trong động mạch với
áp lực trung bình.

nhĩ và hai tâm thất).
Máu chảy trong động mạch với
áp lực cao.

Chưa có tim đến có tim từ tim hai ngăn (cá) đến tim ba ngăn (lưỡng cư,
bò sát: trừ cá sấu) rồi đến tim bốn ngăn (chim, thú).

Từ một vòng tuần hoàn đến hai vòng tuần hoàn (một vòng tuần hoàn
lớn và một vòng tuần hoàn bé).
3.3. Giảm dần số lượng động mạch và tĩnh mạch
Bảng 3.3: Sự giảm dần về số lượng hệ động mạch.

Cá miệng

Hệ động mạch
Động mạch bụng phân ra 8 đôi động mạch tới mang phân

tròn

nhánh trong các vách mang. Động mạch lưng chạy dọc về

Cá sụn
Cá xương
Lưỡng cư
Bò sát

phía sau thân và phân nhánh tới các nội quan.
Động mạch bụng phân thành 5 đôi động mạch tới mang.
Động mạch bụng phân thành 4 đôi động mạch tới mang.
Tiêu giảm còn 3 đôi cung động mạch.
Ba đôi cung động mạch rời nhau chứ không còn là thân

Chim

chung.
Tiêu giảm còn cung động mạch phổi và cung động mạch
phải.


Thú

Cung động mạch phải quay sang bên trái thành cung động

Trang
24


mạch trái. Cung động mạch phổi.

Bảng 3.4: Sự giảm dần của hệ tĩnh mạch

Cá sụn và cá

Hệ tĩnh mạch
Còn có thêm tĩnh mạch đòn, hệ gánh thận

xương
Lưỡng cư

Tiêu giảm tĩnh mạch chính sau

(không đuôi)
Bò sát
Chim

Tĩnh mạch chính được thay bằng tĩnh mạch lẻ
Tĩnh mạch đầu nhập thành tĩnh mạch chủ trước, tĩnh
mạch gánh thận dần tiêu giảm đi và mất hẳn ở thú.


Thú

Tĩnh mạch chính được thay bằng tĩnh mạch lẻ

C. PHẦN KẾT LUẬN
Hệ tuàn hoàn ngày càng tiến hóa phức tạp, hoàn thiện về cấu trúc và
chức năng nhằm giúp sinh vật thích nhi với hoạt động sống có nhu cầu năng
lượng ngày càng cao: Từ hệ tuần hoàn hở lên hệ tuần hoàn kín, từ hệ tuần
hoàn đơn lên hệ tuần hoàn kép và tiêu giảm số lượng hệ động mạch và tĩnh
mạch.

Trang
25


×