Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Báo cáo full Internet of Things

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.9 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ

BÁO CÁO MÔN HỌC

ĐỀ TÀI: INTERNET OF THINGS
SVTH: Lý Thế Quân
Lê Thị Ngọc Yến
Trần Ngọc Tâm
Phan Thành Đồng
TP.HCM, 23-12-2017


CHƯƠNG 3: INTERNET OF THINGS
3.1

TỔNG QUAN VỀ IOT.............................................................................................................................4

3.1.1

Khái niệm......................................................................................................................................4

3.1.2

Lịch sử phát triển.........................................................................................................................4

3.2

ĐẶC ĐIỂM CỦA IOT...............................................................................................................................5

3.2.1



Thông minh..................................................................................................................................5

3.2.2

Cấu trúc dựa trên sự kiện............................................................................................................5

3.2.3

Là một cấu trúc phức tạp.............................................................................................................6

3.2.4

Kích thước....................................................................................................................................7

3.2.5

Nguồn năng lượng mới................................................................................................................7

3.2.5.1.

Nguồn năng lượng dồi dào cho quảng cáo.........................................................................7

3.2.5.2.

Giải pháp Marketing mới từ IoT:.........................................................................................7

3.2.5.3.

Những chai Johnnie Walker “thông minh”.........................................................................8


3.2.6

Tiết kiệm năng lượng...................................................................................................................8

3.2.7

Các loại cảm biến dùng trong IoT................................................................................................8

3.3

ỨNG DỤNG CỦA IOT.............................................................................................................................9

3.3.1

SmartHome..................................................................................................................................9

3.3.2

Smart Cities.............................................................Error! Thẻ đánh dấu không được xác định.

3.3.2.1.

Bãi đậu xe thông minh....................................Error! Thẻ đánh dấu không được xác định.

3.3.2.2.

Theo dõi độ bền của công trình.........................................................................................10

3.3.2.3.


Bản đồ tiếng ồn đô thị.......................................................................................................10

3.3.2.4.

Phát hiện điện thoại thông minh.......................................................................................11

3.3.2.5.

Giảm ùn tắc giao thông......................................................................................................11

3.3.2.6.

Đèn đường thông minh.....................................................................................................11

3.3.2.7.

Quản lý chất thải................................................................................................................11

3.3.2.8.

Đường cao tốc thông minh................................................................................................12

3.3.3

Smart Retail.............................................................Error! Thẻ đánh dấu không được xác định.

3.3.3.1.

Nhà kho thông minh..........................................................................................................12


3.3.3.2.

Kết nối khách hàng.............................................................................................................12

3.3.3.3.

Cửa hàng thông minh........................................................................................................12

3.3.4

Smart Grid..................................................................................................................................12

3.3.5

Smart Agriculture.......................................................................................................................13

3.3.6

Connected Car............................................................................................................................14
2


3.3.7

Wearable....................................................................................................................................15

3.3.8

IIoT..............................................................................................................................................15


3.3.9

Healthcare..................................................................................................................................15

3.4

NHỮNG CẢN TRỞ CỦA IOT.................................................................................................................16

3.4.1

An ninh và bảo mật dữ liệu........................................................................................................16

3.4.2

Nhu cầu khách hàng...................................................................................................................17

3.4.3

Tiêu chuẩn chung.......................................................................................................................17

3.4.4

Thị trường phân mảnh...............................................................................................................17

3.4.5

Hàng rào subnetwork.................................................................................................................17

3.4.6


Tiền và chi phí.............................................................................................................................18

3.5

NHẬN ĐỊNH VỀ IOT.............................................................................................................................18

3.5.1

Đánh giá của nhóm....................................................................................................................18

3.5.2

Nhận định từ chuyên gia, nhà nghiên cứu................................................................................18

Tài liệu tham khảo………………………………………………………………............................21

3


CHƯƠNG 3: INTERNET OF THINGS
3.1 TỔNG QUAN VỀ IOT
1.1 Khái niệm
Mạng lưới vạn vật kết nối Internet (tiếng Anh Internet of Things) là một kịch bản của thế giới khi mà
mỗi đồ vật, con người được cung cấp một định danh của riêng mình và tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi
thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người, hay
người với máy tính.
Để có được sự phát triển đó, thì những hội tụ của công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và
Internet chính là “bàn đạp”.
1.2 Lịch sử phát triển

Thật ra, Internet of Things đã manh nha từ nhiều thập kỷ trước. Tuy nhiên mãi đến năm 1999 cụm từ IoT
mới được đưa ra bởi Kevin Ashton , ông là một nhà khoa học đã sáng lập ra Trung tâm Auto-ID ở đại học MIT.
Đây là một nơi thiết lập các quy chuẩn toàn cầu cho RFID (một phương thức giao tiếp không dây dùng
sóng radio) cũng như một số loại cảm biến khác. Và đến năm 2015 thì IoT mới thật sự được chú ý và nhận
được sự đầu tư từ các hãng.
Theo thống kê từ BI Intelligence, đầu tiên thì mạng internet đã đến PC (máy tính cá nhân), sau đó vào
giai đoạn 2015 thì nó chuyển giao sang smartphone (điện thoại thông minh), rồi tiếp tục mở rộng sang tablet
(máy tính bảng), smartwatch (đồng hồ thông minh) và tivi.

4


Hiện tại, các thiết bị có kết nối mạng đang tồn tại được gọi với cái tên chung là thiết bị IoT.
3.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA IOT
2.1 Thông minh
Sự thông minh và tự động trong điều khiển thực chất không phải là một phần trong ý tưởng về IoT. Các
máy móc có thể dễ dàng nhận biết và phản hồi lại môi trường xung quanh (ambient intelligence), chúng cũng
có thể tự điều khiển bản thân (autonomous control) mà không cần đến kết nối mạng. Tuy nhiên, trong thời
gian gần đây người ta bắt đầu nghiên cứu kết hợp hai khái niệm IoT và autonomous control lại với nhau.
Tương lai của IoT có thể là một mạng lưới các thực thể thông minh có khả năng tự tổ chức và hoạt động riêng
lẻ tùy theo tình huống, môi trường, đồng thời chúng cũng có thể liên lạc với nhau để trao đổi thông tin, dữ
liệu.
Việc tích hợp trí thông minh vào IoT còn có thể giúp các thiết bị, máy móc, phần mềm thu thập và phân
tích các dấu vết điện tử của con người khi chúng ta tương tác với những thứ thông minh, từ đó phát hiện ra các
tri thức mới liên quan tới cuộc sống, môi trường, các mối tương tác xã hội cũng như hành vi con người.
2.2 Cấu trúc dựa trên sự kiện
Các thực thể, máy móc trong IoT sẽ phản hồi dựa theo các sự kiện diễn ra trong lúc chúng hoạt động
theo thời gian thực.
Mọi thiết bị trong hệ sinh thái IoT sẽ được tích hợp các cảm biến để phát hiện các thay đổi về nhiệt độ,
ánh sáng, áp lực, âm thanh, chuyển động và vị trí địa lí. Chúng sẽ là con mắt và đôi tai điện tử của người sử

dụng, với khả năng phát hiện và ghi lại mọi thay đổi của thế giới xung quanh. Các cảm biến này thường được
liệt vào một chủng loại thiết bị mang tên microelectromechanical system (MEMS – hệ vi điện cơ).
Mỗi cảm biến sau đó sẽ được kết hợp với các mạch tích hợp (các bảng mạch dạng này sẽ chỉ cho phép
các lập trình viên thay đổi một vài thông số, do đã được thiết kế chuyên biệt cho một mục đích cụ thể). Cộng
thêm một vi xử lí cỡ nhỏ và một module giao tiếp không dây, ta có một cấu phần điều khiển hoàn chỉnh, sẵn
sàng để kết nối các vật dụng với hệ sinh thái IoT. Vậy cảm biến IoT hoạt động ra sao?
5


Thử điểm qua một ví dụ: Bạn đang trải qua một kì nghỉ dài ở biển Nha Trang, bỏ mặc ngôi nhà trống
rỗng không ai chăm sóc. Các cảm biến độ ẩm sẽ phát hiện khi nào có chất lỏng trên bề mặt sàn. Kết quả thu
thập được sẽ được một phần mềm xử lí (có thể được tích hợp sẵn trong mạch điều khiển cảm biến độ ẩm hoặc
đặt trong một máy tính/home server nào đó). Phần mềm này kết hợp thêm các thông tin do cảm biến nhiệt độ
ghi lại và đưa ra kết luận rằng đang có nước chảy trong đường ống (dòng nước chảy thường lấy đi nhiệt khiến
nhiệt độ trong ống hạ xuống).
Đây là một vấn đề đáng lưu ý. Nước chảy với tốc độ cao có thể là dấu hiệu vỡ đường ống, thường sau
một thời gian sẽ kích hoạt van tự động, dòng vừa phải có thể do hệ thống nước đang được sử dụng, dòng nhỏ có
thể sinh ra từ rỏ rỉ.v.v. Dù là trường hợp nào, các kết quả phân tích sẽ được gửi tự động gửi đến cho chúng ta.
Từ xa, chúng ta có thể tạo 2 mã khóa cửa sử dụng một lần. Một mã được gửi đến bạn bè/người thân để
nhờ kiểm tra. Một mã khác có thể được giao cho thợ sửa đường ống. Mỗi khi một trong hai mã được sử dụng,
thông tin và thậm chí là hình ảnh của người vào nhà sẽ được lưu lại và gửi đi.
2.3 Là một cấu trúc phức tạp
Kiến trúc IoT được đại diện cơ bản bởi 4 phần: Vạn vật (Things), trạm kết nối (Gateways), hạ tầng mạng
và điện toán đám mây (Network and Cloud) và các lớp tạo và cung cấp dịch vụ (Services-creation and
Solutions Layers).
Vạn vật (Things): Ngày nay có hàng tỷ vật dụng đang hiện hữu trên thị trường gia dụng và công nghệ, ở
trong nhà hoặc trên tay của người dùng. Chẳng hạn như xe hơi, thiết bịcảm biến, thiết bị đeo và điện thoại di
động đang được kết nối trực tiếp thông qua băng tầng mạng không dây và truy cập vào Internet. Giải pháp IoT
giúp các thiết bị thông minh được sàng lọc, kết nối và quản lý dữ liệu một cách cục bộ, còn các thiết bị chưa
thông minh thì có thể kết nối được thông qua các trạm kết nối.

Trạm kết nối (Gateways): Một rào cản chính khi triển khai IoT đó là gần 85% các vật dụng đã không
được thiết kế để có thể kết nối với Internet và không thể chia sẻ dữ liệuvới điện toán đám mây. Để khắc phục
vấn đề này, các trạm kết nối sẽ đóng vai trò là một trung gian trực tiếp, cho phép các vật dụng có sẵn này kết
nối với điện toán đám mây một cách bảo mật và dễ dàng quản lý.
Hạ tầng mạng và điện toán đám mây (Network and Cloud):
 Cơ sở hạ tầng kết nối: Internet là một hệ thống toàn cầu của nhiều mạng IP được kết nối với nhau và
liên kết với hệ thống máy tính. Cơ sở hạ tầng mạng này bao gồm thiết bịđịnh tuyến, trạm kết
nối, thiết bị tổng hợp, thiếp bị lặp và nhiều thiết bị khác có thể kiểm soát lưu lượng dữ liệu lưu thông
và cũng được kết nối đến mạng lưới viễn thông và cáp - được triển khai bởi các nhà cung cấp dịch
vụ.


Trung tâm dữ liệu/ hạ tầng điện toán đám mây: Các trung tâm dữ liệu và hạ tầng điện toán đám mây
bao gồm một hệ thống lớn các máy chủ, hệ thống lưu trữ và mạng ảo hóa được kết nối.

6


Các lớp tạo và cung cấp dịch vụ (Services-Creation and Solutions Layers): Intel đã kết hợp những phần
mềm quản lý API hàng đầu (Application Progmraming Interface) là Mashery và Aepona để giúp đưa các sản
phẩm và giải pháp IoT ra thị trường một cách chóng và tận dụng được hết giá trị của việc phân tích các dữ
liệu từ hệ thống và tài sản đang có sẵn.
IoT sẽ mang tính chất phức tạp bởi nó bao gồm một lượng lớn các đường liên kết giữa những thiết bị,
máy móc, dịch vụ với nhau, ngoài ra còn bởi khả năng thêm vào các nhân tố mới
2.4 Kích thước
Đến năm 2020, sẽ có khoảng 50 tỷ đồ vật kết nối vào Internet, thậm chí con số này còn gia tăng nhiều
hơn nữa. IoT sẽ là mạng khổng lồ kết nối tất cả mọi thứ, bao gồm cả con người và sẽ tồn tại các mối quan hệ
giữa người và người, người và thiết bị, thiết bị và thiết bị. Một mạng lưới IoT có thể chứa đến 50 đến 100 nghìn
tỉ đối tượng được kết nối và mạng lưới này có thể theo dõi sự di chuyển của từng đối tượng. Một con người
sống trong thành thị có thể bị bao bọc xung quanh bởi 1000 đến 5000 đối tượng có khả năng theo dõi.


2.5 Nguồn năng lượng mới
3.2.5.1 Nguồn năng lượng dồi dào cho quảng cáo
Mạng lưới vạn vật kết nối Internet(Internet of Things – IoT) hứa hẹn sẽ biến những tương tác hằng ngày
với đồ vật thành dữ liệu có giá trị cho các ứng dụng marketing và công tác hậu cần liên quan.
3.2.5.2 Giải pháp Marketing mới từ IoT
Evrythng, công ty chuyên về nền tảng IoT, đã thấy được “nguồn dữ liệu mới” được tạo ra từ những dụng
cụ điều hòa nhiệt độ, những chai rượu, ví xách tay và máy giặt – kết nối với nhau trong một cơ sở dữ liệu
marketing chính chủ (first-party marketing database).
Evrythng đang hợp tác với Trueffect, công ty quảng cáo số chuyên về định hướng (targeting) dựa trên dữ
liệu chính chủ, để hướng tới những giải pháp giúp Marketer khai thác dữ liệu được tập hợp khi người dùng sử
dụng sản phẩm của họ. Họ hy vọng có thể giao tiếp với người dùng, và qua đó định hướng những thông điệp
quảng cáo cho người dùng một cách trực tiếp. Để làm được điều này, hai công ty tiến hành trao đổi các tương
tác sản phẩm và dữ liệu người dùng thông qua việc tích hợp Giao diện lập trình ứng dụng (API integration)
giữa hai nền tảng riêng của họ.
3.2.5.3 Chai Johnnie Walker “thông minh”
Bằng cách sử dụng nền tảng IoT của Evrythng, công ty Diaego đã biến những chai rượu whisky thượng
hạng hiệu Johnnie Walker thành những món quà được cá nhân hóa, cho phép người mua tùy chỉnh một video để
gửi đến người nhận. Với việc gợi ý người mua và người dùng cuối cùng của sản phẩm cho phép chia sẻ thông
tin cá nhân (opt-in) để nhận nhiều trải nghiệm được cá nhân hóa hơn từ Diageo, Evrythng đã giúp nhà cung ứng
rượu mạnh này đạt được thứ mà hầu hết các nhà sản xuất khác phải đấu tranh để có được – thông tin về người
mua và người sử dụng sản phẩm sau cùng.
Việc biết ai đã mua hàng hóa, và cách mà sản phẩm được sử dụng/tiêu dùng cho phép công ty bổ sung
những điểm dữ liệu mới cho cơ sở dữ liệu CRM, cung cấp thông tin cho việc cải tiến và phát triển các sản phẩm
7


tương lai, xây dựng chương trình nâng cao lòng trung thành của khách hàng, và thực hiện marketing với các
thông điệp đặc trưng cho từng hoạt động sử dụng sản phẩm.
Ngoài việc cung cấp các thông tin hữu ích cho công ty, các sản phẩm được kết nối trên nền tảng IoT còn

mang lại dấu hiệu giúp người dùng nhận biết đâu là hàng thật, giữa những sản phẩm ngày càng dễ bị làm giả
như mặt hàng túi xách, hay mỹ phẩm cao cấp.
2.6 Tiết kiệm năng lượng
Cuộc cách mạng 4.0 với nền tảng là các thiết bị thông minh, trí tuệ nhân tạo sẽ giúp tiết giảm khoảng
30% năng lượng đang bị sử dụng không hiệu quả. Với sự kết nối của IT (công nghệ phần mềm) và OT (công
nghệ phần cứng), người sử dụng năng lượng và chính phủ có cơ hội tiết giảm năng lượng không hợp lý.
Từ máy móc tại các hộ gia đình cho tới tòa nhà, nhà máy đều được quản lý để tối ưu việc sử dụng năng
lượng. Nhờ vậy, người quản lý biết từng khu vực, ngôi nhà... đã sử dụng bao nhiêu năng lượng, lấy từ những
nguồn nào. Máy chủ biết chính xác chỗ nào đang cần và cung cấp chính xác lượng điện năng.
2.7 Các loại cảm biến dùng trong IoT
 Cảm biến nhiệt độ: các cảm biến này có thể được sử dụng trong hầu hết các môi trường IoT, từ tầng nhà
máy tới các cánh đồng nông nghiệp. Trong sản xuất, các cảm biến này có thể liên tục đo nhiệt độ của một
máy để đảm bảo nó ở trong một ngưỡng an toàn. Ở nông trại, chúng được sử dụng để theo dõi nhiệt độ đất,
nước và cây trồng để tối đa hóa sản lượng.
 Cảm biến chất lượng nước: được sử dụng trong nông nghiệp,để xử lý nước và giám sát chất lượng nước
mưa.
 Cảm biến tiệm cận: những cảm biến này phát hiện chuyển động và thường được sử dụng trong một môi
trường bán lẻ.Cảm biến tiệm cận cũng có thể được sử dụng để theo dõi sự sẵn có của chỗ đỗ xe tại các địa
điểm lớn như sân bay, trung tâm mua sắm và sân vận động.
 Cảm biến áp suất: được sử dụng để xác định lưu lượng nước thông qua đường ống. Chúng cũng được sử
dụng trong xe thông minh và máy bay để xác định lực và độ cao tương ứng.
 Cảm biến hóa học / khói và khí: những thiết bị này có thể được sử dụng để quản lý kiểm soát chất lượng
không khí trong các tòa nhà thông minh và khắp các thành phố thông minh.
 Cảm biến mức: bộ cảm biến mức phát hiện mức chất lỏng và các chất lỏng khác bao gồm chất dẻo, vật liệu
dạng hạt và bột. Bộ cảm biến mức có thể được sử dụng cho mục đích quản lý và tái chế chất thải thông minh
 Cảm biến hồng ngoại: có nhiều ứng dụng, nó có thể phát hiện sự rò rỉ nhiệt trong nhà, giúp bác sĩ giám sát
lưu lượng máu, xác định các hóa chất môi trường trong môi trường và có thể được tích hợp với thiết bị điện
tử.
8



3.3 ỨNG DỤNG CỦA IOT
3.1 SmartHome
Lợi ích đầu tiên và dễ thấy nhất của Smart Home là tiện lợi vì các vật dụng trong nhà được tích hợp
công nghệ (cảm biến nhiệt, cảm biến tiệm cận, cảm biến khí, cảm biến hồng ngoại),được kết nối với nhau thành
mạng lưới, có thể điều khiển bằng smart phone hoặc tự động làm các công việc đã được lập trình do đó tiết
kiệm rất nhiều thời gian cho người sử dụng. Ngoài ra, các thiết bị IoT trong gia đình có thể giúp giảm chi phí
và tiết kiệm năng lượng.
VD: hệ thống điều hòa không khí ta có tích hợp IoT với các cảm biến thong minh sẽ cho ta đầy đủ dữ
liệu về không khí: nhiệt độ, độ ẩm, chất kích ứng da và khi đó các dữ liệu sẽ truyền về máy chủ sử lý sau đó sẽ
cho ra kết quả điều chỉnh tới các thiết bị như : máy điều hòa, máy lọc không khí, máy tạo độ ẩm và các máy
móc này sẽ tự động hoạt động và cho chúng ta một không khí trong lành với nhiệt độ thích hợp, độ ẩm phù hợp
với sức khỏe và lọc bỏ mọi tác nhân gây hại. Mặt khác các máy móc này cũng sẽ tự tắt khi không có ai ở nhà ,
làm giảm hóa đơn điện tiết kiệm chi phí sinh hoạt. Đèn thông minh cũng sẽ hoạt động theo cách tương tự.
Cũng vì những lợi ích đó nhà thông minh ngày càng trở nên phổ biến. Ngày nay, nhà thông minh đang
là một xu hướng công nghệ tất yếu trên thế giới, trở thành tiêu chuẩn của nhà ở hiện đại khi thế giới đang dần
tiến vào kỷ nguyên IoT, kết nối mọi vật qua Internet.
Tuy nhiên, do các thiết bị gia đình thông minh thường đắt hơn các thiết bị thông thường nên giá cả
Smart Home không hề rẻ. VD: đèn LED thông minh có giá khoảng 15$ trong khi đèn LED thông thường chỉ có
8$.
Ở Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại, Bkav SmarHome đã được triển khai tại hàng chục ngàn căn hộ
trong và ngoài nước. Gần đây nhất, dự án Gamuda City, Ecolife Capitol, Hanoi Landmark 51, Condotel Royal
Park Bắc Ninh cũng đã có sự hiện diện của Smart Home
Bkav SmartHome là hệ thống Nhà thông minh hoàn chỉnh, có thể điều khiển và kiểm soát thông qua
một giao diện trực quan trên smartphone hay tablet, ở đó các thiết bị gia đình được mô phỏng giống như trong
thực tế. Các hệ thống điều khiển ánh sáng, rèm mành, kiểm soát môi trường, an ninh, giải trí cho đến bình nóng
lạnh… được phối hợp hoạt động một cách thông minh, nhằm mang đến sự tiện nghi cao nhất cho người sử
dụng.
3.2 Smart City
3.3.2.1 Bãi đổ xe thông minh

Các bãi đỗ xe thông minh giúp giảm thời gian trong việc tìm kiếm chỗ đậu xe tại các trung tâm thành
phố, nơi mà ước tính đến 30% số xe ô tô khó khăn trong việc tìm kiếm các chỗ đậu xe tại các thời gian đông
đúc.
Với một chiếc smart phone có cài đặt ứng dụng kết nối với bãi đậu xe thông minh, bạn có thể nhận được
các thông báo về chỗ đậu xe có sẵn và hướng dẫn đến nơi đậu xe.
Để làm được điều này đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều cảm biến và mỗi cảm biến phải hoạt động
một cách chính xác. Việc sử dụng nhiều cảm biến đòi hỏi phải tiêu tốn nhiều năng lượng do đó cần phải có
9


thuật toán tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng. Ngoài ra tuổi tho của cảm biến cần được đảm bảo thông qua
việc tính toán và các biện pháp che chắn hiệu quả.
3.3.2.2 Theo dõi độ bền của công trình
Structural Health Monitoring (SHM) là một công cụ quan trọng để cải thiện tính an toàn và duy trì các
kết cấu quan trọng của các công trình như cầu và các tòa nhà. SHM cung cấp thông tin thời gian thực và chính
xác về tình trạng sức khoẻ công trình như:





Phát hiện sự tồn tại của hư hỏng trên kết cấu
Định vị thiệt hại
Xác định các loại thiệt hại
Xác định mức độ nghiêm trọng của thiệt hại

Quá trình SHM kết hợp nhiều cảm biến: gia tốc , áp điện và cả camera quan sát. Cảm biến áp điện là
cảm biến được sử dụng phổ biến nhất, nó có thể truyền và nhận tín hiệu sóng định hướng (ví dụ sóng Lamp)
bên trong chất rắn do đó được sử dụng để phát hiện sự thay đổi bên trong cấu trúc.
3.3.2.3 Bản đồ tiếng ồn đô thị

Tình trạng dân số tại các đô thị lớn tăng nhanh một cách đáng kể kéo theo vấn đề tiếng ồn cũng gia tăng
đến mức báo động. Theo các chuyên gia, việc tiếp xúc quá nhiều với tiếng ồn làm giảm chất lượng cuộc sống:
gây ra các cảm xúc tiêu cực, rối loạn giấc ngủ, hạn chế giao tiếp thậm chí là rối loạn thần kinh và các vấn đề
tim mạch.
Bản đồ tiếng ồn giúp Giám sát âm thanh tại các quán bar và các trung tâm thương mại, nơi tập trung
đông người, vv trong thời gian thực đơn giản thông qua các cảm biến trên smartphone. Các dữ liệu về tiếng ồn
ở những nơi mà người dùng đi qua sẽ được gửi về trung tâm xử lý. Trung tâm phân tích các dữ liệu này để
thiết lập một bản đồ mức độ tiếng ồn tại các khu vực cụ thể. Đây là phương pháp đơn giản và không đòi hỏi chi
phí cao, tương tác với người dùng đơn giản thông qua ứng dụng trên smartphone.
3.3.2.4 Phát hiện điện thoại thông minh
Giúp phát hiện các thiết bị Android và iOS và bất kì thiết bị nào có kết nối mạng hoặc Bluetooth từ đó
dễ dàng xác định vị trí của các thiết bị và tìm lại chúng nếu bị lạc mất.
Ứng dụng Find my device của Google được thiết kế để giải quyết vấn đề nhiều người thường bỏ quên
thiết bị của họ trong văn phòng, nhà, trên ghế hoặc dưới gối giảm cơ hội bi mất. Khi bạn không thể tìm thấy
điện thoại hoặc máy tính bảng của mình, chỉ cần đăng nhập vào tài khoản của bạn từ web hoặc bất kỳ thiết bị
Android nào khác và bạn có thể dễ dàng tìm thấy thiết bị của mình trên bản đồ. Bạn có thể lựa chọn để thiết bị
phát ra âm thanh (nếu thiết bị ở gần) hoặc khóa thậm chí là xóa tất cả dữ liệu trên thiết bị nếu bạn nghĩ là nó đã
bị người khác lấy mất.
3.3.2.5 Giảm ùn tắc giao thông
Ùn tắc giao thông luôn là vấn đề gây nhức nhối ở các đô thị lớn gây những thiệt hại khổng lồ về thời
gian tiền bạc. Tuy nhiên, trong tương lai các vấn đề về giao thông có thể được giải quyết đáng kể bằng việc
triển khai Hệ thống giao thông thông minh (Intelligent Transportation System ).
10


Cảm biến sẽ được trang bị trong xe ô tô và đặt trên đường. Chúng sẽ giám sát tình trạng tắc nghẽn và
gửi thông tin đến "hệ thống kiểm soát lưu thông trung tâm", đây là trung tâm thu thập dữ liệu để cung cấp cho
xe trên đường. Nếu có nhiều phương tiện lưu thông hệ thống điều khiển sẽ đưa ra cách giải quyết bằng cách áp
đặt giới hạn tốc độ.
Nissan đang tiến hành các bước để triển khai ITS vào thực tế. Công ty này cho biết ITS có thể giúp xe

ô tô đi theo con đường ngắn nhất, do đó giảm lượng khí thải CO2. Nó thậm chí có thể cảnh báo người lái xe về
khu vực trường học để tránh đi vào khu vực đông đúc trẻ em, và thậm chí kết nối với smartphone của người đi
bộ để cảnh báo với cả hai bên tránh gây tai nạn.
3.3.2.6 Đèn đường thông minh
Cột đèn trang bị cảm biến ánh sáng tự động thay đổi thời gian bật tắt, tùy chỉnh độ sáng theo thời tiết
và theo từng khoảng thời gian trong năm giúp giảm gánh nặng năng lượng cho thành phố và giảm thiểu các tai
nạn giao thông.
3.3.2.7 Quản lý chất thải
Các thùng rác thông minh được trang bị các cảm biến siêu âm, các cảm biến này hoạt động như một
radar theo dõi lượng rác trong thùng và gửi các tín hiệu về công ty thu thập và xử lý rác thải giúp tiết kiệm
nhiên liệu và thời gian.
3.3.2.8 Đường cao tốc thông minh
Hệ thống đường cao tốc thông minh sử dụng các “bộ dò vòng lặp” ,là các vòng dây có thể phát hiện ra
tín hiệu điện áp khi một ô-tô di chuyển qua nó. Tốc độ của xe có thể được xác định thông qua thời gian mà xe
vượt qua các vòng dây. Dữ liệu được gửi về trung tâm xử lý, trong trường hợp tốc độ tăng hoặc suy giảm một
cách đột ngột trung tâm sẽ kịp thời xác định nguyên nhân bằng hệ thống camera quan sát và đưa ra các các cảnh
báo cho tài xế.
3.3 Smart Retail
3.3.3.1 Nhà kho thông minh
Các thiết bị, cảm biến và thẻ nhận dạng tần số vô tuyến có thể cho phép các nhà quản lý kho biết vị trí
chính xác và số lượng của bất kỳ sản phẩm ở bất kỳ thời điểm nào. Các thiết bị đeo tay có thể cho phép công
nhân di chuyển và truy cập thông tin và hướng dẫn từ bất cứ nơi nào. Thêm vào đó, nhà kho thông minh có thể
giảm việc sử dụng lao động thủ công, tăng tốc độ và độ chính xác của việc luân chuyển hàng hóa trong
kho.Giúp giảm thiểu tình trạng hết hàng các mặt hàng bán chạy cũng như hạn chế tình trạng tồn kho.
Nhiều công ty lớn đã thử nghiệm nhà kho thông minh, Athletic Lids một công ty chuyên sản xuất quần
áo thể thao đang sử dụng những chiếc xe lăn tự động lấy các sản phẩm, đặt chúng vào thùng và đưa chúng cho
công nhân. Một trong nhũng nhà bán lẻ hàng đầu thế giới, Amazon, thậm chí còn sử dụng các robot tự động
trong kho của họ.
3.3.3.2 Kết nối khách hàng
Các nhà bán lẻ có thể kết nối với khách hàng thông qua các ứng dụng trên smartphone. Khách hàng có

thể xem giá cả, mẫu mã, thông tin sản phẩm , nhận xét và so sánh giá ngay tại nhà điều này giúp tiết kiệm chi
11


phí đáng kể cho cả người mua và người bán. Đồng thời các ứng dụng trên sẽ tổng hợp dữ liệu người dùng (tuổi
tác, giới tính, sở thích, vị trí...) giúp nhà bán hiểu rõ hơn về khách hàng từ đó đưa ra các phản hồi và chương
trình khuyến mãi phù hợp.
3.3.3.3 Cửa hàng thông minh
Trong một cửa hàng thông minh, bằng việc giám sát lưu lượng thông qua các cảm biến, camera và
phân tích dữ liệu nhà bán lẻ có thể nắm rõ toàn bộ quá trình mua sắm của khách hàng. Từ đó cải thiện bố trí cửa
hàng ( sắp xếp kệ, nhãn mác, ánh sánh, nhiệt độ...) sao cho phù hợp để kích thích nhu cầu mua sắm của khách
hàng. Trước đây việc này khá vất vả và tốn kém khi phải thực hiện hàng loạt các cuộc khảo sát mà kết quả trả
về chưa hẳn đã chính xác.
Ngoài ra một cửa hàng thông minh giúp giảm bớt chi phí sử dụng năng lượng bằng các hệ thống quản
lý cửa hàng thông minh tùy chỉnh độ sáng, nhiệt độ, độ ẩm phù hợp với thời tiết, thời gian.
3.4 Smart Grid
Lưới điện giữ một vai trò quan trọng trong cuộc sống, nhờ vào sự phát triển của công nghệ trong tương
lai lưới điện thông minh sẽ đem đến nhiều lợi ích:
 Truyền tải điện hiệu quả hơn: Các công nghệ cảm biến và truyền tin tiên tiến của IoT giúp giám sát
lưới điện một cách hiệu quả từ đó có thể tránh được hoặc giảm thiệt hại do thiên tai gây ra đối với
đường dây truyền tải, nâng cao độ tin cậy của truyền tải điện và giảm tổn thất kinh tế
 Phục hồi nhanh hơn sau sự cố: nhanh chóng xác định được vị trí và mức độ thiệt hại, từ đó đưa ra
giải pháp khắc phục nhanh nhất. “ Công nghệ điều khiển tự phục hồi” là một trong những mục tiêu
hướng tới của smart grid.
 Giảm chi phí hoạt động và quản lý từ đó giảm chi phí năng lượng cho người tiêu dùng: các quá trình
được thực hiện tự động, chính xác bằng trung tâm điều khiển.
 Tích hợp các hệ thống tái tạo năng lượng quy mô lớn: giúp các công ty tái tạo năng lượng hoạt động
một cách hiệu quả hơn từ cơ sở dữ liệu và máy chủ phân tích.
 Tích hợp các hệ thống phát điện cho khách hàng, bao gồm cả hệ thống tái tạo năng lượ ng: linh hoạt
trong việc kết hợp sử dụng các nguồn năng lượng như gió, pin mặt trời...VD: hệ thống sẽ đưa ra lời

khuyên để chủ nhà có thể sử dụng pin thông minh và các bộ chuyển đổi thông minh vào giờ cao điểm
 Cải thiện an ninh: hệ thống giám sát thông minh giúp ngăn chặn các cuộc tấn công vào hệ thống và
tình trạng trộm điện.
3.5 Smart Agriculture
Nông nghiệp đã từng là yếu tố then chốt trong sự phát triển của xã hội loài người. Ngày nay, nông nghiệp
thông minh là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất của IoT. Theo BI Intelligence, dịch vụ nghiên
cứu cao cấp của Insider, dự đoán rằng việc lắp đặt thiết bị IoT trong nông nghiệp sẽ tăng từ 30 triệu năm 2015
lên 75 triệu vào năm 2020, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 20%. Hoa Kỳ hiện đang dẫn đầu thế giới về
nông nghiệp thông minh, đạt sản lượng 7.340 kg ngũ cốc (ví dụ lúa mì, gạo, ngô, lúa mạch, vv) trên một hecta,
so với mức trung bình toàn cầu là 3.851 kg/hecta.
12


Nông dân có thể sử dụng điện thoại thông minh của họ để giám sát từ xa thiết bị, cây trồng, cũng như thu
thập số liệu và sản phẩm của họ. Cũng như nhận được các thông báo về thời tiết trong những ngày và tuần tới.
Hệ thống cảm biến giữ vai trò trung tâm trong nông nghiệp thông minh. Nhờ có cảm biến mà các quá
trình diễn ra một cách tự động và hiệu quả, vd: kiểm tra độ ẩm và chất dinh dưỡng của đất, kiểm soát việc sử
dụng nước và phân bón để cây trồng phát triển thích hợp mà không gây lãng phí.
Các loại cảm biến thông dụng trong nông nghiệp:
 Cảm biến vị trí sử dụng tín hiệu từ vệ tinh GPS để xác định vĩ độ, kinh độ. Giúp theo dõi vị trí của các
máy móc thiết bị và. Định vị chính xác là nền tảng của nông nghiệp thông minh.
 Cảm biến quang học sử dụng ánh sáng để đo tính chất của đất: kết cấu, khoáng vật, chất hữu cơ,... Các
cảm biến có thể được đặt trên xe cơ giới hoặc máy bay không người lái hay thậm chí là vệ tinh.
 Cảm biến điện hóa cung cấp thông tin chính cần thiết: pH và mức độ dinh dưỡng của đất. Cảm biến
này hoạt động bằng cách phát hiện các ion trong đất.
 Cảm biến cơ học phát hiện lực hút nước của rễ cây từ đó có các biện pháp xử lý thích hợp.
 Cảm biến độ ârm giúp đo độ ẩm thông qua hằng số điện môi.
 Cảm biến nhiệt độ
3.6 Connected Car
Trong thế giới tương lai nơi mà xe của bạn không chỉ tự lái xe mà còn có thể làm những điều thông

minh. Điều này có vẻ giống như bất khả thi cách đây 5 năm, nhưng ngày nay IoT đã giúp cho các công ty công
nghệ cao và các nhà sản xuất xe hơi có thể hiện thực hóa ý tưởng về một chiếc xe được kết nối.
Tại Mobile World Congress (MWC17), SAP (công ty phần mềm lớn nhất Châu Âu) công bố hợp tác với
Hertz, Nokia và Concur Technologies để thúc đẩy IoT vào việc cung cấp một trải nghiệm tự động, thông minh
cho người sử dụng xe hơi. Sự hợp tác của SAP với các công ty này có thể sẽ đẩy nhanh sự phát triển của xe kết
nối.
Việc triển khai LTE 4G, và sau đó là các mạng 5G, sẽ tăng thêm khả năng của chiếc xe được kết nối, và
tạo điều kiện cho tốc độ truyền nhanh hơn và lượng dữ liệu cao hơn. Theo BI Intelligence, dự kiến sẽ có 94
triệu chiếc xe được kết nối vào năm 2021, đồng nghĩa với tang trưởng 35% mỗi năm kể từ năm 2016.
Việc sử dụng các cảm biến, bộ xử lý trung tâm và kết nối không dây, xe kết nối có những lợi ích vượt
trội:
 Cải thiện trải nghiệm lái xe bằng cách sử dụng kho dữ liệu - từ việc cung cấp các cảnh báo bảo trì dự
báo tới chức năng "tìm xe của tôi".
 Tăng độ an toàn và hiệu suất bằng cách cung cấp thông tin đường xá và tình trạng xe ( xăng, áp suất
lốp, kết cấu cơ khí…) cho người lái xe hoặc hệ thống lái tự động.
 Cung cấp các hướng dẫn điều hướng để tránh kẹt xe, dễ dàng di chuyển đến địa điểm mong muốn hoặc
tìm chỗ đậu xe.
13


Hơn nữa, tích hợp ứng dụng đang trở nên phổ biến trong các loại xe hiện nay. Google Maps và các công
cụ điều hướng khác đã bắt đầu thay thế hệ thống GPS tích hợp. Các ứng dụng như GasBuddy giúp tài tìm thấy
nơi có nhiên liệu rẻ nhất trong khu vực của họ. Các ứng dụng âm nhạc như Spotify dần thay thế các đài phát
thanh trên radio.
Hiện nay xe kết nối là lĩnh vực béo bở thu hút nhiều nhà đầu tư, các thương hiệu đi đầu: Tesla, BMW,
Apple, Google,… Tesla đang nghiên cứu để tạo ra hệ thống tự lái "an toàn gấp mười lần" so với lái xe bằng tay
như hiện nay.
3.7 Wearable
Thiết bị đeo thường được nói đến như là một trong những ứng dụng lớn nhất của. Các công ty đang cố
gắng sản xuất ra số lượng lớn các thiết bị đeo, nhưng thị trường lại không bị bão hòa. Hai đại diện lớn của thiết

bị đeo là : Apple Watch và Samsung Gear vẫn không ngừng chạy đua để cải tiến công nghệ, mẫu mã, chức
năng. Các thiết bị từ Fitbit và các công ty tương tự nó cho phép mọi người theo dõi sức khoẻ của họ theo những
cách không thể thực hiện được trước đây.
Được trang bị các cảm biến và vi mạch tích hợp siêu nhỏ gọn, các thiết bị có tính thuận tiện cao, cho
phép tương tác tức thời, thu thập và thống kê dữ liệu một cách hiệu quả. Với các ứng dụng được cài đặt sẵn
trên thiết bị đeo và kết nối với smartphone người dùng dễ dàng thực hiện các thao tác cơ bản mà không cần sử
dụng smartphone như gọi điện, nhắn tin, xem lời nhắc, giải trí, thể thao thậm chí là theo dõi sức khỏe, Mặt khác
do kích thước nhỏ gọn và trang bị các công nghệ tiên tiến nên các thiết bị đeo sử dụng năng lượng cực kì hiệu
quả.
BI Intelligence, hy vọng thị trường thiết bị đeo tay sẽ đạt 14 tỷ USD vào cuối năm nay và họ cũng dự
đoán rằng số lượng thiết bị đeo có thể sẽ tăng lên 162,9 triệu chiếc vào cuối năm 2020.
3.8 IIoT
Việc áp dụng IoT cho ngành công nghiệp sản xuất được gọi là IIoT (hoặc Industrial Internet/ Industry
4.0). IIoT sẽ cách mạng hóa sản xuất bằng cách cho phép thu thập và xử lý số lượng dữ liệu lớn hơn, với tốc độ
lớn hơn và hiệu quả hơn nhiều so với trước đây. Một số công ty sáng tạo đã bắt đầu thực hiện IIoT bằng cách
thúc đẩy các thiết bị và cỗ máythông minh trong các nhà máy của họ.
IIoT có thể cải thiện đáng kể khả năng kết nối, khả năng mở rộng, tiết kiệm thời gian và tiết kiệm chi phí
cho các tổ chức công nghiệp. IIoT cho phép các tổ chức công nghiệp tạo ra các kho dữ liệu mở để kết nối mọi
người từ tầng nhà máy đến văn phòng điều hành. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu IIoT để
có cái nhìn đầy đủ và chính xác về cách mà doanh nghiệp của họ đang hoạt động, điều này sẽ giúp họ đưa ra
các quyết định tốt hơn.
Khả năng tương tác và bảo mật có lẽ là hai thách thức lớn nhất xung quanh việc thực hiện IIoT. Sự gia
tăng của các cảm biến và các thiết bị kết nối thông minh đã dẫn đến một sự bùng nổ song song về các lỗ hổng
bảo mật. Mặc dù vậy, theo GE, IIoT sẽ tạo ra 10 nghìn tỷ đến 15 nghìn tỷ USD trong suốt 15 năm tới, một con
số khổng lồ.

14


3.9 Healthcare

IoT đang biến đổi ngành y tế hoàn toàn bằng cách đưa ra các công cụ mới hiệu quả tạo nên một hệ thống
chăm sóc sức khoẻ tổng hợp nhằm đảm bảo cho bệnh nhân được chăm sóc tốt hơn, chi phí chăm sóc sức khoẻ
giảm đáng kể và kết quả điều trị được cải thiện. Những ưu điểm chính của IoT trong chăm sóc sức khoẻ:
 Giảm chi phí: bằng việc sử dụng camera và các thiết bị thông minh, việc theo dõi bệnh nhân được
thực hiện một các dễ dàng, do đó giảm đáng kể các cuộc thăm khám không cần thiết của bác sĩ. Cụ thể,
các cơ sở chăm sóc tại nhà được nâng cao được bảo đảm để giảm bớt thời gian nằm viện và tái nhập
viện.
 Cải thiện kết quả điều trị: kết nối các giải pháp chăm sóc sức khoẻ thông qua điện toán đám mây
giúpngười chăm sóc truy cập thông tin theo thời gian thực từ đó đưa ra những quyết định điều trị phù
hợp dựa trên bằng chứng. Điều này đảm bảo dịch vụ chăm sóc sức khoẻ luôn kịp thời và kết quả điều
trị được cải thiện.
 Cải thiện quản lý dịch bệnh: bệnh nhân được theo dõi liên tục và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc
sức khoẻ có thể truy cập dữ liệu theo thời gian thực, các bệnh sẽ được điều trị trước khi vượt khỏi tầm
kiểm soát.
 Giảm sai sót: kho dữ liệu chính xác, luồng công việc tự động, kết hợp với quyết định dựa trên dữ liệu
là cách hiệu quả để cắt giảm chất thải, giảm chi phí và quan trọng nhất là giảm thiểu sai sót.
 Tăng hiệu quả quản lý thuốc: quản lý thuốc tiêu tốn một chi phí lớn trong ngành y tế, ngày nay với IoT
cho phép kiểm soát các điều kiện bên trong tủ đông chứa vắc-xin, thuốc và các chất hữu cơ, từ đó giảm
thiểu chi phí.

3.4 NHỮNG CẢN TRỞ CỦA IOT
4.1 An ninh và bảo mật dữ liệu
Mọi vấn đề bảo mật chỉ tốt khi chúng ta có thể chỉ ra các điểm yếu của thiết bị. Điều này giải thích lý do
tại sao Samsung đã dành nỗ lực đáng kể vào nền tảng ARTIK dành cho IoT trong thời gian gần đây. ARTIK có 3
mẫu module chứa tất cả các thành phần – bộ cảm biến, vi xử lý, bộ nhớ tích hợp, và kèm theo đó là khả năng
kết nối không dây cần thiết cho các nhà sản xuất để tạo ra thiết bị thông minh. Tất cả các module ARTIK đều
được hãng trang bị một khoá an toàn nhằm giúp các nhà phát triển mã hoá dữ liệu tốt hơn so với phần mềm mã
hoá mặc định.
An ninh bảo mật thường gằn liền với công nghệ còn sự riêng tư thì thương liên quan đến con người và
tính pháp lý. Các nhà sản xuất thiết bị IoT cần phải hiểu rằng an ninh và sự riêng tư không thể đồng nhất hoặc

áp dụng chung mọi quy tắc. Khả năng giao tiếp tự động của thiết bị IoT làm cho việc đảm bảo sự riêng tư khó
15


khăn hơn bởi các mô hình sản phẩm được khuyến khích sử dụng trước khi có sự đồng thuận của người dùng ở
những thời điểm khác nhau.
4.2 Nhu cầu khách hàng
Người dùng thiết bị IoT phải thấy được những lợi ích từ công nghệ này có thể đáp ứng trong thời gian dài, nếu
không họ sẽ bỏ qua.
4.3 Tiêu chuẩn chung
Việc thiếu các tiêu chuẩn, đặc biệt là trường hợp sử dụng nhiều giao thức kết nối như hiện nay, là một
cản trở cho IoT phát triển. Hiện tại có 5 tổ chức lớn đã công bố chuẩn IoT của mình hồi năm 2014. Ngoài ra
cũng có khá nhiều đơn vị nhỏ hơn khác cũng tạo nên chuẩn riêng. Theo dự đoán phải đến 2017 thì một chuẩn
chung mới thực sự xuất hiện hoặc các giới hạn về nền tảng sẽ bị phá vỡ.
Các hãng công nghệ như LG, Panasonic, Sharp, Silicon Image, TP-Link, HTC, Qualcomm và hơn 100
thành viên khác đã thành lập nên liên minh AllSeen, dẫn đầu là Hiệp hội Linux. Tiêu chí của liên minh này là
xóa bỏ những rào cản cũng như thúc đẩy sự sáng tạo trong việc phát triển Internet of Things
4.4 Thị trường phân mảnh
Sự đa dạng của ứng dụng IoT nghĩa là không một chip duy nhất nào có khả năng phù hợp với tất cả mọi
thứ. Phân mảnh như là bước chuẩn bị để các nhà sản xuất thiết bị có thể lựa chọn nền tảng phù hợp với mình
nếu không muốn bị cô lập trong tương lai. Điều này tương tự như thị trường smartphone khi không chỉ có iOS
mà còn đó Android, Windows Phone, BlackBerry.
Cũng có một viễn cảnh tốt hơn khi những nhóm tiêu chuẩn IoT hợp tác với nhau, cho khả năng tương
thích rộng rãi. Điều này phụ thuộc vào các công ty lớn như Samsung, Intel, Microsoft có sức ảnh hưởng lớn đối
với thị trường công nghệ. Việc giảm phân mảnh có thể tạo nên sản phẩm đại chúng hơn và người dùng sẽ là
những người quyết định sự thành bại của các tiêu chuẩn nói trên.
4.5 Hàng rào subnetwork
Như đã nói ở trên, thay vì giao tiếp trực tiếp với nhau, các thiết bị IoT hiện nay chủ yếu kết nối đến một
máy chủ trung tâm do hãng sản xuất một nhà phát triển nào đó quản lý. Cách này cũng vẫn ổn thôi, những thiết
bị vẫn hoàn toàn nói chuyện được với nhau thông qua chức năng phiên dịch của máy chủ rồi. Thế nhưng mọi

chuyện không đơn giản như thế, cứ mỗi một mạng lưới như thế tạo thành một subnetwork riêng, và buồn thay
các máy móc nằm trong subnetwork này không thể giao tiếp tốt với subnetwork khác.
Lấy ví dụ như xe ô tô chẳng hạn. Một chiếc Ford Focus có thể giao tiếp cực kì tốt đến các dịch vụ và
trung tâm dữ liệu của Ford khi gửi dữ liệu lên mạng. Nếu một bộ phận nào đó cần thay thế, hệ thống trên xe sẽ
thông báo về Ford, từ đó hãng tiếp tục thông báo đến người dùng. Nhưng trong trường hợp chúng ta muốn tạo
ra một hệ thống cảnh báo kẹt xe thì mọi chuyện rắc rối hơn nhiều bởi xe Ford được thiết lập chỉ để nói chuyện
với server của Ford, không phải với server của Honda, Audi, Mercedes hay BMW. Lý do cho việc giao tiếp thất
bại? Chúng ta thiếu đi một ngôn ngữ chung.

16


4.6 Tiền và chi phí
Cách duy nhất để các thiết bị IoT có thể thật sự giao tiếp được với nhau đó là khi có một động lực kinh
tế đủ mạnh khiến các nhà sản xuất đồng ý chia sẻ quyền điều khiển cũng như dữ liệu mà các thiết bị của họ thu
thập được. Hiện tại, các động lực này không nhiều. Có thể xét đến ví dụ sau: một công ty thu gom rác muốn
kiểm tra xem các thùng rác có đầy hay chưa. Khi đó, họ phải gặp nhà sản xuất thùng rác, đảm bảo rằng họ có
thể truy cập vào hệ thống quản lý của từng thùng một. Điều đó khiến chi phí bị đội lên, và công ty thu gom rác
có thể đơn giản chọn giải pháp cho một người chạy xe kiểm tra từng thùng một.
3.5 NHẬN ĐỊNH VỀ IOT
5.1 Đánh giá của nhóm
Với những ưu điểm vượt bậc của mình, trong tương lai, mạng lưới này sẽ tiếp tục phát triển và phổ biến.
Để phổ biến hơn thì thiết bị IoT cũng sẽ ngày càng có giá thành rẻ hơn, hoạt động chủ động hơn và
thông minh hơn,...
5.2 Nhận định từ chuyên gia, nhà nghiên cứu
Theo nhận định từ các chuyên gia của BI Intelligence, vào năm 2020, sẽ có đến 34 tỷ thiết bị kết nối
mạng internet.
Trong đó, khoảng 24 tỷ thiết bị sẽ là dạng chuẩn nhất của IoT (tức là vừa kết nối được với mạng vừa
thông minh, có thể hoạt động độc lập và chủ động như khái niệm đã nêu ban đầu). Nếu tính bình quân thì 4 năm
nữa, cứ 1 người trên trái đất sẽ sở hữu đến 4 thiết bị IoT.

Trong khi đó chỉ cần vào năm sau, một nửa thế giới sẽ được kết nối cùng internet. Đây là một kết quả rất
khả quan nhờ sự quan tâm, đầu tư của những ông lớn như Facebook, Google – họ hiện đang phát triển và thực
hiện nhiều dự án mang internet đến với những vùng xa xôi, hẻo lánh bằng các máy bay không người lái (drone)
có kết nối mạng.
Và như đã nói, để IoT có thể phổ biến và tiếp cận nhiều người hơn thì giá thành mà cụ thể là giá của linh
kiện tạo nên thiết bị IoT sẽ ngày một rẻ hóa.
Số liệu từ BI Intelligence cho thấy, vào năm 2020, giá phần cứng IoT sẽ giảm chỉ còn dưới mức 0.75
USD (khoảng 18.000 đồng) so với mức gần 1.5 USD (hơn 34.000 đồng) vào giai đoạn năm 2004.

17



×