Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Công tác văn thư đối với hoạt động của UBND phường Ngã Tư Sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.17 KB, 30 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại học Nội vụ Hà Nội, đặc
biệt là các thầy cô tại khoa Văn thư- Lưu trữ đã trang bị kiến thưc cũng như tạo
điều kiện cho tôi được đến kiên tập tại các cơ quan, đơn vị ngoài nhà trường,
một hoạt động hết sức thiết thực và ý nghĩa trong việc đinh hướng công việc sau
này đối với một sinh viên năm học cuối như tôi. Đặc biệt là giảng viên Ngô Thị
Kiều Oanh đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này.Tôi cũng
xin dành lời cảm ơn sâu sắc đến các cán bộ tại UBND phường Ngã Tư Sở đã tận
tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo những điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành tốt
bài báo cáo này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
số liệu sử dụng phân tích trong tiểu luận có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo
đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong tiểu luận do tôi tự tìm hiểu, phân tích
một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2017

Sinh viên thực hiện


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN

A. PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................1
1.



Lý do chọn đề tài:.....................................................................................1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:...................................................................1
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu:........................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu:..................................................................................1
5. Bố cục của đề tài:..............................................................................................2
B. PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................3
Chương 1: Giới thiệu vài nét về Ủy ban nhân dân phường Ngã tư sở:..........3
1.1. Lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của
phường Ngã tư sở:.................................................................................................3
1.1.1.Vài nét về quận Đống Đa và Ủy ban nhân dân phường Ngã tư sở ............3
1.1.2. Vị trí, chức năng của Uỷ ban nhân dân Phường..........................................4
1.1.3. Cơ cấu tổ chức, hoạt động của Uỷ ban nhân dân phường:..........................6
1.1.3.1. Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân phường:.........................................6
1.1.3.2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường:..........................................................6
1.1.3.3. Phó Chủ tịch xã và Thành viên Uỷ ban nhân dân phường:......................7
1.1.3.4. Hoạt động của Uỷ ban nhân dân:.............................................................8
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC VĂN THƯTẠI UBND
PHƯỜNG NGÃ TƯ SỞ:.....................................................................................9
2.1. Hoạt động quản lý:.........................................................................................9
2.2. Hoạt động nghiệp vụ:...................................................................................10
2.2.1. Công tác soạn thảo và ban hành văn bản:.................................................10
2.2.2. Quản lý văn bản đi:....................................................................................11
2.2.3. Quản lý và giải quyết văn bản đến:...........................................................14
2.2.4. Lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu:.........................................................16
2.2.5. Quản lý và sử dụng con dấu:.....................................................................17


CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT NÂNG CAO CÔNG TÁC VĂNTHƯ TẠI UBND

PHƯỜNG NGÃ TƯ SỞ....................................................................................19
3.1. Nhận xét, đánh giá:.......................................................................................19
3.1.1. Ưu điểm:....................................................................................................19
3.1.2. Hạn chế:.....................................................................................................19
3.2. Một số đề xuất nâng cao chất lượng công tác văn thư tại UBND phường
Ngã tư sở:............................................................................................................20
C. PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................21
PHỤ LỤC


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Công tác văn thư là một bộ phận gắn liền với hoạt động chỉ đạo, điều hành
công việc của cơ quan tổ chứ. Công tác văn thư nhằm mục đích đảm bảo thông tin
chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, quản lý điều hành Nhà nước.
Trong thực tế, công tác văn thư tại nhiều cơ qyan, tổ chức vẫn chưa được
sư quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, trong thời gian khảo sát thực tế tại UBND
phường Ngã Tư Sở tôi thấy rằng công tác văn thư tại đây được tực hiện khá tốt
và theo đúng các quy định của Nhà nước về công tác văn thư.
Làm tốt công tác văn thư sé đảm bảo cung cấp thông tin, giải quyết nhanh
chóng, chính xác, đảm bảo bí mật cho UBND phường Ngã Tư Sở.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích đề ra khi đi khảo sát thực tế tại UBND phường Ngã Tư Sở:
- Phân tích được thực trạng công tác văn thư tại UBND phường Ngã Tư
Sở và vai trò của từng thao tác nghiệp vụ.
- Từ đó rút ra đươc những ưu điểm, hạn chế còn tồn tại của công tác văn
thư tại đây,
- Đề xuất những giải pháp giúp cho công tác văn thư tại UBND phường
Ngã Tư Sở ngày càng tốt hơn.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu:

Từ lý thuyết đã được trang bị từ các thầy cô và nhà trường, trong quá trình
đi thực tiễn phải nắm được những nội dung như sau:
- Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của UBND phường Ngã Tư Sở,
- Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của UBND phường Ngã Tư Sở
- Vai trò của công tác văn thư đối với hoạt động của UBND phường Ngã Tư Sở
- Nhận xét và đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả
công tác văn thư tại cơ quan.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu và thực hiện tốt được đề tài này, tôi đã thực hiện những
phương pháp nghiên cứu sau:
1


-Phương pháp điều tra quan sát,
- Phương pháp phân tích, tổng hợp,
- Phương pháp thống kê,
- Phương pháp tổng hợp,
- Phương pháp phân tích và đối chiếu.
5. Bố cục của đề tài:
Chương 1: Giới thiệu khái quát về UBND phường Ngã Tư Sở
Chương 2: Vai trò của công tác văn thư tại UBND phường Ngã Tư Sở
Chương 3: Đề xuất nâng cao năng suất, chất lượng công tác văn thư tại
UBND phường Ngã Tư Sở

2


B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Giới thiệu vài nét về Ủy ban nhân dân phường Ngã tư sở:
1.1. Lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ

chức của phường Ngã tư sở:
1.1.1. Vài nét về quận Đống Đa và Ủy ban nhân dân phường Ngã tư sở:
* Đặc điểm địa hình:
Địa hình quận Đống Đa tương đối bằng phẳng. Có một số hồ lớn như Ba
Mẫu, Kim Liên, Xã Đàn, Đống Đa, Văn Chương. Trước có nhiều ao, đầm nhưng
cùng với quá trình đô thị hóa đã bị lấp. Quận có hai sông nhỏ chảy qua là sông
Tô Lịch và sông Lừ. Phía đông có một vài gò nhỏ, trong đó có gò Đống Đa.
*Diện tích và dân số:
Quận Đống Đa rộng 9.96 km², có dân số thường trú là 410 nghìn người
(năm 2013) nhiều nhất trong các quận, huyện của Hà Nội.
*Lịch sử:
Quận nằm trên nền đất xưa vốn thuộc các tổng Hữu Nghiêm (sau đổi là
Yên Hòa), Tiền Nghiêm (sau đổi là Vĩnh Xương),Tả Nghiêm (sau đổi là Kim
Liên) huyện Thọ Xương và tổng Yên Thành, huyện Vĩnh Thuận.
Từ những năm 1954-1981 là khu phố Đống Đa.
Đến tháng 6 năm 1981 mới chính thức gọi là quận Đống Đa, gồm 24
phường: Cát Linh, Hàng Bột, Khâm Thiên, Khương Thượng, Kim Liên, Láng
Hạ, Láng Thượng, Nam Đồng, Nguyễn Trãi, Ô Chợ Dừa, Phương Liên, Phương
Liệt, Phương Mai, Quang Trung, Quốc Tử Giám, Thanh Xuân, Thịnh Quang,
Thổ Quan, Thượng Đình, Trung Liệt, Trung Phụng, Trung Tự, Văn Chương,
Văn Miếu.
Ngày 13 tháng 10 năm 1982, thành lập thêm 2 phường Kim Giang (tách
ra từ xã Đại Kim thuộc huyện Thanh Trì) và Thanh Xuân Bắc (trên cơ sở điều
chỉnh một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã Nhân
3


Chính và Trung Văn thuộc huyệnTừ Liêm; điều chỉnh một phần diện tích tự
nhiên và nhân khẩu của xã Tân Triều thuộc huyện Thanh Trì).
Đầu năm 1996, quận Đống Đa có 26 phường: Cát Linh, Hàng Bột, Khâm

Thiên, Khương Thượng, Kim Giang, Kim Liên, Láng Hạ, Láng Thượng, Nam
Đồng, Nguyễn Trãi, Ô Chợ Dừa, Phương Liên, Phương Liệt, Phương Mai,
Quang Trung, Quốc Tử Giám, Thanh Xuân, Thanh Xuân Bắc, Thịnh Quang,
Thổ Quan, Thượng Đình, Trung Liệt, Trung Phụng, Trung Tự, Văn Chương,
Văn Miếu.
Ngày 22 tháng 11 năm 1996, 5 phường: Thanh Xuân Bắc, Thanh
Xuân, Thượng Đình, Kim Giang, Phương Liệt chuyển sang trực thuộc quận
Thanh Xuân, đổi tên phường Nguyễn Trãi thành phường Ngã Tư Sở. Từ đó,
quận Đống Đa còn lại 21 phường: Cát Linh, Hàng Bột, Khâm Thiên, Khương
Thượng, Kim Liên, Láng Hạ, Láng Thượng, Nam Đồng, Ngã Tư Sở, Ô Chợ
Dừa, Phương Liên, Phương Mai, Quang Trung, Quốc Tử Giám, Thịnh Quang,
Thổ Quan, Trung Liệt, Trung Phụng, Trung Tự, Văn Chương, Văn Miếu.
1.1.2. Vị trí, chức năng của Uỷ ban nhân dân Phường
- Uỷ ban nhân dân Phường do Hội đồng nhân dân Phường bầu là cơ quan
chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu
trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.
- Uỷ ban nhân dân Phường chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật,
các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân
dân cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế xã hội và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.
- Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương,
góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà
nước từ Trung ương tới cơ sở.
* Nguyên tắc hoạt động của ủy ban nhân dân phường:

4


Uỷ ban nhân dân Phường được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập
trung dân chủ.
Uỷ ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến

pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; phát huy quyền làm
chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa và chống
các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, vô trách
nhiệm và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy
chính quyền địa phương.
Trong hoạt động của mình, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng
nhân dân, Uỷ ban nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân phối hợp chặt chẽ với
Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác chăm lo và bảo vệ lợi ích của nhân dân,
vận động nhân dân tham gia vào việc quản lý nhà nước và thực hiện các nghĩa
vụ đối với Nhà nước.
Khi quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hội
đồng nhân dân ra nghị quyết và giám sát việc thực hiện các nghị quyết đó;
những nghị quyết về các vấn đề mà pháp luật quy định thuộc quyền phê chuẩn
của cấp trên thì trước khi thi hành phải được cấp trên phê chuẩn.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, Uỷ ban nhân
dân ra quyết định, chỉ thị và tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thi hành các văn
bản

đó.
* Nhiệm kỳ mỗi khoá của Hội đồng nhân dân, nhiệm kỳ của Thường

trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Phường
- Nhiệm kỳ mỗi khoá của Hội đồng nhân dân Phường là năm năm, kể từ
kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khoá đó đến kỳ họp thứ nhất của Hội
đồng nhân dân khoá sau.
- Nhiệm kỳ của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân theo
nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm
5



kỳ, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tiếp tục làm việc cho đến
khi Hội đồng nhân dân khoá mới bầu ra Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ
ban nhân dân khoá mới.
- Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ở mỗi đơn vị
hành chính không giữ chức vụ đó quá hai nhiệm kỳ liên tục.
* Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Uỷ ban nhân dân:
- Hội đồng nhân dân chịu sự giám sát và hướng dẫn hoạt động của Uỷ ban
thường vụ Quốc hội, chịu sự hướng dẫn và kiểm tra của Chính phủ trong việc
thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trêntheo quy định của Uỷ ban
thường vụ Quốc hội.
- Uỷ ban nhân dân cấp dưới chịu sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp
trên. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu sự chỉ đạo của Chính phủ. Theo đó, Uỷ ban
nhân dân Phường Ngã Tư Sở chịu sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà
Nội.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức, hoạt động của Uỷ ban nhân dân phường:
1.1.3.1. Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân phường:
Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra gồm có Chủ tịch,
Phó Chủ tịch và Uỷ viên. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân là đại biểu Hội đồng nhân
dân. Các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân không nhất thiết phải là đại biểu
Hội đồng nhân dân.
Kết quả bầu các thành viên của Uỷ ban nhân dân Phường phải được Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Nha Trang phê chuẩn.
Trong nhiệm kỳ, nếu khuyết Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thì Chủ tịch Hội
đồng nhân dân cùng cấp giới thiệu người ứng cử Chủ tịch Uỷ ban nhân dân để
Hội đồng nhân dân bầu. Người được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
trong nhiệm kỳ không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân.
1.1.3.2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường:
6



Chủ tịch Uỷ ban nhân dân là người lãnh đạo và điều hành công việc của
Uỷ ban nhân dân, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của mình và cùng với tập thể Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm về hoạt
động của Uỷ ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân Phường và trước cơ quan
nhà nước cấp trên.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Lãnh đạo công tác của Uỷ ban nhân dân, các thành viên của Uỷ ban
nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân:
+ Áp dụng các biện pháp nhằm cải tiến lề lối làm việc; quản lý và điều
hành bộ máy hành chính hoạt động có hiệu quả; ngăn ngừa và đấu tranh chống
các biểu hiện quan liêu, vô trách nhiệm, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng
phí và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy chính
quyền địa phương;
+ Tổ chức việc tiếp dân, xét và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của
nhân dân theo quy định của pháp luật.
- Triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Uỷ ban nhân dân;
- Chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất,
khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, cháy, nổ, dịch bệnh, an ninh, trật tự và
báo cáo Uỷ ban nhân dân trong phiên họp gần nhất;
- Ra quyết định, chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
1.1.3.3. Phó Chủ tịch xã và Thành viên Uỷ ban nhân dân phường:
Uỷ ban nhân dân phường có 5 thành viên gồm có 1 Chủ tịch, 2 Phó Chủ
tịch, 2 ủy viên. Thành viên Uỷ ban nhân dân được phân công phụ trách các lĩnh
vực công việc như sau:
- Chủ tịch phụ trách chung, khối nội chính, quản lý công tác quy hoạch đô thị.
- Các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân:

7



+ Một Phó Chủ tịch phụ trách khối kinh tế - tài chính, xây dựng cơ sở hạ
tầng, khoa học - công nghệ, nhà đất và tài nguyên - môi trường.
+ Một Phó Chủ tịch phụ trách khối văn hóa - xã hội và các lĩnh vực xã hội khác.
- Các ủy viên ủy ban ủy ban nhân dân;
+ Một ủy viên phụ trách công an;
+ Một ủy viên phụ trách quân sự
1.1.3.4. Hoạt động của Uỷ ban nhân dân:
- Uỷ ban nhân dân mỗi tháng họp ít nhất một lần.Các quyết định của Uỷ
ban nhân dân phải được quá nửa tổng số thành viên Uỷ ban nhân dân biểu quyết
tán thành.
- Uỷ ban nhân dân thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề sau đây:
+ Chương trình làm việc của Uỷ ban nhân dân;
+ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách, quyết toán ngân
sách hàng năm và quỹ dự trữ của địa phương trình Hội đồng nhân dân quyết định;
+ Kế hoạch đầu tư, xây dựng các công trình trọng điểm ở địa phương
trình Hội đồng nhân dân quyết định;
+ Kế hoạch huy động nhân lực, tài chính để giải quyết các vấn đề cấp
bách của địa phương trình Hội đồng nhân dân quyết định;
+ Các biện pháp thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân về kinh tế - xã
hội; thông qua báo cáo của Uỷ ban nhân dân trước khi trình Hội đồng nhân dân;
+ Đề án thành lập mới, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc
Uỷ ban nhân dân và việc thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành
chính ở địa phương.

8


CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC VĂN THƯTẠI UBND
PHƯỜNG NGÃ TƯ SỞ:

Công tác văn thư được xác định là một mặt hoạt động của bộ máy quản
lý nói chung và là nội dung quan trọng trong hoạt động của văn phòng. Trong
văn phòng, công tác văn thư không thể thiếu được, chiếm một phần lớn trong
hoạt động và là một mắt xích quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động
quản lý của UBND phường Ngã Tư Sở.
Công tác văn thư đảm bảo thông tin cho hoạt động lãnh đạo và quản lý,
nó ghi lại tất cả các hoạt động diễn ra của cơ quan.
2.1. Hoạt động quản lý:
Công tác văn thư được đặt dưới sự quản lý của văn phòng với mục đích
nâng cao hiệu quả của công tác văn thư- lưu trữ trong quá trình giải quyết công
việc, đáp ứng nhu cầu thực tế của UBND phương Ngã tư sở là cơ quan quản lý
nhà nước ở địa phương, công tác văn thư đang rất được quan tâm, chỉ đạo, giám
sát, đôn đốc của lãnh đạo. Cán bộ văn thư đã làm tốt công tác này. UBND cũng
luôn quan tâm cụ thể đến công việc đưa cán bộ văn thư đi tập huấn chuyên môn,
để nhằm nâng cao chất lượng cán bộ vào cuối mỗi năm hoạt động, UBND
thường tổ chức Hội nghị tổng kết về công tác văn thư- lưu trữ trên địa bàn
phường, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm tới, tạo điều kiện cho công tác văn
thư ngày một đi vào hoạt động có nề nếp và hiệu quả, phục phụ đắc lực cho hoạt
động của cơ quan.
Vì vậy, để thực hiện tốt công tác văn thư UBNDNgã tư sở đã ban hành Quy
chế về công tác văn thư- lưu trữ trong cơ quan.Nội dung của quy chế đã điều
chỉnh một cách tương đối đầy đủ, t oàn diện và cụ thể về công tác văn thư như:
Quy định soạn thảo, ban hành văn bản hành chính về hình thức văn bản hành
chính; thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản; duyệt bản thảo, sữa chữa, bổ sung
bản thảo đã duyệt; đánh máy, nhân bản; kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành;
ký văn bản; bản sao văn bản gồm: bản sao y bản chính, bản trích sao và bản sao
lục; Quy định về quản lý văn bản đến, quản lý văn bản đi; lập hồ sơ và quản lý hồ
9



sơ tài liệu lưu trữ cơ quan; quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan. UBND
phường Ngã tư sở thực hiện tổ chức công tác văn thư theo hình thức tập trung. Tất
cả các văn bản đi, đến của cơ quan phải được quản lý tập trung tại văn thư để làm
thủ tục tiếp nhận, đăng ký, trừ những loại được đăng ký riêng theo quy định của
pháp luật. Những văn bản đến không được đăng ký tại văn thư, các phòng, cá
nhân không có trách nhiệm giải quyết.
UBND phường Ngã tư sở thực hiện tổ chức công tác văn thư- lưu trữ theo
Thông tư số01/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ về hướng
dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính để thực hiện việc soạn
thảo và ban hành văn bản theo thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành
chính. Áp dụng Nghị định số58/2001/NĐ-CP ngày 24, tháng 8, năm 2001 của
Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu và Nghị định số31/2009/NĐ-CP ngày
01, tháng 4, năm 2009 nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số58/2001/NĐ-CP ngày 24, tháng 8, năm 2001 của Chính phủ về quản lý và sử
dụng con dấu.
- Hiện nay, cán bộ phụ trách công tác văn thư- lưu trữ tại UBND phường
Ngã tư sở là 01 cán bộ làm việc dưới sự điều hành của lãnh đạo và tuân thủ theo
đúng chức năng, nhiệm vụ của phòng.
2.2. Hoạt động nghiệp vụ:
2.2.1. Công tác soạn thảo và ban hành văn bản:
- Các loại văn bản do UBND phường Ngã tư sở ban hành như: Quyết
định, chỉ thị, thông báo, báo cáo, tờ trình, nghị quyết, công văn,…
- Soạn thảo văn bản đó là một công việc thường làm ở bất kỳ cơ quan tổ
chức nào.Như chúng ta đã biết, việc soạn thảo văn bản phải theo quy định chung
cho nên công việc này đòi hỏi phải có độ chính xác cao thì văn bản đó mới có
hiệu lực, hơn thế nữa nó mang tính giao dịch cụ thể hóa các văn bản pháp quy
và thực hiện những kế hoạch công tác theo chức năng, nhiệm vụ của UBND.

10



- Để đảm bảo mọi văn bản của văn phòng Ủy ban nhân dân phường đã thực
hiện nghiêm túc, có tính khả thi và đúng quy định đề ra, có tính hiệu quả cao . Trên
thực tế khảo sát, phường đã thực hiện đúng quy định tại Khoản 2, Điều 6, Nghị
định số110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư:
“2. Việc soạn thảo văn bản khác được quy định như sau:
a) Căn cứ tính chất, nội dung của văn bản cần soạn thảo, người đứng đầu
cơ quan, tổ chức giao cho đơn vị hoặc cá nhân soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo.
b) Đơn vị hoặc cá nhân có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
+ Xác định hình thức, nội dung và độ mật, độ khẩn của văn bản cần soạn thảo;
+Thu thập, xử lý thông tin có liên quan;
+ Soạn thảo văn bản;
+ Trong trường hợp cần thiết, đề xuất với người đứng đầu cơ quan, tổ
chức việc tham khảo ý kiến của các cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị, cá nhân có
liên quan; nghiên cứu tiếp thu ý kiến để hoàn chỉnh bản thảo;
+ Trình duyệt bản thảo văn bản kèm theo tài liệu có liên quan.”
-Thẩm quyền ban hành các loại văn bản của UBND phường Ngã tư sở do
Chủ tịch UBND và các phó Chủ tịch ban hành.
- Các yếu tố thể thức văn bản do UBND phường Ngã tư sở ban hành được
thực hiện khá tốt theo Thông tư số01/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của
Bộ Nội vụ về hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.:
2.2.2. Quản lý văn bản đi:
Văn bản đi là văn bản do cơ quan gửi đi các cơ quan khác. Tại UBND
phường Ngã tư sở có các loại văn bản gửi như: quyết định, chỉ thị, công văn,…
Trong hoạt động hang năm của UBND phường, văn bản hình thành chưa
phải là nhiều nhưng công tác quản lý văn bản đi được tổ chức khá tốt, đúng quy
định của Nhà nước.
11



* Kiểm tra thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản:
Văn bản đi là các văn bản, giấy tờ do cơ quan soạn thảo gửi tới cơ quan,
cá nhân cần gửi.
- Trình tự quản lý văn bản đicủa văn thư văn phòng UBND phường cơ
bản đã tuân thủ theo các quy định của Nhà nước và quy chế của UBND phường
và sự hướng dẫn cụ thể chi tiết về nghiệp vụ quản lý văn bản đi tại Thông tư
số07/2012/TT-BNV ngày 22/11/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn quản lý văn
bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan.
- Trách nhiệm kiểm tra thể thức và kỹ thuật trình bày các văn bản của Thư
viện tỉnh do cán bộ văn thư kiểm tra.
Các văn bản do lãnh đạo các phòng chủ trì soạn thảo phải kiểm tra, chịu
trách nhiệm về nội dung văn bản, ký nháy vào cuối nội dung khi kết thúc văn
bản sau dấu chấm.
Các văn bản do Chủ tịch UBND trực tiếp soạn thảo phải tự kiểm tra, chịu
trách nhiệm về nội dung văn bản.
- Trách nhiệm ghi số, ngày tháng lên văn bản của cơ quan do cán bộ văn
thư thực hiện.
+ Số của văn bản ghi theo hệ thống số chung của cơ quan, do cán bộ văn
thư thống nhất quản lý.
+ Ngày tháng văn bản được cán bộ văn thư thực hiện theo ngày tháng vào
hệ thống số chung của cơ quan.
* Đăng ký văn bản:
UBND phường Ngã tư sở sử dụng hình thức đăng ký văn bản bằng sổ,
các văn bản ban hành mỗi năm khá ít nên việc áp dụng hình thức đăng ký bằng sổ
là hợp lý. Theo số liệu năm 2016 UBND phường ban hành 319 văn bản, do số
lượng ban hành hàng năm khá ít nên tất cả các văn bản được đăng ký chung vào

12



một sổ, không phân chia ra thành nhiều loại sổ. Vì vậy. thuận tiện cho việc tra tìm
văn bản để giải quyết các công việc.
*Nhân bản, đóng dấu cơ quan:
Nhân bản văn bản theo đúng số lượng mà cơ quan cần gửi, cán bộ lưu trữ
đóng dấu cơ quan lên văn bản để khẳng định tính pháp lí của UBND. Những văn
bản nào cần gửi gấp hoặc có mức độ mật trong công việc thì cần đóng thêm dấu
mật, dấu khẩn lên văn bản để công việc giải quyết những văn bản này được diễn
ra nhanh chóng.
*Làm thủ tục chuyển phát và theo dõi chuyển phát văn bản đi:
Để đảm bảo công việc được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả, các văn
bản sau khi đã có chữ ký của lãnh đạo, làm thủ tục gửi đi ngay đến đúng nơi
nhận Việc gửi văn bản ở UBND phường đến các cơ quan hay cá nhân ngoài cơ
quan gửi qua đường bưu điện, Cán bộ văn thư đã chọ sử dụng hai loại phong bì,
loại nhỏ có kích thước 13cm x 20cm và loại lớn hơn là 15cm x 25cm, phong bì
được trình bày theo mẫu rõ rang, có hai phần:
+ Phần nơi gửi: Được trình bày ở góc trái sát mép trên của phong bì;
+ Phần nơi nhận: Được trình bày ở góc phải sát mép dưới của phong bì.
Khi làm thủ tục làm văn bản, cán bộ văn thư tiến hành ghi các thông tin
vào 2 phần trên đầy đủ, rõ rang dặc biệt phần nơi nhận ghi rõ tên, địa chỉ của cơ
quan cá nhân nhận văn bản theo ý kiến phân phối.
Việc chuyển giao văn bản đi UBND phường đãtuân theo một số nguyên
tắc cơ quản như sau:
- Các văn bản đi sau khi có chữ ký người có thẩm quyền và đóng dấu của
cơ quan phải được chuyển giao nhanh chóng , không được chậm trễ về thời gian
gây ách tắc trong xử lý cũng như việc giải quyết công việc .
- Việc gửi văn bản đi phải đúng nơi nhận ghi trên văn bản, tránh nhầm lẫn.
- Những văn bản có dấu mật dấu khẩn thì được ưu tiên hàng đầu, những
13



văn bản có nội dung quan trọng thì kèm theo phiếu gửi và được gửi trực tiếp đến
người cần gửi.
*Lưu văn bản di:
Để phục vụ mục đích giải quyết công việc hang ngày và mục đích lâu dài,
các văn bản đi của cơ quan phải được lưu lại các bản này phải được sắp xếp một
cách khoa học dễ tra tìm.
- Trong hoạt động của Thư viện tỉnh Sơn La khi ban hành văn bản để gửi
đi thì phải lưu lại ít nhất 2 bản , một bản cho bộ phân văn thư, một bản lưu tại
các đơn vị để giải quyết công việc. Bản gốc tại văn thư phải được đóng dấu, sắp
xếp theo thứ tự
- Cách sắp xếp tập lưu: Văn bản nào có số nhỏ, ngày tháng trước thì xếp
trước; văn bản nào có số lớn, ngày tháng sau thì xếp ở dưới.
2.2.3. Quản lý và giải quyết văn bản đến:
UBND phường là cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, chịu trách
nhiệm điều hành và chấp hành ở địa phương, trong quá trình hoạt động, UBND
đã nhận một khối lượng văn bản đến khá lớn của các cơ quan chính quyền cấp
trên chỉ đạo hoạt động. Để giải quyết tốt công việc, các văn bản đã được tổ chức
quản lý rất chặt chẽ đảm bảo thông tin cho hoạt động quản lý và bảo quản tài
liệu phục vụ hoạt động hang ngày của cơ quan.
* Tiếp nhận văn bản đến:
- Tất cả văn bản, tài liệu của các cơ quan hoặc đơn, thư của các cá nhân
gửi đến cơ quan, đơn vị, cá nhân qua bưu điện, qua mạng, fax, chuyển trực
tiếp…, kể cả những bì có ghi tên riêng các đồng chí lãnh đạo, cán bộ của cơ
quan đều do văn thư cơ quan tiếp nhận. Những văn bản đến không được đăng ký
tại văn thư cơ quan, các đơn vị, cá nhân không có trách nhiệm giải quyết.
- Đối với những văn bản gửi đến ngoài giờ hành chính: Các văn bản hỏa
tốc gửi đến, cán bộ được giao trách nhiệm tiếp nhận, ghi lại số văn bản, tên cơ
quan gửi và báo cáo ngay người đứng đầu cơ quan để xử lý. Các loại văn bản
14



khác, cán bộ được giao trách nhiệm tiếp nhận và cất vào tủ có khóa để bàn giao
cho văn thư cơ quan vào đầu giờ ngày làm việc tiếp theo.
- Khi nhận văn bản đến, văn thư cơ quan hoặc người được giao nhiệm vụ
tiếp nhận phải kiểm tra số lượng, tình trạng bì, mối dán, dấu niêm phong (nếu
có) đối chiếu với nơi gửi trước khi nhận và ký nhận. Trường hợp bì không còn
nguyên vẹn hoặc văn bản được chuyển đến muộn hơn thời gian ghi trên bì (đối
với bì văn bản có đóng dấu “hỏa tốc” hẹn giờ) phải báo cáo ngay với người có
trách nhiệm; trường hợp cần thiết phải lập biên bản với người chuyển văn bản.
- Tất cả văn bản đến thuộc diện đăng ký tại Văn thư phải được đóng dấu
“Đến”; ghi số đến và ngày đến. Dấu “Đến” được dóng rõ ràng, ngay ngắn vào
khoảng giấy trống dưới số, ký hiệu (đối với những văn bản có tên loại), dưới
phần trích yếu nội dung (đối với công văn) hoặc vào khoảng giấy trống dưới
ngày, tháng, năm ban hành văn bản.
*Đăng ký văn bản đến:
- Khi tiếp nhận văn bản đến từ mọi nguồn, trong giờ hoặc ngoài giờ làm
việc, Văn thư hoặc người được giao nhiệm vụ tiếp nhận văn bản đến phải kiểm
tra số lượng, tình trạng bì, dấu niêm phong (nếu có), kiểm tra, đối chiếu với nơi
gửi trước khi nhận và ký nhận.
- Đối với bản fax, phải chụp lại trước khi đóng dấu Đến; đối với văn bản
được chuyển phát qua mạng, trong trường hợp cần thiết, có thể in ra và làm
thủ tục đóng dấu Đến. Sau đó, khi nhận được bản chính, phải đóng dấu Đến vào
bản chính và làm thủ tục đăng ký(số đến, ngày đến là số và ngày đã đăng
ký ở bản fax, bản chuyển phát qua mạng).
- Văn bản khẩn đến ngoài giờ làm việc, ngày lễ, ngày nghỉ, thì cán bộ,
công chức, viên chức tiếp nhận có trách nhiệm ký nhận và báo cáo ngay với Chủ
tịch UBND phường Ngã Tư Sở.
- Văn bản đến phải được đăng ký vào sổ đăng ký văn bản hoặc cơ sở dữ
liệu quản lý văn bản đến trên máy tính.
15



*Trình, chuyển giao văn bản đến:
- Tất cả các văn bản đến, sau khi đã được bóc bì, đóng dấu đến và đăng ký
vào sổ để quản lý. Cán bộ văn thư sẽ tập hợp lại trình chánh văn phòng UBND
xin ý kiến phân phối đến các bộ phận, cá nhân trong cơ quan.
- Sau khi chánh văn phòng đã ý kiến phân phối cán bộ văn thư tiến hành
đăng ký các thông tin vào cột nơi nhận rồi trực tiếp chuyển văn bản đến tất cả
các đơn vị theo ý kiến đã cho.
- Khi chuyển văn bản đến cá nhân nào thì cán bộ văn thư yêu cầu ký nhận
để đảm bảo về tính nguyên tắc cũng như đẻ quản lý văn bản được chặt chẽ, đòng
thời là cơ sở làm tốt công tác kiểm tra, theo dõi việc giải quyết văn bản.
*Giải quyết và theo dõi, đôn đóc việc giải quyết văn bản đén:
- Các văn bản đén UBND phường đểu được giải quyết nhanh chóng, khi
đã chuyển đến bộ phận có thaamrr quyền, việc chuyển công văn cũng đảm bảo
đúng quy định, địa chỉ của đơn vị cá nhân.
- Việc kiểm tra, theo dõi công tác giải quyết công văn thuộc thẩm quyền
của chủ tịch cùng với chánh văn phòng và cán bộ vă thư. Cán bộ văn thư có
những kiến nghị kịp thời khi văn bản chưa được giải quyết, đặc biệt là những
văn bản có dấu mật, khẩn. Tuy nhiên, UBND phường Nag tư sở chưa có sổ theo
dõi giải quyết văn bản đến mà chỉ nhắc nhở cho nên chưa làm tốt ccong tác quản
lý chưa sát xao.
2.2.4. Lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu:
- Hồ sơ là một tập văn bản có liên quan với nhau về một vấn đề, sự việc
hoặc một đối tượng cụ thể, được hình thành trong quá trình giải quyết công việc
thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan.
- Lập hồ sơ là quá trình tập hợp các văn bản, tài liệu hình thành trong quá
trình giải quyết công việc theo nguyên tắc, phương pháp nhất định. Lập hồ sơ tôt
sẽ giúp cơ quan nâng cao hiệu suất và chất lượng công việc.Đồng thời là điều
kiệ để làm tốt công tác lưu trữ.

16


- UBND phường đã quy định: cứ sau mỗi công việc dduowwjc giải quyết
thì các đơn vị, cá nhân phải lập hồ sơ công việc của mình. Tuy nhiên chỉ có một
số đơn vị, cá nhân thực hiện chưa tốt công tác này.
- UBND phường Ngã tư sở đã xây dựng được danh mục hồ sơ giúp cho
việc lập hồ sơ được tiến hành nhanh chóng, đúng quy định. Tuy cơ quan đã có
quy định về lập hồ sơ nhưng công tác này vẫn chưa được thực hiện tốt, môt số
tài liệu nộp lưu vẫn ở trong tình trạng bó gói chưa được sắp xếp, biên mục rõ
rang. Với một số hồ sơ đã được lập thì văn bản được sắp xếp theo thứ tự khoa
học, đánh số văn bản cụ thể, đảm bảo thuận tiện khi tra tìm, các hồ sơ đã lập và
cuối năm được nộp lưu vào lưu trữ đúng thời hạn như đã quy định.
2.2.5. Quản lý và sử dụng con dấu:
Dấu là thành phần thể thức không thể thiếu của một văn bản để đảm bảo tính
hợp pháp và tính chân thực của văn bản. Mẫu dấu của UBND phường Ngã tư sở
được khắc theo đúng quy định của nhà nước . Dấu của cơ quan phải được bảo mật
nên việc quản lý và sử dụng con dấu phải theo đúng quy định của Nhà nước . Đó là
trách nhiệm cho cán bộ văn thư cất giữ và đóng những văn bản giấy tờ .
Việc quản lý và sử dụng con dấu được UBND phường quan tâm và được
tuân thủ theo cácvăn bản quy định Nhà nước. Con dấu được Văn thư bảo quản
và sử dụng theo quy định của Nhà nước bằng những văn bản sau :
- Nghị định 58/2001/NĐ-CP ngày 24/08/2001 của Chính Phủ về quản lý
và sử dụng con dấu .
- Thông tư 07/2002/TTLT-BCA-BTCCBCPngày 06/05/2002 của Bộ
Công an và Ban tổ chức cán bộ Chính phủ về hướng dẫn thực hiện Nghị định số
58/2001/NĐ-CP
- Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/04/2003 của Chính Phủ về công
tác văn thư


17


Một trong những nội dung cơ bản của công tác văn thư trong các cơ quan
là việc quản lý và sử dụng con dấu theo đúng quy địn vì con dấu là yếu tố quan
trong thủ tục hành chính hiện hành.
Một văn bản ban hành ngoài đầy đủ các yếu tố về thể thức và khi có chữ
ký của người có thẩm quyền vẫn phải có dấu đóng mới có hiệu lực pháp lý. Tại
UBND phường là nơi diễn ra các hoạt động của công tác văn thư cũng như quản
lý và đóng đấu.
Nắm được tính chất quan trọng của con dấu, cán bộ văn thư là người chịu
trách nhiệm quản lý và đóng dấu đã thực hiện việc sử dụng, bảo quản dấu rất tố.
UBND phường sử dụng hai hoại dấu là:Dấu của co quan và dấu của văn
phòng như:
+ Dấu mật;
+Dấu khẩn;
+Dấu khỏa tốc;
+ Dấu đến;
+ Dấu chức danh.
+ Dấu cơ quan được đóng khoảng 1/3 chữ ký của người ký văn bản về
phía bên trái. Trường hợp cần thiết, có thể đóng dấu giáp lai vào khoảng giữa
mép trái của văn bản trùm lên một phần các tờ giấy, mỗi dấu đóng tối đa 5 tờ
giấy, hoặc đóng dấu ở giữa 2 trang đối với văn bản có 2 trang liền nhau. Việc
đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết
định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên tổ chức hoặc tên
của phụ lục.
Dấu được đóng đúng quy định, chỉ đóng lên những văn bản có đầy đủ
thông tin và chữ ký hợp lệ, không đóng dấu lên giấy trắng hay những văn bản
không đúng thể thức.
Dấu được cán bộ văn thư bảo quản cẩn thận, lau chìu sạch sễ, đặt vào

ngăn tủ tại cơ quan, có khóa tủ chắc chắn.

18


CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT NÂNG CAO CÔNG TÁC VĂNTHƯ TẠI UBND
PHƯỜNG NGÃ TƯ SỞ
3.1. Nhận xét, đánh giá:
Sau khoảng thời gian thực tế tại UBND phường Ngã Tư Sở , kết hợp giữa
khảo sát thực tế và những kiến thức đã được học, tôi xin được đưa ra một số
nhận xét,đánh giá về các mặt ưu điểm cũng như những vấn đề còn tồn tại cần
tiếp tục hoàn thiện của công tác văn thư tại UBND phường Ngã Tư Sở như sau:
3.1.1. Ưu điểm:
- Công tác văn thư tại UBND phường Ngã Tư Sở được giao cho một cán
bộ văn thư có chuyên môn nghiệp vụ, cẩn thận và nhanh nhẹn trong công việc,
có tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao.
- Điều kiện làm việc tốt, được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại nhằm
phục vụ công tác văn thư được tốt hơn như: máy tính, máy in, máy scan,…
Ngoài ra, còn được cung cấp đầy dủ các đồ văn phòng phẩm phục vụ công tác
văn thư như: phong bì gửi công văn, giấy in, bút viết, mực dấu, ghim, kẹp,… và
các cặp hộp hồ sơ để lưu văn bản, tài liệu.
- Trong hoạt động nghiệp vụ: các khâu nghiệp vụ văn thư như: soạn thảo
văn bản, quản lý văn bản đi, quản lý văn bản đến, quản lý và sử dụng con dấu,...
cũng được thực hiện rất chính xác và đúng quy trình, đạt hiệu quả cao. Nhờ đó,
các văn bản được Thư viện phát hành luôn được soạn thảo đầy đủ về thể thức,
quy trình và chính xác về nội dung, đúng với thẩm quyền.
-Việc quản lý và sử dụng con dấu cũng được tiến hành rất tốt, dấu được
cán bộ văn thư bảo quản chặt chẽ, cẩn thận, được lau chùi sạch sẽ và được đặt
vào ngăn tủ sau khi sử dụng xong; dấu chỉ được đóng lên những tài liệu, văn bản
đúng về thể thức, nội dung và có chữ ký hợp lệ.

3.1.2. Hạn chế:
Hiện tại thì cơ quan chưa ban hành danh mục hồ sơ cho từng năm dẫn đến
việc một số phòng ban trong cơ quan chưa tiến hành tốt việc lập hồ sơ cũng như
nộp lưu hồ sơ vào lưu trữ cơ quan.
19


3.2. Một số đề xuất nâng cao chất lượng công tác văn thư tại UBND
phường Ngã tư sở:
Qua thực tế tổi thấy để làm tốt công tác văn thư tại UBND phường Ngã tư
sở cần làm tốt một số công việc như sau:
- Lãnh đạo UBND cần quan tâm sát xao hơn nữa đến công tác văn thư cơ
quan. Ban hành các chủ trương, hướng dẫn về nghiệp vụ công tác này một cách
cụ thể. Tổ chức đưa cán bộ đi tập huấn ở cấp trên, chú trọng đào tạo bồi dưỡng
trình độ chuyên môn cho cán bộ văn thư.
- Hàng năm cần tổ chức công tác kiểm tra thực hiện công tác của cán bộ
văn thư- lưu trữ và kiểm tra việc lập hồ sơ đối với các đơn vị cần ban hành các
văn bản hướng dẫn, đôn đóc xây dựng đề án nhằm đưa công tác văn thư- lưu trữ
đi vào hoạt động có nề nếp hiệu quả.
- Thường xuyên tổ chức các cuộc sơ kết, tổng kết giữa năm, cuối năm về
công tác văn thư- lưu trữ. Để rút ra những kinh nghiệm, đnhá giá những việc đã
làm dược, những việc chưa làm được đẻ có kế hoạch khen thưởng những cá
nhân, đơn vị có thành tích cao và đưa ra những giải pháp khắc phục những hành
vi sai phạm của cá nhân, đơn vị góp phần nâng cao năng lực và trách nhiệm của
mỗi cán bộ.
- Lãnh đạo UBND phường Ngã tư sở phải thường xuyên đôn đóc, kiểm
tra các đơn vị lập hồ sơ khi công việc đã được giải quyết xong đưa vào lưu trữ.
Ngoài ra, tiến hành lập kế hoạch ban hành quyết định thu hồi hết số tài liệu đến
thời hạn nộp lưu tữ các đơn vị.


20


C. PHẦN KẾT LUẬN
Trong thời đại bây giờ, công tác văn thư lưu trữ là vô cùng quan trọng, nó
giúp chúng ta lưu giữ lại những bằng chứng về lịch sử, hay quá trình nghiên cứu
những đề tài khoa học, và cũng là một thành phần không thể thiếu trong công tác
quản lý của các cơ quan đơn vị.
Đây là lần đầu tiên được tiếp cận với thực tiễn công tác Văn thư tại cơ
quan UBND phường Ngã tư sở tuy vẫn còn nhiều bỡ ngỡ và sai sót trong quá
trình kiến tập. Nhưng nhờ sự hướng dẫn tận tình của các cô chú, anh chị tại đây
nên tôi đã học hỏi được rất nhiều điều.
Nhờ có lần kiến tập này, tôi đã được tiếp cận với công nghệ thông tin
trong công tác văn thư, vì vậy em nhận thấy lần kiến tập này đã giúp tôi học tập
thêm được rất nhiều điều bổ ích.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Ủy Ban Nhân Dân
phường Ngã Tư Sở cùng các cô chú, các anh chị cán bộ nhân viên tại đây đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành tốt bài báo cáo này.Và cuối cùng, tôi xin cảm
ơn Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã tạo điều kiện giúp cho tôi có thể đi thực tế
để học tập được nhiều điều bổ ích.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

21


×