Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

CHUYÊN ĐỀ SÔNG NGÒI VIỆT NAM ĐỊA LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.57 KB, 40 trang )

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÀO CAI
----------  ----------

CHUYÊN ĐỀ: SÔNG NGÒI VIỆT NAM
Họ và tên giáo viên: Phạm Văn Đại

Lào Cai, năm 2016

1


MỤC LỤC
Phần mở đầu …………………………………………………………………… 1
1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………….…1
2. Mục đích của chuyên đề…………………………………………………….…1
3. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………………2
4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………….……...2
5. Cấu trúc chuyên đề …………………………………………………………….2
Phần nội dung……………………………………………………………………..3
Chương 1: KHÁI QUÁT CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ SÔNG NGÒI ĐẠI
CƯƠNG – CƠ SỞ NGHIÊN CỨU CHO SÔNG NGÒI VIỆT NAM ……………3
Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ SÔNG NGÒI VIỆT NAM ……………………….9
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VÀ MỘT SỐ DẠNG BÀI
TẬP VỀ SÔNG NGÒI VIỆT NAM ……………………………………………….23
Phần kết luận……………………………………………………………………….35

2


3




PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thủy văn là một trong những thành phần quan trọng, không thể thiếu của lớp
vỏ địa lí, thủy văn có tác động sâu sắc đến các thành phần tự nhiên khác và cũng chịu
sự chi phối của các thành phần tự nhiên, trong đó có cả các tác động của con người.
Thủy văn tham gia trực tiếp vào vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng trong tự
nhiên, đồng thời cũng bị thay đổi dưới tác động của con người thông qua quá trình
sản xuất và sinh hoạt. Sông ngòi có mối quan hệ chặt chẽ với đời sống và sản xuất của
con người, do đó hiểu rõ về sông có ý nghĩa thực tiễn đối với mỗi mỗi quốc gia và
toàn thế giới. Bảo vệ sông ngòi là bảo vệ mạch máu của sự sống, bảo vệ sự tồn vong
của nhân loại.
Sông ngòi chỉ chiếm một lượng rất nhỏ trong tổng lượng thủy quyển nhưng lại
có vai trò rất quan trọng trong lớp vỏ địa lí. Không chỉ là một nhân tố ngoại lực tác
động đến địa hình bề mặt Trái Đất, sông ngòi còn ảnh hưởng đến nhiều thành phần tự
nhiên. Mạng lưới sông ngòi của một khu vực phản ánh những nét cơ bản về đặc điểm
khí hậu, địa hình, sinh vật của khu vực đó.
Thủy văn Việt Nam là một bộ phận của thủy văn trên Trái đất, bao gồm hệ
thống sông ngòi, hồ đầm, nước ngầm và nước trong Biển Đông. Đối với đề thi HSG
Quốc gia, phần thủy văn Việt Nam có thang điểm tối đa 3,0/20 điểm (câu 3), tuy
nhiên các câu hỏi khác có thể liên quan đến kiến thức thủy văn Việt Nam để giải
quyết vấn đề. Các tài liệu sách giáo khoa Địa lí hiện nay có trình bày các nội dung
liên quan đến sông ngòi nhưng mang tính lẻ tẻ trong khi đó các giáo trình đại học, cao
đẳng lại quá nâng cao so với năng lực của các em học sinh trong quá trình học kiến
thức nền và ôn tập.
Với mong muốn học sinh trong các đội tuyển HSG và học sinh ôn thi Đại học
có kết quả cao nhất trong phần thủy văn Việt Nam, tuy nhiên, do chuyên đề thủy văn
Việt Nam rất rộng, gồm nhiều mảng khác nhau nên tôi chọn lựa chuyên đề “sông ngòi
Việt Nam” - một chuyên đề hẹp của thủy văn Việt Nam (bao gồm sông ngòi, hồ đầm,

nước ngầm và hải văn Biển Đông) để trình bày tại Trại hè Hùng Vương của các
trường THPT chuyên Khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ.
2. Mục đích của chuyên đề
- Hệ thống các kiến thức cơ bản về sông ngòi đại cương để làm nền tảng cho việc xây
dựng cơ sở kiến thức cho sông ngòiViệt Nam.
- Hệ thống các dạng câu hỏi và bài tập liên quan đến sông ngòi Việt Nam.
- Xây dựng và đề xuất các phương tiện và phương pháp dạy học cho hiệu quả.
- Liên hệ thực tế và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên nước ở nước ta.

1


3. Phạm vi nghiên cứu
- Kiến thức: Khái quát các vấn đề về sông ngòi đại cương, đi sâu nghiên cứu các vấn
đề sông ngòi Việt Nam bao gồm: Đặc điểm chung, các hệ thống sông chính, ý nghĩa
của sông ngòi đối với phát triển KTXH.
- Phương pháp: Nghiên cứu các phương pháp tối ưu nhất để mang lại hiệu quả cao
trong giảng dạy chuyên đề, để học sinh có thể tiếp cận và hoàn thành tốt các vấn đề
liên quan đến thủy văn Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập dữ liệu: Thông qua các tài liệu SGK, các giáo trình Địa lí tự nhiên, thông
tin từ các chuyên gia, đồng nghiệp, internet.
- Xử lí và chọn lọc dữ liệu: Ki thu thập được dữ liệu, tác giả đã tiến hành chọn lọc
thông tin, dữ liệu để tìm ra những dữ liệu, thông tin cần thiết nhất cho chuyên đề.
- Ứng dụng thực tế: Sau khi xây dựng chuyên đề, giao cho học sinh đọc chuyên đề,
thu thập ý kiến của học sinh, sau đó dạy đọi tuyển, chỉnh sửa những vấn đề chưa được
và từ những thông tin mà học sinh góp ý.
5. Cấu trúc chuyên đề
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của chuyên đề gồm 3 chương:
- Chương 1: Khái quát các kiến thức cơ bản về sông ngòi đại cương để làm nền tảng

cho sông ngòi Việt Nam.
- Chương 2: Một số kiến thức nền về sông ngòi Việt Nam.
- Chương 3: Phương pháp, phương tiện dạy học và một số dạng bài tập vận dụng
trong ôn thi HSG phần sông ngòi Việt Nam.

PHẦN NỘI DUNG
2


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ SÔNG NGÒI ĐẠI
CƯƠNG – CƠ SỞ NGHIÊN CỨU CHO SÔNG NGÒI VIỆT NAM
1. Một số khái niệm cơ bản
Sông là dòng chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt các lục địa
được nguồn nước mưa, nước ngầm, nước băng tuyết tan nuôi dưỡng.
Cơ chế hình thành sông ngòi: nước mưa rơi xuống đất, một phần bị tổn thất do
bốc hơi, đọng vào các chỗ trũng và ngấm xuống đất, phần còn lại dưới tác dụng của
trọng lực chảy tràn trên các sườn dốc, tập trung vào các chỗ trũng thành các khe suối
và chảy xuống phía dưới tạo thành sông ngòi, rồi đổ ra biển hoặc 1 khu chứa nào đó.
Dòng nước tự nhiên chảy theo chỗ trũng của địa hình, có lòng dẫn ổn định và có
nguồn cung cấp nước mặt và nước ngầm gọi là sông.
Thông thường, một dòng sông có 5 bộ phận có tính chất khác nhau: nguồn
sông, thượng lưu, trung lưu, hạ lưu và cửa sông.
- Nguồn là nơi bắt đầu của dòng sông, bao gồm một diện tích rất lớn, nhiều lúc
khó xác định như ở vùng đá vôi có nhiều hang động, cũng có khi bắt nguồn từ một
mạch nước ngầm hoặc một hồ chứa nước.
- Thượng lưu là đoạn sông trực tiếp nối với nguồn sông, với đặc điểm là lòng
sông hẹp, độ dốc lớn, nước chảy xiết, xói mòn chủ yếu theo chiều sâu, thường có thác
ghềnh lớn, không thuận lợi cho giao thông vận tải.
- Trung lưu là đoạn nối tiếp với thượng lưu, độ dốc lòng sông đã giảm nhiều,
không có những ghềnh thác lớn, nước chảy yếu hơn, xâm thực ngang diễn ra mạnh 2

bên bờ mạnh làm cho lòng sông đã mở rộng dần, bãi sông xuất hiện, trên mặt bằng
sông đã có dạng uốn khúc, có giá trị cho GTVT.
- Hạ lưu là đoạn cuối cùng của sông trước khi đổ ra biển, hồ chứa hoặc con
sông khác. Đây là nơi có độ dốc lòng sông rất bé, nước chảy chậm, bồi nhiều hơn xói,
tạo nhiều bãi sông nằm ngang ở giữa lòng sông, hình dạng lòng sông quanh co uốn
khúc rất nhiều, lòng sông mở rộng ra nhiều so với đoạn trên. Hạ lưu thuận lợi cho
phát triển giao thông vận tải thuỷ cũng như các ngành kinh tế khác, nhất là nông
nghiệp.
- Cửa sông là nơi sông tiếp giáp với biển hoặc hồ hoặc một con sông khác. Ở
cửa sông lòng sông mở rộng, lưu tốc bé dần, phù sa lắng đọng tạo thành những tam
giác châu.
2. Hệ thống sông
Hệ thống sông gồm dòng chính, phụ lưu và các chi lưu. Dòng chảy lớn nhất
trong mỗi hệ thống sông được gọi là dòng sông chính. Sông chính trực tiếp đổ ra biển
hoặc hồ chứa. Các sông đổ nước vào một dòng sông chính được gọi là phụ lưu, có
phụ lưu cấp 1, cấp 2… và phụ lưu cấp n. Các sông nhánh chia nước từ dòng chính
được gọi là chi lưu, cũng có chi lưu cấp 1, 2…
3


Dòng chính cùng với các phụ lưu, chi lưu hợp lại với nhau tạo thành một hệ
thống sông (hay còn gọi là mạng lưới sông). Trong hệ thống sông, người ta lấy tên
sông chính gọi tên cho cả hệ thống sông ấy.
Tiêu chí đánh giá sự phát triển của mạng lưới sông ngòi, nhất là chiều dài dòng
chảy người ta thường biểu thị bằng mật độ lưới sông (tổng độ dài các sông trong lưới
sông chia cho diện tích lưu vực sông – Đơn vị: km/km2)
3. Hình dạng lưới sông
Có nhiều hình dạng lưới sông khác nhau, mỗi kiểu hình dạng lại ảnh hưởng
khác nhau đến chế độ lũ:
- Lưới sông hình lông chim: dạng lưới sông này có một dòng sông chính tương

đối dài, các phụ và chi lưu phân bố đều ở cả hai phía tả ngạn và hữu ngạn của dòng
chính, vì vậy ít sinh ra lũ đồng thời và lũ ở hạ lưu không lớn. Ví dụ hệ thống sông Mê
Công
- Lưới sông hình nan quạt: sông chính không dài lắm, các phụ lưu nhiều và đổ
vào sông chính ở những vị trí gần nhau, vì vậy có khả năng sinh ra lũ đồng thời và lũ
ở hạ lưu khá lớn. Hệ thống sông Hồng và Thái Bình ở Việt Nam là tiêu biểu cho lưới
sông hình nan quạt
- Lưới sông song song: dòng sông chính và phụ lưu chảy gần như song song
nhau. Loại này sinh ra lũ đồng thời và lũ ở hạ lưu tương đối lớn và nhanh. Ở Việt
Nam dạng lưới sông song song như sông Mã-sông Chu, sông Đại – sông Kiến
- Lưới sông hỗn hợp: dạng lưới sông này là tổng hợp của các dạng lưới sông
trên.
4. Lưu vực sông
Lưu vực sông là diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông, đó
chính là khu vực tập trung nước của con sông đó; nói cách khác đó là diện tích mặt
đất trên đó nước trực tiếp chảy từ các sườn dốc và dồn vào lòng sông, hoặc theo các
phụ lưu chảy vào sông chính.

4


5


Sơ đồ hệ thống sông Thu Bồn (nguồn internet)
Để phân biệt ranh giới hai hệ thống sông ta dùng thuật ngữ đường phân thủy.
Đây là đường ranh giới mà từ đó nước chảy về 2 phía đối diện nhau của 2 lưu vực
cạnh nhau. Đường phân thủy là đường nối liền các điểm cao nhất phân cách lưu vực
con sông này với lưu vực con sông khác. Đường phân thủy không cố định mà có thể
biến đổi do hiện tượng cướp dòng (bắt dòng) - hiện tượng một dòng sông bắt một bộ

phận (thường là khúc thượng lưu) của một dòng sông thuộc lưu vực khác chảy vào
dòng của mình. Nguyên nhân của hiện tượng này là tác dụng xâm thực giật lùi (đào
sâu lòng, làm cho nguồn sông lùi dần lên phía trên) của sông về phía thượng nguồn.
Khi hiện tượng cướp dòng xảy ra thì diện tích lưu vực sẽ thay đổi theo.
Lưu vực sông có tác động rất lớn tới dòng chảy sông ngòi, tỉ lệ thuận với lượng
nước của sông ngòi. Diện tích lưu vực lớn thì tác dụng điều hòa dòng chảy sẽ lớn hơn
và ngược lại. Hình dạng lưu vực cũng có tác dụng nhất định đến quá trình tập trung
nước và đặc điểm lũ, ví dụ lưu vực dạng tròn thường gây lũ kép toàn phần, nhưng lưu
vực dạng dài thường sản sinh lũ bộ phận, đơn lẻ.
5. Dòng chảy sông ngòi
5.1. Dòng chảy nước
Lưu lượng dòng chảy: Là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một
địa điểm nào đó trong một giây đồng hồ, đơn vị là m3/s.
Thủy chế sông ngòi: Là lưu lượng nước của sông có thể thay đổi tùy theo
tháng, theo mùa trong 1 năm theo một nhịp điệu nhất định. Thủy chế sông ngòi
thường gồm mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ gồm các tháng liên tục trong năm, từng tháng
đều có lưu lượng dòng chảy lớn hơn hoặc bằng bình quân tổng lưu lượng cả năm /12
6


tháng; các tháng còn lại là mùa cạn. Mùa lũ có tháng bắt đầu, tháng kết thúc và tháng
đỉnh lũ; tương tự đối với mùa cạn.

Thủy chế có thể là đơn giản (chỉ bao gồm 1 mùa lũ và 1 mùa cạn kế tiếp), có
thể là sông chế độ nước phức tạp: tồn tại hai hoặc nhiều hơn hai mùa lũ, hai hay nhiều
hơn hai mùa cạn xen kẽ nhau. Ngoài ra cũng có một số loại khác khá phức tạp như
chế độ nước đơn giản mà trong mùa cạn có thêm một mùa lũ Tiểu mãn.
5.2. Dòng chảy cát bùn
Dòng chảy cát bùn là dòng chảy bao gồm các vật chất rắn như sỏi, cuội ... nhất
là phù sa nên cũng được gọi là dòng chảy rắn. Nguồn gốc của phù sa là do năng lượng

của dòng nước thường xuyên xâm thực bề mặt đất dốc trong lưu vực và trong lòng
sông. Nghiên cứu dòng chảy cát bùn có ý nghĩa thực tiễn lớn như chống bồi lắng hồ
chứa và các cảng đường thủy, chống xói mòn, chống lũ bùn....
6. Các nhân tố ảnh hưởng đến sông ngòi
6.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến mạng lưới sông ngòi
Mạng lưới sông ngòi phát triển phụ thuộc vào nhiều nhân tố như địa chất, địa
hình, khí hậu, nguồn cung cấp nước, con người …
Vexnatxki đã nói “… ở một khía cạnh nào đó, sông ngòi là hàm số của khí
hậu”. Khí hậu, nhất là chế độ mưa ảnh hưởng rất lướn đến sông gnoif: Nơi mưa nhiều
thì mạng lưới sông ngòi dày đặc và phát triển hơn những nơi mưa ít. Nếu lượng mưa
phân bố không đều theo lãnh thổ thì mật độ sông ngòi cũng phân bố không đều. Nhiệt
độ ảnh hưởng đến lượng bốc hơi, làm giảm lượng nước trong sông và từ đó cũng có
ảnh hưởng đến sự phát triển của mạng lưới sông ngòi.
Địa chất: Độ thấm nước của nham thạch khác nhau mà ở mỗi khu vực sông
ngòi có mật độ khác nhau. Nơi có đất đá dễ thấm nước, mạng lưới thưa và ngược lại.
Thường thì ở đồng bằng mật độ sông cao hơn do sông chảy uốn khúc quanh co trong
khi đó ở miền núi sông thường chảy thẳng.
7


Con người: Thông qua các hoạt động sản xuất con người có thể làm tăng nhưng
cũng có thể làm giảm mật độ sông ngòi. Nơi đào sông, kênh rạch mật độ tăng và
ngược lại, nơi đắp đập, chặn dòng thì mật độ thưa hơn…
6. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy sông ngòi
- Độ dốc lòng sông: Độ dốc dòng sông mà lớn thì sông chảy xiết hơn và ngược
lại, độ chênh lòng sông càng thấp, sông chảy hiền hòa hơn.
- Độ rộng lòng sông: Nước sông chảy nhanh hay chậm là tùy thuộc vào bề
ngang của lòng sông là hẹp hay rộng. Ở khúc sông rộng nước chảy chậm, đến
khúc sông hẹp nước chảy nhanh hơn.
6.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông

* Nguồn cung cấp nước: Mưa, băng tuyết, nước ngầm:
Ở vùng khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của khí hậu ôn đới, nguồn
cung cấp nước chủ yếu là nước mưa nên chế độ nước sông của từng nơi phụ thuộc
vào chế độ mưa của nơi đó.
Ở nhưng nơi đất đá thấm nước nhiều, nước ngầm có vai trò đáng kể trong việc
điều hòa chế độ nước sông.
Ở miền ôn đới lạnh và miền núi cao, nước sông chủ yếu do băng tuyết tan cung
cấp. Mùa xuân đến, khi nhiệt độ lên cao, băng tuyết tan, sông được tiếp nước nên mùa
xuân là mùa lũ.
* Độ dốc của dòng sông (địa thế), thực vật, hồ đầm:
Độ dốc của dòng sông, càng lớn thì nước càng lên nhanh và rút cũng nhanh.
Một trong những lí do chính khiến lũ ở sông ngòi miền Trung nước ta lên nhanh rút
nhanh là do các sông ở đây ngắn và rất dốc.
Thực vật ở lưu vực sông cũng góp phần điều hòa chế độ nước của sông. Khi
nước mưa rơi xuống, một phần lượng nước khá lớn được giữ lại ở tán cây, phần còn
lại khi xuống tới bề mặt đất một phần được lớp thảm mục giữ lại, một phần len lỏi
qua các rễ cây thấm dần xuống đất tạo nên các mạch nước ngầm, điều hòa dòng chảy
cho sông ngòi, giảm lũ lụt
Hồ, đầm nối với sông cũng có tác dụng điều hòa chế độ nước sông. Khi nước
sông lên một phần chảy vào hồ, đầm. Khi nước xuống thì nước ở hồ, đầm lại chảy ra
làm cho nước sông đỡ cạn. Ví dụ sông Cửu Long ở nước ta khá điều hòa, một phần
nhờ bể chứa nước thiên nhiên khổng lồ là hồ Tôn-lê-sáp ở Campuchia.
* Địa chất (cấu trúc đất đá)
Đất đá khác nhau cũng là nguyên nhân khiến cho dòng chảy khác nhau. Dòng
sông chảy qua miền đất đá khó thấm nước như đá kết tinh, đất sét do khó thấm nước
nên mạch ngầm ít. Sau mỗi trận mưa nước dồn xuống lòng sông, độ thấm nước chậm
khiến nước dâng cao nhanh, chế độ nước sông ở vùng đất đá ít thấm nước thường có
tính chất cực đoan. Dòng sông chảy qua miền đất đá dễ thấm nước như vùng đất
8



bazan, vùng này thường có lớp vỏ phông hóa dày, khả năng thấm nước lớn và có
nhiều mạch nước ngầm, nước ngấm sâu và tỏa ra những vùng đất xung quanh, vì thế
khi mưa nước sông lên chậm hơn, hết mưa cũng rút nước chậm hơn do đó chế độ
nước sông cũng điều hòa hơn.
* Lưu vực sông
Những con sông có lưu vực nhỏ lại nằm ở trong khu vực gió mùa hoặc khu vực
khí hậu Địa Trung Hải thường có lũ dữ. Những sông chảy trong lưu vực dài và rộng,
hạ lưu nhận được nước của nhiều phụ lưu cung cấp nước đặc biệt là những con sông
chảy dài theo vĩ độ thì các phụ lưu cung cấp nước cho sông có thời gian lũ cao nhất
khác nhau nên chế độ nước sông thường điều hòa hơn.
* Hình dạng lưới sông
Hình dạng lưới sông có tác động nhất định đến chế độ nước sông vì hình dạng
lưới sông ảnh hưởng đến quá trình tập trung nước và đặc điểm lũ trên sông.
* Con người
Con người tác động gián tiếp đến chế độ nước sông thông qua viêc con người
tác động đến một số nhân tố trên như tăng hoặc giảm tỉ lệ che phủ rừng, xây dựng hồ
nhân tạo điều tiết nước, hoặc đào sông tiêu thoát nước nhân tạo... Bên cạnh đó việc sử
dụng nước của con người vào các hoạt động sản xuất và sinh hoạt ở thượng và trung
lưu của các con sông cũng làm giảm bớt lưu lượng nước ở phần hạ lưu sông.

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ SÔNG NGÒI VIỆT NAM
1. Đặc điểm chung của sông ngòi nước ta: Sông ngòi của vùng nhiệt đới ẩm gió
mùa
1.1. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, lượng nước phong phú và nhiều phù sa
a. Mạng lưới
- Nhờ có nguồn cung cấp nước dồi dào nên nước ta có 2360 con sông có chiều
dài 10 km trở lên, trong đó có 106 dòng chính, còn lại là phụ lưu. Nếu đi dọc bờ biển
trung bình cứ 20 km có 1 cửa sông đổ ra.
- Mật độ TB 0,66 km/km2 nhưng mật độ không đều, mật độ cao nhất ở các đồng

bằng châu thổ (2 - 4 km/km2), sau đó đến vùng núi cao có sườn đón gió mật độ trên
1.5 km/km2), thấp nhất là vùng có núi đá vôi và vùng có khí hậu khô hạn: vùng núi đá
vôi phía Bắc và Nam Trung bộ.
- Hầu hết sông ngắn, diện tích lưu vực nhỏ (do lãnh thổ nước ta hẹp ngang),
trong đó có một số sông lớn: sông Hồng, sông Cửu Long, sông Đồng Nai đa phần
lượng nước các sông lớn được đưa từ bên ngoài vào.
9


- Hầu hết các sông đều đổ ra biển đông, có một số ít sông chảy ra bên ngoài
lãnh thổ: như sông Bằng Giang, Kì Cùng, các hệ thống sông ở Tây Nguyên… do cấu
trúc địa hình, nhất là hướng nghiêng địa hình do tác động của yếu tố địa chất.
b. Lượng nước phong phú chủ yếu do lượng mưa lớn và nguồn cung cấp từ ngoài
lãnh thổ.
- Lưu lượng nước bình quân 26.600m3/s.
- Tổng lượng nước TB 839 tỉ m3/năm trong đó phần nước sinh trên lãnh thổ
chiếm 38.5%, nguồn nước từ Việt Nam sang các nước xung quanh chiếm 1.5%, 60%
lượng nước là từ phần lưu vực ở bên ngoài lãnh thổ vào nước ta.
- Nếu xét theo vị trí, nước trên mặt chiếm 76% (637 tỉ m 3/năm), nước ngầm
chiếm 24% (tương đương 202 tỉ m 3/năm). Lượng nước mặt phân bố không đều, chủ
yếu là sông Mê Công (60,4%), sông Hồng (15,1%), còn lại là các hệ thống sông khác.
c. Sông ngòi Việt Nam có nhiều phù sa, bởi sông ngòi chảy trên miền địa hình dốc,
sức xâm thực rất mạnh.
- Hàm lượng phù sa TB 226 tấn/ km2/ năm.
- Tổng lượng phù sa đạt TB 200 triệu tấn/ năm. Trong đó sông Hồng 120 triệu
tấn. Sông Cửu Long 70 triệu tấn, còn lại là các sông khác.
- Độ đục bình quân 223g/m3, tuy nhiên có sự khác biệt giữa các khu vực. Nơi
có sự suy giảm của rừng bao phủ thì độ đục có thể lên đến 600 – 700 g/m 3, nơi có
nhiều đá vôi thì độ đục giảm xuống chỉ còn 70 g/m 3 . Theo hệ thống sông thì độ đục
cao nhất thuộc sông Hồng, tiếp đến là sông Cửu Long…

1.2. Hướng sông ngòi đa dạng gồm: TB- ĐN, vòng cung, Tây - Đông (do hướng
địa hình quy định)
- Hướng TB- ĐN: sông Đà, sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Ranh, sông Đà
Rằng, sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu…
- Hướng vòng cung: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam
- Hướng Tây - Đông: Thu Bồn….
Nét đặc biệt ở đây là phần lớn sông ngòi nước ta đổ ra biển Đông, do hướng nghiêng
địa hình nước ta thấp dần ra biển Đông. Bên cạnh đó có 1 số sông chảy sang nước bạn
như đã nói ở phần trên.
1.3. Thuỷ chế của sông thay đổi theo mùa
* Chế độ nước sông đơn giản: có 1 mùa lũ và 1 mùa cạn do ảnh hưởng của chế
độ mưa thay đổi theo mùa, tuy nhiên có sự khác biệt về thời gian lũ giữa các khu vực,
vùng miền, có sự chậm dần về mùa lũ từ bắc vào nam:
- Sông ở miền Bắc, Nam bộ và Tây Nguyên có 1 mùa lũ trùng mùa hè, 1 mùa
cạn trùng mùa đông hoặc mùa khô. Tháng cực đại ở miền bắc thường là tháng 8, ở
Nam Bộ và Tây Nguyên là tháng 9.
10


- Các sông miền trung có thêm đỉnh lũ tiểu mãn vào đầu mùa hè (tháng 5- 6) do
các cơn mưa đầu hè mang lại, mùa lũ chính rơi vào thu – đông, trùng với mùa mưa ở
đây, tháng đỉnh lũ thường là tháng 11 hoặc tháng 12.
* Chênh lệch lượng nước giữa hai mùa lũ – cạn thường rất lớn: Trong mùa lũ,
nước sông thường chiếm 60 -90% lưu lượng cả năm, trung bình 70 – 80%, mùa cạn
thường chỉ chiếm 20 – 30%.
Tháng đỉnh lũ thường chiếm 25 – 30% lưu lượng cả năm, có sự khác biệt về
thời gian và lưu lượng tháng đỉnh lũ giữa các con sông.
Tháng kiệt nhất lưu lượng chỉ còn 1-2% lưu lượng cả năm, đôi khi sông không
còn nước, để trơ ra lòng sông cạn như một số sông ở cự Nam Trung Bộ. Sự chênh
lệch giữa tháng kiệt nhất với tháng đỉnh lũ tới 15 – 30 lần. Do đó cần có các biện pháp

hạn chế chênh lệch mực nước giữa hai mùa bằng cách xây dựng các hồ thủy điện,
thủy lợi, xây dựng hệ thống kênh mương…
1.4. Chế độ nước sông có tính thất thường, phụ thuộc vào sự thất thường của thời
tiết và khí hậu
- Chênh lệch về dòng chảy trong 2 mùa rất lớn, ví dụ:
+ Mùa lũ: Kéo dài từ 4 - 5 tháng: lượng nước lớn, mùa lũ có xu hướng chậm
dần từ B vào N, lũ sớm nhất ở sông Kì Cùng, Bằng Giang, sau đó đến sông ngòi ở
Bắc Bộ -> Sông ở Bắc Trung Bộ -> sông ở Duyên hải Nam Trung Bộ do liên quan
đến hoạt động của hội tụ nội chí tuyến.
+ Mùa cạn: Kéo dài 7 tháng, lượng nước trên sông nhỏ chiếm 20- 30% lượng
nước, sông ở Đông Bắc thấp nhất vào tháng 2, sông ở ĐBBB là tháng 3, ở Bắc Trung
Bộ là tháng T4 … riêng sông Hinh, sông Thu Bồn thấp vào tháng 7- 8.
+ Chênh lệch giữa các tháng lớn nhất và nhỏ nhất lớn: sông Hồng chênh lệch
nước mùa lũ gấp 4 lần mùa cạn, nước dâng lên rất nhanh gây lũ đột ngột, sông Cửu
Long chế độ dòng chảy điều hoà hơn nhưng chênh lệch lượng nước mùa lũ gấp 7 lần
mùa cạn.
2. Phân hóa sông ngòi: Sông ngòi nước ta có sự phân hoá rõ trong không gian
2.1. Một số tiêu chí phân hóa sông ngòi nước ta
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phân hóa sông ngòi theo không gian đó là do
sự phân bố lượng mưa, do cấu trúc địa hình, địa chất, hình dạng lãnh thổ… nên sông
ngòi có sự phân hoá rõ giữa các vùng.
* Mật độ sông suối lớn nhất thường tập trung ở đồng bằng, trong đó chủ yếu là
đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, chưa đủ để tiêu hết lượng nước
nên vẫn có hiện tượng ngập úng.
- Thưa nhất: Tập trung ở vùng núi đá vôi, đá dễ thấm nước, ở đó thiếu dòng
chảy mặt nhưng nước ngầm lại phong phú (mật độ chỉ 0.5 km/km2)
* Diện tích lưu vực và độ dài sông: chia làm 3 khu vực.
11



- Từ thung lũng sông Cả lên vùng phía Bắc lãnh thổ: Hệ thống sông dài, khá
lớn, trong đó các sông quan trọng....
- Các sông sườn đông Trường Sơn: sông ngắn, dốc, lưu vực nhỏ và nằm trong
lãnh thổ. Các sông lớn của vùng.....
- Các sông khu vực Tây Nguyên và Nam bộ: diện lưu vực khá lớn do lãnh thổ
khá rộng, các sông chính là hệ thống sông Đồng Nai – Vàm Cỏ, hệ thống sông Mê
Công.
* Phân hóa về độ dốc lòng sông: Chia thành các khu vực:
- Sông ở miền Trung và Tây Bắc: Độ dốc lòng lớn do sông ngắn, bắt nguồn từ
sườn đông các dãy núi, đổ nhanh ra biển (sông ngòi miền Trung), hoặc chảy trên nền
địa hình cao nhất cả nước (sông ngòi ở Tây Bắc).
- Sông ngòi ở Đông Bắc, đồng bằng Sông Hồng, Nam Bộ: Độ dốc lòng nhỏ
hơn do chảy trên địa hình thấp hoặc khá bằng phẳng.
* Phân hóa về hình dạng lưu vực sông: Chia các khu vực sau
- Miền bắc: Sông có hình nam quạt
- Miền trung: Hình song song
- Nam bộ và Tây Nguyên: Hình lông chim.
* Phân hóa về thủy chế:
Thời gian lũ, đỉnh lũ, lưu lượng nước mùa lũ và đặc điểm lũ có sự khác nhau
giữa ba khu vực:
+ Bắc bộ: Lũ vào mùa hạ (tháng 5 – 10), đỉnh lũ tháng 8, lưu lượng chiếm
khoảng 80% lưu lượng cả năm; đặc điểm: Lũ dữ (lũ đột ngột, lên nhanh, rút chậm).
+ Miền Trung: Lũ vào thu đông (tháng 9 – tháng 1 năm sau), đỉnh lũ tháng 12,
lũ đột ngột, xuất hiện lũ tiểu mãn vào đầu hạ (tháng 4, 5).
+ Nam Bộ và Tây nguyên: Lũ vào mùa hạ (tháng 5 – 11), đỉnh lũ vào tháng 9,
lưu lượng chiếm 85-90% lưu lượng cả năm; lũ ở đây thường gọi là lũ hiền (lên từ từ
và rút chậm).
* Phân hóa về hàm lượng phù sa:
- Sông ngòi ở Bắc Bộ (trừ 1 số sông nhỏ ở Đông Bắc) có hàm lượng phù sa
cao, do sức xâm thực mạnh ở vùng đất bở dời, tầng phong hóa sâu.

- Sông ngòi ở miền Trung: hàm lượng phù sa thấp do sông ngắn, bắt nguồn trên
lãnh thổ nước ta, lại chảy qua vùng địa hình đá cứng hoặc đá dễ thấm nước như đá
vôi.
- Sông ngòi ở Nam Bộ: Sông có hàm lượng phù sa khá cao, sau sông ngòi ở
Bắc bộ.
* Phân hóa về giá trị kinh tế:
12


- Sông ngòi ở Bắc Bộ: Có giá trị về thủy điện, thủy lợi, nông nghiệp (phù sa) và
ở một số đoạn thuộc trung và hạ lưu còn phát triển GTVT.
- Sông ở miền trung: Có giá trị về thủy lợi, thủy điện; một số hạ lưu sông lớn có
giá trị GTVT tuy nhiên không nhiều.
- Sông ngòi Nam Bộ và Tây Nguyên:
+ Nam bộ: Giá trị về thủy lợi, GTVT, du lịch, nông nghiệp.
+ Tây Nguyên: Giá trị về thủy điện và thủy lợi là cơ bản nhất.
2.2. Hệ thống phân vùng thủy văn
- Ý nghĩa của phân vùng thủy văn nước ta:
+ Nước ta ở vùng nhiệt đới gió mùa, sông suối phát triển, có đặc điểm không
giống nhau. Thông qua phân vùng thủy văn có thể tổng hợp phân tích quy luật thủy
văn, tìm hiểu một cách có hệ thống và toàn diện các lưu vực sông ngòi. Phân vùng
thủy văn cũng phản ánh trình độ nghiên cứu thủy văn của một vùng hay một quốc gia,
bởi vì chỉ khi nào trình độ khoa học ở đó phát triển đến một mức độ nào đó, tích luỹ
được nhiều taì liệu về các mặt mới có thể tiến hành phân vùng được.
+ Phát triển sản xuất hay khoa học đều đòi hỏi nghiên cứu nguồn nước một
cách toàn diện. Để công tác nghiên cứu có kết quả từng bước một yêu cầu phải có quy
hoạch phát triển công tác thủy văn lâu dài. Phân vùng thủy văn là một căn cứ quan
trọng để xây dựng thành quy hoạch này.
+ Phân vùng thủy văn giúp cho công tác tính toán thủy văn phát triển hợp lý,
thúc đẩy khoa học thuỷ văn phát triển để phục vụ sản xuất.

+ Phân vùng thủy văn là căn cứ quan trọng để tiến hành quy hoạch lưu vực, quy
hoạch thủy lợi, giúp cho việc sử dụng nguồn nước hợp lý nhất, hạn chế thiên tai lũ lụt.
+ Phân vùng thủy văn là căn cứ quan trọng trong việc phân vùng địa lý tự
nhiên, bổ sung cho việc nghiên cứu đầy đủ về thiên nhiên của các khu vực, các quốc
gia. Như vậy có thể thấy phân vùng thủy văn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc phát triển khoa học và kinh tế, nhất là trong điều kiện địa hình phức tạp và phân
hoá đa dạng như ở nước ta.
- Chỉ tiêu phân vùng:
+ Lưu lượng dòng chảy
+ Tỷ lệ % dòng chảy ngầm và dòng chảy năm, dòng chảy vào mùa lũ, dòng
chảy ngày nhỏ nhất.
+ Chất lượng nước.
+ Sự lệch pha của dòng chảy mùa lũ.
+ Chế độ triều và mực nước triều chênh lệch lớn nhất.
- Các miền thủy văn: Nước ta có 3 miền thủy văn, 13 khu thủy văn và 37 vùng
thủy văn.
13


+ Miền thủy văn Bắc Bộ: Gồm 6 khu thủy văn: Đông Bắc Bộ, Việt Bắc, Tây
Bắc Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng - sông Thái Bình, Hòa Bình-Thanh Hóa, Nam
Thanh Hóa - Bắc Nghệ An.
+ Miền thủy văn Trung Bộ (Đông Trường Sơn): Gồm 3 khu thủy văn: Nam
Nghệ Tĩnh - Bình Trị Thiên, Quảng Nam - Đà Nẵng - Bắc Nghĩa Bình.
+ Miền thủy văn Tây Nguyên - Nam Bộ: Gồm 4 khu thủy văn: Bắc và Trung
Tây Nguyên, Nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, ven biển cực Nam Trung Bộ, đồng
bằng Nam Bộ.
3. Một số hệ thống sông chính ở nước ta
3.1. Hệ thống sông Bằng Giang - Kì Cùng
Bao gồm 2 sông lớn là sông Bằng Giang và sông Kì Cùng cóp đặc điểm khá

với các hệ thống sông khác của nước ta là bắt nguồntừ lãnh thổ Việt Nam và đổ vào
Trung Quốc.
* Đặc điểm lưu vực và dòng chính.
- Lưu vực khá lớn, diện tích lưu vực ở lãnh thổ nước ta là 11.000km2.
- Sông Bằng Giang bắt nguồn từ khu vực núi thấp phía Bắc cánh cung Ngân
Sơn ở độ cao khoảng 600m, chảy theo hướng TB- ĐN qua Tp Cao Bằng rồi đổ sang
Trung Quốc.
- Sông Kì Cùng bắt nguồn từ dãy núi thấp giáp biển Quảng Ninh, chảy theo
hướng ĐN- TB quy thành phố Lạng Sơn, đến khu vực Thất Khê thì gặp sông Bắc
Giang, sau đỏ thì đổ sang Trung Quốc gặp sông bằng ở Quảng Tây (Trung Quốc).
Sông Kì Cùng được coi là dòng chính của hệ thống dài 243km.
* Hệ thống dòng chảy: Dòng chính gồm Kì cung và Bằng Giang, phụ lưu cấp 1
quan trong nhất là sông Bắc Giang, ngoài ra còn có các phụ lưu quan trọng khác.
* Chế độ nước sông.
- Do chế độ mưa mùa nên chế độ nước sông cũng thay đổi theo mùa, mùa lũ
kéo dài từ tháng 6 đến thàng 10 (4 tháng) chếm 70% tổng lượng nước cả năm, tháng
đỉnh lũ là tháng 8. Mùa cạn từ tháng 10 - tháng 5 chiếm khoảng 30% tổng lượng
nước, trong đó tháng kiệt nhất là tháng 2.
- Mùa lũ của sông Bằng Giang ít cực đoan hơn do sông này chảy qua một bộ
phận sơn nguyên đá vôi có khả năng thấm nước tốt, chênh lệch lũ, cạn cũng nhỏ hơn
sông Kì Cùng (lũ lên nhanh và rút nhanh hơn).
* Hàm lượng phù sa khá lớn 686 g/m3, là sông có hàm lượng phù sa lớn thứ 2 ở
nước ta sau hệ thống sông Hồng. trong đó sông Kì Cùng có hàm lượng phù sa lơn hơn
sông Bằng Giang
3.2. Hệ thống sông Thái Bình
* Đặc điểm lưu vực và dòng chính.
14


- Là hệ thống sông khá lớn có diện tích lưu vực nằm hoàn toàn trong lãnh thổ

nước ta với tổng diện tích là 12700 km2.
- Hệ thống này do 3 còn sông bắt nguồn từ vùng núi miền Bắc và đông bắc bắc
bộ hợp thành là sông Cầu, sông Thương, sông Lục Lam. Cả 3 sông này hợp nhất ở
Phả Lại, từ đây dòng sông mang tên Thái Bình.
- Sông Thái Bình có hướng chảy TB- ĐN, chảy trong địa phận đồng bằng bắc
bộ với chiều dài 385km, rồi đổ ra biển đông qua các của: Nam Triệu, Cấm, Văn úc,
Thái Bình.
* Hệ thống dòng chảy gồm:
- Dòng chảy chính là sông Cầu và sông Thái Bình.
- Các phụ lưu chính: Sông Thương, sông Lục Nam, qua Phả Lại sông Thái Bình
được tiếp nhận nước và phù sa của sông Hồng qua sông Đuống và sông Luộc vì vậy
sông Thái Bình còn được coi là một hệ thống của sông Hồng.
- Các chi lưu chính là: sông Kinh Thầy, sông Văn Úc chia nước cho dòng chính
đổ ra biển qua các cửu Bạch Đằng, Văn Úc.
* Chế độ nước sông
- Thuỷ chế sông đơn giản có một mùa lũ và một mùa cạn, mùa lũ kéo dài 5
tháng, từ tháng 6 – tháng 10. Lượng nước mùa lũ lớn chiếm 78% tổng lượng nước cả
năm, lũ lên đột ngột do sông Thái Bình chảy trong khu vực lớp phủ thực vật bị tàn
phá mạnh. Dạng lưới sông ở thượng lưư có hình nan quạt mà sông Cầu, sông Thương,
sông Lục Nam là các ví dụ điển hình.
* Hàm lượng phù sa
Sông Thái Bình có hàm lượng phù sa nhỏ khoảng 9,25 triệu tấn/ năm, tương
ứng là 118g/m3.
3.3. Hệ thống sông Hồng
* Đặc điểm lưu vực và dòng chính.
- Là một trong hai hệ thống sông lớn nhất Việt Nam với diện tích lưu vực
70.700km2.
– Bắt nguồn từ Vân Nam – Trung Quốc và đổ ra biển Đông theo hướng TB –
ĐN, tổng chiều dài 1.126km, riêng đoạn chảy ở Việt Nam dài 556km.
– Sông Hồng có độ dốc nhỏ, đoạn từ Lào Cai đến Việt Trì độ dốc 23cm/km,

đoạn từ Việt Trì ra biển có độ dốc 3cm/km.
* Hệ thống dòng chảy gồm:
Dòng chính là sông Hồng (sông Thao là tên gọi từ Lào Cai đến Việt Trì, sông
Cái, sông Nhị Hà ở Hà Nội…). Sông Hồng có 614 phụ lưu từ cấp 1 đến cấp 6, trong
đó sông Đà và sông Lô là hai phụ lưu cấp 1 lớn nhất. Sông Đà dài 1.010km, đoạn ở
15


Việt Nam dài 570km, tổng diện tích lưu vực là 52.900km2. Sông Lô dài 470km, ở Việt
Nam dài 275km, tổng diện tích lưu vực là 39.000km2.
Bên cạnh đó có nhiều chi lưu: Sông Đuống, sông Luộc (chia nước cho hệ thống
sông Thái Bình), sông Đáy,
* Chế độ nước sông
Hệ thống sông Hồng có dạng nan quạt, qui tụ về Việt Trì. Do đó về mùa lũ,
nước lên rất nhanh tạo những trận lũ lớn.
– Lưu lượng của sông khá lớn 3.560m3/s, tổng lượng nước năm là 112 tỉ m3.
Trong đó sông Đà chiếm 47%, Lô 29%, Thao 24%.
– Sông Hồng có mùa lũ dài 5 tháng từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm 75% lượng
nước trong năm. Các tháng mùa cạn dài 7 tháng, chiếm 25% lượng nước năm, tháng 3
hạn nhất (tháng kiệt nhất), chỉ chiếm 1-2% lưu lượng của năm.
– Lũ sông Hồng thường là lũ kép, mùa lũ nước sông dâng lên rất nhanh: 3 –
7m/ngày, để tiêu lũ sông Hồng phải đổ ra biển bằng nhiều cửa. Trong đó có 4 cửa
quan trọng là Trà Lí, Ba Lạt, Lạch, Đáy.
* Hàm lượng phù sa
Lượng dòng chảy cát bùn của sông Hồng cũng rất phong phú. Sông Hồng ở
Sơn Tây có độ trung bình là 1010g/m3 ứng với tổng lượng phù sa 120 triệu tấn/năm
và trị sô sâm thực 793 tấn/km2/năm. Dòng cát bùn ở thượng lưu sông Hồng lớn hơn
hẳn ở trung và hạ lưu. Ở Lào Cai, sông Hồng có độ đục trung bình là 2730g/m3, tức
là gấp 2,7 lần độ đục ở Sơn Tây. Dòng chảy cát bùn cũng có sự phân chia thành 2
mùa, nhưng sự tương phản giữa mùa lũ và mùa cạn về độ đục rất lớn, mùa lũ có thể

chiếm 90% tổng lượng cả năm, riêng tháng 8 có độ đục lớn nhất đã chiếm tới 37%
tổng lượng cả năm.
3.4. Hệ thống sông Mã
* Đặc điểm lưu vực và dòng chính.
– Bắt nguồn từ Tây Bắc (Tuần Giáo – Pusamsao), chảy theo hướng TB – ĐN và
đổ vào đồng bằng Thanh Hoá. Sông đổ ra biển bằng 3 cửa Lèn, Lạch Trường và Lạch
Trào.
* Hệ thống dòng chảy gồm:
– Dòng chính dài 512km, diện tích lưu vực 28.400km2, trong đó thuộc Việt
Nam là 10.800km2.
– Có 90 phụ lưu, quan trọng nhất là sông Chu: sông Chu bắt nguồn từ Pupan
(Lào), dài 325km, diện tích lưu vực 7.580km2
* Chế độ nước sông
Hệ thống Sông Mã có lưu lượng trung bình là 526m3/s ứng với tồng lượng
nước là 16,6 triệu m3/năm, trong đó sông Mã chiếm 68%
16


– Thủy chế của sông Mã –Chu khá đơn giản: Mùa lũ dài 5 tháng từ tháng 5 đến
tháng 10, chiếm 75% lượng nước của năm. – Mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 4 chiếm
25% lượng nước năm
* Hàm lượng phù sa
Hàm lượng phù sa không lớn do chảy qua vùng núi đá rắn và núi đá vôi khoảng
402g/m3, ứng với 4,35 triệu tấn/năm.
3.5. Hệ thống sông Cả (sông Lam)
* Đặc điểm lưu vực và dòng chính
Hệ thống sông Cả có diện tích lưu vực 27.200km2, trong đó có 9450km2 ở khu
vực thượng lưu, chiếm 31% diện tích lưu vực, nằm trên lãnh thổ nước Lào. Dòng
chính của hệ thống sông Cả tính từ Nậm Nón bắt nguồn từ dãy Pu Lôi (Lào) có chiều
dài 531km. Trên lãnh thổ Việt Nam, theo dòng Nậm Mô, sông Cả chảy qua cửa Rào,

Đô Lương, thành phố Vinh và đổ ra vịnh Bắc Bộ ở cửa Hội, có hướng chính là hướng
Tây Bắc- Đông Nam dọc theo đứt gãy sông Cả.
* Hệ thống dòng chảy:
Hệ thống sông Cả có tới 150 phụ lưu, tới phụ lưu cấp 3, trong có các phụ lưu
quan trọng như sông Con bên tả ngạn, từ núi Phu Hoạt chảy xuống và các sông Ngàn
Phố, Ngàn Sâu bên Hữu Ngạn trên đất Hà Tĩnh từ sườn núi Bà Mụ và Rào Cỏ chảy
về.
* Chế độ nước sông:
Hệ thống sông Cả có lượng nước khá lớn tổng lượng nước trung bình hàng năm
tới 24,7 tỉ m3.
Môđun dòng chảy của lưu vực sông Cả là 33 l/s/km3. Tuy vậy, môđun dòng
chảy phân bố không đều. Tại Mường Xén (trên sông Nậm Mô) môđum dòng chảy là
26,7 l/s/km2, tại Quỳ Châu (trên sông Hiếu) môđum dòng chảy là 47,7 l/s/km2 tại
Hòa Duyệt (trên sông Ngàn Sâu) môđum dòng chảy tới 64,9 l/s/km2.
Chế độ dòng chảy của hệ thống sông Cả khá phức tạp và không đồng nhất tại
các khu vực. Trên dòng chính sông Cả tại Yên Thượng mùa lũ kéo dài 5 tháng( từ
tháng 7-11) và tháng có lượng nước lớn nhất là tháng 9. Trên sông Hiếu mùa lũ đến
sớm hơn, từ tháng 6 và kéo dài 6 tháng cho đến tháng 11. Trên sông Ngàn Sâu, chế độ
dòng chảy đã mang tính chất của sông ngòi Trung Trung Bộ với sự xuất hiện của lũ
tiểu mãn( tháng 5) và mùa lũ chính đã rút ngắn, chỉ còn 3 tháng và thường sảy ra
muộn từ tháng 9 đến tháng 11.
* Hàm lượng phù sa: Về dòng chảy cát bùn, hệ thống sông Cả có lượng phù sa
không lớn lắm. Trên sông Cả tại Yên Thượng, độ đục trung bình hàng năm là 206
g/m3 tương đương tổng lượng phù sa 3,5 triệu tấn/năm và trị số sông thực là 148
tấn/năm/km2. Tuy vậy, tại Quỳ Châu độ đục trung bình hàng năm chỉ có 18g/m3 và
tại Hòa Duyệt độ đục thấp hơn cả, chỉ còn 114g/m3.
17


3.6. Hệ thống sông Thu Bồn

* Đặc điểm lưu vực và dòng chính
Hệ thống sông Thu Bồn bao gồm các sông chính là sông Thu Bồn, sông Cái,
sông Bung có diện tích lưu vực là 10.500m2 với mật độ sông suối trung bình là
0,4km/km2. Hệ thống sông Thu Bồn có 78 sông suối có chiều dài trên 10km.
Dòng chính của sông Thu Bồn dài 205km bắt nguồn từ vùng núi Ngọc Linh
chảy ngược về phía Bắc. Sau khi tiếp nhận nguồn nước từ sông Bung sông Cái và
sông Phú Gia, sông Thu Bồn chảy theo hướng Tây- Đông và chảy ra biển bằng nhiều
cửa sông với mạng lưới sông chằng chịt. Ở khu vực hạ lưu có hiện tượng bồi lấp xói
lở rất phức tạp.
* Hệ thống dòng chảy:
Hệ thống sông Thu Bồn có dạng hình nan quạt, ở khu vực thượng lưu có độ dốc
lớn, ở hạ lưu dòng chảy quanh co, uốn khúc với hệ số uốn khúc xấp xỉ 2,0.
* Chế độ nước sông:
Hệ thống sông Thu Bồn có lượng nước khá phong phú, phân bố tương đối đồng
đều với môđum dòng chảy đạt trên 60 l/s/km2.
Chế độ dòng chảy của hệ thống sông Thu Bồn chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa lũ
thường chỉ diễn ra trong 3 tháng, từ tháng 10-12 với 65% tổng lượng nước cả năm,
trong đó đỉnh lũ thường xảy ra vào tháng 10, tháng 11. Mùa cạn kéo dài 9 tháng từ
tháng 1 đến tháng 9 93% tổng lượng nước cả năm, trong đó tháng kiệt nhất là tháng 4
thường chỉ chiếm 2% tổng lượng nước cả năm.
Đặc biệt, trên hệ thống sông Thu Bồn hay xảy ra lũ lớn với độ chênh lệch lưu
lượng nước giữa mùa lũ và mùa cạn tới 500-700 lần.
* Hàm lượng phù sa: Nhỏ, bồi tụ phù sa không lớn
3.7. Hệ thống sông Ba (sông Đà Rằng)
* Đặc điểm lưu vực và dòng chính:
Hệ thống sông Ba là một hệ thống sông khá lớn và chảy hoàn toàn trong lãnh
thổ nước ta. Diện tích lưu vực sông Ba Đạt 13.900km2 và chiều dài dòng chính
388km. Bắt nguồn từ rừng các núi Công Ca Kinh (1761m) và PLông (1376m), sông
Ba chảy theo hướng Bắc- Nam đến Cheo Reo là cửa phụ lưu Ay-Dun, sông chuyển
sang hướng Tây Bắc- Đông Nam và tới Cổ Sơn thì chảy theo hướng Tây- Đông để đổ

ra biển ở cửa Đà Diệt (Tuy Hòa).
* Hệ thống dòng chảy:
Hệ thống sông Ba cũng khá phát triển, có tới 105 phụ lưu thuộc 4 cấp, trong đó
đáng kể là sông Ay-Dun dài 175km với diện tích lưu vực 2950km2, sông Krông
H’năng dài 130km với diện tích lưu vực 11840km2, và sông Hinh dài 88km với diện
tích lưu vực 1040km2. Các trị số đặc trưng dòng chảy hệ thống sông Ba không lớn
lắm. Tại Củng Sơn, môđum dòng chảy là 23 l/s/km2 tương đương với tổng lượng
18


nước 9,39 tỉ m3/năm, với lớp dòng chảy là 672 mm/năm và hệ số dòng chảy 0,42. Tuy
nhiên các phụ lưu của sông Ba có lượng nước lớn hơn như tại khu vực Cheo Reo trên
sông Ay-Dun môđum dòng chảy đạt 24 l/s/km2 và tại khu vực sông Hinh, môđum lên
tới 63,8 l/s/km2.
* Chế độ nước sông:
Chế độ nước của hệ thống sông Ba khá phức tạp, mang tính chất của các sông
miền Trung Trung Bộ tức là có thêm lũ tiểu mãn vào các tháng 6-7 còn mùa lũ chính
thì lại ngắn và xảy ra muộn, thường vào tháng 9-12. Lượng nước mùa lũ chiến hơn
70% lượng nước cả năm và riêng tháng có lưu lượng lớn nhất( tháng 11) đã chiếm tới
28,5%, tương đương với lượng nước của 8 tháng mùa cạn. Tháng kiệt nhất là tháng 4
có lượng nước chỉ chiếm 1,4% tổng lượng nước cả năm. Điều đó cũng nói lên tính
chất khắc nghiệt của mùa khô ở đây. Vì vậy, ngay từ năm 1928 đạp Đồng Cam đã
được xây dựng và hiện đang tiếp tục xây dựng các công trình thủy lợi lớn như công
trình thủy lợi sông Hinh để điều hòa mực nước và giữ nước phục vụ sản xuất nông
nghiệp.
* Hàm lượng phù sa: Không lớn, tại Củng Sơn độ đục trung bình hàng năm là
227g/m3 và trị số sông thực cũng chỉ tới 158 tấn/km2/năm.
2.8. Hệ thống sông Đồng Nai - Vàm Cỏ
* Đặc điểm lưu vực và dòng chính:
Đây là một hệ thống kép, vì hai sông Đồng Nai và sông Vàm Cỏ chỉ gặp nhau ở

cửa Soi Rạp còn được nối với nhau bằng các kênh rạch. Đây là hệ thống sông lớn thứ
ba ở nước ta sau hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long. Chiều dài dòng chính sông
Đồng Nai là 635km. Diện tích toàn lưu vực của hệ thống sông Đồng Nai- Vàm Cỏ là
44.100km2, tập trung chủ yếu ở nam Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và một phần ở Tây
Nam Bộ, ngoài ra còn có một phần nằm trên lãnh thổ Cam-Pu-Chia là khu vực thượng
lưu của các sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn( rộng khoảng 6700km2, chiếm 15%
diện tích toàn lưu vực).
* Hệ thống dòng chảy:
Toàn bộ hệ thống sông Đồng Nai - Vàm Cỏ tới 265 phụ lưu phát triển tới cấp 4,
trong đó có các sông quan trọng như sông Đa Dung dài 91km với diện tích lưu vực
1250km2, sông Đắc Nung dài 79km với diện tích lưu vực 1140km2, sông La Ngà dài
272km với diện tích lưu vực 4170km2, sông Bé dài 344km với diện tích lưu vực
7170km2, sông Sài Gòn dài 256km với diện tích lưu vực 5560km2 và sông Vàm Cỏ
dài 218km với diện tích lưu vực 12800km2. Ở khu vực hạ lưu sông Đồng Nai có 3 chi
lưu đổ ra biển gồm 2 chi lưu cấp 1 là sông Lòng Tàu và sông Soi Rạp và 1 chi lưu cấp
2 là sông Đồng Thanh. Tuy vạy chỉ có cưa Lòng Tàu mới thực sự là rạng vinh cửa
sông có độ sâu 18m và khá rông nên trung tâm thành phố Hồ Chí Minh mặc dù ở cách
xa biển tới 80km vẫn có điều kiện thuận lợi để xây dựng cảng Sài Gòn thành một
cảng lớn nhất nước ta hiện nay.
19


* Chế độ nước sông:
Lượng dòng chảy của hệ thống sông Đồng Nai- Vàm Cỏ khá phong phú với
tổng lượng nước vào khoảng 32,8 tỉ m3/năm ứng với lớp dòng chảy 811mm/năm và
hệ thống sông dòng chảy 0,4. Trong tổng lượng nước này phần từ lãnh thổ Cam-PuChia chảy vào sông Vàm Cỏ và sông Sài Gòn là 2,4 tỉ m3/năm, chiếm khoảng 7,4%.
Môđum dòng chảy trên toàn lưu vực hệ thống sông Đồng Nai-Vàm Cỏ là 26,1
l/s/km2, tuy nhien có sự phân bố không đều, môđum dòng chảy tại Trị An trên dòng
chính sông Đồng Nai là 39,9 l/s/km2, tại Đắc Nông trên sông Đắc Nung là 34,1
l/s/km2, tại Tà Pao trên sông La Ngà là 37,9 l/s/km2, tại Phước Hòa trên sông Bé là

37,2 l/s/km2, tại Cần Đăng trên sông Vàm Cỏ là 17,3 l/s/km2.
Chế độ nước của hệ thống sông Đồng Nai- Vàm Cỏ cũng đơn giản, có một mùa
lũ và một mùa cạn. Tại Trị An mùa lũ kéo dài 5 tháng( từ tháng 7-11) với lượng nước
chiến tới 82,8% tổng lượng nước cả năm. Tháng có lượng nước lớn nhất là tháng 8
chiếm 21% lượng nước cả năm. Mùa cạn kéo dài tới 7 tháng( từ tháng 12-6) nhưng
lượng nước chỉ bằng 17,2% tổng lượng nước cả năm và tháng kiệt nhất là tháng 3 chỉ
chiếm 0,8% tổng lượng nước. Lũ trên hệ thống sông Đồng Nai- Vàm Cỏ không tập
trung đột ngột do dạng lông chim của mạng lưới sông, do độ dốc lưu vực không lớn
với lớp vỏ phong hóa dầy và do độ che phủ rừng còn cao. Chỉ có ở khu vực hạ lưu, do
cửa sông có dạng vịnh cửa sông nên thủy triều đã có tác động mạnh nhất là trên các
sông Vàm Cỏ và sông Sài Gòn. Lên quá Biên Hòa 30km vẫn còn thấy tác động của
thủy triều.
* Hàm lượng phù sa: Lượng phù sa của hệ thống sông Đồng Nai- VÀm Cỏ
không nhiều tổng lượng phù sa vào khoảng 3,36 triệu tấn/năm với độ đục trung bình
khoảng 200 g/m3 và trị số sâm thực là 277 km2/năm.
3.9. Hệ thống sông Cửu Long
* Đặc điểm lưu vực và dòng chính
Hệ thống sông Mê Công là một trong những hệ thống sông lớn ở Châu Á và
thế giới. Hệ thống sông Mê Công có diện tích lưu vực tới 810.000km2 trong đó có
20,7% thuộc Trung Quốc;2,6% thuộc Mianma; 32,4% thuộc Lào; 23,8% thuộc Thái
Lan; 19% thuộc Campuchia và 1,5% thuộc Việt Nam. Chiều dài dòng chính của sông
Mê Công tới 4500 km, nhưng phần ở Việt Nam chỉ 230km. Sông Mê Công bắt nguồn
từ cao nguyên Tây Tạng( ở độ cao 5000m), chảy chủ yếu theo hướng Bắc-Nam chừ 2
đoạn ngắn ở Thượng Lào theo hướng tây-đông. Về đến Phnôm Pênh sông Mê Công
chia làm 3 nhánh: nhánh Tông lê Sáp chảy vào Biển Hồ và 2 nhánh chảy vào Việt
Nam là sông Tiền và sông Hậu. Sông Mê Công đổ ra biển Đông qua chín cửa là cửa
Tiểu, cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên, cửa Cung Hầu, cửa Định
An, cửa Bát Xắc và cửa Chênh Đề.Và chính vì vậy mà sông Mê Công ở Việt Nam còn
được mang tên là sông Cửu Long (chín con rồng tượng chưng cho chín cửa sông).
* Hệ thống dòng chảy:

20


Hệ thống sông Mê Công có rất nhiều phụ lưu, riêng ở Việt Nam có 286 phụ lưu
từ cấp 1 đến cấp 6, trong đó có con sông lớn nhất là sông Xrêpốc dài 315km với diện
tích lưu vực là 30.384km2, môđum dòng chảy là 22,7 l/s/km2 và có độ đục trung bình
52,5 g/m3( tại bản Đôn).
Hai nhánh sông Tiền và sông Hậu ở Việt Nam là quan trọng nhất vì nó tiếp
nhận nguồn nước của toàn bộ hệ thống sông Mê Công với tổng lượng dòng chảy vô
cùng phong phú, đạt 507 tỉ m3/năm, chiếm tới 60,4% tổng lượng nước tất cả các sông
ngòi ở Việt Nam. Trong tổng lượng nước này phần nước từ các nước Trung Quốc,
Mianma, Lào, Thái Lan, Campuchia cung cấp chiếm 88,5%( 457 tỉ m3/năm) còn phần
sản sinh tại nước ta chỉ có 50 tỉ m3/năm chiếm 11,5%. Khi mới chảy vào Việt Nam
lượng nước của sông Tiền tại Tân Châu chiếm 80%, còn của sông Hậu tại Châu Đốc
chỉ có 20%. Chỉ đến khi sông Tiền chi nước cho sông Hậu qua sông Vàm Nao thì
lượng nước của hai sông này mới tương đương nhau. Lượng nước của sông Tiền tại
Mỹ Thuận còn 50,52% và của sông Hậu tại Cần Thơ là 49,48% tổng lượng nước của
sông Cửu Long.
* Chế độ nước sông:
Chế độ nước của sông Cửu Long đơn giản và điều hòa. Mùa lũ kéo dài khoảng
5 tháng từ tháng 7-11, với lượng nước chiếm 75% tổng lượng nước cả năm. Lũ trên
sông Cửu Long khi lên và khi rút đều diễn ra từ từ vì lưu vực sông dài có dạng lông
chim, diện tích lớn, độ dốc bình quân nhỏ và chủ yếu là do tác động điều hòa của Biển
Hồ tại Campuchia. Ở đồng bằng sông Cửu Long đỉnh lũ thường xảy ra vào tháng 9
sau đó mức nước xuống thấp dần và kiệt nhất vào tháng 4. Điều đáng chú ý là vùng hạ
lưu sông Cửu Long vì địa hình thấp và với hệ thống kênh rạch chằng chịt đã chịu tác
động rất mạnh của chế độ thủy triều.
* Hàm lượng phù sa: Tổng lượng phù sa của sông Cửu Long rất lớn tuy rằng độ
đục trung bình của nó không cao, chỉ vào khoảng 100-150g/m3 và trị sô sâm thực đạt
76-100 tấn/km2/năm. Khối lượng phù sa đồ sộ này vẫn không ngừng bồi đắp cho

vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long thêm màu mỡ và hàng năm tiến ra biển tới
hàng trăm mét.
4. Tác động của sông ngòi đến sản xuất và sinh hoạt của người dân nước ta
4.1. Tích cực
* Nông nghiệp
Sông ngòi vận chuyển phù sa bồi tụ thành đồng bằng châu thổ thuận lợi phát
triển nông nghiệp. Hơn nữa muốn duy trì hoạt động sản xuất nông nghiệp cần có đầy
đủ nước ngọt. Ở nước ta, khu vực hạ lưu của các con sông lớn được bồi tụ phù sa màu
mỡ cùng nguồn nước dồi dào thì cũng đồng thời là các vùng nông nghiệp trù phú như
sông Hồng, Mê Công…

21


* Ngư nghiệp
Một số sông lớn ở nước ta có giá trị về ngư nghiệp rất lớn, kể cả đối với ngành
khai thác và nuôi trồng. Trong những năm gần đây, việc khai thác các nguồn lợi thủy
sản trên các sông suối, nhất là mùa nước lũ rất phát triển. Bên cạnh đó, các khu vực đã
hình thành các bè cá nuôi trên các sông suối, mang lại giá trị cao, đặc biệt ở đồng
bằng sông Cửu Long.
* Công nghiệp.
Những vùng có nhiều sông lớn lại chảy trên những bậc địa hình khác nhau tạo
nên tiềm năng cho công nghiệp thủy điện. Thủy điện, sử dụng động lực hay năng
lượng dòng chảy của các con sông hiện nay chiếm 20% lượng điện của thế giới. Ở
Việt Nam có nguồn thủy năm dồi dào với 30 triệu KW, chủ yếu là ở hệ thống sông
Hồng (37%), Đồng Nai (19%)…điều đó góp phần phát triển ngành công nghiệp năm
lượng ở nước ta.
Ưu điểm của thủy điện là giá thành trên 1 đơn vị điện năng thấp vì nhiều lí do.
Thứ nhất là hạn chế được sự tăng giá của nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí thiên
nhiên hay than đá, và không cần phải nhập nhiên liệu. Thứ hai, các nhà máy thủy điện

cũng có tuổi thọ lớn hơn các nhà máy nhiệt điện. Thứ ba, chi phí nhân công cũng thấp
bởi vì các nhà máy này được tự động hoá cao và có ít người làm việc tại chỗ khi vận
hành thông thường.
Các nhà máy thủy điện hồ chứa bằng bơm hiện là công cụ đáng chú ý nhất để
tích trữ năng lượng về tính hữu dụng, cho phép phát điện ở mức thấp vào giờ thấp
điểm để tích nước sau đó cho chảy ra để phát điện vào giờ cao điểm hàng ngày.
Tuy nhiên các nhà máy thủy điện lớn có thể phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái
xung quanh nên cần thận trọng khi xây dựng.
Nhiều ngành công nghiệp khác cũng được phân bố gần nguồn nước sông ngòi
như công nghiệp luyện kim, dệt, giấy, hóa chất, thực phẩm. Do đó, sông ngòi nước ta
có tiềm năng phục vụ ngành công nghiệp rất lớn.
* Dịch vụ
Giao thông vận tải đường sông nói chung tuy tốc độ chậm nhưng có ưu điểm là
rẻ, thích hợp với việc chuyên chở các hàng hóa nặng, cồng kềnh, không cần nhanh.
Nếu lấy cước vận tải đường sông là 1 thì cước đường sắt là 2, đường bộ là 30 và
đường hàng không là 300.
Cửa sông hình phễu là nơi có khả năng để xây dựng các cảng biển phục vụ cho
giao thông vận tải đường biển. Ví dụ như cảng Hải Phòng ở cửa sông Cấm hay cảng
Sài Gòn ở cửa sông Sài Gòn (Việt Nam).
Sông ngòi cũng là tài nguyên du lịch tự nhiên có giá trị du lịch lớn, ở đồng
bằng sông Cửu Long đã hình thành nhiều tuyến du lịch sông nước nổi tiếng đi khắp
các tỉnh ở Đồng bằng.
22


×