Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

NHẠC SĨ NGUYỄN ĐỨC TOÀN VÀ BÀI HÁT “ BIẾT ƠN CHỊ VÕ THỊ SÁU”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.55 KB, 3 trang )

Ôn hát : KHÁT VỌNG MÙA XUÂN
Ôn tập đọc nhạc : TĐN SỐ 5
Âm nhạc thường thức : NHẠC SĨ NGUYỄN ĐỨC TOÀN VÀ
BÀI HÁT “ BIẾT ƠN CHỊ VÕ THỊ SÁU”
I.

MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
- HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài “Khát vọng mùa xuân”. Biết hát kết hợp gõ
đệm. biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca …
- HS đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 5, kết hợp gõ đệm.
- HS biết vài nét về tiểu sử và sáng tác âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. Biết
nội dung bài hát “Biết ơn Võ Thị Sáu” ca ngợi lòng yêu nước, sự hi sinh của nữ anh
hùng Võ Thị Sáu.
2. Kỹ năng :
- HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài “Khát vọng mùa xuân”. Biết hát kết hợp gõ
đệm. biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca …
- HS biết vài nét về nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và nội dung bài hát “Biết ơn Võ Thị
Sáu”
3. Thái độ : Học sinh biết trân trọng những nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho nền âm
nhạc nước nhà.
II.
CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên :
- Nhạc cụ ( đàn organ )
- SGK Âm nhạc lớp 8
- Bài hát “ biết ơn Võ Thị Sáu” băng, đĩa CD,…
- Tập trích đoạn các bài hát ( chiều trên bến cảng, quê em ) ….. để minh họa cho học
sinh nghe.
2. Học sinh :
-SGK âm nhạc lớp 8, bút ,vở


3. Phương pháp : thuyết trình, trực quan, thực hành……
III.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định – kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ ( trong lúc ôn )
3. Bài mới : Âm nhạc thường thức
HĐ của GV

NỘI DUNG

HĐ của HS

Nội dung 1 :
GV ghi bảng
GV đàn

GV hướng dẫn và
đàn
GV kiểm tra

1. Ôn hát
Bài “Khát vọng mùa xuân”
+ Luyện thanh – khởi động giọng

HS ghi bài
HS luyện thanh
HS hát

- Cả lớp cùng trình bày bài hát 1 lần.
- Cả lớp trình bày lại bài hát và kết hợp vỗ tay theo phách. HS thực hiện

- Kiểm tra bài : Kiểm tra một HS theo tinh thần xung
HS trình bày
phong. ( đơn ca)
- Gọi nhóm 4 học sinh trình bày bài hát ( tốp ca )


- GV nhận xét – cho điểm

GV ghi bảng
GV hỏi
GV đàn

GV hướng dẫn
GV yêu cầu
GV kiểm tra

GV giới thiệu và
ghi bảng

GV chỉ định
GV hướng dẫn và
ghi bảng

GV thực hiện
GV giới thiệu và
ghi bảng
GV giới thiệu

Nội dung 2 :
2. Ôn tập đọc nhạc

“ Làng tôi”
- Nhịp 6/ 8 là nhịp như thế nào ?
+ Luyện đọc gam đô trưởng ( gam trụ, gam rãi)

+ Yêu cầu học sinh đọc nhạc, sau hát lời – thể hiện rõ nhịp
6/ 8
- Nửa lớp đọc nhạc, nửa lớp hát lời kết hợp gõ phách, sau
đổi lại.
- Gọi một tổ đọc nhạc và hát lời
+ Gọi 2 học sinh ( 1 em đọc nhạc, 1 em hát lời )
Kiểm tra 4 học sinh
Nội dung 3 :
3. Âm nhạc thường thức:
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và bài hát “Biết ơn Võ Thị
Sáu”.
a.Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn :

( Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lời giới thiệu trong sách
giáo khoa )
- Sinh năm 1929, quê ở Hà Nội ( ông vừa là nhạc sĩ vừa là
họa sĩ )
- Là tác giả của các bài hát : Quê em, Chiều trên bến cảng,
Tình em biển cả, Hà Nội – một trái tim hồng….
- Âm nhạc của ông phóng khoáng, tươi trẻ và đậm chất trữ
tình.
+ Hát cho học sinh nghe trích đoạn các bài hát : Quê em,
chiều trên bến cảng, Hà Nội, một trái tim hồng….
b. Giới thiệu bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu
- NS Nguyễn Đức Toàn sáng tác bài hát năm 1958. Cho
đến nay – đây vẫn là một trong những bài hát hay nhất,

xúc động nhất viết về những chiến sĩ đã hy sinh vì độc lập
tự do của tổ quốc.
+ Giáo viên giới thiệu đôi nét về hoàn cảnh sáng tác và
mục đích sáng tac bài hát của nhạc sĩ.

HS ghi bài
HS trả lời
HS đọc gam

HS thực hiện
HS thực hiện
HS thực hiện

HS ghi bài

HS đọc sách
HS ghi tóm tắt đôi
nét về nhạc sĩ.

HS nghe
HS nghe và ghi bài
HS nghe


GV mở nhạc CD

+ Giáo viên cho học sinh nghe bài “ Biết ơn Võ Thị Sáu”
(máy CD, loa, máy chiếu)

HS nghe


4. Củng cố : Giáo dục, nhắc nhở học sinh biết trân trọng những nhạc sĩ đã có nhiều đóng
góp cho nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. Qua đó càng hiểu thêm vai trị của âm nhạc
trong cuộc sống.
5. Nhận xét, dặn dò :
- Tiếp tục luyện tập bài hát và bài tập đọc nhạc.
- Xem trước bài “ Nổi trống lên các bạn ơi”.
6. Rút kinh nghiệm và bổ sung.
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………



×