Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Đề 8: Nhà triết học Hi Lạp, Đênông đã nói với một người bẻm mép: “Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”Anh (chị) hiểu thế nào về ý kiến trên. Hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về. vấn đề đặt ra trong ý kiến đó?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.08 KB, 18 trang )

Đề 1:Tình thương là hạnh phúc của con người
1. Mở bài
- Trong cuộc sống, ai cũng từng nói hoặc từng nghe 2 tiếng tình thương. Song có một
thực tế khó phủ nhận không phải ai cũng thấu hiểu sâu sắc hai chữ rất đỗi giản dị mà
vô cùng thiêng liêng ấy.
- Quan niệm “Tình thương là hạnh phúc của con người” có thể được xem là một cách
hiểu đáng tin cậy.
2. Thân bài
a) Giải thích ý kiến
- Giải thích từ ngữ:
+ Tình thương là một khái niệm chỉ một phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con
người. Đó là tình cảm thương yêu, chia sẻ và đùm bọc một cách thắm thiết.
+ Hạnh phúc là khái niệm chỉ trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt ý
nguyện.
- Nội dung câu nói: “Tình thương là hạnh phúc của con người” là cách nói định nghĩa về
tình thương: tình cảm yêu thương, chia sẻ, đùm bọc thắm thiết của con người sẽ đem
đến cho con người niềm sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. Thực
chất đấy là cách diễn đạt cô đọng về ý nghĩa, tác dụng của tình thương đối với đời sống
con người.
b) Bàn luận
(1) Biểu hiện của tình thương trong cs
- Tình thương giữa những người có quan hệ ruột thịt, thân thích:
+ Tình yêu thương, sự chăm sóc, sự hi sinh… tự nhiên, tự nguyện của ông bà, cha mẹ
dành cho con cháu.
+ Sự nhường nhịn, giúp đỡ giữa anh chị em…
+ Sự đùm bọc, cưu mang… giữa những người họ hàng.
+ Sự kính trọng, biết ơn, thái độ quan tâm phụng dưỡng…của con cháu đối với ông bà
cha mẹ.
Tình yêu thương là liều thuốc an thần để con người thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống

- Tình thương yêu dành cho đồng bào, đồng loại:


+ Thái độ đồng cảm, xót thương chân thành, sâu sắc dành cho những con người có số
phận đau khổ, bất hạnh: những đứa trẻ mồ côi, những người già cô đơn, những người
bị hắt hủi, những người tật nguyền, người sống trong nghèo khó, người mang căn bệnh
hiểm nghèo…
+ Thái độ quan tâm, hành động sẵn sàng chia sẻ vật chất cho những người sống khó
khăn, thiếu thốn, cần sự giúp đỡ ở quanh mình: ủng hộ tiền, đồ dùng sinh hoạt, tham
gia các hoạt động xã hội, từ thiện do các cấp, các nghành phát động như hiến máu
nhân đạo, phong trào tình nguyện, nhịp cầu trái tim, nối vòng tay lớn, chăm sóc trẻ em
khuyết tật, trẻ em mồ côi trong làng SOS…
+ Tích cực lên án, đấu tranh chống lại những thế lực đày đoạ, bóc lột, ngược đãi con
người.
(2) Ý nghĩa, tác dụng của tình thương trong cuộc sống


- Tình thương yêu sẽ là ngọn lửa sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ,
bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh cô đơn, đau khổ,
bất hạnh ấy.
- Tình thương tạo sức mạnh cảm hoá kì diệu đối với những người “lầm đường lạc lối”,
thậm chí cả kẻ thù.
- Được sống trong tình yêu thương là niềm hạnh phúc lớn để con người trở nên lương
thiện: những đứa trẻ được nuôi dưỡng, lớn lên trong tình yêu thương sẽ có tâm hồn
nhạy cảm với những buồn vui, biết yêu thương quan tâm đến người khác ở quanh
mình. Trái lại, những đứa trẻ bị đối xử thô bạo, bị hắt hủi, bị ruồng bỏ sẽ là bất hạnh
khôn cùng…
Con người luôn hạnh phúc khi được yêu thương

- Con người hạnh phúc vì được sống khi bị cái chết rình rập, được ăn khi đang đói,
được đầy đủ khi đang nghèo khó, được hi vọng khi đang tuyệt vọng, được thành công
sau thất bại… nhưng niềm hạnh phúc lớn lao nhất vẫn là được sống trong tình thương.
(3) Mở rộng, phản đề

- Không chỉ người được nhận tình thương mới hạnh phúc mà cả người trao gửi tình
thương cũng được hạnh phúc vì hạnh phúc không phải chỉ là “nhận” mà còn là “cho”.
- Phê phán những người trong xã hội sống thiếu tình thương, vô cảm, dửng dưng trước
nỗi đau chung của đồng loại; những kẻ ích kỉ, chỉ biết lo cho cuộc sống của bản thân
mình mà không quan tâm đến bất cứ ai.
c) Bài học nhận thức và hành động
- Câu nói đã khẳng định vai trò của tình thương trong cuộc sống con người.
- Chúng ta hãy nâng niu hạnh phúc gia đình; hãy sống yêu thương, biết sẻ chia, đồng
cảm với những cảnh ngộ trong cuộc đời.
3. Kết bài
- Trên thế gian này không có vị thần nào đẹp hơn thần mặt trời, không có ngọn lửa nào
đẹp hơn ngọn lửa yêu thương. Vì thế, hãy mở rộng lòng mình, dang rộng cánh tay để
đón nhận và cho đi điều tuyệt vời nhất của tình người, đó là tình yêu thương.

Đề 2: Phân tích và làm sáng tỏ ý nghĩa của câu nói: “Đường đi không
khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”
(Nguyễn Bá Học).
1. Mở bài
- Có rất nhiều yếu tố giúp con người thành công trong cuộc sống. Người xưa thì khái
quát thành “Thiên thời, địa lợi, nhân hoà”. Người nay lại khẳng định lí tưởng cao đẹp,
phương pháp đúng đắn, hiểu biết sâu sắc, bản lĩnh sáng tạo…
- Song có lẽ, không ai phủ nhận vai trò của ý chí, nghị lực. Câu nói của Nguyễn Bá Học
“Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông ” góp
thêm một tiếng nói đáng tin cậy về vai trò của ý chí, nghị lực.
2. Thân bài
a) Giải thích ý kiến
- Giải thích từ, hình ảnh:
+ “ngăn sông cách núi” là một hình ảnh vừa mang ý nghĩa cụ thể chỉ những không gian
địa lí hiểm trở, vừa chứa ý nghĩa khái quát về những chướng ngại, thử thách, khó khăn
khách quan



+ “lòng người ngại núi e sông”: diễn tả những chướng ngại, thử thách, khó khăn thuộc
chủ quan – bản thân con người chưa thông suốt về tư tưởng, không có ý chí, quyết
tâm, nhụt chí, nản lòng.
+ “đường đi” không chỉ có ý nghĩa cụ thể mà còn là cách nói khái quát về công việc, sự
nghiệp:
- Nội dung câu nói: Câu nói muốn khẳng định và nhấn mạnh yếu tố tinh thần, tư tưởng
của con người đối với công việc. Một khi tư tưởng thông suốt, tinh thần vững vàng thì
sẽ có quyết tâm cao, có ý chí mạnh mẽ để vượt qua được khó khăn, thử thách.
b) Bàn luận
(1) Vai trò của ý chí, nghị lực:
- Con đường đời luôn ẩn chứa nhiều chông gai thử thách. Bởi vậy, khi thực hiện một
công việc, xây dựng một sự nghiệp, nếu bản thân con người chưa thông suốt về tư
tưởng, không có ý chí, quyết tâm, nhụt chí, nản lòng… thì khó có thể vượt qua những
thử thách dù lớn hay nhỏ.
- Vượt qua khó khăn thử thách của đường đời đã khó, vượt qua sự ngại khó ngại khổ
của bản thân còn khó hơn. Vì thế, con người cần nhận thức đúng, sâu sắc tư tưởng để
có tinh thần vững vàng. Ý chí, nghị lực, quyết tâm chính là sức mạnh tinh thần để con
người bắt tay thực hiện công việc nhanh chóng và hiệu quả. Khi ấy, dù đối mặt với
những thử thách bất ngờ, tưởng như quá khả năng, con người vẫn sẽ có cách để khắc
phục, chiến thắng.
(2) Biểu hiện của ý chí, nghị lực trong đời sống và trong văn học
- Trong đời sống:
+ Nhờ có ý chí, quyết tâm cao độ, Bác Hồ kính yêu mới vượt qua bao khó khăn, thử
thách trên hành trình bôn ba suốt ba mươi năm tìm đường cứu nước. Chính Bác cũng
đã khẳng định vai trò to lớn của ý chí, nghị lực:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên
+ Trong lịch sử giữ nước, dân tộc ta, nếu không có quyết tâm cao, ý chí sắt đá giành
độc lập, mang nặng tâm lí “nước nhược tiểu”, sẽ không thể có nguồn sức mạnh tinh
thần vô địch để đứng vững và chiến thắng các thế lực ngoại xâm hung bạo, hùng hậu,
hung hãn (cuộc chiến đấu chống Mông Nguyên, cuộc đấu tranh vệ quốc chống Pháp và
giải phóng đánh Mĩ…).
+ Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, bằng sức mạnh của tinh thần, chúng ta đã vượt
lên nhiều thử thách để bảo vệ thành quả dựng nước của cha ông ta, làm cho tổ quốc
Việt Nam ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, có thể sáng vai với bạn bè quốc tế…
+ Các nhà khoa học đã nghiên cứu kiên trì, bền bỉ…để có được những phát minh, công
trình khoa học giúp ích cho con người.
- Trong văn học nghệ thuật:
+ Có nhiều nhà văn bằng ý chí, nghị lực phi thường đã vượt lên hoàn cảnh, cs nghèo
khổ, xh xấu xa để trở thành những nhà văn lớn được kính trọng về nhân cách và tài
năng (Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Gorki, Solokhop, Victor Hugo,
Moda…)
+ Có rất nhiều tác phẩm ca ngợi, khẳng định sức mạnh kì diệu của ý chí, nghị lực con
người (anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa, tổ nữ trinh sát mặt đường trong Những


ngôi sao xa xôi, những người lính trong thơ ca kháng chiến Đồng chí, Tây Tiến, Bài thơ
về tiểu đội xe không kính…
(3)Mở rộng, phản đề
- Câu nói trên đề cao tinh thần vượt khó chứ không khuyên con người đạt được mục
tiêu bằng mọi giá.
- Phê phán những người vừa gặp khó khăn đã nản chí, vừa gặp thất bại đã buông xuôi,
chưa làm được việc mà đã tưởng tưởng ra những khó khăn, nguy hiểm…
c) Bài học nhận thức và hành động
- Câu nói đã khẳng định được vai trò quan trọng của ý chí, nghị lực đối với việc vượt
qua khó khăn thử thách trên đường đời của mỗi người.

- Mỗi chúng ta cần rèn luyện ý chí, nghị lực để sẵn sàng đối diện với những khó khăn
thử thách.
3. Kết bài
- Như vậy, trên đường đời đầy gian nan thử thách, mỗi người phải có nghị lực sống để
vượt qua tất cả, “nghị lực sống sẽ mở ra cho chúng ta những con đường đi đến thành
công!”.

Đề 3: Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO
đề xướng Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự
khẳng định mình.
1. Mở bài
- Con người khi sinh ra đến lúc từ giã cuộc đời, ai cũng phải trải qua việc học nhưng
không phải ai cũng có ý thức xác định mục đích của việc học, và không phải ai cũng
xác định đúng đắn mục đích học tập.
- Mỗi xã hội, mỗi thời đại, mỗi con người có mục đích học tập không giống nhau. Tổ
chức UNESCO đã đề xướng “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự
khẳng định mình” nhằm xác định mục đích học tập có tính toàn cầu. Đó là học để tiếp
thu kiến thức, biết vận dụng vào đời sống, nhằm tự khẳng định mình.
2. Thân bài
a) Giải thích, bàn luận từng nội dung của ý kiến
(1) Học để biết
- Giải thích:
+ Học là quá trình tiếp thu tri thức từ sách vở, trường học; từ thực tế cuộc sống trường
đời…
+ Học để biết là mục đích đầu tiên của việc học. “Biết” là tiếp thu, mở mang, có thêm
kiến thức về đời sống tự nhiên, xã hội, con người. Con người từ chưa biết đến biết hết,
từ biết ít đến biết nhiều, từ biết sơ sài đến biết sâu sắc, từ chỗ biết một lĩnh vực mà có
thể hiểu biết về nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau…
- Bàn luận:
+ Nhờ học, con người có được những hiểu biết phong phú, đa dạng về mọi lĩnh vực

của đời sống xã hội; tự làm giàu kho tri thức khoa học của mình trong các lĩnh vực tự
nhiên, xã hội và nhân văn; tạo được vốn sống sâu sắc.
+ Điều có ý nghĩa quan trọng hơn là qua những tri thức đó, con người có khả năng hiểu
biết về bản chất con người và tự nhận thức về bản thân. Nói cách khác, nhờ học, con
người có thể biết người biết mình…


(2) Học để làm
- Giải thích:
+ Là mục đích tiếp theo của việc học theo đề xướng của UNESCO. Làm là vận dụng
kiến thức, hiểu biết có được vào thực tế cuộc sống. Đây là nội dung thể hiện mục đích
thiết thực nhất của việc học - học đi đôi với hành.
+ Làm trước hết để tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần cụ thể phục vụ nhu cầu sống
của bản thân và góp phần tạo ra của cải cho xã hội.
- Bàn luận: Học mà không làm thì kiến thức có được không tạo nên những giá trị vật
chất, tinh thần mới cho bản thân và cho xã hội, không bền vững, không được sàng lọc.
(3) Học để chung sống
- Giải thích: Là một trong những mục đích quan trọng nhất của việc học. Chung sống là
khả năng hoà nhập xã hội, kĩ năng giao tiếp, ứng xử.. để tự thích nghi với mọi môi
trường sống, các quan hệ phức tạp xã hội của con người trong quá trình sống. Đây là
hệ quả tất yếu của việc biết, làm.
- Bàn luận: Bởi lẽ, con người là tổng hoà của những mối quan hệ xã hội. Bản chất, giá
trị, nhân cách con người được hình thành, nuôi dưỡng, khẳng định, thử thách trong các
mối quan hệ đó.
(4) Học để tự khẳng định mình
- Giải thích:
+ Là mục đích sau cùng của việc học trong đề xướng của UNESCO. Tự khẳng định
mình là tạo lập được vị trí, chỗ đứng vững vàng trong xã hội, thể hiện sự tồn tại có ý
nghĩa của cá nhân mình trong cuộc đời. Mỗi con người chỉ có thể khẳng định mình khi
có hiểu biết, có năng lực hành động, có khả năng chung sống.

- Bàn luận: Từ việc học, mỗi con người sẽ có cơ hội khẳng định tri thức mình tích luỹ
được: khẳng định khả năng lao động, sáng tạo; khẳng định nhân cách, phẩm chất…
b) Bình luận, mở rộng
- Mục đích học tập này đã thực sự đáp ứng, hoàn toàn phù hợp với yêu cầu đào tạo,
giáo dục con người trong thời đại ngày nay. Đây là mục đích học tập không phải chỉ
dành riêng cho đối tượng HS SV mà còn dành cho tất cả những ai là người học. Vì thế,
có thể coi đây là mục đích học tập chung, có tình chất toàn cầu.
- Từ mục đích học tập đúng đắn này, mỗi người học thấy rõ những sai lầm trong nhận
thức về việc học: học không có mục đích; coi việc học là thực hiện nghĩa vụ nặng nề
với người khác chứ không phải vì mình; học vì bằng cấp; học vì thành tích; học mà
không có khả năng làm, không biết chung sống, không thể khẳng định mình.
VD: Học sinh THPT không biết viết đơn xin nghỉ học đúng quy cách; kĩ sư giỏi được
đào tạo bài bản mà không chế tạo được những công cụ trong sản xuất nông nghiệp; có
bằng cấp học vị nhưng cách ứng xử thì vụng về, lối sống lại thiếu văn hóa…
+ Mục đích học tập giúp con người, xã hội điều chỉnh được nhận thức về thời gian học:
không chỉ học ở một giai đoạn mà còn phải học suốt đời; nơi học: không chỉ ở nhà
trường mà ngoài xã hội; Cần điều chỉnh quan niệm về người dạy: không chỉ là người
truyền dạy tri thức mà còn dạy làm người, không chỉ là thầy giáo mà còn là tất cả xã
hội.
+ Mục đích học tập này còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giúp người học
xác định mình cần học những gì (nội dung thiết thực) và phải học như thế nào (lựa
chọn phương pháp, cách thức học phù hợp, hiệu quả).
c) Bài học nhận thức và hành động


- Nội dung đề xướng về mục đích học tập của UNESCO thật sự đúng đắn, toàn diện,
đầy đủ.
- Mỗi chúng ta cần xác định đúng mục tiêu của việc học, cần tìm được phương pháp
học tập phù hợp và hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng học tập, nhằm rút ngắn con
đường chinh phục ước mơ, mục đích của mình.

3. Kết bài
- Lê-nin từng nói “Học, học nữa, học mãi”. Hãy không ngừng học tập, không ngừng mở
mang tri thức, nâng cao trí tuệ của bản thân. Hãy để học tập không chỉ là trách nhiệm,
nghĩa vụ mà còn là niềm yêu thích của mỗi người.

Đề 4: Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh với con người cũng quan
trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết.
1. Mở bài
- Trong cuộc sống, nhiều khi người ta chỉ nghĩ đến việc ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn
kết mà ít chú ý phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người. Hai vấn đề ấy rất chặt
chẽ với nhau, quan trọng và cần thiết như nhau.
- Ý kiến: “Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh với con người cũng quan trọng và cần thiết
như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết” thật sâu sắc và đúng đắn.
2. Thân bài
a) Giải thích vấn đề
- Lòng vị tha, tình đoàn kết:
+ Lòng vị tha: là tấm lòng biết vì người khác, vì lợi ích chung của cộng đồng hay xã hội;
+ Tình đoàn kết: là tình cảm làm cho nhiều người liên hợp với nhau tạo thành một khối
nhất trí, gắn bó trên cơ sở một lợi ích chung nào đó.
à Lòng vị tha và tình đoàn kết là những tình cảm cao đẹp của con người. Lòng vị tha và
tình đoàn kết được thể hiện thường xuyên là cơ sở hình thành lối sống nhân ái, hoà
hợp – một trong những lối sống đẹp nên thường được ca ngợi, biểu dương, trân trọng.
- Thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh với con người: là thái độ không quan tâm tới, không có chút
tình cảm gì đối với con người và cuộc sống; không có biểu hiện tình cmả thân mật, gần
gũi trong giao tiếp, ứng xử giữa con người với con người.
à Thờ ơ, lạnh nhạt là dấu hiệu của thái độ sống ích kỉ, nhỏ nhen, tầm thường ở con
người. Thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người nếu thành thói quen sẽ hình thành lối
sống vô tâm, tàn nhẫn, tầm thường – một trong những lối sống xấu xa khiến con người
dễ trở thành kẻ tha hoá, tàn bạo, mang thú tính, do đó cần phải phê phán, lên án mạnh
mẽ.

b) Bàn luận
(1) Ý nghĩa, tác dụng:
- Trong xã hội cũng như trong mỗi con người đều tồn tại cả hai thái độ sống thờ ơ, lạnh
nhạt, và vị tha, đoàn kết. Phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người, ca ngợi lòng
vị tha và tình đoàn kết thực chất là hai mặt của một vấn đề, chúng liên quan rất chặt
chẽ với nhau, đều chung mục đích xây dựng lối sống đúng đắn và cao đẹp cho con
người, tạo dựng một môi trường sống tốt đẹp vì con người:
+ Ca ngợi lòng vị tha và tình đoàn kết là để khẳng định một lối sống đẹp nhằm khuyến
khích những con người có lối sống đúng đắn ấy tiếp tục thể hiện và phát huy trong mọi
mối quan hệ giao tiếp; mặt khác cũng góp phần làm cho con người khác có thể học tập,


phấn đấu noi theo. Như thế sẽ làm cho mối quan hệ giữa con người với con người trở
nên tốt đẹp hơn, góp phần tạo dựng một môi trường xã hội lành mạnh, nhân ái, hoà
hợp.
+ Phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người là cách bộc lộ thái độ không đồng
tình, bất bình trước một lối sống xấu xa, nhằm cảnh tỉnh những người đang có lối sống
sai lạc đó; giúp họ thay đổi, điều chỉnh dần để hướng đến một cách sống đúng đắn, đẹp
đẽ hơn như biết sống nhân ái, đoàn kết với mọi người…; phê phán thái độ thờ ơ, lạnh
nhạt với con người cũng là cách nhằm hạn chế, ngăn chặn những biểu hiện khác của
lối sống sai trái như giả dối, tham lam, tàn bạo… góp phần tạo dựng một môi trường xã
hội lành mạnh, nhân ái, hoà hợp.
(2) Biểu hiện
- Trong cuộc sống: Việc phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người được thể hiện
dưới nhiều hình thức gắn với những biểu hiện phong phú, đa dạng nhiều khi khó nhận
ra của thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người.
+ Nhắc nhở, khuyên nhủ khi thấy ai đó chưa biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ những
khó khăn, vất vả, gánh nặng… của người thân hoặc có những lời nói, việc làm, ứng xử
khiến người thân lo, buồn, khổ tâm…
+ Tỏ thái độ không đồng tình với một người vô tâm chạm vào nỗi đau, nỗi bất hạnh…

của một ai đó.
+ Bất bình khi một ai đó dửng dưng, giễu cợt, cười nhạo người tàn tật, kẻ ăn mày,
nghèo khổ, gặp tai hoạ bất ngờ; thậm chí còn tỏ ra hả hê khi thầy người mình không
ưa, không thích thất bại, mất mát hay tức tối, ghen tị khi thấy người khác thành công.
+ Lên án người đã xúc phạm nặng nề danh dự, nhân phẩm, nhân cách con người vì
những mục đích đen tối, xấu xa.
+ Kiên quyết đấu tranh để gạt bỏ lối sống thờ ơ, lạnh nhạt.
- Trong văn học: Văn học sinh ra và tồn tại được trong cuộc đời là để thực thi sứ mệnh
cao cả trở thành “thứ khí giới thanh cao và đắc lực… để vừa tố cáo và thay đổi một cái
thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú
hơn” (Thạch Lam). Vì vậy, trong văn học, cùng với việc ngợi ca lòng vị tha và tình đoàn
kết, nhà văn còn thể hiện nhiệt tình phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người:
+ Lỗ Tấn một lần đi xem phim thấy những người Trung Quốc hăm hở đi xem người
Nhật chém một người Trung Quốc làm gián điệp cho quân Nga đã giật mình: Chữa
bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân. Và thế là ông
chuyển từ nghề thuốc sang làm văn nghệ. Thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh chính là một trong
những biểu hiện của “quốc dân tính” mà ông phê phán.
+ Trong các sáng tác dân gian: Mẹ con Cám thờ ơ lạnh nhạt với nỗi khổ, những nhu
cầu sống, ước mơ chính đáng của Tấm, trở thành kẻ tàn nhẫn, độc ác nên đã bị tác giả
dân gian trừng trị đích đáng…
+ Trong các tác phẩm văn học viết: Tắt đèn – Ngô Tất Tố; Số đỏ – Vũ Trọng Phụng; Chí
Phèo – Nam Cao…
(3) Mở rộng, phản đề:
- Cách thức phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người cũng rất cần thiết và quan
trọng: Phê phán trung thực, thẳng thắn nhưng cũng cần khéo léo, tế nhị. Để sự phê
phán có tác dụng tích cực, phải luôn xuất phát từ thái độ thiện chí với tinh thần xây
dựng. Tránh lối phê phán nhằm bêu riếu, hạ thấp, xúc phạm.


- Trong cuộc sống hiện nay, khi mà tư tưởng tôn trọng cá nhân đang được đề cao,

trong chừng mực nào đó, người ta hay dựa vào tư tưởng này để ngụy biện cho thái độ
thờ ơ, lạnh nhạt với con người. Cũng có biểu hiện ngộ nhận thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với
con người là tôn trọng tự do cá nhân, là không can thiệp vào cuộc sống của nhau. Thực
ra đó là cách sống “Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại” mà cha ông ta từng phê
phán.
- Đôi khi cũng có hiện tượng con người vin vào lí do bận bịu công việc mưu sinh, lập
nghiệp, theo đuổi lí tưởng riêng mà vô tình trở thành kẻ thờ ơ với cha mẹ, vợ con, anh
em, hàng xóm… Bởi vậy, việc ca ngợi lòng vị tha và tình đoàn kết luôn đồng hành với
việc phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người.
c) Bài học nhận thức và hành động
- Phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người, ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết
thực chất là hai mặt của một vấn đề, chúng liên quan rất chặt chẽ với nhau, đều chung
mục đích xây dựng lối sống đúng đắn và cao đẹp cho con người, tạo dựng một môi
trường sống tốt đẹp vì con người.
- Luôn biết nhận ra, biết xấu hổ với những biểu hiện sống thờ ơ, lạnh nhạt của chính
mình với niềm vui sướng, nỗi buồn đau hay thành công thất bại của người sống quan
mình. Từ đó, nghiêm khắc phê phán bản thân , quyết tâm khắc phục, từ bỏ thái độ sống
như thế.
3. Kết bài
- Làm điều xấu tất nhiên là không tốt nhưng thấy cái xấu mà không lên án thì cũng
chẳng phải là tốt. Vì thế, phê phán thái độ ghẻ lạnh, thờ ơ là đúng, là cần thiết trong thế
giới nhân ái, nhân văn.
- Ý kiến đúng đắn đã giúp mỗi người khắc phục được cách ứng xử có tính chất cực
đoan trước những vấn đề đạo đức, nhân sinh đang nảy sinh trong đời sống.

Đề 5: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”. Ý kiến
trên của nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông gợi cho anh (chị) những suy
nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân.
1. Mở bài:
- Người ta thường nói rằng:

Ý nghĩ là nụ
Lời nói là bông hoa
Việc làm mới là quả ngọt
Những câu thơ muốn nói với chúng ta rằng: khi ta có ý nghĩ về một việc
làm tốt, khi ta nói ra điều đó, ta cần phải thực hiện, biến ý nghĩ, lời nói
thành việc làm cụ thể, như vậy mới tạo thành “quả ngọt”.
- Nhà văn Pháp M.Xi-xê-rông cũng từng khẳng định: “Mọi phẩm chất của
đức hạnh là ở trong hành động”.
2. Thân bài:
a) Giải thích:


- Đức hạnh là những phẩm chất đạo đức, trí tuệ, tâm hồn và tình cảm của
con người. Đức hạnh là cội nguồn tạo ra hành động.
- Hành động là biểu hiện cụ thể của đức hạnh, được thể hiện ra qua những
việc làm cụ thể, thiết thực, qua mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể, xã
hội…
- Nội dung câu nói: Câu nói khẳng định sự thống nhất giữa những nét đẹp
lí tưởng trong nhân cách và hành động thực tiễn của con người.
b) Bàn luận
(1) Biểu hiện: Để đánh giá đức hạnh của người khác nhất thiết phải thông
qua hành động:
- Những hành động cao đẹp: Beetoven từng nói: “Trong cuộc sống, không
có cái gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho người khác”. Câu
nói ca ngợi quan niệm sống cống hiến, vị tha. Và có những người quan
niệm cống hiến, trao tặng là hạnh phúc. Đối với họ, cuộc sống chỉ có ý
nghĩa khi con người biết hi sinh cho hạnh phúc nhân loại, biết đem lại hạnh
phúc cho người khác.
+ Đó là sự hi sinh của các chiến sĩ cách mạng để đem lại hạnh phúc, hòa
bình cho chúng ta, cho dân tộc.

+ Đó là một hành động nhỏ như giúp đỡ một cụ già qua đường, nhường
ghế cho phụ nữ có thai… cho đến những việc làm thiện nguyện để cứu
giúp những số phận bất hạnh gặp phải tai ương trong cuộc đời.
- Những hành động chưa đẹp: Có không ít người coi sự thỏa mãn vật chất,
tình cảm của riêng mình là hạnh phúc. Những người chỉ làm việc khi đem
lại lợi ích cho bản thân họ.
+ Những người chồng vũ phu đánh đập vợ con tàn bạo, những đứa con
bất hiếu chỉ biết ăn chơi để thỏa mãn nhu cầu cá nhân.
+ Có những thanh thiếu niên thay vì chăm lo học tập, tìm kiếm việc làm để
gây dựng sự nghiệp cho bản thân thì lại sa vào ăn chơi hưởng lạc, khi
thiếu thốn tiền bạc, họ bất chấp thủ đoạn để đạt được mục đích của mình:
cướp giật, móc túi, lừa gạt người khác…
(2) Ý nghĩa, tác dụng
- Những hành động cao đẹp của con người không chỉ thể hiện đức hạnh,
phẩm giá của họ mà họ còn mang lại hạnh phúc cho người khác, làm cho
mọi người vui vẻ. Hơn thế là chính họ cũng cảm nhận được niềm hạnh
phúc. Một xã hội mà con người có những hành động đẹp với nhau là một
xã hội văn minh, hòa bình, hạnh phúc.
- Ngược lại, những hành động ích kỉ, độc ác, vô tâm sẽ bị cả xã hội lên án,
phê phán. Họ chỉ đem lại bất hạnh cho người khác, gây ra những tệ nạn
cho xã hội, làm mất đi niềm tin của con người vào tình người.
(3) Mở rộng, phản đề:


- Hành động thể hiện đức hạnh của con người. Tuy nhiên, cần xem xét
trong từng hoàn cảnh để có cái nhìn khách quan và đúng đắn. Nói dối
được xem là một hành động xấu và sai. Nhưng vẫn có những trường hợp
nói dối là cần thiết, nói dối là xuất phát từ thiện chí của người nói với người
nghe chứ không phải là ác ý. Những lời nói dối như thế vẫn được đánh giá
là một hành động cao cả.

- Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại rất nhiều những kẻ thiếu đức hạnh. Những
người nói ra những điều cao cả nhưng hành động thì ngược lại; những kẻ
có hành động sống vị kỉ, chỉ nghĩ cho riêng mình; những kẻ có những hành
động cử chỉ đẹp nhưng không hề có những đức tính tốt đẹp.
c) Bài học nhận thức và hành động
- Đây là một quan điểm đúng đắn, khẳng định được sự thống nhất giữa
những nét đẹp lí tưởng trong nhân cách và hành động thực tiễn của con
người.
- Mỗi chúng ta cần chăm lo học tập, tu dưỡng đạo đức; có lí tưởng sống và
hành động cao đẹp; dám nhìn thẳng vào khuyết điểm của bản thân để sửa
chữa, khắc phục; có tinh thần cầu tiến… để thể hiện phẩm chất và đức
hạnh của bản thân.
Trên thực tế, anh (chị) đã thực hiện được điều gì, gặp khó khăn gì khi biến
suy nghĩ thành việc làm? Anh (chị) thấy điều gì là trở ngại lớn nhất khi biến
suy nghĩ thành hành động? Tại sao?
3. Kết bài
- Nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Người với người sống để yêu nhau”. Vậy, hãy
biến tình yêu đó thành hành động. Hãy yêu thương nhiều hơn, hãy chia sẻ
nhiều hơn, hãy đem nét đẹp của đức hạnh vào trong cuộc sống bằng
những hành động thiết thực. Vì một xã hội tốt đẹp hơn.
Đề 6: “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân
để chống lại tai ương của số phận ” (Euripides). Anh (chị) nghĩ thế
nào về câu nói trên?
1. Mở bài
- Cuộc sống bôn ba vất vả để mưu sinh, nhiều lúc con người ta cảm thấy mệt mỏi và
kiệt sức. Khi đó, điểm tựa và nguồn động lực lớn lao có thể đưa con người vượt qua
khó khăn đó chính là gia đình.
- Bàn về ý nghĩa và vai trò to lớn của gia đình đối với mỗi cá nhân, Euripides nói: “ Duy
chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số
phận ”

2. Thân bài
a) Giải thích
- Gia đình: chỉ mối quan hệ hôn nhân và huyết thống giữa các thành viên của gia đình,
thể hiện tình cảm gắn bó bền chặt, không thể chia cắt.
- Tai ương của số phận: chỉ những khó khăn, trắc trở gặp phải khi bước trên đường đời.


- Nội dung câu nói: Khẳng định vai trò to lớn của gia đình đối với mỗi con người – gia
đình là sức mạnh giúp con người vượt lên khó khăn, đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã và
vững vàng hơn trong cuộc sống.
b) Bàn luận
(1) Vai trò của gia đình
- Gia đình là nơi nuôi dưỡng tâm hồn con người và là gốc rễ của mọi điều tốt đẹp nhất
cuộc sống. Gia đình không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng, giáo dục
và hình thành nhân cách của một con người mà còn góp phần lớn tạo ra những thành
công khi trưởng thành.
+ Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng tài năng và nhân cách con người. Bởi vậy, mỗi con
người sinh ra và lớn lên, trưởng thành đều có sự ảnh hưởng, giáo dục to lớn từ truyền
thống gia đình. Chính điều đó sẽ là hành trang cho mỗi chúng ta bước vào đời, giúp ta
khẳng định năng lực và phẩm giá của mình để thành công trong cuộc sống.
+ Gia đình là cái nôi hạnh phúc của con người từ bao thế hệ: không chỉ đùm bọc, chở
che, gia đình còn giúp con người vượt qua được những khó khăn, trở ngại trong cuộc
sống. Trong cuộc đời, không ai có thể tránh khỏi những va vấp, những tổn thương,
những khó khăn thử thách, những thất bại. Khi đó, gia đình sẽ là nơi bao bọc, chở che,
động viên, vỗ về chúng ta đứng lên sau thất bại, là chỗ dựa vững chắc và vô điều kiện
những khi ta đã “lưng chùng gối mỏi” sau những lúc tất tả trên đường đời.
(2) Trách nhiệm của mỗi người đối với gia đình
- Câu nói trên đặt ra vấn đề cho mỗi con người, xã hội: Bảo vệ, xây dựng gia đình ấm
no, bình đẳng, hạnh phúc. Muốn làm được điều đó cần: trong gia đình mọi người phải
biết thương yêu, đùm bọc chở che nhau; phê phán những hành vi bạo lực gia đình, thói

gia trưởng…
(3) Mở rộng, phản đề
- Gia đình có vai trò to lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người,
là chỗ dựa tinh thần vững chắc để con người vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên,
trong thực tế, có rất nhiều người ngay từ khi sinh ra đã không được sự chở che, đùm
bọc, giáo dục, nâng đỡ của gia đình nhưng vẫn thành đạt, trở thành con người hữu ích
cho xã hội.
- Gia đình là quan trọng như thể sinh mệnh con người vậy mà có những đứa con bất
hiếu đối với ông bà, cha mẹ; lãng quên cội nguồn, cự tuyệt tình thân; sống thiếu trách
nhiệm đối với những người thân trong gia đình.
c) Bài học nhận thức và hành động
- Câu nói trên thật đúng khi khẳng định vai trò của gia đình đối với cuộc sống mỗi
người. Vì gia đình có giá trị bền vững và vô cùng to lớn không bất cứ thứ gì trên cõi đời
này sánh được, cũng như không có bất cứ vật chất cũng như tinh thần nào thay thế
nổi.
- Mỗi chúng ta cần góp phần bảo vệ, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Hãy biết
thương yêu, đùm bọc, chia sẻ cho nhau. Hãy biết nhẫn nhịn, chịu đựng, hi sinh để gia
đình luôn là tổ ấm hạnh phúc nhất.
3. Kết bài
- Ai đó đã định nghĩa: Gia đình, đó là nơi ngay cả khi nước sôi cũng reo lên niềm hạnh
phúc. Vậy chúng ta hãy bằng tình yêu và hành động của mình để cho niềm hạnh phúc
ấy luôn được reo lên trong hai tiếng thiêng liêng “gia đình”.


Đề 7: Anh/chị nghĩ như thế nào về câu nói: “Đời phải trải qua giông tố
nhưng không được cúi đầu trước giông tố” ( Trích Nhật ký Đặng
Thuỳ Trâm)
1. Mở bài
- Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu là khó khăn và thử thách. Nếu hèn nhát và yếu
đuối, chắc chắn ta sẽ thất bại nhưng nếu có ý chí và nghị lực chắn chắn ta sẽ đạp bằng

mọi gian khó để vươn đến thành công. Đó cũng chính là ý nghĩa của câu nói mà chị
Đặng Thùy Trâm muốn gửi đến tất cả chúng ta: “Đời phải trải qua giông tố nhưng
không được cúi đầu trước giông tố”.
2. Thân bài
a) Giải thích câu nói
- Giải thích từ ngữ:
+ Giông tố: dùng để chỉ những gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội đến với
chúng ta trong cuộc sống. Đó có thể là một căn bệnh hiểm nghèo, một đổ vỡ trong kế
hoạch làm ăn, một thất bại trong học tập, một phá sản trong kinh doanh…
+ Cúi đầu: đầu hàng, lùi bước, chấp nhận thất bại.
- Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan, thử thách nhưng con
người không được đầu hàng, lùi bước trước những khó khăn, thất bại trong cuộc đời.
b) Bàn luận
(1) Biểu hiện
- Cuộc sống không bao giờ bình lặng mà luôn có vô vàn những khó khăn, thử thách, có
thành công – thất bại, hạnh phúc – khổ đau… Để vượt qua được khó khăn, thử thách
không phải là điều dễ dàng, nó đòi hỏi ta phải biết chấp nhận giông tố, vì một khi ta biết
chấp nhận nó, ta sẽ biết cách vượt qua nó bằng chính nghị lực, bản lĩnh, kỹ năng, tri
thức của mình.
- Thực tế cuộc sống có biết bao tấm gương về những con người có nghị lực, bản lĩnh,
vượt lên số phận, vượt lên hoàn cảnh.
(2) Ý nghĩa, tác dụng
- Gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người. Vượt qua khó khăn thử
thách, con người trưởng thành hơn, vững vàng hơn về mọi mặt.
- Vượt qua thử thách, chúng ta có cơ hội đến được với ước mơ của chính mình, được
hoàn thiện bản thân.
(3) Mở rộng, phản đề
- Để vượt qua giông tố, con người cần giữ vững niềm tin, tinh thần lạc quan với cuộc
sống; biết chấp nhận và đứng lên sau mỗi thất bại.
- Phê phán lối sống thiếu nghị lực, bản lĩnh của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Trước

sóng gió, họ thường bỏ cuộc, buông xuôi, chấp nhận thất bại. Bên cạnh đó, có nhiều
bạn trẻ sống ích kỉ, dựa dẫm vào gia thế của mình mà không tự phấn đấu vươn lên
trong cuộc sống; số khác, vì nghèo khó mà sẵn sàng làm những việc trái với đạo đức,
lương tâm.
c) Bài học nhận thức và hành động


- Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp,
sống thật đẹp và hào hùng. Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống
không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh.
- Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong học tập, cuộc sống bản thân phải luôn
có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy
chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan mà phải biết đứng dậy vươn
lên. Để có được điều này thì cần phải làm gì?
3. Kết bài
- Khi đứng trước những ngã rẽ cuộc đời, hãy suy nghĩ kĩ để đưa ra quyết định sáng
suốt. Khi đối mặt với giông tố cuộc đời, hãy vững bước chân, hãy tự nhủ với bản thân
“Đời có nhiều giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Có như vậy bạn mới
có cơ hội được trải nghiệm và tận hưởng mọi vẻ đẹp của cuộc đời.

Đề 8: Nhà triết học Hi Lạp, Đê-nông đã nói với một người bẻm mép:
“Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít
hơn”Anh (chị) hiểu thế nào về ý kiến trên. Hãy bày tỏ suy nghĩ của
mình về. vấn đề đặt ra trong ý kiến đó?
1. Mở bài
- Nghe nhiều hơn và nói ít hơn là một lời khuyên đẹp, một bài học nhẹ
nhàng mà sâu sắc, thấm thía. Nói ít, nghe nhiều, làm giỏi là thước đo giá trị
và nhân phẩm.
- Câu nói của nhà triết học Hi Lạp Đê-nông với một người bẻm mép
“Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn” là một

lời khuyên sâu sắc về nghệ thuật ứng xử giữa người với người trong cuộc
sống.
2. Thân bài
a) Giải thích
- Giải thích từ ngữ:
+ Tai: Cơ quan thính giác có chức năng thu nhận âm thanh, tiếng động
nên trở thành biểu tượng cho khả năng và nhiệm vụ tiếp nhận thông tin
+ Miệng: cơ quan phát âm có chức năng chuyển tải ý nghĩ, cảm xúc thành
lời nói nên trở thành biểu tượng cho nhu cầu biểu hiện, bộc lộ con người
cá nhân của người nói
+ Hai tai và một miệng: là cấu trúc diện mạo tự nhiên của con người song
khi gắn với ý nghĩa biểu tượng của mỗi hình ảnh lại thể hiện một tương
quan giữa nghe và nói
- Khái quát ý nghĩa của ý kiến: lời khuyên con người cần biết lắng nghe
nhiều hơn và nói ít hơn
b) Bàn luận vấn đề
- Vai trò và mức độ cần thiết của việc nghe:


+ Tiếp nhận những thông tin, kiến thức cần thiết để có thêm hiểu biết.
Nhận biết thái độ, cách đánh giá của người khác để tự điều chỉnh và hoàn
thiện bản thân. Hiểu rõ sự đa dạng phức tạp của cuộc sống để có cách
ứng phó, xử lí đích đáng
+ Cần biết lắng nghe trong mọi hoàn cảnh, điều kiện, tình huống khác
nhau. Cần kết hợp với khả năng phân tích, chọn lọc để việc lắng nghe
thực sự có ích và ý nghĩa
- Vai trò và mức độ cần thiết của việc nói
+ Hành vi thể hiện nhu cầu của bản thân. Bày tỏ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc,
quan điểm, cách nghĩ của cá nhân để người khác hiểu về mình và tạo mối
quan hệ hiểu biết lẫn nhau giữa mình và người khác. Hành động có ý

nghĩa tác động làm thay đổi nhận thức, quan niệm, tư tưởng của người
khác.
+ Trong trường hợp có thể chắc chắn về tác dụng của việc nói hoặc có
trách nhiệm bộc lộ ý kiến, quan điểm cá nhân thì việc nói là rất cần thiết.
Khi mục đích của việc nói chưa thật rõ ràng, chính đáng, nội dung cần nói
chưa được cân nhắc, chọn lọc sao có hiệu quả thì tốt nhất là nên cẩn
trọng. Cần căn cứ vào hoàn cảnh, đối tượng, tính chất của quan hệ để xác
định nội dung, cách thức và mức độ cần thiết của việc nói
- Tác hại của việc nói nhiều, nghe ít:
+ Khi nói quá nhiều ta sẽ không còn cơ hội để lắng nghe, hậu quả là tự
mình thu hẹp khả năng tiếp nhận thông tin và hạn chế sự giao lưu đa
chiều, sẽ dẫn đến lời nói thiếu chọn lọc, ảnh hưởng đến chất lượng và khả
năng của lời nói, sẽ làm cho người nghe mệt mỏi, chán ngán và căng
thẳng đầu óc, có hại cho các mối quan hệ của chính mình
+ Giảm cơ hội và khả năng tiếp nhận thông tin. Hạn chế tầm hiểu biết về
con người và cuộc sống xung quanh mình. Không tận dụng được một
kênh giao lưu tình cảm, tạo ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ, nhất là
mối quan hệ tình cảm giữa các cá nhân.
c) Bài học nhận thức và hành động
- Nói là cần thiết song nếu nói mà không làm sẽ gây mất niềm tin của
người khác và tự hạ thấp giá trị bản thân mình. Chỉ nói mà không biết lắng
nghe sẽ tự cô lập mình và khiến bản thân mình nghèo đi cả về nhận thức,
tình cảm và các cơ hội để tạo lập, củng cố những mối quan hệ giữa con
người và cuộc sống.
3. Kết bài
- Cổ nhân đã từng lưu ý: “Ngôn quá kì hành, bất khả trọng dụng” (nói nhiều
hơn làm, không dùng việc lớn được). Câu nói một lần nữa khẳng định tính
đúng đắn trong lời khuyên của Đê-nông. Dù ở thời nào, nói ít, nghe nhiều,
làm giỏi vẫn là thước đo giá trị và nhân phẩm con người.



Đề 9: “Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà
khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve nịnh bợ ta chính là kẻ thù của
ta vậy” (Tuân Tử)
Ý kiến của anh (chị) về câu nói trên.
1. Mở bài
Được mất dương dương người thái thượng
Khen chê phơi phới ngọn đông phong
Để có được thái độ an nhiên, bình thản với mọi được - mất, khen - chê ở đời như
Nguyễn Công Trứ đâu phải dễ. Chúng ta vẫn luôn bận lòng với lời khen tiếng chê ở đời.
Khen chê đôi khi là động lực để ta hoàn thiện mình. Khen chê đôi khi là “thuốc thử” để
ta biết thật – giả của lòng người. Khuyên con người cần tỉnh táo trước lời khen, chê ấy,
Tuân Tử nói: “Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là
bạn ta, những kẻ vuốt ve nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy” .
2. Thân bài
a) Giải thích
- Giải thích từ ngữ:
+ Chê: phê bình chê trách những yếu kém, thiếu sót và tỏ ra không thích, không vừa ý
về những điều đó
+ Chê phải: chê đúng, chỉ ra chính xác những hạn chế, khiếm khuyết, sai lầm trên tinh
thần thiện chí vì sự tiến bộ của ta
+ Khen: đánh giá tốt và tỏ ý vừa lòng về một điều gì đó
+ Khen phải: đánh giá đúng trên cơ sở phát hiện chính xác điểm tốt, sự tiến bộ mà ta
có được
+ Vuốt ve nịnh bợ: tỏ vẻ quan tâm, thông cảm hoặc khen ngợi thái quá bằng thái độ giả
dối cốt lấy lòng, lôi kéo mua chuộc để cầu lợi
+ Thầy: Người có trình độ hướng dẫn, dạy bảo
+ Bạn: người có quan hệ thân quen, gần gũi có thể tâm tình, chia sẻ, đáng để ta trân
trọng
+ Kẻ thù: người có quan hệ thù địch cần đề cao cảnh giác

- Khái quát: Cần coi trọng người giúp ta nhận ra sai sót, khiếm khuyết, trân trọng những
người phát hiện những điểm tốt, thế mạnh của ta và cần đề cao cảnh giác với những
kẻ tìm cách lôi kéo, mua chuộc lấy lòng vì những mục đích không rõ ràng
b) Bàn luận vấn đề
(1) Vì sao Người chê ta mà chê phải là thầy của ta?
- Dám chê người là trung thực, thẳng thắn. Chê phải lại càng quý, càng phục. Ta có lầm
lỗi, có khuyết điểm, nhược điểm mà được người khác chê, chê phải mới đáng quý.
- Chỉ có thể chê phải nếu hiểu sâu sắc và có nhận thức đúng đắn về những chuẩn mực
cần thiết. Hơn nữa những lời chê phải thường xuất phát từ thái độ thiện chí, hướng tới
những điều tốt đẹp, hoàn hảo.
- Chê phải vì người ta nhìn thấy khiếm khuyết của ta, cái mà ta không nhìn thấy, để
nhắc nhở, khuyên bảo, để mong ta tiến bộ.


à Những người như thế đáng là thầy ta, đáng được ta trân trọng, cảm phục.
(2) Vì sao Người khen ta mà khen phải là bạn ta?
- Chỉ có thể khen phải khi những điều tốt đẹp, sự cố gắng nỗ lực, điểm tiến bộ, thành
công kia là có thật.
- Chỉ có thể khen phải nếu lời khen kia xuất phát từ một thái độ đúng, trân trọng những
giá trị thực và cách đánh giá đúng xuất phát từ những tiêu chuẩn chuẩn mực.
- Những lời khen phải và khen đúng lúc sẽ có ý nghĩa động viên kịp thời và hữu hiệu.
Đó chính là động lực tinh thần thôi thúc ta cố gắng hơn, làm việc có hiệu quả hơn.
à Những người như thế chính là bạn ta.
(3) Vì sao Những kẻ vuốt ve nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta?
- Sự vuốt ve nịnh bợ có thể đem lại cảm giác dễ chịu, thoải mái cho con người vì nó
khiến con người lầm tưởng được quan tâm, được coi trọng, được đánh giá cao. Hơn
cả sự lầm tưởng, người được vuốt ve nịnh bợ còn dễ có những ảo tưởng về bản thân
và về mối quan hệ tốt đẹp giữa mình và người vuốt ve nịnh bợ kia.
- Nhưng thực chất, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ là kẻ xấu. Lời nói của họ là để lấy lòng,
làm vừa lòng người ta. Loại người này có thủ thuật dùng những lời nói ngon ngọt để

mơn trớn, để làm “phổng mũi” người ta! Vuốt, ve, nịnh bợ là để dụ dỗ, mơn trớn, mua
chuộc và cầu lợi. Sống gần gũi những kẻ vuốt ve, nịnh bợ, nếu không có bản lĩnh sẽ bị
sa ngã. Nịnh thần làm sụp đổ ngai vàng. Có gì cứng như đá, có gì mềm như nước; thê
mà “nước chảy đá mòn”. Những lời vuốt ve, nịnh bợ còn mạnh hơn nữa, còn sắc hơn
dao có thể mài mòn nhân cách, có thể giết chết bất cứ ai, có thể hủy hoại tâm hồn, làm
băng hoại lối sống. Những kẻ vuốt ve, nịnh bợ còn là đầu mối, nguyên nhân của sự mất
đoàn kết.
c) Bài học nhận thức và hành động
- Là một lời nhắc nhở giúp chúng ta tự điều chỉnh thái độ, cách cư xử với mọi người
xung quanh mình để tự hoàn thiện nhân cách bản thân, sống chân tình, thiện chí,
không xu nịnh, bợ đỡ vì như thế là cách tự hạ thấp phẩm giá của mình.
- Điều kiện để thực hiện cách ứng xử theo quan niệm của Tuân Tử:
+ Nâng cao học vấn và văn hoá để có thể nhận thức đúng, phân biệt chính xác mọi
hành vi, biểu hiện của người khác và mình.
+Rèn luyện bản lĩnh để vượt lên thói thường, sống đàng hoàng, ngay thẳng và luôn tỉnh
táo trong xử lí các mối quan hệ
3. Kết bài
Câu nói của Tuân Tử là một lời khuyên đẹp. Ông đã nêu lên một phương châm sống
giàu ý nghĩa; nêu lên tiêu chí đúng đắn về cách nhận diện người thầy, người bạn, kẻ
thù. Chọn thầy để học và hành đạo (đạo làm người). Chọn bạn (bạn tốt) để thêm sức
mạnh trong cuộc đời. Nhận diện kẻ thù, bọn xu nịnh để gạt chúng ra khỏi tâm trí, để
tâm hồn trong sạch, sống thảnh thơi.

Đề 10: Trong một bộ phim truyền hình Việt Nam mới công chiếu gần
đây, nhân vật người ông nói với người cháu của mình rằng: “Ta có
thể nhặt được một gói tiền nhưng sẽ không có ai đánh rơi một gói
văn hoá cho ta nhặt”
Anh chị suy nghĩ như thế nào về lời nhắc nhở trên?
1. Mở bài



- Văn hoá là hành trang không thế thiếu trong hành trình cuộc đời của mỗi người,
nhưng có được nó thì không hề đơn giản.
- Trong một bộ phim truyền hình Việt Nam mới công chiếu gần đây, có nhân vật đã
nhắc nhở người cháu của mình rằng: “Ta có thề nhặt được một gói tiền nhưng sẽ
không có ai đánh rơi một gói văn hoá cho ta nhặt”. Đây thực sự là một triết lí về cuộc
sống và cách sống mà có lẽ không chỉ người cháu là cần ghi nhớ suốt đời.
2. Thân bài
a) Giải thích
- Giải thích từ ngữ:
+ Gói tiền: lượng vật chất rất có giá trị
+ Có thể nhặt được gói tiền: Giả thiết về việc con người có thể có một lượng vật chất
giá trị mà không phải mất nhiều công sức để xây dựng hình thành, tích luỹ. Đây là việc
ít gặp song không phải là tuyệt đối không thể xẩy ra
+ Văn hoá: trình độ học vấn, vốn tri thức, kiến thức khoa học và trình độ sống biểu hiện
qua sinh hoạt và ứng xử của con người trong đời sống xã hội
+ Không ai đánh rơi gói văn hoá cho ta nhặt: cách nói hình ảnh để phủ nhận khả năng
có được gói văn hoá một cách ngẫu nhiên, tình cờ, ngoài ý thức và nỗ lực cố gắng của
con người.
- Khái quát ý nghĩa của ý kiến: Có thể tự nhiên có được một lượng vật chất song không
tự nhiên mà có văn hoá. Vì vậy, cần tự tích luỹ, hình thành và bồi đắp vốn văn hoá cho
mình
b) Bàn luận vấn đề
(1) Vì sao có thể nhặt được gói tiền?
- Vì tiền tuy quý song là vật ngoài thân, không thể đồng nhất với con người.
- Khi là vật ngoài thân người ta có thể giữ gìn, bảo quản, có thể sẽ thất lạc, mất mát.
- Có thể nhặt được gói tiền nếu ai đó bất cẩn mà đánh rơi.
(2) Vì sao không thể nhặt được gói văn hoá?
- Văn hóa là những giá trị tinh thần vô cùng quý giá, quan trọng, khẳng định vị trí, nhân
cách của mỗi cá nhân trong xã hội. Trình độ văn hóa là thước đo chính xác nhất cho sự

phát triển toàn diện của mỗi con người. Văn hóa còn là yếu tố đặc trưng của mỗi dân
tộc, mỗi cộng đồng, là niềm tự hào của dân tộc.
- Văn hóa là những giá trị tinh thần song lại được biểu hiện cụ thể trong đời sống qua
những hành động, ngôn ngữ, cử chỉ, thói quen, cách ăn mặc, giao tiếp, ứng xử ... của
mỗi cá nhân với thế giới xung quanh (thế giới xã hội và thế giới tự nhiên). Văn hoá ở
đây là biểu hiện của trình độ, nó thuộc về con người, làm nên diện mạo tinh thần của
con người, nó không tồn tại ở dạng vật chất nên không thể đánh rơi và cũng không thể
nhặt.
- Vì văn hoá là một quá trình tích luỹ, chọn lọc và hoàn thiện dần bằng khả năng nhận
thức và ý thức nên không thể tự nhiên xuất hiện ở con người. Văn hóa chỉ có thể được
hình thành qua quá trình học tập, rèn luyện, tu dưỡng lâu dài, bền bỉ, thậm chí gian khổ
nữa. Nó là quá trình mỗi cá nhân không ngừng tiếp thu những giá trị tốt đẹp để làm
giàu thêm, để hoàn thiện cho nhân cách mình. Tiền có thể mua được những sản phẩm
văn hóa nhưng không thể dùng tiền để có được văn hóa.
- Văn hoá là kết tinh năng lực và phẩm chất của con người văn minh nên chỉ khi đạt
trình độ học vấn và có trình độ sống của con người văn minh mới được coi là có văn
hoá.


(3) Làm thế nào để có văn hoá?
- Học tập bằng những phương thức, những con đường khác nhau (tự học và học theo
hướng dẫn, học trong sách vở, trong thực tế, ở thầy và ở bạn...) để có được trình độ
kiến thức, khoa học.
- Học hỏi với ý thức vươn lên tự hoàn thiện về cách sống, cách sinh hoạt, cách ứng xử
để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống văn minh.
- Luôn trau dồi rèn luyện và củng cố những gì mình đã học được để nó thuộc về mình,
làm nên diện mạo của tinh thần của mình trong cuộc sống.
(4) Mở rộng, phản đề
- Phê phán những tư tưởng đề cao giá trị vật chất mà không coi trọng giá trị tinh thần,
văn hóa, phê phán thói lười nhác, những hành vi thiếu văn hóa của mỗi cá nhân.

c) Bài học nhận thức và hành động
- Là một bài học tư tưởng đạo lí về cách sống cho con ngườì. Sự sâu sắc của bài học
là ở chỗ: Khi văn hoá không thể bỗng dưng mà có thì mỗi người cần chủ động, tích cực
trong học tập, học hỏi để bồi đắp, nâng cao vốn văn hoá cho chính mình.
- Là lời nhắc nhở có ý nghĩa với tất cả mọi người song đặc biệt cần thiết với tuổi trẻ,
cần chú ý tới việc tích luỹ vốn sống, vốn văn hoá để xây dựng tương lai. Nâng cao ý
thức học tập, tu dưỡng để hoàn thiện nhân cách, góp phần xây dựng xã hội văn minh.
3. Kết bài
Ngạn ngữ phương Đông có câu: “Những người đọc sách tuy chưa thành danh nhưng
cũng đã có một tư cách cao thượng” hay ai đó cũng nói “sự học là cây cầu bắc từ bờ
bên này mông muội sang bờ bên kia chân lí” một lần nữa đã khẳng định vai trò của sự
học – tầm quan trọng của việc tích lũy văn hóa. Mỗi người hãy tìm cách bổ sung vốn
văn hóa cho mình để trở nên “cao thượng” và sang được đến “bờ bên kia chân lí”.



×