Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tìm hiểu về việc ra quyết định quản trị và các công cụ hỗ trợ việc ra quyết định quản trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.53 KB, 17 trang )

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc sống là những chuỗi những vấn đề đòi hỏi con người phải giải
quyết và ra quyết định. Nếu giải quyết vấn đề và ra quyết định tốt, chúng ta sẽ
thành công, ngược lại, chúng ta sẽ phải loay hoay trong vòng luẩn quẩn “thử và
sửa sai”, dần dần mất tự tin và ta sẽ thất bại. Đối với nhà quản trị, việc giải quyết
vấn đề và ra quyết định càng trở nên quan trọng hơn và là một yếu tố không thể
thiếu trong các hoạt động thường nhật. Ra quyết định chỉ là bước cuối cùng trong
cả quá trình giải quyết vấn đề gồm: tìm hiểu vấn đề, tìm kiếm giải pháp, lựa chọn
giải pháp tối ưu và thực thi quyết định. Việc ra quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến
sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Vậy qua đề tài này giúp chúng ta:
Tìm hiểu quy trình ra quyết định và các yếu tố liên quan đến ra quyết
định. Tìm hiểu tầm quan trọng của một quyết định tối ưu. Tìm hiểu tại sao có
những quyết định mang lại hiệu quả tối ưu và những quyết định không mang lại
hiệu quả như mong muốn.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm tìm hiểu sâu hơn về việc ra quyết định quản trị và các công cụ hố
trợ việc ra quyết định quản trị.
Phân tích các yếu tố, công cụ hố trợ cho việc ra quyết định quản trị của
người quản lý.
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu ở đây là các cộng cụ hố trợ cho việc ra quyết định
quản trị như :
4 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chủ yếu nghiên cứu các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
5 Phương pháp nghiên cứu
Tìm đọc và nghiên cứu, tổng hợp tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như :
Sách, giáo trình, internet.


Quan sát thực tế, nghiên cứu các hiện tượng kinh tế qua đó rút ra nhận xét
và đư a ra giải pháp.
2


CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm ra quyết định
Quyết định quản trị là sản phẩm sáng tạo của nhà quản trị nhằm định ra
chương trình và tính chất hoạt động của tổ chức, để giải quyết một vẫn đề đã
chín muồi, trên cơ sở hiểu biết các quy luật vận động khách quan của hệ thống
bị quản trị và việc phân tích các thông tin về hiện trạng của tổ chức.
1.2 Vai trò
Việc ra quyết định có ý nghĩa rất lớn là khâu mẫu chốt trong quá trình
quản trị tổ chức. Nó là nội dung cơ bản trong hoạt động quản trị, bởi vì từ việc
điều hành các công việc hằng ngày cho đến việc giải quyết các vẫn đề lớn trong
tổ chức đều được tiến hành trên cơ sở các quyết định hợp lý. Một quyết định sai
hoặc đưa ra không đúng lúc có thể dẫn đến những thiệt hại lớn, gây khó khăn
cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Những quyết định
thiếu suy nghĩ là kết quả của thái độ thiếu trách nhiệm, bệnh quan liêu, dẫn đến
những láng phí về tiền của của tổ chức và xã hội.
1.3 Công cụ ra quyết định
1.3.1 Các công cụ định lượng
Ví dụ: doanh nghiệp dự định xây phân xưởng có hai lựa chọn
- phân xưởng lớn: lợi ròng: 2 tỷ đồng (nếu thị trường thuận lợi), hoặc –
1,8 tỷ đồng (thị trường không thuận lợi)
- phân xưởng nhỏ: lợi ròng: 1 tỷ đồng (nếu thị trường thuận lợi), hoặc –
0,2 tỷ đồng (không thuận lợi)
Xác suất thuận lợi: 0,5
Xác suất thị trường không thuận lợi: 0,5
1.3.1.1. Ma trận kết quả kinh doanh

Cách lựa chọn

Thị trường thuận lợi

Phân xưởng lớn (A)
2
Phân xưởng nhỏ (B)
1
Xác suất
0,5
EMV A = 0,5*2 + 0,5 * -1,8 = 0,1 tỷ đồng
EMV B = 0,5 * 1 +0,5 * -0,2 = 0,4 tỷ đồn
3

Thị trường không thuận
lợi
-1,8
-0,2
0,5


1.3.1.2 Cấy quyết định

Trường hợp thuận lợi : 2
EMV 1 = 0,1
Nút
quyết
định

A

Không thuận lợi : -1,8

Trường hợp thuận lợi : 1
EMV
2 = 0,4
B
Không thuận lợi : -0,2

1.3.2 Công cụ bán định lượng
1.3.2.1 Kĩ thuật Delphi
Phương pháp Delphi là một kỹ thuật hố trợ quá trình thảo luận nhóm để
đưa ra giải pháp cho một vẫn đề cụ thể. Cụ thể hơn phương pháp Delphi là một
quá trình thảo luận có bài bản để nhóm các chuyên gia tích lũy thông tin và thực
hiện chi thức. Delphi dựa trên triết lý “điều tra biện chứng” nghĩa là quá trình
thảo luận nhóm đi từ chính đề. Hay nói cách khác phương pháp Delphi dùng các
mâu thuấn nẩy sinh giữa các ý kiến trai ngược trong quá trình thảo luận nhóm,
tập chung quanh vẫn đề cụ thể để đưa ra giải pháp mới.
Chúng ta có thể tóm tắt sự ứng dụng thực tế của phương pháp Delphi
thành các bước sau:


Thứ nhất: Xây dựng một nhóm Delphi để thành lập và giám sát kế hoạch.
Thứ hai: Nhóm Delphi phải tìm ra một đội ngũ chuyên gia tham gia vào quá




trình dự đoán.
Thứ ba: Nhóm Delphi đưa ra một bảng câu hỏi.
Thứ tư: Nhóm Delphi phải kiểm tra mọi từ ngữ trong bảng câu hỏi để đảm bảo








rằng nó không gây mơ hồ.
Thứ năm: Phân phối bảng câu hỏi đến từng chuyên gia trong nhóm.
Thứ sáu: Phân tích và đưa ra các phân phối về bảng câu hỏi.
Thứ bảy: nhóm Delphi đưa ra một bảng câu hỏi mới, mục đích bảng câu hỏi này
là hướng đội ngũ chuyên gia tiến gần hơn đến sự đồng thuận.
4




Thứ tám: Đưa ra bảng câu hỏi mới cho các chuyên gia.
Thứ chín: Phân tích các đáp án mới và tiếp tục phát triển các bảng câu hỏi mới



cho đến khi đạt được kết quả ổn định.
Thứ mười: Nhóm Delphi chuẩn bị một bản báo cáo tóm lại những nội dung



chính trong suốt quá trình.
1.3.2.2 Kỹ thuật tập thể danh nghĩa
Khái niệm: Là một nhóm các nhà quản trị để tìm ra giải pháp trên cơ sở cá

nhân. Phương pháp này có những đặc điểm sau:



Những thành viên họp lại và nêu những ý kiến của mình.
Sau đó mỗi người lần lượt trình bày những ý kiến của mình, và cứ tiếp tục như
vậy cho tới khi không còn ý kiến của ai nữa, tất cả những ý kiến đều được ghi lại



đầy đủ.
Tập thể thảo luận những ý kiến cho rõ ràng và đánh giá các ý kiến và đánh giá



chung
Mỗi thành viên cho điểm những ý kiến, quyết định sau cùng là ý kiến được
nhiều điểm nhất.

5


CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG
2.1 Giới thiệu tổ chức vinamilk
Thành lập ngày 20 tháng 8 năm 1976, đến nay Vinamilk đã trở thành công
ty hàng đầu Việt Nam về chế biến và cung cấp các sản phẩm về sữa, được xếp
trong Top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam. Vinamilk không những chiếm lĩnh
75% thị phần sữa trong nước mà còn xuất khẩu các sản phẩm của mình ra nhiều
nước trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Canada,… Hoạt động hơn 10 năm trong cơ
chế bao cấp, cũng như nhiều doanh nghiệp khác chỉ sản xuất theo kế hoạch,

nhưng khi bước vào kinh tế thị trường, Vinamilk đã nhanh chóng nắm bắt cơ
hội, không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa sản
phẩm để chuẩn bị cho một hành trình mới. Từ 3 nhà máy chuyên sản xuất sữa là
Thống Nhất, Trường Thọ, Dielac, Vinamilk đã không ngừng xây dựng hệ thống
phân phối tạo tiền đề cho sự phát triển. Với định hướng phát triển đúng, các nhà
máy sữa: Hà Nội, liên doanh Bình Định, Cần Thơ, Sài Gòn, Nghệ An lần lượt ra
đời, chế biến, phân phối sữa và sản phẩm từ sữa phủ kín thị trường trong nước.
Không ngừng mở rộng sản xuất, xây dựng thêm nhiều nhà máy trên khắp cả
nước (hiện nay thêm 5 nhà máy đang tiếp tục được xây dựng), Vinamilk đạt
doanh thu hơn 6.000 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách nhà nước mỗi năm trên 500 tỉ
đồng. Cty Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa và sản phẩm từ sữa như: sữa
đặc, sữa bột cho trẻ em và người lớn, bột dinh dưỡng, sữa tươi, sữa chua uống,
sữa đậu nành, kem, phô-mai, nước ép trái cây, bánh biscuits, nước tinh khiết, cà
phê, trà… Sản phẩm đều phải đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Vinamilk
cũng đã thiết lập được hệ thống phân phối sâu và rộng, xem đó là xương sống
cho chiến lược kinh doanh dài hạn. Hiện nay, Cty có trên 180 nhà phân phối,
hơn 80.000 điểm bán lẻ phủ rộng khắp toàn quốc. Giá cả cạnh tranh cũng là thế
mạnh của Vinamilk bởi các sản phẩm cùng loại trên thị trường đều có giá cao
hơn của Vinamilk. Vì thế, trong bối cảnh có trên 40 doanh nghiệp đang hoạt
động, hàng trăm nhãn hiệu sữa các loại, trong đó có nhiều tập đoàn đa quốc gia,
cạnh tranh quyết liệt, Vinamilk vẫn đứng vững và khẳng định vị trí dẫn đầu trên
thị trường sữa Việt Nam. Trong kế hoạch phát triển, Vinamilk đã đặt mục tiêu
6


phát triển vùng nguyên liệu sữa tươi thay thế dần nguồn nguyên liệu ngoại nhập
bằng cách hỗ trợ nông dân, bao tiêu sản phẩm, không ngừng phát triển đại lý thu
mua sữa. Nếu năm 2001, Cty có 70 đại lý trung chuyển sữa tươi thì đến nay đã
có 82 đại lý trên cả nước, với lượng sữa thu mua khoảng 230 tấn/ngày. Các đại
lý trung chuyển này được tổ chức có hệ thống, rộng khắp và phân bố hợp lý giúp

nông dân giao sữa một cách thuận tiện, trong thời gian nhanh nhất. Cty Vinamilk
cũng đã đầu tư 11 tỷ đồng xây dựng 60 bồn sữa và xưởng sơ chế có thiết bị bảo
quản sữa tươi. Lực lượng cán bộ kỹ thuật của Vinamilk thường xuyên đến các
nông trại, hộ gia đình kiểm tra, tư vấn hướng dẫn kỹ thuật nuôi bò sữa cho năng
suất và chất lượng cao. Số tiền thưởng và giúp đỡ những hộ gia đình nghèo nuôi
bò sữa lên đến hàng tỷ đồng. Nhờ các biện pháp hỗ trợ, chính sách khuyến
khích, ưu đãi hợp lý, Vinamilk đã giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động
nông thôn, giúp nông dân gắn bó với Cty và với nghề nuôi bò sữa, góp phần
thay đổi diện mạo nông thôn và nâng cao đời sống; nâng tổng số đàn bò sữa từ
31.000 con lên 105.000 con. Cam kết Chất lượng quốc tế, chất lượng Vinamilk
đã khẳng định mục tiêu chinh phục mọi người không phân biệt biên giới quốc
gia của thương hiệu Vinamilk. Chủ động hội nhập, Vinamilk đã chuẩn bị sẵn
sàng từ nhân lực đến cơ sở vật chất, khả năng kinh doanh để bước vào thị trường
các nước WTO một cách vững vàng với một dấu ấn mang Thương hiệu Việt
Nam.
2.2 Xu hướng mô hình quản trị mới
Dưới đây là mô hình quản trị của tập đoàn Vinamilk

7


8


2.3 Đánh giá về công ty Vinamilk
2.3.1 Điểm mạnh


Thương hiệu mạnh : Vinamilk là thương hiệu quen thuộc được người dùng tin
tưởng sử dụng trong suốt 40 năm qua. Thương hiệu Vinamil gắn liền với các sản

phẩm sữa và sản phẩm từ sữa được người dùng tín nhiệm. Thương hiệu này
được bình chọn là một thương hiệu nổi tiếng và là một trong 100 thương hiệu
mạnh do Bộ Công Thương bình chọn. Vinamilk cũng được người tiêu dùng bình



chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao”
Marketing có hiệu quả cao: Các chương trình quản cáo, PR, marketing mang lại



hiệu quả cao.
Lánh đạo giỏi, quản lý giỏi và giàu kinh nghiệm: Vinamilk có một đội ngũ lãnh
đạo giỏi, nhiều kinh nghiệm và tham vọng được chứng minh bởi lợi nhuận kinh



doanh bền vững.
Danh mục sản phẩm đa dạng, sản phẩm có chất lượng cao nhưng giá thấp hơn
sản phẩm nhập ngoại cùng loại và thị phần lớn nhất Việt Nam trong số các nhà
cung cấp sản phẩm cùng loại: Vinamilk có một danh mục sản phẩm đa dạng,
hướng tới nhiều đối tượng khách hàng., chất lượng sản phẩm không thua kém
hàng ngoại nhập tỏng khi giá cả lại rất cạnh tranh. Đặc biệt dòng sản phẩm sữa
đặc “Ông Thọ và Ngôi sao” là sản phẩm giá rẻ, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu
của đa số người dân hiện nay. Vinamilk là doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam
với thị phần 37%, trong đó chiếm 45% thị phần trong thị trường sữa nước, 85%
thị phần về sữa đặc và sữa chua → Vinamilk có khả năng định giá bán trên thị




trường.
Mạng lưới phân phối rộng khắp, kết hợp nhiều kênh phân phối hiện đại và
truyền thống: Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp của Vinamilk là yếu
tố thiết yếu dẫn đến thành công trong hoạt động, cho phép Vinamilk chiếm lĩnh
được số lượng lớn khách hàng và đảm bảo việc đưa ra các sản phẩm mới và các
chiến lược tiếp thị hiệu quả trên cả nước. Hiện nay, Vinamilk phân phối rộng
khắp 64 tỉnh thành với 250 nhà phân phối và hơn 135.000 điểm bán hàng trên
toàn quốc.
Hệ thống phân phối kết hợp giữa hiện đại và truyền thống: Sản phẩm
9


được phân phối thông qua hệ thống Metro, siêu thị → người tiêu dùng (kênh
hiện đại); nhà phân phối → điểm bán lẻ → người tiêu dùng ( kênh truyền
thống).


Quan hệ tốt với nhà cung cấ, chủ động nguồn nguyên liệu đầu và, đầu tư việc
cung cấp sữa bò:
Vinamilk đã xây dựng mối quan hệ bền vững với nhà cung cấp thông qua
chính sách hỗ trợ tài chính cho nông dân để mua bò sữa và mua sữa có chất
lượng tốt với giá cao. Điều này giúp bảo đảm nguồn cung cấp nguyên vật liệu
cho hoạt động sản xuất.Công ty đã ký kết hợp đồng hàng năm với các nhà cung
cấp sữa và hiện tại 40% sữa nguyên liệu được mua từ thị trường trong nước. Các
nhà máy sản xuất của Vinamilk được đặt tại các vị trí chiến lược gần nông trại,
cho phép Vinamilk ngoài việc duy trì và đẩy mạnh quan hệ với nhà cung cấp còn
đảm bảo thu mua được sữa tươi với chất lượng tốt.
Công ty đã và đang có những dự án trực tiếp chăn nuôi bò sữa, ngoài tra
còn hỗ trợ nông dân nuôi bò sữa , nhằm chủ động hơn về nguyên liệu đầu vào.
Bên cạnh đó, công ty đã có dự án nuôi bò sữa ở New Zealand (quốc gia xuất

khẩu sữa nguyên liệu nhiều nhất vào thị trường Việt Nam) nhằm chủ động hơn
về nguồn nguyên liệu.



Tài chính mạnh: Trong khi nhiều doanh nghiệp đang khó khăn vì lãi suất vay thì



Vinamilk có cơ cấu vốn khá an toàn, tỉ lệ Nợ/Tổng tài sản là 16,7% (2009).
Thiết bị và công nghệ hiện đại: Vinamilk sử dụng công nghệ sản xuất và đóng
gói hiện đại tại tất cả các nhà máy. Công ty nhập khẩu công nghệ từ các nước
châu Âu như Đức, Ý, Thụy Sĩ để ứng dụng vào dây chuyền sản xuất. Vinamilk
là công ty duy nhất tại Việt Nam sở hữu hệ thống máy móc sử dụng công nghệ
sấy phun đo Niro của Đan Mạch. Ngoài ra, công ty còn sử dụng các dây chuyền
sản xuất đạt chuẩn quốc tế do Tetra Pak cung cấp để cho ra sản phẩm sữa và các
sản phẩm giá trị cộng thêm khác.

10


2.3.2 Điểm yếu


Chưa chủ động được nguồn nguyên liệu: Chưa chủ động được nguồn nguyên
liệu, phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu( 60%) vì vậy chi phí đầu vào bị



tác động mạnh từ giá sữa thế giới và biến động tỷ giá.

Thị phần sữa bột chưa cao, chưa cạnh tranh được với các sản phẩm sữa bột nhập
khauar từ Mỹ, Ucs, Hà Lan…. Theo báo cáo mới nhất của BVSC thị trường sữa
bột trong nước do sản phẩm sữa nhập khẩu chiếm 65%, Dutchlady chiếm 20%,
Vinamilk chiếm 16%.
2.3.3 Cơ hội



Nguồn nguyên liệu cung cấp đang nhận được sự trợ giúp của chính phủ, nguyên



liệu nhập khẩu có thuế suất giảm
Nguồn nguyên liệu cung cấp đang nhận được sự trợ giúp của chính phủ, nguyên



liệu nhập khẩu có thuế suất giảm
Lực lượng khách hàng tiềm năng cao và nhu cầu lớn: Ngành sữa đang ở trong
giai đoạn tăng trưởng nên Vinamilk có nhiều tiềm năng phát triển. Hơn nữa, nhu
cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa tại Việt Nam tăng trưởng ổn định. Cùng với sự
phát triển của kinh tế, người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và sử
dụng nhiều hơn các sản phẩm sữa. Mức tiêu thụ bình quân của Việt Nam hiện
nay là 14l/người/năm, thấp hơn so với Thái Lan (23l/người/năm), Trung Quốc
(25l/người/năm).
Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ (trẻ em chiếm 36% dân số) và mức tăng
dân số là trên 1%/năm, đây là thị trường rất hấp dẫn. Thu nhập bình quân đầu
người tăng trên 6%/năm.




Đối thủ cạnh tranh đang bị suy yếu do các vấn đề liên quan đến chất lượng và
quan điểm người Việt dùng hàng Việt đang được hưởng ứng:
Sau hàng loạt phát hiện về sản phẩm sữa nhiễm melamine tại Trung
Quốc, các nước lân cận và việc một số sản phẩm sữa bột thành phẩm có hàm
lượng đạm thấp hơn nhiều so với hàm lượng công bố trên bao bì tiếp tục được
phát hiện trong năm 2009 đã góp phần thúc đẩy xu hướng người tiêu dùng
chuyển sang sử dụng sản phẩm của những thương hiệu có uy tín. Đây là cơ hội
lớn cho Vinamilk khẳng định chất lượng sản phẩm của mình.
Cùng với cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”
11


(8/2009) mà mặt hàng sữa được vận động đầu tiên đã làm tăng thêm sức cạnh
tranh của các công ty sữa trong nước, trong đó có Vinamilk.
2.3.4 Thách thức


Sự tham gia thị trường của nhiểu đối thủ cạnh tranh mạnh: Thị trường sữa cạnh
tranh quyết liệt khi có rất nhiều công ty tham gia ,đặc biệt là các công ty sữa lớn



trên thế giới như: Nestle, Dutchlady, Abbott, Enfa, Anline, Mead Jonhson,..
Lộ trình cắt giảm thuế mà Việt Nam đã cam kết khi gia nhập WTO là giảm thuế
cho sữa bột từ 20% xuống 18%, sữa đặc từ 30% xuống 25% → đây là cơ hội để
đối thủ cạnh tranh của Vinamilk dễ dàng hơn trong việc xâm nhập thị trường




Việt Nam.
Nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định:
Ngành chăn nuôi bò sữa hiện tại ở Việt Nam chủ yếu là hộ gia đình (95%)
. Tổng sản lượng sữa tươi chỉ đáp ứng được 20 -25% lượng sữa tiêu dùng, còn
lại phải nhập khẩu. Sau một số năm phát triển quá nóng, từ năm 2005 sự phát
triển của ngành chăn nuôi bò sữa cũng đã chững lại và bộc lộ một số khó khăn,
yếu kém mới, nhất là trong vấn đề tổ chức quản ly vĩ mô và tổ chức quản ly sản
xuất các cơ sở chăn nuôi → thách thức đối với sự ổn định nguồn nguyên liệu.
Vào năm 2010, nếu vòng đàm phán Doha thành công, các nước phát triển
sẽ cắt giảm hoặc bỏ trợ cấp nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi bò sữa
nói riêng, giá sữa nguyên liệu sẽ tăng. Chi phí thức ăn chăn nuôi bò sữa chiếm
70% giá bán sữa trong khi đó, chi phí này ở Thái Lan chỉ chiếm 57%, Đài Loan
chưa đến 43%. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành sữa nguyên liệu
cao, trong khi giá nhập nguyên liệu của các công ty chế biến sữa thấp, người
nông dân nuôi bò sữa không mặn mà với công việc của mình. Người chăn nuôi
bò sữa hầu như không có lợi nhuận, trong khi lại bị các nhà mua nguyên liệu ép
giá → có thể làm cho nguồn nguyên liệu sữa tươi trong nước giảm đi, đẩy
Vinamilk vào thế cạnh tranh mua với các doanh nghiệp thu mua sữa khác.



Khách hàng: Thị trường xuất khẩu gặp nhiều rủi ro và tâm lý thích sử dụng
hàng ngoại của KH.
Hơn 90% lợi nhuận từ xuất khẩu đến từ thị trường Iraq – đây là thị
trường có nhiều rủi ro cả về chính trị và kinh tế. Do vậy, lợi nhuận từ xuất khẩu
12


của Vinamilk vẫn chưa có tĩnh vững chắc.
Lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người

tiêu dùng, đòi hỏi doanh nghiệp luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Các vấn đề
về an toàn thực phẩm có thể làm người tiêu dùng e ngại và kỹ càng hơn khi sử
dụng các sản phẩm sữa.
Tâm lý thích sử dụng hàng ngoại của người Việt Nam là thử thách lớn đối
với Vinamilk và các doanh nghiệp trong ngành.
Chương 3 Giải pháp
Trong cuộc sống hàng ngày cũng như công việc, có rất nhiều sự việc phức
tạp buộc chúng ta phải có “kỹ năng giải quyết vẫn đề tốt”. Dù giải quyết theo
hướng nào nhưng những kỹ năng cần thiết dưới đây đều giúp chắc rằng bạn
đang đi đứng hướng. Dưới đây là một số giải pháp giúp việc ra quyết định quản
trị được tốt hơn:
Hiểu rõ nguồn gốc vấn đề: Sự việc bất kỳ dù lớn hay nhỏ nhưng để tìm
được phương pháp giải quyết vấn đề khoa học thì việc trước tin bạn phải hiểu rõ
được nguồn gốc của việc đó. Ví dụ khi bạn thực hiện một dự án, đi đến giữa
chẳng đường bị rơi vào bế tắc không như kế hoạch ban đầu, khiến cho tiến trình
công việc bị chậm.
Lúc này thay vì cố tìm cách để tiếp tục thúc đẩy tiến trình, bạn hãy bình
tĩnh nhìn lại toàn bộ kế hoạch xem mình đã mắc lỗi ở đâu, nguyên nhân nào
khiến cho dự án bị đình trệ như vậy, khi đã tìm ra được nguồn gốc nguyên nhân
vấn đề bạn sẽ có giải pháp tốt để xử lý vấn đề đó mà không làm ảnh hưởng đến
kết quả công việc.
Phân tích vấn đề: Sau khi đã tìm hiểu rõ nguyên nhân vấn đề, việc tiếp
theo bạn hãy bắt tay vào phân tích vấn đề đó. Phân tích vấn đề giúp bạn hiểu rõ
hơn về bản chất của vấn đề, biết được vấn đề đó sai ở đâu, sai như thế nào, có
nghiêm trọng hay không và đưa ra các lựa chọn hợp lý nhất để xử lý vấn đề một
cách tốt nhất.
Đơn giản hoá mọi việc: Bạn đã phân tích xong, biết được sự việc đó mắc
lỗi ở đâu, cần giải quyết vấn đề như thế nào, tiếp theo bạn hãy đơn giản hóa vấn
đề đó. Hãy giả sử rằng đó là vấn đề không hề phức tạp và mình sẽ tìm ra được
13



giải pháp khoa học nhất để xử lý nó. Không nên làm quan trọng hóa vấn đề, bởi
như vậy vô tình bạn đẩy mình vào tình huống khó, luôn căng thẳng vì cho rằng
vấn đề của mình quá lớn, không dễ dàng tìm được cách giải quyết.
Lật ngược vấn đề: Có thể trước đó bạn đã gặp nhiều vấn đề khác nhau và
đều được xử lý nhanh gọn bằng một giải pháp chung, nhưng đến vấn đề này bạn
đã áp dụng giải pháp cũ nhưng không hiệu quả. Đừng lo lắng, bạn hãy tìm ra
giải pháp mới, bỏ qua lối mòn mà trước đây bạn thường đi, bởi mỗi vấn đề sẽ có
đặc điểm khác nhau, không phải vấn đề nào cũng có thể áp dụng một giải pháp
giải quyết được, hãy mạnh dạn thay đổi, bạn sẽ có kết quả bất ngờ. Học thêm bí
quyết lật ngược vấn đề từ chương trình đào tạo kỹ năng giao tiếp.
Nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau: Đừng gò bó mình
trong khuôn khổ, hãy nhìn vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau sẽ giúp cho bạn
thấy được điểm mấu chốt của vấn đề là gì. Đó là cách nhìn bao quát nhất, bạn sẽ
biết mình đã làm được những gì, chưa làm được gì, cái gì làm chưa tốt khi đó
bạn sẽ biết được vấn đề đó phát sinh từ đâu, tại sao lại mắc phải nó, làm thế nào
để thoát khỏi khúc mắc đó để tiếp tục đi tiếp.
Chọn giải pháp: Sau khi nhìn nhận, đánh giá và đưa ra các giải pháp,
bước tiếp theo vô cùng quan trọng sẽ quyết định đến kết quả của vấn đề là chọn
giải pháp. Nếu bạn chọn giải pháp sai đồng nghĩa với việc giải quyết vấn đề của
bạn sẽ rơi vào bế tắc. Vì vậy, hãy cân nhắc thật kỹ giải pháp. Hãy nhìn lại nguồn
gốc phát sinh, đánh giá vấn đề thật cẩn thận để chắc chắn rằng giải pháp bạn lựa
chọn là hợp lý nhất.
Đề ra mục tiêu: Bạn đã chọn được giải pháp giải quyết vấn đề, việc tiếp
bạn cần làm là đề ra mục tiêu. Khi làm bất kỳ việc gì bạn đều cần phải có mục
tiêu. Mục tiêu sẽ giúp bạn định hình được đích đến của mình và làm thế nào để
đi được đến cái đích cuối cùng đó.
Thực hiện: Mọi thứ đã được chuẩn bị hoàn tất, bây giờ nhiệm vụ của bạn
là bắt tay vào thực hiện hay đúng hơn là bắt đầu tiến hành giải quyết vấn đề.

Đây là khâu vô cùng quan trọng, những vấn đề có thể phát sinh thêm sẽ xuất
hiện ở giai đoạn này. Vì vậy, thay vì bị động thực hiện theo những kế hoạch đã
14


vạch sẵn, bạn hãy luôn chủ động để đối phó với các vấn đề phát sinh, để chắc
chắn rằng vấn đề của bạn sẽ được giải quyết tốt nhất và mang lại kết quả như
mong muốn.
Kỹ năng giải quyết vấn đề: Đánh giá lại kết quả vấn đề: Đánh lại lại
kết quả vấn đề là việc bạn tổng kết lại toàn bộ quá trình giải quyết của bạn từ
khâu xác định nguồn gốc cho đến khi vấn đề được giải quyết xong. Việc làm này
giúp bạn có cái nhìn tổng quát về toàn bộ vấn đề, những giải pháp, cách lựa
chọn giải pháp, quá trình thực hiện từ đó bạn sẽ rút ra được kinh nghiệm cho bản
thân và cho những lần giải quyết vấn đề sau này. Để có được những kỹ năng trên
bạn hãy thường xuyên rèn luyện cho mình bằng những tình huống thực tế. Đừng
chủ quan nghĩ rằng bạn sẽ không bao giờ phải giải quyết vấn đề gì bởi mọi việc
bạn làm đều đã được tính toán kỹ lưỡng, như vậy sẽ khiến bạn dễ rơi vào thế bị
động khi gặp phải vấn đề khó.
Học cách giải quyết vấn đề từ người Nhật
Nhắc đến Nhật Bản là chúng ta nghĩ đến một đất nước cần cù, nghiêm
khắc, kỷ luật trong lao động và có ý chí quật cường. Nhật là đất nước nghèo về
tài nguyên nhưng lại vô cùng phát triển bởi sự cố gắng lao động của chính người
dân nước này. Chất lượng và năng suất làm việc của Nhật là điều không cần bàn
cãi. Vậy họ làm việc thế nào mà đạt được những kết quả lớn lao như vậy? Hãy
cùng đọc câu chuyện dưới đây được chúng tôi sưu tầm từ những bài học về kỹ
năng sống:
Trong một buổi trao đổi về năng suất chất lượng với một công ty Nhật
Bản, một chuyên gia về chất lượng đã chia sẻ với tôi một câu chuyện rất có ý
nghĩa như sau:
Trong một công ty A là công ty lớn nhất của Nhật Bản về ngành mỹ phẩm

bị khách hàng khiếu nại là mua phải một hộp xà bông mà bên trong không có xà
bông, chỉ là 1 hộp rỗng. Công ty nọ đang vận hành hệ thống TQM. Ngay khi
nhận được thông tin từ khách hàng, đội ngũ quản lý chất lượng lập tức tiến hành
lập phiếu CAR, điều tra nguyên nhân và đề ra hướng khắc phục sự cố.
Chuyên gia chất lượng tại công ty A đã đề xuất mua một hệ thống X
15


Quang để chụp toàn bộ hoạt động của dây chuyền sản xuất, tuyển 2 người giám
sát hệ thống soi chiếu nhằm đảm bảo tất cả những hộp xà phòng không còn bị
lỗi “không có xà phòng trong hộp” như khách hàng đã nêu. Việc này đã thành
công, khách hàng không còn phàn nàn nữa và chuyên gia quản lý chất lượng
trên rất hả hê vì đã giải quyết rốt ráo vấn đề.
Tuy nhiên, tại một công ty nhỏ tại Nhật, công ty B cũng xảy ra tình trạng
tương tự. Do là công ty nhỏ, không thể có năng lực tài chính để có thể mua cả 1
hệ thống X Quang cũng như không thể thuê 2 nhân viên chỉ để giám sát hệ
thống X Quang nhằm tránh xảy ra lỗi trên. Vì vậy, giám đốc công ty đã tìm cách
giải quyết. Cuối cùng, ông mua về 1 quạt gió công nghiệp loại lớn và cho thổi
vào dây chuyền đóng gói. Những hộp xà phòng nào không có xà phòng bên
trong lập tức bị quạt gió thổi bay xuống chuyền. Không cần ai vận hành cũng
không hề tốn kém. Kết quả là công ty B cũng đã giải quyết được vấn đề mà
khách hàng phàn nàn trên. Sau khi nghe câu chuyện, có 3 vấn đề mà chúng ta
cần suy ngẫm về phong cách Nhật Bản:
Thứ 1: Đối với những lỗi nhỏ mà khách hàng phàn nàn, họ sẵn sàng đầu
tư rất lớn để giải quyết những vướng mắc trên. Dù thiếu xà phòng trong hộp là
rất nhỏ, nhưng họ sẵn sàng bỏ hàng chục ngàn USD để đầu tư hệ thống X
Quang giám sát.
Thứ 2: Trong cái khó ló cái khôn Công ty B do không đủ nguồn lực, nên
đã tìm 1 cách khác sáng tạo hơn và hầu như không tốn kém. Đây là một trong
những điểm thể hiện sự thông minh và uyển chuyển của các công ty Nhật Bản.

Thứ 3: Những điển cứu như trên được các công ty Nhật Bản thông tin cho
nhau một cách nghiêm túc để rút kinh nghiệm. Và chính công ty A về sau đã
chuyển dây chuyền X Quang sang một công đoạn khác để kiểm tra chất lượng
sản phẩm đầu vào và dùng cách của công ty B để giải quyết trường hợp của
mình. Đây là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam cần học tập. Hệ thống truyền
thông về cải tiến chất lượng tại Việt Nam hầu như chỉ khu trú trong nội bộ doanh
nghiệp mà không trong hệ thống ngành, do đó những trường hợp xảy ra tại công
ty này hầu như không được những công ty trong ngành biết và áp dụng.
16


Tại Nhật Bản, những trung tâm năng suất chất lượng hầu như có mặt tại
từng địa phương và hoạt động rất hiệu quả. Đây là những nhân tố giúp Nhật Bản
phát triển thần kỳ như ngày hôm nay. Không biết khi nào Việt Nam có được
những bước chuyển biến như vậy?…

17



×