Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Thực trạng chất lượng đội ngũ nhân sự hành chính nhà nước tại UBND phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.47 KB, 54 trang )

Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan báo cáo thực tập này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi,
chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được
trình bày trong bài báo cáo này là hoàn toàn hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo
vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về bài báo cáo thực tập của mình.

Sinh viên

Nguyễn Đức Ngọc

MỤC LỤC
SV: Nguyễn Đức Ngọc

Lớp: ĐH. QLNN13C


Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................5
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài.................................................................................................................1


2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..........................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................3
5. Đóng góp của đề tài............................................................................................................3
6. Kết cấu báo cáo thực tập.....................................................................................................4

CHƯƠNG 1..........................................................................................................5
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ UBND PHƯỜNG THỤY PHƯƠNG,..................5
QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.............................................5
1.1. Khái quát chung về phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.......5
1.1.1. Vị trí địa lý....................................................................................................................5
1.1.2. Điều kiện tự nhiên.........................................................................................................5
1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội.............................................................................................5
1.2. Khái quát về UBND phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội......8
1.2.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ..........................................................................................8
1.2.1.1. Vị trí, chức năng của UBND phường........................................................................8
1.1.2.2. Nhiệm vụ của UBND phường Thụy Phương............................................................9
1.2.2. Nguyên tắc làm việc của UBND phường Thụy Phương..............................................9
1.2.3. Tổ chức bộ máy, Đội ngũ nhân sự UBND phường Thụy Phương 1...........................10
1.2.4. Tài chính của UBND phường Thụy Phương..............................................................10
1.3. Khái quát về Văn phòng – Thống kê của UBND phường Thụy Phương......................11
1.3.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ.........................................................................................11
1.3.1.1. Vị trí, chức năng.......................................................................................................11
1.3.1.2. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:.....................................................................11
1.3.2. Tổ chức bộ máy, Đội ngũ nhân sự Văn phòng – Thống kê UBND phường Thụy
Phương.................................................................................................................................12
1.3.3. Trang thiết bị và cơ sở vật chất...................................................................................12

SV: Nguyễn Đức Ngọc


Lớp: ĐH. QLNN13C


Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

1.3.4. Thuận lợi và khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ.......................................................12

CHƯƠNG 2........................................................................................................13
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÂN SỰ TẠI UBND
PHƯỜNG THỤY PHƯƠNG, QUẬN BẮC TỪ LIÊM,.................................13
THÀNH PHỐ HÀ NỘI.....................................................................................13
2.1. Cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ nhân sự UBND....................................................13
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản.............................................................................................13
2.1.1.1. Khái niệm nhân sự, nhân sự hành chính nhà nước..................................................13
2.1.1.2. Cán bộ, công chức...................................................................................................14
2.1.1.2. Chất lượng nhân sự hành chính...............................................................................15
2.1.2. Khái niệm, vai trò của đội ngũ nhân sự UBND phường............................................16
2.1.2.1. Khái niệm cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách phường........................16
2.1.2.2. Vai trò của cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách phường........................18
2.1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ nhân sự UBND phường............................18
2.1.3.1. Tiêu chí đánh giá số lượng, chất lượng và cơ cấu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ
..............................................................................................................................................18
2.1.3.2. Tiêu chí đánh giá kỹ năng nghề nghiệp...................................................................19
2.1.3.3. Tiêu chí đánh giá tính chuyên nghiệp......................................................................20
2.1.3.4. Tiêu chí đánh giá đạo đức công vụ..........................................................................21
2.1.3.5. Tiêu chí đánh giá sức khoẻ......................................................................................22
2.2. Cơ sở pháp lý về chất lượng đội ngũ nhân sự tại UBND Phường.................................23
2.2.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về chất lượng đội ngũ nhân sự tại UBND Phường 23

2.2.2. Một số văn bản pháp lý liên quan...............................................................................23
2.3. Thực trạng chất lượng nhân sự tại UBND phường Thụy Phương.................................24
2.3.1. Về số lượng, chất lượng và cơ cấu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đội ngũ nhân sự
UBND phường Thụy Phương:.............................................................................................24
2.3.2. Về các kỹ năng thực thi công vụ.................................................................................30
2.3.3. Về tính chuyên nghiệp................................................................................................31
2.3.4. Về đạo đức công vụ....................................................................................................34
2.3.5. Về sức khỏe................................................................................................................36
2.4. Đánh giá thực trạng chất lượng nhân sự hành chính tại UBND phường Thụy Phương37
2.4.1. Ưu điểm:.....................................................................................................................37
2.4.2. Hạn chế.......................................................................................................................37
2.4.3. Nguyên nhân...............................................................................................................38

SV: Nguyễn Đức Ngọc

Lớp: ĐH. QLNN13C


Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

2.4.3.1. Khách quan..............................................................................................................38
2.4.3.2. Chủ quan..................................................................................................................39

Chương 3............................................................................................................40
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÂN SỰ TẠI
UBND PHƯỜNG THỤY PHƯƠNG, QUẬN BẮC TỪ LIÊM,.....................40
THÀNH PHỐ HÀ NỘI.....................................................................................40
3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả chất lượng nhân sự tại UBND phường Thụy Phương.....40

3.2. Kiến nghị, đề xuất..........................................................................................................42

KẾT LUẬN........................................................................................................44
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................45
PHỤ LỤC...........................................................................................................47

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

TỪ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐẦY ĐỦ

1

CBCC

Cán bộ công chức

2

UBND

Ủy ban nhân dân

3

HĐND - UBND

Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân


4

TP. Hà Nội

thành phố Hà Nội

5

NQ

Nghị quyết

6

TDP

Tổ dân phố

7

DSGĐ&TE

Dân số gia đình và Trẻ em

SV: Nguyễn Đức Ngọc

Lớp: ĐH. QLNN13C



Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

8

76/SL

76/SẮC LỆNH

9

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

10

QH12

Quốc hội 12

11

ISO

International Organization for
Standardization - Tổ chức tiêu chuẩn hoá
quốc tế.


12

NĐ - CP

Nghị định - Chính phủ

13

TTLT-BNV-BTCBLĐTB&XH

Thông tư liên tịch - Bộ Nội vụ - Bộ Tài
chính - Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội

14

TT-BNV

Thông tư - Bộ Nội vụ

DANH MỤC CÁC BẢNG
1. Bảng 2.1: Số lượng, cơ cấu CBCC, cán bộ không chuyên trách của
UBND phường Thụy Phương, giai đoạn 2014 – 2017
2. Bảng 2.2: Số lượng trình độ chuyên môn của nhân sự UBND phường
Thụy Phương
3. Bảng 2.3: Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức
UBND phường Thụy Phương giai đoạn 2014 – 2017
4. Bảng 2.4: Trình độ quản lý nhà nước và trình độ ngoại ngữ, tin học của
cán bộ, công chức cấp xã thị xã Từ Sơn, giai đoạn 2012 – 2014
5. Bảng 2.5: Kết quả tự đánh giá kỹ năng thực thi công vụ của CBCC, cán

bộ không chuyên trách của UBND phường Thụy Phương
6. Bảng 2.6: Kết quả đánh giá của CBCC, cán bộ không chuyên trách của
UBND phường Thụy Phương về mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao
SV: Nguyễn Đức Ngọc

Lớp: ĐH. QLNN13C


Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

7. Bảng 2.7: Kết quả đánh giá của công dân địa phương Về nếp sống văn
hoá công sở và hành vi ứng xử trong công vụ về CBCC, cán bộ không chuyên
trách tại UBND phường Thụy Phương
8. Bảng 2.8: Khả năng sức khỏe đáp ứng yêu cầu của nhân sự UBND
phường trong thực thi công vụ

SV: Nguyễn Đức Ngọc

Lớp: ĐH. QLNN13C


Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền hành chính được xây dựng trên bốn yếu tố. Một số nhà khoa học gọi

đó là bốn cột trụ để xây dựng nên nền hành chính. “Bốn cột trụ đó là: Thể chế
hành chính, Tổ chức bộ máy chính phủ từ trung ương đến địa phương, Vấn đề
nhân sự hành chính, Tài chính công”. [5, Tr.1]
Trong bốn cột trụ này, việc xây dựng một đội ngũ nhân sự hành chính có
đạo đức, tài năng là vấn đề tốn rất nhiều thời gian, nhân vật lực và có tính chất
lâu dài. Vì vậy, ở bất cứ một quốc gia nào, muốn có một nền hành chính hiện
đại, đáp ứng được sự phát triển của kinh tế xã hội đều rất chú trọng vấn đề này.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây,
vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” [2, Tr.93]. Nghị quyết của Đại hội
Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI cũng đều nhấn mạnh việc xây dựng một đội
ngũ cán bộ công chức vừa có đạo đức, vừa có tài năng, thành thạo nghề nghiệp
và tận tụy phục vụ nhân dân.
Đội ngũ cán bộ, công chức, nhân viên trong đơn vị hành chính phường có
vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy chính quyền cơ
sở, trong hoạt động thi hành công vụ. Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính
quyền phường nói riêng và hệ thông chính trị nói chung, xét đến cùng được
quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ nhân sự
làm việc trong cơ quan nhà nước tại phường. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng
đội ngũ CBCC, nhân viên làm việc trong UBND phường vững vàng về chính trị,
văn hóa, có đạo đức lối sống trong sạch, có trí tuệ, kiến thức và trình độ năng
lực để thực thi chức năng, nhiệm vụ theo đúng pháp luật, bảo vệ lợi ích hợp
pháp của cá nhân, tổ chức và phục vụ nhân dân... là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị.
UBND phường Thụy Phương với số lượng cán bộ công chức, cán bộ không
chuyên trách tại UBND phường Thụy Phương với số lượng gần 25 người. Trong
đó, chất lượng đội ngũ nhân sự làm việc tại UBND phường Thụy Phương bao
SV: Nguyễn Đức Ngọc

1


Lớp: ĐH. QLNN13C


Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

gồm những cán bộ công chức, cán bộ làm việc không chuyên trách có những
thành tựu đáng kể trong quá trình giải quyết công việc hành chính nhà nước.
Song, trên thực tế chất lượng đội ngũ nhân sự UBND Phường vẫn còn tồn tại
nhiều bất cập về: trình độ, năng lực chuyên môn còn hạn chế, không đúng
chuyên ngành; ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong lề lối làm việc chưa theo đúng
quy chuẩn…Tuy nhiên, CBCC Phường là đội ngũ chính hàng ngày phải giải
quyết khối lượng lớn công việc liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống: chính
trị, văn hóa - xã hội, kinh tế, an ninh - quốc phòng của địa phương. Chính vì vậy,
nếu vì lý do nào đó mà sử dụng những cán bộ, công chức, nhân viên có chất
lượng kém: năng lực, trình độ chuyên môn yếu, tư tưởng chính trị, đạo đức lệch
lạc…sẽ dẫn tới những hậu quả trực tiếp, đáng tiếc, mà thiệt thòi nhất chính là
quyền lợi của nhân dân địa phương. Đảng ủy - HĐND - UBND phường Thụy
Phương đã và đang chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng đội
ngũ đội ngũ nhân sự của UBND Phường nhằm đáp ứng những yêu cầu, nhiệm
vụ mới trong giai đoạn cải cách hành chính diễn ra mạnh mẽ hiện nay. Nhận
thấy, Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm, chăm lo nhiều hơn đến mọi khía
cạnh, lĩnh vực đời sống, cả về vật chất lẫn tinh thần của nhân dân. Do đó, việc
tìm ra thực trạng và đưa ra giải pháp khắc phục, nâng cao chất lượng nhân sự
làm việc trong UBND là nội dung quan trọng, hữu hiệu để ngăn ngừa sự suy
thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống trong cán bộ, công chức, cán bộ
không chuyên trách hiện nay. Để có thể có những người CBCC, cán bộ không
chuyên trách biết lo cái lo của dân, hết mình vì đời sống nhân dân phường càng
cấp thiết hơn lúc nào hết. Vì vậy, Em chọn đề tài: “Thực trạng chất lượng đội

ngũ nhân sự hành chính nhà nước tại UBND phường Thụy Phương, quận Bắc
Từ Liêm, thành phố Hà Nội” làm đề tài cho báo cáo thực tập tốt nghiệp.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Báo cáo thực tập làm rõ thực trạng chất lượng đội ngũ nhân sự làm việc
trong UBND phường Thụy Phương và đưa ra giải pháp, đề xuất một số kiến
SV: Nguyễn Đức Ngọc

2

Lớp: ĐH. QLNN13C


Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

nghị nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự UBND phường Thụy Phương,
quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về đội ngũ nhân sự UBND phường
trong giai đoạn hiện nay.
+ Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ nhân sự UBND phường Thụy
Phương, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, từ đó chỉ ra những ưu điểm, hạn
chế và nguyên nhân của hạn chế đó.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự tại
UBND phường Thụy Phương.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng chất lượng đội ngũ nhân sự
UBND phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: tại UBND phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, thành
phố Hà Nội.
+ Thời gian: Từ năm 2014 – 2016 UBND xã Thụy Phương lên UBND
phường Thụy Phương cho đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu;
- Phương pháp phân tích tổng hợp;
- Phương pháp thống kê; so sánh;
- Phương pháp điều tra xã hội học;
- Thu thập số liệu bằng bảng hỏi.
5. Đóng góp của đề tài
Báo cáo thực tập phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ nhân sự tại
UBND phường Thụy Phương. Dựa trên những phân tích, đánh giá thực trạng
chất lượng đội ngũ CBCC, cán bộ không chuyên trách và đề xuất một số giải
pháp nâng cao chất đội ngũ nhân sự UBND Phường để khắc phục những khuyết
SV: Nguyễn Đức Ngọc

3

Lớp: ĐH. QLNN13C


Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

điểm, đồng thời nâng cao thêm những phẩm chất tốt đẹp mà người CBCC, cán
bộ không chuyên trách tại UBND phường Thụy Phương đã đạt được.
Báo cáo thực tập là tài liệu tham khảo, giúp tham mưu cho lãnh đạo UBND

phường Thụy Phương nhìn vào đó để thấy được những thực trạng đang diễn ra
với đội ngũ nhân sự UBND phường Thụy Phương. Để từ đó lãnh đạo Phường có
thể đưa ra những chính sách, chế độ phù hợp để nâng cao chất lượng đội ngũ
nhân sự tại UBND Phường Thụy Phương.
6. Kết cấu báo cáo thực tập
Chương 1: Khái quát chung về UBND phường Thụy Phương, quận Bắc Từ
Liêm, thành phố Hà Nội.
Chương 2: Thực trạng chất lượng đội ngũ nhân sự tại UBND phường Thụy
Phương, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự tại UBND phường
Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

SV: Nguyễn Đức Ngọc

4

Lớp: ĐH. QLNN13C


Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ UBND PHƯỜNG THỤY PHƯƠNG,
QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1. Khái quát chung về phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, thành
phố Hà Nội
1.1.1. Vị trí địa lý
Phường Thụy Phương nằm ở phía bắc quận Bắc Từ Liêm, phía bắc giáp với

sông Hồng, phía đông giáp Phường Đông Ngạc, Đức Thắng, phía tây giáp
Phường Liên Mạc, phía nam giáp phường Minh Khai và Cổ Nhuế 1.
Phường Thụy Phương có diện tích 2,87 km², dân số là 13753 người, mật độ
dân số đạt 4792 người/km². Xã Thụy Phương trước đây bao gồm 7 thôn là thôn
Cầu 7, thôn Đại Đồng, thôn Đông Sen, thôn Tân Nhuệ, thôn Tân Phong, thông
Đình, thôn Hồng Ngự.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Thụy Phương là một phường thuộc quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà
Nội, Việt Nam.
Phường Thụy Phương được thành lập ngày 27 tháng 12 năm 2013 trên cơ
sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm cũ.
Phường nằm dọc theo trục đường 69 (đoạn qua xã có tên là đường Thụy
Phương), ngoài ra còn có đường Đông Ngạc, đường Liên Mạc nằm dọc theo đê
sông Hồng, đường Hoàng Tăng Bí nối từ bê tông chèm qua sông Nhuệ, đường
Tân Nhuệ dọc sông Nhuệ và phố Kẻ Vẽ.
1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Thụy Phương ở phía tây bắc thủ đô Hà Nội, là một trong 13 phường của
quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Phía Bắc phường Thụy Phương giáp sông
Hồng và xã Hải Bối của huyện Đông Anh, có đường quốc lộ 23 từ Hà Nội men
theo đê sông Hồng lên tới phường Thượng Cát và huyện Đan Phượng.
Trải qua quá trình đấu tranh với thiên nhiên và giặc ngoại xâm để xây dựng
và bảo vệ làng xã, người dân nơi đây đã hun đúc nên nhiều truyền thống tốt đẹp.
SV: Nguyễn Đức Ngọc

5

Lớp: ĐH. QLNN13C


Báo cáo Thực tập


Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Truyền thống yêu nước, yêu quê hương sớm được hình thành. Truyền thống văn
hóa với những lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, điển hình là lễ hội
truyền thống Đình Chèm thể hiện tinh thần yêu nước, tình đoàn kết keo sơn của
quê hương. Từ xa xưa người dân nơi đây đã lấy sản xuất nông nghiệp là nguồn
sinh sống chủ yếu. Đặc điểm tự nhiên ở Thụy Phương là đồng ruộng cấy trồng
đất pha cát do phù sa của dòng sông Hồng từ xa xưa bồi đắp người dân Thụy
Phương cần cù chịu khó trong lao động sản xuất và xây dựng cuộc sống ấm no.
Ngoài nhân dân của Thụy Phương nói chung, phường còn có 2 họ Phê Rô và
KiTô với hơn 1000 giáo dân. Bà con giáo dân sống tốt đời đẹp đạo chung tay
hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước cùng bà con trong phường xây dựng
phong trào “Toàn Dân Đoàn Kết Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa”.
Ngày 31/12/2013 Thực hiện NQ 132 của Thủ Tướng Chính phủ, Quận Bắc
Từ Liêm được thành lập, Thụy Phương trở thành phường và chính thức đi vào
hoạt động từ ngày 01/04/2014 trên cơ sở giữ nguyên diện tích đất tự nhiên và
dân số. Hiện nay phường Thụy Phương có 3.784 hộ với 13.747 nhân khẩu sinh
sống tại 07 Tổ dân phố. Đảng bộ phường Thụy Phương được thành lập từ năm
1963, hiện nay Đảng bộ phường Thụy Phương có 12 chi bộ và 367 Đảng viên
đang sinh hoạt.
Với nguồn gốc lịch sử lâu đời, phường Thụy Phương hiện bảo lưu những di
sản kiến trúc nghệ thuật độc đáo có giá trị cao về lịch sử, khoa học và nghệ
thuật.
Tiêu biểu là Đình Chèm được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm
1990.Tọa lạc tại Tổ dân phố Đình, Đình Chèm gắn liền với sự tích Lý Ông Trọng
– “đấng trượng phu, văn võ song toàn”, Ngài đã tham gia vào cuộc kháng chiến
chống quân xâm lược thời Thục An Dương Vương và trở thành Thần thành hoàng
làng ngay trên quê hương mình. Công tích của đức Thánh đối với quê hương đất
nước vẫn còn lưu truyền từ đời này sang đời khác. Ngài là vị anh hùng, là niềm tự

hào và biểu tượng cao quý của mỗi người dân quê hương Thụy Phương.

SV: Nguyễn Đức Ngọc

6

Lớp: ĐH. QLNN13C


Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Chùa Chèm, tên gọi chữ Hán là chùa Hàm Long tọa lạc tại TDP Đại Đồng,
phường Thụy Phương là một di tích tôn giáo Phật và thờ Mẫu. Chùa được khởi
dựng vào khoảng đầu thời Lê. Chùa hiện còn lưu giữ bộ sưu tập di vật quý gồm
42 pho tượng Phật tròn được tạo bằng gỗ và thổ, phủ sơn son thiếp lộng lẫy có
niên đại từ thế kỷ XVII – thế kỷ XX. Với những giá trị về mặt kiến trúc, tôn
giáo, nghệ thuật của mình, chùa Chèm đã được nhà nước xếp hạng Di tích lịch
sử văn hóa cấp quốc gia ngày 29 tháng 01 năm 1993.
Nhà thờ Thiên Chúa giáo của Họ Đạo Phê Rô -Văn Phái ở TDP Hồng Ngự,
phường Thụy Phương được xây dựng vào khoảng những năm đầu thế kỷ XX
theo kiểu kiến trúc nhà thờ mở cửa đầu hồi, cấu trúc bên trong rộng rãi thoáng
đãng, có thể chứa hơn trăm người ngồi nghe giảng kinh làm lễ. Số lượng giáo
dân của giáo họ hơn 1000 người, nhà thờ Thiên chúa giáo KiTô được xây dựng
tại Tổ dân phố Hồng Ngự.
Dưới sự lãnh đạo của Quận uỷ, HĐND, UBND quận Bắc Từ Liêm, Đảng
bộ, Chính quyền và các tầng lớp nhân dân phường Thụy Phương đã chủ động
nắm bắt các nguồn lực tiềm năng của địa phương, vận dụng sáng tạo các chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước vào điều kiện thực tế của địa phương,

khơi dậy sức dân tập trung phát triển kinh tế, xây dựng hệ thống chính trị trong
sạch vững mạnh, giữ vững an ninh trật tự an toàn xã hội. Xây dựng thành công
“Nông thôn mới giai đoạn 2010-2013”.
Hệ thống đường giao thông được mở rộng, các trường học được đầu tư xây
dựng đạt chuẩn quốc gia về giáo dục, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia y tế cơ sở,
trạm bơm nước, hệ thống điện, đèn chiếu sáng được thực hiện theo quy hoạch
chuẩn đô thị. Nhà văn hóa phường, tổ dân phố đang được xây dựng và đầu tư
đồng bộ, các di tích lịch sử văn hoá được đầu tư tôn tạo. Đặc biệt, công tác Quản
lý Đô thị, trật tự và văn minh đô thị, vệ sinh môi trường đi vào nề nếp.
Trong công tác văn hoá - xã hội, phường đã triển khai thực hiện tốt các đề
án "Xây dựng TDP văn hoá", "Giải quyết lao động việc làm", Tổ chức tốt phong
trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, tỷ lệ hộ đạt gia đình văn
SV: Nguyễn Đức Ngọc

7

Lớp: ĐH. QLNN13C


Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

hoá hàng năm đều đạt trên 90%; Các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể
thao được tổ chức thường xuyên; số hộ nghèo đã giảm ; 100% trẻ đến độ tuổi
được đến trường. Thụy Phương là một trong nhiều phường trên địa bàn quận
làm tốt công tác khuyến học, công tác DSGĐ&TE.
Thực hiện tốt công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, công
tác hậu phương quân đội, khám tuyển nghĩa vụ quân sự.
Công tác xây dựng Đảng được chú trọng, nâng cao năng lực và sức chiến

đấu của đảng viên, tổ chức cơ sở đảng, đổi mới hình thức sinh hoạt chi bộ, xây
dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các
đoàn thể với nhân dân.
Tiếp tục giữ vững những thành tích đã đạt được, phường Thụy Phương
quyết tâm phấn đấu và xây dựng Đảng bộ, chính quyền phường đạt trong sạch,
vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, xây dựng chính
quyền thực sự là của dân do dân và vì dân, góp phần đẩy mạnh vào sự nghiệp
phát triển của quận Bắc Từ Liêm. [4, Tr.1]
1.2. Khái quát về UBND phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, thành
phố Hà Nội
1.2.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ
1.2.1.1. Vị trí, chức năng của UBND phường
- UBND phường Thụy Phương do HĐND phường Thụy Phương bầu là cơ
quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà
nước cấp trên.
- UBND phường Thụy Phương chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp,
luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng
nhân dân cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển
kinh tế - xã hội và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.

SV: Nguyễn Đức Ngọc

8

Lớp: ĐH. QLNN13C


Báo cáo Thực tập


Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- UBND phường Thụy Phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa
phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành
chính nhà nước từ Trung ương tới cơ sở.
1.1.2.2. Nhiệm vụ của UBND phường Thụy Phương
- Tổ chức thực hiện Nghị quyết của HĐND phường Thụy Phương liên quan
đến nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường.
- Xây dựng, trình HĐND phường Thụy Phương quyết định và ban hành
nghị quyết về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân
sách phường; điều chỉnh dự toán phường trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn
quyết toán ngân sách phường. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình,dự án
trên địa bàn phường theo qui định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp,
ủy quyền. [15, Tr.1-2]
1.2.2. Nguyên tắc làm việc của UBND phường Thụy Phương
- UBND phường Thụy Phương làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ,
tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; phát huy vai trò
tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân và tinh thần chủ động, sáng tạo của Chủ tịch,
Phó Chủ tịch, Ủy viên UBND phường Thụy Phương. Mỗi việc chỉ được giao
một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Mỗi thành viên UBND phường
Thụy Phương chịu trách nhiệm cá nhân về lĩnh vực được phân công.
- Chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của UBND Quận Bắc Từ Liêm, sự lãnh
đạo của Quận ủy, Đảng ủy phường Thụy Phương, sự giám sát của Hội đồng
nhân dân phường Thụy Phương; phối hợp chặt chẽ giữa UBND phường với Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị, tổ chức xã hội phường trong
quá trình triển khai thực hiện mọi nhiệm vụ.
- Giải quyết các công việc của công dân và tổ chức theo đúng pháp luật,
đúng thẩm quyền và phạm vi trách nhiệm; bảo đảm công khai, minh bạch, kịp


SV: Nguyễn Đức Ngọc

9

Lớp: ĐH. QLNN13C


Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

thời và hiệu quả; theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định và chương trình,
kế hoạch công tác của UBND phường Thụy phương.
- Cán bộ, công chức phường phải sâu sát cơ sở, lắng nghe mọi ý kiến đóng
góp của nhân dân, có ý thức học tập để nâng cao trình độ, từng bước đưa hoạt
động của UBND phường Thụy Phương ngày càng chính quy, hiện đại, vì mục
tiêu xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, nâng cao đời sống nhân dân, vì
nhân dân phục vụ. [15, Tr.1]
1.2.3. Tổ chức bộ máy, Đội ngũ nhân sự UBND phường Thụy Phương 1
- Lãnh đạo UBND gồm:
+ 1 Chủ tịch UBND phụ trách trực tiếp công tác nội chính, quy hoạch và
phát triển kinh tế - xã hội.
+ 1 Phó Chủ tịch phụ trách khối văn hóa – xã hội và các lĩnh vực xã hội
khác.
- Ủy viên UBND phường gồm:
+ 1 Ủy viên phụ trách quân sự
+ 1 Ủy viên phụ trách công an
Mỗi Ủy viên UBND phường Thụy Phương chịu trách nhiệm trước HĐND
và UBND cùng cấp về kết quả công việc về phần công tác được Chủ tịch HĐND

và UBND phân công; đồng thời chịu trách nhiệm tập thể trước HĐND cùng cấp
và cơ quan nhà nước cấp trên.
- UBND phường Thụy Phương bao gồm 5 bộ phận: Tài chính - kế toán,
Văn phòng - thống kê, Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường, Tư pháp hộ tịch, Văn hóa - xã hội. Trong đó có 7 người là công chức theo quy định của
pháp luật hiện hành và còn lại cán bộ không chuyên trách của UBND phường
Thụy Phương.
1.2.4. Tài chính của UBND phường Thụy Phương
Tài chính của UBND phường Thụy Phương được đảm bảo bởi ngân sách
nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do cấp trên phê duyệt ngân sách
chi tiêu của UBND Phường. Bên cạnh đó điều kiện tài chính của UBND cũng
SV: Nguyễn Đức Ngọc

10

Lớp: ĐH. QLNN13C


Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

được lấy từ nguồn thu khác của UB như: Lệ phí chứng thực,…
1.3. Khái quát về Văn phòng – Thống kê của UBND phường Thụy Phương
1.3.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ
1.3.1.1. Vị trí, chức năng
Văn phòng - Thống kê Uỷ ban nhân dân phường Thụy Phương là bộ phận
giúp việc của UBND Phường.
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân phường Thụy Phương tổ chức thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường trong các lĩnh vực: Văn
phòng, thống kê, tổ chức, nhân sự, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, tín ngưỡng, tôn

giáo, dân tộc và thanh niên trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
1.3.1.2. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng và theo dõi việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, lịch
làm việc định kỳ và đột xuất của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Thụy Phương;
- Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân phường Thụy
Phương tổ chức các kỳ họp; chuẩn bị các điều kiện phục vụ các kỳ họp và các
hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân phường Thụy Phương;
- Tổ chức lịch tiếp dân, tiếp khách của Ủy ban nhân dân phường Thụy
Phương; thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, cơ chế “một cửa” và “một cửa liên
thông” tại Ủy ban nhân dân phường; nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo và chuyển
đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xem xét, giải quyết theo
thẩm quyền; tổng hợp, theo dõi và báo cáo việc thực hiện quy chế làm việc của
Ủy ban nhân dân phường Thụy Phương và thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy
định của pháp luật;
- Chủ trì, phối hợp với đơn vị khác xây dựng và theo dõi việc thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổng hợp, thống kê, báo cáo tình hình phát triển
công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn
phường; dự thảo các văn bản theo yêu cầu của Hội đồng nhân dân, Thường trực

SV: Nguyễn Đức Ngọc

11

Lớp: ĐH. QLNN13C


Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội


Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Thụy
Phương.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành
và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Thụy Phương giao.[16, Tr.6-7]
1.3.2. Tổ chức bộ máy, Đội ngũ nhân sự Văn phòng – Thống kê UBND
phường Thụy Phương
Công chức

Nguyễn Thị Đức Hạnh
 

Cán bộ
Dịch vụDu lịchThương
mại: Bà
Nguyễn
Thị
Tuyết
Mai
 

Công
chức
Văn
phòng
Thống
kế

Nguyễn
Văn Hải

 

Cán bộ
văn
phòng
thống kê

Nguyễn
Thị Thu
Giang
 

1.3.3. Trang thiết bị và cơ sở vật chất
Trang thiết bị làm việc trong phòng làm việc của Văn phòng - Thống kê
UBND phường Thụy Phương bao gồm: Máy tính, máy in, máy phôto, máy
scan, quạt điện, bàn ghế làm việc, tủ đựng hồ sơ, quạt thông gió, đèn chiếu sáng,
kệ để nước, loa đài,…
1.3.4. Thuận lợi và khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ
Điều kiện làm việc của Văn phòng - Thống kê UBND phường Thụy
Phương là tương đối đầy đủ và hoàn thiện cho công việc của nhân sự làm việc
trong UB.
Bên cạnh đó một số trang thiết bị sử dụng trong công tác của Văn phòng Thống kê còn thiếu và cũ. Công suất hoạt động của trang thiết bị còn hạn chế và
chưa đảm bảo yêu cầu.

SV: Nguyễn Đức Ngọc

12

Lớp: ĐH. QLNN13C



Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÂN SỰ TẠI UBND
PHƯỜNG THỤY PHƯƠNG, QUẬN BẮC TỪ LIÊM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ nhân sự UBND
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm nhân sự, nhân sự hành chính nhà nước
- Nhân sự được hiểu là “bao gồm tất cả các tiềm năng của con người trong
một tổ chức hay xã hội (kể cả những thành viên trong ban lãnh đạo đơn vị, tổ
chức) tức là tất cả các thành viên trong đơn vị, tổ chức sử dụng kiến thức, khả
năng, hành vi ứng xử và giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển đơn vị
tổ chức”. [7, Tr.1]
Đối với cách hiểu nhân sự trong khái niệm trên thì chúng ta sẽ nhận ra
được nhân sự chính là những khả năng, tiềm năng của tất cả nhân viên hay lãnh
đạo, quản lý trong tổ chức đơn vị. Họ sẽ dùng nó để thực hiện những công việc
của tổ chức dựa trên hiện thực khác quan mà đơn vị, tổ chức cần giải quyết.
Một cách hiểu khác ta có thể hiểu nhân sự là bao gồm toàn bộ con người
trong tổ chức, bên cạnh đó thì những con người đó sử dụng những kiến thức, kỹ
năng… mà họ có để thành lập, duy trì hay phát triển tổ chức.
- Nhân sự hành chính nhà nước là bao gồm tất cả các cán bộ, công chức,
nhân viên làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước mà họ có những tiềm
năng nhất định để có thể làm việc trong cơ quan, đơn vị. Trong đó tất cả các
thành viên của đơn vị, tổ chức sử dụng những kiến thức, kỹ năng…của mình đã
có để duy trì và phát triển sự hoạt động của cơ quan.
Với cách hiểu như trên thì nhân sự hành chính nhà nước được hiểu một

cách đơn giản hơn đó chính là những cán bộ, công chức, nhân viên được quy
định trong pháp luật của nhà nước, họ là những người có những kỹ năng, kiến
thức dùng những kỹ năng, kiến thức đó để giải quyết những công việc liên quan
đến hành chính nhà nước.
SV: Nguyễn Đức Ngọc

13

Lớp: ĐH. QLNN13C


Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Theo cách hiểu này thì UBND phường sẽ bao gồm những CBCC, cán bộ
không chuyên trách, hợp đồng lao động làm việc giúp UBND.
2.1.1.2. Cán bộ, công chức
Ở Việt Nam, khái niệm công chức được hình thành và phát triển ngày càng
hoàn thiện luôn gắn liền với nền hành chính nhà nước. Chính vì thế mà khái
niệm công chức lần đầu tiên được nêu ra trong Sắc lệnh 76/SL ngày 20/5/1950
của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành Quy chế công chức
được quy định như sau: “Những công dân Việt Nam được chính quyền nhân dân
tuyển dụng, giao giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ, ở
trong hay ở ngoài nước, đều là công chức theo Quy chế này, trừ những trường
hợp riêng biệt do Chính phủ định". [17, Tr.2].
Cùng với sự phát triển của đất nước và nền hành chính nước nhà, khái niệm
công chức đã dần được quy định cụ thể hơn, chi tiết hơn. Tuy nhiên, các khái
niệm này vẫn chưa phân định rõ ràng ai là cán bộ, ai là công chức. Đến năm
2008, Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đã thông qua Luật Cán bộ,

công chức số 22/2008/QH12. Đây là bước tiến mới rõ rệt, mang tính cách mạng
về cải cách chế độ công vụ, cán bộ công chức, thể chế hoá quan điểm, đường
lối của Đảng về công tác cán bộ, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp
quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Gắn liền với sự nghiệp
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Cán bộ, công chức được quy định
trong Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 như sau:
- Tại Điều 4, Khoản 1 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, xác định: Cán bộ
là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ , chức
danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ
chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
(sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi
chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
- Tại Điều 4, Khoản 2 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, xác định: “Công
chức là công dân Việt nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ,
SV: Nguyễn Đức Ngọc

14

Lớp: ĐH. QLNN13C


Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

chức danh trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính
trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, thuộc đơn vị Quân
đội nhân dân mà không phải là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân
quốc phòng; trong cơ quan đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sỹ
quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự

nghiệp công lập của Đảng cộng sản Việt nam, Nhà nước, tổ chức Chính trị - xã
hội (sau đây gọi chung là đơn vị công lập) trong biên chế và hưởng lương từ
ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn
vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự
nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.
2.1.1.2. Chất lượng nhân sự hành chính
"Chất lượng" là một phạm trù phức tạp và có nhiều định nghĩa khác nhau.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng. Hiện nay có một số định nghĩa
về chất lượng đã được các chuyên gia chất lượng đưa ra như sau:
" Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu" (theo Juran - một Giáo sư người
Mỹ).
" Chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định" Theo
Giáo sư Crosby.
" Chất lượng là sự sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất"
Theo Giáo sư người Nhật – Ishikawa.[6, Tr.1]
Theo Tổ chức kiểm tra chất lượng Châu Âu: “Chất lượng là mức độ phù
hợp với yêu cầu của người tiêu dùng”.
Theo tiêu chuẩn Pháp: “Chất lượng là tiềm năng của một sản phẩm hay
dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu người sử dụng”.
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do nhà xuất bản Đà Nẵng
xuất bản năm 2000: “Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con
người, một sự vật, sự việc”.[18]
Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau nên có nhiều quan
điểm về chất lượng khác nhau. Tuy nhiên, có một định nghĩa về chất lượng được
SV: Nguyễn Đức Ngọc

15

Lớp: ĐH. QLNN13C



Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

thừa nhận ở phạm vi quốc tế, đó là định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc
tế. Theo điều 3.1.1 của tiêu chuẩn ISO 9000:2005 định nghĩa chất lượng là:
"Mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp có đặc tính vốn có"
Tuy nhiên, chất lượng nhân sự làm việc tại cơ quan nhà nước là UBND không
hoàn toàn giống với chất lượng của các loại hàng hóa, dịch vụ , bởi con người là
một thực thể phức tạp. Hơn nữa , mỗi cá nhân CBCC, cán bộ không chuyên
trách trong UBND không thể tồn tại biệt lập mà phải được đặt trong mối quan hệ
với cả tập thể. Do vậy, chất lượng đội ngũ nhân sự tại UBND phường là: “tập
hợp tất cả những đặc điểm, thuộc tính của từng cán bộ, công chức phường phù
hợp với cơ cấu, đáp ứng được yêu cầu theo nhiệm vụ và chức năng của cơ quan,
đơn vị, đồng thời là tổng hợp những mối quan hệ giữa các cá nhân cán bộ, công
chức phường với nhau; sự phối kết hợp hoạt động trong thực thi nhiệm vụ chung
nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu chung một thời điểm nhất định của địa
phương”.
Nói đến chất lượng từng cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách
UBND phường được biểu hiện cụ thể thông qua tình trạng sức khỏe để làm việc;
tiếp đến là chất lượng lao động, khả năng triển khai, hoàn thành nhiệm vụ được
giao; thái độ, tinh thần phục vụ nhân dân trong thực thi công việc; trình độ, năng
lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức, chính trị; khả năng thích ứng với điều kiện
cải cách hành chính đang diễn ra ngày càng sâu rộng như hiện nay không chỉ ở
Việt Nam mà còn hội nhập quốc tế...Ngoài ra, chất lượng đội ngũ cán bộ công
chức phường còn được thể hiện ở mối quan hệ giữa cán bộ, công chức với nhau:
sự phối kết hợp trong công tác, triển khai nhằm hoàn thành nhiệm vụ; giúp đỡ,
ủng hộ nhau trong cả quá trình lao động.
2.1.2. Khái niệm, vai trò của đội ngũ nhân sự UBND phường

2.1.2.1. Khái niệm cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách phường
- Tại Điều 4, Khoản 3 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, xác định:

SV: Nguyễn Đức Ngọc

16

Lớp: ĐH. QLNN13C


Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

+ Cán bộ phường là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo
nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó
Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội;
+ Công chức phường là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức
danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Để hướng dẫn thi hành Luật cán bộ công chức, Chính phủ và các bộ ngành
đã ban hành nhiều văn bản pháp luật mới như Nghị định số 06/2010/NĐ- CP
ngày 25 tháng 01 năm 2010 để quy định rõ ràng hơn về công chức là "Công dân
Việt nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên
chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của
đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.
- Nghị định số 92/2009 và Nghị định số 29/2013 ngày 8/4/2013 của Chính
phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009 ngày 22/10/2009
của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán
bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên

trách ở phường được quy định như sau:
+ Những người hoạt động không chuyên trách ở phường được hưởng chế
độ phụ cấp. Mức phụ cấp cụ thể của từng chức danh do Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh quy định với mức không vượt quá hệ số 1,0 mức lương tối thiểu chung.
+ Ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương theo mức bình quân bằng
2/3 so với mức lương tối thiểu chung cho mỗi người hoạt động không chuyên
trách.
+ Những người hoạt động không chuyên trách ở phường được đào tạo, bồi
dưỡng kiến thức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ hiện đang đảm nhiệm; khi được
cử đi đào tạo, bồi dưỡng, được hưởng chế độ như quy định.
+ Những người hoạt động không chuyên trách ở phường không thuộc đối
tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

SV: Nguyễn Đức Ngọc

17

Lớp: ĐH. QLNN13C


Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

2.1.2.2. Vai trò của cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách phường
- Quyết định hiệu quả hoạt động của quản lý hành chính nhà nước.
- Đóng vai trò quan trong trong quá trình hoạt động của bộ máy nhà nước
và trong công tác cải cách hành chính của nhà nước ta hiện nay.
- Là nguồn nhân tố quan trọng giúp gia tăng khả năng thích ứng của nền
hành chính nhà nước trước những biến động do môi trường mang lại.

- Đóng vai trò quan trọng trong hội nhập quốc tế.
2.1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ nhân sự UBND phường
Đánh giá nhân sự UBND là một biện pháp quan trọng để xem xét quá trình
làm việc, cống hiến của CBCC, cán bộ không chuyên trách UBND và xác định
kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của UBND phường. Tuy nhiên, việc đánh
giá nhân sự UBND phường hàng năm hiện nay còn chung chung, mang tính
hình thức, chưa thực sự là căn cứ để khen thưởng, thăng tiến hoặc để cử đi đào
tạo, bồi dưỡng, chưa tạo cơ sở tin cậy cho việc sử dụng và phát triển nhân lực
trong các cơ quan quản lý nhà nước. Bởi vậy, để việc đánh giá nhân sự UBND
phường thực hiện có hiệu quả cần dựa trên những tiêu chí cụ thể phản ánh chất
lượng nhân sự hành chính. Dưới đây là những tiêu chí chủ yếu:
2.1.3.1. Tiêu chí đánh giá số lượng, chất lượng và cơ cấu, trình độ chuyên
môn nghiệp vụ
Số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ nhân sự UBND phường là nói về
UBND phường có bao nhiêu người, trong đó có bao nhiêu nam, bao nhiêu nữ,
được phân chia ra sao.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là điều kiện tiên quyết trong thực hiện các
nhiệm vụ và tạo ra sản phẩm công việc. Trình độ là mức độ về sự hiểu biết, về
kỹ năng được xác định hoặc đánh giá theo tiêu chuẩn nhất định nào đó thể hiện
ở văn bằng chứng chỉ mà mỗi cá nhân làm việc trong UBND phường nhận được
thông qua quá trình học tập. Tiêu chuẩn về trình độ thường được sử dụng để xếp
nhân sự UBND phường vào hệ thống ngạch, bậc. Tiêu chuẩn về trình độ có sự
khác nhau với từng ngành, từng ngạch CBCC, cán bộ không chuyên trách
SV: Nguyễn Đức Ngọc

18

Lớp: ĐH. QLNN13C



Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

UBND phường khác nhau. Tiêu chí đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ của
nhân sự UBND gồm hai loại:
- Tiêu chí về trình độ văn hoá: trình độ văn hoá của CBCC, cán bộ không
chuyên trách UBND phường là mức độ tri thức của CBCC, cán bộ không
chuyên trách UBND phường đạt được thông qua hệ thống giáo dục. Hiện nay
trình độ văn hoá ở nước ta được chia thành các cấp độ từ thấp đến cao (tiểu học,
trung học cơ sở, phổ thông trung học).
- Tiêu chí về trình độ đào tạo nghề nghiệp: trình độ đào tạo nghề nghiệp
của CBCC, cán bộ không chuyên trách UBND phường là trình độ chuyên môn
của CBCC, cán bộ không chuyên trách đã được đào tạo qua các trường lớp với
văn bằng chuyên môn phù hợp với công việc được giao. Trình độ đào tạo nghề
nghiệp ứng với hệ thống văn bằng hiện nay được chia thành các trình độ sơ cấp,
trung cấp, cao đẳng, đại học, trên đại học.
2.1.3.2. Tiêu chí đánh giá kỹ năng nghề nghiệp
Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một
lĩnh vực nào đó vào thực tế. Kỹ năng nghề nghiệp bao giờ cũng gắn với một
hoạt động cụ thể ở một lĩnh vực cụ thể như kỹ năng ra quyết định, kỹ năng phối
hợp, kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng soạn thảo văn bản... Đây là sản phẩm của
quá trình tư duy kết hợp với việc tích luỹ kinh nghiệm thông qua đào tạo, bồi
dưỡng, rèn luyện, công tác.
Kỹ năng nghề nghiệp là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng nhân sự
UBND khi thực thi nhiệm vụ. nhân sự UBND phường cần có những kỹ năng
nhất định để thực thi nhiệm vụ. Tuy nhiên, có những kỹ năng cần thiết cho mọi
cá nhân làm việc trong UBND và có những kỹ năng không thể thiếu đối với một
nhóm CBCC, cán bộ không chuyên trách UBND phường nhất định phụ thuộc
vào tính chất công việc mà họ đảm nhận. Việc phân chia kỹ năng nghề nghiệp

thành các nhóm là cơ sở để xác định nội dung bồi dưỡng kỹ năng cho các nhóm
cá nhân UBND phường khác nhau. Căn cứ vào kết quả mà các kỹ năng hướng

SV: Nguyễn Đức Ngọc

19

Lớp: ĐH. QLNN13C


×