Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi học kì lịch sử 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.86 KB, 7 trang )

TRƯỜNG THPT NÚI THÀNH
TỔ SỬ-CÔNG DÂN

ĐỀ ÔN TẬP VÀ MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I
MÔN: LỊCH SỬ KHỐI 11

A/CÂU HỎI ÔN TẬP TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 11 HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2017-2018
I.

PHẦN NHẬN BIẾT

Câu 1:Trong chính phủ mới của Minh Trị (Nhật Bản), đại biểu của tầng lớp nào giữ vai trò quan
trọng?
A.quý tộc tư sản hóa
B.Tư sản
C.Quý tộc phong kiến D.Địa chủ
Câu 2: Trong Hiến pháp năm 1889, thể chế mới ở Nhật Bản là:
A. Cộng hòa
C.quân chủ lập hiến
B. Quân chủ chuyên chế
D. Cộng hòa liên bang
Câu 3: Đảng Quốc đại ở Ấn Độ là đảng của giai cấp nào?
A.Tư sản
B.Tiểu tư sản
C.Vô sản
D. Địa chủ phong kiến
Câu 4: Trong 20 năm đầu ( 1885-1905), Đảng Quốc đại ở Ấn Độ chủ trương dùng:
A.đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang chống chủ nghĩa thực dân Anh.
B.dùng phương pháp đấu tranh ôn hòa đòi thực dân Anh phải thực hiện cải cách, phản đối đấu
tranh bằng bạo lực.
C.chuyển từ đấu tranh ôn hòa sang đấu tranh vũ trang vì một Ấn Độ tự trị trong đế quốc Anh


D.đấu tranh vũ trang chống thực dân Anh
Câu 5: Dưới sự lãnh đạo của Trung Quốc Đồng minh hội, phong trào cách mạng Trung Quốc phát triển
theo con đường
A.Dân chủ tư sản
B. Tư sản
C.Vô sản
D. Xã hội chủ nghĩa
Câu 6: Nội dung học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn là:
A. “Đánh đổ đế quốc, xóa bỏ ngôi vua, thiết lập dân quyền”
B. “Dân tộc độc lập, dân quyền hạnh phúc, dân sinh tự do”
C. “Dân tộc độc lập,dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”
D. “Tự do dân chủ, cơm áo, hòa bình”
Câu 7: Đâu không phải là phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Cam-pu-chia?
A.Khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha
B.Khởi nghĩa của A-cha- xoa
C.Khởi nghĩa của Pu-côm-bô
D.Cuộc khởi nghĩa do Ong Kẹo, Com-ma-đam chỉ huy
Câu 8: Nước nào duy nhất ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây?
A.Xiêm
B. Nhật Bản
C. Xin-ga-po
D.In-đô-nê-xi-a
Câu 9: Trong cuộc đua giành giật thuộc địa giữa các nước đế quốc ở cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, đế
quốc nào là kẻ hung hăng nhất?
A.Mĩ
B. Nhật
C. Áo- Hung
D. Đức
Câu 10: Trong mâu thuẫn giữa hai khối quân sự Liên minh và Hiệp ước, mâu thuẫn chủ yếu là giữa hai
nước nào?

A. Anh – Pháp
B. Pháp- Đức
C. Nga- Đức
D. Anh- Đức
Câu 11: Tình hình các nước tư bản chủ nghĩa ở cuối thế kỉ XIX- đầu thể kỉ XX diễn ra như thế nào?
A.Phát triển không đều nhau về chính trị
B. Phát triển không đều nhau về kinh tế
C. Phát triển không đều về kinh tế và chính trị
D. Phát triển đều nhau về kinh tế và chính trị
Câu 12: Vào buổi đầu thời cận đại, văn học, nghệ thuật, tư tưởng có vai trò quan trọng trong việc
A.sụp đổ chế độ phong kiến và hình thành quan điểm ,tư tưởng của con người tư sản
B.tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến và hình thành quan điểm, tư tưởng của con người tư sản
C. góp phần vào sự thắng lợi hoàn toàn của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới


D. đánh dấu chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
Câu 13: Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã giải quyết được nhiệm vụ chính gì?
A.Đưa nước Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc
B. Đánh bại chế độ Nga hoàng và giai cấp tư sản
C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân
D. Lật đổ chế độ Nga hoàng
Câu 14: Ngày 25/10 (7-11)/ 1917, với việc toàn bộ chính phủ tư sản lầm thời ở Nga bị bắt, trở thành ngày
A.bùng nổ của cách mạng tháng Mười Nga
B. Thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười
C. cách mạng giành thắng lợi trên toàn nước Nga
D. thắng lợi ở Mát-xco-va
Câu 15:Đường lối của cách mạng tháng Mười Nga được xác định trong Luận cương tháng Tư của Lê-nin là
chuyển từ
A.chế độ quân chủ chuyên chế sang Cách mạng dân chủ tư sản
B.chế độ quân chủ chuyên chế sang Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

C.Cách mạng dân chủ tư sản sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa
D.Cách mạng tư sản sang Cách mạng vô sản
Câu 16: Tổ chức chính trị mang tính chất quốc tế đầu tiên nhằm duy trì trật tự thế giới mới sau Chiến
tranh thế giới thứ nhất là
A.Liên hợp quốc
B. Hội Quốc liên
C.Quốc tế Cộng sản
D. Véc xai- oa sinh tơn
Câu 17: Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933 là:
A.thiếu lương thực, nguyên liệu trầm trọng
B. khủng hoảng thừa
C.thiếu vốn, nhân công lao động có trình độ kĩ thuật cao
D.đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản
Câu 18: Chủ trương của Đảng Quốc xã Đức do Hít le đứng đầu là:
A.phát xít hóa bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai
B.thiết lập nền thống trị bảo vệ quyền lợi cho quý tộc quân phiệt Phổ
C.thiết lập chính phủ tư sản hiếu chiến công khai
D.thiết lập chế độ độc tài khủng bố bí mật ngầm chuẩn bị cho chiến tranh
Câu 19: Để đưa đất nước khắc phục hậu quả cuộc khủng hoảng, các nước Đức- Italia- Nhật Bản đã
A.Cải cách kinh tế- xã hội
B.thiết lập các chế độ độc tài phát xít
C.duy trì chính quyền như cũ
D. tăng cường đầu tư ra bên ngoài
Câu 20: Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, tổng thống Ru-dơ-ven đã đề ra một hệ thống chính sách,
biện pháp gọi chung là
A.Chính sách láng giềng thân thiện
B. Chính sách mới
C. Đạo luật phục hưng công nghiệp
D. Đạo luật về ngân hàng
II. PHẦN THÔNG HIỂU

Câu 1: Cuộc Duy Tân Minh Trị đã mang lại kết quả gì cho Nhật Bản?
A.Thoát khỏi số phận một nước thuộc địa và trở thành nước tư bản đầu tiên ở châu Á
B.Xóa bỏ được chế độ phong kiến va thiết lập nền Cộng hòa
C. Giữ được độc lập tương đối về chính trị nhưng lệ thuộc phương Tây về kinh tế.
D.Đưa Nhật Bản trở thành một cường quốc trên thế giới
Câu 2: Sự kiện nào đánh dấu giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị?
A.Đảng Quốc đại được thành lập
B. Đảng Quốc đại trở thành đảng cầm quyền
C.Đảng quốc đại lãnh đạo phong trào dân tộc 1905-1908
D.Giai cấp tư sản trở thành lực lượng chính trị trong xã hội
Câu 3: Nguyên nhân thất bại của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào và Campu chia cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là:
A.Sự chênh lệch về lực lượng
B. Diễn ra tự phát, thiếu đường lối, thiếu tổ chức
C. Diễn ra tự phát, thiếu sự đoàn kết
D. Giai cấp phong kiến nhu nhược, không đoàn kết nhân dân đấu tranh
Câu 4: Nét nổi bật nhất trong quan hệ quốc tế đầu thế kỉ XX là:
A.một số nước đế quốc đã kí với nhau những bản hiệp ước tay đôi
B.sự hình thành của hai khối đế quốc đối đầu nhau ở châu Âu.
C.mâu thuẫn giữa chính quốc và thuộc địa vô cùng gay gắt


D.mâu thuẫn giữa các nước đế quốc vô cùng gay gắt.
Câu 5: Sự kiện nổi bật nhất trong giai đoạn thứ hai của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A.Mĩ tham chiến và trở thành nước đứng đầu phe Hiệp ước
B.Đức sử dụng nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại nhất gây cho phe Hiệp ước nhiều thiệt hại
C. Cuộc cách mạng tháng Hai ở Nga, lật đổ chế độ Nga hoàng
D. cách mạng tháng Mười Nga thành công, nhà nước Nga Xô Viết ra đời và rút khỏi chiến tranh
Câu 6: Chủ nghĩa đế quốc gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất nhằm mục đích gì?
A.Phân chia lại thị trường và thuộc địa trên thế giới
B.Lợi dụng chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng trong nước

C. Lợi dụng chiến tranh để đàn áp phong trào giải phóng dân tộc
D. Đánh lạc hướng sự chú ý của nhân dân đối với các vấn đề trong nước
Câu 7: Những ai được xem như “ những người đi trước dọn đường cho Cách mạng Pháp 1789 thắng lợi”?
A.Mông –te-xki-ơ, Vôn-te
B. Mông –te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô, Mê-li-ê
C.Mông –te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô
D. Các nhà Khai sáng thế kỉ XVII- XVIII
Câu 8:Sau khi cách mạng tháng Hai thắng lợi, ở nước Nga xuất hiện tình trạng chính trị như thế nào?
A.Nhiều đảng phái phản động nổi dậy chống phá cách mạng
B.Các nước đế quốc can thiệp vào nước Nga
C. Quân đội cũ nổi dậy chống phá
D. Hai chính quyền song song tồn tại
Câu 9: Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là một cuộc cách mạng
A.dân chủ tư sản
B.dân chủ tư sản kiểu mới
C. giải phóng dân tộc D. dân tộc, dân chủ nhân dân
Câu 10: Ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là:
A.Đập tan ách áp bức bóc lột của chế độ phong kiến
B. Tạo thế cân bằng trong so sánh lực lượng giữa xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa
C.cổ vũ mạnh mẽ và để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng thế giới
D.tạo tiền đề cho Lê-nin thành lập Quốc tế Cộng sản
Câu 11: Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là gì?
A.Sự ra đời, cầm quyền của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới
B.Đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản
C.Đời sống giai cấp công nhân và nhân dân lao động ngày càng cơ cực
D.Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ngày càng gay gắt
Câu 12: Nội dung quan trọng nhất của Hội nghị Véc xai – Oa sinh tơn là
A.Quy định những điều khoản bồi thường đới với các nước bại trận
B.Thành lập tổ chức Hội Quốc liên để bảo vệ trật tự thế giới mới
C.Phân chia quyền lợi giữa các nước tư bản thắng trận.

D.Thông qua kế hoạch tấn công nước Nga xã hội chủ nghĩa
Câu 13: Sự kiện nào đã mở ra thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức?
A.Hít le tự xưng là Quốc trưởng suốt đời
B. Hít le làm Thủ tướng
C.Hít-le ráo riết thiết lập nền chuyên chính độc, công khai khủng bố các Đảng phái dân chủ tiến bộ
D. Hít-le tuyên bó hủy Hiến pháp Vaima.
Câu 14: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Đức là chủ nghĩa đế quốc
A. cho vay nặng lãi
B. thực dân
C.phong kiến quân phiệt
D. quân phiệt hiếu chiến
Câu 15: Vai trò của Nhà nước Mĩ trong việc thực hiện Chính sách mới? (Yếu tố quyết định thành công của
Chính sách mới?)
A.Cho tư nhân được tự do buôn bán, xây dựng các nhà máy xí nghiệp.
B.Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
C. Lũng đoạn nền kinh tế, duy trì được nền dân chủ tư sản
D. Can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế Mĩ, duy trì được chế độ dân chủ tư sản
III. PHẦN VẬN DỤNG THẤP
Câu 1: Tại sao gọi cải cách của Minh Trị ở Nhật Bản là một cuộc Cách mạng tư sản không triệt để?


A.Nông dân được phép mua bán ruộng đất
B. Giai cấp tư sản chưa thực sự nắm quyền
C. Liên minh quý tộc- tư sản nắm quyền
D. Chưa xóa bỏ những bất bình đẳng với đế quốc
Câu 2: Ý nghĩa của việc thành lập Đảng Quốc đại ở Ấn Độ là đánh dấu
A.sự thắng lợi của giai cấp tư sản Ấn Độ trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
B.một giai đoạn mới- giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị
C.bước ngoặt phong trào đấu tranh chống thực dân Anh đòi độc lập dân tộc
D. bước phát triển vượt bậc trong phong trào giải phóng dân tộc

Câu 3: Thành phần nắm vai trò lãnh đạo trong các phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ba
nước Đông Dương cuối thế kỉ XIX?
A.Công nhân, nông dân
B. tầng lớp trí thức
C.sĩ phu tiến bộ, nông dân
D. giai cấp tư sản
Câu 4: Sự kiện nào đánh dấu bước chuyển biến lớn về cục diện chính trị trong chiến tranh thế giới thứ
nhất?
A.Thắng lợi của phe Hiệp ước
B. Phong trào công nhân ở các nước tư bản phát triển
C. Cách mạng tháng Mười Nga 1917 thành công
D.Cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga thành công
Câu 5: Điểm giống nhau giữa các cách mạng tư sản và cuộc cách mạng tháng Hai ở Nga là:
A.đánh đổ chế độ Nga hoàng B. lật đổ chính quyền của tư sản
C.lật đổ chế độ phong kiến, xóa bỏ tàn tích phong kiến
D. đánh đổ chế độ phong kiến và tư sản
Câu 6: Nguyên nhân xuất hiện cục diện hai chính quyền song song cùng tồn tại ở Nga sau cách mạng tháng
Hai là:
A.sự đối lập về quyền lợi giữa tư sản và vô sản
B. do đảng Bôn-sê- vích lãnh đạo
C.do tư sản và vô sản cùng tham gia cách mạng
D. giai cấp tư sản và vô sản chưa đủ mạnh để có thể một mình nắm chính quyền nên mặc nhiên thừa nhận
sự tồn tại của nhau
Câu 7: Vì sao cách mạng tháng Mười Nga mang tính chất là một cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa?
A.Vì lật đổ chỉnh phủ tư sản và giành chính quyền về tay nhân dân
B.lật đổ được âm mưu cấu kết xâm lược Nga Xô Viết của 14 nước đế quốc
C. Cuộc cách mạng đã lật đổ được Chính phủ tư sản
D.Lật đổ được chế độ phong kiến , đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền
Câu 8: Tại sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản trong thời kì này
chỉ là tạm thời và mỏng manh?

A.Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
B. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện
C.Những bất đồng trong Hội nghị Véc xai- Oa sinh tơn D. Nhiều Đảng Cộng sản ra đời ở các nước tư bản
Câu 9: Chủ nghĩa phát xít là gì?
A.Nền chuyên chính độc tài khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất,hiếu chiến nhất
B.Chế độ độc tài tư bản phản động
C.Chế độ độc tài, phân biệt chủng tộc, khủng bố công khai, chống cộng sản
D. Nền chuyên chính khủng bố công khai, đứng đầu là Hít le
Câu 10: Quan điểm của Mĩ trước nguy cơ của Chủ nghĩa Phát xít và Chiến tranh thế giới thứ hai là
A.liên kết với Anh, Pháp chống phát xít
B. chạy đua vũ trang,buôn bán vũ khí
C.giữ vai trò trung lập tước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ
D.bắt tay với Liên Xô đánh phát xít
III. PHẦN VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Cuộc khởi nghĩa được xem là biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước Việt NamCam pu chia cuối thế kỉ XIX đầu XX:
A.Cuộc khởi nghĩa của Pu-côm- bô
B. Cuộc khởi nghĩa do Ong Kẹo, Com ma đam chỉ huy
C. Cuộc khởi nghĩa của A- cha-xoa
D. Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Si vô tha
Câu 2: Nhân loại phải làm gì để tránh thảm họa chiến tranh thế giới?
A.Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế, yêu chuộng hòa bình B. Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế
C. chú trọng đến lợi ích của quốc gia
D. Sử dụng chính sách trung lập đến các vấn đề quốc tế


Câu 3: Ảnh hưởng lớn nhất của Cách mạng tháng Mười Nga đối với Cách mạng Việt Nam sau Chiến
tranh thế giới thứ nhất đó là
A.Chỉ ra kẻ thù chính cho Cách mạng Việt Nam
B.Để lại nhiều bài học kinh nghiệm về phương pháp đấu tranh cho Cách mạng Việt Nam
C.cổ vũ mạnh mẽ cho dân tộc Việt Nam đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc

D.chỉ ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam
Câu 4: Ảnh hưởng của các văn kiện kí ở Véc-xai và Oa-sinh –tơn tới tình hình thế giới là
A.chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ nhất
B.làm nảy sinh những bất đồng mới gay gắt hơn do mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước tư bản
C.giải quyết được cơ bản những mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau
D.làm cho các nước thắng trận ngày càng giàu lên, các nước bại trận ngày càng nghèo đi.
Câu 5: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, có tác động như thế nào đến phong trào cách mạng ở
Việt Nam?
A. phong trào cách mạng 1930-1931, đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh
B.cuộc Cách mạng tháng Tám, khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa 1945
C.phong trào dân chủ 1936-1939 với nhiệm vụ chống phát xít, chống chiến tranh đòi dân chủ…
D. “cao trào kháng Nhật cứu nước”

………………………………………………………….

TRƯỜNG THPT NÚI THÀNH MA TRẬN ĐỀ ÔN TẬP THI HỌC KÌ I
TỔ SỬ-CÔNG DÂN
MÔN: LỊCH SỬ KHỐI 11
B/ MÔ TẢ MA TRẬM


Tên chủ đề

Nhận

Thông hiểu

biết

Vận dụng

Cấp độ thấp

1. Nhật Bản

Tầng lớp giữ
vai trò quan
trọng và thể
chế mới của
Nhật Bản

Kết quả của
cuộc Duy tân
Minh Trị

Giải thích cải
cách của Minh Trị
là một cuộc Cách
mạng tư sản
không triệt để?

Số câu: 4

Số câu: 2

Số câu: 1

Sô câu : 1

2.Ấn Độ


Chính đảng
của giai cấp tư
sản và chủ
trương của
Đảng Quốc đại
Số câu: 2

Sự kiện đánh
dấu GCTS
bước lên vũ
đài chính trị

Ý nghĩa của
việc thành lập
Đảng Quốc đại

Số câu: 1

Số câu :1

Số câu:4
3. Trung Quốc

Số câu: 2

Cộng

Cấp độ cao

Số câu: 4

Điểm: 0,8

Số câu:4
Điểm:0,8

Biết được con
đường cách
mạng Trung
Quốc và học
thuyết Tam
dân
Số câu: 2

Số câu:2
Điểm:0,4

4. Đông Nam
Á

Biết phong
trào đấu tranh
của nhân dân
Campuchia
Nước duy nhất
giữ chủ quyền
ở ĐNA

Nguyên nhân
thất bại cuộc
đấu tranh

nhân dân Lào
và Cam-puchia

Thành phần nắm
vai trò lãnh đạo
trong các phong
trào đấu tranh
chống Pháp của
nhân dân ba nước
Đông Dương cuối
thế kỉ XIX?

Biểu tượng về
tinh thần đoàn
kết chiến đấu
của nhân dân 3
nước Đông
Dương

Số câu :5

Số câu :2

Số câu : 1

Số câu : 1

Số câu :1

5. Chiến tranh

thế giới thứ
nhất

Tình hình,
quan hệ giữa
các nước tư
bản dẫn đến
chiến tranh

Sự kiện nào đánh
dấu bước chuyển
biến lớn về cục
diện chính trị
trong chiến tranh
thế giới thứ nhất?

Nhân loại phải
làm gì để bảo
vệ hòa bình thế
giới?

Số câu:8

Số câu :3

Nét nổi bật
nhấttrong
quan hệ quốc
tế và giai đoạn
thứ 2 của

chiến tranh
Mục đích của
các nước gây
ra chiến tranh
Số câu: 3

Số câu: 1

Số câu: 1

6. Những
thành tựu văn
hóa…..

Biết được vai
trò của văn
hóa trong buổi
đầu thời cận
đại

Những ai được
xem như “
những người đi
trước dọn
đường cho
Cách mạng
Pháp 1789
thắng lợi”?

Số câu:5

Điểm: 1.0

Số câu: 8
Điểm: 1,6


……………………………………………………………………….



×