Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

điều chế oxi phản ứng phân hủy 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.8 KB, 11 trang )

Bài 27: ĐIỀU CHẾ OXI - PHẢN ỨNG PHÂN HỦY

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Biết được:
- Phương pháp điều chế, thu khí oxi trong phòng thí nghiệm và trong công
nghiệp.
- Viết được PTHH điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm.
- Phản ứng phân hủy là gì và lấy ví dụ minh họa.
- Củng cố khái niệm chất xúc tác, biết giải thích vì sao MnO2 được gọi là chất
xúc tác trong phản ứng đun nóng hỗn hợp: KClO3 và MnO2.
- Tính khối lượng của các chất tham gia hoặc sản phẩm trong phản ứng.
Hiểu được:
- Hai phương pháp thu khí oxi trong phòng thí nghiệm là đẩy không khí và đẩy
nước.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được một số phản ứng hóa học cụ thể thuộc loại phản ứng phân
hủy.
- Rèn kĩ năng quan sát và tổng hợp kiến thức qua thao tác thí nghiệm biểu diễn
của GV.
- Biết sử dụng các thiết bị như: đèn cồn, kẹp ống nghiệm và ống nghiệm và
cách lắp ráp thiết bị điều chế khí oxi, cách thu khí oxi.
3. Trọng tâm:
- Phương pháp, phản ứng hóa học điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm
- Khái niệm về phản ứng phân hủy.
4.Thái độ:
- Học tập nghiêm túc, tự giác, hợp tác.
- Thái độ yêu thích môn học, lòng say mê khám phá khoa học.
- Giáo dục học sinh biết bảo vệ môi trường không khí trong sạch.
5. Năng lực hướng tới:
- Năng lực tư duy logic


- Năng lực quan sát
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, thuật ngữ hoá học, hợp tác nhóm
- Năng lực tính toán hóa học và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo
- Năng lực thực hành, vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
II. Phương pháp dạy học:


- Phương pháp hỏi đáp
- Phương pháp trực quan tìm tòi
- Phương pháp hoạt động nhóm
- Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy
III. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của GV:
- Giáo án giảng dạy
- Slide bài giảng.
- Hóa chất, dụng cụ:
Hóa chất

Dụng cụ

KMnO4

Ống nghiệm, ống dẫn khí, giá – kẹp ống nghiệm,

KClO3

Đèn cồn, chậu thuỷ tinh, muỗng lấy hóa chất.

MnO2


Diêm, que đóm, bông.

- Phiếu học tập (PHT):
PHT về phản ứng phân hủy và phương pháp điều chế oxi trong phòng thí
nghiệm.
2. Chuẩn bị của HS:
- Đọc kĩ bài trước ở nhà.
- Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về ứng dụng của oxi
- Đồ dùng học tập: bảng nhóm.
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp: 1 phút (sĩ số lớp, điểm danh,...)

2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút
Câu hỏi:
Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng hóa hợp, phản ứng nào có
xảy ra sự oxi hóa, vì sao?
0

a. 4Al + 3O2

t
→


→

0

2Al2O3


b. CaCO3

t
→

CaO + CO2


→

c. SO3 + H2O
H2SO4 d. CaO + H2O
Ca(OH)2
ĐÁP ÁN :
- Phản ứng hóa hợp: a, c, d.
Giải thích: do phản ứng a, c, d đều có số chất tham gia là 2 và số chất sản phẩm là
1


Phản ứng b do có 1 chất tham gia nhưng lại có 2 chất sản phẩm nên không phải là
phản ứng hóa hợp.
- Phản ứng có xảy ra sự oxi hóa: a.
Giải thích: do phản ứng a là phản ứng của kim loại Al (nhôm) tác dụng với oxi nên
theo định nghĩa nó có xảy ra sự oxi hóa Al của oxi.
3. Giảng bài mới: 34 phút
Giới thiệu vào bài: 2 phút
Như các em đã biết ở bài trước khí oxi có vai trò rất quan trọng đối với con
người cũng như động thực vật. Vậy để làm sao để điều chế ra nó? ngoài quá trình
quang hợp của cây xanh thì còn phương pháp nào để điều chế oxi nữa không, một số
phản ứng phân hủy để tạo ra khí oxi như thế nào, và phản ứng phân hủy là gì?

Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta làm rõ vấn đề này.
Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm (15 phút)
GV đặt vấn đề: Theo em những
hợp chất nào có thể được dùng
làm nguyên liệu để điều chế
oxi trong phòng thí nghiệm ?

HS: những hợp chất làm
nguyên liệu để điều chế oxi
trong phòng thí nghiệm là
những hợp chất có nguyên tố
oxi.

GV: Hãy kể 1 số hợp chất mà
trong thành phần cấu tạo có
nguyên tố oxi ?

HS: SO2, P2O5, Fe3O4, CaO,
KClO3, KMnO4,…

Trong các hợp chất trên, hợp
chất nào có nhiều nguyên tử
oxi ?


Những hợp chất có nhiều
nguyên tử oxi: P2O5 , Fe3O4 ,
KClO3, KMnO4,  hợp chất
giàu oxi.

- Trong các chất giàu oxi, chất
Trong các hợp chất giàu oxi,
chất nào kém bền và dễ bị phân kém bền và dễ bị phân huỷ ở
nhiệt độ cao: KClO3, KMnO4
huỷ ở nhiệt độ cao ?
GV: Những chất giàu oxi và dễ HS: một học sinh đứng dậy
đọc thí nghiệm 1a SGK/ 92
bị phân huỷ ở nhiệt độ cao
như: KMnO4, KClO3 nên được
chọn làm nguyên liệu để điều
chế oxi trong phòng thí
nghiệm.
GV:Yêu cầu HS đọc thí
nghiệm 1a SGK/ 92.
GV: Thực hiện thí nghiệm đun

HS: quan sát và ghi lại hiện
tượng vào giấy nháp.

I. Điều chế khí oxi
trong phòng thí
nghiệm.
* Nguyên liệu:
- Hợp chất giàu oxi.

- Dễ bị phân huỷ ở
nhiệt độ cao:
KMnO4, KClO3.
1. Thí nghiệm: (sgk)
0

t
→

2KMnO4
K2MnO4 + MnO2 +
O2
0

2KClO3
+ 3O2

t
→

2KCl

-Có 2 cách thu khí
oxi:
+ Đẩy nước.
+ Đẩy không khí.


nóng KMnO4 trong ống
nghiệm và thử chất khí bay ra

bằng que đóm có tàn than
hồng.
GV:Tại sao que đóm bùng
cháy khi đưa vào miệng ống
nghiệm đang đun nóng ?

HS: thảo luận nhóm và đại
diện nhóm đứng lên trình bày
- Vì khí oxi duy trì sự sống và
sự cháy nên làm cho que đóm
còn tàn than hồng bùng cháy.
+Phương trình hóa học:

Yêu cầu học sinh khảo luận và
đưa ra kết quả theo nhóm, viết
phương trình hóa học.

2KMnO4
MnO2 + O2

GV:Yêu cầu HS đọc thí
nghiệm 1b SGK/ 92.

HS: Đọc thí nghiệm 1b SGK/
92 và Ghi nhớ cách tiến hành
thí nghiệm.

GV: Biểu diễn thí nghiệm đun
nóng hỗn hợp KClO3 và MnO2
trong ống nghiệm.


HS: Quan sát thí nghiệm biểu
diễn của GV và nhận xét: khi
đun nóng KClO3 O2

+ MnO2 làm cho phản ứng xảy
ra nhanh hơn  vậy MnO2 có
vai trò gì ?

+ MnO2 đóng vai trò là chất
xúc tác.

0

t
→

+ Phương trình hóa học:

+ Viết phương trình hóa học?

GV:  Vì vậy ta có thể thu oxi
bằng 2 cách:
+Đẩy nước.
+Đẩy không khí.
-Lắp ráp dụng cụ thí nghiệm 
Biểu diễn thí nghiệm thu khí
oxi.
GV: Theo em tại sao khi làm
thí nghiệm phải hơ nóng đều

ống nghiệm trước khi tập trung
đun ở đáy ống nghiệm?
GV: Tại sao khi đun nóng

MnO ,t


2

2 KClO3
3O2

GV: Yêu cầu HS nhắc lại tính
chất vật lý của oxi.

K2MnO4 +

o

2KCl +

HS: Oxi là chất khí tan ít
trong nước và nặng hơn không
khí.
-Quan sát thí nghiệm biểu diễn
của GV để trả lời các câu hỏi:
- Khi làm thí nghiệm phải hơ
nóng đều ống nghiệm trước
khi tập trung đun ở đáy ống
nghiệm để ống nghiệm nóng

đều để ống không bị vỡ.

HS: Khi đun nóng KMnO4 ta
phải đặt miếng bông ở đầu
ống nghiệm để tránh thuốc tím
theo ống dẫn khí thoát ra

Kết luận:Trong
phòng thí nghiệm,
khí oxi được điều
chế bằng cách đun
nóng những hợp chất
giàu oxi và dễ bị
phân hủy ở nhiệt độ
cao như KMnO4 và
KClO3.


ngoài.
KMnO4 ta phải đặt miếng bông HS: Vì khí oxi nặng hơn
ở đầu ống nghiệm ?
không khí nên khi thu khí oxi
GV: Khi thu khí oxi bằng cách bằng cách đẩy không khí phải
đẩy không khí, tại sao phải đặt đặt miệng bình hướng lên trên
và đầu ống dẫn khí phải để ở
miệng bình hướng lên trên và
sát đáy bình.
đầu ống dẫn khí phải để ở sát
đáy bình ?
HS: Để biết được khí oxi


GV: Theo em làm cách nào để
biết được ta đã thu đầy khí oxi
vào bình

trong bình đã đầy ta dùng que
đóm đặt trên miệng ống
nghiệm.

HS: Khi thu oxi bằng cách
đẩy nước ta phải chú ý: rút
ống dẫn khí ra khỏi chậu trước
GV: Khi thu oxi bằng cách đẩy khi tắt đèn cồn.
nước ta phải chú ý điều gì?
HS: Trong phòng thí nghiệm,
khí oxi được điều chế bằng
cách đun nóng những hợp chất
giàu oxi và dễ bị phân hủy ở
GV: => Qua các thí nghiệm
nhiệt độ cao như KMnO4 ,
trên em có thể rút ra được kết
KClO3.
luận gì ?
Hoạt động 2: Điều chế oxi trong công nghiệp
GV: phần này thuộc phần giảm HS: về nhà đọc thêm và xem
tải nên hướng dẫn các em về
lại trong sgk.
nhà đọc thêm trong sách giáo
khoa phần II/93 sgk


II. Sản xuất khí oxi
trong công nghiệp.
(sgk)

Hoạt động 3:Tìm hiểu phản ứng phân hủy (10’)


GV: Chiếu slide bảng dưới và
yêu cầu HS hoàn thành bảng:
Phản ứng hóa học

Số
chất
phản
ứng

HS: Trao đổi nhóm và hoàn
thành bảng

III. Phản ứng phân
hủy.
-Phản ứng phân hủy
là phản ứng từ một
chất ban đầu cho ra
sản phẩm từ hai chất
trở lên.

Số
chất
sản

phẩ
m

0

t
→

a/ 2KMnO4
K2MnO4 + MnO2 + O2

VD:
0




t
→

to

b/2KNO3
NO2 + O2

2K

HS: Đại diện 1-2 nhóm trình
bày kết quả và bổ sung.


0

c/2KClO3
+ 3O2
d/ CaCO3
CO2

t
→

2KCl

2KMnO4
K2MnO4 + MnO2 +
O2.

GV: Yêu cầu HS trình bày kết
quả và nhận xét. Các phản ứng
trong bảng trên có đặc điểm gì
giống nhau ?

- Câu a,b,c,d chất tham gia: 1. 2KClO3
+ 3O2.
- Câu a chất sản phẩm: 3.
CaCO3
Câu b,c,d chất sản phẩm: 2.
CO2
=> Điểm chung: các phản ứng
trong bảng trên đều có 1 chất
tham gia phản ứng.


GV:  Những phản ứng như
vậy gọi là phản ứng phân hủy.
Vậy phản ứng phân huỷ là
phản ứng như thế nào ?

HS: Phản ứng phân hủy là
phản ứng hóa học trong một
chất sinh ra hai hay nhiều chất
mới.

GV: Hãy so sánh phản ứng hoá HS:
hợp và phản ứng phân huỷ và
Số chất
Số chất
điền vào bảng sau, và rút ra
phản ứng sản phẩm
nhận xét

2 hoặc
Số chất
Số chất
1
HH
hiều
chất
phản ứng sản phẩm

2 hoặc


1
PH
hiều chất
HH

PH
 Phản ứng hóa hợp và phản
ứng phân hủy trái ngược nhau.
Hoạt động 4: Vận dụng (9 phút)
GV: Phát phiếu học tập và yêu HS: Thảo luận nhóm và lên
cầu các nhóm thảo luận, trả lời bảng trình bày.

0

t
→

2KCl


phần củng cố và câu 1 của
phần vận dụng. Viết đáp án vào
bảng nhóm. Sau khi hết 5 phút
suy nghĩ lấy 3 bài của 3 nhóm
nộp nhanh nhất để trình bày
trên bảng.
GV: Nhận xét phần trình bày
và sửa bài cho các em bằng
slide. Giải vận dụng 2 cho các
em tham khảo và về làm các

bài tập tương tự.

HS: Các nhóm không lên trình
bày được thì lắng nghe và bổ
sung góp ý bài của nhóm bạn.
HS: Chú ý lắng nghe và sửa
bài vào vở.

4. Củng cố: 5 phút
- Giáo viên hệ thống lại nội dung bài học thông qua sơ đồ tư duy [1].
5. Dặn dò:
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Hiểu được phương pháp, phản ứng hóa học điều chế khí oxi trong phòng thí
nghiệm, học thuộc các phương trình điều chế oxi trong PTN.
+ Học thuộc khái niệm sự phản ứng phân hủy.
+ Làm bài tập 1,3,5,6 sgk trang 94
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+ Nghiên cứu trước bài « Không khí – sự cháy »


[1] Sơ đồ tư duy bài tính chất của oxi

PHIẾU HỌC TẬP


Củng cố
Cho những phản ứng hóa học sau:
a. 4Al + 3O2 2Al2O3
b. 2KNO3 + 2KNO2 O2
c. 4P + 5O2 2P2O5

d. CaO +
e. 2HgO 2Hg + O2
Cho biết phản ứng nào là:
a. Phản ứng hóa hợp
b. Phản ứng phân hủy
c. Phản ứng có xảy ra sự oxi hóa
• Vận dụng
1. Ngoài các phương pháp điều chế oxi trong PTN và trong công nghiệp theo
em trong tự nhiên oxi còn được tạo ra bằng cách nào, làm cách gì để cân bằng
lượng oxi trong không khí?
2. Tính số gam kali clorat cần thiết để điều chế được:
a) 48 g khí oxi
b) 44,8 lít khí oxi (ở đktc)
Đáp án:
• Củng cố
a. Phản ứng hóa hợp: a,c
b. Phản ứng phân hủy: b,e
c. Phản ứng có xảy ra sự oxi hóa: a, c, d
• Vận dụng
1. Trong tự nhiên oxi được tạo ra nhờ sự quang hợp của thực vật. Để cân bằng
lượng oxi trong không khí cần trồng nhiều cây xanh, hạn chế chặt phá cây rừng và
bảo về nguồn tài nguyên rừng.


2. Phương trình phản ứng hóa học :
2KClO3

2KCl + 3O2

2mol


3mol

a) Số mol oxi tạo thành : = = 1,5 (mol).
Theo phương trình phản ứng hóa học ta có:
= = .1,5 =1 (mol)
Khối lượng kali clorat cần thiết là :
= n.M = 1.(39 + 35,5 + 48) = 122,5 (g).
b) Số mol khí oxi tạo thành : = = 2 (mol).


Theo phương trình phản ứng hóa học ta có:
= = .2 ≈ 1,333 (mol).
Khối lượng kali clorat cần thiết là :
= n.M = 1,333.(39 + 35,5 + 48) = 163,3 (g)

IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
V. NHẬN XÉT CỦA GV HƯỚNG DẪN:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Giáo viên hướng dẫn



Nguyễn Thị Như



×