Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Bài 42 SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT + GA ĐIỆN TỬ ( THI GV GIỎI)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.88 KB, 16 trang )

Ngày soạn: 12/ 02/ 2017
Ngày giảng: 18/ 02/ 2017
Lớp: 11ª10

Tiết: 48
Bài 42. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này, học sinh phải:
- Nêu được khái niệm sinh sản hữu tính ở thực vật.
- Phân tích được các ưu điểm của sinh sản hữu tính đối với sự phát triển của
thực vật qua cơ chế giảm phân và thụ tinh. Sinh sản hữu tính sau khi thụ tinh dẫn
dến sự tạo quả và hạt mới, tạo thế hệ cây mới.
- Mô tả được quá trình hình thành hạt phấn và túi phấn.
- Mô tả được sự thụ tinh kép ở thực vật có hoa.
2. Kỹ năng
Rèn một số kĩ năng:
- Quan sát.
- So sánh.
- Thu thập, xử lí thông tin.
- Vận dụng kiến thức.
- Hoạt động nhóm.
3. Thái độ, hành vi

1


Học sinh yêu thích bộ môn, có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn, có
tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, có tinh thần hợp tác.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề.


- Năng lực tự học.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực ngôn ngữ.
II. Trọng tâm
- Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi.
- Ý nghĩa của thụ tinh kép ở thực vật bậc cao.
III. Phương pháp – phương tiện dạy học
1. Phương pháp
- Hỏi đáp – tái hiện kiến thức.
- Hỏi đáp – tìm tòi bộ phận
- Hoạt động theo nhóm nhỏ.
- Trực quan.
2. Phương tiện
- Các hình ảnh liên quan bài học.
- Máy chiếu và các dụng cụ dạy học khác.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
2


- Sinh sản vô tính ở thực vật là gì? Hãy cho biết ưu, nhược điểm của sinh sản vô
tính ở thực vật?
- Quan sát các hình ảnh sau và cho biết trường hợp nào là sinh sản vô tính ở thực
vật? Giải thích?
3. Bài mới
Đặt vấn đề: Ở bài trước các em đã được tìm hiểu về sinh sản vô tính ở thực
vật, đã chỉ ra được những ưu, nhược điểm của hình thức sinh sản này. Vây, những
nhược điểm của sinh sản vô tính có được khắc phục ở hình thức sinh sản hữu tính
hay không và quá trình đó diễn ra như thế nào? Để trả lời các câu hỏi đó, chúng ta

đi vào bài học ngày hôm nay.
Bài mới:
Ho¹t ®éng cña thÇy vµ trß
Néi dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm sinh I - Khái niệm
sản hữu tính ở thực vật
- Trên cơ sở khái niệm sinh sản vô tính,
kết hợp nghiên cứu thông tin trong SGK,
hãy cho biết: Sinh sản hữu tính ở thực vật
là gì?
HS trả lời, GV chuẩn hóa: Là kiểu sinh
sản trong đó có sự hợp nhất của giao tử
đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát
triển thành cơ thể mới.
- ♂(n) x ♀(n) => hợp tử (2n) => cơ
thể mới
- (Hình ảnh): Cơ sở tế bào học của sinh
sản hữu tính là sự kết hợp của những quá
3


trình nào?
HS trả lời, GV chuẩn hóa
- Cơ sở tế bào: Giảm phân và thụ tinh,
nguyên phân.
- Đặc trưng: (SGK)
- Sinh sản hữu tính gắn liền với quá trình
giảm phân tạo giao tử. Từ 1 tế bào ban
đầu qua giảm phân thu được 4 tế bào con
có bộ NST khác nhau nhờ sự trao đổi

chéo, tái tổ hợp của 2 bộ gen.
- (Bảng): Kết hợp với nghiên cứu thông
tin trong SGK, hãy cho biết trong số các
đặc điểm trên đây thì đâu là đặc trưng của
sinh sản hữu tính.
HS trả lời, GV chuẩn hóa và nhắc HS về
nhà học theo SGK.

- Trong 2 hình thức sinh sản vô tính và
sinh sản hữu tính thì hình thức sinh sản
4


nào ưu việt hơn?
HS: sinh sản hữu tính ưu việt hơn.
- GV: Cây khoai tây tạo ra từ sinh sản hữu
tính có khả năng chống chịu sâu bệnh và
khí hậu tốt hơn cây khoai tây tạo ra từ
nhân giống vô tính.
- ĐVĐ: Sinh sản hữu tính có cả ở thực vật
có hoa và không có hoa. Tuy nhiên, trong
bài học hôm nay chỉ đi tìm hiểu sinh sản
hữu tính ở thực vật có hoa. Cụ thể quá
trình này diễn ra như thế nào → mục II.
Hoạt động 2: Tìm hiểu Sinh sản hữu II. Sinh sản hữu tính ở thực vật có
tính ở thực vật có hoa

hoa

- Ở thực vật có hoa, sinh sản hữu tính

được thực hiện ở trong hoa.
- (Hình ảnh): Dựa vào kiến thức cũ, hãy
cho biết tên các bộ phận của 1 hoa được
đánh số từ 1 → 10 là gì?
HS quan sát và trả lời:
Hoa gồm:
+ Đài hoa
+ Cánh hoa
+ Nhụy: đầu nhụy, vòi nhụy, bầu nhụy
chứa noãn.
+ Nhị: chỉ nhị và bao phấn.
- Đây là hoa đơn tính hay lưỡng tính? Vì
sao?
5


HS quan sát và trả lời: Hoa lưỡng tính vì
có cả nhị và nhụy trên cùng 1 hoa.
- Thế nào là hoa đơn tính?
HS trả lời: Hoa chỉ có nhị hoặc chỉ có
nhụy (hình ảnh).
- ĐVĐ: Quá trình hình thành hạt phấn và
túi phôi ở thực vật có hoa diễn ra như thế
nào, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu cụ thể
→ mục 1.
1. Sự hình thành hạt phấn và túi
phôi
- Chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm tự cử
nhóm trưởng và thư kí.
- Hình ảnh sự phát triển của hạt phấn (thể

giao tử đực) và túi phôi (thể giao tử cái):
GV mô tả.
- Nhiệm vụ của mỗi nhóm: tóm tắt quá
trình hình thành hạt phấn và túi phôi dưới
dạng sơ đồ (thời gian 5 phút) vào bảng
phụ. Các nhóm nhớ ghi tên nhóm trên
bảng phụ.
+ 2 nhóm gần nhau trao đổi bảng phụ cho
nhau để sửa cho nhau.
+ Gv chiếu đáp án.
+ Nhóm đúng nhất treo bảng phụ lên bảng * Sự hình thành hạt phấn:
để các nhóm khác theo dõi.
6


Hạt phấn gồm 2 tế bào:
- Tế bào bé là tế bào sinh sản (n).
- Tế bào lớn là tế bào ống phấn (n).
* Sự hình thành túi phôi:

- Trên cơ sở đã tìm hiểu về quá trình hình
thành hạt phấn và túi phôi, để tìm ra
những nét khác biệt giữa 2 quá trình này,
làm việc theo cặp (2hs/ cặp), hoàn thiện
bảng sau bằng cách điền các thông tin vào
các ô tương ứng (thời gian 1 phút).
HS hoàn thiện, GV chuẩn hóa.

7



- ĐVĐ: Quá trình thụ phấn và thụ tinh ở
thực vật có hoa diễn ra như thế nào →
mục 2.
2. Thụ phấn và thụ tinh
a) Thụ phấn
- Mô hình sau đây mô tả quá trình thụ
phấn. Hãy quan sát và cho biết: thụ phấn
là gì?
HS trả lời: Quá trình vận chuyển hạt phấn
từ nhị đến núm nhụy (đầu nhụy).
- Quan sát và cho biết: Có mấy hình thức
thụ phấn?
HS trả lời, GV chuẩn hóa:
+ Tự thụ phấn: Xảy ra trên cùng 1 cây.
+ Thụ phấn chéo: Xảy ra trên các cây
khác nhau.
- Quá trình thụ phấn chéo có thể diễn ra
nhờ những tác nhân nào?
HS trả lời: Nhờ gió, nước, sâu bọ, con
người.

- Là quá trình vận chuyển hạt phấn từ
8


nhị đến núm nhụy.
- 2 hình thức:
+ Tự thụ phấn.
+ Thụ phấn chéo.

- Khi đã ở trên đầu nhụy, hạt phấn sẽ nảy
mầm. Hãy quan sát và cho biết sự nảy
mầm của hạt phấn có đặc điểm gì?
HS trả lời:
+ Hạt phấn nảy mầm thành ống phấn.
Ống phấn theo vòi nhụy đi vào bầu nhụy.
+ TB sinh sản nguyên phân tạo 2 tinh tử
(2 tinh trùng – 2 giao tử đực). Nhân sinh
dưỡng về sau sẽ tiêu biến.
GV chuẩn hóa: (slide)
- Sự nảy mầm của hạt phấn:
+ Hạt phấn nảy mầm thành ống phấn.
+ TB sinh sản nguyên phân tạo 2 tinh
tử (2 tinh trùng – 2 giao tử đực).
- 2 giao tử đực nằm trong ống phấn, được
ống phấn mang tới noãn và diễn ra quá
trình thụ tinh như sau (slide).
- Thụ tinh là gì? Tại sao quá trình thụ tinh
ở thực vật hạt kín lại được gọi là thụ tinh
kép?
HS trả lời, GV chuẩn hóa:
+ Là sự hợp nhất của nhân giao tử đực với
nhân tế bào trứng trong túi phôi để hình
9


thành hợp tử, khởi đầu cá thể mới.
+ Thụ tinh kép: Hai giao tử đực đều tham
gia thụ tinh (chỉ có ở thực vật hạt kín).
b) Thụ tinh

- Là sự hợp nhất của nhân giao tử đực
x tế bào trứng → hợp tử.
- Thụ tinh kép:
+ Tinh tử 1(n) x trứng(n) →hợp tử (2n)
+ Tinh tử 2 (n) x nhân cực(2n) → tế
bào bội (3n)
- Tế bào tam bội (3n): Khởi đầu của nội
nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi
phát triển.
- Thụ tinh kép có vai trò như thế nào đối
với thực vật?
HS trả lời, GV chuẩn hóa:
+ Hình thành cấu tạo dự trữ chất dinh
dưỡng để nuôi phôi phát triển cho đến khi
hình thành cây con có khả năng tự dưỡng
→ đảm bảo cho thế hệ sau có khả năng
thích nghi cao với sự biến đổi của môi
trường → giúp duy trì nòi giống.
- Sau khi diễn ra quá trình thụ tinh thì hạt
và quả được hình thành như thế nào?
HS trả lời, GV chuẩn hóa (slide, hình
ảnh):
+ Noãn đã thụ tinh phát triển thành hạt.
10


+ Noãn tiết ra các hoocmon auxin,
giberellin kích thích bầu phát triển thành
quả.
3. Quá trình hình thành hạt, quả


Bầu nhuỵ  quả
- Quan sát và cho biết: Hạt của cây một lá
mầm và cây hai lá mầm có gì khác nhau?
Có mấy loại hạt? Căn cứ phân loại là gì?
Cho ví dụ.
HS trả lời, GV chuẩn hóa:
Có 2 loại hạt:
+ Hạt có nội nhũ (Một lá mầm): Lúa, ngô,
kê,…
+ Hạt không có nội nhũ (Hai lá mầm): lạc
đậu, …
- Bổ sung: Hạt gạo:
+ Phần rơi mất khi xay sát, gọi là tấm, đó
chính là phôi, sau này sẽ cho ra than mầm
và rễ mầm.
+ Phần còn lại mà chúng ta vẫn ăn hàng
ngày đó là nội nhũ.
- Hạt không có nội nhũ thì chất dinh
dưỡng ở đâu?
HS trả lời, GV chuẩn hóa:
+ Hạt 2 lá mầm: nội nhũ bị tiêu biến dần
11


qua quá trình phát triển của phôi thành
hạt.
+ Chất dinh dưỡng được dự trữ ở lá mầm.
-NVĐ: Có phải là quả chỉ hình thành khi
noãn đã được thụ tinh hay không?

HS trả lời, GV chuẩn hóa: Không.
+ Không có thụ tinh noãn nhưng bầu nhụy
vẫn phát triển thành quả → Quả đơn tính
(quả giả), thường gặp ở các loài cây trồng
ví dụ như ở chuối nhà, nho.
- Vai trò của quả?
+ Đối với thực vật: bảo vệ hạt, giúp phát
tán hạt.
+ Đối với con người: Cung cấp các chất
dinh dưỡng, dược liệu...
- Quan sát và cho biết: Khi quả chín có
những biến đổi gì về hình thái và sinh lý?
HS trả lời, GV chuẩn hóa:
+ Quả đạt kích thước cực đại.
+ Biến đổi màu sắc: diệp lục giảm,
carotenoit lại được tổng hợp thêm.
+ Mùi vị biến đổi: tạo các chất thơm có
bản chất este, anđehit, xeton; Các axit hữu
cơ giảm đi còn đường fructozo, saccarozo
lại tăng lên; etilen hình thành.
+ Quả mềm ra: pectat canxi ở quả xanh bị
phân hủy, các tế bào rời nhau, xenlulozơ
12


bị thủy phân...
→ Tạo thuận lợi cho sự phát tán hạt.
- Có thể làm cho quả chín nhanh hay
chậm đi được không? Điều kiện nào quyết
định hiện tượng đó?

HS trả lời, GV chuẩn hóa:
+ Etilen làm quả chín nhanh vì kích thích
hô hấp, giải phóng các enzim.
+ Hàm lượng CO2 tăng lên đến 10% sẽ
làm chậm chín vì hô hấp bị ức chế.
+ Nhiệt độ cao → kích thích chín, nhiệt
độ thấp → làm chậm chín.
* Ứng dụng những hiểu biết này trong
bảo quản và thu hoạch sản phẩm nông sản
như thế nào?
- Dùng đất đèn sản sinh khí êtilen làm quả
chín nhanh.
- Auxin kết hợp với nhiệt độ thấp : bảo
quản quả được lâu.
- Tạo quả không hạt: dùng auxin và
gibêrelin với cà chua, bầu bí, cam, chanh,
nho, táo lê, dâu tây, dưa hấu…
4. Củng cố
* Giải đáp ô chữ.
* Ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật là gì?
* Hãy cho biết chiều hướng tiến hóa trong sinh sản của thực vật?
13


- Cơ quan sinh sản: Chưa có → có, cấu tạo đơn giản → phức tạp.
- Sự phân chia giới tính ngày càng rõ: Từ cơ thể lưỡng tính đến cơ thể đơn tính.
- Sinh sản vô tính → Sinh sản hữu tính
- Thụ tinh nhờ nước → Không lệ thuộc vào nước
- Tự thụ phấn → Giao phấn
- Từ hạt không được bảo vệ (hạt trần) đến được bảo vệ (hạt kín).

→ Tóm lại, sự tiến hoá trong sinh sản ở thực vật là nâng cao hiệu quả thụ tinh, bảo
vệ phôi, giúp phôi phát triển tốt hơn và có sức sống cao hơn, phát tán rộng hơn.
5. Dặn dò
1. Học bài, hoàn thiện bảng sau:
Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực vật
Đặc điểm phân biệt

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

Khái niệm
Cơ sở tế bào học
Đặc điểm di truyền
Ý nghĩa
2. Hoàn thiện sơ đồ sau bằng cách điền từ vào các ô trống:

14


3. Làm việc theo nhóm (4 nhóm), nghiên cứu nội dung bài 43 và làm các công việc
sau:
-

Nhóm 1: Giâm cành (cây rau ngót, khoai lang, rau muống…)

-

Nhóm 2: Giâm lá (cây lá bỏng)


-

Nhóm 3: Ghép cành

- Nhóm 4: Ghép chồi
V. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy

15


HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
1. Học bài, hoàn thiện bảng sau:
Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực vật
Đặc điểm phân biệt

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

Khái niệm
Cơ sở tế bào học
Đặc điểm di truyền
Ý nghĩa
2. Hoàn thiện sơ đồ sau bằng cách điền từ vào các ô trống:

3. Làm việc theo nhóm (4 nhóm), nghiên cứu nội dung bài 43 và làm các công việc sau:
-

Nhóm 1: Giâm cành (cây rau ngót, khoai lang, rau muống…)


-

Nhóm 2: Giâm lá (cây lá bỏng)

-

Nhóm 3: Ghép cành

- Nhóm 4: Ghép chồi

16



×