Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Giup tre bai nao an uong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 36 trang )

N

hiều trẻ bại não có vấn đề về ăn uống, có thể gây ra nhiều khó
khăn cho phụ huynh. Tuy nhiên, nếu được xử lý thích hợp, các
vấn đề này có thể giảm bớt đáng kể.

Điều quan trọng cần nhớ là các biện pháp xử lý càng được thực hiện sớm
thì càng có nhiều cơ hội giảm bớt các vấn đề đó. Bước xử lý thích hợp đầu
tiên là đặt trẻ ngồi đúng tư thế khi ăn và uống.

TƯ THẾ
Dưới đây là những cách đặt trẻ ngồi giúp trẻ thấy thoải mái hơn và chúng
ta dễ cho trẻ ăn hơn.

ĐẶT TRẺ NGỒI TRÊN ĐÙI
Mẹ thường đặt con ngồi trên đùi khi cho con ăn
uống khi con còn nhỏ.
Mẹ đặt con ngồi trên đùi, quàng cánh tay quanh
cổ của con để giữ đầu của con thẳng và hướng
tới trước. Tư thế này thích hợp khi cho con ăn
uống.
Đừng cho con ăn uống khi con đang nằm trên đùi mẹ, con có thể bị sặc
– rất nguy hiểm.
Để con dễ ăn uống hơn, mẹ hãy thử để con ngồi một mình trên sàn nhà hay
trên ghế (nếu con đã biết ngồi). Như thế con cũng sẽ ít phụ thuộc hơn.


Trung Tâm Hỗ Trợ Phát Triển Giáo Dục Hòa Nhập Cho Người Khuyết Tật Tp.HCM

NGỒI MỘT MÌNH


Nếu con đã biết ngồi một mình,
mẹ có thể đặt con ngồi trên sàn
nhà khi cho con ăn uống. Có thể
đặt cái bàn thấp trước mặt conđể
hứng thức ăn có thể làm đổ khi
ăn.

Mẹ cũng có thể cho con ngồi
trên ghế, với cái bàn trước
mặt. Cần lưu ý độ cao của ghế
để con có thể đặt trọn hai bàn
chân trên sàn nhà.

Mẹ ngồi đối diện với con sẽ dễ
cho con ăn hơn.

2

Lưu hành nội bộ - 2009


Trung Tâm Hỗ Trợ Phát Triển Giáo Dục Hòa Nhập Cho Người Khuyết Tật Tp.HCM

CHỖ NGỒI TRÊN SÀN
PHÙ HỢP VỚI CON
Nếu con không thể ngồi một mình trên sàn hay trên ghế, mẹ hãy đặt
con ngồi ở một trong những tư thế sau:

Nếu con chưa biết ngồi một
mình, hãy đặt con ngồi tựa vào

tường, và đặt một cái bàn thấp
trước mặt con. Cái bàn sẽ là
chỗ tựa cho con.

Nếu con vẫn có thể ngã nghiêng qua
hai bên, mẹ hãy khoét một chỗ lõm ở
cạnh bàn. Chỗ lõm này sẽ ôm quanh
ngực con, giúp con ngồi thẳng.

Nếu con vẫn ngồi chưa vững, mẹ
hãy đặt con ngồi ở góc nhà, trên
cái gối hay cái mền cuộn lại.

Lưu hành nội bộ - 2009

3


Trung Tâm Hỗ Trợ Phát Triển Giáo Dục Hòa Nhập Cho Người Khuyết Tật Tp.HCM

Nếu thấy cái bàn xê dịch, mẹ
hãy móc nó vào tường. Như
thế, cái bàn sẽ nằm yên khi mẹ
cho con ăn hay khi con ăn một
mình.

Với những trợ giúp như trên mà con vẫn ngồi không vững, mẹ hãy xem qua
các ghế ngồi dưới đây. Khi chọn ghế ngồi cho con, mẹ nhớ để ý đến các
khó khăn của con, cũng như không gian trong nhà.


Nếu con giữ đầu thẳng được, hãy chọn
cho con cái ghế góc. Nếu con ngã hay
trượt tới trước, hãy gắn thêm một khối trụ
ở giữa để giữ con lại.

Nếu vẫn chưa ổn, mẹ hãy thử chọn
cho con cái ghế sàn để con có chỗ tựa
lưng và hai bên. Nếu con hay trượt tới
trước, thì mẹ sẽ gắn thêm một khối trụ
ở giữa.

4

Lưu hành nội bộ - 2009


Trung Tâm Hỗ Trợ Phát Triển Giáo Dục Hòa Nhập Cho Người Khuyết Tật Tp.HCM

Mẹ có thể cho con ăn khi con ngồi
trên cái ghế góc hay ghế sàn, với cái
bàn thấp hay cái bàn thấp có một
chỗ lõm ở cạnh bàn.

GHẾ
PHÙ HỢP VỚI CON

Nếu con thấy khó ngồi trên ghế không
tay, mẹ sẽ đặt con ngồi trên ghế có tay,
và đặt một cái bàn trước mặt con.


Ghế phải có kích thước và chiều
cao phù hợp với con, sao cho đùi
con nằm ngang, đặt trọn trên mặt
ghế, và hai bàn chân con nằm
ngang, đặt trọn trên sàn nhà. Nếu
ghế quá cao, mẹ sẽ làm cho con
miếng lót chân.

Nếu con hay trượt trên ghế, thì mẹ sẽ gắn thêm một khối trụ trên
mặt ghế, giữa hai đùi của con.

Lưu hành nội bộ - 2009

5


Trung Tâm Hỗ Trợ Phát Triển Giáo Dục Hòa Nhập Cho Người Khuyết Tật Tp.HCM

Nếu con ngồi xe lăn, thì mẹ làm cho con cái khay khoét lõm.

Ở mặt dưới khay, mẹ gắn hai
thanh gỗ dọc hai cạnh bên; hai
thanh gỗ này có rãnh để nó vừa
kẹp chặt, vừa có thể trượt trên
hai tay vịn.

Nếu khay bị trượt tới trước hoài, mẹ sẽ
gắn hai cái khoen ở hai bên khay,
dùng dây hay vải xỏ qua khoen buộc
chặc khay vào xe lăn.


Trước khi dùng một cái ghế cho con ngồi ăn, mẹ hãy cho con thử trước –
cho con ngồi chơi hay ngồi làm một việc gì đó. Như thế mẹ sẽ biết chắc
là con an toàn và thấy dễ chịu khi ngồi ăn uống trên ghế đó. Sau khi đã
chọn được ghế phù hợp, mẹ nên cho con thường xuyên sử dụng để quen
dần.

6

Lưu hành nội bộ - 2009


Trung Tâm Hỗ Trợ Phát Triển Giáo Dục Hòa Nhập Cho Người Khuyết Tật Tp.HCM

TƯ THẾ CHO NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT
Đôi khi mẹ vẫn khó cho con ăn, dù đã có những ghế ngồi phù hợp.
Có lẽ do những lý do sau đây:



Đầu của con bị co cứng về một
bên hoặc ngửa ra sau.

Khi đó, hãy dùng một tay đặt lên đỉnh
đầu của con để giữ đầu con thẳng và
giúp con nhìn thẳng tới trước. Như
thế, mẹ sẽ dễ cho con ăn uống hơn.




Mẹ cũng có thể thấy khó
cho con ăn nếu con không
kiểm soát được cử động
của hai cánh tay.

Lưu hành nội bộ - 2009

7


Trung Tâm Hỗ Trợ Phát Triển Giáo Dục Hòa Nhập Cho Người Khuyết Tật Tp.HCM

Sau khi đặt con ngồi vào chỗ ngồi
phù hợp, mẹ hãy cho con mang
ghệt để giữ tay thẳng.
Nếu đầu của con bật ngửa ra sau,
mẹ hãy nâng đầu con lên.

Mẹ mang ghệt vào hai tay của con nếu chúng quơ qua quơ lại chạm vào
dĩa thức ăn. Mẹ cũng có thể giúp con nắm tay vào cạnh bàn hoặc vào hai
trụ cố định trên mặt bàn để chúng không cọ quậy lung tung.
Tuy nhiên, nếu con cử động hai tay có mục đích, thì có lẽ lúc đầu mẹ nên
để thức ăn trên cái bàn khác.

8

Lưu hành nội bộ - 2009


Trung Tâm Hỗ Trợ Phát Triển Giáo Dục Hòa Nhập Cho Người Khuyết Tật Tp.HCM


ĂN
Chúng ta phải dạy trẻ kém năng lực ăn một mình càng sớm càng tốt - bắt
đầu dạy càng sớm, trẻ càng mau tiến bộ.
Cần luôn luôn nhớ một số điều sau đây khi bắt đầu dạy trẻ.
Nếu trẻ vẫn còn ăn lỏng, bắt đầu dần dần cho trẻ ăn các thức ăn đặc, như
a. Bánh mì và sữa.
Bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn đặc như cơm hoặc bánh hấp mềm để
trẻ tập cắn và nhai.
b. Dùng muỗng bằng kim loại vừa với miệng của trẻ (không quá
to, cũng không quá sâu).
c. Trẻ kém năng lực thể chất thường ít vận động hơn trẻ khác, nên
có thể cần ít thực phẩm hơn, nhất là loại thực phẩm chứa nhiều
hydrat cacbon. Do đó, không nên cho trẻ ăn thường xuyên
những thực phẩm như khoai, cơm, cháo, bánh mì, bơ và dầu
mỡ. Nó có thể làm trẻ thừa cân và khó vận động.
Đừng cho trẻ ăn quá nhiều. Trẻ không đói sẽ không hợp tác khi
chúng ta cho trẻ ăn. Cho ăn nhiều quá cũng có thể làm trẻ ói
mửa.
d. Điều rất quan trọng cần nhớ là đặt trẻ ngồi ở tư thế đúng. (Hãy
xem lại phần trước về “Tư thế”). Nếu được đặt ngồi thoải mái,
trẻ sẽ học ăn dễ hơn rất nhiều. Hãy chú ý cho đầu của trẻ hơi
cúi tới trước, để giúp trẻ nhai và nuốt thức ăn dễ dàng hơn.

Lưu hành nội bộ - 2009

9


Trung Tâm Hỗ Trợ Phát Triển Giáo Dục Hòa Nhập Cho Người Khuyết Tật Tp.HCM


THỨC ĂN
Chúng ta cần dạy trẻ kém năng lực ăn thức ăn đặc bình thường càng sớm
càng tốt.
Khi 4 hoặc 5 tháng tuổi , trẻ phải được ăn thức ăn hơi đặc, như khoai
nghiền, chuối nghiền, bánh mì + sữa.
Khi được 10 hoặc 12 tháng, trẻ phải bắt đầu ăn thức ăn đặc và cứng như
cơm, rau củ và trái cây.
Với trẻ lớn hơn nhưng vẫn còn theo chế độ ăn lỏng, hãy bắt đầu cho trẻ ăn
thức ăn hơi đặc bằng muỗng.
Khi trẻ đã quen với thức ăn hơi đặc, sẽ cho trẻ ăn thức ăn đặc dần dần. Tuy
mất thời gian, nhưng nếu chúng ta cho ăn thường xuyên, trẻ sẽ mau ăn
được. Trẻ sẽ hợp tác tích cực hơn nếu chúng ta cho trẻ ăn thức ăn đặc khi
trẻ đang đói. Lúc đầu, hãy cho trẻ ăn loại thức ăn đặc trẻ thích.
Cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn, với nhiều vị khác nhau như ngọt, mặn, chua.
Tạo cơ hội cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn với như khoai chiên, mía, hay
bánh ngọt.
Tạo cơ hội cho trẻ:
a) Chọn thức ăn
b) Từ chối những gì trẻ không thích
c) Đòi ăn khi đói
d) Đòi ăn thêm trong bữa ăn.
Trẻ có thể:
a) Chỉ tay vào thức ăn trẻ thích
b) Nói tên thức ăn trẻ thích
c) Chỉ vào hình thức ăn trẻ thích. (Chúng ta phải chuẩn bị những tấm
hình này.)
10

Lưu hành nội bộ - 2009



Trung Tâm Hỗ Trợ Phát Triển Giáo Dục Hòa Nhập Cho Người Khuyết Tật Tp.HCM

CHO ĂN BẰNG MUỖNG

Cho trẻ bại não ăn bằng muỗng, chúng ta sẽ dễ dạy trẻ mở và ngậm
miệng, nhai và nuốt thức ăn.

Mẹ có thể ngồi đối diện với
con, hoặc bên cạnh con, khi
cho con ăn bằng muỗng.

Khi mẹ đã đưa muỗng vào miệng con
mà con không khép môi lại, mẹ hãy
dùng các ngón tay giúp con, rồi từ từ
lấy muỗng ra. Mẹ không nên không cạ
muỗng vào răng của con. Khi con đã
biết khép môi lấy thức ăn trên muỗng,
mẹ hãy bớt dần việc giúp con.

Lưu hành nội bộ - 2009

11


Trung Tâm Hỗ Trợ Phát Triển Giáo Dục Hòa Nhập Cho Người Khuyết Tật Tp.HCM

NHAI
Con có thấy khó nhai không?

Nếu con không thể nhai thức ăn đặc hoặc cứng như cơm hay bánh
tây, mẹ hãy bắt đầu cho con ăn thức ăn hơi đặc hoặc hơi cứng như
khoai nghiền, chuối nấu, bánh mì + sữa. Rồi dần dần cho con ăn thức
ăn đặc hoặc cứng bình thường.

Giúp con học nhai bằng cách
để thức ăn vào một bên miệng
của con, giữa răng và má.

Rồi dùng mấy ngón tay nhẹ
nhàng xoa tròn trên má của
con.

12

Lưu hành nội bộ - 2009


Trung Tâm Hỗ Trợ Phát Triển Giáo Dục Hòa Nhập Cho Người Khuyết Tật Tp.HCM

CẮN
Con có thấy khó cắn thức ăn cứng không?
Nếu con thấy khó cắn các thức ăn cứng như bánh ngọt, bánh nướng hay trái
cây, mẹ sẽ bắt đầu dạy con cắn thức ăn mềm như chuối hay khoai chiên. Rồi
mẹ sẽ dần dần cho con cắn thức ăn cứng.
Mẹ giúp con học cắn bằng cách để thức ăn
giữa hai hàm răng của con. Mẹ ngồi bên cạnh
con, vòng tay qua cổ con, nhẹ nhàng đẩy cằm
của con lên để khép miệng của con lại. Mẹ
phải rất cẩn thận để không đẩy đầu của con

bật ngửa ra sau.

NUỐT
Con có thấy khó nuốt không?
Con có thể thấy khó nuốt thức ăn, bởi vì:
 Con ngồi không đúng tư thế. Mẹ hãy đặt con ngồi thoải mái và giữ
đầu của con hơi cúi tới trước khi cho con ăn.
 Con nhai không đúng cách. Mẹ hãy dạy con nhai đúng cách. (Xem
lại phần “Cắn” và “Nhai”.)

Mẹ sẽ giúp con nuốt bằng cách dùng ngón
tay gõ nhẹ lên cổ họng của con; nhớ giữ
đầu của con hơi cúi tới trước.

Lưu hành nội bộ - 2009

13


Trung Tâm Hỗ Trợ Phát Triển Giáo Dục Hòa Nhập Cho Người Khuyết Tật Tp.HCM

CHẢY NƯỚC DÃI
Con có chảy nước dãi khi ăn không?
Có một cách để bớt chảy nước dãi là thường xuyên nhắc trẻ ngậm
miệng và nuốt.

Nếu con không làm được như vậy, mẹ
hãy giúp con ngậm miệng bằng cách nhẹ
nhàng khép hai môi của con khi có thức
ăn trong miệng con.


Sau khi con nhai thức ăn, mẹ nhẹ
nhàng dùng ngón tay gõ lên cuống
họng của con, để giúp con nuốt.

14

Lưu hành nội bộ - 2009


Trung Tâm Hỗ Trợ Phát Triển Giáo Dục Hòa Nhập Cho Người Khuyết Tật Tp.HCM

SẶC
Thỉnh thoảng con có bị sặc khi ăn không?

Nếu con bị sặc, mẹ hãy giúp con cúi gập
người xuống.

Không bao giờ vỗ vào lưng hay đầu của trẻ, vì như thế sẽ làm tình
hình tệ hơn.

Tư thế của con phải thẳng, dù con ngồi
trong lòng mẹ …

… hay tựa vào
tường.

Lưu hành nội bộ - 2009

15



Trung Tâm Hỗ Trợ Phát Triển Giáo Dục Hòa Nhập Cho Người Khuyết Tật Tp.HCM

… hay trên ghế.

Luôn luôn giữ đầu con hơi cuối
xuống, vì nếu đầu ngã về sau con
sẽ dễ bị sặc.

Đưa thức ăn vào bên phải hoặc
trái, giữa răng và má; không đưa
vào giữa miệng.

Đút ăn cho trẻ từng chút một; chờ trẻ nuốt hết thức ăn trong miệng rồi
mới đút tiếp. Như thế sẽ làm giảm nguy cơ bị sặc.

16

Lưu hành nội bộ - 2009


Trung Tâm Hỗ Trợ Phát Triển Giáo Dục Hòa Nhập Cho Người Khuyết Tật Tp.HCM

ÓI MỬA
Trẻ có hay ói mửa khi chúng ta đút trẻ ăn không?
Trẻ có thể ói mửa vì nhiều lý do. Có thể là do trẻ không đói. Nếu vậy thì
cho trẻ ăn ít hơn trong mỗi bữa ăn; hoặc giảm bớt số bữa ăn trong ngày;
hoặc cho trẻ ăn trễ hơn một chút.
Đừng ép trẻ ăn khi trẻ không đói.

Dạy trẻ nói “không” hoặc lắc đầu khi không muốn ăn.
Trẻ có thể không nhai thức ăn đúng cách. Điều này cũng có thể làm trẻ ói.
Hãy cho trẻ tập nhai thức ăn rắn. Hãy xem lại phần “Nhai” ở trang 12.
Nếu trẻ ói mửa chỉ để chúng ta chú ý đến trẻ, thì lờ trẻ đi một lát rồi sẽ cho
trẻ ăn lại sau đó.

VẤN ĐỀ HÀNH VI TRONG KHI ĂN
Đôi khi khó cho trẻ ăn vì trẻ không hợp tác: khóc la, làm đổ thức ăn,
không chịu ngồi yên và thậm chí còn ném thức ăn.
Để khắc phục, chúng ta nên thưởng trẻ món gì đó trẻ thích mỗi lần trẻ hợp
tác. Phần thưởng có thể là kẹo, mứt hoặc đồ chơi. Hãy nhất quán và đều
đặn thực hiện điều này.
Các hành vi trên sẽ cải thiện thấy rõ. Giảm bớt phần thưởng dần dần cho
đến khi chỉ còn một phần thưởng vào cuối bữa ăn - khi trẻ ăn xong.

Lưu hành nội bộ - 2009

17


Trung Tâm Hỗ Trợ Phát Triển Giáo Dục Hòa Nhập Cho Người Khuyết Tật Tp.HCM

SÚC MIỆNG
Sau khi ăn xong, miệng trẻ phải sạch thức ăn. Chúng ta có thể dạy
trẻ súc miệng bằng cách:
a) hớp nước

b) súc miệng (ục nước)

c) rồi nhổ nước ra.


Tuy nhiên, nếu trẻ không súc miệng được thì cho trẻ uống một ly
nước sau bữa ăn cũng giúp làm sạch thức ăn trong miệng trẻ.

18

Lưu hành nội bộ - 2009


Trung Tâm Hỗ Trợ Phát Triển Giáo Dục Hòa Nhập Cho Người Khuyết Tật Tp.HCM

Cũng có thể cho trẻ hớp nước


… rồi đẩy đầu trẻ cúi xuống. Làm
như vậy, hầu hết nước trong miệng sẽ
chảy ra ngoài, cũng giúp làm sạch
thức ăn trong miệng trẻ.

Lưu hành nội bộ - 2009

19


Trung Tâm Hỗ Trợ Phát Triển Giáo Dục Hòa Nhập Cho Người Khuyết Tật Tp.HCM

ĂN MỘT MÌNH
Bình thường, trẻ biết ăn một mình khi còn nhỏ. Do bị khuyết tật,
trẻ không ăn một mình được; và chúng ta phải đút trẻ ăn. Nhưng
nếu được tạo cơ hội học tập, nhiều trẻ khuyết tật có thể ăn một

mình được.
Trẻ có thể ăn một mình khi đã biết:
 Ngồi thoải mái có hay không có hỗ trợ.
 Đưa tay lên miệng.
 Cắn, nhai và nuốt thức ăn đặc hoặc cứng.

Trẻ có thể bắt đầu cầm bánh
ngọt đưa lên miệng.

Trẻ cũng có thể bắt đầu cầm muỗng đưa
lên miệng. Lúc đầu, chúng ta cần giúp trẻ
điều khiển cái muỗng. Hãy xem phần “Ăn
bằng muỗng”.

20

Lưu hành nội bộ - 2009


Trung Tâm Hỗ Trợ Phát Triển Giáo Dục Hòa Nhập Cho Người Khuyết Tật Tp.HCM

Khi bắt đầu cho trẻ ăn một mình –
1. Bảo trẻ tự ăn vài miếng. Lúc đầu, có thể trẻ ăn vụng về hoặc không
gọn gàng. Tuy nhiên, dần dần trẻ sẽ ăn tốt hơn.
2. Hãy dạy trẻ tự ăn một mình khi trẻ đói bụng. Hãy để trẻ “đòi” thức
ăn trẻ thích.
3. Hãy để trẻ ăn bằng tay thuận – phải hay trái đều được.
4. Khen ngợi mỗi lần trẻ tự ăn một mình. Có thể thưởng trẻ một ít
bánh, kẹo, v.v. sau khi trẻ ăn hai hay ba muỗng. Đừng bao giờ trộn
bánh, kẹo, v.v. vào phần thức ăn còn lại để khuyến khích trẻ ăn.


MUỖNG ĐẶC BIỆT
Một số trẻ kém năng lực thể chất khó ăn được bằng cách bốc tay.
Trẻ kém năng lực có thể học ăn một mình nếu được dạy ăn bằng muỗng.
Chọn loại muỗng, dĩa thích hợp cho trẻ là điều rất quan trọng. Tư thế đúng
cũng giúp trẻ dễ ăn được một mình. Chúng ta sẽ nói về những điều này ở
các trang tiếp theo.

Lưu hành nội bộ - 2009

21


Trung Tâm Hỗ Trợ Phát Triển Giáo Dục Hòa Nhập Cho Người Khuyết Tật Tp.HCM

Hãy cho trẻ dùng muỗng trung
bình – không quá lớn cũng
không quá nhỏ. Không dùng
muỗng sâu. Nên chọn loại
muỗng không gãy.

Nếu trẻ không cầm được muỗng bình
thường, hãy bọc cán muỗng để tăng
kích thước.

Có thể bọc cán muỗng bằng ống
gỗ, ống cao su …

… hoặc bằng vải, mút lau bảng, v.v.


22

Lưu hành nội bộ - 2009


Trung Tâm Hỗ Trợ Phát Triển Giáo Dục Hòa Nhập Cho Người Khuyết Tật Tp.HCM

CÁC LOẠI CHÉN DĨA
Hãy dùng tô, chén hoặc dĩa sâu để
giúp trẻ dễ múc thức ăn bằng
muỗng.

Muốn chén, dĩa không trượt, hãy
đặt chúng trên cái khăn ướt hoặc
miếng lót bằng cao su.
Cũng có thể dùng cái khay bằng
gỗ có khoét lỗ vừa với chén, dĩa.
Khay được cố định trên bàn.

Hoặc dùng cái bàn thấp có khoét
lỗ.

Lưu hành nội bộ - 2009

23


Trung Tâm Hỗ Trợ Phát Triển Giáo Dục Hòa Nhập Cho Người Khuyết Tật Tp.HCM

DẠY CON ĂN MỘT MÌNH

Luôn luôn đặt khuỷu của tay cầm
muỗng của con trên bàn; như thế sẽ
vững hơn. Đặt cánh tay kia ngang
qua mặt bàn, nếu có thể thì nắm lấy
cạnh bàn đối diện để giữ thân mình
ổn định.

Mẹ có thể làm một thanh ngang
trên mặt bàn để con nắm lấy.

Mẹ hãy ngồi đối diện với con khi
dạy con ăn bằng muỗng. Hãy để
con cầm muỗng bằng tay thuận.
Mẹ đặt muỗng vào lòng bàn tay
của con, rồi nắm bàn tay cầm muỗng của con giữa ngón cái và các ngón
kia của mẹ. Nếu các ngón tay của con mở ra, ngón cái của mẹ sẽ khép
chúng lại, giúp con nắm chặt cán muỗng.

24

Lưu hành nội bộ - 2009


Trung Tâm Hỗ Trợ Phát Triển Giáo Dục Hòa Nhập Cho Người Khuyết Tật Tp.HCM

Mẹ giúp con múc thức ăn lên
trong tư thế này.

Cầm muỗng đưa lên miệng con,
rồi đưa trở lại dĩa.


Khi con đã tiến bộ, từng bước
mẹ sẽ bớt giúp con - nắm cổ tay
chứ không nắm bàn tay của con
nữa.

Lưu hành nội bộ - 2009

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×