Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Đề 15: Anh chị suy nghĩ như thế nào về về câu nói: “Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.16 KB, 14 trang )

Đề 11: Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề tự học?
1. Mở bài
Lê nin từng nói: "Học, học nữa, học mãi". Câu nói đó luôn có giá trị ở mọi thời đại, đặc
biệt trong xã hội ngày nay đang hướng tới nền kinh tế tri thức, nó đòi hỏi mọi người
phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà tinh thần tự học có
vai trò vô cùng quan trọng.
2. Thân bài
a) Giải thích “tự học”
- Học tập là quá trình tiếp thu kiến thức, luyện kĩ năng vì vậy đòi hỏi mỗi HS phải chủ
động tìm kiếm kiến thức dù cho có thầy cô giáo dẫn dắt hay không.
- Vậy tự học là chủ động học tập bằng cách đọc sách, suy ngẫm khám phá và phát
hiện, biến kiến thức của sách vở, của người khác thành của mình.
- Tự học là chủ động trao đổi với bạn bè dưới sự khơi gợi hướng dẫn của thầy cô.
b) Bàn luận vấn đề
(1) Biểu hiện của tự học
- Tự học theo SGK. VD: học văn thì tự học có nghĩa là đọc trước bài văn bài thơ sẽ
học, xem kĩ các chú thích, soạn bài trước khi tới lớp…
- Tự học khi làm bài tập là tự mình làm lấy bài tập, không sao chép của bạn bè, không
nhờ người khác giải hộ. Khi gặp bài khó có thể nhờ bố mẹ, thầy cô, bạn bè chỉ cho
cách thức hoặc hướng giải của từng bài.
- Tự học theo sách tham khảo là tìm hiểu thêm những kiến thức mới hoặc những chỉ
dẫn, những phương pháp tiếp cận bài văn, bài toán…Tuyệt đối không chép những bài
giải sẵn để đối phó với thầy cô giáo.
- Tự học trong cuộc sống là sự quan sát thực tế của cuộc sống xảy ra hằng ngày xung
quanh ta thông qua các buổi sinh hoạt, tham quan, các công tác xã hội…để nâng cao
vốn sống.
(2) Tác dụng của tự học
- Quá trình tự học giúp HS rèn luyện nghị lực, ý chí phấn đấu vươn lên để trau dồi kiến
thức nâng cao trình độ hiểu biết cho bản thân.
- Tự học còn là rèn luyện cho mình kĩ năng học thuộc lòng những phần ghi nhớ, những
kiến thức cơ bản và các dạng bài tập trong SGK… Bên cạnh kĩ năng học thuộc, HS còn


phải rèn cho mình khả năng nhớ lâu, nhớ chính xác.
- Rèn luyện nhiều kĩ năng: hoạt động nhóm, giao tiếp, tư duy sáng tạo.
(3) Mở rộng, phản đề
- Điều kiện để tự học có hiệu quả: ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm đối với bản
thân; năng lực nhận thức, khả năng tư duy, phương pháp học tập hiệu quả; có trình độ
nhất định… Cần kết hợp việc tự học với việc học để đạt hiệu quả cao nhất trong học
tập.
- Phê phán lối học thụ động, thiếu tự giác; những người có thói ỷ lại, dựa dẫm vào
người khác trong học tập cũng như trong cuộc sống.
c) Bài học nhận thức và hành động
- Học mà không coi trọng phương pháp tự học thì kết quả không cao.
- Bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự
say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục
tri thức.


- Mỗi con người cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có như vậy
mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.
3. Kết bài
Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, chúng ta sẽ có ý thức tự giác hơn trong
quá trình học tập, và sẽ mang lại kết quả cao. Những người biết vận dụng phương
pháp tự học cho bản thân sẽ có vốn kiến thức rộng rãi và sẽ có khả năng trở thành
người có ích cho xã hội, góp phần làm phát triển xã hội lên tầm cao mới.

Đề 12: “Điều gì phải thì cố làm cho kì được dù là điều phải nhỏ. Điều
gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ”.
Anh (chị) có suy nghĩ gì về lời dạy của Bác ?
1. Mở bài
Albert Einstein - nhà vật lý lý thuyết người Đức đã từng nói: “Cuộc sống giống như lái
một chiếc xe đạp, để giữ thăng bằng ta phải liên tục tiến lên”. Con người ai cũng muốn

cuộc sống mình sẽ trở nên tươi đẹp. Và để làm chủ được cuộc sống, để thành công,
đạt được ước vọng quả là một việc không hề dễ dàng đối với bất kì ai. Nhưng thành
công bắt đầu từ những việc nhỏ. Vậy nên, chính những điều nhỏ ấy là yếu tố quan
trọng cho ta nếu muốn chạm đến đích vinh quang. Việc nhỏ ấy có thể mang đến cho ta
thành công, nhưng cũng có thể nó gây ra hậu quả. Dù là điều phải hay điều trái thì việc
nhỏ ấy thực sự quan trọng với cuộc đời của mỗi người. Bác Hồ có dặn: “Điều gì phải
thì cố làm cho kì được dù là điều phải nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều
trái nhỏ”. Đây là một lời dạy thiết thực của Bác đối với nhân dân Việt Nam ta.
2. Thân bài
a) Giải thích câu nói
- Giải thích từ ngữ:
+ Điều phải: là những điều đúng, điều tốt, đúng với lẽ phải, đúng với quy luật, đúng với
chuẩn mực đạo đức của xã hội.
+ Điều phải nhỏ: là những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống nhưng vẫn mang lại lợi ích
cho mọi người, cho xã hội.
+ Điều trái: là những điều không đúng trái với lẽ phải, trái với chuẩn mực đạo đức của
xã hội.
+ Điều trái nhỏ: là những điều sai trái dù rất nhỏ nhưng vẫn làm tổn hại tới lợi ích của
người khác
- Nội dung câu nói: Đối với điều phải, dù nhỏ chúng ta phải cố sức làm cho kì được,
tuyệt đối không được có thái độ coi thường những điều nhỏ. Đối với điều trái, dù nhỏ
cũng phải hết sức tránh, tức là đừng làm và tuyệt đối không được làm.
b) Bàn luận vấn đề
(1) Vì sao điều phải dù là nhỏ chúng ta phải cố làm cho kì được?
- Điều phải là những điều đúng, điều tốt, đúng với lẽ phải, với quy luật, thuận với đạo lí,
phù hợp với mọi người, có ích cho xã hội. Điều phải lớn như hi sinh xả thân vì sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, vì lí tưởng. Điều phải nhỏ là những việc xảy ra
hàng ngày trong sinh hoạt của mọi người.



- Đã là điều phải thì dù lớn hay nhỏ gì cũng điều đáng làm và nên làm. Đó là những
việc đúng, việc tốt, đúng với lẽ phải, hợp lí vừa lòng đối với mọi người chung quanh.
Khi ta làm một việc phải là ta đã có mục đích tốt.
- Việc làm phản ánh đạo đức của con người. Nhiều việc phải nhỏ, tầm thường sẽ góp
thành một việc phải lớn.
(2) Vì sao điều trái dù là nhỏ cũng phải tránh?
- Điều trái là những điều sai, sai với lẽ phải, với sự thật, làm hại kẻ khác, không có lợi
cho mọi người. Điều trái lớn như phản bội lại quyền lợi dân tộc, nhân dân, tổ quốc làm
tổn hại tới cuộc sống của cộng đồng. Điều trái nhỏ là những việc sai, không đúng, tuy là
nhỏ nhặt nhưng cũng có tổn hại ít nhiều đến người khác.
- Là điều trái tất nhiên là có hại, hại cho bản thân và hại cho người khác. Luật pháp và
lương tâm con người không dung thứ khi ta cố tình làm điều sai trái, dù nhỏ. Nếu ta làm
điều trái nhỏ lâu ngày nó sẽ tích lũy dần thành điều trái lớn. Cũng như một học sinh lúc
đầu dối trá với bạn rồi đến thầy cô… dần dần trở thành kẻ gian dối ở ngoài xã hội. Như
vậy, ta không nên nhúng tay vào bất kì một điều trái nào, dù nhỏ, là như thế.
(3) Ý nghĩa của lời dạy
- Bác Hồ đã dạy rõ: Đối với điều phải, đã cho là đúng, là phải và cần thiết làm thì dù
việc đó có nhỏ thì chúng ta cũng quyết tâm thực hiện cho kì được quyết không trốn
tránh hay bỏ cuộc nửa chừng. Trên phương diện đạo đức, người ta đánh giá việc làm
phải của mỗi người là ở tinh thần và mục đích của việc làm ấy chứ không phải là ở tầm
cỡ hay kết quả của nó. Hơn thế nữa, nhiều điều phải nhỏ góp lại sẽ thành điều phải
lớn. Không phải lớn không phái lúc nào cũng xảy ra và ai làm cũng được. Do đó, chúng
ta nên “tùy theo sức của mình” mà làm những việc phải nhỏ thường xuyên có mặt trong
cuộc sống của mình.
- Còn đôi với điều trái, đã cho là không đúng thì phải hết sức tránh, dù là điều trái nhỏ.
Nghĩa là chúng ta bằng mọi cách phải từ chối, không tham gia, phải tự chiến thắng bản
thân mình, chiến thắng những cám dỗ vật chất. Bác Hồ căn dặn chúng ta không được
coi thường điều trái nhỏ, phải hết sức tránh nghĩa là không nên làm, tuyệt đối không
được làm. Nhiều điều trái nhỏ góp lại sẽ thành điều trái lớn. Nhiều lần làm điều trái sẽ
dẫn chúng ta tới thói quen “ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt”. Không tránh làm điều

trái nhỏ là ta đã vi phạm vào đạo đức xã hội.
(4) Mở rộng, phản đề
- Phê phán những việc làm vô ý thức, thiếu trách nhiệm.
c) Bài học nhận thức và hành động
- Lời dạy của Bác đã đề ra một thái độ sống tích cực.
- Thấm nhuần lời dạy của Bác, bản thân mỗi người phải sống và làm theo lẽ phải, làm
những việc có ích cho bản thân, cho gia đình và xã hội. Phải quan tâm đến những điều
nhỏ nhất, dù đó là điều phải lẫn điều trái. Phải thận trọng trong cách ứng xử, trong việc
làm hàng ngày. Phải biết suy nghĩ và hành động khi biết đó là điều tốt. Sau cùng, ta nên
mạnh dạn từ bỏ những thói quen xấu, dù đó là điều xấu nhỏ.
3. Kết bài
Lời khuyên dạy của Bác thật vô cùng quý giá và sâu sắc. Bác đã nhắc nhở, giáo dục
mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ một phương châm sống và hành động là hãy làm theo
lẽ phải, bảo vệ chân lí, nhất quyết không làm điều trái có hại cho người khác.

Đề 13: Suy nghĩ của anh (chị) về lòng tự trọng


1. Mở bài
- Giá trị của con người không phải là được thể hiện ở ngoại hình, hay không chỉ đơn
giản là trình độ học vấn, địa vị trong xã hội. Mà nó được thể hiện rõ nhất bằng lòng tự
trọng của con người. Giá trị của con người được thể hiện qua lòng tự trọng.
2. Thân bài
a) Giải thích
- “Lòng tự trọng”: Là ý thức và tình cảm của cá nhân tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm
của chính mình. Một cá nhân, tập thể, hay một dân tộc đều có lòng tự trọng của riêng
mình.
b) Bàn luận vấn đề
(1) Biểu hiện lòng tự trọng:
- Người có lòng tự trọng sẽ biết kiềm chế những nhu cầu và ham muốn thấp kém,

những phản ứng có tính chất bản năng.
- Người có lòng tự trọng luôn cố gắng sống đúng theo chuẩn mực đạo đức xã hội: Tự
nguyện thực hiện nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; quyết không
làm những việc xấu, chỉ hưởng những gì mình xứng đáng được hưởng; sống trung
thực; biết tôn trọng pháp luật…
- Người có lòng tự trọng có suy nghĩ, hành vi lời nói đẹp đẽ.
- Một tập thể, một dân tộc có lòng tự trọng luôn cố gắng vươn lên để khẳng định giá trị
của mình.
(2) Vai trò của lòng tự trọng:
- Lòng tự trọng là một phẩm chất vô cùng quan trọng góp phần tạo nên giá trị của con
người; khích lệ con người vươn tới những điều tốt đẹp, có khả năng khơi dậy những
khả năng kì diệu của con người. Người có lòng tự trọng sẽ được mọi người xung
quanh quý trọng và từ đó lòng tự trọng cá nhân càng được củng cố.
- Nhiều người có lòng tự trọng sẽ tạo nên một xã hội phát triển lành mạnh và toàn diện.
(3) Mở rộng, phản đề
- Trong cuộc sống, bên cạnh những người giàu lòng tự trọng còn có nhiều người có
biểu hiện thiếu tự trọng: Nói tục chửi bậy, không trung thực trong thi cử, không tôn trọng
pháp luật… Sự thiếu tự trọng làm cho con người mất đi những giá trị đạo đức khác,
đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt trong đời sống xã hội. Nếu hiểu sai con
người sẽ rơi vào sự tự kiêu, tự ái dẫn đến những hành vi sai lầm.
c) Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức: lòng tự trọng là phẩm chất đáng quý cần được đề cao trong xã hội và cần
được xây dựng trong mỗi con người.
- Bài học hành động:
+ Cần biết rèn luyện, nghiêm khắc với bản thân để bồi dưỡng lòng tự trọng và gạt bỏ
tính tự ái.
+ Không xúc phạm đến lòng tự trọng của người khác.
+ Phấn đấu học tập để vươn đến thành công nhưng không được quên sống tự trọng.
3. Kết bài
Ai cũng muốn mình được tôn trọng. Không ai muốn mình bị người khác coi thường.

Nhưng người khác chỉ coi thường bạn khi bạn để họ có được cơ hội ấy. Bạn phải là
người đầu tiên tôn trọng giá trị bản thân mình. Ai ai cũng đều không hoàn hảo nhưng ai
ai cũng có những thứ để tự hào về con người của mình. Chính lòng tự trọng đã giúp họ
có được những điều ấy.


Đề 14: Viết bài nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm
“Học đi đôi với hành”.
1. Mở bài
- Bàn về phương pháp học tập, xưa nay có rất nhiều ý kiến. Mỗi ý kiến đúc kết một kinh
nghiệm quý báu góp phần rút ngắn khoảng cách trong hành trình chiếm lĩnh tri thức của
nhân loại. Học đi đôi với hành là một trong những phương châm đó.
2. Thân bài
a) Giải thích
- Giải thích từ ngữ:
+ Học: Học tập, lĩnh hội kiến thức từ bài giảng trong nhà trường, từ nhiều kênh thông
tin.
+ Hành: Thực hành, vận dụng kiến thức vào giải thích, đánh giá các vấn đề, hiện tượng
trong đời sống, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào lao động sản xuất để phục vụ cuộc
sống con người.
- Ý nghĩa cả câu: Nhấn mạnh sự cần thiết giữa việc học lí thuyết với việc vận dụng lí
thuyết, kinh nghiệm vào thực tiễn.
b) Bàn luận
(1) Vì sao học phải đi đôi với hành
- Học là hoạt động tiếp thu những tri thức cơ bản của nhân loại đã được đúc kết qua
mấy ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô
giáo; học ở bạn bè; tự học qua sách vở và thực tế đời sống.
- Mục đích của việc học là để làm giàu tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết về nhiều mặt
để có thể làm chủ bản thân, làm chủ công việc của mình, có khả năng ứng xử trong
giao tiếp xã hội, khả năng giải quyết công việc trong những tình huống phức tạp… góp

phần hữu ích vào việc xây dựng sự nghiệp riêng và sự nghiệp chung.
- Học là để làm cho mọi công việc được thực hiện với chất lượng và hiệu quả cao hơn.
Hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học vào
thực tế công việc hằng ngày. Học để hành, có nghĩa là phải học để làm cho tốt. Nếu
chúng ta học những lí thuyết dù cao siêu đến đâu mà không vận dụng được vào thực tế
thì đó chỉ là lí thuyết suông, tốn thời gian, tiền bạc mà vô ích, giống như truyện ngụ
ngôn ngày xưa kể về người đàn ông mất bao công phu tìm thầy học nghề giết rồng để
rồi suốt đời chẳng tìm thấy một con rồng nào cả.
- Học mà không hành thì vô ích vì hành vừa là mục đích, vừa là phương pháp học tập.
Học để làm việc có hiệu quả, để nâng cao đời sống bản thân và có ích cho xã hội. Học
mà gắn liền với thực hành thì kiến thức sẽ được củng cố, khắc sâu.
(2) Làm thế nào để học đi đôi với hành thật sự hiệu quả?
- Học đi đôi với hành là một phương châm giáo dục đúng đắn và khoa học. Việc kết
hợp giữa lí thuyết và thực hành có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau,
ở những lĩnh vực khác nhau. Thông qua thực hành, người học nắm chắc lí thuyết hơn
vì lí thuyết ấy được biến thành việc làm và được kiểm nghiệm trong thực tiễn.
- Học đi đôi với hành có ý nghĩa thực sự quan trọng. Để đạt được hiệu quả cao, người
học nên biết cân bằng giữa lí thuyết và thực tiễn sao cho hài hòa, hợp lí. Học với hành
giúp chúng ta vừa chuyên sâu kiến thức lại vừa thông thạo, hoàn thiện kĩ năng làm
việc.


- Để học đi đôi với hành thật sự hiệu quả cần vận dụng những kiến thức đã học khi ra
ngoài xã hội. Những gì được học phải đem áp dụng vào cuộc sống, chứ không phải
học để biết rồi bỏ đó. Hãy biến những tri thức, những bài học cuộc đời đầy ý nghĩa mà
ta thâu nhận được từ sách vở thành hiện thực. Như vậy thì những kiến thức đó mới trở
nên thật sự có ý nghĩa.
- Việc học không bó hẹp trong phạm vi nhà trường. Nhiều khi lí thuyết được rút ra sau
sự trải nghiệm thực tiễn.
(3) Mở rộng, phản đề

- Phương châm về mối quan hệ giữa học với hành trên là kinh nghiệm được đúc kết từ
thực tế lịch sử phát triển của toàn nhân loại. Phải đánh giá đúng mức mối quan hệ hữu
cơ khăng khít giữa học và hành, không thể coi nhẹ vai trò vô cùng quan trọng của việc
học.
+ Muốn đạt được hiệu quả cao trong công việc, con người phải được đào tạo bài bản,
nghiêm túc, đến nơi đến chốn theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc
vẫn phải học tập, học tập không ngừng. Nắm vững lí thuyết, chúng ta mới có thể làm
được những công việc phức tạp và tránh được những sai lầm đáng tiếc. Lí thuyết dẫn
đường cho thực hành; thực hành bổ sung, hoàn thiện cho lí thuyết…
+ Hành mà không học thì không thể trôi chảy. Không có lí thuyết soi sáng, chúng ta sẽ
gặp khó khăn trong công việc. Nếu ta chỉ làm việc theo thói quen và kinh nghiệm thì tiến
trình làm việc sẽ chậm và hiệu quả không cao. Cách làm việc cũ kĩ, lạc hậu ấy chỉ thích
hợp với những hình thức lao động giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ.
- Thực tế, nhiều học sinh đã sai lầm trong cách học, dẫn đến hiệu quả không cao vì chỉ
khư khư ôm lấy lí thuyết mà không chịu thực hành. Một phần do các bạn ấy chưa nắm
được tầm quan trọng của phương châm học đi đôi với hành, một phần xuất phát từ tâm
lí e ngại, lười hoạt động.
- Phải biết kết hợp một cách hài hòa giữa lí thuyết và thực tiễn. Việc tuyệt đối hóa bất
cứ một phương diện nào cũng sẽ phản tác dụng. Nếu quá đề cao lí thuyết, bạn sẽ rơi
vào cách học máy móc, nặng nề, sách vở. Nếu thiếu những nền tảng lí thuyết cơ bản,
bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi làm việc.
c) Bài học nhận thức và hành động
- Học đi đôi với hành là phương châm giáo dục, phương pháp học tập đúng đắn. Người
biết thực hiện phương châm đó một cách kiên trì sẽ gặt hái được thành công. Người
chỉ biết “lí thuyết suông” sẽ học tập và làm việc không có hiệu quả, vì thế không thuyết
phục được người khác
- Thực hiện “học phải đi đôi với hành”: Học nghiêm túc, biết vận dụng sáng tạo để hiệu
quả học tập và công việc được nâng cao.
3. Kết bài
Có người đã từng nói: Mọi lí thuyết đều màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi.

Tuy có phần cực đoan nhưng câu nói đó đã khẳng định đúng về giá trị của thực tiễn
trong đời sống con người.

Đề 15: Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về về câu nói: “Bàn tay tặng
hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm”.
1. Mở bài
Thượng đế đã trao cho loài người một thứ vũ khí để chống lại mọi khó khăn, khắc
nghiệt của cuộc sống: đó là trái tim. Có một trái tim để đón nhận yêu thương, có một


trái tim để cảm nhận được yêu thương, và yêu thương sẽ trở thành sức mạnh. Trao đi
yêu thương cũng là một cách nhận lại yêu thương, bởi lẽ: “Bàn tay tặng hoa hồng bao
giờ cũng phảng phất hương thơm”.
2. Thân bài
a) Giải thích
- Giải thích từ ngữ:
+ Bàn tay: ( hoán dụ) chỉ con người.
+ Hoa hồng (ẩn dụ) biểu tượng cho tình yêu thương, vẻ đẹp của sự sẻ chia, giúp đỡ.
+ Tặng: Trao đi một cách tự nguyện với thái độ trân trọng.
+ Hương thơm: Sự giàu có, vẻ đẹp và sự thơm thảo, thuần khiết toát lên từ tình yêu
thương, hành động sẻ chia, gíup đỡ.
- Ý nghĩa cả câu ( Nghĩa bóng) : Ai biết trao tặng, giúp đỡ người khác bằng sự chân
thành thì người đó đã làm đẹp cho chính tâm hồn mình và vẻ đẹp ấy sẽ lan toả góp
phần làm cho cuộc sống đẹp hơn.
b) Bàn luận
(1) Vì sao lại như vậy?
- Người biết trao tặng hoa hồng, trao tặng yêu thương là người giàu có về tâm hồn.
Giúp đỡ người khác, mang đến hạnh phúc cho người khác chính là cách để tô đẹp tâm
hồn mình. Yêu thương trao đi là yêu thương nhận lại mãi mãi.
- Biểu hiện của yêu thương có muôn hình vạn trạng. Yêu thương mang đến có thể là

một ánh mắt quan tâm lo lắng hay cử chỉ ân cần. Khi trao yêu thương, ta sẽ nhận được
tình yêu- trái tim của người mà ta trao tặng, có khi chỉ đơn giản là cảm giác hạnh phúc,
hài lòng về điều mình làm được cho người khác… Những giá trị vật chất sẽ hao mòn
theo thời gian nhưng yêu thương lại theo thời gian được bồi đắp mà lớn dần. Người
giàu có nhất trên thế giới chính là người có được nhiều hương thơm nhất từ những đóa
hồng mà mình đã trao đi.
(2) Ý nghĩa
- Những người biết trao đi yêu thương đã và đang làm cho cuộc sống trở nên ấm áp,
tươi đẹp hơn. Những con người ấy sẽ luôn được yêu thương, cảm phục, sẽ luôn tìm
được ý nghĩa của cuộc sống.
- Biết cho là đã được nhận. Được ban tặng là niềm hạnh phúc, người ban tặng lại càng
hạnh phúc hơn vì họ đã sống có ích. Họ nhận được tình yêu thương, lòng biết ơn, sự
trân trọng của người khác và cuộc sống của họ càng trở nên có ý nghĩa.
(3) Mở rộng, phản đề
- Quà tặng hay sự giúp đỡ đôi khi không quan trọng bằng cách thực hiện. Người biết
cho đi bằng cả sự vô tư là người được nhận về sự giàu có về tâm hồn. Tấm lòng chân
thành và sự tinh tế của hành động trao tặng mang vẻ đẹp thơm thảo và thuần khiết
như hoa.
- Phê phán:
+ Một số biểu hiện chưa đẹp do động cơ của hành động giúp đỡ không xuất phát từ sự
chân thành.
+ Nhiều người có lối sống ích kỉ, chỉ thích đón nhận, thích tích lũy cho bản thân. Cái
bản ngã nhỏ nhen đôi khi chi phối và mang đến cho con người những quan niệm sống
sai lệch – sống chỉ vì mình.
c) Bài học nhận thức và hành động:


- Câu nói cho ta một bài học nhân sinh về triết lí sống của con người. Phương châm đó
đã trở thành lẽ sống đẹp của nhiều người: yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ người khác
một cách vô tư; biết quan tâm chia sẻ, trao tặng mang đến niềm vui cho người khác.

Cao hơn là biết cống hiến tài năng và sức lực cho sự phát triển đất nước.
- Bài học: Cần biết quan tâm, yêu thương những người khác; biết chuẩn bị điều kiện để
thành người có ích; biết hành động tích cực để chia sẻ, trao tặng những điều tốt đẹp để
hạnh phúc luôn mỉm cười với tất cả mọi người.
3. Kết bài
Hãy để tình yêu thương tràn ngập cả thế giới này, hãy để những đóa hồng của bạn luôn
ngào ngạt hương thơm. Câu nói chứa đựng một quan niệm nhân sinh đúng đắn, đáng
cho ta xem nó như một phương châm sống. Điều ấy sẽ mang lại những điều tốt đẹp
cho cuộc đời này, bởi lẽ yêu thương là thứ vĩnh hằng duy nhất trên thế gian này, bởi lẽ
“thiên đường cũng sẽ chẳng là gì nếu nơi ấy không có chỗ cho trái tim ngự trị”.

Đề 16: Vai trò của sách đối với đời sống nhân loại.
1. 1. Mở bài
- Nhà văn M. Gorki đã nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Câu nói
khẳng định vai trò quan trọng của sách đối với việc nâng cao tri thức của con người.
- Ngày nay, cả nhân loại đang trên đường hướng đến một xã hội học tập. Vì vậy, sách
trở thành một phương tiện quan trọng để con người đến với tri thức. Càng ngày sách
càng cho chúng ta thấy tầm quan trọng của mình với đời sống nhân loại.
1. 2. Thân bài
a) Giải thích
- Sách là một bản in bằng giấy có nội dung rất phong phú. Sách có từ khi loài người có
chữ viết. Con người lưu lại vào sách những suy nghĩ tâm tư, tình cảm của mình về
những vấn đề trong cuộc sống: khoa học, nghệ thuật, đời sống... Sách được phân loại
theo thể loại, lĩnh vực, độ tuổi, sở thích của từng đối tượng. Sách được in với nhiều thứ
tiếng, nhiều ngôn ngữ khác nhau và có thể mang đến bất kì đâu trên thế giới.
b) Bàn luận
(1) Vai trò của sách:
- Sách cung cấp cho con người những hiểu biết, những tri thức về mọi lĩnh vực của đời
sống, vượt thời gian và vượt không gian. Sách có thể đưa ta đến với quá khứ, hiện tại,
tương lai; sách có thể đưa ta lên thám hiểm mặt trăng hay xuống đáy đại dương.

- Sách cho ta hiểu biết về chính mình. Đọc quyển sách tốt, ta được bồi đắp thêm về
tâm hồn, tình cảm. Ta biết phần chưa hoàn thiện trong con người mình để phấn đấu rèn
luyện. Ta biết thành tựu của thế hệ đi trước để phấn đấu vượt qua.
- Sách là phương tiên để ta có thể giao tiếp: giao tiếp với tác giả, với độc giả bao thế hệ
để từ đó tự rèn luyện mình.
- Sách giúp con người vươn tới những ước mơ, khát vọng; giáo dục tình cảm, đạo đức;
giáo dục ý thức thẩm mĩ...
- Nếu thiếu sách, cuộc sống con người sẽ rơi vào tăm tối, không có ánh sáng của tri
thức, con người trở nên lạc hậu.
(2) Làm thế nào để đọc sách hiệu quả?
- Cầm biết chọn sách và đọc sách:
+ Chọn sách theo mục đích sử dụng, tuy nhiên sách phải có nội dung lành mạnh, tích
cực.


+ Đọc sách phải có tư duy phản biện, tránh bị chìm đắm trong thế giới mà sách tạo nên,
dẫn đến xa rời thực tế, tránh sa vào lí thuyết suông.
(3) Mở rộng, phản đề
- Ngày nay, cùng với sách, các phương tiện thông tin ngày càng trở nên đa dạng. Văn
hóa đọc hình thành từ khi có sách, đến nay không còn giữ nguyên ý nghĩa là đọc trong
sách mà mở rộng thêm: đọc trong báo, đọc trên mạng... Sách tồn tại trong cuộc sống
không chỉ là sách được bán ở hiệu sách mà sách được đưa lên mạng... Dù dưới hình
thức nào, đối với con người, nhu cầu tìm hiểu thế giới tự nhiên và thế giới con người
không bao giờ vơi cạn. Vì thế, sách mãi mãi vẫn giữ vai trò quan trọng của mình trong
đời sống nhân loại, là phương tiện giúp con người nhận thức về thế giới và khám phá
thế giới.
- Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, văn hoá đọc đang bị văn
hoá nghe nhìn lấn át. Nhiều bạn trẻ đã đánh mất thói quen đọc sách. Đây là một hiện
tượng rất đáng lo ngại bởi nếu không chịu khó đọc sách, con người sẽ trở nên hời hợt,
thiếu tư duy tưởng tượng và thiếu trải nghiệm cần thiết.

c) Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức được vai trò của sách, bản thân đã rèn luyện cho mình thói quen đọc sách,
đọc để tích luỹ kiến thức, đọc để hiểu biết hơn về cuộc sống.
1. 3. Kết bài
Chừng nào con người vẫn còn nhu cầu nhận thức về thế giới và thưởng thức vẻ đẹp
của trí tuệ, chừng nào loài người còn biết đề cao văn hóa và các giá trị tinh thần, thì
chừng ấy sách vẫn còn là một công cụ hữu hiệu và vô giá trong công cuộc khai hóa
nền văn minh.

Đề 17: Suy nghĩ về lòng dũng cảm.
1. Mở bài
- Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý trọng ở
mỗi con người. Dù ở nơi đâu, khi làm bất cứ một việc gì, con người đều cần lòng dũng
cảm.
2. Thân bài
a) Giải thích
- Lòng dũng cảm là một đức tính tốt, thể hiện sự mạnh mẽ, tự tin của con người trong
cuộc sống; không sợ khó khăn, nguy hiểm.
- Người có lòng dũng cảm là người thực hiện được những hành động hào hiệp trong
những trường hợp có vấn đề cần giải quyết, chứng tỏ được phẩm giá của mình và cứu
giúp được người khác.
b) Bàn luận
(1) Vai trò, biểu hiện của lòng dũng cảm trong đời sống:
- Giúp chúng ta có sức mạnh vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
- Giúp chúng ta có thể bảo vệ người khác, đứng về phía lẽ phải, chân lí. Trong chiến
tranh, lòng dũng cảm biến thành sức mạnh để mỗi con người sẵn sàng hi sinh bảo vệ
tổ quốc. Khi đất nước có thiên tai (lũ lụt, hoả hoạn…), lòng dũng cảm giúp ta đương
đầu và vượt qua những tai ương đó.



- Giúp con người chiến thắng chính mình trước những cám dỗ, cạm bẫy của cuộc
sống, biết xin lỗi khi làm ai bị tổn thương, biết công nhận những điểm yếu, sai lầm của
mình để sửa chữa.
Dẫn chứng: Thực tế đã chứng minh ý nghĩa và giá trị của lòng dũng cảm qua nhiều tấm
gương tốt: Tấm gương của những người anh hùng trong thời chiến như Lê Văn Tám,
Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Trần Thị Lí…; Trong thời bình có nhiều tấm gương dũng cảm
đáng học tập như anh thanh niên tay không bắt cướp, cậu học trò bỏ thi tốt nghiệp vì
cứu người đang bị lũ cuốn đi…, những tấm gương vượt lên số phận như Nguyễn Ngọc
Kí, Hoa Xuân Tứ…
(2) Ý nghĩa của lòng dũng cảm:
- Lòng dũng cảm cho ta niềm tin để vươn lên hoàn thiện mình và thực hiện những ước
mơ trong cuộc sống;
- Lòng dũng cảm cho ta sức mạnh để có thể bảo vệ được người khác, bảo vệ chân lí
và bảo vệ Tổ quốc;
- Lòng dũng cảm là phẩm chất tạo nên một người anh hùng.
(3) Mở rộng, phản đề
- Trái với lòng dũng cảm là hèn nhát, nhưng trái với dũng cảm còn là liều lĩnh. Tham gia
đua xe máy, dám cầm vũ khí đánh nhau, không sợ tù tội không phải là dũng cảm mà là
liều lĩnh đến ngu dốt.
c) Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức và hiểu được ý nghĩa của lòng dũng cảm, thanh niên ngày nay, nhất là học
sinh, cần rèn luyện cho mình lòng dũng cảm để vượt qua thử thách trong học tập và
trong cuộc sống, tránh sa vào những tệ nạn xã hội.
3. Kết bài
Cuộc sống ngày càng khó khăn, để tồn tại con người phải đối diện với bao nhiêu thử
thách, gian nan. Nếu không có đủ nghị lực và nếu không có lòng dũng cảm, chúng ta sẽ
rất khó có được sự thành công trong cuộc sống.

Đề 18: Suy nghĩ về lòng khoan dung
1. Mở bài

Không ai sinh ra là đã hoàn hảo. Bởi vậy, trong cuộc sống, ta đôi khi bắt gặp những
người mắc sai lầm với mình và mong muốn được sửa chữa những sai sót. Lúc này
đây, họ rất cần sự cảm thông và đặc biệt là tấm lòng khoan dung.
2. Thân bài
a) Giải thích
- Khoan dung là biết tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người khác; là
biết chấp nhận những yếu đuối sai phạm của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp
ngã.
- Khoan dung còn là cách thể hiện sự cưu mang, giúp đỡ của bản thân với những
người lầm đường lạc lối, giúp cho họ được trở về hòa nhập với cuộc sống hơn.
- Khoan dung, còn nghĩa là tự tha thứ cho chính mình. Khoan dung với chính mình là tự
làm cho bản thân cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái hơn để có thể đưa ra quyết định, mục
tiêu đúng đắn hơn.
b) Bàn luận
(1) Vì sao cần có lòng khoan dung trong cuộc sống


- Khoan dung là một đức tính tốt cần thiết trong cuộc sống:
+ Cuộc sống không tránh khỏi những va chạm, xung đột, những gièm pha, bình phẩm
không thiện ý. Con người nên chủ động giảng hòa, xoá bỏ hận thù, có hành vi ứng xử
thân thiện.
+ Trong cuộc sống gia đình vợ chồng, con cái cũng có lúc nảy sinh mâu thuẫn, sự bất
đồng. Khi đó rất cần sự khoan dung của những người thân trong gia đình. Cha mẹ nên
vị tha khi con mắc lỗi.
- Niềm vui mà khoan dung mang lại là niềm vui lớn, đích thực, khoan dung là biểu hiện
của lối sống đẹp, thể hiện nhân cách con người.
(2) Ý nghĩa của khoan dung trong cuộc sống
- Ta tha thứ lỗi lầm cho người để cảm hoá người. Bản thân người cảm động bởi lòng
khoan dung của ta mà ăn năn, hối lỗi, biết ơn ta, không tiếp tục mắc lỗi lầm.
- Bản thân ta thấy nhẹ lòng, tránh được những ý nghĩ, hành động hẹp hòi, thiển cận,

trái đạo.
- Trong mỗi con người đều có hai mặt tốt và xấu, sáng và tối, con người luôn phải đấu
tranh để chống lại nó, để chiến thắng nó, chính là lòng khoan dung, độ lượng.
(3) Mở rộng, phản đề
- Cần biết phân biệt giữa khoan dung và bao che. Khoan dung - là chấp nhận những
yếu đuối của người khác và giúp họ sữa chữa - không có nghĩa là tiếp tay cho họ.
Khoan dung cần phải tỉnh táo: dành cho những cá nhân biết hướng thiện, tránh tạo cơ
hội cho cái ác, cái xấu.
- Phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt của một số thanh niên hiện nay. Chính sự thờ ơ,
lạnh nhạt, lòng ích kỷ, thiếu khoan dung ấy đang gián tiếp tiếp tay cho tội ác lan rộng.
c) Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức được vai trò của lòng khoan dung trong cuộc sống. Thiếu thốn tình cảm,
thiếu thốn vị tha, lòng khoan dung,... tất cả sẽ chỉ còn là một xã hội vô tri, vô giác, lạnh
lùng, vô cảm…
- Khoan dung là một đức tính tốt của con người, nó làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, vì
vậy, mỗi thanh niên cần phải rèn luyện cho mình đức tính khoan dung ngay từ khi ngồi
trong ghế nhà trường. Mỗi người hãy học cách khoan dung với bản thân, với người
khác bằng lòng nhân ái, bằng đức hi sinh. Không chỉ biết khoan dung, bên cạnh đó,
việc giúp người khác (hay chính mình) nhận ra sai lầm, định hướng sửa chữa cũng là
điều rất quan trọng.
3. Kết bài
Để cuộc sống tươi đẹp và giàu tình người hơn, mỗi chúng ta hãy sống một cách
chân thành, luôn bao dung và độ lượng với những người xung quanh. Khi đó, bạn sẽ
cảm thấy cuộc sống thật đẹp và ý nghĩa.

Đề 19: Suy nghĩ về “cho” và “nhận” trong cuộc sống.
1. Mở bài
- Nhà thơ Tố Hữu có câu “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
- Giữa cuộc sống bộn bề lo âu, chúng ta rất cần những yêu thương và sẻ chia, dù nó
bình dị, nhỏ nhoi nhưng đó là một tấm lòng đáng trân trọng. Trao đi yêu thương để



nhận lại yêu thương vốn dĩ là một quy luật trong cuộc sống. Đó vẫn là một mối quan hệ
nhân quả giữa “cho” và “nhận” mà đôi khi ta không nhận ra.
2. Thân bài
a) Giải thích
- Cho chính là sự san sẻ, giúp đỡ, yêu thương xuất phát từ tâm, từ tim của một người.
Dù “cho” rất nhỏ, nhất đời thường nhưng đó là cả một tấm lòng đang quý.
- Nhận chính là được đáp trả, được đền ơn.
- Cho và nhận là một mối quan hệ nhân quả nhưng ẩn chứa trong đó rất nhiều mối
quan hệ tương trợ, bổ sung cho nhau.
b) Bàn luận
(1) Biểu hiện của cho và nhận
- Trong cuộc sống quanh ta, đâu đó vẫn còn những mảnh đời bất hạnh, đau khổ cần rất
nhiều sự sẻ chia, giúp đỡ, bao dung, rộng lượng. Họ cần chúng ta chia ngọt sẻ bùi.
- Chúng ta trao đi yêu thương chúng ta sẽ nhận lại sự thanh thản và niềm vui trong tâm
hồn. Dù cái chúng ta nhận lại không phải là vật chất, là những thứ hiển hiện, chỉ là niềm
vui, là sự an nhiên mà thôi.
- Khi trao đi hạnh phúc cho người khác, chúng ta mới cảm thấy rằng cuộc sống của
mình thực đáng sống và đáng trân trọng. Có nhiều người làm từ thiện cả một đời, họ
trao đi rất nhiều mà chẳng mong nhận lại điều gì. Nhưng thứ họ nhận được là sự nhẹ
nhõm và bình an trong tâm mình.
- Những người đang cho đi, đôi khi sự nhận lại không phải trong phút chốc, cũng không
hẳn nó sẽ hiển hiện ngay trước mắt. Điều bạn nhận lại có khi là cả một quá trình, sau
này bạn mới nhận ra mình được đáp trả nhiều hơn cái cho đi đó.
(2) Ý nghĩa của cho và nhận
- Cho và nhận là những quy luật của tự nhiên và xã hội loài người. Trong xã hội, vấn đề
này càng cần được nhận thức rõ ràng: không cho thì không thể nào nhận được.
- Cho và nhận xứng đáng được ngợi ca với tinh thần ta biết sống vì người khác, một
người vì mọi người.

- Cho là một hạnh phúc, vì phải có mới cho được, điều đó càng có ý nghĩa khi cái ta
cho không chỉ là vật chất, tiền bạc mà là lòng nhân ái.
- Xã hội càng phát triển, vấn đề cho và nhận càng được nhận thức rõ ràng. Muốn đời
sống được nâng lên, mỗi cá nhân phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ, sáng
tạo trong nghiên cứu, ứng dụng. Có như vậy, bằng tài năng và sức lực, mới góp phần
làm giàu cho Tổ quốc, làm giàu cho bản thân. Khi đó, cái mà ta cho cũng là cái ta nhận.
Trong cuộc sống, nếu chỉ cho mà không nhận thì khó duy trì lâu dài, nhưng nếu như
cho và lại đòi hỏi được đền đáp thì sự cho mất đi giá trị đích thực của nó.
(3) Mở rộng, phản đề
- Cho và nhận đáng phê phán khi: những kẻ tham lam tàn nhẫn sống trên mồ hôi nước
mắt của người khác, kẻ tầm thường chỉ muốn nhận muốn vay mà không muốn cho,
muốn trả.
- Phê phán một bộ phận lớp trẻ hiện nay chỉ biết nhận từ cha mẹ, từ gia đình, người
thân… để rồi sống ích kỉ, vô cảm, không biết chia sẻ với bạn bè, đồng loại.
c) Bài học nhận thức và hành động
- Cuộc sống của mỗi người sẽ trở nên tầm thường nếu chỉ biết nhận mà không biết
cho. Vì thế, sống, hãy đừng chỉ biết nhận lấy, mà còn học cách cho đi.
3. Kết bài


Hãy mở rộng lòng mình để cảm nhận cuộc sống. Hãy yêu thương nhiều hơn, chia
sẻ nhiều hơn để xã hội càng văn minh, để cái nắm tay giữa con người với con người
thêm ấm áp.

Đề 20: Suy nghĩ của anh (chị) về mối quan hệ giữa tài và đức.
1. Mở bài
- “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì
cũng khó” câu nói bất hủ của Hồ Chủ tịch luôn là bài học quý báu trong lòng người Việt
Nam. Ngày nay mối quan hệ giữa đức và tài rất quan trọng, để trở thành một công dân
có ích cho xã hội, con người cần rèn luyện cho mình cả hai giá trị cơ bản đó.

2. Thân bài
a) Giải thích vấn đề
- Tài: là trình độ, năng lực, khả năng sáng tạo của con người.
- Đức: là phẩm chất và nhân cách của con người.
- Tài và đức thể hiện vẻ đẹp nhân cách của con người.
b) Bàn luận
(1) Biểu hiện của tài và đức:
- Tài được thể hiện qua khả năng của con người về một hoặc nhiều lĩnh vực nào đó
trong xã hội. Người có tài là người có khả năng làm tốt một việc hoặc nhiều việc. Công
việc ấy phải làm được nó và làm thật đẹp thật tốt thì mới gọi được là tài. Còn có những
con người biết nhiều, làm tốt được nhiều công việc thì người đó là người đa tài, tức là
có nhiều khả năng để làm tốt nhiều việc.
- Đức là đạo đức của một con người. Nói rõ hơn thì nó là những quy tắc chuẩn mực xã
hội phù hợp với những đạo lí sống trên đời giữa người với người. Người có đạo đức là
người luôn biết sống đúng với những cái được gọi là đẹp nhất. Nói cách khác người có
đạo đức luôn có một tấm lòng lương thiện.
- Biểu hiện của người có tài có đức trong xã hội: Các nhà bác học có tài có tâm có
những phát kiến vĩ đại vì con người, giúp cho sự phát triển của loài người… Dù ở bất kì
lĩnh vực nào, con người tài đức đều mang lại những lợi ích nhất định cho loài người.
(2) Mối quan hệ giữa tài và đức
- Hai khái niệm đức và tài có quan hệ chặt chẽ với nhau, thống nhất với nhau trong một
con người. Nói cách khác thì yếu tố để làm nên một con người có ích cho chính bản
thân, gia đình, bạn bè và đất nước phải là một con người có tài và có đức.
+ Chú trọng tài mà không quan tâm đến đức sẽ dẫn tới lệch lạc trong suy nghĩ và hành
động, thiếu sự phấn đấu, tu dưỡng và rèn luyện của bản thân; thậm chí sẽ dẫn tới suy
nghĩ và hành động gây hại cho cộng đồng và xã hội.
+ Chỉ lo phấn đấu tu dưỡng đức mà không quan tâm đến việc nâng cao trình độ, năng
lực và khả năng sáng tạo của bản thân thì cũng không thể đóng góp nhiều cho cộng
đồng và xã hội.
- Giải quyết mối quan hệ hài hòa, gắn bó giữa tài và đức sẽ giúp con người phát triển

toàn diện và có nhiều đóng góp hữu ích cho bản thân và cho cộng đồng.


- Những người có tài và có đức sẽ được mọi người kính trọng và nể phục, là những
người đóng góp được nhiều cho cộng đồng, cho sự phát triển của đất nước.
c) Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức được tầm quan trọng và sự thống nhất của tài và đức trong một con người.
- Bài học của bản thân: rèn đức luyện tài. Cần cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn
luyện bản thân hoàn thiện để trở thành người có đức, có tài bởi đó là người cao quý, là
hiền tài, là vốn quý của quốc gia là tiêu chuẩn của con người mới.
3. Kết bài
Dù trong thời đại nào, tài và đức luôn là hai phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng làm
nên giá trị của con người. Hãy trở thành người tài đức vẹn toàn để cuộc sống và những
cống hiến của bạn có ý nghĩa hơn.



×