Tải bản đầy đủ (.docx) (139 trang)

GIÁO án GIẢNG dạy lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (619.91 KB, 139 trang )

KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Tuần

:1

Tiết

:1

Ngày soạn

: 20/8/2016

Ngày dạy

:

Chương I
Bài 1

QUANG HỌC
NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG

I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nhận biết được rằng, ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
- Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng.
2. Kỹ năng
Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng.
3. Thái độ
Học sinh có thái độ học tập tích cực, nghiêm túc, tham gia phát biểu xây dựng bài.


II. Kiến thức trọng tâm
- Nhìn thấy một vật.
- Phân biệt nguồn sáng và vật sáng.
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Sách giáo khoa và sách bài tập vật lý 7.
- Tranh ảnh, hình vẽ hình 1.1, 1.2, 1.3 sách giáo khoa.
- Dụng cụ thí nghiệm hình 1.2, 1.3.
2. Học sinh
Sách giáo khoa vật lý lớp 7.

1


IV. Tiến trình dạy – học
1. Ổn định lớp (1 phút)
2. Hoạt động dạy học
Đặt vấn đề (2 phút): Nếu một người không bị tật, bệnh về mắt (cận thị, loạn thị,..),
có khi nào mở mắt ra mà không thấy các vật để trước mắt hay không (chẳng hạn
những lúc cúp điện)? (có). Vậy khi nào chúng ta có thể nhìn thấy một vật? (khi có ánh
sáng). Các em hãy quan sát hình vẽ trang 3 sách giáo khoa, quan sát gương xem bìa
trong gương viết chữ gì? (chữ mít). Làm thế nào để biết được miếng bìa cầm ở tay viết
từ gì? Để trả lời các câu hỏi đó thì chúng ta sẽ nghiên cứu trong chương quang học.
Giới thiệu các vấn đề sẽ tìm hiểu trong chương.
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống dạy học.
Thời
gian

3
phút


Hoạt động của
học sinh
- Giáo viên bấm công tắc
- Học sinh quan sát
bật đèn pin và chiếu về phía và nhận xét hiện tượng.
học sinh sau đó tắt đèn. Yêu
cầu học sinh quan sát và nhận
xét.
- Giáo viên đặt đèn pin
- Không nhìn thấy
nằm ngang trước mặt một vài
học sinh rồi bấm công tắc bật
đèn pin, mắt ta có nhìn thấy
ánh sáng phát ra trực tiếp từ
đèn pin hay không? Tại sao
khi đèn pin đã bật sáng mà ta
lại không nhìn thấy được ánh
sáng từ đèn pin phát ra, vậy
khi nào ta nhận biết được ánh
sáng?
Hoạt động của giáo viên

Nội dung cơ bản

Bài 1-Tiết 1: NHẬN
BIẾT ÁNH SÁNG –
NGUỒN SÁNG VÀ
VẬT SÁNG


Hoạt động 2: Tìm hiểu khi nào chúng ta nhận biết được ánh sáng.
Thời
gian
8
phút

Hoạt động của giáo viên
- Yêu cầu học sinh đọc
mục quan sát và thí nghiệm
thảo luận nhóm và cho biết
trường hợp nào mắt ta nhận
biết được có ánh sáng?

Hoạt động của
học sinh
- Học sinh trả lời:
+ TH1: Mắt không
nhận biết được ánh sáng.
+ TH2: Mắt nhận biết
được ánh sáng.
+ TH3: Mắt nhận biết
được ánh sáng.
2

Nội dung cơ bản
I. Nhận biết ánh
sáng
1. Quan sát và thí
nghiệm



+ TH4: Mắt không
nhận biết được ánh sáng.
- Yêu cầu học sinh trả lời
- Học sinh trả lời: có
câu C1. Gợi ý: TH1: mở mắt ánh sáng chiếu vào mắt và
nhưng không có ánh sáng mở mắt.
chiếu vào mắt; TH2,3: mở
mắt, có ánh sáng chiếu vào
mắt; TH4: mở mắt, nhưng che
mắt nên không có ánh sáng
chiếu vào mắt.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Yêu cầu học sinh điền
- Mắt ta nhận biết được
vào ô trống trong phần kết ánh sáng khi có ánh sáng 2. Kết luận
luận.
truyền vào mắt ta.
Mắt ta nhận biết được
ánh sáng khi có ánh
sáng truyền vào mắt
ta.
Hoạt động 3: Tìm hiểu khi nào ta nhìn thấy một vật.
Thời
gian
10
phút

Hoạt động của giáo viên


Hoạt động của
học sinh
- Học sinh lắng nghe.

Nội dung cơ bản

- Ta nhận biết được ánh
II. Nhìn thấy một
sáng khi có ánh sáng truyền
vật
vào mắt ta. Vậy ta nhìn thấy
các vật xung quanh ta khi
nào?
- Quan sát thí nghiệm hình
- Học sinh lắng nghe.
1. Thí nghiệm
1.2.
+ Mục đích: Tìm ra điều
kiện để chúng ta có thể thấy
một vật.
+ Dụng cụ: hộp kín có
chứa vật (mảnh giấy trắng),
nguồn sáng bằng pin.
+ Tiến hành thí nghiệm:
Bố trí thí nghiệm như hình
1.2: Quan sát mảnh giấy trắng
dán trên thành màu đen bên
trong hộp kín trong trường
hợp đèn sáng và đèn tắt. Lưu

ý: Mảnh giấy dán phía đối
diện với lỗ nhìn.
- Yêu cầu học sinh quan
- Học sinh thảo luận
sát, thảo luận nhóm và nhận nhóm và nhận xét:
xét trong trường hợp nào ta
+ Đèn sáng: Ta nhìn
nhìn thấy mảnh giấy trắng.
thấy mảnh giấy trắng.
3


+ Đèn tắt: Ta không
nhìn thấy mảnh giấy
trắng.
- Yêu cầu học sinh giải
- Học sinh trả lời:
thích hiện tượng. Gợi ý:
+ Nếu ánh sáng không đến
+Ta không nhìn thấy
mắt ta thì ta có nhìn thấy vật vật nếu không có ánh
không?
sáng truyền vào mắt.
+ Ánh sáng từ đâu truyền
+ Đèn sáng có ánh
vào mắt ta? (Nếu mảnh giấy sáng từ mảnh giấy sẽ
trắng dán phía lỗ nhìn thì ta truyền vào mắt ta.
có nhìn thấy mảnh giấy trắng
khi đèn sáng không?)
- Giáo viên kết luận: Ta

- Học sinh lắng nghe.
nhìn thấy mảnh giấy trắng khi
bật đèn sáng, đó là vì đèn
chiếu ánh sáng tới mảnh giấy,
sau đó mảnh giấy hắt lại ánh
sáng, ánh sáng từ mảnh giấy
truyền vào mắt ta. Vậy, ta
nhìn thấy được mảnh giấy
trắng khi có ánh sáng truyền
từ mảnh giấy vào mắt ta.
- Yêu cầu học sinh hoàn
- Ta nhìn thấy một vật
thành câu kết luận.
khi có ánh sáng từ vật đó
truyền vào mắt ta.

2. Kết luận
Ta nhìn thấy một vật
khi có ánh sáng từ
vật đó truyền vào mắt
ta.

Hoạt động 4: Phân biệt nguồn sáng và vật sáng.
Thời
gian
15
phút

Hoạt động của
Nội dung cơ bản

học sinh
- Quan sát thí nghiệm 1.3
- Có. Vì có ánh sáng từ III. Nguồn sáng và
và cho biết: Khi bật bóng đèn dây tóc bóng đèn truyền vật sáng
chúng ta có nhìn thấy dây tóc đến mắt ta.
bóng đèn sáng hay không? Tại
sao?
- Yêu cầu học sinh đọc và
- Dây tóc bóng đèn tự
trả lời câu C3.
phát ra ánh sáng, mảnh
giấy trắng hắt lại ánh sáng
do vật khác chiếu tới.
- Giáo viên nhận xét và
- Học sinh trả lời:
yêu cầu học sinh hoàn thành
+ Dây tóc bóng đèn tự
kết luận. (Dây tóc bóng đèn là nó phát ra ánh sáng gọi là
tự nó phát ra ánh sáng, mảnh nguồn sáng.
giấy trắng có ánh sáng từ
+ Dây tóc bóng đèn
bóng đèn truyền tới mảnh phát sáng và mảnh giấy
Hoạt động của giáo viên

4


giấy, rồi ánh sáng từ mảnh
giấy truyền tới mắt (mảnh
giấy không tự phát ra ánh

sáng)).
- Giáo viên nhận xét và rút
ra khái niệm nguồn sáng và
vật sáng:
+ Từ kết luận ta thấy
nguồn sáng có đặc điểm gì
+ Khi dây tóc bóng đèn
phát sáng thì có ánh sáng
truyền vào mắt ta hay khi có
ánh sáng từ bóng đèn chiếu
vào mảnh giấy trắng và ánh
sáng từ mảnh giấy truyền vào
mắt ta thì ta mới thấy mảnh
giấy. Khi đó các vật có ánh
sáng truyền vào mắt chúng ta
hay những vật có khả năng
hắt lại ánh sáng để truyền đến
mắt chúng ta gọi là vật sáng.
Vậy đặc điểm của vật sáng ở
đây là gì? (Hay thế nào là vật
sáng?)
- Yêu cầu học sinh nhắc lại
và ghi vào vở.
- Yêu cầu học sinh lấy một
vài ví dụ về nguồn sáng và vật
sáng. Lưu ý trường hợp bóng
đèn đang sáng, mặt trăng và
gương cho học sinh.

trắng hắt lại ánh sáng do

vật khác chiếu tới gọi
chung là vật sáng.
- Học sinh lắng nghe
và ghi chép bài vào vở.
+ Tự nó phát ra ánh
sáng.
+ Vật sáng là những
vật hắt lại ánh sáng chiếu
vào nó, bao gồm cả nguồn
sáng.

- Nguồn sáng là vật tự
nó phát ra ánh sáng.
- Vật sáng bao gồm
nguồn sáng và những
vật hắt lại ánh sáng
chiếu vào nó.

- Học sinh trả lời:
+ Nguồn sáng: Mặt
trời, bóng đèn đang sáng,
ngọn nến đang cháy, con
đom đóm lập loè,...
+ Vật sáng: Mặt trăng,
cuốn sách, cuốn vở, mảnh
giấy trắng, gương, chính
các học sinh, bóng đèn
đang sáng.

Hoạt động 5: Vận dụng, củng cố và giao nhiệm vụ về nhà.

Thời
gian
6
phút

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Yêu cầu học sinh trả lời câu C4.

- Thanh đúng, mặc dù đèn bật
nhưng không có ánh sáng truyền vào
mắt ta nên ta không thể thấy được
ánh sáng.
- Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời
- Khói gồm nhiều hạt nhỏ li ti bay
câu C5. Gợi ý:
lơ lửng, các hạt khói được đèn chiếu
5


+ Khói gồm các hạt nhỏ li ti bay lơ lửng. sáng trở thành các vật sáng, các vật
+ Khi nào chúng ta nhận biết được ánh sáng nhỏ li ti xếp gần nhau tạo thành
sáng?
1 vệt sáng mà ta nhìn thấy được.
+ Có phải do các hạt nhỏ li ti này tự phát
ra ánh sáng không?
- Yêu cầu học sinh đọc phần em có biết.
- Học sinh đọc bài.

- Yêu cầu học sinh làm các bài tập trong
sách bài tập và chuẩn bị bài tiếp theo
- Học sinh lắng nghe.
V. Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

6


KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Tuần

:2

Tiết

:2

Ngày soạn

: 23/8/2016

Ngày dạy

:

Bài 2


SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG

I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng.
2. Kỹ năng
- Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng (tia sáng).
- Nhận biết được ba loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì
3. Thái độ
Học sinh có thái độ học tập tích cực, nghiêm túc, tham gia phát biểu xây dựng bài.
II. Kiến thức trọng tâm
Đường truyền của ánh sáng.
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Sách giáo khoa và sách bài tập vật lý 7.
- Tranh ảnh, hình vẽ hình 2.5 sách giáo khoa.
- Dụng cụ thí nghiệm hình 2.1, 2.2.
2. Học sinh
Sách giáo khoa vật lý lớp 7.
IV. Tiến trình dạy – học
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào ta nìn thấy một vật?
- Thế nào là nguồn sáng? Vật sáng? Cho ví dụ.

7


2. Hoạt động dạy học
Đặt vấn đề (1 phút): Khi bật đèn, chúng ta thấy đèn sáng nhưng lại không thấy

đường đi của ánh sáng. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể biết được ánh sáng phát ra
từ đèn truyền đến mắt ta theo con đường nào? Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta
trả lời câu hỏi đó. “Bài 2. Sự truyền ánh sáng”.
Hoạt động 1: Tìm hiểu đường truyền của ánh sáng.
Thời
gian
18
phút

Hoạt động của giáo viên
Dự đoán xem ánh sáng
truyền đi theo đường cong,
đường gấp khúc hay đường
thẳng?
Bố trí thí nghiệm hình 2.1.
- Mục đích thí nghiệm:
Khảo sát đường truyền của
ánh sáng trong không khí.
- Dụng cụ thí nghiệm: Tiến
hành thí nghiệm với các dụng
cụ sau:
+ 1 ống trụ rỗng cong
+ 1 ống trụ rỗng thẳng
+ 1 đèn pin
Lưu ý: Dùng ống trụ đục,
không được dùng ống trong
suốt.
- Tiến hành thí nghiệm: Bố
trí thí nghiệm như hình 2.1,
yêu cầu một học sinh sử dụng

ống rỗng, học sinh còn lại sử
dụng ống cong để quan sát
dây tóc bóng đèn pin khi bật
đèn.
- Yêu cầu học sinh trả lời
câu hỏi:
+ Ánh sáng từ dây tóc
bóng đèn truyền thực tiếp đến
mắt ta theo ống nào?

Hoạt động của
học sinh
Học sinh dự đoán.

Quan sát cách bố trí thí
nghiệm.

Học sinh quan sát thí
nghiệm.

Học sinh trả lời câu
hỏi:
- Ánh sáng từ dây tóc
bóng đèn truyền trực tiếp
đến mắt ta theo ống
thẳng.
+ Tại sao dùng ống cong
- Ánh sáng đã bị thành
lại không quan sát được ánh ống cong chặn lại.
sáng từ đèn pin phát ra?

+ Trong không khí ánh
- Ánh sáng truyền đi
sáng truyền đi theo đường theo đường thẳng.
8

Nội dung cơ bản
I. Đường truyền của
ánh sáng
1. Thí nghiệm


nào?
Không có ống thẳng thì
ánh sáng có truyền theo
đường thẳng không? Yêu cầu
học sinh nêu phương án tiến
hành thí nghiệm kiểm tra.
Bố trí thí nghiệm hình 2.2.
- Mục đích thí nghiệm:
Kiểm tra xem ánh sáng có
truyền theo đường thẳng
không.
- Dụng cụ thí nghiệm:
+ 3 màn chắn có đục lỗ
như nhau
+ Đèn pin
- Tiến hành thí nghiệm:
Đặt ba tấm bìa đục lỗ như
hình 2.2 sao cho mắt nhìn
thấy dây tóc bóng đèn pin

đang sáng qua ba lỗ A, B, C.
Kiểm tra xem 3 lỗ này có nằm
trên 1 đường thẳng hay
không.
- Để lệch một trong ba bản
rồi quan sát xem có nhìn thấy
dây tóc bóng đèn pin đang
sáng hay không?
- Không có ống thẳng, ánh
sáng truyền theo đường nào?
Từ kết quả thí nghiệm, yêu
cầu học sinh hoàn thành kết
luận.
Kết luận trên cũng đúng
cho các môi trường trong suốt
và đồng tính khác như thuỷ
tinh, nước,…(trong suốt là
môi trường cho hầu hết ánh
sáng truyền qua; đồng tính:
đồng là cùng, tính là tính chất,
môi trường đồng tính nghĩa là
môi trường có cùng tính chất
vật lý hay mọi chỗ có tính
chất vật lý đều như nhau). Do
đó, người ta đã phát biểu
thành định luật truyền thẳng
của ánh sáng.

Có. Học sinh nêu
phương án thí nghiệm (thí

nghiệm hình 2.2)

Quan sát cách bố trí thí
nghiệm.

Học sinh quan sát thí
nghiệm.
- Ba lỗ A, B, C thẳng
hàng.

- Để lệch một trong ba
lỗ không quan sát được
đèn.
- Ánh sáng truyền theo
đường thẳng.
Đường truyền của ánh
sáng trong không khí là
đường thẳng.
2. Kết luận
Học sinh lắng nghe và
Đường truyền của
ghi chép bài vào vở.
ánh sáng trong không
khí là đường thẳng.
3. Định luật truyền
thẳng của ánh sáng
Trong môi trường
trong suốt và đồng
tính, ánh sáng truyền
đi theo đường thẳng.


9


Giáo viên yêu cầu học sinh
nhắc lại định luật truyền thẳng
của ánh sáng.
Học sinh nhắc lại.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chùm sáng và tia sáng.
Thời
gian

10
phút

Hoạt động của giáo viên

Dựa vào sách giáo khoa,
yêu cầu học sinh cho biết
người ta quy ước biểu diễn
đường truyền của ánh sáng
như thế nào?
Yêu cầu học sinh quan sát
hình 2.3 và hướng dẫn học
sinh vẽ đường truyền của ánh
sáng từ điểm sáng S đến M.
Hướng dẫn học sinh về nhà
thực hiện thí nghiệm hình 2.4.
Thực tế ta không nhìn thấy
tia sáng mà ta chỉ nhìn thấy

chùm sáng. Vậy chùm sáng là
gì?
Người ta quy ước vẽ chùm
sáng như thế nào?

Hoạt động của
học sinh

Ta quy ước biểu diễn
đường truyền của ánh
sáng bằng một đường
thẳng có mũi tên chỉ
hướng gọi là tia sáng.
Học sinh vẽ hình vào
vở.

Nội dung cơ bản
II. Tia sáng và chùm
sáng
1. Tia sáng
Đường truyền của
ánh sáng được biểu
diễn bằng một đường
thẳng có hướng gọi là
tia sáng.

S

M


Học sinh lắng nghe.
Học sinh trả lời: chùm
sáng gồm rất nhiều tia
sáng hợp thành.

Ta chỉ vẽ hai tia sáng
ngoài cùng của mỗi chùm
sáng.
Yêu cầu học sinh quan sát
Học sinh quan sát và
hình 2.5, giới thiệu và phân lắng nghe.
tích đặc điểm của 3 loại chùm
sáng.
Yêu cầu học sinh thảo luận
Học sinh thảo luận
nhóm và hoàn thành C3.
nhóm và hoàn thành câu
Yêu cầu học sinh nhận xét. C3.
Giáo viên nhận xét, kết
a. không giao nhau
luận.
b. giao nhau
Trong thực tế, chúng ta
c. loe rộng ra
thường gặp chùm sáng phân
kì ở đèn ô tô, xe máy, bóng
đèn dây tóc,.. còn muốn tạo
chùm sáng song song, hội tụ
thì phải qua các dụng cụ
quang học khác.


10

2. Chùm sáng
Chùm sáng là tập
hợp rất nhiều tia sáng.
a. Chùm sáng song
song gồm các tia sáng
không giao nhau trên
đường truyền của
chúng.
b. Chùm sáng hội tụ
gồm các tia sáng giao
nhau trên đường
truyền của chúng.
c. Chùm sáng phân
kỳ gồm các tia sáng
loe rộng ra trên đường
truyền của chúng.


Hoạt động 3: Vận dụng, củng cố và giao nhiệm vụ về nhà.
Thời
gian

5
phút

Hoạt động của giáo viên


Hoạt động của học sinh

Yêu cầu học sinh thảo luận và trả
Đặt mắt sao cho chỉ nhìn thấy kim gần
lời câu C5.
mắt nhất mà không nhìn thấy hai kim còn
lại. Giải thích: kim 1 là vật chắn sáng của
kim 2, kim 2 là vật chắn sáng của kim 3; do
ánh sáng truyền theo đường thẳng nên ánh
sáng từ kim 2, 3 bị chắn và không truyền
tới mắt.
Cho học sinh tóm tắt kiến thức cơ
Học sinh chú ý lắng nghe.
bản.
Yêu cầu học sinh đọc phần em có
Học sinh đọc bài.
biết.
Yêu cầu học sinh làm các bài tập
Học sinh lắng nghe.
trong sách bài tập và chuẩn bị bài
tiếp theo

V. Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

11



KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Tuần

:3

Tiết

:3

Ngày soạn

: 04/09/2016

Ngày dạy

:

Bài 3

ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG

I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nhận biết được bóng tối, bóng nửa tối và giải thích.
- Giải thích được vì sao có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực
2. Kỹ năng
Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế:
nhật thực, nguyệt thực,…
3. Thái độ

Học sinh có thái độ học tập tích cực, nghiêm túc, tham gia phát biểu xây dựng bài.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Sách giáo khoa và sách bài tập vật lý 7.
- 1 đèn pin.
- 1 bóng đèn điện lớn 220V – 40 W.
- 1 vật cản bằng bìa.
- 1 màn chắn sáng.
- 1 hình vẽ nhật thực và nguyệt thực lớn.
2. Học sinh
Sách giáo khoa vật lý lớp 7.
III. Tiến trình dạy – học
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng?
- Đường truyền của ánh sáng được biễu diễn như thế nào?

12


- Chữa bài tập….
2. Hoạt động dạy học
Đặt vấn đề (1 phút): Thời xa xưa, người ta thường dựa vào bóng nắng của mặt trời
để biết được thời gian trong ngày, còn gọi là đồng hồ mặt trời. Tại sao lại làm được
như vậy, bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó. “Bài 3. Ứng dụng
định luật truyền thẳng của ánh sáng”.
Hoạt động 1: Quan sát và hình thành khái niệm bóng tối và bóng nửa tối.
Thời
gian
20
phút


Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của
học sinh
Học sinh lắng nghe.

Bố trí thí nghiệm như hình
3.1.
- Mục đích: Cho học sinh
quan sát và hình thành khái
niệm bóng tối.
- Dụng cụ thí nghiệm: Tiến
hành thí nghiệm với các dụng
cụ sau:
+ 1 đèn pin
+ 1 miếng bìa
+ 1 màn chắn sáng
- Tiến hành thí nghiệm:
Đặt một nguồn sáng nhỏ trước
một màn chắn. Trong khoảng
từ miếng bìa đến màn chắn,
đặt một miếng bìa. Quan sát
vùng sáng, vùng tối trên màn.
Yêu cầu học sinh chỉ ra
Phần màu đen hoàn
vùng sáng, vùng tối và giải toàn không nhận được
thích tại sao lại có vùng tối và ánh sáng từ nguồn tới vì
vùng sáng?
ánh sáng theo đường

thẳng, bị miếng bìa chặn
lại.
Yêu cầu học sinh điền từ
Học sinh trả lời:
vào phần nhận xét.
Nguồn sáng
Bố trí thí nghiệm như hình
Học sinh quan sát.
3.2.
- Mục đích: Cho học sinh
quan sát và hình thành khái
niệm bóng nửa tối.
- Dụng cụ thí nghiệm: Tiến
hành thí nghiệm với các dụng
cụ sau:
13

Nội dung cơ bản
I. Bóng tối – Bóng
nửa tối
1. Thí nghiệm 1

Nhận xét: Trên màn
chắn đặt phía sau vật
cản có một vùng
không nhận được ánh
sáng từ nguồn tới gọi
là bóng tối.
2. Thí nghiệm 2



+ 1 đèn điện lớn
+ 1 miếng bìa
+ 1 màn chắn sáng
- Tiến hành thí nghiệm:
Đặt một nguồn sáng rộng
trước một màn chắn. Trong
khoảng từ miếng bìa đến màn
chắn, đặt một miếng bìa.
Quan sát trên màn chắn 3
vùng sáng tối khác nhau.
Yêu cầu học sinh so sánh
thí nghiêm 3.1 và 3.2.

Yêu cầu học sinh trả lời
câu C2.

Yêu cầu học sinh điền từ
vào phần nhận xét.
Tại sao trong các lớp học,
người ta lắp nhiều bóng đèn ở
các vị trí khác nhau mà không
dùng một bóng đèn lớn (độ
sáng của một bóng đèn lớn có
thể bằng độ sáng của nhiều
bóng đèn nhỏ hợp lại)? Đối
với các phòng mổ trong bệnh
viện cũng tương tự, yêu cầu
học sinh về tìm hiểu.


Học sinh trả lời:
- Giống nhau: dụng cụ
thí nghiệm đều có nguồn
sáng, miếng bìa và màn
chắn.
- Khác nhau: đèn thí
nghiệm hình 3.2 lớn hơn
hình 3.1.Trên màn chắn
hình 3.2 có 3 vùng sáng
tối khác nhau.
Trên màn chắn ở sau
vật cản vùng 1 là bóng
tối, vùng 3 là được chiếu
sáng đầy đủ, vùng 2 là
vùng chỉ nhận được ánh
sáng từ một phần của
nguồn sáng nên không
sáng bằng vùng 3.
Học sinh trả lời: Một
phần của nguồn sáng.
Việc lắp đặt bóng đèn
thắp sáng trong các lớp
học phải thỏa mãn ba yêu
cầu sau: Phải đủ độ sáng
cần thiết; Học sinh ngồi ở
dưới không bị chói khi
nhìn lên bảng đen và
tránh các bóng tối và
bóng nửa tối trên trang
giấy mà tay học sinh viết

bài có thể tạo ra. Trong ba
yêu cầu trên, một bóng
đèn lớn chỉ có thể thỏa
mãn yêu cầu thứ nhất mà
không thỏa mãn được hai
yêu cầu còn lại. Trong khi

14

Nhận xét: Trên màn
chắn đặt phía sau vật
cản có vùng chỉ nhận
được ánh sáng từ một
phần của nguồn sáng
tới gọi là bóng nửa
tối.


đó, nếu dùng nhiều bóng
đèn lắp ở những vị trí
thích hợp sẽ thỏa mãn
được cả ba yêu cầu. Đó
chính là lý do giải thích vì
sao trong lớp học người ta
thường lắp nhiều bóng
đèn ở các vị trí khác nhau.
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm nhật thực, nguyệt thực.
Thời
gian
14

phút

Hoạt động của giáo viên
Trong cuộc sống, có nhiều
hiện tượng xuất hiện có liên
quan đến vùng bóng tối và
nửa tối. Một trong những hiện
tượng này là nhật thực và
nguyệt thực.
Yêu cầu học sinh đọc
thông báo phần II.
Ta biết, Trái đất quay xung
quanh Mặt trời và Mặt trăng
quay xung quanh Trái đất, do
đó, sẽ có thời điểm mà Mặt
trời, Trái đất và Mặt trăng
thẳng hàng. Ta xét trường hợp
mặt trăng nằm giữa mặt trời
và trái đất hay nói cách khác
Mặt trăng che khuất Trái đất
….
Yêu cầu học sinh quan sát
hình 3.3 và chỉ ra vùng nào
trên mặt đất có nhật thực toàn
phần và vùng nào có nhật
thực một phần.
Yêu cầu học sinh trả lời
câu C3.
Giáo viên có thể mở rông
và giải thích thêm về nhật

thực.
Lúc nãy chúng ta phân tích
là trường hợp Mặt trăng che
khuất Trái đất, sẽ còn một
trường hợp mà Mặt trăng bị
Trái đất che khuất và không
được Mặt trời chiếu sán.Ở

Hoạt động của
học sinh

Nội dung cơ bản
II. Nhật thực
Nguyệt thực
1. Nhật thực

Học sinh đọc bài.
Học sinh trả lời.

Nơi có nhật thực toàn
phần nằm trong vùng
bóng tối của Mặt Trăng,
Mặt trăng che khuất
không cho ánh sáng từ
Mặt trời chiếu đến, vì thế
đứng ở đó ta không nhìn
thấy Mặt trời và trời tối
lại.
Học sinh lắng nghe.


15




những bài học trước, chúng ta
đã biết Mặt trăng là vật sáng,
cho nên, vào ban đêm, ta nhìn
thấy Mặt trăng vì có ánh sáng
hắt lại từ Mặt trăng truyền vào
mắt ta…
Lưu ý: trường hợp đêm
không trăng (đêm 30-1) cho
học sinh. Cho nên, nguyệt
thực thường xảy xa vào đêm
trăng tròn (vào ngày 15-16 âm
lịch). Để hiểu rõ hiện tượng
này rất phức tạp, nếu có cơ
hội các em sẽ được tìm hiểu ở
một bậc học cao hơn.
Yêu cầu học sinh trả lời
Vị trí 1: thấy nguyệt
câu C4.
thực.
Vị trí 2 và 3: thấy
trăng sáng.
Hoạt động 3: Vận dụng, củng cố và giao nhiệm vụ về nhà.
Thời
gian


5
phút

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Yêu cầu học sinh thảo luận và trả
Khi dùng quyển vở che kín bóng đèn
lời câu C6.
dây tóc đang sáng, bàn nằm trong vùng
bóng tối sau quyển vở, không nhận được
ánh sáng từ đèn truyền tới nên ta không thể
đọc được sách. Dùng quyển vở không thể
che kín đèn ống, bàn nằm trong vùng bóng
nửa tối sau quyển vở, nhận được một phần
ánh sansgcuar đèn truyền tới nên vẫn đọc
được sách.
Cho học sinh tóm tắt kiến thức cơ
Học sinh chú ý lắng nghe.
bản.
Yêu cầu học sinh làm các bài tập
Học sinh lắng nghe.
trong sách bài tập và chuẩn bị bài
tiếp theo.

IV. Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

16


Bài 4

ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG

I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết xác định tia tới, tia phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ trong mỗi thí
nghiệm.
- Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.
2. Kỹ năng
- Biết tiến hành thí nghiệm để nghiên cứu đường đi của tia sang phản xạ trên gương
phẳng.
- Biết ứng dụng định luật phản xạ ánh sáng để thay đổi hướng đi của tia sáng theo ý
muốn.
3. Thái độ
Học sinh có thái độ học tập tích cực, nghiêm túc, tham gia phát biểu xây dựng bài.
III. Kiến thức trọng tâm
Định luật phản xạ ánh sáng.
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Sách giáo khoa và sách bài tập vật lý 7.
- 1 gương phẳng có giá đỡ thẳng đứng.
- 1 đèn pin có màn chắn đục lỗ để tạo ra tia sáng (chùm sáng hẹp song song).
- 1 tờ giấy dán trên mặt tấm gỗ phẳng nằm ngang.
- Thước đo góc mỏng.

2. Học sinh
Sách giáo khoa vật lý lớp 7.
IV. Tiến trình dạy – học
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ (4 phút)
Giải thích hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.
2. Hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Đặt vấn đề.
Thời

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của

17

Nội dung cơ bản


gian

2
phút

học sinh
Giáo viên làm thí nghiệm
Học sinh quan sát thí
Bài
4.
ĐỊNH
như phần mở bài trong sách nghiệm và trả lời câu hỏi. LUẬT PHẢN XẠ

giáo khoa và đặt vấn đề phải
ÁNH SÁNG
đặt đèn pin như thế nào để thu
được tia sáng hắt lại trên
gương chiếu sáng đúng một
điểm A trên màn.
Giáo viên chỉ cho học sinh
thấy muốn làm được việc đó
phải biết được mối quan hệ
giữa tia sáng từ đèn pin chiếu
ra và tia sáng hắt lại trên
gương. Đây chính là nội dung
của bài học ngày hôm nay:
“Bài 4. Định luật phản xạ
ánh sáng”

Hoạt động 2: Tìm hiểu gương phẳng.
Thời
gian

3
phút

Hoạt động của giáo viên
Cho học sinh dùng gương
soi. Các em nhìn thấy gì trong
gương?
Hình ảnh của các vật quan
sát được trong gương gọi là
gì?

Mặt gương có đặc điểm gì?

Hoạt động của
học sinh
Hình ảnh của mình
cùng một phần khung
cảnh trong gương.
Ảnh của một vật tạo
bởi gương.

Nội dung cơ bản
I. Gương phẳng
Hình ảnh của các
vật quan sát được
trong gương gọi là
ảnh của một vật tạo
bởi gương.

Gương soi có mặt
gương phẳng, nhẵn và
Giáo viên kết luận: Gương bóng.
soi có mặt gương phẳng, nhẵn
Học sinh lắng nghe.
và bóng nên gọi là gương
phẳng.
Yêu cầu học sinh trả lời
Mặt kính cửa sổ, mặt
câu C1.
nước, mặt tường ốp gạch
men phẳng,…


Hoạt động 3: Tìm hiểu hiện tượng phản xạ ánh sáng.
Thời
gian
5
phút

Hoạt động của
Nội dung cơ bản
học sinh
Bố trí thí nghiệm như hình
Học sinh lắng nghe và II. Định luật phản
4.2.
quan sát.
xạ ánh sáng
- Mục đích: Quan sát
1. Thí nghiệm
đường đi của ánh sáng qua
gương.
Hoạt động của giáo viên

18


- Dụng cụ thí nghiệm: Tiến
hành thí nghiệm với các dụng
cụ sau:
+ 1 gương phẳng có giá đỡ
thẳng đứng.
+ 1 đèn pin có màn chắn

đục lỗ để tạo ra tia sáng.
+ 1 tờ giấy dán trên mặt
tấm gỗ phẳng nằm ngang.
- Tiến hành thí nghiệm:
Dùng đèn pin chiếu một tia
tới SI lên một gương phẳng
đặt vuông góc với một tờ
giấy. Yêu cầu học sinh quan
sát và cho biết ánh sáng sẽ bị
hắt lại theo nhiều hướng khác
Theo một hướng xác
nhau hay theo một hướng xác định.
định?
Học sinh lắng nghe.
Giáo viên thông báo: Hiện
tượng tia sáng sau khi tới mặt
gương phẳng bị hắt lại môi
trường cũ theo một hướng xác
định gọi là hiện tượng phản
xạ ánh sáng, tia sáng bị hắt lại
goi là tia phản xạ.
SI là tia tới, IR là tia
Yêu cầu học sinh chỉ ra tia phản xạ.
tới và tia phản xạ trong thí
nghiệm.

Hiện tượng phản
xạ ánh sáng: là hiện
tượng tia sáng sau khi
tới mặt gương phẳng

bị hắt lại môi trường
cũ theo một hướng
xác định.

Hoạt động 4: Tìm quy luật sự đổi hướng của tia sáng khi gặp gương phẳng.
Thời
gian
20
phút

Hoạt động của
Nội dung cơ bản
học sinh
Trước khi tiến hành thí
Học sinh lắng nghe và II. Định luật phản
nghiệm, giáo viên vẽ hình và quan sát.
xạ ánh sáng
giới thiệu tên gọi các tia trong
1. Thí nghiệm
hình vẽ:
SI: tia tới; I: điểm
SI: tia tới; I: điểm tới
tới
IR: tia phản xạ
IR: tia phản xạ
Đường vuông góc với mặt
N’IN: pháp tuyến
·
gương N’IN: pháp tuyến của
SIN

=i
mặt phân cách tại I
: góc tới
Góc tạo bởi tia tới và pháp
· IR = i '
N
tuyến là góc tới, kí hiệu là i,
:
góc
dùng để xác định phương của
phản xạ
tia tới.
Mặt phẳng tới:
Góc tạo bởi tia phản xạ và
Mặt phẳng làm bởi tia
Hoạt động của giáo viên

19


pháp tuyến là góc phản xạ kí
hiệu là i’, dùng để xác định
phương của tia phản xạ.
Mặt phẳng làm bởi tia tới
với pháp tuyến gọi là mặt
phẳng tới.
Bố trí thí nghiệm như hình
4.2.
- Mục đích:
+ Xác định tia phản xạ

nằm trong mặt phẳng nào.
+ Phương của tia phản xạ
có mối quan hệ như thế nào
với tia tới.
- Dụng cụ thí nghiệm: Tiến
hành thí nghiệm với các dụng
cụ sau:
+ 1 gương phẳng có giá đỡ
thẳng đứng.
+ 1 đèn pin có màn chắn
đục lỗ để tạo ra tia sáng.
+ 1 tờ giấy dán trên mặt
tấm gỗ phẳng nằm ngang.
+ Thước đo góc mỏng.
- Tiến hành thí nghiệm:
+ Dùng đèn pin chiếu một
tia tới SI lên một gương
phẳng đặt vuông góc với một
tờ giấy.Tia này đi là là với mặt
tờ giấy đặt trên bàn. Quan sát
tia phản xạ và cho biết tia
phản xạ nằm trong mặt phẳng
nào?
+Thay đổi i lần lượt với
các giá trị i=600, 450, 300.
Quan sát sự thay đổi của góc
phản xạ. Quan sát và cho biết
mối quan hệ giữa tia phản xạ
và tia tới (góc phản xạ và góc
tới).

Giáo viên nhận xét và kết
luận

tới với pháp tuyến.

+ Tia phản xạ nằm
trong cùng mặt phẳng với
tia tới và pháp tuyến tại
điểm tới.
+ Góc phản xạ luôn
luôn bằng góc tới.
2. Kết luận
+ Tia phản xạ nằm
trong cùng mặt phẳng
với tia tới và pháp
tuyến tại điểm tới.
+ Góc phản xạ
luôn luôn bằng góc
tới.

Hoạt động 5: Phát biểu định luật.
Thời

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của
20

Nội dung cơ bản



gian

2
phút

Giáo viên thông báo, người
ta đã làm thí nghiệm với các
môi trường trong suốt và đồng
tính khác cũng đưa đến kết
luận như ở trong không khí.
Do đó kết luận trên có ý nghĩa
khái quát có thể coi là một
định luật gọi là định luật phản
xạ ánh sáng.

học sinh
Học sinh lắng nghe.

3. Định luật phản
xạ ánh sáng
+ Tia phản xạ nằm
trong mặt phẳng chứa
tia tới và pháp tuyến
của gương ở điểm tới.
+ Góc phản xạ
bằng góc tới.

i = i'


Hoạt động 6: Biểu diễn gương phẳng và các tia sáng trên hình vẽ.
Thời
gian
4
phút

Hoạt động của
học sinh
Giáo viên vẽ và thông báo
Học sinh lắng nghe và
quy ước cách vẽ gương và các vẽ hình.
tia sáng trên giấy.
Dựa vào định luật phản xạ
ánh sáng để vẽ tia IR.
Hoạt động của giáo viên

Nội dung cơ bản

Hoạt động 7: Vận dụng, củng cố và giao nhiệm vụ về nhà.
Thời
gian

4
phút

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Yêu cầu học sinh thảo luận và trả

Cách vẽ: Đầu tiên vẽ tia tới SI và tia
lời câu C4.
phản xạ IR như đề bài đã cho. Tiếp theo vẽ
đường phân giác của góc SIR. Đường phân
giác IN này chính là pháp tuyến của gương.
Cuối cùng vẽ mặt gương vuông góc với IN.
Cho học sinh tóm tắt kiến thức cơ
Học sinh chú ý lắng nghe.
bản.
Yêu cầu học sinh làm các bài tập
Học sinh lắng nghe.
trong sách bài tập và chuẩn bị bài
tiếp theo.

V. Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

21


Bài 5

ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG

I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Nêu được những tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.

2. Kỹ năng
- Bố trí được thí nghiệm để nghiên cứu ảnh của của một vật tạo bởi gương phẳng.
- Vẽ được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng.
3. Thái độ
Học sinh có thái độ học tập tích cực, nghiêm túc, tham gia phát biểu xây dựng bài.
III. Kiến thức trọng tâm
Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng.
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Sách giáo khoa và sách bài tập vật lý 7.
- 1 gương phẳng có giá đỡ thẳng đứng.
- 1 tấm kính màu trong suốt.
- 2 viên phấn như nhau.
- 1 tờ giấy dán trên tấm gỗ phẳng.
2. Học sinh
Sách giáo khoa vật lý lớp 7.
IV. Tiến trình dạy – học
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ (5 phút)
Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.
Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng bằng hình vẽ (có chú thích).
2. Hoạt động dạy học
Đặt vấn đề (1 phút): Ở bài học trước chúng ta đã biết khi ánh sáng chiếu đến gương
phẳng thì phản xạ lại theo định luật phản xạ ánh sáng, một vật đặt trước gương phẳng
thì tạo ảnh ở trong gương. Vậy ảnh ở trong gương có tính chất như thế nào và cách vẽ
ra sao bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó: “Bài 5. Ảnh của một
vật tạo bởi gương phẳng”.
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng.
22



Thời
gian
25
phút

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của
học sinh
Học sinh dự đoán.

Yêu cầu học sinh dự đoán
xem thử, khi chúng ta soi
gương mà nếu sau gương có
một màn chắn thì ảnh của
chúng ta có hứng được
không?
Để biết dự đoán của chúng
ta là đúng hay sai , chúng ta
sẽ tiến hành một thí nghiệm
để kiểm tra.
Bố trí thí nghiệm như hình
5.2.
- Mục đích thí nghiệm:
Học sinh quan sát thí
Khảo sát ảnh của ảnh tạo bởi nghiệm và trả lời câu hỏi.
gương phẳng có hứng được
trên màn chắn không?.
- Dụng cụ thí nghiệm: Tiến
hành thí nghiệm với các dụng

cụ:
+ 1 gương phẳng có giá đỡ
thẳng đứng.
+ 1 viên phấn.
+ 1 tấm bìa làm màn chắn.
- Tiến hành thí nghiệm:
Đặt 1 viên phấn ở trước một
gương phẳng và gương phẳng
đặt thẳng đứng trên mặt bàn
nằm ngang. Quan sát ảnh của
viên phấn trong gương. Đưa
một miếng bìa dùng làm màn
chắn ra sau gương để hứng
ảnh trên gương.
Yêu cầu học sinh cho biết
ảnh của vật có hứng được trên
Học sinh trả lời: không
gương không?
Yêu cầu học sinh hoàn
Ảnh của một vật tạo
thành phần kết luận.
bởi gương phẳng không
hứng được trên màn chắn,
gọi là ảnh ảo.
Giáo viên kết luận cho học
sinh: Ảnh ảo là ảnh không
hứng được trên màn chắn.
Học sinh lắng nghe.
Giải thích thêm cho học
sinh: Ảnh của một vật tạo bởi


23

Nội dung cơ bản
I. Tính chất của
ảnh tạo bởi gương
phẳng
1. Thí nghiệm

2. Kết luận
Kết luận 1: Ảnh của
một vật tạo bởi gương
phẳng không hứng
được trên màn chắn,
gọi là ảnh ảo.


gương phẳng nằm phía sau
gương và không hứng được
trên màn chắn.
Học sinh dự đoán.
Yêu cầu học sinh dự đoán
độ lớn ảnh của viên phấn so
với viên phấn.
Muốn kiểm tra dự
Muốn kiểm tra dự đoán thì đoán thì tốt nhất là dùng
chúng ta phải làm gì?
thước đo chiều cao của
vật rồi đo chiều cao của
ảnh.

Ta có thể đặt thước ra sau
Ta không thể dùng
gương để đo ảnh của vật được thước đo ảnh trong gương
không?
được.
Ta có thể dùng thước đo
chiều cao của vật nhưng
không thể dùng thước đo ảnh
trong gương được.
Yêu cầu học sinh nhớ lại, ở
Học sinh lắng nghe và
nhà hay ngay tại lớp học, khi quan sát.
nhìn vào kính cửa , ta vừa
thấy ảnh của mình vừa thấy
các vật ở bên kia tấm kính
cửa. Từ đó, người ta có cách
làm như sau:
- Dụng cụ thí nghiệm: Tiến
hành thí nghiệm với các dụng
cụ sau:
+ 1 tấm kính màu trong
suốt.
+ 2 viên phấn như nhau.
+ 1 tờ giấy dán trên tấm gỗ
phẳng.
Lưu ý: Tấm kính là một
gương phẳng, nó vừa tạo ra
ảnh của viên phấn thứ nhất,
vừa cho ta nhìn thấy các vật ở
phía bên kia tấm kính.

- Tiến hành thí nghiệm:
Thay gương phẳng bằng một
tấm kính phẳng. Dùng viên
phấn thứ hai bằng viên phấn
thứ nhất, đưa ra sau gương để
so sánh ảnh của viên phấn thứ
nhất.
Lưu ý: Di chuyển viên
phấn thứ hai sao cho phần

24


chân của viên phấn thứ hai
trùng khít với phần chân của
ảnh của viên phấn thứ nhất.
Yêu cầu học sinh cho biết
viên phấn thứ hai này có trùng
khít với ảnh của viên phấn thứ
nhất không?
Viên phấn thứ hai chúng ta
chọn cao đúng bằng viên phấn
thứ nhất. Khi di chuyển cho
viên phấn thứ hai trùng khít
với ảnh của viên phấn thứ
nhất nghĩa là ảnh của viên
phấn thứ nhất đúng bằng viên
phấn thứ hai và cũng chính
bằng viên phấn thứ nhất.
Từ kết quả thí nghiệm yêu

cầu học sinh hoàn thành phần
kết luận.
Quay lại thí nghiệm hình
5.3. Đặt tấm kính thẳng đứng
trên mặt bàn, vuông góc với
tờ giấy trắng đặt trên mặt bàn.
Dán miếng bìa đen lên tờ giấy
trắng, quan sát ảnh A’ của
đỉnh A của miếng bìa hình
tam giác. Lấy bút chì đánh
dấu vị trí A’, kẻ đường MN
đánh dấu vị trí của gương. Bỏ
tấm gương ra, nối A với A’ cắt
MN tại H. Dùng êke kiểm tra
xem AA’ cụ thể là AH có
vuông góc với MN không.
Dùng thước đo AH và A’H
xem A và A’ có cách đều MN
không.
Giáo viên nêu kết quả thí
nghiệm và yêu cầu học sinh
hoàn thành phần kết luận.
Giáo viên kết luận chung
về tính chất ảnh tạo bởi gương
phẳng: ảnh ảo, bằng vật,
khoảng cách từ vật đến gương
bằng khoảng cách từ ảnh đến
gương.

Có.


Học sinh lắng nghe.

Độ lớn của ảnh của
một vật tạo bởi gương
phẳng bằng độ lớn của
Kết luận 2: Độ lớn
vật.
của ảnh của một vật
Học sinh lắng nghe và tạo bởi gương phẳng
nhận xét.
bằng độ lớn của vật.

Điểm sáng và ảnh của
nó tạo bới gương phẳng
cách gương một khoảng
bằng nhau.

25

Kết luận 3: Điểm
sáng và ảnh của nó
tạo bới gương phẳng
cách
gương
một
khoảng bằng nhau.



×