Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Đề cương ôn tập luật thi hành án dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.28 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độp lập – Tư do – Hạnh phúc

Số:…/BGDVĐT

Đại học vinh, ngày 17/11/12017

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
MÔN HỌC PHẦN LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Người soạn: Hờ A Cháư.
Lớp: K55B4 Luật Học.
MSV: 145D3801010426.
SĐT: 01665163144.
Câu 1: Nguyên tắc ủy thác thi hành án dân sự?
Ủy thác tư pháp là việc tòa án của một nước nhờ Tòa án của nước ngoài
thực hiện giúp những hành vi tố tụng riêng lẻ cần thiết để bảo đảm giải quyết
vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Nguyên tắc ủy thác thi hành án dân sự được pháp luật quy định tại Điều 55 Luật
thi hành án dân sự 2014. Theo đó, có các nguyên tắc cơ bản sau:
1. Thứ nhất, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự (THADS) phải uỷ thác thi
hành án cho cơ quan THADS nơi người phải thi hành án có tài sản, làm việc,
cư trú hoặc có trụ sở.
Trong đó, khi thực hiện việc uỷ thác cần xác định rõ các căn cứ sau đây:
+ Uỷ thác đến cơ quan THADS nơi người phải thi hành án có tài sản
+ Uỷ thác đến cơ quan THADS nơi người phải thi hành án làm việc
+ Uỷ thác đến cơ quan THADS nơi người phải thi hành án cư trú
+ Uỷ thác đến cơ quan THADS nơi người phải thi hành án có trụ sở
2. Thứ hai, Trường hợp người phải thi hành án có tài sản, làm việc, cư trú hoặc


có trụ sở ở nhiều địa phương thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự uỷ
thác thi hành án từng phần cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi
hành án có điều kiện thi hành án để thi hành phần nghĩa vụ của họ.
Trường hợp ủy thác thi hành nghĩa vụ liên quan đến tài sản thì Thủ trưởng cơ
quan thi hành án dân sự ủy thác đến cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải
1


thi hành án có tài sản; nếu không xác định được nơi có tài sản hoặc nơi có tài
sản trùng với nơi làm việc, cư trú, có trụ sở của người phải thi hành án thì ủy
thác đến nơi làm việc, cư trú hoặc nơi có trụ sở của người đó.
Trường hợp thi hành nghĩa vụ liên đới mà người phải thi hành án cư trú hoặc
có tài sản ở các địa phương khác nhau thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân
sự uỷ thác toàn bộ nghĩa vụ thi hành án đến cơ quan thi hành án dân sự thuộc
một trong các địa phương nơi người phải thi hành án có điều kiện thi hành án.
3. Thứ ba, việc ủy thác phải thực hiện trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ
ngày xác định có căn cứ ủy thác. Trường hợp cần thiết phải ủy thác việc thi
hành quyết định của Tòa án về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì việc
uỷ thác phải thực hiện ngay sau khi có căn cứ uỷ thác.
 Thẩm quyền ủy thác thi hành án dân sự
Thẩm quyền ủy thác thi hành án dân sự được quy định cụ thể tại Điều
56 Luật thi hành án 2014.
Trong phạm vi Điều 56 quy định cụ thể về thẩm quyền uỷ thác của các cơ
quan THADS. Cần lưu ý, tại điểm a khoản 1 Điều này cũng phải được hiểu vừa
là thẩm quyền uỷ thác đi và cũng vừa là thẩm quyền nhận uỷ thác của cơ quan
THADS cấp tỉnh. Cơ quan THADS cấp huyện không được ủy thác cho cơ quan
THADS cấp tỉnh của tỉnh mình.
Cơ quan THADS khi thực hiện việc uỷ thác cần bám sát và thực hiện đúng
quy định tại Điều 56 vì nếu uỷ thác không đúng thẩm quyền sẽ là căn cứ để cơ
quan thi hành án nhận uỷ thác gửi trả lại hồ sơ uỷ thác theo quy định tại khoản 2

Điều 57. Điều đó làm cho việc thi hành án bị kéo dài và mục đích, ý nghĩa của
việc uỷ thác sẽ không đạt được.
 Thủ tục ủy thác thi hành án dân sự
Điều 57 Luật thi hành án dân sự 2014 quy định thì trong thực tiễn thực hiện
việc uỷ thác, một số cơ quan thi hành án khi nhận hồ sơ uỷ thác đã không thụ lý
và trả lại cơ quan thi hành án đã uỷ thác với lý do trong bản án có nhiều khoản
phải thi hành, trong đó có khoản tiêu huỷ tang vật thì chỉ khi nào cơ quan thi
hành án thi hành xong khoản tiêu huỷ tang vật mới được uỷ thác khoản còn lại,
cách hiểu như vậy là không đúng với quy định.
Theo tinh thần của điều luật trên thì đối với những tài sản tạm giữ, thu giữ,
tài sản kê biên tại địa bàn có liên quan đến khoản uỷ thác, thì cơ quan thi hành
án mới cần phải xử lý trước khi thực hiện việc uỷ thác. Các tài sản có liên quan
đến khoản uỷ thác trong quy định trên là các trường hợp tài sản đã được tuyên
kê biên hoặc được tuyên hoàn trả cho đương sự nhưng dùng để đảm bảo thi
2


hành án. Còn đối với khoản tiêu huỷ tang vật không có liên quan đến các khoản
phải thi hành khác. Do đó cơ quan THADS có thể thực hiện ngay việc uỷ thác
mà không cần phải chờ tiêu huỷ tang vật xong. Các cơ quan thi hành án nhận uỷ
thác cần lưu ý thực hiện và không được trả lại hồ sơ uỷ thác mà phải tiếp nhận
và tổ chức thi hành theo đúng quy định.
Ngoài ra, quy định tại Điều 20 Nghị định 58/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật
Thi hành án dân sự 2008 về thủ tục thi hành án dân sự. Áp dụng biện pháp bảo
đảm thi hành án trong trường hợp ủy thác thi hành nghĩa vụ liên đới. Trường
hợp ủy thác thi hành nghĩa vụ liên đới mà người phải thi hành án cư trú hoặc có
tài sản ở nhiều địa phương khác nhau mà tài sản ở địa phương nhận ủy thác
không đủ để thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự nơi nhận ủy thác có
quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án đối với tất cả những người,
tài sản có liên quan đến việc thi hành án để tránh trường họp tẩu tán, trốn tránh

việc thi hành án.
Việc thực hiện ủy thác thi hành án còn được hướng dẫn chi tiết tại Diều
16 Nghị định 62/2015/NĐ-CP:
Theo đó, pháp luật đã quy định và hướng dẫn rõ ràng hơn cho một số trường
hợp trong quá trình ủy thác thi hành án dân sự, góp phần cho việc ủy thác thi
hành án dân sự được diễn ra nhanh chóng và phát huy đúng với mục đích ý
nghĩa của hoạt động này.
Câu 2: So sánh, xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án
theo quy định của Luật thi hành án dân sự 2008 với Luật thi hành án dân
sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014?
Luật thi hành
án dân sự 2008
Điều 44. Xác
minh điều kiện
thi hành án
1. Trường hợp
chủ động ra
quyết định thi
hành án, Chấp
hành viên phải
tiến hành xác
minh điều kiện
thi hành án của
người phải thi

Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014
“Điều 44. Xác minh điều kiện thi hành án
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi
hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì
Chấp hành viên tiến hành xác minh; trường hợp thi hành quyết định

áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải tiến hành xác minh
ngay.
Người phải thi hành án phải kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ
thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án với cơ quan thi
hành án dân sự và phải chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình.
2. Trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án
thì ít nhất 06 tháng một lần, Chấp hành viên phải xác minh điều kiện
thi hành án; trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi
3


hành án.
Trường hợp thi
hành án theo
đơn yêu cầu,
nếu người được
thi hành án đã
áp dụng các
biện pháp cần
thiết mà không
thể tự xác minh
được điều kiện
thi hành án của
người phải thi
hành án thì có
thể yêu cầu
Chấp hành viên
tiến hành xác
minh. Việc yêu
cầu này phải

được lập thành
văn bản và phải
ghi rõ các biện
pháp đã được
áp dụng nhưng
không có kết
quả, kèm theo
tài liệu chứng
minh.
2. Trong thời
hạn 10 ngày, kể
từ ngày chủ
động ra quyết
định thi hành án
hoặc kể từ ngày
nhận được yêu
cầu xác minh
của người được
thi hành án,
Chấp hành viên
phải tiến hành
việc xác minh;
trường hợp thi
hành quyết định

hành án là người đang chấp hành hình phạt tù mà thời gian chấp
hành hình phạt tù còn lại từ 02 năm trở lên hoặc không xác định
được địa chỉ, nơi cư trú mới của người phải thi hành án thì thời hạn
xác minh ít nhất 01 năm một lần. Sau hai lần xác minh mà người
phải thi hành án vẫn chưa có điều kiện thi hành án thì cơ quan thi

hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho người được thi
hành án về kết quả xác minh. Việc xác minh lại được tiến hành khi
có thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành
án.
3. Cơ quan thi hành án dân sự có thể ủy quyền cho cơ quan thi hành
án dân sự nơi người phải thi hành án có tài sản, cư trú, làm việc
hoặc có trụ sở để xác minh điều kiện thi hành án.
4. Khi xác minh điều kiện thi hành án, Chấp hành viên có trách
nhiệm sau đây:
a) Xuất trình thẻ Chấp hành viên;
b) Xác minh cụ thể tài sản, thu nhập, các điều kiện khác để thi hành
án; đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng hoặc đăng ký
giao dịch bảo đảm thì còn phải xác minh tại cơ quan có chức năng
đăng ký tài sản, giao dịch đó;
c) Trường hợp xác minh bằng văn bản thì văn bản yêu cầu xác minh
phải nêu rõ nội dung xác minh và các thông tin cần thiết khác;
d) Trường hợp người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức thì Chấp
hành viên trực tiếp xem xét tài sản, sổ sách quản lý vốn, tài sản; xác
minh tại cơ quan, tổ chức khác có liên quan đang quản lý, bảo quản,
lưu giữ thông tin về tài sản, tài khoản của người phải thi hành án;
đ) Yêu cầu cơ quan chuyên môn hoặc mời, thuê chuyên gia để làm
rõ các nội dung cần xác minh trong trường hợp cần thiết;
e) Lập biên bản thể hiện đầy đủ kết quả xác minh có xác nhận của
Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức, cá
nhân nơi tiến hành xác minh.
5. Người được thi hành án có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho
người khác xác minh điều kiện thi hành án, cung cấp thông tin về tài
sản, thu nhập, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án cho
cơ quan thi hành án dân sự.
Trường hợp Chấp hành viên thấy cần thiết hoặc kết quả xác minh

của Chấp hành viên và người được thi hành án khác nhau hoặc có
kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân thì phải xác minh lại. Việc
xác minh lại được tiến hành trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được kết quả xác minh do đương sự cung cấp hoặc nhận
được kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân.
6. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong
việc xác minh điều kiện thi hành án:
a) Cơ quan, tổ chức, công chức tư pháp - hộ tịch, địa chính - xây
4


áp dụng biện
pháp khẩn cấp
tạm thời thì
phải xác minh
ngay.
Việc xác minh
phải được lập
thành biên bản,
có xác nhận của
tổ trưởng tổ dân
phố, Uỷ ban
nhân dân, công
an cấp xã hoặc
cơ quan, tổ
chức nơi tiến
hành xác minh.
Biên bản xác
minh phải thể
hiện đầy đủ kết

quả xác minh.

dựng - đô thị và môi trường, cán bộ, công chức cấp xã khác và cá
nhân có liên quan thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên và phải
chịu trách nhiệm về các nội dung thông tin đã cung cấp;
b) Bảo hiểm xã hội, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm,
công chứng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ
thông tin hoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án
có trách nhiệm cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của
người phải thi hành án; ký vào biên bản trong trường hợp Chấp
hành viên xác minh trực tiếp hoặc trả lời bằng văn bản trong thời
hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của
Chấp hành viên, đối với thông tin về tài khoản thì phải cung cấp
ngay;
c) Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ thông tin hoặc quản lý
tài sản, tài khoản của người phải thi hành án có trách nhiệm cung
cấp thông tin khi người được thi hành án hoặc người đại diện theo
ủy quyền của người được thi hành án có yêu cầu trong thời hạn 05
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu, trừ trường hợp do sự
kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. Trường hợp cơ quan,
tổ chức, cá nhân từ chối cung cấp thì phải có văn bản trả lời và nêu
rõ lý do.
7. Trường hợp người được thi hành án, cơ quan, tổ chức, cá nhân
không cung cấp hoặc cung cấp thông tin sai sự thật về điều kiện thi
hành án của người phải thi hành án thì phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật, thanh toán các chi phí phát sinh, trường hợp gây ra thiệt
hại thì phải bồi thường.
8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Bổ sung Điều 44a vào sau Điều 44 như sau:

“Điều 44a. Xác định việc chưa có điều kiện thi hành án
1. Căn cứ kết quả xác minh điều kiện thi hành án, Thủ trưởng cơ
quan thi hành án dân sự ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi
hành án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người phải thi hành án không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ
bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án, người mà
họ có trách nhiệm nuôi dưỡng và không có tài sản để thi hành án
hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí
cưỡng chế thi hành án hoặc tài sản theo quy định của pháp luật
không được kê biên, xử lý để thi hành án;
b) Người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ về trả vật đặc định
nhưng vật phải trả không còn hoặc hư hỏng đến mức không thể sử
dụng được; phải trả giấy tờ nhưng giấy tờ không thể thu hồi và cũng
không thể cấp lại được mà đương sự không có thỏa thuận khác;
c) Chưa xác định được địa chỉ, nơi cư trú của người phải thi hành
5


án, người chưa thành niên được giao cho người khác nuôi dưỡng.
2. Thông tin về tên, địa chỉ, nghĩa vụ phải thi hành của người phải
thi hành án chưa có điều kiện thi hành được đăng tải trên trang
thông tin điện tử về thi hành án dân sự và gửi cho Ủy ban nhân dân
cấp xã nơi xác minh để niêm yết. Khi người phải thi hành án có điều
kiện thi hành thì cơ quan thi hành án phải tổ chức thi hành.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.”

Câu 3: Khái niệm, ý nghĩa, điều kiện áp dụng biện pháp đảm bảo thi hành
án?
a. Khái niệm:
Biện pháp bảo đảm THADS là biện pháp pháp lý được Chấp hành viên áp

dụng theo một trình tự, thủ tục luật định trong quá trình tổ chức thực hiện việc
thi hành án, đặt tài sản của người phải thi hành án trong tình trạng bị hạn chế
hoặc tạm thời bị cấm sử dụng, định đoạt, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng nhằm
bảo toàn điều kiện thi hành án, ngăn chặn người phải thi hành án thực hiện việc
tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng về tài sản trốn tránh việc thi hành án, làm
cơ sở cho việc áp dụng biện pháp cưỡng chế THADS trong trường hợp người
phải thi hành án không tự nguyện thi hành án.
b. Ý nghĩa:
Với vai trò đảm bảo điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, các
biện pháp bảo đảm THADS có ý nghĩa hết sức to lớn, đóng vai trò quan trọng
đối với kết quả tổ chức thi hành các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, cụ
thể như sau:
Thứ nhất, biện pháp bảo đảm THADS đã góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan.
Thứ hai, biện pháp bảo đảm THADS đã góp phần đẩy nhanh quá trình thi
hành án, làm giảm thiểu các chi phí không đáng có.
Thứ ba, biện pháp bảo đảm THADS góp phần nâng cao ý thức của đương
sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án.
c. Điều kiện áp dụng:
- Đối tượng bị áp dụng biện pháp bảo THADS là tài sản, tài khoản
- Biện pháp bảo đảm THADS được áp dụng linh hoạt, tại nhiều thời điểm,
nhiều địa điểm khác nhau trong quá trình thi hành án nhằm ngăn chặn việc
tẩu tán, hủy hoại, trốn tránh việc thi hành án
6


- Biện pháp bảo đảm THADS được thực hiện với trình tự, thủ tục linh hoạt,
gọn nhẹ, ít tốn kém, có thời gian áp dụng ngắn, có tác dụng thúc đẩy nhanh
việc thi hành án
- Biện pháp bảo đảm THADS khi được áp dụng chưa làm thay đổi, chuyển

dịch về quyền sở hữu, sử dụng tài sản của chủ sở hữu, chủ sử dụng
- Biện pháp bảo đảm THADS có thể được Chấp hành viên tự mình ra quyết
định áp dụng hoặc theo yêu cầu của đương sự và người yêu cầu phải chịu
trách nhiệm về việc áp dụng
- Việc áp dụng biện pháp bảo đảm THADS được thể hiện thông qua việc ban
hành quyết định của Chấp hành viên
- Khiếu nại đối với quyết định áp dụng biện pháp bảo THADS được giải quyết
một lần và có hiệu lực thi hành Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm
THADS có tác dụng làm hạn chế quyền sở hữu, sử dụng tài sản mà không có
tính chất làm thay đổi, chuyển dịch về quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản
đó. Vì vậy, khiếu nại đối với quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm THADS
chỉ được xem xét, giải quyết một lần và có hiệu lực thi hành.
Câu 4: Khái niệm , ý nghĩa, điều kiện, nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng
chế thi hành án?
BÀI LÀM
1. Khái niệm
Cưỡng chế thi hành án dân sự là biện pháp cưỡng bức bắt buộc của cơ quan
thi hành án do Chấp hành viên quyết định theo thẩm quyền quy định nhằm buộc
đương sự( người phải thi hành án) phải thực hiện những hành vi hoặc nghĩa vụ
về tài sản theo bản án, quyết định của Tòa án, được áp dụng trong trường hợp
người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành
trong thời hạn do Chấp hành viên ấn định, hoặc trong trường hợp cần ngăn chặn
người phải thi hành án tầu tán, hủy hoại tài sản.
Cưỡng chế thi hành án dân sự đây là một biện pháp nghiêm khắc được Chấp
hành viên áp dụng trong quá trình tổ chức thi hành án, thể hiện việc Cơ quan thi
hành án sử dụng quyền lực nhà nước để buộc người phải thi hành án thi hành
nghĩa vụ mà bản án, quyết định đã tuyên.
2. Điều kiện áp dụng
Để áp dụng BPCC THA dân sự thì cần phải đáp ứng điều kiện nhất định.
Thứ nhất, người phải THA phải thực hiện nghĩa vụ theo bản án, quyết định

được đưa ra thi hành của Tòa án, quyết định của trọng tài, quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh của hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc phải nộp phí THA.
7


Thứ hai, người phải THA có điêu kiện THA nhưng không tự nguyện THA
và người có thẩm quyền THA đã xác minh và khẳng định là người phải THA có
đủ điều kiện THA.
Thứ ba, đã hết thời gian tự nguyện THA mà người THA không tự nguyện
THA hoặc chưa hết thời gian tự nguyện hoặc chưa hết thời hạn tự nguyện THA
nhưng để ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh nghĩa vụ THA
được quy định tại khoản 2 Điều 45 luật THA dân sự 2008
 Từ những điều kiện trên, cho thấy BPCC THA dân sự chỉ được áp dụng khi
người phải THA có nghĩa vụ phải thực hiện theo quyết định của cơ quan có
thẩm quyền và có thái độ, hành vi không tự nguyện thi hành mặc dù có điều
kiện THA. Có điều kiện THA được hiểu là trường hợp người phải THA có
tài sản, thu nhập để thi hành nghĩa vụ về tài sản; Tự mình hoặc thông qua
người khác thực hiện nghĩa vụ THA.
3. Nguyên tắc áp dụng.
- Nguyên tắc 1: Chấp hành viên căn cứ vào bản án, quyết địng của cơ quan thi
hành án, tính chấp, mức độ, nghĩa vụ thi hành án, điều kiện người phải thi
hành án, yêu cầu bằng văn bản của đương sự, tình hình thực tế để áp dụng
biện pháp ngăn chặn.
- Nguyên tắc 2: Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn phải tưng ứng với nghĩa
vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết trừ các trường hợp quy
định tại khoản 4 Điều 24 NĐ 62/2015.
- Nguyên tắc 3: Không tổ chức cưỡng chế thi hành án có huy động lực lượng
trong 15 ngày trước và sau tết nguyên đán, các ngày truyền thống đối với các
đối tượng chính sách, nếu họ phải là người thi hành án.
- Nguyên tắc 4: Chấp hành viên chỉ được áp dụng biện pháp cưỡng chế sau

khi hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người thi hành án vẫn không tự
nguyện thi hành án mặc dù có đủ điều kiện để thi hành án.
Câu 5: Khái niệm, ý nghĩa, điều kiện áp dụng từng biện pháp bảo đảm cụ
thể?
BÀI LÀM
1. Biện pháp phong tỏa tài khoản
a. Về đối tượng bị áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản
Biện pháp phong tỏa tài khoản được áp dụng đối với tài khoản của người
phải thi hành án khi có đủ căn cứ xác định được người phải thi hành án có tài
khoản tại ngân hàng, kho bạc nhà nước hoặc tổ chức tín dụng, tài chính.
b. Quyền yêu cầu, quyền áp dụng và căn cứ, thẩm quyền áp dụng

8


Theo quy định tại Điều 66, Điều 67 Luật THADS thì việc áp dụng biện
pháp phong tỏa tài khoản được Chấp hành viên tự mình áp dụng hoặc theo
yêu cầu bằng văn bản của người được thi hành án.
Tuy nhiên, để thực hiện được biện pháp này, cần đáp ứng được hai điều
kiện cụ thể sau đây:
Về điều kiện cần: khi người phải thi hành án có tài khoản tại ngân hàng,
kho bạc hoặc các tổ
chức tín dụng khác và tài khoản đó có số dư để đảm bảo thi hành án.
Về điều kiện đủ: khi người được thi hành án nhận thấy cần ngăn chặn việc
tẩu tán tiền trong tài khoản đó và có văn bản đề nghị hoặc Chấp hành viên tự
mình phát hiện ra thông tin về tài khoản và nhận thấy cần phải ra quyết định
phong tỏa tài khoản để ngăn chặn việc tẩu tán tiền trong tài khoản.
c. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản
Về cơ bản trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp này được thực hiện theo các
bước như sau:

- Thu thập thông tin về tài khoản của người phải thi hành án tại ngân hàng, tổ
chức tín dụng, kho bạc nhà nước.
- Ra quyết định quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản.
- Giao quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản.
- Thực hiện quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản.
Quyết định phong tỏa tài khoản phát sinh hiệu lực ngay sau khi được giao
cho cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản.
Về thời hạn áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản: trong thời hạn 05 ngày
làm việc, kể từ ngày ra quyết định phong tỏa tài khoản, Chấp hành viên phải
áp dụng biện pháp cưỡng chế quy định tại Điều 76 của Luật THADS.
2. Biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự. (Điều 68 Luật
THADS).
a. Đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ
Chấp hành viên ra quyết định tạm giữ có thể bao gồm 03 loại sau đây:
Loại tài sản, giấy tờ thứ nhất: là những tài sản, giấy tờ được xác định một
cách rõ ràng, cụ thể trong bản án, quyết định là đối tượng của nghĩa vụ thi
hành án, liên quan đến việc thi hành án (ví dụ như nghĩa vụ trả lại tài sản,
giấy tờ đó cho người được thi hành án).
Loại tài sản, giấy tờ thứ hai: là các tài sản, giấy tờ đã được bản án, quyết
định được thi hành tuyên kê biên để đảm bảo thi hành án.
Loại tài sản, giấy tờ thứ ba: là các tài sản, giấy tờ đó có thể là các tài sản,
giấy tờ không được tuyên, không được xác định trong bản án, quyết định
được thi hành nhưng có thể kê biên, xử lý để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán.
b. Quyền yêu cầu, quyền áp dụng và căn cứ, thẩm quyền áp dụng
- Về quyền yêu cầu áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ

9


Điều 66 và Điều 68 Luật THADS quy định Chấp hành viên áp dụng biện

pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ theo yêu cầu bằng văn bản của người được thi
hành án. Ngoài ra, Chấp hành viên có trách nhiệm tự mình áp dụng biện
pháp này khi có căn cứ.
- Về căn cứ áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ
Thứ nhất, phát hiện người phải thi hành án đang quản lý, sử dụng tài sản,
giấy tờ mà tài sản, giấy tờ đó có thể dùng để đảm bảo THADS theo quy định
của pháp luật.
Thứ hai, đương sự có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi
hành án hoặc có dấu hiệu thực hiện hành vi đó.
c. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp tạm giữ giấy tờ, tài sản
Việc Chấp hành viên áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương
sự được thực hiện theo các bước sau đây:
- Phát hiện tài sản, giấy tờ của đương sự
- Lập biên bản về việc tạm giữ tài sản, giấy tờ:
- Ra quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ
- Giao bảo quản tài sản, giấy tờ bị tạm giữ
- Thời hạn tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự
3. Biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài
sản (Điều 69 Luật THADS).
a. Đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay
đổi hiện trạng tài sản.
Qua nội dung quy định tại Điều 69 Luật THADS cho thấy đối tượng tài
sản bị áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện
trạng tài sản là bất động sản hoặc là động sản thuộc diện phải đăng ký quyền
sở hữu, sử dụng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thuộc quyền sở hữu,
sử dụng của người phải thi hành án.
b. Quyền yêu cầu, căn cứ và thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm dừng việc
đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản.
- Về căn cứ áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi
hiện trạng về tài sản.

Để áp dụng biện pháp này, cần có hai điều kiện cơ bản sau đây: Thứ nhất,
người phải thi hành án có tài sản thuộc đối tượng tài sản áp dụng biện pháp
tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản; thứ hai, khi
Chấp hành viên phát hiện đương sự đang có hành vi chuyển quyền sở hữu,
sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản hoặc họ có dấu hiệu
thực hiện hành vi đó nên cần phải ngăn chặn.
- Về thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch,
thay đổi hiện trạngvề tài sản.
- Trường hợp cần ngăn chặn hoặc phát hiện đương sự có hành vi chuyển
quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng đối với tài sản
10


mà mà việc chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đó phải thực
hiện việc đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì Chấp hành viên tự
mình hoặc theo yêu cầu của người được thi hành án có quyền ra quyết định
tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng
tài sản của người phải thi hành án
c. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển
quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản
- Xác định thông tin về tài sản và dấu hiệu của hành vi chuyển quyền sở hữu,
sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng đối với tài sản của người phải
thi hành án.
- Ra quyết định áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở
hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản
- Thực hiện quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử
dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án
- Thời hạn thực hiện việc áp dụng biện pháp tạm dừng thủ tục đăng ký,
chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.
Như vậy, các quy định về biện pháp bảo đảm THADS của pháp luật về

THADS là tương đối đầy đủ và chi tiết, giúp cho Chấp hành viên có thêm
nhiều giải pháp để tổ chức việc thi hành án có hiệu quả, đảm bảo quyền và
lợi ích hợp pháp của đương sự. Việc quy định áp dụng biện pháp bảo đảm
THADS theo hướng mở rộng quyền chủ động yêu cầu của đương sự và
quyền tự quyết định áp dụng của Chấp hành viên đã giúp cho đương sự bảo
vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong thi hành án và giúp cho
Chấp hành viên xử lý nhanh chóng những tình huống phát sinh trong quá
trình tổ chức thi hành án.
Câu 6: Khái niệm, ý nghĩa, điều kiện áp dụng từng biện pháp cưỡng chế cụ
thể?
BÀI LÀM
1. Biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá
của người phải thi hành án
 Biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của
người phải THA là một trong các BPCC THA dân sự, được áp dụng trong
trường hợp người phải THA phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo bản án,
quyết định mà người phải THA có đang có tiền trong tài khoản hoặc đang sở
hữu giấy tờ có giá.
- Nếu người phải THA phải thi hành nghĩa vụ trả tiền, mà họ đang giữ tiền,
giấy tờ có giá hoặc gửi tại kho bạc, tổ chức tín dụng thì BPCC này sẽ là biện
pháp đầu tiên được áp dụng.
11


 Biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của
người phải THA được quy định tại các điều Điều 71, 76 và từ Điều 79 đến
Điều 83 luật THA dân sự 2008.
- Đối tượng của biện pháp này là tiền và giấy tờ có giá. Tiền bị cưỡng chế có
thể là tiền trong tài khoản ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc tiền mà chính họ
đang giữ, thu nhập từ hoạt động kinh doanh hằng ngày và tiền do người thứ

ba đang giữ.
- Nhìn chung những quy định này hầu như đã khắc phục được những hạn chế
của pháp lệnh THA dân sự 2004 về vấn đề khấu trừ, thu hồi xử lý tiền giấy
tờ có giá của người phải THA. Tuy nhiên còn một số điểm mà pháp luật quy
định chưa được phù hợp. Ví dụ: Nếu người phải THA có tài khoản tại ngân
hàng nhưng nguồn lợi thu được từ việc gửi tài sản đó là nguồn sống duy nhất
của họ và gia đình, ngoài ra họ không có tài sản nào khác mà người có thẩm
quyền THA khấu trừ hết nghĩa vụ THA và chi phí cưỡng chế thì người phải
THA không đảm bảo được cuộc sống.
 Như vậy, để phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta thì pháp luật
THA dân sự phải quy định theo hướng người có thẩm quyền THA không
được khấu trừ hết số tiền trong tài khoản của người THA để thực hiện nghĩa
vụ mà nguồn lợi thu được từ việc gửi tài sản đó là nguồn sống duy nhất của
người phải THA và gia đình họ.
2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án
- Biện pháp trừ vào thu nhập của người phải THA là một trong các BPCC
THA dân sự được áp dụng trong trường hợp người phải THA phải thực hiện
nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định. Người THA có thu nhập thực tế và
không tự nguyện thi hành.
- Biện pháp trừ vào thu nhập được quy định tại Điều 78 luật THA dân sự
2008. Giống với đối tượng của biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản, đối
tượng của biện pháp này cũng là tiền. Nhưng thu nhập theo quy định của
BPCC biện pháp trừ vào thu nhập khác với thu nhập từ hoạt động kinh
doanh của biện pháp khấu khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền,
giấy tờ có giá. Theo quy định của pháp luật, tiền bị cưỡng chế là thu nhập
của người phải THA gồm: tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp
mất sức lao động và thu nhập hợp pháp khác.
- Việc trừ vào thu nhập của người phải THA được thực hiện theo thỏa thuận
của đương sự; Bản án, quyết định ấn định trừ vào thu nhập của người phải
THA; THA cấp dưỡng, THA theo định kỳ, khoản tiền phải THA không lớn

hoặc tài sản khác của người phải THA không đủ để THA.
- Mức trừ cao nhất được trừ vào tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ
cấp mất sức lao động là 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng, trừ trường
hợp đương sự có thoả thuận khác.
12


 Đối với thu nhập khác thì mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của
người phải THA, nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người
đó và người được nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.
 Đối với lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính thì mức đối với tiền lương, bảo
hiểm xã hội tỷ lệ khấu trừ mỗi lần không quá 30% tổng số tiền lương, bảo
hiểm xã hội được hưởng.
 Đối với những khoản thu nhập khác, tỷ lệ khấu trừ mỗi lần không quá 50%
tổng số thu nhập.
3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do
người thứ ba giữ
- Biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải THA là một trong các BPCC
THA dân sự, được áp dụng trong trường hợp người phải THA phải thực hiện
nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định. Người THA chỉ có tài sản và không
tự nguyện THA.
- Biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người THA được quy định tại các Điều
74, Điều 75, Điều 84, từ Điều 89 đến Điều 98 và Điều 111 luật THA dân sự
2008. Theo đó, đối tượng của biện pháp này là tài sản bao gồm: tài sản là
vật, vốn gốp, nhà ở, tài sản gắn liền với đất, phương tiện giao thông, hoa lợi,
quyền sở hữu trí tuệ và quyền sử dụng đất.
- Theo Điều 163 Bộ luật dân sự 2005 quy định “tài sản bao gồm vật, tiền, giấy
tờ có giá và các quyền tài sản”. Từ đó có thể thấy, hai đối tượng là tiền và
giấy tờ có giá không được pháp luật THA quy định được kê biên, xử lý. Như
vậy, có thể hiểu tài sản bị kê biên không bao gồm tiền, giấy tờ có giá.

- Những tài sản của người THA không được kê biên: Tài sản bị cấm lưu thông
theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích
công cộng; tài sản do ngân sách Nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức. Số
lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải THA và gia đình trong
thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới; Số thuốc cần dùng để phòng,
chữa bệnh của người phải THA và gia đình; Vật dụng cần thiết của người tàn
tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm; Đồ dùng thờ cúng thông thường
theo tập quán ở địa phương; Công cụ lao động cần thiết, có giá trị không lớn
được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải
THA và gia đình; Đồ dùng sinh hoạt cần thiết cho người phải THA và gia
đình.
- Khi tiến hành kê biên tài sản của người phải THA, người có thẩm quyền
THA phải phân biệt tài sản thuộc sở hữu chung hoặc đang có tranh chấp hay
không.
 Trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung.
- Tại Điều 74 luật THA dân sự 2008 quy định trước khi cưỡng chế đối với tài
sản thuộc sở hữu chung của người phải THA với người khác, kể cả quyền sử
13


-


-

-

-

4.

-

-

dụng đất, người có thẩm quyền THA phải thông báo cho chủ sở hữu chung
biết việc cưỡng chế để họ thực hiện quyền khởi kiện tại Tòa án để xác định
phần sở hữu của mình. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông
báo, nếu chủ sở hữu chung không khởi kiện thì người được THA hoặc người
có thẩm quyền THA có quyền yêu cầu Toà án xác định phần sở hữu của
người phải THA trong khối tài sản chung để bảo đảm THA.
Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu chung của vợ, chồng thì người có thẩm
quyền THA xác định phần sở hữu của vợ, chồng theo quy định của pháp luật
về hôn nhân và gia đình và thông báo cho vợ, chồng biết. Trường hợp vợ
hoặc chồng không đồng ý thì có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án phân chia
tài sản chung trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phần sở hữu được người có
thẩm quyền THA xác định. Hết thời hạn trên, đương sự không khởi kiện thì
người có thẩm quyền THA tiến hành xử lý tài sản và thanh toán lại cho vợ
hoặc chồng của người phải THA giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của
họ.
Trường hợp xử lý tài sản đang có tranh chấp.
Người có thẩm quyền THA tiến hành cưỡng chế và yêu cầu đương sự, người
có tranh chấp khởi kiện tại Toà án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải
quyết. Người có thẩm quyền THA xử lý tài sản đã kê biên theo quyết định
của Toà án, cơ quan có thẩm quyền.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày người có thẩm quyền THA yêu cầu mà
đương sự, người có tranh chấp không khởi kiện tại Toà án hoặc đề nghị cơ
quan có thẩm quyền giải quyết thì tài sản được xử lý để THA theo quy định
của luật này.
Sau khi đã xác định được, phần sở hữu của các chủ sở hữu chung được xử lý
như sau:

Đối với tài sản chung có thể chia được thì người có thẩm quyền THA áp
dụng BPCC phần tài sản tương ứng với phần sở hữu của người phải THA;
Đối với tài sản chung không thể chia được hoặc nếu việc phân chia làm giảm
đáng kể giá trị của tài sản thì người có thẩm quyền THA có thể áp dụng
BPCC đối với toàn bộ tài sản và thanh toán lại cho chủ sở hữu chung còn lại
giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của họ .
Khai thác tài sản của người phải thi hành án
Biện pháp khai thác tài sản của người phải THA là một trong các BPCC
THA dân sự được áp dụng trong trường hợp người phải THA phải thực hiện
nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định mà tài sản của người phải THA có
giá trị quá lớn so với nghĩa vụ phải thi hành và tài sản của người phải THA
có thể khai thác để THA và không tự nguyện thi hành.
Biện pháp khai thác tài sản của người phải THA được quy định tại Điều 107
luật THA dân sự 2008. Theo đó, đối tượng của BPCC này là tài sản có thể
khai thác.
14


- Người có thẩm quyền THA cưỡng chế khai thác tài sản của người phải THA
trong các trường hợp:
- Tài sản của người phải THA có giá trị quá lớn so với nghĩa vụ phải thi hành
và tài sản đó có thể khai thác để THA; Người được THA đồng ý cưỡng chế
khai thác tài sản để THA nếu việc khai thác tài sản không ảnh hưởng đến
quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba9 .
- Chấm dứt việc cưỡng chế khai thác tài sản trong các trường hợp: việc khai
thác tài sản không hiệu quả hoặc làm cản trở đến việc THA; Người phải
THA, người khai thác tài sản thực hiện không đúng yêu cầu của người có
thẩm quyền THA về việc khai thác tài sản; Người phải THA đã thực hiện
xong nghĩa vụ THA và các chi phí về THA; Có quyết định đình chỉ THA.
5. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công

việc nhất định
- Biện pháp buộc người phải THA thực hiện hoặc không được thực hiện công
việc nhất định là một trong các BPCC THA dân sự được áp dụng trong
trường hợp người phải THA phải thực hiện nghĩa vụ buộc thực hiện hoặc
không thực hiện nghĩa vụ nhất định theo bản án, quyết định.
- Biện pháp buộc người phải THA thực hiện hoặc không thực hiện công việc
nhất định được quy định từ các Điều 118 đến Điều 121 luật THA dân sự
2008. T
- Theo đó, đối tượng của biện pháp này là công việc nhất định phải thực hiện
theo bản án, quyết định, chấm dứt việc thực hiện công việc mà theo bản án,
quyết định không được thực hiện, giao người chưa thành niên cho người
được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định, buộc nhận người lao động trở
lại làm việc. Biện pháp kết thúc khi công việc được thực hiện.
6. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ
- Biện pháp buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản , giấy tờ là một
trong các BPCC THA dân sự, được áp dụng trong trường hợp người phải
THA phải thực hiện nghĩa vụ trả tài sản, vật và giấy tờ theo bản án, quyết
định.
- Biện pháp buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ được
quy định tại các Điều 114, Điều 115, Điều 116 luật THA dân sự 2008. Theo
đó, đối tượng của biện pháp này là việc chuyển giao, trả vật, tài sản, giấy tờ.
Xét về bản chất thì việc buộc chuyển giao vật, tài sản, giấy tờ cũng là nghĩa
vụ thực hiện một công việc theo bản án của Tòa án.
- Tuy nhiên, biện pháp buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy
tờ có điểm khác so với biện pháp buộc người phải THA thực hiện công việc
nhất định ở điểm đối tượng hướng đến một bên là vật đặt định, vật cùng loại,
nhà ở, giấy tờ còn một bên là hành vi, xử sự của cá nhân, tổ chức như giao
người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết
định, nhận người lao động trở lại làm việc.
15



- Tóm lại, các BPCC THA dân sự sẽ áp dụng trong những trường hợp khác
nhau, đối tượng của những BPCC cũng khác nhau mà tựu chung lại đã bao
hàm hết các đối tượng có thể đảm bảo cho người được THA khôi phục lại
tình trạng ban đầu của quan hệ xã hội bị xâm hại. Thứ tự của các BPCC THA
cũng được người có thẩm quyền THA xem xét lựa chọn để áp dụng cho phù
hợp với thực tế THA.

Câu 7: So sánh biện pháp bảo đảm và biện pháp cưỡng chế, mối quan hệ
giữa hai biện pháp?
Tiêu
chí
Căn
cứ áp
dụng

Biện pháp bảo đảm

Biện pháp cưỡng chế

Thứ nhất: Bản án của tòa án, quyết
định của tòa án đã có hiệu lực thi
hành án của Tòa án.
Thứ hai: Quyết định thi hành án của
cơ quan thi hành án.
Thứ ba: Chấp hành viên chủ động áp
dụng khi thấy có khả năng đương sự
muốn tẩu tán, hủy hoại nhằm trốn
tránh trách nhiệm việc thi hành án và

do đơn yêu cầu của đơn sự.
Tính Chấp hành viên chỉ đặt tài sản của
chất
người phải thi hành án trong tình
cưỡng trạng hạn chế sử dụng, định đoạt.
chế
Tức là lúc này tài sản vẫn thuộc sự
chiến hữu của người phải thi hành
án. Do đó chấp hành viên có thể thực
hiện biện pháp đảm bảo mà không
cần thông báo cho đương sự.

Đối
tượng
áp
dụng

Biện pháp bảo đảm hẹp hơn biện
pháp cưỡng chế.
Ngoài đối tượng áp dụng là tài sản
thì còn có biện pháp mà đối tượng
hướng tới là hành vi, như biện pháp
16

Thứ nhất: Bản án của tòa án, quyết định
của tòa án đã có hiệu lực thi hành án
Điều 2 Luật THADS.
Thứ hai: Phải có quyết định thi hành án
Thứ ba: Khi người thi hành án nhận
được hoặc được thông báo hợp lệ thông

thường là 15 ngày, người thi hành án có
đủ điều kiện để thi hành án mà không tự
nguyện thi hành thì CQ THA sẽ ra quyết
định thi hành án.
Tính chất của biện pháp cưỡng chế
mang ý nghĩa nặng nề hơn so với biện
pháp đảm bảo cũng bởi vì người phải
thi hành án có một khoảng thời gian
nhất định để thực hiện nghĩa vụ của
mình( 15 ngày ). Tức là người phải thi
hành án cố tình trốn tránh nghĩa vụ của
mình. Do đó nhà nước có những biện
pháp mạnh để xử lý. Thể hiện rõ mục
đích duy trì trật tự xã hội của nhà nước
và bảo vệ quyên lợi hợp pháp của các
chủ thể liên quan trong thi hành án dù
những việc đó trái với ý muốn của
người phải thi hành án.
Biện pháp cưỡng chế rộng hơn biện
pháp bảo đảm.
- Phong tỏa tài sản.
- Tạm giữ tài sản, giấy tờ.
- Tạm ngừng việc đăng ký, chuyển


Trình
tự áp
dụng

buộc người phải thi hành án thực

hiện hoặc không thực hiện công việc
nhất định.
Luật THADS không quy định cụ thể
về trình tự thực hiện biện pháp bảo
đảm mà thông qua các quy định tại
từng biện pháp ta thấy việc thực hiện
biên pháp bảo đảm diễn ra như thế
nào chỉ phụ thuộc vào hoạt động của
chấp hành viên. Nhìn chung biện
pháp bảo đảm được thực hiện khá
đơn giản và không có cơ sở pháp lý
rằng buộc hoạt động của chấp hành
viên.

dịch thay đổi hiện trạng.
Biện pháp cưỡng chế được quy định
một cách rất chi tiết mà cụ thể từ việc
lên kế hoạch cưỡng chế Điều 72 và chi
phí cưỡng chế Điều 73 Luật THADS.
Ngoài ra luật còn quy định về việc xử lý
tài sản cưỡng chế thuộc khối tài sản
chung và tài sản đang có tranh chấp,
mỗi biện pháp cưỡng chế điều có những
quy định rất chi tiết và cụ thể tại các
mục: 3,4,5,6,7,8,9 chương IV Luật
THADS.

Hờ A Cháư  Leej Nus Loj Leeb and Leej Nus Ntxim Hlub

17




×