Tải bản đầy đủ (.ppt) (39 trang)

slide kiểm nghiệm thuốc 54

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 39 trang )

Kiểm nghiệm
thuốc tiêm - thuốc tiêm truyền

1


Mục tiêu bài học

Trình bày được các
yêu cầu kỹ thuật
chung và phương
pháp thử để đánh
giá chất lượng
thuốc tiêm.

Phân tích được
tính thích hợp
của từng loại chỉ
tiêu đối với các
dạng chế phẩm
tiêm.

Add your company slogan

Đánh giá được
kết quả kiểm
nghiệm đối với
một mẫu thành
phẩm
thuốc
tiêm cụ thể.



LOGO


Nội dung bài học
1

Đại cương

2

Các yêu cầu kỹ thuật chung và phương pháp thử để
đánh giá chất lượng thuốc tiêm

3

Các loại thuốc dùng tiêm và dịch truyền khác

4

Ví dụ về kiểm nghiệm thuốc tiêm cụ thể

3


I. Đại cương
 Định nghĩa: thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền:
- Vô khuẩn
- Tiêm hoặc truyền vào cơ thể
 Phân loại:

- Thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương)
- Thuốc tiêm truyền (dung dịch nước hay nhũ tương D/N)
- Bột hoặc dung dịch đậm đặc để pha thuốc tiêm hay thuốc
tiêm truyền.

4


I. Đại cương
 Yêu cầu về pha chế thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền:
- Phương pháp: hòa tan, phân tán hoặc nhũ hóa
- Phải được tiệt khuẩn
 Thành phần:
- Dược chất
- Dung môi
- Tá dược
 Đồ đựng
 Ghi nhãn
5


II. Yêu cầu kỹ thuật chung và phương pháp thử
Thuốc tiêm

- Tính chất
- Độ trong
- Giới hạn về thể
tích
- Thử vô khuẩn
- Nội độc tố vi

khuẩn
- Chất gây sốt

- pH
- Định tính
- Định lượng
- Độ đồng đều
hàm lượng
- Các yêu cầu
kỹ thuật khác
6


1. Tính chất
 Yêu cầu
• Màu sắc: Không màu hoặc có màu của hoạt chất
• Trạng thái phân tán:
- Nhũ tương: không có biểu hiện của sự tách lớp.

7


1. Tính chất
- Hỗn dịch: có thể lắng cặn nhưng phải dễ dàng phân tán đồng
nhất khi lắc
+ Kích thước tiểu phân:
 trên 90 % < 15 µm
 không quá 10 % số tiểu phân kích thước 15 µm - 20µm
 không có tiểu phân 20 - 50 µm.


8


2. Độ trong
 Yêu cầu
 Thuốc tiêm dung dịch:
- Trong suốt
- Không có các tiểu phân không tan khi kiểm tra bằng mắt
thường ở điều kiện quy định.
- Phương pháp: Phụ lục 11.8, mục B, DĐVN IV.

9


2. Độ trong
 Phụ lục 11.8, mục B, DĐVN IV: Xác định độ trong (Xác định
tiểu phân nhìn thấy bằng mắt thường)
- Thiết bị: bộ dụng cụ để soi
độ trong
- Tiến hành: 20 đơn vị
- Đánh giá kết quả
+ 1 đv không đạt



thử 20

đv khác → tất cả phải đạt
-1. Bảng màu đen bề mặt mờ
-2, 3. Bảng màu trắng không loá

-4. Hộp đèn có thể điều chỉnh

10


3. Giới hạn cho phép về thể tích
 Thuốc tiêm đơn liều :
- Thể tích ≤ 5 ml → đáp ứng yêu cầu của phương pháp 1.
- Thể tích ˃ 5 ml → đáp ứng yêu cầu của phương pháp 2.
Phương pháp 1

Phương pháp 2

6 ống (1 ống tráng bơm Lấy 4 ống (1 ống tráng bơm
Số mẫu Lấy
tiêm, 5 ống để thử).
tiêm, 3 ống để thử).
Tiến
hành

Kiểm tra cảm quan → thể tích gần bằng nhau.
Lấy thuốc vào bơm tiêm (có dung tích không lớn hơn 2,5 lần so
với thể tích cần đo) → không có bọt khí và trong kim tiêm phải
chứa đầy thuốc.

tích mỗi ống phải từ 100 - Thể tích mỗi ống phải từ 100 Đánh giá Thể
% của thể tích ghi trên 110 % của thể tích ghi trên
kết quả 115
nhãn.
nhãn.

11


3. Giới hạn cho phép về thể tích
 Thuốc tiêm đóng nhiều liều: Phụ lục 11.1 DĐVN IV
 Cách thử: 5 đơn vị
• Xác định thể tích từng đv (bơm tiêm/ống đong chuẩn).
→ Thể tích mỗi đv phải nằm

trong khoảng giới hạn cho phép.

• Nếu có 1 đv không đạt → kiểm tra lần 2 → đạt nếu tất cả 5 đv
đều đạt.
Loại thuốc
Thuốc tiêm đa
liều, Thuốc tiêm
truyền

Thể tích ghi nhãn

Giới hạn
cho phép

Tới 50ml

+ 10 %

Trên 50ml

+5%

12


4. Độ vô khuẩn
 Nguyên tắc:
- Vi khuẩn/nấm cấy vào môi trường có chất dinh dưỡng và
nước, ở nhiệt độ thích hợp → phát triển
 Môi trường:
- Môi trường thioglycolat (→ phát hiện VK hiếu khí và kỵ khí)
- Môi trường Soybean - casein (→VK hiếu khí và nấm)
 Phương pháp:
- Màng lọc
- Cấy trực tiếp
 Cách thử: theo “Thử vô khuẩn” Phụ lục 13.7 - DĐVN IV.
13


5. Nội độc tố vi khuẩn
 Mục đích:
- Phát hiện hoặc định lượng nội độc tố của vi khuẩn gram âm có
trong mẫu thử cần kiểm tra.
 Phương pháp:
- Phương pháp tạo gel
- Phương pháp đo độ đục
- Phương pháp đo màu
 Cách thử: theo “Thử vô khuẩn” Phụ lục 13.2 - DĐVN IV.
→ Khi chuyên luận có quy định thử nội độc tố vi khuẩn thì
không phải thử chất gây sốt, nếu không có chỉ dẫn khác.
14



5. Nội độc tố vi khuẩn
 Phương pháp tạo gel
- Cho phép phát hiện hoặc xác định lượng nội độc tố dựa trên
sự tạo gel của thuốc thử lysat với nội độc tố.
- Gồm 2 phép thử:
+ Phép thử giới hạn: kiểm tra xem lượng nội độc tố có trong
mẫu thử có lớn hơn giới hạn qui định hay không.
+ Phép thử bán định lượng: xác định lượng nội độc tố có trong
dung dịch mẫu thử bằng cách thực hiện phản ứng tiến dần tới
điểm dừng trong quá trình tạo gel.
15


5. Nội độc tố vi khuẩn
 Phương pháp đo độ đục
- Xác định lượng nội độc tố trong dd mẫu thử dựa trên đo mức
độ thay đổi độ đục trong quá trình tạo gel của thuốc thử lysat.
+ Đo độ đục tại điểm dừng: dựa trên sự tương quan giữa nồng
độ nội độc tố và độ đục của hỗn hợp phản ứng ở thời điểm xác
định vào cuối của giai đoạn ủ.
+ Đo độ đục động học: dựa trên sự tương quan giữa nồng độ
nội độc tố và thời gian cần thiết để đạt tới độ đục định trước
của hỗn hợp phản ứng hoặc tốc độ tăng độ đục của hỗn hợp.
16


5. Nội độc tố vi khuẩn
 Phương pháp đo màu
- Xác định nồng độ nội độc tố của các dung dịch mẫu thử dựa

trên đo chất màu được giải phóng ra từ một cơ chất mang màu
do phản ứng của nội độc tố với thuốc thử lysat.
+ Đo màu tại điểm dừng: dựa trên tương quan giữa nồng độ nội
độc tố và đậm độ chất màu tạo thành của hỗn hợp phản ứng ở
điểm cuối của giai đoạn ủ.
+ Đo màu động học: dựa trên mối tương quan định lượng giữa
nồng độ nội độc tố và thời gian cần thiết để hỗn hợp phản ứng
đạt tới độ hấp thụ (hoặc độ truyền qua) định trước hoặc tốc độ
tăng màu của hỗn hợp.

17


6. Chất gây sốt
 Đối tượng áp dụng:
- Thuốc tiêm đóng liều đơn có thể tích ≥ 15 ml và không có quy
định thử nội độc tố, trừ những chỉ dẫn khác.
- Thuốc tiêm đóng liều đơn có thể tích < 15 ml nếu trên nhãn có
ghi "không có chất gây sốt" và không có quy định thử nội độc tố.
 Phương pháp: đo sự tăng thân nhiệt thỏ sau khi tiêm tĩnh
mạch dung dịch vô khuẩn của chất cần kiểm tra.
 Cách thử: theo “Thử vô khuẩn” Phụ lục 13.4 - DĐVN IV.

18


6. Chất gây sốt

19



6. Chất gây sốt
 Thử nghiệm sơ bộ :
- Tiến hành với những thỏ lần đầu tiên được dùng để thử chất
gây sốt.
- Tiến hành:
+ Trong vòng 1 đến 3 ngày trước khi kiểm tra mẫu thử, tiêm tĩnh
mạch tai 10 ml/kg thỏ dung dịch NaCl 0,9 % không có chất gây
sốt, đã làm ấm đến khoảng 38,5 °C trước khi tiêm.
+ Ghi nhiệt độ thỏ, bắt đầu ít nhất 90 phút trước khi tiêm và tiếp
tục trong 3 giờ sau khi tiêm.
+ Không dùng những thỏ có nhiệt độ thay đổi quá 0,6 °C vào thử
nghiệm chính thức.
20


6. Chất gây sốt
 Thử nghiệm chính thức: mẫu được thử trên một nhóm 3 thỏ
- Hòa tan mẫu thử trong một dung môi không có chất gây
sốt, dung dịch NaCl 0,9 % hoặc một chất lỏng được qui định
trong chuyên luận riêng.
Chuẩn bị và - Làm ấm dung dịch thử lên khoảng 38,5 °C trước khi tiêm.
tiêm mẫu thử - Tiêm chậm dung dịch thử vào tĩnh mạch tai thỏ trong
khoảng thời gian không quá 4 phút.
- Thể tích tiêm trong khoảng 0,5 ml/kg thể trọng thỏ đến 10
ml/kg thể trọng thỏ.
Theo dõi
nhiệt độ và Ghi nhiệt độ thỏ 30 phút một lần, ít nhất 90 phút trước khi
xác định đáp tiêm và tiếp tục 3 giờ sau khi tiêm.
ứng

21


6. Chất gây sốt
 Đánh giá kết quả:
- Đầu tiên thử trên nhóm 3 thỏ, tùy vào kết quả, thử thêm lần
lượt từng nhóm 3 thỏ khác cho đến khi tổng cộng 4 nhóm, nếu
cần.
+ Nếu tổng đáp ứng của nhóm đầu tiên không vượt quá số ghi
trong cột 2 của bảng dưới đây, thì mẫu thử đạt yêu cầu.
+ Nếu tổng đáp ứng vượt quá số ghi trong cột 2 nhưng không
vượt quá số ghi trong cột 3 thì lặp lại phép thử trên nhóm khác
như đã nêu ở trên.
+ Nếu tổng các đáp ứng lớn hơn số ghi trong cột 3 thì mẫu thử
không đạt yêu cầu.
22


6. Chất gây sốt
Số thỏ

Mẫu thử đạt nếu tổng
đáp ứng không vượt quá

Mẫu thử không đạt nếu
tổng đáp ứng vượt quá

3

1,15 °C


2,65 °C

6

2,80 °C

4,30 °C

9

4,45 °C

5,95 °C

12

6,60 °C

6,60 °C

 Những thỏ có nhiệt độ tăng cao quá 1,2 °C thì loại và không
bao giờ dùng lại cho phép thử chất gây sốt.

23


7. Một số yêu cầu chất lượng khác
pH
Định tính


- pH phải nằm trong giới hạn qui định.
- Đo bằng máy đo pH
- Thuốc tiêm phải cho các phản ứng của các hoạt chất
có trong chế phẩm theo từng chuyên luận.

- Lấy thuốc trong số lọ thuốc như đối với phép thử “thể
tích” (chế phẩm dạng lỏng trộn đồng nhất).
Định lượng
- Hàm lượng của từng hoạt chất trong chế phẩm phải
nằm trong giới hạn cho phép.
Độ đồng đều Áp dụng với thuốc tiêm hỗn dịch đơn liều có hàm
hàm lượng lượng hoạt chất < 2mg hoặc < 2% (Phụ lục 11.2).
24


7. Một số yêu cầu chất lượng khác
Giới hạn cho phép về hàm lượng đối với thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền
Lượng ghi trên nhãn

Phần trăm chênh lệch

Dạng dung dịch

±5

Dạng bột

± 10


 Ngoài ra, còn có một số yêu cầu khác (nếu có)
→ Thử theo quy định trong chuyên luận riêng

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×