Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN sáng kiến kinh nghiệm học tốt tiếng anh qua các trò chơi ngôn ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.07 KB, 20 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tiếng Anh – một trong những ngôn ngữ thông dụng nhất thế giới hiện nay,
nó là chìa khóa cho sự phát triển của một quốc gia và đặc biệt trong thời kỳ công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước tiếng Anh lại càng trở nên quan trọng hơn
bao giờ hết. Tiếng Anh chính là chìa khóa để chúng ta hội nhập, vươn ra hội
nhập toàn cầu.
Tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng trong xã hội hiện đại. Không chỉ
là một môn học mà nó dần trở thành công cụ giao tiếp của hàng triệu người trên
thế giới. Vì vậy, dạy và học tiếng Anh trở nên cấp bách. Tiếng Anh đã trở thành
một môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông cũng như chuyên
nghiệp. Môn tiếng Anh đối với bậc học trung học sơ sở hiện nay là một trong ba
môn tuyển sinh vào trung học phổ thông. Vì vậy, việc dạy học tiếng Anh tại các
nhà trường trung học cơ sở rất quan trọng – đó là hành trang để các em học sinh
vươn tới những bậc học cao hơn.
Tuy nhiên việc học tiếng Anh không dễ với các em học sinh không được
tiếp cận với những đổi mới trong quá trình dạy học của thầy cô. Đây là một môn
học độc lập lại là môn học ngôn ngữ, nhưng ngoài giờ học trên lớp các em không
thể hoặc rất ít sự giúp đỡ từ phía gia đình. Đặc biệt Đồng Tiến là một xã vùng
cao thuần nông, hầu hết phụ huynh học sinh không có kiến thức về môn tiếng
Anh.
Môn tiếng Anh là môn học ngôn ngữ dễ thu hút bởi có nhiều hình ảnh sinh động,
vốn từ phong phú lồng ghép với những bài hát vui nhộn nhưng đôi lúc không
tránh khỏi sự nhàm chán.
Trong những năm học gần đây, nền giáo dục Việt Nam đang trên bước
đường hội nhập với thế giới theo xu hướng lấy người học làm trung tâm. Giáo
1


viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn và là ngưới giúp đỡ các em lĩnh hội
kiến thức. Dạy học tập trung phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tạo sự


hứng thú học tập cho học sinh là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa quan trọng
trong việc áp dụng phương pháp mới vào nâng cao chất lượng dạy học môn
Tiếng Anh. Chính vì vậy, trong khi giảng dạy Tiếng Anh tại trường THCS Đồng
Tiến, tôi đã nghiên cứu , tìm tòi nhiều cách vận dụng phương pháp mới để tạo sự
hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Có rất nhiều
phương pháp để đạt được mục đích trên song việc áp dụng những trò chơi ngôn
ngữ vào dạy học là hiệu quả hơn cả. Từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài
nghiên cứu : “Một số trò chơi ngôn ngữ trong dạy học tiếng Anh ở trường Trung
học cơ sơ”. Với chuyên đề này, tôi mong muốn sẽ đóng góp những kinh nghiệm
của mình nhằm giúp các em lĩnh hội và vận dụng ngôn ngữ trong giao tiếp dễ
dàng và tự tin hơn.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Với việc nghiên cứu và áp dụng thành công đề tài, sáng kiến kinh nghiệm
sẽ giúp giáo viên có được những kinh nghiệm sau:
1. Hiểu rõ một số trò chơi trong quá trình dạy học.
2. Cách thức tiến hành, thực hiện áp dụng các trò chơi.
3. Áp dụng trò chơi sao cho phù hợp với nội dung từng bài học.
4. Hướng dẫn học sinh có kỹ năng, kỹ xảo trong việc sử dụng tiếng Anh để
giao tiếp.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu, giáo viên sẽ tìm ra những trò chơi phù hợp
nhất để áp dụng cho phù hợp với mục tiêu bài học, điều kiện cơ sở vật chất phù
hợp với quá trình dạy học và phù hợp với học sinh tại trường:
2


Áp dụng phù hợp trò chơi vào bài học.
Tạo nhiều cơ hội cho học sinh sử dụng tiếng Anh trong lớp học.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài, sáng kiến kinh nghiệm là 49 em

học sinh đang học tại lớp 6A, 6B trường trung học cơ sở Đồng Tiến – Yên Thế Bắc Giang.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp quan sát:
Người thực hiện đề tài tự tiến hành nghiên cứu, quan sát học sinh trong
quá trình thực hiện hoặc tiến hành dự giờ, thăm lớp đồng nghiệp.
2. Phương pháp trao đổi:
Sau khi dự giờ thăm lớp người thực hiện đề tài hoặc người thực hiện đề tài
dự giờ thăm lớp đồng nghiệp tiến hành trao đổi, thảo luận rút kinh nghiệm cho
giờ dạy.
3. Phương pháp thực nghiệm:
Giáo viên thực hiện đề tài dạy thể nghiệm áp dụng cùng một trò chơi ở 2
lớp khác nhau và sử dụng trò chơi khác nhau ở mỗi lớp.
4. Phương pháp điều tra:
Giáo viên thực hiện đề tài sử dụng phiếu điều tra để hỗ trợ đánh giá hiệu
quả của trò chơi cũng như sự hứng thú của các em học sinh ở các lớp khác nhau
với những trò chơi khác nhau.
VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

3


Đề tài góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh tại trường trung
học cơ sở Đồng Tiến và góp phần không nhỏ vào mục tiêu chung của việc dạy và
học ngoại ngữ huyện nhà.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.
Hiện nay, mục tiêu của môn tiếng Anh là nhằm hình thành và phát triển
cho học sinh những kiến thức và kỹ năng cơ bản về tiếng Anh. Học sinh sau khi
hết bậc học trung học cơ sở có thể sử dụng tiếng Anh để tiếp trong cuộc sống

hàng ngày.
Vì vậy sách giáo khoa tiếng Anh trung học cơ sở hiện nay đều được biên
soạn theo đường hướng giao tiếp, đề cao các phương pháp dạy học tích cực chủ
động của học sinh, hướng đến mục tiêu học sinh có thể giao tiếp được. Học mà
chơi, chơi mà học.
Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh trung học cơ
sở theo phương hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh,
tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu, mỗi giáo viên dạy
môn Tiếng Anh không phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu có sẵn
trong sách giáo khoa, trong sách hướng dẫn, và trong sách thiết kế bài giảng một
cách rập khuôn máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Nếu chỉ
dạy như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết
quả học tập sẽ không cao. Trò chơi không phải lúc nào cũng là loại hình giải trí.
Nó có thể sử dụng để củng cố ngữ liệu trong bài học theo một phương thức hấp
dẫn học sinh. Có thể nói rằng trò chơi mang hiệu quả kép. Chơi làm thỏa mãn
nhu cầu của học sinh. Trò chơi phát triển và hình thành nên tính cách. Trong khi
chơi, các em được phát triển tri giác nhanh, phát triển các thao tác tư duy, phát
4


triển tưởng tượng và phát triển ngôn ngữ. Từ chỗ ý thức của các em hướng tới
thao tác chơi rồi dần chuyển sang mục đích, nội dung và yêu cầu khách quan của
trò chơi từ đó hình thành động cơ học tập. Trò chơi giúp các em lĩnh hội kiến
thức một cách tự nhiên, không gò bó. Qua trò chơi học tập, học sinh được khắc
sâu nhiều kiến thức. Chính vì thế trò chơi học tập là một phương tiện quan trọng
trong quá trình dạy học đặc biệt với học sinh trung học cơ sở.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Thuận lợi
Trong những năm gần đây, việc dạy và học môn Tiếng Anh ở bậc trung
học cơ sở đã có những chuyển biến theo hướng tích cực hóa hoạt động của học

sinh. Môn Tiếng anh cũng nhận được nhiều sự quan tâm, đầu tư của các cấp lãnh
đạo, ban ngành, đoàn thể, của Ban giám hiệu các nhà trường và của nhiều bậc
phụ huynh bằng cách trang bị đầy đủ những cơ sở vật chất: loa, đài, đĩa CD, máy
chiếu, máy tính, tranh ảnh....để phục vụ tốt nhất cho học sinh học tập. Cùng với
đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đạt chuẩn, nhiệt tình trong
công tác, luôn tìm tòi học hỏi kinh nghiệm giảng dạy. Đặc biệt hơn, trong năm
học gần đây môn Tiếng Anh đã được nâng tầm quan trọng, là môn học bắt buộc
trong 3 môn thi vào trung học phổ thông.Vì vậy mà các bậc phụ huynh cũng như
các em học sinh quan tâm nhiều hơn.
2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên còn có một số khó khăn như:
Số lượng học sinh có ý thức cao chưa nhiều
Học sinh còn có thói quen thụ động khi hoạt động nhóm hoặc còn
rụt rè trong giao tiếp.

5


Nhiều bậc phụ huynh còn chưa quan tâm đến con em mình, phó
mặc cho nhà trường.
Nhiều trường còn chưa được trang bị phòng tiếng anh riêng biệt.
3. Nguyên nhân:
3.1 Nguyên nhân khách quan:
Do học sinh chủ yếu xuất phát từ nông thôn, bố mẹ các em đi làm ăn xa,
hầu hết các em sống với ông bà, nên không có người động viên, thúc giục học
tập. Nhiều bậc phụ huynh còn cho rằng chỉ cần học Toán và Ngữ Văn, học Tiếng
Anh không để làm gì. Hơn nữa, đặc trưng của môn học Tiếng Anh là sau khi học
trên lớp các em cần môi trường để luyện tập, thực hành. Đối với Trường THCS
Đồng Tiến, đa số phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn, đa phần là dân tộc thiểu số
nên ý thức về việc học Tiếng Anh với con em họ còn nhiều hạn chế.

Vì là xã miền núi, nên cơ sở vật chất phục vụ các kĩ năng nghe nhìn còn
hạn hẹp nên phần nào cũng ảnh hưởng đến việc học của các em.
3.2 Nguyên nhân chủ quan:
Vì đang trong độ tuổi thiếu niên nên còn ham chơi chưa có ý thức tự học,
học còn thụ động, chưa tự giác tự thân vận động đi lên.
Từ những nguyên nhân, khó khăn nêu trên việc tìm ra phương pháp mới, phương
pháp tích cực giúp các em hăng say học tập Tiếng Anh là rất cần thiết. Cụ thể
trước khi vận dụng các trò chơi vào việc dạy học tôi đã khảo sát thái độ học tập
của 2 lớp: 6A, 6B trường THCS Đồng Tiến.

6


Bảng khảo sát thái độ học tập của học sinh khi chưa áp dụng đề tài
Khối
6A
6B

Sĩ số

Số học sinh tích

Số học sinh chưa

25
24

cực
11=44.0%
5=20.8%


tích cực
14=56.0%
19=79.2%

4. Biện pháp
Căn cứ vào kết quả khảo sát, tôi thấy số học sinh có thái độ học tập tích
cực chưa cao. Đây là môn học ngôn ngữ mới nên rất khó cho các em. Chính vì
thế, tôi đã mạnh dạn đưa trò chơi vào dạy học.
Hoạt động vui chơi là hoạt động mà động cơ của nó nằm trong quá trình
hoạt động bản thân trò chơi chứ không nằm ở kết quả trò chơi. Trò chơi học tập
là trò chơi mà luật của nó bao gồm các quy tắc gắn với nội dung bài học, giúp
học sinh khai thác vốn kinh ngiệm của bản thân để chơi. Thông qua chơi, học
sinh được vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào tình huống trò chơi. Do
đó học sinh được thực hành, luyện tập củng cố, mở rộng kiến thức và kỹ năng đã
học. Vì vậy, các kỹ năng học tập của môn Tiếng Anh được đưa vào trò chơi.
Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn Tiếng Anh nói chung và môn Tiếng
Anh ở trường trung học cơ sở chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện
thời gian trong mỗi tiết học cụ thể để đưa trò chơi cho phù hợp và đảm bảo các
yêu cầu sau:
Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục.
Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học.
Trò chơi phải phù hợp với tâm lý, trình độ học sinh, phù hợp với khả
năng người hướng dẫn và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.
Hình thức trò chơi phải phong phú đa dạng, và phải được chuẩn bị chu
đáo, kĩ càng.
7


Trò chơi phải gây được hứng thú và niềm say mê học tập đối với học

sinh.
Chương II: MỘT SỐ TRÒ CHƠI CỦNG CỐ VÀ NÂNG CAO VỐN TỪ VỰNG
CŨNG NHƯ KỸ NĂNG CHO HỌC SINH
1. Magic box (chiếc hộp thần kỳ):
Trò chơi này giáo viên có thể sử dụng để dạy mới từ vựng hoặc củng cố từ
vựng cho học sinh. Tất cả các học sinh đều có cơ hội được chơi.
* Cách chơi:
Giáo viên chuẩn bị một chiếc hộp (túi) đựng các đồ vật thật hoặc tượng
trưng cần được giới thiệu đến học sinh trong tiết học. Có thể chia lớp thành các
đội (nhóm) số lượng tùy điều kiện từng lớp. Giáo viên gợi ý bằng tiếng Anh hoặc
tiếng Việt để học sinh đoán từ. Đội nào giơ tay trước dành quyền trả lời. Trả lời
sai sẽ nhường quyền trả lời cho người khác.
* Kết thúc trò chơi: Đội nào trả lời được nhiều hơn đội đó thắng cuộc.
* Vai trò: Giúp học sinh gợi mở từ vựng và củng cố từ vựng đã học, rèn
luyện khả năng tư duy, kỹ năng nghe của học sinh.
2. Lucky number (Con số may mắn)
Trò chơi này thường được sử dụng để củng cố mẫu câu cũng như khả năng
phản xạ ngôn ngữ của học sinh. Nó thường được áp dụng trong phần production
* Cách chơi: Giáo viên kẻ một bảng gồm 10 (nhiều hay ít tùy thuộc vào
nội dung và thời gian) ô số tương ứng với 7 câu hỏi và 3 ô số may mắn (số câu
hỏi và ô số may mắn tùy thuộc từng bài hoc). Giáo viên chia lớp thành 2 đội và
đặt tên, mỗi đội cử ra 1 bạn nhóm trưởng để oản tù tì xem đội nào được chọn
trước. Nếu chọn đúng câu hỏi, thì giáo viên đọc câu hỏi và cả nhóm phải thảo
luận để trả lời, bất kỳ thành viên nào trong nhóm cũng có quyền trả lời, trả lời
8


đúng thì đạt 10 điểm, nếu sai đội kia được quyền trả lời. Nếu đội nào chọn đúng
phải ô may mắn thì không phải trả lời mà vẫn được cộng 10 điểm.
* Kết thúc trò chơi: Giáo viên cộng điểm, đội nào nhiều điểm sẽ chiến

thắng.
* Vai trò: Tạo không khí hào hứng sôi nổi, thảo luận trong nhóm, tập trung
cao độ, tư duy để trả lời câu hỏi. Giúp học sinh rèn luyện khả năng nghe hiểu và
nói tiêng Anh.
3. Simon says (Nói theo mệnh lệnh)
Đây là trò chơi mà học sinh phải làm theo mệnh lệnh của giáo viên. Chỉ cần
một vài phút để thực hiện trò chơi này vì rất đơn giản. Trò chơi này phát triển kỹ
năng nghe (listening skill) của học sinh và tạo sự chú ý, lôi cuốn học sinh vào bài
học mới.
* Cách chơi: Giáo viên sử dụng các câu lệnh để nói. Nếu câu lệnh đó có
cụm “simon says” đứng trước thì học sinh làm theo. Nếu câu lệnh đó không có
cụm “simon says” đứng trước thì học sinh không làm.
Ví dụ:
T (teacher): (nói với cả lớp) “Simon says, stand up”
S (student): Cả lớp đứng dậy
T: “Simon says, open your book”
S: Cả lớp mở sách ra.
T: Không nói “Simon says” mà chỉ nói “Sit down”
S: Không làm theo mệnh lệnh này vì giáo viên không nói “Simon says”
Giáo viên có thể sử dụng các mệnh lệnh mà học sinh đã biết. Khi nói mệnh
lệnh giáo viên nên nói thật nhanh tạo cho trò chơi vui hơn và buộc học sinh phải
chú ý và phản xạ nhanh hơn. Giáo viên có thể sử dụng trò chơi cho Unit 2: At
school, English 6 (page 21) hoặc khi bắt đầu một bài học bất kỳ.
9


* Kết thúc trò chơi: Học sinh nào làm sai giáo viên và học sinh khác thống
nhất một hình thức phạt. Ví dụ: yêu cầu học sinh cười một điệu cười, không lặp
lại của người trước đó.
* Vai trò: giúp học sinh rèn luyện khả năng phản xạ, rèn luyện ngôn ngữ cho

học sinh
4. Crosswords ( Ô chữ )
Trò chơi này gần giống như trò chơi “chiếc nón kỳ diệu”. Giáo viên thường
áp dụng trò chơi này khi bắt đầu bài học nhằm gây hứng thú cho học sinh với
chủ đề của bài học. Tuy nhiên cần lưu ý thời gian khi áp dụng trò chơi này.
* Cách chơi: Giáo viên đưa ra các hàng ngang tương ứng với các câu hỏi,
trong đó có 1 hàng dọc là từ khóa (thường là chủ điểm của bài học). Giáo viên
chia lớp thành 2 đội và đặt tên. Mỗi đội cử ra 1 đội trưởng để chọn các hàng
ngang. Sau khi chọn hàng ngang, nhóm sẽ nhận được gợi ý từ giáo viên. Sau đó
nhóm sẽ thảo luận và tìm ra câu trả lời. Tất cả các thành viên trong nhóm đều có
cơ hội trả lời. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 10 điểm, đội nào tìm ra từ khóa sẽ
ghi được 30 điểm.
* Kết thúc trò chơi: Đội nào ghi nhiều điểm sẽ chiến thắng
* Vai trò: Giúp học sinh mở rộng thêm về vốn từ vựng của mình. Rèn luyện
khả năng phản xạ ngôn ngữ cũng như kỹ năng nghe của các em.
5. Hangman (người treo cổ):
Gần giống như trò chơi crosswords nhưng trò chơi này chỉ có một ô chữ.
* Cách chơi: Giáo viên lấy một từ theo chủ đề đã định (thường là chủ
điểm của bài học) kẻ ô tương ứng, mỗi chữ cái của từ đó là 1 ô nhưng không viết
vào ô này. Học sinh sẽ đoán mỗi lần 1 chữ cái, nếu chữ cái đó có trong ô chữ

10


giáo viên sẽ viết chữ cái đó đúng ô tương ứng. Nếu chữ cái đó không có thì “giá
treo cổ” (xem hình bên dưới) sẽ được thêm một nét của “người treo cổ”

* Kết thúc trò chơi: Trò chơi kết thúc nếu từ khóa được đoán đúng hoặc
giá treo cổ có đủ 6 nét của người treo cổ. Giáo viên cũng có thể tổ chức trò chơi
theo đội, nhóm tùy điều kiện lớp học.

* Vai trò: Giúp học sinh được củng cố rèn luyện từ vựng, tạo không khí
vui vẻ trong lớp học.
6. Car racing (Đua xe):
Đây là một trò chơi rất hay, có tính cạnh tranh cao, giúp học sinh vừa học
vừa chơi mà lại là một phương pháp ôn luyện từ vựng hiệu quả. Giáo viên có thể
làm trên bảng hoặc chuẩn bị ở bảng phụ.
* Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử 1 đội trưởng. Giáo viên kẻ ba
đường thẳng để tạo ra hai đường đua song song và chia đường đua thành những
ô chữ nhật bằng nhau (Học sinh có thể thực hiện trên giấy nháp) để chơi được
lâu tùy theo thời gian cho phép giáo viên có thể kẻ thêm nhiều đường đua khác
nhau. (xem hình dưới đây). Học sinh phải lên viết lần lượt mỗi người 1 từ. Người
lên trước viết xong xếp vào cuối hàng, người kế tiếp lên viết. Các thành viên có
thể hỗ trợ người chơi bằng cách nhắc từ cho người chơi. Đối với những lớp có

11


nền tiếng Anh tốt giáo viên có thể ấn định chủ điểm của các từ trong trò chơi.
Trò chơi thường được áp dụng ôn lại từ vựng đã học.
Ví dụ:

Racer mouse thin

ten

Ear

kite eight go

ruler


night

I
Racer cat

elephant name notebook ride egg

teacher garden rice

II
Ban đầu hai “tay đua” (ví dụ số 1 ghi “mouse” còn số 2 ghi “cat”) sau đó
người chơi tiếp theo sẽ ghi từ có chữ cái đầu của mình là chữ cái cuối của từ của
đối thủ, như ví dụ trên nếu II đi sẽ ghi từ có chữ “E” ở đầu (ví dụ “elephant” vào
ô tiếp theo của mình vì ở trên từ “mouse” có chữ cuối là “e”, tương tự I đi thì
ghi từ “thin” chẳng hạn (cat – thin), II đi “name” (thin – name), đến lượt I đi
“ear” (name – ear) lần lượt như vậy trò chơi sẽ tạo thành hai chuỗi dích dắc, đan
xen gồm các từ nối đầu – đuôi (cat – thin – name – ear – ride – eight – teacher –
ruler – rice ).
* Kết thúc trò chơi: Cuộc đua sẽ kết thúc khi một tay đua bị “nổ lốp” tức là
ghi sai từ, hay hết xăng (không tìm được từ tiếp theo nữa). Trò chơi này giáo
viên có thể làm trọng tài, cho điểm. Giáo viên có thể áp dụng trò chơi này khi bắt
đầu hoặc kết thúc bài dạy hoặc để củng cố trong các bài ôn tập.
* Vai trò: Giúp học sinh có cơ hội được ôn tập, củng cố từ vựng và rèn
luyện khả năng tư duy, hoạt động nhóm của học sinh.
7. Word practicing (rèn từ)

12



Đây là trò chơi thường được áp dụng ở bậc tiểu học tuy nhiên với học sinh
lớp 6 lại rất hiệu quả trong việc rèn từ vựng.
* Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành 3 đội (số đội tùy thuộc điều kiện
của lớp) và đặt tên, rồi lấy một từ bất kì, viết từ đó lên bảng. Ví dụ lấy từ :
Evening ( e v e n i n g ) sau đó yêu cầu học sinh dùng các chữ cái đó để tạo ra
những từ khác. Các từ học sinh lấy phải có chữ cái đầu hay cuối là 1 chữ trong
từ mà giáo viên viết trên bảng, tùy thuộc vào giáo viên quy định. Ví dụ: end,
nice....
Người chơi ở mỗi đội lên viết lần lượt, không được lặp lại từ đã viết.
* Kết thúc trò chơi: Sau thời gian được ấn định trước đội nào tìm ra nhiều
từ đội đó sẽ chiến thắng.
Vai trò: Học sinh sẽ nhớ được rất nhiều từ, vừa giúp đỡ quên lại học được từ mới
của đội bạn.
* Vai trò: Trò chơi không những giúp học sinh sẽ nhớ được rất nhiều từ mà
còn giúp học sinh học được từ mới của đội bạn.
8. Onion ring
Đây là trò chơi mới được áp dụng trong những năm gần đây. Nó giúp học
sinh tăng khả năng tương tác sử dụng tiếng Anh, có tác dụng rèn luyện kỹ năng
nói cho học sinh.
* Cách chơi: Giáo viên cho cả lớp đứng theo 2 hình vòng tròn đồng tâm
(số học sinh trong mỗi vòng tròn bằng nhau). Những học sinh đứng trong vòng
tròn trong sẽ quay mặt với học sinh đứng vòng tròn ngoài theo cặp. Giáo viên
đưa ra chủ đề, chủ điểm, những học sinh đứng trong vòng tròn trong sẽ hỏi và
các bạn vòng trong ngoài sẽ trả lời. Sau mỗi câu trả lời học sinh trong vòng tròn
ngoài sẽ bước sang phải 1 bước và trả lời câu hỏi của bạn kế tiếp ở vòng tròn

13


trong (có thể thay đổi bằng cách vòng trong bước sang phải hoặc trái, tránh gây

nhàm chán)
* Kết thúc trò chơi: Cặp nào hỏi và trả lời đúng được nhiều câu hỏi sẽ
được cả lớp khen.
* Vai trò: Giúp học sinh giao tiếp mạnh dạn, phát huy kỹ năng nói và
tương tác giữa học sinh với học sinh tốt hơn.
9. Slap the board (Vỗ bảng)
Trò chơi này thường được áp dụng để kiểm tra khả năng ghi nhớ từ vựng
của học sinh.
* Cách chơi: Giáo viên vẽ các hình trên bảng: hình tròn, tam giác, e
lip...rồi ghi lại một số từ mới vừa học vào các hình trên.Giáo viên chia lớp thành
2 đội, mỗi đội cử ra 8 bạn xếp thành hàng dọc (số lượng học sinh tùy thuộc), lần
lượt từng căp thi với nhau. Giáo viên đọc từ nào (cũng có thể đọc nghĩa của từ),
2 bạn ở mỗi đội vỗ vào từ đó. Bạn nào vỗ trước đội đó sẽ ghi được 1 điểm. (Có
thể thay từ bằng tranh tránh gây nhàm chán). Học sinh chơi lần lượt cho đến hết
8 cặp.
* Kết thúc trò chơi: Đội nào ghi được nhiều điểm, đội đó là đội chiến
thắng, được khen thưởng.
* Vai trò: Củng cố kỹ năng nghe lại từ đã học và nhận diện từ.
10. Odd or even (Chẵn hay lẻ)
Đây là trò chơi thường được áp dụng ở bậc tiểu học với bài dạy số đếm.
Tuy nhiên chúng ta có thể thay đổi trò chơi này cho phù hợp với đối tượng học
sinh trung học cơ sở.
* Cách chơi: Giáo viên sẽ hô chữ số bằng Tiếng Anh từ 1 đến 10 và yêu
cầu học sinh đưa 2 tay lên cao. Nếu số chẵn thì vỗ 2 tay còn số lẻ thì giữ nguyên.
14


Lần đầu giáo viên vừa hô vừa vỗ tay tạo cho học sinh làm quen với cách vỗ tay
và nghe được chữ số. Sau đó giáo viên bắt đầu hô chậm chậm rồi nhanh dần. (Có
thể linh động chuyển số lẻ thì vỗ tay, số chẵn thì không vỗ tránh gây nhàm chán).

Đối với bậc học trung học cơ sở giáo viên có thể thay đổi cách thức cho phù hợp.
Ví dụ: Unit 9: Tiếng Anh 7. Khi dạy học sinh động từ ở thì quá khứ đơn
giáo viên có thể áp dụng trò chơi này. Thay vì vỗ tay ta cho học sinh đọc to các
động từ mà giáo viên mong muốn.
* Kết thúc trò chơi: Bạn nào làm sai sẽ bị phạt một giọng cười, không cười
lặp lại.
*Vai trò: Giúp học sinh phản xạ tốt, nhanh nhạy, luyện kĩ năng nghe và
chữ số chẵn lẻ cũng như rèn từ mới của học sinh.
Chương III: KẾT QUẢ SAU KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI VÀO GIẢNG DẠY.
Sau một thời gian dạy thực nghiệm “Một số trò chơi ngôn ngữ trong dạy
học tiếng Anh ở trường Trung học cơ sơ” tôi thấy chất lượng và hiệu quả giờ dạy
tăng lên rõ rệt. Những trò chơi này đã tạo cho các em một cách học bổ ích và đặc
biệt khi áp dụng trò chơi vào bài giảng. Tôi nhận thấy học sinh yêu tiết học hơn,
không khí lớp sôi nổi hơn. Học sinh có cơ hội luyện tập Tiếng Anh nhiều hơn:
1. Đối với giáo viên:
Giáo viên có thể khai thác triệt để tranh ảnh, từ vựng có sẵn trong sách
giáo khoa mà không mất nhiều thời gian và đồ dùng chuẩn bị.
Đồ dùng có giá thành thấp, dễ làm và sử dụng được nhiều lần, hiệu quả.
Các hoạt động hấp dẫn, có tính cạnh tranh cao, được sự tham gia của tất cả
các học sinh.

15


Một số trò chơi học sinh có thể tự tổ chức dưới sự giám sát của giáo viên,
vừa giúp giáo viên giảm bớt gánh nặng vừa tạo cơ hội cho học sinh tích cực hoạt
động góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
2. Đối với học sinh:
Học sinh được vừa học vừa chơi, thông qua các trò chơi các em được thực
hành rất sinh động, giờ học sôi nổi, không khí học tập không còn buồn tẻ như

trước.
Học sinh vừa được sử dụng ngữ liệu mới vừa được ôn lại các ngữ liệu đã
học một cách tự nhiên.
Các em không còn ngại giao tiếp, rụt rè và tích cực học tập hơn.
Khả năng tư duy và phản xạ ngôn ngữ được nâng lên, kỹ năng giáo tiếp
được nâng cao.
Đây là bảng thống kê theo dõi tổng quát tỷ lệ học sinh tích cực và không
tích cực từ khi áp dụng đề tài đầu năm học 2016-2017
Khối
6A
6B

Sĩ số

Số học sinh tích

Số học sinh chưa

25
24

cực
21=84.0%
15=62.5%

tích cực
4=16.0%
9=37.5%

Qua cuộc khảo sát trên chúng ta có thể khẳng định được tầm quan trọng

của việc sử dụng trò chơi vào trong tiết dạy. Để có thể sử dụng trò chơi một cách
có hiệu quả thì đòi hỏi giáo viên phải thẩm thấu bài giảng, tiết giảng, phải tham
khảo các loại sách, tài liệu liên quan đến bài dạy, tiết dạy để chọn trò chơi cho
phù hợp. Giáo viên phải có tâm huyết, trách nhiệm với học sinh, phải có sự
chuẩn bị chu đáo về phương tiện và đồ dùng.
3. Một số hạn chế.
16


Bất kỳ một phương pháp nào, một cách thức nào cũng đều có mặt trái của
nó, không có gì thực sự hoàn chỉnh. Với những trò chơi mà tôi đã trình bày ở
trên có một số điểm cần lưu ý như sau:
Giáo viên cần có thời gian chuẩn bị, bố trí thời gian thích hợp, linh hoạt.
Không phải tất cả các học sinh đều hứng thú với trò chơi, đăc biệt với các
học sinh lưu ban lớn tuổi hơn hoặc học sinh học yếu. Vì vậy giáo viên cần lưu
tâm đến những học sinh này, tạo cơ hội cho các em được tham gia.
Một số trò chơi có tính cạnh tranh cao thường làm cho học sinh phấn
khích gây ồn ào với các lớp xung quanh vì vậy giáo viên lưu tâm thực hiện tránh
làm ảnh hưởng tới các lớp khác.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1 . Kết luận:
Có thể khắng định rằng, đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với
từng điều kiện cụ thể từ cơ sở vật chất đến đối tượng học sinh là yếu tố vô cùng
quan trọng để công tác dạy và học đạt hiệu quả tốt, đặc biệt với môn học Tiếng
Anh ở bậc Trung học cơ sở. Mục tiêu của giáo dục Tiếng Anh là phát triển kĩ
năng giao tiếp, nên người giáo viên càng phải phát huy tính lôi cuốn trong mỗi
giờ dạy. Vì vậy, việc tổ chức các trò chơi trong giờ học Tiếng Anh rất cần thiết.
Xong không nên lạm dụng phương pháp này. Mỗi giờ học chỉ nên cho các em
chơi 1, 2 trò chơi trong khoảng thời gian 5-7 phút. Tức là giáo viên phải thật linh
hoạt trong khâu tổ chức trò chơi. Đặc biệt phải dựa vào điều kiện cơ sở vật chất

của nhà trường, đặc điểm học sinh, nội dung bài học mà lựa chọn trò chơi sao
cho phù hợp.
Qua thực tế giảng dạy tại một số lớp, tôi nhận thấy việc áp dụng đề tài
mang lại hiệu quả tích cực. Trong giờ học, các em có hứng thú hơn, mạnh dạn

17


hơn, học tập sôi nổi hơn. Qua đó chất lượng dạy và học cũng được cải thiện đáng
kể.
Trên đây là một vài trò chơi tôi đã áp dụng trong công tác giảng dạy của
mình. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến từ các bạn đồng nghiệp, các chuyên
viên để từ đó bản thân tôi hoàn thiện hơn, tiến bộ hơn.
2. Ý kiến đề xuất
Để ngày một nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh ở trường trung
học cơ sở, sự nỗ lực, cố gắng của mỗi giáo viên là chưa đủ. Chúng tôi rất cần sự
quan tâm, giúp đỡ chỉ đạo của các cấp, của Ban giám hiệu các nhà trường về cơ
sở vật chất trong việc giảng dạy. Tôi cũng rất mong được tham dự thêm nhiều
các lớp tập huấn về phương pháp Tiếng Anh sao cho đa dạng và phong phú hơn.
Từ đó giúp chất lượng dạy và học Tiếng Anh được nâng cao hơn.

18


PHỤ LỤC
Phần

Phần I: Mở đầu

Phần II: Nội dung

nghiên cứu và kết
quả

Nội dung

Trang

Lý do chọn đề tài

1

Mục đích nghiên cứu

2

Nhiệm vụ nghiên cứu

2

Đối tượng nghiên cứu

3

Phương pháp nghiên cứu

3

Những đóng góp của đề tài

3


Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

4

Chương II: MỘT SỐ TRÒ CHƠI
CỦNG CỐ VÀ NÂNG CAO VỐN TỪ
VỰNG CŨNG NHƯ KỸ NĂNG CHO
HỌC SINH

8

Chương III: KẾT QUẢ SAU KHI ÁP
DỤNG ĐỀ TÀI VÀO GIẢNG DẠY.

Phần III: Kết luận và đề nghị

15

17

19


Tài liệu tham khảo
1. Sách giáo khoa Tiếng Anh 6 (chương trình hiện hành)
2. A Methodology Course For English Language Teacher – Thai Nguyen
University.
3. English language Teachimg Methodology của Bộ GD&ĐT xuất bản 2003


NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CỦA NHÀ TRƯỜNG
NHẬN XÉT:.........................................................
..............................................................................

Đồng Tiến, ngày 25 tháng 03 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác
( Ký và ghi rõ họ tên )

..............................................................................
..............................................................................
..............................................................................

Triệu Văn Hảo

..............................................................................
..............................................................................
ĐIỂM:..................................................................
XẾP LOẠI:..........................................................
HIỆU TRƯỞNG

20



×